Đề tài Nâng cao chất lượng thẩm định đối với dự án nông nghiệp tại ngân hàng công thương – chi nhánh Bến Thuỷ

Hợp đồng kỳ hạn xảy ra khi bên bán kỳ vọng giá sản phẩm sẽ giảm trong tương lai và bên mua kỳ vọng giá sẽ tăng trong tương lai. Nếu giá hàng hóa nông nghiệp tại thời điểm xác định thấp hơn giá đặt trước tại thời điểm mua và bán hợp đồng, bên bán hàng hóa được coi là thu được lợi nhuận. Còn nếu vào thời điểm trong tương lai, giá thị trường quốc tế cao hơn giá đã đặt tại thời điểm mua và bán hợp đồng, bên bán hàng hóa được coi là mất lợi nhuận. Như vậy, hợp đồng kỳ hạn được thiết lập do hai bên có kỳ vọng khác nhau. Ưu điểm của hợp đồng kỳ hạn là có thể được thiết kế một cách linh hoạt tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên. Tuy nhiên, hợp đồng kỳ hạn có 2 nhược điểm, đó là (1) Thiếu tính lỏng, bên bán rất khó tìm được đối tác có cùng sở thích với mình, nếu có tìm được thì hợp đồng kỳ hạn rất dễ bị đối tác ép giá do khả năng tìm kiếm thêm một đối tác trên thị trường đòi hỏi chi phí cao, (2) Rủi ro vỡ nợ, khi giá sản phẩm nông nghiệp trên thị trường quốc tế tại thời điểm trao đổi trong tương lai thấp hơn rất nhiều giá đã thoả thuận, bên đối tác có thể từ chối hợp đồng và rủi ro vỡ nợ xảy ra. Trong trường hợp này, bên bán có thể kiện bên đối tác ra toà; tuy nhiên, thời gian giải quyết có thể kéo dài và chi phí rất lớn. Hơn nữa, trong trường hợp của Việt Nam, việc theo kiện có lẽ là một khó khăn do hạn chế về trình độ hiểu biết luật pháp quốc tế, đặc biệt trên thị trường tài chính quốc tế và chi phí. Đây là một bức tường làm nản lòng những người đại diện cho người nông dân trong việc làm giảm hay xoá bỏ hoàn toàn rủi ro. Việc thực hiện được một hợp đồng kỳ hạn lúc này có lẽ là uy tín của bên đối tác, ngoài ra không một tổ chức nào đứng ra đảm bảo quyền thực hiện hợp đồng.

doc62 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 887 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng thẩm định đối với dự án nông nghiệp tại ngân hàng công thương – chi nhánh Bến Thuỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất kinh doanh có hiệu quả, các dự án đầu tư khả thi nhằm tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao năng lực sản xuất Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh ngân hàng công thương Bến Thuỷ tăng với tốc độ nhanh qua các năm : năm 2003 dạt 301 tỷ đồng, năm 2004 đạt 357 tỷ đồng, năm 2005 đạt 371 tỷ đồng. Năm 2006 đạt 419 tỷ đồng, tăng 130% so với năm 2003. Nguồn nhạn điều hoà năm 2003 là 288 tỷ đồng, năm 2004 là 215 tỷ đồng, năm 2005 là 388 tỷ đồng và năm 2006 là 273 tỷ đồng, giảm 95% so vói năm 2003. Điều này cho thấy NHCT Bến Thuỷ dã và đang tích cực phát huy huy động nguồn vốn tiềm năng của các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An . Ngân hàng công thương Bến Thuỷ đã sử dụng nhiều hình thức và phương pháp, biện pháp phong phú, đa dạng để huy động vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An như mở rộng mạng lưới các quỹ tiết kiệm, kết hợp quỹ tiết kiệm với dịch vụ chuyển tiên, thanh toán phục vụ khách hàng có hiệu quả cao, thu hút tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm của dân cư, phát hành kì phiếu với các loại có kì hạn và không kì hạn bằng nội tệ và ngoại tệ mạnh có khả chuyển đổi cao. Nguồn vón tăng trưởng ổn định và vững chắc, từng bước tạo thế chủ động cho chi nhánh trong đầu tư tín dụng. Biểu đồ 1: Nguồn vốn huy động của ngân hàng Các chỉ tiêu 31/12/03 31/12/04 31/12/05 31/12/06 I. nguồn vốn huy động 300.636 356.639 371.240 419.371 - tiền gửi các tổ chức kinh tế 42.627 58.812 50.723 65.063 - tiền gửi tiết kiệm 215.933 259.379 276.036 310.420 - phát hành các công cụ nợ 42.076 38.448 44.481 43.888 II nguồn nhận điều hoà 287577 215.312 387.517 273.383 1. trong kế hoạch 272.164 209.725 387.517 273.383 2. khác 15.413 5.587 0 0 Tổng nguồn vốn 588.213 571.951 758.757 692.754 Đạt được kết quả trên là do chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp phong phú, linh hoạt để đẩy mạnh công tác huy động vốn : Chi nhánh đã làm tốt công tác chăm sóc khách hàng có nguồn tiền gửi thanh toán lớn như : điện lực Nghệ An, công ty hợp tác kinh tế Bộ quốc phong, công ty cấp nước Nghệ An Bên cạnh đó chi nhánh còn tích cực tìm kiếm, tiếp thị, thu hút các hàng hiện đang có nguồn tiền gửi lớn tại ngân thương mại trên địa ban . Ap dụng công nghệ trong giao dịch huy động vốn tiết kiệm theo quy trình xử lý tức thời, vì vậy nên xử lý các nghiệp vụ thuận tiên, nhanh chóng hơn . Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các quỹ iết kiệm nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác huy động vốn, đảm bảo an toàn, có hiệu quả . Bên cạnh các kết quả đã đạt được về nguồn vốn huy động, năm qua chi nhánh vẫn còn gập một số khó khăn và tồn tai như : - Việc tăng cường nguồn vốn huy động chưa đáp ứng được yêu cầu vốn đầu tư ( còn nhận vốn điều hoà của ngân hàng công thương Việt Nam ) - Mặt bằng lãi suất ngày càng tăng, chi phí đầu vào cao, chênh lệch lãi suất huy động – cho vay ngày càng thấp . Song song với việc huy động vốn, ngân hàng đã tiến hành đầu tư cho vay đối với các thành phần kinh tế ( sử dụng vốn ). Đây là nghiệp vụ mang lại phần lợi nhuận lớn cho các ngân hàng thương mại Tại chi nhánh ngân hàng công thương Bến Thuỷ, chủ trương và các biện pháp đầu tư cho vay được tuân thủ theo định hướng chỉ đạo lãnh đạo ngân hàng công thương Việt Nam. Chi nhánh ngân hàng công thương Bến Thuỷ đã và đang đấy mạnh, chấn chỉnh, nâng cao chất lương công tác tín dụng nhằm lựa chọn khách hàng chiến lược, dự án tốt để cho vay, tăng hiệu quả trong đầu tư tín dụng, kiểm soát được rủi ro và khống chế nợ quá hạn, nợ gia hạn phát sinh mới ở mức thấp nhất. Biểu dồ 2 : Cơ cấu dư nợ cho vay từ năm 2003 – 2006 Các chỉ tiêu 31/12/03 31/12/04 31/12/05 31/12/06 1. dư nợ ngắn hạn 247.902 253.188 243.680 193.659 2. dư nợ trung, dài hạn 264.992 298.501 498.635 491.130 3. dự nợ cho vay TTCN 226 197 197 197 4. dư nợ tài trợ uỷ thác 5.824 2.750 3.994 2.675 5. các khoản nợ chờ xử lý có tài sản gán nợ 4.572 504 0 0 NCV được khoanh 10.181 9.865 0 0 tổng 533.697 565.005 749.531 688.374 Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế năm 2003 đạt 534 tỷ đồng, năm 2004 đạt 565 tỷ đồng, năm 2006 đạt 668 tỷ. Dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm dần : năm 2003 là 248 tỷ đồng, năm 2004 là 253 tỷ đồng, năm 2006 là 194 tỷ đồng, giảm 78% so với năm 2003. Nguyên nhân giảm là do chi nhánh đã đẩy mạnh nâng cao chất luợng tín dụng, rút dư nợ tại những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, công nợ lớn, nợ phải thu, phải tră cao để chuyển hướng đầu tư đối với những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, có lãi, vay trả nợ sòng phẳng, nhánh chóng chuyển đổi đối tượng và ngành nghề kinh tế để đảm bảo an toàn, hiệu quả vốn đầu tư Biểu đồ 3 : Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh NHCT Bến Thuỷ chỉ tiêu năm 2005 năm 2006 I doanh số cho vay 567.896 338.889 - ngắn hạn 291.026 275.442 - trung, dài hạn 276.870 63.447 II doanh số thu nợ 383.570 399.849 - ngắn hạn 313.802 335.395 - trung, dài hạn 69.768 64.454 Doanh số cho vay : năm 2005 đạt 568 tỷ đồng, năm 2006 đạt 339 tỷ đồng. Doanh số thu nợ năm 2005 đạt 384 tỷ đồng, năm 2006 đạt 400 tỷ đồng. Dư nợ đầu tư cho vay tăng qua hàng năm. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế năm 2005 đạt 244 tỷ đồng, năm 2006 đạt 194 tỷ đồng. Nguồn vốn của ngân hàng công thương Bến Thuỷ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương theo huớng CNH- HĐH. Chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiêp và các ngành trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, hướng vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ có năng lực sản xuất : nhà máy chè, nhà máy đưòng Sông Lam Dư nợ tín dụng tăng trưởng nhanh, nợ phát sinh mới đảm bảo an toàn và vững chắc. Cơ cấu tín dụng được thay đỏi phù hợp với yêu cầu mới. Khối lượng dư nợ và cho vay lĩnh vực kinh tế quốcdoanh tăng nhanh. Năm 2003 đạt 492 tỷ đồng, chiếm 92% tổng dư nợ. Năm 2004 đạt 45 tỷ đồng, chiếm 80% tổng dư nợ. Số dư tính đến 31/12/2006 đạt 481 tỷ đồng, chiếm 70% tổng dư nợ cho vay và đầu tư kinh doanh Đối với khu vực ngoài quốc doanh, một mặt tập trung xử lý thu hồi nợ quá hạn cũ đồng thời vẫn mạnh dạn duy trì và đầu tư cho các đơn vị làm ăn có hiệu quả như xí nghiệp cung ứng vật tư Sông Lam, công ty TNHH An Châu Dư nợ tín dụng tăng trưởng nhanh, nợ phát sinh mới đảm bảo an toàn và vững chắc. Cơ cấu tín dụng được thay đổi phù hợp với yêu cầu mới. Khối lượng dư nự và cho vay lĩnh vực kinh tế quốc doanh tăng nhanh. Tỷ trọng cho vay quóc doanh giảm do thay đổi chiến lược đầu tư của ngân hàng công thương Việt Nam từ việc đẩy mạnh cho vay đối với các tổng công ty 90,91 sang cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có tài sản đảm bảo . Đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, một mặt tập trung xử lý thu hồi nợ quá hạn cũ đồng thời vẫn mạnh dạn duy trì và đầu tư cho các đơn vị làm ăn có hiệu quả như : xí nghiệp cung ứng vật tư Sông Lam, công ty TNHH An Châuvà các họ tư nhân cá thể có uy tín trong quan hệ tín dụng. Đạt được kết quả trên là nhờ ngân hàng công thương Bến Thuỷ đã quan tâm đến công tác thẩm định, nâng cao chát lượng thẩm định của cán bộ tín dụng và thu thập đầy đủ thông tin liên quan để đánh giá chính xác phương án, dự án vay vốn. 2.2.2. Hoạt động tín dụng: Khối lượng tín dụng tăng nhanh qua các năm : 1994 đạt 32 tỷ đồng, năm 2000 đạt 376 tỷ đồng , đến 30/9/2004 đạt 771 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần năm 2000 và gấp 24 lần năm 1995 Cơ cấu dư nợ tín dụng được chuyển dịch theo huớng tích cực, an toàn và hiệu quả. Loại hình cho vay được đa đạng hoá để giảm thiểu rủi ro . Trong qua trình đầu tư vốn, chi nhánh đã bám sát chỉ đạo của NHCT Việt Nam, các chủ trương, đường lối của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Nghệ An để hoàn thành nhiệm vụ kinh tế – chính trị – xã hội được giao. Chi nhánh đã đầu tư vốn để các doanh nghiệp tham gia xây dựng các công trình trọng điểm, có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế xã hội như : xây dựng quảng trường Hồ Chí Minh, cư sở hạ tâng khu công nghiệp Dung Quất, công trình đường mòn Hồ Chí Minh Nguồn vốn của chi nhánh đã tham gia xây dựng nhiều dự án lớn trên địa bàn và trong cả nước : xây dựng nhà máy gạch granit cảu công ty xây dựng số 6 của tổng công ty xây dựng Hà Nội, dự án nhà máy xi mang Sông Gianh- Quảng Bình Vốn tín dụng được đa dạng hoá, đầu tư vào nhiều ngành nghề trọng điểm như công nghiệp, thương mại, chế biến nông lâm ngu nghiệp xuất khẩu, các ngành trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, hướng vào các doanh nghiệp có tiềm lực trong sản xuất kinh doanh lớn như : công ty xây dựng số 6, công ty sửa chữa đường bộ, nhà máy đóng tàu Bến Thuỷ, công ty đầu tư và phát triển chè Nghệ An, công ty vật tư nông nghiệp, công ty chế iến xuất khẩu thuỷ sản Nghệ An Cùng với việc thực hiện chính sách khách hàng linh hoạt, hợp lý và hiệu quả, chi nhánh đã không nhừng đổi mới về phong cách, thái độ phục vụ từng bước hoàn thiện quy trình nghiệp vụ Trong qua trình dầu tư vốn tín dụng chi nhánh còn chú trọng đến các chương trình cho vay như chính sách như chương trình cho vay vón tài trợ uỷ thác, chương trình cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với cán bộ công nhan viên . Chất lượng tín dụng ngày cang được nâng cao, nếu như năm 1996 tỷ lệ nợ quá hạn là 19,5 % / tổng dư nợ, năm 1997 là 29,5 5 thì đến nay đã giảm xuống đươi 4% . 2.2.3. Công tác thẩm định : Kể từ khi thành lập đến nay, công tác thẩm định ngày càng được nâng cao và hoàn thiện về số lượng và chất lượng Từ dầu năm đến 15/12/2005, phòng tín dụng tiếp nhận và thẩm định 39 dự án với tổng mức đầu tư là 500,15 tỷ đồng Tổng số tài sản đảm bảo được thẩm dịnh tính đến 15/12/2005 là 63 tài sản Phòng đã hoàn thành báo cáo thẩm định 21 dự án được phê duyệt cho vay tăng 10,52 % so với năm 2004. Các dự án chưa được thẩm định và duyệt cho vay vì các lý do sau đây : + Một số dự án khách hàng chưa hoàn thiện hồ sơ hay chưa giải trình được các yêu cầu của phòng nên để treo hoặc mới tiếp cận lại + Một số khách hàng đưa hồ sơ đến nhưng sau đó không đề cập đến hoặc không đề nghị cho vay Trong công tác thẩm định tài sản đảm bảo, phòng đã chủ động thêm các tư liệu hình ảnh về tài sản đảm bảo để nâng cao chất lượng báo cáo thẩm định Năm 2006, phòng đã tiếp nhận 51 dự án, phương án vay vốn và hoàn thành thẩm định 31 dự án, phương án vay vốn với tổng số tiền 600,48 tỷ đồng. Số dự án đã thẩm định ( đã được duyệt hoặc đang trình duyệt cho vay ) chiếm 61% tổng số dự án phòng đã nhận Tỏng số tài sản đã đảm bảo đã thẩm định năm 2006 lên đến 82 Để chủ động thông tin về bất động sản, phục vụ công tác thẩm định, phong đã tiến hành khảo sát tình hình về bất động sản trên địa bàn Phòng đã tiếp nhận và tái thẩm định hạn mức tín dụng, hạn mức bảo lãnh của 10 doanh nghiệp Thẩm định các khách hàng mới thiết lập mối quan hệ Rà soát, phân loại khách hàng 2.2.4.Công tác phát triển nguồn nhân lực Nguồn lực quan trọng nhất trong ngân hàng là nguồn lực con người do đó ngân hàng luôn cố gắng xây dựng một cơ chế làm việc