Đề tài Năng lực tiếng Anh của sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Tây Nguyên

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay chúng ta đang bước vào quá trình hoà nhập về kinh tế - chính trị, văn hóa với các quốc gia trên thế giới, thông thạo tiếng Anh là một nhu cầu rất cần thiết đối với bất kì ai, đặc biệt đối với các sinh viên Việt Nam - “những chủ nhân tương lai của đất nước”. Sử dụng thành thạo tiếng Anh giúp mọi người có thêm phần tự tin trong giao lưu và hợp tác với các bạn bè quốc tế. Trong công việc, ngoài năng lực chuyên môn, sử dụng thành thạo tiếng Anh cũng góp phần giúp mọi người dễ xin việc hay dễ thăng tiến hơn. Ở Việt Nam hiện nay, việc dạy tiếng Anh không chỉ được thực hiện trong trường phổ thông mà còn được xem là một môn học bắt buộc ở bậc đại học. Đối với trường Đại học Tây Nguyên, các sinh viên được học tiếng Anh ngay từ năm đầu tiên, trường cũng đã thành lập trung tâm ngoại ngữ - tin học nhằm đào tạo nâng cao trình độ tiếng Anh cho những sinh viên có nhu cầu, nhưng việc học tiếng Anh của các bạn sinh viên, đặc biệt là đối với các bạn sinh viên khoa kinh tế như thế nào? Năng lực tiếng Anh của họ ra sao? Liệu rằng đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra hay chưa? Khi mà các công ty tuyển dụng đòi hỏi các sinh viên ra trường khi nộp hồ sơ xin việc phải thể hiện năng lực tiếng Anh của mình. Xuất phát từ vấn đề trên chúng tôi chọn đề tài “năng lực tiếng Anh của sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Tây Nguyên” làm đề tài nghiên cứu của chúng tôi. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu Đề tài này chúng tôi nhằm tìm hiểu : - Tầm quan trọng của tiếng Anh - Năng lực tiếng Anh của sinh viên - Một số khó khăn của sinh viên khi học tiếng Anh - Đề xuất một số kinh nghiệm học tiếng Anh 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.3.1. Đối tượng: Các sinh viên năm 2,3,4 của các ngành trong khoa kinh tế trường đại học Tây Nguyên theo cấu trúc mẫu điều tra sau: Luận văn dài 30 trang, chia làm 3 chương

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2205 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Năng lực tiếng Anh của sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay chúng ta đang bước vào quá trình hoà nhập về kinh tế - chính trị, văn hóa với các quốc gia trên thế giới, thông thạo tiếng Anh là một nhu cầu rất cần thiết đối với bất kì ai, đặc biệt đối với các sinh viên Việt Nam - “những chủ nhân tương lai của đất nước”. Sử dụng thành thạo tiếng Anh giúp mọi người có thêm phần tự tin trong giao lưu và hợp tác với các bạn bè quốc tế. Trong công việc, ngoài năng lực chuyên môn, sử dụng thành thạo tiếng Anh cũng góp phần giúp mọi người dễ xin việc hay dễ thăng tiến hơn. Ở Việt Nam hiện nay, việc dạy tiếng Anh không chỉ được thực hiện trong trường phổ thông mà còn được xem là một môn học bắt buộc ở bậc đại học. Đối với trường Đại học Tây Nguyên, các sinh viên được học tiếng Anh ngay từ năm đầu tiên, trường cũng đã thành lập trung tâm ngoại ngữ - tin học nhằm đào tạo nâng cao trình độ tiếng Anh cho những sinh viên có nhu cầu, nhưng việc học tiếng Anh của các bạn sinh viên, đặc biệt là đối với các bạn sinh viên khoa kinh tế như thế nào? Năng lực tiếng Anh của họ ra sao? Liệu rằng đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra hay chưa? Khi mà các công ty tuyển dụng đòi hỏi các sinh viên ra trường khi nộp hồ sơ xin việc phải thể hiện năng lực tiếng Anh của mình. Xuất phát từ vấn đề trên chúng tôi chọn đề tài “năng lực tiếng Anh của sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Tây Nguyên” làm đề tài nghiên cứu của chúng tôi. