Đề tài Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam

Hoạt động trên địa bàn Thủ đô, trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của cả nước, nơi hội tụ nhiều doanh nghiệp lớn, nhiều tổ chức tài chính ngân hàng hoạt động, Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển song cũng phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức. Thời gian qua, cùng với sự nỗ lực chung của toàn ngành và cả hệ thống, SGD I – NHCT VN đã triển khai tích cực chủ trương, chính sách của Chính phủ, NHNN. NHCT VN, đồng thời tăng cường kiểm soát, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh. Về nghiệp vụ huy động vốn, SGD I luôn là đơn vị có nguồn vốn lớn nhất hệ thống NHCT VN. Với lượng vốn lớn đó ngoài đáp ứng đủ vốn để thanh toán và cho vay với khách hàng SGD I còn điều hoà vốn trong toàn hệ thống, góp phần cho vay phát triển kinh tế đất nước. Không chỉ vậy, hoạt động tín dụng của SGD I cũng luôn tăng trưởng mạnh. Tất cả các khoản cho vay đều phát huy hiệu quả kinh tế, giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển. Cùng với đó là sự mở rộng mạng lưới giao dịch, phát triển các sản phẩm, dịch vụ.

doc44 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1828 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rủi ro của chi nhánh. Phân tích thực trạng chất tín dụng của các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, nợ được Chính phủ xử lý theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của NHCT VN hoặc Ban Giám đốc, đề xuất các biện pháp xử lý nợ. + Đầu mối phối hợp với các phòng khách hàng theo dõi, quản lý, thực hiện các biện pháp, chế tài tín dụng, tiến hành xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi + Đề xuất các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN. + Đề xuất phương án trình các cấp, các ngành có liên quan hỗ trợ chi nhánh trong việc xử lý thu hồi các khoản nợ xấu vượt phạm vi, khả năng xử lý của chi nhánh. + Đầu mối kiểm tra, tổng hợp hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro, miễn giảm lãi, bán nợ của chi nhánh theo quy định của NHCT VN. Hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền cho xử lý xoá nợ, khoanh nợ (nếu có) theo hướng dẫn của NHCT VN trong từng thời kỳ. + Tham gia Hội đồng tín dụng, Hội đồng xử lý rủi ro, Hội đồng miễn giảm lãi, Hội đồng xử lý tài sản bảo đảm theo yêu cầu của chủ tịch hội đồng + Tổng hợp, thống kê, lưu trữ tài liệu, số liệu liên quan đến các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, nợ ngoại bảng và xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ. + Làm báo cáo định ký hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh và NHCT VN. 13. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng. 14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Phòng kế toán giao dịch * Chức năng: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; Các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hnàg liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trchs nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý kho tiền và quỹ tiền mặt đến từng giao dịch vien theo đúng quy định của Nhà nước và NHCT VN. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng. * Nhiệm vụ: - Phối hợp với Phòng thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch trên máy: Thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày; nhận các dữ liệu/ tham số mới nhất từ NHCT VN; Thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch. 2. Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng : + Mở/ đóng các tài khoản ( ngoại tệ và VND); + Thực hiện các giao dịch gửi/ rút tiền từ tài khoản; + Bán séc, ấn chỉ thường cho khách hàng theo quy định; + Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ tiền mặt, thanh toán và chuyển tiền VND, chuyển tiền ngoại tệ đi trong và ngoài nước. + Thực hiện các dịch vụ về tiền mặt, các séc du lịch, séc bảo chi, séc chuyển khoản, nhờ thu phí thương mại…; + Thực hiện các giao dịch giải ngân, thu nợ, thu lãi, xoá nợ…; + Thực hiện nghiệp vụ thấu chi (theo hạn mức được cấp), chiết khấu chứng từ có giá theo quy định; + Kiểm tra tính và thu phí của khách hàng khi thực hiện các dịch vụ ngân hàng; kiểm tra tính lãi (lãi cho vay, lãi huy động); + Cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác (bảo quản giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, internet banking…); + Hạch toán các khoản mua, bán ngoại tệ bằng chuyển khoản trên cơ sở các chứng từ hợp lệ, hợp pháp theo quy định của NHNN, NHCT VN, do bộ phận kinh doanh ngoại tệ chuyển sang (có sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền). 3. Thực hiện kiểm soát sau: + Kiểm tra tất cả các bút toán tạo mới và các bút toán điều chỉnh ( bao gồm các bút toán tạo tự động trong các modul nghiệp vụ thuộc hệ thống INCAS và tạo tay trực tiếp trong BDS của GL); + Thực hiện việc tra soát tài khoản điều chuyển vốn (ngoại tệ và VND) với trụ sở chinhs; Tra soát với ngân hàng ngoài hệ thống điện chuyển tiền giao dịch của doanh nghiệp và cá nhân; + Kiểm tra, đối chiếu các báo cáo kế toán thuộc phòng kế toán giao dịch; + Thực hiện chức năng kiểm soát các giao dịch trong và ngoài quầy theo thẩm quyền, kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê giao dịch trong ngày, đối chiếu, lập báo cáo và phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên theo quy định; + Chấm chứng từ kế toán phát sinh hàng ngày với liệt kê chứng từ và modul ứng dụng, cuối ngày chuyển toản bộ chứng từ về phòng kế toán tài chính để kiểm tra lại trước khi lưư trữ chứng từ. 4. Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử, thanh toán liên ngân hàng. 5. Quản lý thông tin: + Duy trì, quản lý hồ sơ thông tin khách hàng; + Quản lý mẫu dấu chữ ký của khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân. 6. Quản lý séc và giấy tờ có giá, các ấn chỉ quan trọng, các chứng từ gốc… của các giao dịch viên và toàn chi nhánh. 7. Quản lý quỹ tiền mặt trong ngày (Quỹ tiền mặt của các giao dịch viên); Thực hiện việc kiểm soát, đối chiếu tiền mặt hàng ngày với Phòng Tiền tệ kho quỹ theo quy định của NHNN và NHCT VN. Tham gia ban quản lý kho tiền tại Sở giao dịch I. 8.Lưu giữ chứng từ của các bộ phận nghiệp vụ, số liệu theo quy định hiện hành của NHCT VN. 9. Làm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của NHNN và NHCT VN. 10. Tổ chức học tập nâng cao trình độ của cán bôj phòng. 