cho phép khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy hết năng lực và khả năng sáng tạo của mình. Ngân hàng xây dựng một chương trình phát triển ký năng toàn diện cho các cán bộ công nhân viên nhằm tăng khả năng thích nghi trước những biến động của môi trường kinh doanh Chính sách tiền lương của ngân hàng công thương Bến Thuỷ cũng có nhiều cải thiện đáng kể theo chiều hướng kết hợp hài hoà giữa lợi ích người lao động và ngân hàng. Chính sách thu nhập đã khuyến khích đội ngũ nhiên viên yên tâm làm việc, thu hút nhân tài phục vụ ngân hàng đồng thời phải đảm bảo tính cạnh tranh. Thu nhập của nhân viên bao gồm 02 phần phần cứng và phần bổ sung. Phần cứng là phần thu nhập cố định hằng tháng dựa trên mức lương cơ bản và phần bổ sung là tiền lương kinh doanh dựa trên kết quả làm việc trong tháng và các mức tiền thưởng định kì Công tác đào tạo của ngân hàng bám sát yêu cầu đòi hỏi của thực tế từng bước hoàn thiện và nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong đó đặc biệt là đào tạo một số nghiệp vụ chính như giao dịch khách hàng, tín dụng, marketting và thanh toán quốc tế Công tác tuyển dụng đáp ứng được nhu cầu bổ sung nhân sự cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chi nhánh đã phân loại chất lượng cán bộ để bố trí và sắp xếp công việc phù hợp với tính chất công việc và năng lực chuyên môn. Khuyến khích và tạo điều kiện nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, bố trí cho cán bộ công nhân viên được theo học các chương trình đại học tại chức, tin học ngoại ngữ nâng cao, học tập thực tế tại các chi nhánh khác. Đài thọ một phần kinh phí cho cán bộ, công nhân viên đi học và thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp tập huán do NHCT Việt Nam tổ chức . Năm 1995, chi nhánh đã có 82 cán bộ công nhân viên. Hiện tại chi nhánh có 108 cán bộ công nhân viên với 42 cử nhân kinh tế ( chiếm 46% ), trình độ trung sơ cấp có 43 người ( chiếm 42%), lao động phổ thông có 12 người ( chiếm 12%). Trình độ độ ngoại ngữ có 3 cử nhân Anh văn ( chiếm 3%) m trình độ anh B, C trỏ lên có 31 người, chiếm 30% tổng số cán bộ công nhân viên. Nhìn chung lao động tại chi nhánh có đủ khả năng để tiếp cận và thực hiện yêu cầu của công việc, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và công cộc hiện đại hoá và hoà nhập quốc tế. 2.2.5. Công tác đầu tư vào hoạt động tin học và công nghệ thông tin Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động ngân hàng, ngân hàng đã đẩy mạnh việc đầu tư ứng dụng các công nghệ mới Củng cố, nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng công nghệ kỹ thuật công nghệ thông tin, đặc biệt là năng lực kỹ thuật phần cứng và mạng truyền thông nhằm phuc vụ cho việc hiện đại hoá và phát triển dịch vụ ngân hàng Tập trung khai thác các dự án lớn về công nghệ thông tin Phát triển phần mềm ứng dụng tập trung vào các dịch vụ ngân hàng như xây dựng thành công các sản phẩm phần mềm như homebanking tập trung Nâng cao độ an toàn trong việc sử dụng công nghệ thông tin như xây dựng các chương trình xử lý dự phòng, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất dự phòng 2.2.6. Tổ chức quản lý và kế hoạch hoá đầu tư : Với mục tiêu nâng cao năng lực tài chính, nâng cao sức cạnh tranh của chi nhánh, chi nhánh NHCT Bến Thuỷ đã tiến hành : Cơ cấu lại nợ và lành mạnh hoá tài chính : + Hoàn thành tách bạch hoạt động chính sách ra khỏi hoạt động thương mại theo đúng tiến độ đề ra + Hoàn thành việc xử lý nợ tồn đọng + Tăng vốn tự có 2.2.7. Phương pháp lập dự án : không có 2.2.8. Công tác đấu thầu, quản lý hoạt động đấu thầu : không có 2.2.9. Tình hình hợp tác đầu tư với nước ngoài : không có => Hiện nay ngân hàng đang hoạt động với chức năng chủ yếu là đi vay để cho vay đồng thời kinh doanh các dịch vụ tiện như : thẻ ATM, chuyển tiền nên hiện nay ngân hàng chưa có các hoạt động trên. Hoặc nếu có thì chỉ là những ở mức hạn chế 2.3 Quy trình thẩm định dự án nông nghiệp tại ngân hàng công thương – chi nhánh Bến Thuỷ Quy trình thẩm định đối với dự án nông nghiệp nó cũng tuân thủ theo đúng quy trình như một dự án thông thường. Chúng ta có thể tóm tắt quy trình thảm định dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp theo lưu đồ thẩm định như sau: Phòng tín dụng Cán bộ Thẩm định Trưởng phòng Thẩm định Đưa yêu cầu, giao hồ sơ vay vốn Tiếp nhận hồ sơ Kiểm tra sơ bộ hồ sơ Nhận hồ sơ để thẩm định Lập báo cáo thẩm định Lưu hồ sơ, tài liệu Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định Chưa đủ điều kiện Thẩm định Chưa rõ Bổ sung, giải trình Thẩm định Chưa đạt yêu cầu Đạt Kiểm tra, kiểm soát 2.4. Nội dung thẩm định dự án nông nghiệp 2.4.1 Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn Cán bộ tín dụng kiểm tra tính xác thực của từng loại hồ sơ và kiểm tra mục đích vay vốn của khách hàng có phù hợp với đăng kí kinh doanh hay không + Giấy đề nghị vay vốn + Hồ sơ về khách hàng vay vốn: Hồ sơ chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng và người bảo lãnh ( nếu có ) + Hồ sơ về dự án vay vốn + Hồ sơ về đảm bảo nợ vay 2.4.1 Thẩm định đánh giá khách hàng vay vốn - Năng lực pháp lý của khách hàng - Ngành nghề sản xuất kinh doanh - Mô hình tổ chức, bố trí lao động - Năng lực quản trị điều hành - Quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng - Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng 2.4.3 Thẩm định dự án đầu tư Đối với một dự án nông nghiệp, nó có những đặc trưng riêng do vậy trong quá trình thẩm định thì cán bộ thẩm định của ngân hàng chú trọng vào các nội dung như tình hình cung - cầu về sản phẩm, thị trường tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án : Xem xét tổng thể dự án : 2.4.3.1 Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung quan trọng của dự án như : - Mục tiêu đầu tư của dự án - Quy mô đầu tư - Phương án tiêu thụ sản phẩm - Quy mô vốn đầu tư là bao nhiêu - Kế hoạch kinh doanh được thực hiện từ những nguồn nào - Thời gian dự kiến thực hiện dự án trong bao lâu Phân tích về thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra của dự án 2.4.3.2 Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm - Tình hình cung cầu trên thị trường về sản phẩm đầu ra của dự án - Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định như thế nào - Tổng nhu cầu hiện tại về sản phẩm đầu ra của dự án - Tổng nhu cầu trong tương lai đối với sản phẩm đầu ra của dự án là bao nhiêu - Mức tiêu thụ hằng năm của thị trường nội địa và khả năng sản xuất sản phẩm là bao nhiêu 2.4.3.3 Đánh giá cung sản phẩm Để xác định được quy mô sản xuất hợp lý của dự án phải đánh giá được: - Năng lực sản xuất và cung cấp đáp ứng