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu Đề tài này chúng tôi nhằm tìm hiểu : Tầm quan trọng của tiếng Anh Năng lực tiếng Anh của sinh viên Một số khó khăn của sinh viên khi học tiếng Anh Đề xuất một số kinh nghiệm học tiếng Anh 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.3.1. Đối tượng: Các sinh viên năm 2,3,4 của các ngành trong khoa kinh tế trường đại học Tây Nguyên theo cấu trúc mẫu điều tra sau: Bảng 1: Số lượng sinh viên tham gia kiểm tra Ngành Năm 2 Năm 3 Năm 4 Tổng cộng Tỷ lệ trên toàn bộ mẫu điều tra Kinh Tế Nông Lâm 5 5 5 15 25% Quản Trị Kinh Doanh 5 5 5 15 25% Tài Chính Ngân Hàng 5 5 5 15 25% Kế Toán 5 5 5 15 25% Tổng cộng 20 20 20 60 (100%) 1.3.2. phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Thông tin trong đề tài được thu thập trong phạm vi khoa kinh tế trường Đại học Tây Nguyên - Về thời gian: Số liệu sơ cấp được sử dụng trong nghiên cứu của đề tài là số liệu do điều tra thu thập thông tin từ các sinh viên khoa kinh tế của trường Đại học Tây Nguyên trong năm 2009 PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm về ngôn ngữ Người duy nhất làm cuộc cách mạng thành công đầu tiên trong ngôn ngữ học là Ferdinand de Saussure.Trong trào lưu tư tưởng ấy, trước ông đã có một số nhà cấu trúc luận tiên phong như C. Withney (1817–1894) cũng nhận thấy ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, một thiết chế, một tập hợp kí hiệu, một công cụ giao tiếp, và Baudouin de Courtenay cũng đã chỉ ra rằng âm của tiếng nói thực hiện chức năng khu biệt. Một luận điểm quan trọng trong “học thuyết của Ferdinand de Saussure” là coi ngôn ngữ về cơ bản như một công cụ giao tiếp xã hội, chứ không phải là biểu hiện của một cấu trúc tư duy tồn tại độc lập với mọi hình thức của nó. Muốn bảo đảm chức năng giao tiếp, ngôn ngữ trước hết phải là một hệ thống kí hiệu. Không có kí hiệu thì không thể có một sự giao tiếp nào cả. Kí hiệu không phải là những yếu tố rời rạc, mà là một tập hợp có tổ chức, có hệ thống, một chỉnh thể bao gồm những yếu tố có liên quan mật thiết với nhau, tuỳ thuộc lẫn nhau, giá trị của yếu tố này là do sự đồng thời có mặt của yếu tố kia, trong hệ thống, quyết định. Ngôn ngữ là một bộ phận "của hoạt động ngôn ngữ, một sản phẩm của xã hội, một kho tàng do hoạt động nói năng tích luỹ lại trong mỗi người, trong tất cả các bộ óc của tập thể như một chế ước, mà mỗi thành viên trong cộng đồng phải tuân theo. Còn lời nói là hành vi của cá nhân sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Nó là tất cả những cái người ta nói, và bao gồm những kiểu kết hợp khác nhau, kể cả những cách phát âm khác nhau tuỳ thuộc vào ý chí của mọi người. Những biểu hiện của lời nói đều có tính chất cá nhân và nhất thời. Như vậy, tách ngôn ngữ ra khỏi lời nói, là đồng thời cũng tách riêng ra: - Cái có tính chất xã hội với cái có tính chất cá nhân. - Cái chủ yếu với cái thứ yếu, và ít nhiều có tính chất ngẫu nhiên". Đối tượng của ngôn ngữ học là cái phần chủ yếu ấy, có tính chất xã hội, cái có truyền thống lâu đời đã làm nên bản chất cơ cấu của nó. Vai trò đặc biệt của ngôn ngữ làm trung gian giữa tư duy và ngữ âm trong những điều kiện như thế nào đó, mà sự kết hợp của chúng dẫn đến chỗ cái này phân định đơn vị cho cái kia. (Nguồn: Đái Xuân Ninh (1984). Học thuyết của Ferdinand de Saussure. In trong Ngôn ngữ học: Khuynh hướng • Lĩnh vực • Khái niệm (tập 1). Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội 1984) 2.1.2. Tại sao tiếng Anh được xem là ngôn ngữ quốc tế Crystal (1997) nhận định rằng tiếng Anh từ lâu đã không còn là sở hữu riêng của người Anh, Mỹ nữa. Vì ngay cả quốc gia nói tiếng Anh lớn nhất thế giới cũng chỉ chiếm khoảng 20% tổng số người sử dụng tiếng Anh trên toàn cầu. Expanding: các nước sử dụng tiếng Anh như ngoại ngữ Outer: các nước sử dụng tiếng Anh nhu ngôn ngư thứ hai, chính thức Inner: các nước sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ (theo Denham, P.A. (1992) sau công cuôc đổi mới kinh tế, Việt Nam đã có thể được đưa vào danh sách của Expanding circle) Thực vậy, để phân loại và liệt kê số lượng các đối tượng sử dụng tiếng Anh, Kachru (1992) đề nghị một sơ đồ như sau: Và theo Kachru (1992) thì chính các nước sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ (Expanding circle) là nơi tiếng Anh có tiềm năng truyền bá và phát triển nhanh nhất. Gradoll (1999) cho rằng mức cân đối giữa lượng người bản ngữ (native) và không bản ngữ (non-native) sẽ thay đổi đáng kể trong 50 năm đến. Lượng người sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 sẽ tăng từ 235 triệu lên đến khoảng 462 triệu trong 50 năm đến. Điều này có nghĩa là số người không bản ngữ sử dụng tiếng Anh sẽ vượt xa người bản ngữ. Do vậy, theo các tác giả này đây là một trong những lý do tại sao xem tiếng Anh như một ngôn ngữ của toàn cầu. (Nguồn: Võ Thị Thao Ly. “tiếng Anh “chuẩn” của người bản ngữ hay tiếng Anh như ngôn ngữ quốc tế?”, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng) Theo số liệu thống kê, mặc dù tiếng Anh vẫn đứng sau tiếng Trung Quốc và tiếng Tây Ban Nha về số lượng người dùng làm ngôn ngữ chính, nhưng đây vẫn được coi là tiếng thông dụng nhất trên toàn thế giới: + Được hơn 350 triệu người dùng làm ngôn ngữ mẹ đẻ + Được hơn 800 triệu người dùng làm ngôn ngữ thứ 2 + Được hơn 44% người dân khối EU sử dụng làm ngôn ngữ thứ 2 + Là ngôn ngữ phổ biến nhất dùng trong thương mại quốc tế + Là ngôn ngữ duy nhất được chấp nhận trong ngành công nghiệp máy bay + Là ngôn ngữ của ngoại giao, y khoa, khoa học - kỹ thuật nghệ thuật + Là ngôn ngữ phổ biến nhất trên internet và dung trong công nghệ thông tin (Nguồn: Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội, Số 211 - 2008) 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tiếng Anh - chính sách giáo dục hiện nay Trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước ta hiện nay và trong thời đại bùng nổ thông tin trong bối cảnh toàn cầu. Làm thế nào để có thể đi tắt, đón đầu, để con người Việt Nam có thể vươn lên tầm cao trí tuệ thế giới? Phải đầu tư, phát triển giáo dục, phải biết ngoại ngữ. Ngoại ngữ có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự phát triển của đất nước. Nói chung, không những vì biết ngoại ngữ là yêu cầu tất yếu của lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng các quy trình công nghệ thường xuyên được đổi mới, mà biết ngoại ngữ còn là một năng lực cần thiết đối với người Việt Nam hiện đại. Để nâng cao trình độ anh ngữ cho mọi người, ngày 02 tháng 8 năm 2006 theo nghị định số 75/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục: “đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình  độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ  sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. ( Nguồn: 2.2.2. Tiếng Anh – mối quan tâm đầu tiên của các nhà tuyển dụng Tiếng Anh không chỉ quan trọng trong việc cập nhật thông tin mới trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà trong thời kì kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế nó rất cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thương