11.Làm công tác khác do Giám đốc giao. Phòng tiền tệ kho quỹ * Chức năng: Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT VN; ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn. * Nhiệm vụ: 1. Quản lý an toàn kho quỹ (an toàn về mặt VND và ngoại tệ, thẻ trắng, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp…) theo quy định của NHNN và NHCT VN. 2. Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy ATM theo uỷ quyền kịp thời chính xác, đúng chế độ quy định. 3. Thu, chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn, thu chi lưu động tại các doanh nghiệp, khách hàng. 4. Phối hợp với phòng Kế toán, Tổ chức hành chính thực hiện điều chuyển tiền giưũa quỹ nghiệp vụ của chi nhánh với NHNN, các NHCT VN trên địa bàn, các Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch, Phòng giao dịch, máy ATM an toàn, đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu tại chi nhánh. 5. Thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời các hiện tượng hoặc có sự cố ảnh hưởng đến an toàn kho quỹ, báo cáo Ban giám đốc kịp xử lý. Lập báo cáo sửa chữa, cải tạo, tu bổ, nâng cấp kho tiền đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật. 6. Thực hiện ghi chép theo dõi sổ sách thu chi, xuất nhập kho quỹ đầy đủ, kịp thời. Làm báo cáo theo quy định của NHNN và NHCT VN. 7. Thực hiện việc đóng gói, lập bảng kê chuyển séc du lịch, hoá đơn thanh toán thẻ Visa, Master về trụ sở chính NHCT VN hoặc các đầu mối để gửi đi nước ngoài nhờ thu. 8. Tổ chức học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác của phòng. 9. Thực hiện một số công việc khác do Giám đốc giao Phòng tổ chức- hành chính * Chức năng: Là phòng nghiệp nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT VN. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh. * Nhiệm vụ: 1. Thực hiện quy định của nhà nước và của NHCT VN có liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… 2. Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của chi nhánh. 3. Thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại chi nhánh. 4. Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, nhân viên chi nhánh. 5. Thực hiện việc mua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị và phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ hoạtđộng kinh doanh tại chi nhánh. Thực hiện theo dõi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, công cụ lao động theo uỷ quyền. 6. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp và sửa chữa nhà làm việc, Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh và quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và NHCT VN. 7. Quản lý và sử dụng xe ô tô, sử dụng điện, điện thoại và các trang thiết bị của chi nhánh. Định kỳ bảo dưỡng và khám xe ô tô theo quy định, đảm bảo lái xe an toàn. Là đầu mối xây dựng nội quy quản lý, sử dụng trang thiết bị tại chi nhánh. 8. Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy định của Nhà nước và NHCT VN. Đánh máy, in ấn tài liệu của cơ quan khi đã được Ban giám đốc duyệt. Cung cấp tài liệu lưu trữ cho Ban giám đốc và các phòng khi cần thiết theo đúng quy định về bảo mật, quản lý an toàn hồ sơ cán bộ. 9. Tổ chức thực hiện công tác y tế tại chi nhánh. 10. Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để hội họp, hội thảo, sơ kết, tổng kết… và Ban giám đốc tiếp khách. 11. Thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ các khoản chi tiêu nội bộ, cơ quan. 12. Tổ chức công tác bảo vệ an toàn cơ quan; Phối hợp với các phòng Kế toán giao dịch, Tiền tệ kho quỹ bảo vệ an toàn công tác vận chuyển hàng đặc biệt; Phòng cháy nổ; Chống bão lụt theo đúng quy định an toàn của ngành và các cơ quan chức năng. 13. Lập báo cáo thuộc phạm vi trách nhiệm của phòng. 14. Thực hiện một số công việc khác do Giám đốc giao. Phòng thông tin điện toán * Chức năng: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì, bảo dưỡng máy tính, đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh. * Nhiệm vụ 1.Thực hiện quản lý về mặt công nghệ và kỹ thuật đối với toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin của chi nhánh theo thẩm quyền được giao. 2. Quản lý hệ thống giao dịch trên máy; Thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày; Theo uỷ quyền của Giấm đốc nhận chuyển giao ứng dụng/ các dữ liệu/ tham số mới nhất từ NHCT VN; Thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch, phối hợp với các phòng liên quan để đảm bảo thông suốt các giao dịch của chi nhánh. 3.Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống, thiết bị ngoại vi, mạng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống tại chi nhánh. 4. Thực hiện triển khai các hệ thống, chương trình phần mềm mới, các phiên bản cập nhật mới từ phía NHCT VN triển khai cho chi nhánh. 5. lập, gửi các báo cáo bằng file theo quy định hiện hành của NHCT VN, NHNN. 6. Làm đầu mối về mặt công nghệ thông tin giưũa chi nhánh với NHCT VN. Thao tác vận hành các chương trình phần mềm trong hệ thống thông tin, điện toán của chi nhánh, xử lý các sự cố đối với hệ thống thông tin tại chi nhánh. Thực hiện lưu trữ, phục hồi dữ liwuj toàn chi nhánh. 7. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để đề xuất các sản phẩm mới và công nghệ mới đua ra các yêu cầu về nâng cấp, sửa đổi hệ thống; triển khai công tác đào tạo về công nghệ thông tin tại chi nhánh. Phối kết hợp với phòng Tổ chức- hành chính xây dựng quy định về quản lý và sử dụng trang thiết bị về công nghệ thông tin tại chi nhánh. 8. Thiết kế và xây dựng các tiện ích phục vụ yêu cầu chỉ đạo điều hành cho Ban lãnh đạo chi nhánh trên nguyên tắc không làm ảnh hưởng dến phần mềm của NHCT VN. Hỗ trợ cho các phòng, ban kết xuất số liệu ra máy in để các phòng, ban khai thác sử dụng. 9. Kết hợp với các phòng nghiệp vụ khác thực hiện quản lý, duy trì về kỹ thuật các hoạt động giao dịch ngoài quầy trên các kênh giao dịch của NHCT VN (như: ATM, Ebank, Telephone Banking và các sản phẩm thương mại). 10. Tổ chức học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác của phòng. 11. Làm một số công việc khác do Giám đốc giao. Phòng tổng hợp * Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh. * Nhiệm vụ: 1. Dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính, phân tích đánh giá tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh. 2. làm đầu mối các báo cáo theo quy định của NHNN và NHCT VN. 3. làm công tác thi đua của chi nhánh. 