nhu cầu hiện tại của sản phẩm phương án như thế nào - Mức độ biến động của thị trường trong tương lai khi có các phương án khác, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm đầu ra của phương án như thế nào - Tổng mức cung dự kiến và tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phẩm đầu ra này là bao nhiêu Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị trường đối với sản phẩm của phương án, nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý của phương án đầu tư trên các phương diện như: - Sự cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn hiện nay - Sự hợp lý của quy mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm - Sự hợp lý về triển khai thực hiện đầu tư ( phân kỳ đầu tư, mức huy động) 2.4.3.4 Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của phương án - Xem xét xem mức độ sản xuất và tiêu thụ hằng năm của khách hàng vay vốn là bao nhiêu - Mức độ biến động về giá bán sản phẩm này trên cơ sở tháng / quý / năm là bao nhiêu 2.4.3.5 Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án - Có bao nhiêu nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, khả năng cung ứng và mức độ tín nhiệm của họ như thế nào - Đối với dự án phải xây dựng vùng nguyên liệu thì khả năng xây dựng vùng nguyên liệu như thế nào 2.4.3.6 Đánh giá về phương diện kỹ thuật - Địa điểm xây dựng - Đối với một dự án nông nghiệp nó khác so với các dự án khác đó là phương diện kỹ thuật được đánh giá ở đây là cách thức nuôi trồng, kinh nghiệm chăm sóc cây trồng vật nuôi như: kỹ thuật chọn giống cây trồng, kỹ thuật chăm sóc sao cho đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. + Quy trình chăm sóc cây trồng, vật nuôi + Kỹ thuật chọn giống, lai, ghép 2.4.3.7 Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án Tất cả những phân tích ở trên sẽ được lượng hoá thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán + Thẩm định về tổng vốn đầu tư của dự án + Dự kiến mức doanh thu hằng năm + Xác định mức chi phí hằng năm + Lập bảng : báo cáo thu nhập – chi phí bảng dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hằng năm và thời gian trả nợ + Xác định hiệu quả của dự án dựa trên nhóm chỉ tiêu: Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án : NPV, IRR Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ : nguồn trả nợ hằng năm, thời gian hoàn tră vốn vay 2.4.3.8 Phân tích rủi ro của dự án Rủi ro công nghệ: Đối với một dự án nông nghiệp sự thành công của dự án phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu bên cạnh đó các dịch bệnh cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của dự án. Do vậy đối với một dự án nông nghiệp phải đánh giá và có những biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh gây ra. Rủi ro thị trường - Rủi ro thị trường đầu vào: nguồn cung cấp, giá cả,của nguyên vật liệu nói riêng và các yếu tố đầu vào khác biến động theo chiều hướng bất lợi - Rủi ro: hàng hoá sản xuất ra không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, thiếu sức cạnh tranh về giá, chất lượng - Biện pháp giảm thiểu rủi ro + Khách hàng đã có những biện pháp gì trong trường hợp nguồn nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào thay đổi ngoài dự kiến ban đầu ( số lượng, giá cả, người cung cấp,) + Khách hàng có nghiên cứu thị trường, đánh giá phân tích thị trường, thị phần một cách nghiêm túc không 2.5 Nội dung thẩm định dự án “ chăn nuôi lợn siêu nạc “ tại ngân hàng công thương – chi nhánh Bến Thuỷ 2.5.1 Giới thiệu về dự án : - Tên dự án : dự án chăn nuôi lợn siêu nạc - Chủ dự án : Ông Trương Xuân Châu - Loại hình dự án : dự án - Địa điểm đầu tư : xóm Xuân Tình – Nghi Xuân – Nghi Lộc - Nghệ An - Tổng vốn đầu tư : 100.000.000 đồng - Quy mô : chăn nuôi lợn siêu nạc, số lượng : 30 con 2.5.2 Giới thiệu về chủ dự án : - Chủ đầu tư : Ông Trương Xuân Châu - Năm sinh : 1953 - CMND : 182450730 , ngày cấp : 23-4-1996. - Thành viên trong hộ gia đình ( đủ 18 tuổi ) : 2 người - Địa chỉ cư trú : xóm Xuân Tình –Nghi Xuân- Nghi Lộc-Nghệ An - Tài sản thế chấp : trị giá 120.000.000 đồng Nhà xây trang trại : 20.000.000 đồng Đất trang trại : 130.000.000 đồng Chủ đầu tư là người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực chăn nuôi do vậy hoàn toàn có thể có năng lực để thực hiện tốt dự án chăn nuôi lợn siêu nạc. - Nhu cầu vay vốn của chủ đầu tư : 100.000.000 đồng - Thời gian vay là : 24 tháng - Lãi suất vay : 0.6% / tháng - Trả lãi theo : 6 tháng - Tài sản đảm bảo : + Nhà xây trang trại : 20.000.000 đồng + Đất trang trại : 130.000.000 đồng 2.5.3 Thẩm định dự án 2.5.3.1 Thẩm định về mặt thị trường của dự án : Nhận thấy nhu cầu về thịt của thị trường ngày một tăng cao trong khi đó người dân trong vùng chỉ đáp ứng được khoảng 60-70% nhu cầu về thịt mỗi ngày, cho thấy lượng thịt thiếu so với nhu cầu thị trường là rất lớn, nguyên nhân chính là nơi cung cấp lượng thịt hơi cho các lò mổ không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó mức sống của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao thêm, đòi hỏi lượng thịt mỗi ngày cũng phải tăng theo để bảo đảm dinh dưỡng, chất đạm, chất béo cho người dân . Sự cạnh tranh của các hộ sản xuất hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi lợn trên địa bàn và các tỉnh lân cận có ảnh hưởng không đáng kể đến sự phát triển của dự án vì chủ yếu các hộ gia đình, cá thể chăn nuôi lợn theo kiểu truyền thống, mỗi hộ gia đình chỉ chăn nuôi 2-6 con chỉ có thể tạo nên một nguồn cung không ổn định, chất lượng thịt kém, không ngon, hơn nữa chi phí thu mua của các cơ sở giết mổ sẽ tăng lên do phải đi từng làng xã để mua lợn, vì vậy có thể nói với cách tổ chức có quy mô, có hệ thống theo đúng những tiêu chuẩn vệ sinh trong địa phương sẽ có ít đối thủ cạnh tranh với dự án Mức độ cạnh tranh của các sản phẩm thay thế với mức thu nhập tăng dần theo thời gian, nhu cầu ăn uống được quan tâm và ngày càng được cải thiện, người dân bây giờ không chỉ cần ăn no mà đã bắt đầu chuyển sang ăn ngon, vì vậy thịt lợn không còn chiếm được vị thế độc tôn trên thị trường mà bên cạnh đó còn có rất nhiều sản phẩm thay thế khác như : thịt gà, thịt bò, thịt trâu, cánhưng hiện nay ở việt nam nói riêng và thế giới nói chung, đại dịch cúm gà H5N1 đang diễn ra hết sức phức tạp, khó lường và rất khó kiểm soát còn những sản phẩm khác như : thịt trâu, thịt bò thì giá thành thường ở mức 70.000 – 90.000 / kg và với mức giá đó không phải người dân nào cũng có tiền để có thể mua sản phẩm này để tiêu dùng. Do đó thịt lợn vẫn là loại thực phẩm dễ tiêu dùng nhất có khả năng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng Sức ép về giá cả