trường quốc tế. Trong giai đoạn này, cơ hội và rủi ro đều đồng hành cùng với các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy để có thể cạnh tranh giành khách hàng mở rộng thị trường ra nhiều nước, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú trọng tất cả các khâu trước trong và sau khi bán hàng bao gồm từ việc chào hàng, giao tiếp, đến bán hàng, phục vụ khách hàng và bảo hành sản phẩm… vì thế, doanh nghiệp cần phải có trình độ tiếng Anh đủ tốt để giao thương với các đối tác nước ngoài. Nếu xảy ra tranh chấp trong quá trình giao thương để tìm được khách hàng và giao dịch, các công ty Việt Nam bắt buộc phải biết đế tiếng anh bởi đây được coi là ngôn ngữ chuẩn mực trong thương mại. Khi có bất cứ vấn đề tranh chấp xảy ra giữa hai bên bản hợp đồng bằng tiếng Anh sẽ được sử dụng làm văn bản pháp lý để quyết định đúng sai. Chính điều trên cũng dẫn đến một thực tế về tầm quan trọng của tiếng Anh trong xin việc làm. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều đòi hỏi người tìm việc phải có trình độ tiếng anh giao tiếp tốt. Chính vì thực tế này mà chúng ta thấy các bạn học sinh du học trở về, với ngoại ngữ là thế mạnh, dễ dàng tìm được công việc tốt tại các công ty nước ngoài. Chưa nói đến những ngành liên quan đến xuất nhập khẩu, luật thương mại… người tuyển dụng chắc chắn sẽ đòi hỏi trình độ tiếng Anh chuyên môn khắt khe hơn rất nhiều. chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng tiếng Anh không còn là lợi thế như trước đây mà ngày nay đã trở thành điều kiện bắt buộc để được lọt vào danh sách ứng viên phỏng vấn. PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Trường Đại học Tây Nguyên là một trường đại học vùng đa ngành, đa lĩnh vực đào tạo nhân tài, nhân lực cho các tỉnh Tây Nguyên, được thành lập ngày 11 tháng 11 năm 1977 tại thành phố Buôn Mê Thuột. Tính đến năm 2007 trường đã đào tạo được gần 12.000 kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, cử nhân kinh tế, trong đó có hơn 1.600 là người dân tộc thiểu số. (nguồn: Khoa Kinh tế là một khoa trực thuộc trường Tây Nguyên, được thành lập năm 1997. Khoa là cơ sở đào tạo học viên có trình độ đại học, sau đại học, đào tạo cả hai hệ chính quy và vừa học vừa làm. Khoa kinh tế hiện nay đào tạo các ngành: quản trị kinh doanh, kế toán, kinh tế nông lâm, tài chính ngân hàng, luật kinh doanh. Đối tượng tuyển sinh là học sinh trong cả nước, tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc cấp tương đương, trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh vào trường đại học hàng năm, hoặc tuyển chọn nguyện vọng 2, 3 theo quy chế hiện hành, các chế độ ưu tiên được thực hiện theo quy chế của nhà nước. Sau khi tốt nghiệp các tân cử nhân có đủ năng lực để làm việc tại nhiều nơi hoặc tự kinh doanh trong các lĩnh vực được đào tạo. Các học sinh tốt nghiệp loại xuất sắc được ưu tiên tuyển chọn và đào tạo để làm cán bộ giảng dạy của khoa và nhà trường. Sinh viên sau khi ra trường có nguyện vọng và điều kiện có thể được đào tạo tiếp lên thạc sĩ.    Trong những năm qua, sinh viên khoa kinh tế của trường đã đạt nhiều thành tích học tập xuất sắc. Nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, nhiều sinh viên ra trường được làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tư nhân và nhiều người được giữ lại giảng dạy tại trường. Tuy nhiên, môi trường học tiếng Anh ở trường vẫn còn hạn chế về chất lượng giảng dạy của giảng viên cũng như về cơ sở vật chất dành cho việc học tiếng Anh, nên nhiều sinh viên ra trường mà trình độ tiếng Anh vẫn chưa cao. 