4. Là đầu mối nghiên cứu các đề án mở rộng mạng lưới kinh doanh tại chi nhánh trình NHCT VN quyết định. Là đầu mối nghiên cứu triển khai các đề tài khoa học của chi nhánh. 5. Làm đầu mối tổng hợp về cơ chế lãi suất, phí, thông tin quảng cáo tại chi nhánh. 6. Thực hiện việc đầu tư, huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng, thị trường vốn theo hạn mức cho phép của Ban lãnh đạo NHCT VN. 7. Tổ chức học tập nâng cao trình độ của cán bộ phòng. 8. Làm các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Phòng kế toán tài chính * Chức năng: Là phòng nghiệp vụ giúp cho Giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và của NHCT VN. * Nhiệm vụ: 1. Tính lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộ nhân viên hàng tháng. 2. Thực hiện quản lý các giao dịch nội bộ, lập và in báo cáo theo quy định của Nhà nước và NHCT VN. 3. Quản lý séc và giấy tờ có giá, các ấn chỉ quan trọng, các chứng từ gốc… của chi nhánh. 4. Tổ chức quản lý và theo dõi hách toán kế toán tài sản cố định, công cụ lao động, kho ấn chỉ, chi tiêu nội bộ của chi nhánh. Phối kết hợp với phòng Tổ chức- hành chính lâp kế hoạch bảo trì bảo dưỡng tài sản cố định,… 5. Kiểm soát đối chiếu (chấm báo cáo- sổ phụ) tính, hạch toán, đánh giá kết quả kinh doanh ngoại tệ. 6. Kiểm soát sau các bút toán điều chỉnh của Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm,…Cuối ngày kiểm tra lại chứng từ kế toán của các phòng trước khi đưa vào lưu trữ. 7. Lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành. 8. Lập kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, kế hoạch chi tiêu nội bộ bảo đảm hoạt động kinh doanh của chi nhánh trình Giám đốc chi nhánh quyết định. 9. Phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch và thực hiện quỹ tiền lương quý, năm, chi các quỹ theo quy định của Nhà nước và NHCT VN đồng thời phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh của chi nhánh. 10. Tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xã hội theo quy định. Là đầu mối trong quanhệ với cơ quan thuế, tài chính. 11. Phối hợp với các phòng có liên quan phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh để trình Ban lãnh đạo chi nhánh quyết định mức trích lập Quỹ dự phòng rủi ro theo các hướng dẫn của NHCT VN. 12. Phối kết hợp với phòng Tổ chức- hành chính, xây dựng nội quy quản lý, sử dụng trang thiết bị tại chi nhánh. 13. Thực hiện lưu giữ chứng từ, số liệu, làm báo cáo theo quy định của Nhà nước và NHCT VN. 14. Tổ chức học tập nâng cao trình độ của cán bộ phòng. 15. Làm các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Phòng dịch vụ thẻ * Chức năng: 1. Là phòng nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch I, thực hiện chức năng tham mưu cho Ban giám đốc nghiên cứu phát triển dịch vụ thanh toán các loại thẻ do NHCT VN phát hành. 2. Trực tiếp tổ chức thực hiện các nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo đúng quy định của NHCT VN bảo đảm an toàn, hiệu quả phục vụ khách hàng nhanh chóng, kịp thời, văn minh. * Nhiệm vụ: 1. Tổ chức thực hiện tốt nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ cho khách hàng theo đúng chế độ quy định của NHCT VN. 2. Tổ chức theo dõi hạch toán, tất toán kịp thời, đúng chế độ các nghiệp vụ kế toán liên quan đến nghiệp vụ thanh toán thẻ. 3. Nhận thẻ từ NHCT VN giao cho chủ thẻ và hướng dẫn cho khách hàng các cơ sở chấp nhận thẻ để sử dụng thẻ thuận lợi, hiệu quả. 4. Tổ chức nghiên cứu thị trường, tham mưu cho ban giám đốc xây dựng và mở rộng mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ, mạng lưới khách hàng sử dụng thẻ theo đúng định hướng của NHCT VN và yêu cầu phát triển dịch vụ thẻ của chi nhánh. 5. Thực hiện công tác tiếp thị, quảng cáo, tuyên truyền, vận động, chăm sóc khách hàng sử dụng thẻ do NHCT VN phát hành và chấp nhận các loại thẻ tín dụng quốc tế. 6. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan lắp đặt các trang thiết bị chuyên dùng để thanh toán thẻ cho khách hàng. 7. Trực tiếp giải quyết theo thẩm quyền hoặc phối hợp với phòng Thẻ NHCT VN để giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của chủ thẻ; thu thập thông tin, nghiên cứu đề xuất Ban giám đốc Sở giao dịch I, NHCT VN các biện pháo phòng ngừa giả mạo trong việc thanh toán thẻ. 8. Phối hợp với phòng Tiền tệ kho quỹ và các phòng nghiệp vụ liên quan thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp quỹ, hoàn quỹ, quản lý tiền mặt đảm bảo chi trả kịp thời cho khách hàng và định mức tồn quỹ cuối ngày. 9. Thực hiện các loại báo cáo định kỳ đột xuất theo quy định. 10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của SGD I – NHCT VN trong những năm 2006-2009: 2.1.1. Hoạt động huy động vốn: Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Trong đó, huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM, đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Với lợi thế là SDG I của NHCT VN- một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam, lại hoạt động trong khu vực có vị trí thuận lợi về mặt kinh tế, SGD I có nhiều thuận lợi trong việc huy động vốn. Trong những năm vừa qua, SGD I luôn là đơn vị có nguồn vốn lớn trong toàn hệ thống NHCT VN, chiếm thị phần huy động vốn cao trên địa bàn Hà Nội. Kết quả huy động vốn của SGD I được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của SGD I – NHCT Việt Nam Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn huy động 17.448 100 16.718 100 17.940 100 15.858 100 Phân theo đối tượng khách hàng 1.Tiền gửi doanh nghiệp 9.859 56,50 12.735 76.18 7.377 41,12 7.246 45,69 2.Tiền gửi dân cư 3.990 22,87 3.412 20.41 2.994 16,69 3.198 20,17 3.Tiền gửi TCTD 3.599 20,63 571 3.51 7.569 42,19 5.414 34,14 Phân theo loại tiền tệ 1.VNĐ 14.953 85.70 14.270 85.36 14.865 82,86 10.516 66.31 2.Ngoại tệ quy VNĐ 2.495 14,30 2.448 14.64 3.075 17,14 5.342 33.69 Phân theo kì hạn 1. Không kì hạn 3.369 19.31 3.681 22.02 1.934 10,78 4.234 26.69 2.Có kì hạn 14.079 80,69 13.037 77,98 16.006 89,22 11.624 73.31 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của SGD I – NHCT VN năm 2006 - 2009 ) Từ bảng 2.1có thể thấy tổng nguồn vốn huy động của SGD I – NHCT VN là lớn và tuơng đối ổn định qua các năm. Trong đó năm 2008, tổng nguồn vốn huy động được là 17.940 tỷ đồng, tăng 7,3% so với năm 2007 và đạt cao nhất trong các năm. Sở dĩ có kết quả đó là do năm 2008 là thời điểm lãi suất tăng mạnh làm cho kênh đầu tư qua ngân hàng trở nên rất hấp dẫn, thu hút khối lượng nguồn vốn lớn đổ vào