và cung ứng người cung ứng giống và sản phẩm chăn nuôi lợn có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của dự án. nếu người cung ứng giống vật nuôi đẩy giá cung ứng giống vật nuôi lên cao làm cho chi phí sản xuất trên một sản phẩm tăng cao, ngoài ra cần kể tới giá cung ứng của các người cung ứng khác như : giá rau, cám ngô, cám gạo, tăng trọng sẽ làm cho chi phí tăng lên và ảnh hưởng tới lợi nhuận của dự án. nếu trên địa bàn của dự án có ít cơ sở kinh doanh cung cấp các sản phẩm phục vụ cho chăn nuôi thì sẽ khiến cho hộ gia đình rất khó khăn để lựa chọn được người cung ứng. để giải quyết vấn đề đó cần liên hệ với một số đại lý trực tiếp mua các loại sản phẩm phục vụ cho chăn nuôi 2.5.3.2 Thẩm định về mặt kỹ thuật của dự án Kỹ thuật chăn nuôi chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm của người chăm sóc. Để nuôi lợn lai đạt tỉ lệ nạc cao, tốt nhất là nuôi từ giai đoạn lợn còn bú sữa mẹ đến lúc cai sữa và nuôi chuyển tiếp đến 7 tháng tuổi đạt khối lượng giết thịt nếu không thì nuôi từ sau cai sữa trở đi Trong các khâu kỹ thuật cụ thể cần chú ý thực hiện đến những khâu sau đây: 1.Dựa vào tiêu chuẩn xác định, xác định khẩu phần ăn tất cả các thức ăn đều được nghiên thành bột, để dễ phối hợp khi chăm sóc 2.Khi phối hợp thức ăn cần lựa chọn những thức ăn khô, thơm, loại bỏ những mẩu thức ăn ẩm mốc, rêu xanh vì nó có chứa độc tố aflatosin, lợn ăn vào dễ bị bệnh và chết. tháng tuổi khối lượng cơ thể (kg) khối lượng thức ăn (kg/con/ngày ) Tăng trọng (kg/ngày) 2-3 10 0,5->0,6 300 20 1,0->1,2 450 30 1,2->1,5 500 3-5 40 1,6->1,7 550 50 1,8->2,2 600 5-7 60->80 2,1->2,3 700 80->100 3,0->3,5 800 3.Cho lợn ăn uống kể cả rau xanh, không đem nấu , tốn năng lượng và tăng chi phí thức ăn Cho lợn ăn khô, lợn dễ bị sặc mũi, dịch nước bọt không kịp tiết cho thức ăn lỏng, lợn nuốt quá nhanh không đủ thời gian kích thích tiết dịch nước bọt, dẫn đến tiêu hoá và hấp thụ thức ăn thấp. Cho lợn ăn thức ăn tinh bột trộn lẫn với nước hoặc nước vo gạo với bã rượu, bã bia thành thức ăn đặc sệt có 60-80% nước là tốt nhất. Dịch tiêu hoá và tuyến nước bọt tiết ra nhiều nhất Rau xanh (bèo, muống, rau lang ) cho ăn riêng mỗi bữa ăn. rau phải đem rửa sạch bằng nước sạch trong trường hợp khác thì phỉ dùng khoai tươi, ăn tươi, bèo tuơi và có thể dùng nấu chín trộn nhuyễn với thức ăn để nâng cao tỷ lê tiêu hoá và tinh bột. Ngoài ra dự án cũng áp dụng khẩu phần ăn vỗ béo để đạt được hiểu quả cao khÈu phÇn nu«i vç bÐo: Lo¹i thøc ¨n(%) C«ng thøc thøc ¨n Ng« TÊm C¸m C¬m kh« B· bia, r­îu kh« Bét c¸ lî Kh« l¹c Kho¸ng Premi x vitamin - 60 30 - - 2 6 1 1 50 - 40 - - 2 6 1 1 - - 40 49 - 2 7 1 1 - 50 34 - 8 2 4 1 1 .Tæng sè NLT§( Kcal/kg) Protein(%) 100 2825 13,2 100 2921 13,3 100 2965 13,4 100 2828 13,1 Thẩm định về mặt tài chính dự án : - Nguồn vốn cho dự án : + Vay ngân hàng : 100.000.000 đồng + Vốn tự có : 20.000.000 đồng - Tiền xây dựng chuồng trại: 8.450.000 ( đồng) Tấm lợp : 60 tấm * 2000 ( đồng)/tấm = 1.200.000 (đồng) Vật tư, xi măng, gạch, vôi = 4.000.000(đồng) Tiền công làm chuồng trại =2.250.000(đồng) - Chi phí mua con giống : 6600.000 (đồng) Dự hiến nuôi 30 con 1 con lợn giống 10 kg * 22000 đồng/ kg = 220 000/con 30 con * 220000 đồng/ con = 6.600.000 (đồng) Thời gian nuôi: 4tháng/lứa - Tiền thuê nhân công 1 nhân công là : 20.000 đồng/ngày * 30 ngày* 4 tháng = 2400000 (đồng) 2 nhân công trong 4 tháng là 4.800000 (đồng) - Tiền mua thức ăn Rau xanh: 1,85 kg/con/ngày * 30 ngày* 4 tháng = 222 kg/con/4 tháng (30 con * 222 kg/con/4 tháng= 6660 kg/4 tháng) 6660 kg * 300 đồng/kg = 1998000 (đồng) Cám ngô 15 kg/30 con/ngày * 30 ngày * 4 tháng = 1800kg/4tháng. 180 kg/4 tháng * 2000 đồng/kg = 3600000 đồng - Cám gạo: 20kg * 30con *30 ngày * 4 tháng = 2400kg/4tháng 2400 kg/4tháng * 1200 đồng/kg = 2880000đồng - Tăng trọng: 15 kg * 30con/ ngày * 30 ngày * 4 tháng = 1800 kg/ 4 tháng. 1800 kg/4 tháng * 3000 đồng/kg = 5 400000(đồng) - Chăm sóc - Thú y: 600.000 đồng/lứa - Điện, nước : 400.000đồng/lứa - Chi phí vận chuyển con giống 200.000 ( đồng)/1lứa - Khấu hao : 600.000 ( đồng)/1lứa - Chi phí khác 300.000 ( đồng)/1lứa - Chi phí đất đai, mặt bằng: 5.000.000 (đồng)/5 năm * Thu: - Thu 1 lứa: 1con = 105 kg * 15.000 đồng/ con = 1.575.000 đồng/con 1.575.000đồng/con * 30 con = 47.250.000 (đồng) - thu lứa 2: = 47.250.000 (đồng) - thu lứa 3 = 47.250.000 (đồng) Vậy tổng doanh thu 1 năm là: 141.750.000(đồng) Ta có bảng thu – chi phí như sau : đơn vi( 1000đồng ) Năm Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 A- đầu tư ban đầu 1- Chi phí đất đai, mặt bằng 2 – Chi phí xây dựng hạ tầng 5.000 8.450 tổng chi phí đầu tư ban đầu 13.450 B - chi thường xuyên Chi phí mua con giống 19.800 19.800 19.800 19.800 19.800 tiền thuê nhân công 14.400 14.400 14.400 14.400 14.400 tiền mua thức ăn 42.714 42.714 42.714 42.714 42.714 tiền trả lãi suất 2.700 2.700 2.700 2.700 2.700 Thú y 1.800 1.800 1.800 1.800 1.800 điện nước 1.200 1.200 1.200 1.200 1.200 Chi phí vận chuyển con giống 600 600 600 600 600 Khấu hao 1.800 1.800 1.800 1.800 1.800 Chi phí khác 900 900 900 900 900 Tổng chi phí thường xuyên 85.914 Từ bảng thu chi ta có bảng doanh thu như sau : đơn vị ( 1000 đồng) Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Doanh thu 141.750 141.750 141.750 141.750 141.750 Từ những tính toán trên ta xác định được lợi nhuận của dự án là: Công thức : * Lợi nhuận = Doanh thu - chi phí Năm 1 = Doanh thu - chi phí thường xuyên – chi phí đầu tư ban đầu = 141.750000 - 85.914000 - 13.450000 =42.386.000 (đồng) năm 2 = Doanh thu - chi phí thường xuyên = 141.750.000 - 85.914.000 = 55.836.000 (đồng) Tương tự năm 3 = 55.836.000đồng) Năm 4 = 55.836.do000 (đồng) Năm thứ 5 = 55.836.000 (đồng) Từ đó ta xác định được lợi nhuận hằng năm như sau: đơn vị ( 1000 đồng ) Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Lợi nhuận 42.386 55.836 55.836 55.836 55.836 * tính hiệu quả của dự án Doanh thu Ta có bảng dòng tiền như sau: 141.750 141.750 141.750 141.750 141.750 3 2 1 0 5 4 Chi 13.450 85.914 85.914 85.914 85.914 85.914 Tính NPV: công thức : NPV = åBi -åCi Ta có: NPV =589.708.350 - 370.869.422,8 =218.838.927,2 Vậy NPV > 0 suy ra dự án có tính khả thi về mặt tài chính. - thời gian thu hồi vốn: gọi Ki là vốn đầu tư ban đầu quy về năm i để tiếp tục thu hồi Fi là lợi nhuận thu được ở năm thứ i D = Ki - Fi là vốn đầu tư còn lại cần thu hồi ở năm i Ta cã: Ki + 1 =Di *( 1+r) suy ra Ki = Di - 1*( 1+r) Khi Di 0 thì i T vậy ta có : , Ta có bảng sau: năm Vốn Lãi Vốn cần thu hồi 0 99.364000 0 99.364.000 1 39.814.014,65 59.549.985,35 2 49.265.327,58 -10.284.657.77 Từ năm thứ hai dự án đã thu hồi được vốn nên ta