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin Thu thập số liệu, thông tin sơ cấp: các số liệu lấy từ bảng hỏi điều tra trình độ của các sinh viên khoa kinh tế trường đại học tây nguyên Thu thập số liệu, thông tin thứ cấp: Các tài liệu liên quan đến mục tiêu nghiên cứu lấy từ sách, báo và trên internet 3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu Công cụ xử lý số liệu: Các số liệu sơ cấp về năng lực tiếng Anh của sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Tây Nguyên được xử lý trên Microsoft Excel. 3.3.3 Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để mô tả kết quả học tiếng Anh, qua đó nói lên cho thấy năng lực tiếng Anh của sinh viên - Phương pháp so sánh: so sánh các chỉ tiêu về năng lực tiếng Anh của sinh viên các ngành với nhau trong khoa kinh tế. So sánh chất lượng đào tạo giữa trường, các trung tâm với nhau. PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Năng lực tiếng Anh của sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Tây Nguyên 4.1.1. Kết quả thu được từ bảng điểm của các sinh viên Bảng 2 và bảng 3 cung cấp các số thống kê về kết quả kiểm tra lấy từ bảng điểm của 40 sinh viên của các lớp trong khoa kinh tế năm 3, 4 theo phương pháp ngẫu nhiên được điều tra qua thu thập trên trang web của trường ( Điểm thi của sinh viên là điểm lần đầu tiên. Bảng 2: Tổng kết điểm các môn tiếng Anh của các ngành Ngành Chỉ tiêu Kinh tế nông lâm Quản trị kinh doanh Tài chính ngân hàng Kế toán Mode 5 6 7 6 Median 6 5 6 6 Average 5.93 4.63 5.23 5.37 Max 9 6 8 8 Min 2 0 0 0 Range 7 6 8 8 Qua bảng số liệu cho thấy điểm trung bình của ngành Kinh tế Nông Lâm cao nhất trong nghành (5.93), sau đó là ngành Kế toán (5.37), Tài chính ngân hàng (5.23) và cuối cùng là ngành Quản trị kinh doanh (4.63). Trong khi đó mức chênh lệch về điểm giữa các kỳ, của ngành Quản trị là nhỏ nhất (6), sau đó là ngành Kinh tế Nông lâm (7), tiếp đó là hai ngành Tài chính ngân hàng và Kế toán (8). Nhìn chung ngành kinh tế Nông lâm học giỏi và đều hơn so với các ngành khác trong khoa. Thực trạng đó cũng khá mâu thuẫn so với thực tế yêu cầu công việc hiện nay của các ngành. Bảng 3: Kết quả điểm trung bình các môn Anh Văn của các sinh viên theo từng ngành Môn Ngành Anh văn 1 Anh văn 2 Anh văn 3 Kinh tế nông lâm 5.8 5.7 6.3 Quản trị kinh doanh 5.5 4.6 3.8 Tài chính ngân hàng 4.1 5.3 6.3 Kế toán 5.1 5 6 Từ kết quả bảng điểm trung bình của các sinh viên theo từng ngành cho thấy: nhìn chung sinh viên khoa kinh tế đã dần ý thức được việc học tiếng Anh, điều đó đã được thể hiện ở trong điểm trung bình qua các kỳ. Ngành Kinh tế nông lâm điểm thi trung bình lần lượt qua các học kỳ I, II và III tương ứng với các môn Anh Văn 1, 2, 3 là: 5.8; 5.7; 6.3, trong học kỳ II lại giảm xuống, ngành Tài chính ngân hàng là: 4.1; 5.3; 6.3, ngành Kế toán là: 5.1; 5; 6. Điều đó cũng cho ta thấy các bạn sinh viên khóa sau ngày càng thấy được tầm quan trọng của việc học tiếng anh, nó cũng thể hiện được nhu cầu về tiếng Anh hiện nay trên thực tế. Do đó các sinh viên mới phải đầu tư một cách thích đáng vào việc học tiếng để nâng cao trình độ tiếng Anh. Trong đó cá biệt là lớp quản trị kinh doanh, điểm thi trung bình qua các kỳ lại có xu hướng giảm xuống, với điểm lần lượt là: 5.5; 4.6; 3.8 . Qua bảng 2 cũng cho ta thấy ngành Quản trị là ngành co điểm thi trung bình thấp nhất so với cả khoa. 4.1.2. Một số kết quả thu được từ bảng điều tra Để lấy số liệu, nhóm 2 đã thiết kế bảng hỏi điều tra với những câu liên quan đến năng lực tiếng Anh của các sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Tây