ngân hàng. Tuy nhiên trong năm 2009, tổng nguồn vốn huy động là 15.858 tỷ đồng, giảm 2.082 tỷ đồng (-11,61%) so với năm 2008, đạt 79,3% kế hoạch năm 2009 do NHCT VN giao. Sự sụt giảm về nguồn vốn huy động của SGD I so với 2008 về cơ bản là do nền kinh tế còn nhiều khó khăn vì chịu ảnh hưởng sâu sắc từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp không có nhiều nguồn thu nên lượng tiền gửi vào ngân hàng hạn chế, tiền gửi dân cư giảm dần do thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản sôi động trở lại nên đã hút một lượng vốn đáng kể vào các lĩnh vực này. Mặt khác, SGD cũng đã thanh toán khoản vốn tài trợ uỷ thác hơn 1.000 tỷ đồng cũng làm cho vốn của Sở giảm mạnh. Trong tổng nguồn vốn huy động của SGD I: - Phân theo đối tượng khách hàng: tiền gửi từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn huy động vốn của SGD I, cao nhất là năm 2007 với khối lượng 12.735 tỷ đồng chiếm 76,18% tổng nguồn vốn. Các doanh nghiệp thường gửi tiền vào ngân hàng phục vụ cho nhu cầu chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy lượng tiền gửi vào ngân hàng thường lớn. Ngoài ra, thông thường các doanh nghiệp có tài khoản tiền gửi trong ngân hàng sẽ thường vay tại ngân hàng nếu có nhu cầu về vốn. Do vậy đây cũng là thuận lợi trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động từ khoản tiết kiệm của dân cư là một nguồn vốn tương đối ổn định qua các năm. - Phân theo loại tiền tệ: có thể thấy nguồn huy động vốn bằng nội tệ luôn chiếm đa số, tuy nhiên nguồn huy động bằng ngoại tệ quy VNĐ đang tăng dần qua các năm và đạt 5.342 tỷ đồng, chiếm 33,69% tổng nguồn vốn huy động năm 2009. Đó là do trong năm 2009 có sự biến động tăng của tỷ giá VNĐ/USD và đặc biệt là sự tăng nhanh của giá vàng trong nước và thế giới khiến cho người dân chuyển từ hình thức tiết kiệm tiền sang tiết kiệm vàng. - Phân theo kỳ hạn: chủ yếu nguồn vốn huy động được là từ tiền gửi có kỳ hạn, chiếm tỷ trọng rất cao trong đó năm 2008 là 16.006 tỷ đồng, chiếm 89,22% tổng nguồn vốn. Đây là nguồn vốn có đặc điểm là tương đối ổn định do vậy sẽ là nguồn vốn giúp ngân hàng chủ động trong kinh doanh. Điều này cũng cho thấy SGD I đã có những những chiến lược tốt thu hút được các tổ chức cũng như cá nhân tham gia gửi tiền có kỳ hạn, tạo nguồn vốn vững chắc cho hoạt động kinh doanh của Sở. Trong thời gian qua, SGD I – NHCT VN vẫn luôn tiếp tục chủ động quản trị thanh toán, cải thiện chênh lệch lãi suất cho vay – huy động để đảm bảo an toàn vốn vừa góp phần tăng thêm thu nhập. SGD I cũng phát triển nhiều sản phẩm huy động có gốc và lãi linh hoạt, hấp dẫn, kết hợp được nhiều tiện ích gia tăng như sản phẩm lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng… đem lại cho KH nhiều sự lựa chọn phong phú đa dạng, để thu hút thêm nhiều nguồn tiền gửi. Nhìn chung, với công nghệ thanh toán hiện đại, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ cùng mạng lưới giao dịch rộng nên nguồn vốn huy động được của SGD I luôn lớn và chiếm thị phần cao trong toàn hệ thống NHCT VN. 2.1.2. Hoạt động tín dụng: Hoạt động chính của NHTM là huy động vốn để sử dụng nhằm thu lợi nhuận. Việc sử dụng vốn chính là quá trình tạo nên các tài sản khác nhau của ngân hàng, trong đó cho vay và đầu tư là hai loại tài sản lớn và quan trọng. Tín dụng là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các NHTM, phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng. Hoạt động cho vay là hoạt động truyền thống đóng vai trò quyết định phần lớn hiệu quả sản xuất kinh doanh của SGD I – NHCT VN. Trong những năm qua, mặc dù nền kinh tế có nhiều biến đọng lớn, nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia kinh tế, nhưng với sự chỉ đạo đúng đắn và một mục tiêu cụ thể đã được vạch trước, hoạt động tín dụng của SGD I – NHCT VN vẫn không ngừng phát triển, được thể hiên ở bảng số liệu sau: Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng của SGD I – NHCT Việt Nam. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 07/06 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Doanh số cho vay 6.960 7.380 10.435 14.034 420 6.03 3055 41.39 3599 34.49 2. Doanh số thu nợ 6.971 7.056 9.654 11.969 85 1.22 2598 36.82 2315 23.98 3.Dư nợ 2.776 3.101 3.882 5.943 325 11.71 781 25.19 2061 53.09 Nguồn : Báo cáo tổng hợp của SGD I – NHCT VN giai đoạn 2006 – 2009 Qua bảng số liệu trên cho thấy doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ của SGD I – NHCT VN đều tăng qua các năm. Doanh số cho vay năm 2009 đạt khối lượng lớn là 14.034 tỷ đồng, tăng 34,49% so với 2008. Bức tranh u ám của kinh tế trong nước và thế giới cuối năm 2008, đầu năm 2009 đã buộc Chính phủ ban hành một loạt biện pháp kích cầu, trong đó hoạt động cho vay nới lỏng để kích thích sản xuất tiêu dùng.Do vậy, kết quả tổng dư nợ cho vay và đầu tư năm 2009 của SGD I đạt 7.097 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay là 5.943 tỷ đồng, tăng 53,09% so với năm 2008, vượt 13,4% kế hoạch năm được NHCT VN giao. Doanh số thu nợ cũng tăng cao năm 2009 chứng tỏ SGD I đã thu hồi được một lượng lớn từ dư nợ cho vay trung và dài hạn các năm trước Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay tại SGD I - NHCT VN Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng DN cho vay và đầu tư 4.499 4.359 4.544 7.097 - Cho vay 2.776 100 3.101 100 3.882 100 5.943 100 A/ Phân theo thời hạn - Ngắn hạn 895 32,24 1.008 32,51 1.591 40,98 3.179 53,49 - Trung và dài hạn 1.881 67,76 2.093 67,49 2.291 59,02 2.764 46,51 B/ Phân theo TPKT - Kinh tế quốc doanh 2.081 74,96 2.341 75,49 2.910 74,96 3.969 66,78 - Kinh tế ngoài quốc doanh 695 25,04 760 24,51 972 25,04 1.974 33,22 C/Chất lượng TD - Dư nợ trong hạn 2.774,5 99,95 3.101 100 3.876 99,85 5.934,64 99,86 - Dư nợ quá hạn 1,5 0,05 0 0 6 0,15 8,36 0,14 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SGD I – NHCT VN (2006-2009) Từ bảng số liệu về cơ cấu dư nợ cho vay của SGD I có thể nhận thấy: - Phân theo TPKT: đối tượng cho vay chủ yếu của SGD I là TPKT quốc doanh với tỷ trọng luôn đạt mức cao trên 65%. Tuy nhiên trong những năm gần đây, chiến lược phát triển của NHCT VN đã khuyến khích phát triển theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay DNNN không có TSBĐ, đối với các khoản vay trung và dài hạn cũ đề nghị KH đưa thêm tài sản thế chấp làm TSĐB vay nợ, tăng tỷ lệ cho vay có TSĐB / tổng dư nợ. Đồng thời mở rộng đối tượng KH vay vốn, mở rộng cho vay ngắn