tính lãi của từng tháng như sau: Số tháng cần thu hồi vốn là: Vậy thời gian cần phải thu hồi vốn là: 1 năm 14 tháng (tức 2 năm 2 tháng) - Đánh giá rủi ro trong kinh doanh : Thịt lợn là hàng hoá thiết yếu, là loại thịt có hàm lượng chất đạm cao, dễ chế biến, ngon miệng, và cung cấp chất dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể con người, xu hướng tiêu thụ thịt lợn ngày càng tăng không chỉ tại địa phương mà còn trên phạm vi diện rộng cả nước. rủi ro trong kinh doanh chỉ có thể đến do dịch bệnh, nguồn cung ứng không bảo đảm, hoặc do nguồn tiêu thụ không ổn định và các yếu tố khác như : lạm phát, sự thay đổi cơ chế giá cả sẽ không ảnh hưởng tới khả năng kinh doanh lợn thịt. rủi ro kinh doanh là rất thấp do trên thị trường không có đối thủ cạnh tranh một cách gay gắt, sản phẩm cung cấp có ưu điểm là ổn định và đảm bảo + Nguồn cung cấp không bảo đảm : Nguồn đầu vào của dự án phải nhập giống lợn của địa phương nên nguồn giống ban đầu là rất quan trọng. Bên cạnh đó các nguồn cung ứng khác trong qua trình chăn nuôi như là : rau, ngô, cám... vì vậy dự án đã có kế hoạch liên hệ với môt trang trại lợn giống để có nguồn cung ứng lợn giống thường xuyên. cần có kế hoạch dự trữ cám ngô, cám gạo, sắn khoai ( đã được phơi sấy để phòng những lúc khan hiếm ) như vậy sẽ giảm được sức ép từ nguồn cung cấp đầu vào cho dự án + Nguồn tiêu thụ : Nguồn tiêu thụ phải luôn được đảm bảo, số lượng xuất ra không lớn đối với các cơ sở giết mổ tại địa bàn, tuy nhiên nếu trong một khoảng thời gian nhất định mà không bán được lợn thì sẽ làm tăng chi phí cho dự án. Và ở dự án này chủ dự án cũng đã có những hợp đồng tiêu thụ lợn cho một số lò giết mổ tại địa phương nhằm bảo đảm thị trường tiêu thụ của dự án. + Dịch bệnh Trong trường hợp có dịch bệnh lây lan trong vùng dễ dẫn đến tình trạng lợn chết hàng loạt. Vì vậy dự án cũng đã có kế hoạch tiêm phòng cho đàn lợn. Tuy nhiên khả năng lợn bị bệnh là rất thấp vì lợn là giống vật dễ nuôi, khả năng miễn dịch tốt, hàng tháng lợn luôn được tiêm phòng, được tắm hằng ngày, hệ thống chuồng trại đạt tiêu chuẩn vệ sinh phòng dịch đồng thời bảo đảm cho lợn ấm vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè. Như vậy khả năng xảy ra dịch bệnh là ít, nếu có cũng dễ dàng khắc phục, không nguy hiểm. Đánh giá tác động của dự án đên xã hội và môi trường Dự án đi vào hoạt động sẽ tạo ra công ăn viêc làm cho 2 lao động thường xuyên với mức lương ổn định Tác động của dự án đến môi trường sinh thái dường như theo chiều hướng tốt, bởi khi thực hiện dự án này ta thấy ngay rằng về cơ bản không có gì thay đổi lớn đối với đất đai cảnh quan động thực vật trong khu vực triển khai dự án. Trong những nhân tố tác động đến môi trường có một yếu tố đáng kể đó là số phân lợn thải ra lớn gây ô nhiếm không khí xung quanh. Nhưng trong dự án đã có giải pháp xử lý số phân này bằng cách xây dựng số phân này bằng cách xây dựng hố phân ủ riêng, nước thải riêng và ở đầu mỗi chuồng đều có hố phân nhỏ để phân lắng và thu dọn hằng tuần. Số phân này không những làm tăng nguồn phân bón cho cây trồng mà còn được sử dụng làm bếp bioga để thắp sáng, đun nấu trong gia đình. 2.6 Đánh giá chung về chất lượng thẩm định dự án nông nghiệp tại ngân hàng công thương – chi nhánh Bến Thuỷ Những kết quả đạt được : Dư nợ cho vay dự án nông nghiệp đến hết tháng 12/2007 là 3.050.000.000 đồng so với năm 2006 tăng 30,7%. Sở dĩ mức dư nợ đối với các dự án nông nghiệp có tăng lên là do chi nhánh đã có những chính sách nhằm nâng cao chất lượng thẩm định các dự án nông nghiệp. Tăng cường những hiểu biết ciư bản của cán bộ tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời đã chủ động tìm kiếm, thai thác, lựa chọn khách hàng, lựa chọn được những dự án tốt, có hiệu quả kinh tế cao. 2.6.2 Một số hạn chế - Mức dư nợ cho vay đối với các dự án nông nghiệp còn khiêm tốn, hầu hết các dự án lớn của chi nhánh tập trung vào các lĩnh vực công thương nghiệp, xây dựng, dịch vụ. - Bộ phận cán bộ tín dụng do không có chuyên môn nghiệp vụ sâu về lĩnh vực nông nghiệp nên không đánh giá dự án một cách toàn diện mà chỉ nhìn nhận ở mức độ chung chung do vậy chất lượng thẩm định các dự án nông nghiệp còn chưa cao, nhiều dự án được phê duyệt nhưng hoạt động không có hiệu quả - Hiện nay ở các ngân hàng thương mại chưa có sự phân tách giữa tín dụng và thẩm định do đó cán bộ chưa đi sâu, đi sát thực tế vào dự án. đối với một dự án nông nghiệp đòi hỏi cán bộ tín dụng phải tìm hiểu nhiều về khía cạnh kỹ thuật nuôi trồng của dự án nhằm có những đánh giá về hiệu quả của dự án 2.6.3. Nguyên nhân : Hiện nay, hầu hết các NHTM Việt Nam không có sự phân tách bộ phận thẩm định riêng như một phòng kinh doanh độc lập mà tổ chức công tác thẩm định theo mô hình phòng tín dụng kiêm luôn chức năng thẩm định. Ưu điểm của mô hình này là cán bộ tín dụng vừa có chức năng thẩm định, vừa được quyền quyết định tín dụng ở một mức phán quyết nhất định. Tại các NHTM có chức năng tín dụng bao gồm thẩm định, cán bộ tín dụng được phân quyền kèm theo với phân công, đồng thời cũng chịu trách nhiệm lớn hơn về các khoản tín dụng do mình phụ trách. Tuy nhiên, việc tổ chức nghiệp vụ tín dụng bao gồm quá nhiều công việc như vậy cán bộ tín dụng không chuyên sâu vào một ngành nghề nào và gây nên tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, hầu hết các cán bộ tín dụng đều không có những hiểu biết đủ để có thể đánh giá dự án một cách toàn diện. Bên cạnh đó hiện nay bộ máy của ngân hàng không có bộ phận thẩm định riêng do đó cán bộ tín dụng phải thực hiện tất cả các công việc sau: Tìm kiếm, giao dịch trực tiếp, nhận đơn xin vay của khách hàng; kiểm tra tính xác thực, đầy đủ và phù hợp của các hồ sơ và điều kiện xin vay trên giấy tờ và thực tiễn; thẩm định, kiểm tra đối tượng vay vốn và tính khả thi của dự án; kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đầy đủ, đúng hạn. vì vậy cán bộ tín dụng chưa đi sâu đi sát nhằm tìm hiểu về dự án để nâng cao chất lượng thẩm định, lựa chọn được những dự án có hiệu quả cao về cả mặt kinh tế và xã hội. Ngoài ra hiện nay ngân hàng vẫn chưa có chính sách tốt nhằm thu hút các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. hầu hết các dự án lớn hiện nay ở ngân hàng công thương- chi nhánh Bến Thuỷ tập trung vào lĩnh vực công-thương nghiệp và dịch vụ, xây dựng... CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BẾN THUỶ 3.1.