Nguyên như: - Các thông tin về trình độ tiếng Anh của sinh viên: thời điểm học tiếng Anh ở phổ thông, tự đánh giá trình độ tiếng Anh theo hệ thống 10 mức (không sử dụng mức 0). - Các thông tin về quá trình: những đánh giá chủ quan của sinh viên về chương trình đào tạo (chất lượng, tài liệu, sĩ số, phương pháp, môi trường học tập, trình độ và phương pháp của giáo viên,… - Các thông tin khác như: chứng chỉ trình độ tiếng Anh (nếu có), sở thích, thời gian học tiếng Anh…của các sinh viên. Bảng 4: Đánh giá chủ quan của sinh viên về chất lượng đào tạo của trườngĐại học Tây Nguyên Max Min Range Median Average Số tiết/tuần 20 10 10 15 15 Số tuần/học kì 4.5 3 1.5 3 3.5 Tổng số học kì 3 3 0 3 3 Cơ sở hạ tầng 8 3 5 6 6.05 Chất lượng giảng viên 8 4 4 6 6.3 Môi trường học tập 7 2 5 4 4.48 Phương pháp 8 2 6 5 5.05 Tài liệu 7 2 5 5.5 5.23 Qua điều tra, theo đánh giá chủ quan của sinh viên cho thấy: thời lượng đào tạo ở trường là 150 tiết theo qui định của bộ giáo dục – đào tạo, sinh viên học trong 3 kì. Cơ sở hạ tầng ở trường tương đối tốt, có hệ thống máy chiếu, máy vi tính, loa nghe …đủ để phục vụ cho việc giảng dạy. Về phương pháp giảng dạy và chất lượng giảng viên còn chưa thật sự tốt, chỉ ở mức hơn trung bình một chút(6.3 đối với chất lượng giảng viên, 5.05 về phương pháp dạy học trên thang điểm 10), độ biến thiên cao 4 – 6 có thể là do một số sinh viên trình độ yếu kém tiếp thu được phương pháp giảng dạy của thầy cô, hoặc là do thầy cô giảng dạy chưa chú ý đến năng lực của sinh viên để đưa ra một phương pháp giảng dạy tốt hơn. Các sinh viên cho rằng tài liệu dành cho môn học còn quá ít chỉ ở mức trung bình 5.23, ngoài sách vở dành cho môn học thì một số giảng viên lâu lâu mới phát tài liệu khác liên quan đến bài học. Đối với môi trường học tập trong trường chưa được tốt 4.48, vì trong trường không có nhiều cơ hội để được giao tiếp, học tập bằng tiếng Anh kể cả trong và sau khi học xong môn tiếng Anh. Bảng 5: Đánh giá chủ quan của sinh viên về chất lượng đào tạo của trung tâm ngoại ngữ của trường N Max Min Range Median Average Số giờ/ngày 46 3 2 1 2.5 2.47 Thời gian đào tạo(tháng) 46 8 4 4 6 6.1 Sĩ số lớp học 46 60 13 47 29 31.7 Cơ sở hạ tầng 46 8 3 5 6 6.05 Chất lượng giảng viên 46 8 4 4 6 6.3 Môi trường học tập 46 7 2 5 5 4.8 Phương pháp 46 8 2 6 5 5.22 Tài liệu 46 8 3 5 6 6.08 Bảng 6: Đánh giá chủ quan của sinh viên về chất lượng đào tạo của trung tâm ngoại ngữ ở ngoài trường N Max Min Range Median Average Số giờ/ngày 11 3 2 1 2.5 2.52 Thời gian đào tạo(tháng) 11 8 4 4 6 6.1 Sĩ số lớp học 11 65 20 45 34 35.77 Cơ sở hạ tầng 11 9 4 5 7 6.47 Chất lượng giảng viên 11 8 5 3 6 6.53 Môi trường học tập 11 7 2 5 4 4.48 Phương pháp 11 8 2 6 5 5.05 Tài liệu 11 9 4 5 6 6.22 Qua điều tra, theo bảng 5, 6 ta thấy: thời gian đào tạo của các trung tâm là như nhau theo thời gian đào tạo các chứng chỉ. Nhưng nhiều sinh viên cho rằng việc học tiếng Anh ở một số trung tâm ngoại ngữ ngoài trường có chất lượng tốt hơn trung tâm ngoại ngữ tin học ở trường đại học Tây Nguyên thông qua việc số lượng người theo học nhiều hơn, số lượng người học nghỉ ít ( ở trung tâm ngoài số người học 1 lớp là 65, trong trường là 60; sĩ số lớp học lúc thấp nhất ở trung tâm ngoài là20, còn trong trường là 13), môi trường, phương pháp dạy học cũng như tài liệu phát cho người học ở trung tâm ngoài trường luôn nhiều hơn ở trung tâm ngoại ngữ tin học của trường. Bảng 7: Các thông tin liên quan đến trình độ của sinh viên Max Min Range Median Average Học thêm ở trung tâm 57 57 0 57 57 Chứng chỉ 3 0 3 2 