hạn, cho vay DN ngoài quốc doanh, ưu tiên các DN có tình hình tài chính lành mạnh, có vòng quay thu hồi vốn nhanh, có TSĐB. Vì vậy, tỷ trọng cho vay đối với các TPKT ngoài quốc doanh cũng đang tăng và đạt 1.974 tỷ đồng, chiếm 33,22% tổng dư nợ cho vay. Hiện nay, công tác cho vay của SGD I được mở rộng tới mọi đối tượng KH: các Tổng công ty, Công ty liên doanh, Công ty có vốn đầu tư nước ngoài, DNVVN, khu vực kinh tế tư nhân, cho vay tiêu dùng… nhằm đa dạng hoá KH theo hướng chỉ đạo của NHCT VN. Đầu tiên, SGD I hướng vốn cho vay các ngành và lĩnh vực chiến lược, an toàn, hiệu quả như Lương thực thực phẩm, dược phẩm, điện lực, viễn thông, dầu khí… Với thế mạnh và bề dầy kinh nghiệm hoạt động, SGD I đã cho vay nhiều dự án lớn của các tập đoàn kinh tế như: Dự án Vinasat của tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, các dự án về đổi mới đầu tàu của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, các dự án khí Điện đạm Cà Mau của tập đoàn dầu khí Việt Nam. Bên cạnh việc duy trì mối quan hệ tín dụng với các DN lớn, SGD I luôn chú trọng đầu tư các DNV & N, cho vay tiêu dùng là KH có tiềm năng phát triển, tăng trưởng nhanh về số lượng và quy mô, là lực lượng năng động và có hiệu quả của nền kinh tế. Việc cho vay thành phần kinh tế này không những góp phần làm cho cơ cấu tín dụng hợp lí, bền vững hơn mà còn phát triển được các loại hình dịch vụ, làm tăng thu dịch vụ cho ngân hàng. - Phân theo thời hạn: Cơ cấu cho vay theo kì hạn của SGD I tập trung chủ yếu là cho vay trung dài hạn, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm khoảng 35% trên tổng dư nợ cho vay.Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn cao thì SGD I luôn có nguồn thu rất ổn định từ khoản vay này: đó là lãi suất cho vay cao, các loại phí dịch vụ khi giải ngân như: phí chuyển tiền, phí thanh toán, tiền gửi lớn của các công ty nhưng cũng là rủi ro cho ngân hàng khi bắt buộc nguồn vốn huy động phải tăng nhanh và ổn định. Khi ngân hàng huy động tiền gửi ngắn hạn để cho vay dài hạn thì dễ gặp rủi ro trong thanh khoản. Trong khi đó, cho vay ngắn hạn chủ yếu là tài trợ cho tài sản lưu động nên an toàn hơn cho vay trung và dài hạn. Năm 2009, tỷ trọng cho vay ngắn hạn của Sở đã tăng lên đáng kể, đạt 3.179 tỷ đồng, chiếm 53,49% tổng dư nợ cho vay. Điều này giúp cho nguồn vốn cho vay của SGD tăng độ an toàn và khả năng sinh lợi và chứng tỏ SGD I đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng tốt, phù hợp với định hướng phát triển chung của toàn ngành. Về chất lượng tín dụng của SGD I: tuy có tốc độ tăng trưởng tín dụng rất nhanh trong các năm vừa qua nhưng tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay là rất thấp. Năm 2009, nợ quá hạn là 8,36 tỷ đồng, chiếm 0,14% tổng dư nợ cho vay (trong đó nợ cần chú ý: 6,568 tỷ đồng, nợ dưới tiêu chuẩn 1,792 tỷ đồng). Đặc biệt trong năm 2007, tỷ trọng này là 0%. Điếu này chứng tỏ chất lượng tín dụng của SGD I là rất tốt, mức độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng quản lý và giám sát, cho vay thận trọng, không chạy theo số lượng mà hướng tới một cơ cấu tín dụng cân đối, hợp lý, thực hiện đúng mục tiêu “ Tăng trưởng – An toàn – Hiệu quả - Bền vững”. Về mức độ đảm bảo nợ vay của dư nợ quá hạn: Sở giao dịch I cho các DN vay để mua vật liệu, nhập khẩu máy móc thiết bị, trả lương… phục vụ sản xuất kinh doanh. Các mặt hàng cho vay chủ yếu đó là: lương thực thực phẩm, đồ uống, thuốc tân dược, xăng dầu… Tuỳ theo mức độ tín nhiệm, uy tín, tính hình tài chính của KH mà SGD I sẽ quyết định cho vay có TSBĐ hay không có TSBĐ. Thông thường đối với các DNNN, tài sản trên sổ sách thường rất nhỏ, hoặc không tập trung, hoặc không đủ điều kiện thế chấp cho ngân hàng, do vậy với các DNNN có tình hình tài chính lành mạnh, có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, SGD I thường cho vay tín chấp, TSBĐ nợ vay chính là uy tín của đơn vị. Bảng 2.4: Tình hình đảm bảo nợ vay của dư nợ quá hạn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nợ QH có TSBĐ 7.764 32,1 2.952 36,8 10.822 35,15 9.739,8 28,91 Nợ QH không có TSBĐ 16.420 97,9 5.068 63,2 19.967 64,85 23.960,4 71,09 Tổng dư nợ QH 24.184 100 8.020 100 30.789 100 33.700,2 100 Nguồn: Báo cáo tổng hợp của SGD I - NHCT VN Theo bảng số liêu cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn không có TSBĐ cao tiềm ẩn những rủi ro tín dụng lớn đối với SGD I. Nguyên nhân là do tỷ trọng dư nợ cho vay của SGD I tập trung chủ yếu ở các DNNN (chiếm trên 80%). SGD I đã tích cực tìm mọi biện pháp yêu cầu khách hàng bổ sung hoàn thiện hồ sơ TSBĐ để giảm thấp tỷ lệ cho vay không có TSBĐ. Tuy nhiên khó khăn còn nhiều vì đây là các khoản nợ không có TSBĐ của các DNNN từ trước. Nhiều TSBĐ chưa hoàn thiện về mặt pháp lí hoặc dây truyền máy móc thiết bị lạc hậu, ít giá trị nên việc bổ sung tài sản thế chấp là rất khó. Đối với các Công ty TNHH , DN tư nhân, SGD I triệt để cho vay có bảo đảm bằng tài sản cho KH như thế chấp nhà, đất, ô tô, cầm cố giấy tờ có giá … hoặc cho vay có bảo đảm một phần bằng vốn vay. Từ tháng 10/2006 SGD I thành lập phòng quản lí rủi ro triển khai mô hình tín dụng mới. Theo mô hình mới, một số khoản cấp tín dụng của phòng tín dụng phải trình phòng Quản lí rủi ro để thẩm định rủi ro độc lập. Từ năm 2006 đên năm 2008, SGD I đã tích cực trích lập dự phòng rủi ro. Số trích lập dự phòng rủi ro liên tục tăng qua các năm (từ 24 tỷ đồng năm 2006 lên 26 tỷ đồng năm 2007, năm 2008 là 29 tỷ đồng) làm tăng tính an toàn trong hoạt động của SGD I. Số tiền trích lập dự phòng rủi ro tăng lên chủ yếu là do dư nợ tín dụng tăng nên số tiền dự phòng chung cũng tăng theo. Việc nghiêm chỉnh tuân thủ mọi chính sách và quy trình tín dụng giúp cho hoạt động tín dụng của SGD I luôn phát triển đúng hướng, nâng cao chất lượng tín dụng và giảm tối đa nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng. 2.1.3 Các hoạt động khác: Bên cạnh hoạt động huy động vốn và cho vay thì các hoạt động khác cũng được SGD I chú trọng, luôn đổi mới công nghệ không ngừng cho ra đời những sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu cao của thị trường. 2.1.3.1.Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán XNK: Phát huy uy tín và thương hiệu bền vững đã tạo dựng được trên đường quốc tế của toàn hệ thống, SGD I đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho các DN hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu trên địa bàn. Hiện nay, mô hình của SGD I không còn tồn tại phòng thanh toán xuất nhập khẩu nữa, mọi hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu đều tập trung về một đầu mối là Trung tâm xử lí nghiệp vụ Tài trợ thương mại (SGD 3). Chất lượng thanh toán xuất nhập khẩu đạt tiêu chuẩn Quốc tế đáp ứng phục vụ KH an toàn, nhanh chóng, hiệu quả. Bên cạnh đó công tác KH cũng được coi trọng ngoài việc tiếp nhận và giải quyết nhu cầu của KH với thái độ nhiệt tình ứng xử văn minh, SGD I còn trực tiếp đến đơn vị có hàng xuất khẩu để nhận chứng từ, kiểm tra và tư vấn thanh toán quốc tế cho các DN. Kết quả hoạt động thanh toán XNK của SGD I năm 2009: + L/C nhập khẩu: Phát hành 836 món.Trị giá 265.419.419 USD, 495.256.000 JPY, 31.814.604 EUR; tăng 150% so với năm 2008. Thanh toán 1.068 món.Trị giá: 209.575.141 USD, 2.158.444 EUR, 526.502.000 JPY. + L/C xuất khẩu, nhờ thu xuất: thanh toán 25 món, trị giá 5.248.621 USD. + Bảo lãnh: phát hành 1.373 món, trị giá 528 tỷ đồng. + Nhờ thu: Thông báo: 261 món, trị giá: 6.945.122 USD, 845.917 EUR. Thanh toán: 250 món, trị giá: 6.013.089 USD, 760.795 EUR. + Thu phí: 13 tỷ 842 triệu đồng. Với thế mạnh là một trong các NHTM Nhà nước lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, có mạng lưới kinh doanh rộng khắp, sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng và chất lượng cao, hệ thống máy tính và truyền thông hiện đại, công nghệ xử lý thông tin Ngân hàng tiên tiến, có uy tín đối với khách hàng trong nước và quốc tế và là thành viên của Hiệp hội Tài chính Viễn thông liên Ngân hàng Toàn cầu (SWIFT), NHCT VN đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán XNK hàng hoá cho khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn và hiệu quả. Chính vì vậy mà kết quả đạt được từ hoạt động thanh toán XNK của SGD I là khá khả quan, đem lại doanh thu cho cho SGD I. Do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới, thị trường ngoại hối trong năm diễn biến phức tạp và liên tục đổi chiều nhưng hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở SGD I vẫn phát triển, đạt kết quả khá cao và có lãi, thường tăng trưởng ở mức 15-20%/năm. Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh ngoại tệ của SGD I – NHCT VN năm 2009 Đơn vị: 1USD, 1EUR, 1JPY Loại ngoại tệ Doanh số mua Doanh số bán USD 280.297.237 279.084.075 EUR 14.500.309 14.494.072 JPY 651.124.807 651.069.644 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SGD I-NHCT VN năm 2009 Doanh số mua bán ngoại tệ cả năm 2009 đạt 560 triệu USD, tăng 11% so với 2008. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ. 2.1.3.2.Hoạt động ngân quỹ: Trong thời kì này tình hình thu chi các loại tiền đều tăng hơn so với trước. Năm 2008 là năm đặc biệt khó khăn đối với công tác tiền tệ kho quỹ của SGD I khi phải hai lần di chuyển kho tiền, tử số 10 Lê Lai đến số 108 Trần Hưng Đạo, rồi lại chuyển về số 75 phố Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội đã gây không ít khó khăn cho công tác vận chuyển tiền và giao dịch của khách hàng. Sở giao dịch đã phối hợp chặt chẽ lực lượng công an và bảo vệ cơ quan nhăm bảo đảm an toàn tài sản của ngân hàng và KH đến giao dịch. Công tác thu chi tiền mặt tiếp tục duy trì tốt, đảm bảo an toàn tuyệt đối và tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ. So với năm 2007: thu tiền mặt VND đạt 8.306 tỷ đồng, tăng 9 %,chi tiền mặt là 6.973 tỷ đồng, chiếm 79% (nguyên nhân do KH có nhu cầu thanh toán bằng thể và chuyển khoản ngày càng lớn ) doanh số thu/chi ngoại tệ năm 2008 đặt 214 triệu USD và 26.5 triệu EUR. Các loại tiền qua thu/ chi đều được kiểm tra chính xác về số lượng và chất lượng, quản lí tốt tài sản thế chấp và chứng từ có giá. Năm 2008 SGD I tiếp tục mở rộng dịch vụ thu tiền tại 11đơn vị, tăng thêm 4 điểm so với năm 2007, nguồn tiền gửi thanh toán của KH qua các năm tăng lên đáng kể. Bảng 2.6: Kết quả hoạt động ngân quỹ của SGDI – NHCT VN năm 2009 Đơn vi: tỷ đồng, 1USD, 1EUR Loại tiền Tổng thu Tổng chi VNĐ 9.233 8.552 USD 115.042.000 108.190.000 EUR 27.847.000 27.800.000 Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SGD I- NHCT VN năm 2009 Qua bảng số liệu trên có thể thấy hoạt động ngân quỹ của SGD I năm 2009 khá cao, tổng thu lớn hơn tổng chi chứng tỏ hoạt động có lãi. 2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh dịch vụ: Hoạt động kinh doanh dịch vụ NH của SGD I – NHCT VN luôn đươc sự quan tam chỉ đạo của ban Giám đốc. Với chính sách đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng và từng bước đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại vào tiếp cận đời sống, Ban lãnh đạo đac tạo điều kiện khuếch trương các tiện ích dịch vụ NH, nâng cao chất lượng phục vụ KH nhằm thu hút được đông đảo KH Thủ đô và các tỉnh lân cận đến sử dụng các dịch vụ NH. Công tác dịch vụ NH phát triển là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Chi nhánh. Năm 2008, đã có 30 đơn vị và cá nhân đăng kí sử dụng dịch vụ Internet Banking, có 2 đơn vị đăng kí sử dụng dịch vụ Home Banking. Kết quả thu phí dịch vụ năm 2008 đạt 19.6 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2007, đạt 75% kế hoạch NHCT VN giao. 2.1.3.4. Hoạt động phát triển mạng lưới : Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh, trong 5 năm qua, SGD I đặc biệt quan tâm tới việc phát triển mạng lưới hoạt động nhằm tăng thị phần huy động vốn, cho vay và cung cấp các sản phẩm dịch vụ. Ngoài việc nâng cấp trụ sở chính, SGD I đã thành lập được đến nay là 11 phòng giao dịch, 02 quỹ tiết kiệm. Các bộ phận nghiệp vụ được trang bị đầy đủ phương tiện làm việc hiên đại, kết nối giao dịch trực tuyến trong hệ thống NHCT VN tạo nên hiệu quả hoạt động cao. 2.1.3.5. Hoạt động thanh toán và dịch vụ thẻ: Hoạt động dịch vụ thẻ của SGD I – NHCT VN rất phát triển. Năm 2008, phát hành được thêm 15.831 thẻ ATM, tăng 15% so với năm 2007, và đạt 87.5% kế hoạch được giao. Phát hành được 105 thẻ TTQT, đặt 147.7 % kế hoạch NHCTVN giao. Năm 2009, đã phát hành thêm được 14.376 thẻ ATM, đạt 96% kế hoạch được giao, 162 thẻ TDQT, vượt 8% kế hoạch được giao. Đến nay, SGD I đã phát hành được 61.344 thẻ các loại, quản lí 26 máy ATM, 25 đơn vị chấp nhận thẻ, hơn 70 đơn vị thực hiện trả lương qua thẻ. SGD I trong năm 2009 cũng thực hiện mở 728 tài khoản: 463 tài khoản cá nhân, 265 tài khoản của các tổ chức kinh tế. Doanh số thanh toán: 756.249 món, trị giá 1.344.952 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2008. Trong