Định hướng cho hoạt động của ngân hàng công thương - chi nhánh Bến Thuỷ 3.1.1. Nhận định về môi trường kinh doanh năm 2008. Trong năm 2008,tình hình quốc tế và trong nước vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên tình hình kinh tế, chính trị đã tạo ra những cơ hội mới, thuận lợi mới cho sự phát triển song cũng tiềm ẩn không ít khó khăn, thách thức trong hoạt động của ngân hàng công thương – chi nhánh Bến Thuỷ - Giá dầu thô biến động mạnh do ảnh hưởng của cuộc chiến tại Trung Đông, căng thẳng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, đồng USD giảm đi và giá cả leo thang có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng - Kinh tế Việt Nam năm 2007 phát triển ổn định mặc dù vẫn phải đối mặt với thách thức từ những biến động phức tạp của môi trường kinh tế quốc tế và tình trạng bệnh dịch, thiên tai trong nước. Giá cả trong nước tuy vẫn ở xu hướng tăng nhưng không gây ra những biến đổi lớn, lạm phát hiện nay đang ở mức cao.Tuy nhiên, giá xăng dầu biến động manh đã có những tác động nhất định lên chi phí - Áp lực cạnh tranh khi gia nhập WTO đòi hỏi các ngân hàng tích cực đổi mới công nghệ, hiện đại hoá các dịch vụ cung cấp cho khách hàng để rút ngắn khoảng cách so với các ngân hàng nước ngoài. 3.1.2. Định hướng chung của ngân hàng công thương – chi nhánh Bến Thuỷ Bước sang năm 2008, NHCTBT đã đặt cho minh một số chỉ tiêu kế hoạch như sau : - Tổng nguồn vốn huy động 1250 tỷ đồng - Dư nợ cho vay 850 tỷ đồng - Xử lý tài sản đảm bảo và thu hồi nợ đã được xử lý - Thu dịch vụ ngân hàng gấp 2 lần so với năm 2007 Để thực hiện các chủ trương này ngân hàng đã thực hiện : - Đẩy mạnh công tác huy động vốn với nhiều hình thức phong phú và đa dạng - Nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn vốn - Hoàn thiện và phát triển mạng lưới, nghiệp vụ kinh doanh theo cơ cấu lại tổ chức - Đổi mới cơ chế quản trị điều hành trong công tác chỉ đạo cho phù hợp với chương trình hiện đại hoá, phân công, phân cấp rõ ràng từ giám đốc đến từng nhân viên - Phát triển các dịch vụ ngân hàng mang tính đột phá, đặc biệt là công tác phát hành thẻ ATM, vida maste card ... và các dịch vụ khác nhằm nâng cao tỷ trọng thu nhập về dịch vụ. Phấn đáu năm 2008 phát hành được 1000 thẻ - Thực hiện khai thac kết quả của các chương trình hiện đại hoá thep tiến độ hoàn thành chương trình hiện đại hoá INCAS và thực hiện tôt tiêu chuẩn Iso 9001- 2000 của hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam nhằm xử lý nhanh các giao dịch, đồng thời đảm bảo tính tuyệt mật của toàn hệ thống 3.1.3. Định hướng trong công tác thẩm định dự án nông nghiệp của ngân hàng công thương – chi nhánh Bến Thuỷ trong thời gian tới. - Chủ động tìm kiếm đầu tư và các dự án có hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn nhanh. Coi chất lượng hơn số lượng, lấy hiệu quả, an toàn là tiêu chuẩn hàng đầu để xem xét sử dụng vốn. - Nâng cao hiểu biết của cán bộ tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp để có thể đánh giá dự án nông nghiệp một cách toàn diện hơn nhằm lựa chọn được những dự án tốt, có hiệu quả cao về cả kinh tế và xã hội. 3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án nông nghiệp tại ngân hàng công thương – chi nhánh Bến Thuỷ 3.2.1 Hoàn thiện nghiệp vụ thẩm định dự án nông nghiệp Biện pháp quan trọng nhất là : “ Hoàn thiện nghiệp vụ thẩm định dự án trong lĩnh vực nông nghiệp”. Phải thẩm định tốt thì mới có thể chủ động ngăn chặn những dự án không khả thi và tài trợ cho những dự án có hiệu quả cao. Hoàn thiện công tác thẩm định có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh tốc độ đầu tư, nhằm đạt được mục tiêu duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo đà phát triển cho các năm sau và thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Hoàn thiện chất lượng công tác thẩm định dự án còn giúp chi nhánh chủ động trong việc tham gia tư vấn, thẩm định và từ chối ngay từ đầu những dự án không khả thi, tiết kiệm chi phí cho nhà nước, ngân hàng và cho chính chủ đầu tư Về phần thẩm định thị trường của dự án Cán bộ tín dụng phải tìm hiểu kỹ về thị trường đầu ra của sản phẩm dự án. sản phẩm của dự án nông nghiệp thường là các sản phẩm như rau, củ, quả, thịt... là những sản phẩm rất khó bảo quản trong một thời gian dài. Mặt khác nó phụ thuộc nhiều vào khí hậu, thời tiết, giá cả thường bấp bênh. Nếu thời tiết ôn hoà, mùa vụ bội thu, cung vượt qúa cầu dễ dẫn đến tình trạng thương nhân ép giá làm cho lợi nhuận của dự án giảm. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp sản xuất ra sản phẩm không tìm ra thị trường tiêu thụ cho sản phẩm gây nên tình trạng thua lỗ cho chủ đầu tư. Do vậy, khi một dự án nông nghiệp được hình thành nó phải xác định cho được thị trường mục tiêu của dự án nhằm tránh dẫn đến tình trạng sản phẩm sản xuất ra không có nơi tiêu thụ. Thẩm định về mặt kỹ thuật của dự án Một dự án nông nghiệp, mặt kỹ thuật được xem xét ở đây đó chính là kỹ thuật chăm sóc cây trồng vật nuôi, năng lực và kinh nghiệm của người chăm sóc. Một giống cây trồng hay vật nuôi nào, nó cũng đòi hỏi người chăm sóc phải có hiểu biết, kinh nghiệm phải tuân theo những quy trình và kỹ thuật chăm sóc nhất định mới có thể đạt được hiệu quả cao. Do vậy cán bộ tín dụng phải nắm được những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực nông nghiệp để có thể nắm bắt được yêu cầu của dự án. đồng thời có thể có những đánh giá về năng lực, chuyên môn và kinh nghiệm chăm sóc để đánh giá hiệu quả và sự thành công của dự án Thẩm định về mặt tài chính của dự án Cũng như bất kỳ các dự án đầu tư nào cán bộ thẩm định phải tính toán, dự kiến doanh thu – chi phí, dựa trên các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. Tuy nhiên đối với dự án nông nghiệp, hiệu quả của dự án còn phụ thuộc rất nhiều về điều kiện thời tiết, khí hậu, dịch bệnh. Nó có thể dẫn đến những thiệt hại nặng nề hoặc làm chất lượng sản phẩm giảm sút ảnh hưởng tới lợi nhuận của dự án. Do vậy cán bộ tín dụng cần phải tìm hiểu và đánh giá những rủi ro có thể xảy ra với dự án. 3.2.2 Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thẩm định dự án những kiến thức cơ bản về hoạt động nông nghiệp Con người luôn là nhân tố quyết định thành công của mọi hoạt động sản suất xã hội. Để có thể nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án nông ngiệp đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ cán bộ ngân hàng có phẩm chất tốt, có kiến thức năng lực chuyên môn về phân tích thẩm định, lập báo cáo, ra quyết định cho vay, có những hiểu biết về lĩnh vực nông nghiệp để có thể đánh giá dự án một cách toàn diện nhất. Thứ nhất, công tác đào tạo và đào tạo lại: Để nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ này, cần thiết phải: tổ chức định kỳ các lớp học đào tạo và đào tạo lại cho các cán bộ thẩm định về những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực nông nghiệp, đi sâu, đi sát thực tế dự án nhằm lựa chọn được những dự án tốt, có hiệu quả cao Thứ hai, công tác tuyển chọn và sử dụng cán bộ thẩm định dự án. Tuyển chọn và sử dụng cán bộ là những nội dung quan trọng trong tiêu chuẩn hoá và trẻ hoá cán bộ nhẳm đảm bảo cả về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định dự án. Ngân hàng cần có chính sách tuyển dụng cán bộ hợp lý làm sao tuyển chọn được những cán bộ có trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức. Cán bộ được tuyển chọn phải được đào tạo trước khi được phân công nhiệm vụ cụ thể. Khi được phân công vào từng bộ phận, cán bộ tín dụng cần được tiếp tục bồi dưỡng nghiệp vụ và Ngân hàng cần có chế độ đãi ngộ hợp lý, cần tạo điều kiện về phương tiện làm việc, kinh phí trợ cấp cho các cán bộ có thể thực hiện tốt công việc của mình. Ngoài ra, cũng cần phải có quy định, chế tài xử lý nghiêm khắc những cán bộ thiếu tinh thần trách nhiêm, gian dối, mưu lợi cá nhân nhằm gây thất thoát vốn cho ngân hàng. 3.2.3 Những giải pháp hỗ trợ về thẩm định. * Lập quỹ hỗ trợ cho việc thẩm định. Cho đến nay, rất ít ngân hàng có các khoản chi phí trợ giúp cho quá trình thẩm định. Bởi các ngân hàng chưa tính đến việc bỏ chi phí thu thạp thêm những thông tin có giá trị, nguồn thông tin mà ngân hàng có đều là sẵn có hoặc do khách hàng cung cấp, do nhà nước quy định hay chỉ tiêu kỹ thuật của ngành, do kinh nghiệm đúc rút được... Bản thân các cán bộ làm công tác thẩm định cũng nhận thấy sự cần thiết của các khoản chi phí hỗ trợ cho công tác trong quá trình thẩm định như: những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp, đi thực tế tại các doanh nghiệp, kiểm tra liên tục trong quá trình giải ngân và xem xét doanh nghiệp sử dụng vốn vay có đúng mục đích và hiệu quả hay không. Do vậy rất cần thiết cho chi nhánh là lập một quỹ riêng gọi là quỹ hỗ trợ thẩm định. Quỹ này hoạt động với mục đích hỗ trợ các chi phí trong quá trình thẩm định tài chính dự án. Nó góp phần làm giảm bớt khó khăn cho cán bộ khi tiến hành thẩm định, tạo điều kiện cho quá trình thẩm định thuận lợi hơn. Để làm được việc này có thể làm theo các cách sau: hoặc là chi một khoản kinh phí nhất định cho mỗi dự án khả thi hoặc chi theo phần trăm khi món vay được thực hiện. Những chi phí này trước mắt có thể làm tăng chi phí cho ngân hàng, song xét về lâu dài đây chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng, đặc biệt là công tác thẩm định tài chính dự án. * Tổ chức quản lý sau thẩm định, đánh giá dự án đầu tư. Công việc thẩm định dự án không chỉ đơn thuần là việc thẩm định các phương diện của dự án và cho vay mà nó còn bao hàm những việc như: theo dõi, giải quyết những vưỡng mắc trong quá trình cho vay. Cán bộ thẩm định nên thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động của các dự án, so sánh với các ý kiến thẩm định trước đó, rút ra những thành công và bất hợp lý trong quá trình thẩm định. Các bài học qua các dự án điển hình sẽ là cơ sở đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm cho những dự án sau. Đồng thời thông qua cán bộ thẩm định có thể nâng cao trình độ thẩm định của mình. Chi nhánh nên thường xuyên kiểm soát tiến độ bỏ vốn đầu tư, xem xét vòng luân chuyển vốn đầu tư cho từng giai đoạn, từng hạng mục...Từ đó có những biện pháp giải ngân hợp lý, tránh lãng phí và ứ đọng vốn, đồng thời kiểm soát được chủ đầu tư có sử dụng vốn có đúng mục đích hay không. 3.3 Một só kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án nông nghiệp tại ngân hàng công thương – chi nhánh Bến Thuỷ 3.3.1.Về phía Nhà nước và các Bộ, ngành Đề nghị NHNN phối hợp với các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Tổng cục Thống kê... xây dựng đề án xác định hệ thống chỉ tiêu thẩm định mang tính chuẩn mực cùng các ngưỡng đánh giá cho từng ngành làm cơ sở để so sánh, đánh giá dự án. Bởi vì cán bộ tín dụng không thể có chuyên môn sâu trong nhiều lĩnh vực để có thể nắm bắt và đánh giá dự án một cách toàn diện. Do đó cần có các chỉ tiêu thẩm định riêng cho từng ng ành nhằm nâng cao chất lượng thẩm định, lựa chọn được những dự án tốt, có hiệu quả cao về cả kinh tế và xã hội 3.3.2. Đối với NHNN - NHNN cần hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về thẩm định dự án, hỗ trợ cho các NHTM và nâng cao nghiệp vụ thẩm định đồng thời mở rộng phạm vi, nội dung và tăng tính cập nhật của trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng. Hàng năm, NHNN cần tổ chức các hội nghị kinh nghiệm toàn ngành để tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các NHTM trong công tác thẩm định. - Ngân hàng nhà nước cần có biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro, cần đưa ra mức độ rủi ro trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp KẾT LUẬN Qua thời gian nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn, cùng với quá trình thực tập tìm hiểu về sự hình thành phát triển cũng như về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng công thương – chi nhánh Bến Thuỷ em nhận thấy công tác thẩm định dự án nông nghiệp còn nhiều vướng mắc, chính vì vậy ngân hàng cần sớm có những biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao chât lượng công tác thẩm định đối với các dự án nông nghiệp nhằm lựa chọn được những dự án tốt, có hiệu quả Chuyên đề tốt nghiệp của em đã phản ánh những vấn đề cơ bản về nội dung hoạt động thẩm định dự án nông nghiệp tại ngân hàng công thương - chi nhánh Bến Thuỷ và từ đó em đã mạnh dạn đề nghị một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa chất lượng công tác thẩm định d ự án n ông nghi ệp t ại ng ân h àng Do kinh nghiệm thực tế còn hạn chế và thời gian có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự thông cảm đóng góp ý kiến của thầy cô, các anh chị và bạn bè. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giáo viên hướng dẫn : THS Nguyễn Thu Hà cùng ban giám đốc và các anh chị ở phòng thẩm đinh nói riêng và chi nhánh ngân hàng công thương Bến Thuỷ nói chung đã giúp đỡ và chỉ bảo tận tình để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình . DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo hoạt động kinh doanh của NHCT chi nhánh Bến Thuỷ năm 2005, 2006, 2007. 2. Các hồ sơ thẩm định tại phòng doanh nghiệp lớn, NHCT chi nhánh Bến Thuỷ 3. Sổ tay tín dụng – NHCT chi nhánh Bến Thuỷ 4. Giáo trình kinh tế đầu tư – ĐH kinh tế quốc dân 5. Giáo trình lập dự án đầu tư – ĐH kinh tế quốc dân 6. Tạp chí nghiên cứu kinh tế ( 04/2005 ) 7. Tạp chí kinh tế và phát triển nông thôn ( s ố 3/2004 )

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7707.doc
Tài liệu liên quan