đó: thanh toán bằng tiền mặt chiếm tỷ trọng 1,3%, thanh toán bằng chuyển khoản chiếm tỷ trọng 98,7%. Hoạt động thanh toán luôn đảm bảo an toàn, nhanh chóng và chính xác.Bên cạnh đó, SGD I còn làm tốt vai trò là đầu mối “thanh toán bắc cầu” cho các Chi nhánh của NHCT VN trên địa bàn Hà Nội, giúp hoạt động thanh toán luôn thông suốt. Đã có hơn 6500 khách hàng là các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm dịch vụ của SGD I.. 2.2. Tổng kết thu nhập của SGD I- NHCT VN năm 2006-2009: Trong những năm gần đây, hoạt động ngân hàng diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, đang có những dấu hiệu phục hồi, kinh tế trong nước phát triển chưa ổn định và chịu nhiều tác động của các yếu tố bên ngoài, định chế tài chính trong hệ thống ngân hàng thế giới tiếp tục được ban hành đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam trên các lĩnh vực đầu tư nước ngoài, sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nên tốc độ phát triển kinh tế chỉ được duy trì ở mức độ khiêm tốn. Tuy vậy cùng với những biện pháp tháo gỡ khó khăn linh hoạt của chính phủ, NHNN VN, được sự quan tâm chỉ đạo của NHCT VN cũng như sự ủng hộ của cơ quan ban ngành khác trên địa bàn mà SGD I – NHCT VN liên tục phát triển và đặt được những kết quả tốt trên các mặt hoạt động, từ huy động vốn đến đàu tư cho vay…Đặc biệt, SGD I – NHCT VN luôn là đơn vị tiên phong với những thành tích xuất sắc trong toàn bộ hệ thống NHCT VN. Báo cáo thu nhập của SGD I thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.7: Kết quả kinh doanh của SGD I – NHCT Việt Nam Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Số tiền So với năm 2006 Số tiền So với năm 2007 Số tiền So với năm 2008 Thu nhập  1.005.780  1.456.119 400.339  1.539.224  83.105  1.231.379  -307.845 Chi phí  708.274  1.113.034  404.760  1.207.725  94.691  1.026.566  -181.159 Lợi nhuận  347.506  343.054  -4.452  331.498  -11.556  204.813  -126.685 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của SGD I – NHCT VN qua các năm) Năm 2007, năm 2008 lợi nhuận đều bị giảm sút so với năm 2006 nhưng vẫn ở mức cao. Mặc dù hoạt động tín dụng của ngân hàng vẫn tăng mạnh, tổng thu tăng qua các năm nhưng kết quả lợi nhuận giảm so với năm 2006 chủ yếu là do lãi suất bình quân đầu vào tăng cao hơn so với những năm trước đây khiến chi trả lãi tăng dẫn đến tổng chi tăng nhanh hơn tổng thu. Năm 2009, lợi nhuận giảm so với năm 2008, do cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng sâu sắc trên nhiều mặt đến nền kinh tề nước ta; Nguồn vốn huy động của ngân hàng giảm do đó kéo theo doanh số cho vay của ngân hàng cũng giảm theo. Song kết quả trên đã thể hiện nỗ lực rất lớn của Ban lãnh đạo và toàn thể CBCNV SGD I – NHCT Việt Nam trong việc khắc phục những khó khăn để giữ vững sự phát triển ổn định, tiếp tục là đơn vị đặt thành tích suất xắc, góp phần quan trọng vào kết quả kinh doanh chung của toàn hệ thống NHCT Việt Nam trong những năm qua. Chỉ tiêu và nhiệm vụ đề ra năm 2010 của SGD I – NHCT VN: Trên cơ sở đánh giá những khó khăn tồn tại và căn cứ kết quả kinh doanh đạt được năm 2009 của SGD I, bám sát nhiệm vụ kinh doanh năm 2010 của NHCT VN, SGD I đã đề ra các chỉ tiêu và nhiệm vụ cụ thể: nguồn vốn huy động đạt 25.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 8.000 tỷ đồng; thu phí dịch vụ đạt 60 tỷ đồng, phát hành 40.000 thẻ ATM, gần 3.000 thẻ tín dụng quốc tế, không có nợ quá hạn (nợ nhóm 2). CHƯƠNG 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN Bên cạnh những kết quả đã đạt được, SGD I – NHCT VN còn có một số khó khăn tồn tại cần khắc phục. Thứ nhất: Tuy rằng nguồn vốn luôn tăng trưởng cao, nhưng cơ cấu chưa hợp lí, lãi suất huy động vốn bình quân cao. Đặc biệt, những tháng đầu năm 2008, hầu hết các ngân hàng thiếu vốn cho vay và thanh khoản đã tăng lãi xuất để cạnh tranh thu hút vốn, làm mặt bằng lãi suất bị đẩy lên cao. Sang quý IV sau nhiều biện pháp tích cực của Chính phủ, việc kiềm chế lạm phát có hiệu quả, lãi suất huy động vốn VND giảm bình quân giảm gần 50% một kì hạn, trong khi Sở vẫn phải trả lãi suất cao cho một khối lượng lớn nguồn vốn huy động chưa đến hạn thanh toán, điều này đã làm ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh của SGD I trong năm 2008, đầu năm 2009. Kết quả huy động từ dân cư chưa đạt mục tiêu đề ra. Ngoài nguyên nhân do gửi lớn rút tiền mua vàng và ngoại tệ để dự trữ, công tác huy động tiền gửi dân cư cũng có nhiều tồn tại như: Nhiều quỹ tiết kiệm có địa điểm chưa được khang trang do diện tích chật hẹp nên tính cạnh tranh chưa cao; kỹ năng làm việc của một số cán bộ còn bất cập, chưa thật sư nhiệt tình phục vụ KH; chưa chủ động trong công tác tiếp thị thu hút KH. Thứ hai: Tuy rằng dư nợ cho vay nền kinh tế của SGD I tăng mạnh qua các năm, nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu được giao. Do tình hình kinh tế khó khăn, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho hàng hoá tiêu thụ chậm, các DN gặp khó khăn trong việc bán hàng và thu hồi công nợ, do đó hầu hết các DN đều giảm nhu cầu vay vốn, hoặc không đủ điều kiện vay vốn. Theo đó, SGD rất khó khăn trong việc thu hút KH có năng lực tài chính và có đủ điều kiện để đẩy mạnh cho vay và đặt kế hoạch được giao. Thứ ba: Về cơ cấu cho vay. Trong cơ cấu cho vay hiện nay, mặc dù SGD I chủ trương phát triển KH DNV & N, có TSBĐ nhưng tỷ trọng cho vay các DNNN so với tổng dư nợ vẫn ở mức cao. Đây cũng là đối tượng KH mà Sở chủ yếu cho vay không có TSBĐ, nếu có cũng chỉ là TSBĐ hình thành từ vốn vay đối với các khoản cho vay trung dài hạn, trong khi đó có rất nhiều KH tuy đã cổ phần hoá nhưng chưa bổ sung TSBĐ cho khoản vay. Điều đó dẫn đên dư nợ cho vay không có TSBĐ của Sở chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ (trên 65%). Thứ tư: Hoạt động xử lí nợ tồn đọng còn gặp nhiều khó khăn ở khâu xử lí TSBĐ. Các khoản vay có TSBĐ là các dây truyền máy móc thiết bị, nhà xưởng sau nhiều năm tài sản hao mòn giảm giá trị, không thu hồi được nợ gốc từ việc phát mại tài sản. Mặt khác, hồ sơ vau vốn, hợp đồng tín dụng của các khoản vay cũ thiếu chặt chẽ, không đủ cơ sở pháp lí nên khi khởi kiện ra toà NH cũng không đủ lí lẽ, chứng từ để thu hồi nợ. Hầu hết các khoản nợ tồn đọng là nợ quá hạn kéo dài nhiều năm, về phía cơ quan chủ quản của KH, những người nhận lại nợ muốn từ chối trách nhiệm, không có thiện chí trả nợ, về phía cán bộ tín dụng, do chuyển qua nhiều cán bộ tín dụng quản lí, nên cán bộ tín dụng không tích cực đôn đốc, thiếu trách nhiệm trong việc thu hồi nợ Thứ năm: Về hoạt động tín dụng tài trợ XNK. Chưa có sự đa dạng hoá và đổi mới về các sản phẩm tín dụng tài trợ XNK cho các đối tượng KH là các doanh nghiệp XNK. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng chưa đưa ra nhiều chính sách ưu đãi và thực hiện quảng bá các loại hình sản phẩm, dịch vụ tài trợ XNK đến các doanh nghiệp XNK. Do đó, quy mô và hiệu quả đạt được từ hoạt động tín dụng tài trợ XNK chưa cao. Thứ sáu: Nhu cầu mua ngoại tệ của KH rất lớn, tuy nhiên ngoài sự hỗ trợ của NHCT VN, SGD I chưa chủ động được nguồn mua ngoại tệ để bán cho KH. Thứ bảy: Tuy công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ được chú trọng, nhưng vẫn còn thiếu cán bộ giỏi ở những mảng nghiệp vụ chính, lĩnh vực mới, đặc biệt là khả năng tư duy, tính chủ động linh hoạt của cán bộ còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của ngành trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Vẫn còn một tồn tại một số cán bộ còn chưa năng động trong công tác tiếp thị tìm kiếm KH. KẾT LUẬN Hoạt động trên địa bàn Thủ đô, trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của cả nước, nơi hội tụ nhiều doanh nghiệp lớn, nhiều tổ chức tài chính ngân hàng hoạt động, Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển song cũng phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức. Thời gian qua, cùng với sự nỗ lực chung của toàn ngành và cả hệ thống, SGD I – NHCT VN đã triển khai tích cực chủ trương, chính sách của Chính phủ, NHNN. NHCT VN, đồng thời tăng cường kiểm soát, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh. Về nghiệp vụ huy động vốn, SGD I luôn là đơn vị có nguồn vốn lớn nhất hệ thống NHCT VN. Với lượng vốn lớn đó ngoài đáp ứng đủ vốn để thanh toán và cho vay với khách hàng SGD I còn điều hoà vốn trong toàn hệ thống, góp phần cho vay phát triển kinh tế đất nước. Không chỉ vậy, hoạt động tín dụng của SGD I cũng luôn tăng trưởng mạnh. Tất cả các khoản cho vay đều phát huy hiệu quả kinh tế, giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển. Cùng với đó là sự mở rộng mạng lưới giao dịch, phát triển các sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Sở còn phải đương đầu với nhiều khó khăn đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, tiềm ẩn nhiều rủi ro đòi hỏi các cán bộ nhân viên của Sở phải cùng nỗ lực cố gắng phát huy ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, giảm thiếu tối đa nguy cơ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, để ngân hàng tiếp tục phát triển, giữ vững lòng tin với khách hàng, nâng cao uy tín và tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng khác. Có thể nói, trải qua 20 năm hoạt động, khoảng thời gian chưa dài so với bề dày lịch sử của ngành, nhưng cũng đủ để khẳng định rằng SGD I – NHCT VN đã tạo được những dấu ấn đậm nét bởi những thành quả đã đạt được và những đóng góp vào sự phát triển của NHCT VN, của kinh tế Thủ đô và đất nước. Bài báo cáo trên đây của em đã tóm tắt một cách sơ lược về hoạt động kinh doanh của SGD I – NHCT VN trong mấy năm qua, những thành tựu Sở đã đạt được cũng như những khó khăn còn tồn tại ở Sở. Qua quá trình nghiên cứu để hoàn thành bản báo cáo này, em nhận thấy SGD I là một đơn vị có hoạt động tín dụng mạnh, luôn đạt mức tăng trưởng hàng năm cao nhưng trong đó, hoạt động tín dụng tài trợ XNK lại chưa phải là thế mạnh của Sở. Kết quả đạt được từ hoạt động tín dụng tài trợ XNK là khả quan và vẫn tăng trưởng qua các năm nhưng thực sự vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của Sở. Năm 2008, NHCT VN là NHTM đầu tiên ở Việt Nam đưa Trung tâm xử lý tập trung thanh toán XNK vào hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện phục vụ tốt nhất về dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trong cả nước. Chính vì vậy, hoạt động tín dụng tài trợ XNK của SGD I cần được mở rộng quy mô đi đôi với nâng cao hiệu quả để có thể phát huy tối đa tiềm lực và những thuận lợi mà SGD I có được. Từ đó không chỉ giúp cho hoạt động kinh doanh của SGD I phát triển mà còn đóng góp một phần giúp tài trợ cho hoạt động XNK của các doanh nghiệp XNK trong nước đặc biệt là sau bối cảnh xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế đang có những dấu hiệu phục hồi. Dựa trên tình hình thực tế phát triển của nền kinh tế, thực trạng hoạt động của SGD I – NHCT VN cùng những phân tích, tìm hiểu trong quá trình thực tập, nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng tài trợ XNK, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I- Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt nam” làm chuyên đề thực tập. Ngoài sự nghiên cứu, tìm hiểu của bản thân, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn của cô để giúp em hoàn thành được chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn ! DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHCT VN: Ngân hàng Công thương Việt Nam NHTM: Ngân hàng thương mại NHNN: Ngân hàng nhà nước SGD I: Sở giao dịch I TMCP: Thương mại cổ phần DNVVN: Doanh nghiệp vừa và nhỏ KH: Khách hàng XNK: Xuất nhập khẩu QH: Quá hạn TSĐB: tài sản đảm bảo DN: Doanh nghiệp CBCNV: Cán bộ công nhân viên TNHH: Trách nhiệm hữu hạn MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 2 TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam 2 1.2. Các hoạt động chính của SGD I – NHCT VN 4 1.3. Bộ máy tổ chức – nhân sự và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại SGD I – NHCT VN 6 1.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức: 6 1.3.2. Chức năng, nhiêm vụ của các phòng ban tại SGD I 6 CHƯƠNG 2 21 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 21 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của SGD I – NHCT VN trong những năm 2006-2009: 21 2.1.1. Hoạt động huy động vốn: 21 2.1.2. Hoạt động tín dụng: 24 2.1.3 Các hoạt động khác: 30 2.1.3.1.Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán XNK: 30 2.1.3.2.Hoạt động ngân quỹ: 32 2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh dịch vụ: 33 2.1.3.4. Hoạt động phát triển mạng lưới : 33 2.1.3.5. Hoạt động thanh toán và dịch vụ thẻ: 33 2.2. Tổng kết thu nhập của SGD I- NHCT VN năm 2006-2009: 34 CHƯƠNG 3 37 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 37 KẾT LUẬN 39

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26260.doc
Tài liệu liên quan