1.83 Trình độ 9 5 4 7 7.03 Chứng chỉ quốc tế 0 0 0 0 0 (chứng chỉ A = 1, chứng chỉ B = 2, chứng chỉ C = 3,không có chứng chỉ = 0) Qua điều tra 60 sinh viên cho thấy: đa số sinh viên đều tham gia đi học thêm lấy chứng chỉ ở các trung tâm, trong tổng số 57 sinh viên đi học thêm trung tâm có 4 trường hợp có chứng chỉ A( 7.02 %), 47 trường hợp có chứng chỉ B (82.46 %) và 3 Trường hợp có chứng chỉ C (5.26 %), không có chứng chỉ tiếng Anh là 3 trường hợp (5.26 %) và không có sinh viên nào có chứng chỉ quốc tế. Đa số các sinh viên có chứng chỉ B, rất ít sinh viên có chứng chỉ A, C hoặc không có chứng chỉ là do hiện nay tại các trung tâm ngoại ngữ đào tạo chứng chỉ B mà không cần sinh viên có chứng chỉ A, đây là lỗ hổng trong việc đào tạo, một trong những nguyên nhân khiến trình độ tiếng Anh của sinh viên không được cao và không đúng với bằng cấp của mình. Các sinh viên đều tự đánh giá cao trình độ tiếng Anh của mình nhưng so với kết quả đạt được về điểm học tập ở trường cũng như phản ánh ở số lượng sinh viên có chứng chỉ B, C thì đây là kết quả khá cao. SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.77 R Square 0.59 Adjusted R Square 0.58 Standard Error 1.16 Observations 60 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 1 112.49 112.49 83.56 7.75671E-13 Residual 58 78.08 1.35 Total 59 190.57 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 0.29 0.26 1.11 0.27 -0.23 0.8 -0.23 0.8 thời gian tự học 1.97 0.22 9.14 7.7567E-13 1.54 2.4 1.54 2.4 Theo kết quả chạy hồi quy ta có: Trình độ tự đánh giá = 0.29 + 1.97*thời gian tự học Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên bỏ thời gian cho việc học tiếng Anh nhiều hơn thì tự đánh giá trình độ tiếng Anh của mình cao hơn, khi tự bỏ ra 1 giờ để học tiếng Anh thì trình độ sẽ được nâng cao hơn 2.26 lần. Chúng ta nên bỏ thời gian học tiếng Anh nhiều hơn và cũng nên có phương pháp học phù hợp để nâng cao trình độ bản thân. Kết quả thu được từ cuộc khảo sát cho phép ta đưa ra những nhận xét sau: Việc trình độ tiếng Anh của sinh viên trong khoa kinh tế còn thấp so với sinh viên các trường khác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh qua điều tra 250 sinh viên của TS. Vũ Thị Phương Anh, ThS. Nguyễn Bích Hạnh : 103 trường hợp có chứng chỉ A (41.2%), 122 trường hợp có chứng chỉ B (48.8%), và 25 trường hợp có chứng chỉ C (10%). Số lượng sinh viên có chứng chỉ quốc tế (TOEFL hoặc IELTS) ít, chiếm tỷ lệ 3% (nguồn: . TS. Vũ Thị Phương Anh, ThS. Nguyễn Bích Hạnh. “năng lực tiếng anh của sinh viên các trường đại học trên địa bàn TP. HCM trước yêu cầu của một nền kinh tế tri thức: thực trạng và những giải pháp”). Năng lực tiếng Anh của sinh viên còn thấp là do: Thứ nhất: Động cơ học tiếng Anh của sinh viên không rõ ràng, chỉ đối phó, hình thức, thường chỉ chú tâm vào việc làm thế nào vượt qua được các kỳ thi kiểm tra là xem như thoát nạn. Thứ hai: Chương trình học tiếng Anh hiện nay chưa đủ chuẩn để có thể giúp người học phát triển toàn diện các kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết), đề cao vai trò của người thầy và lãng quên vai trò trung tâm của người học. Thứ ba: Phương pháp kiểm tra đánh giá chỉ dựa vào kỳ thi cuối học kỳ hoàn toàn không khuyến khích sự nỗ lực phấn đấu của sinh viên trong suốt quá trình học. (nguồn: Thạc sĩ Đào Đức Tuyên - Phó Trưởng Khoa Ngoại ngữ ĐH Nông Lâm TPHCM) 4.2. Một số khó khăn gặp phải khi học tiếng Anh: Qua kết quả điều tra thu thập thông tin từ bảng hỏi, nhóm 2 nhận thấy các bạn sinh viên gặp nhiều khó khăn trong việc học tập tiếng Anh về phương pháp giảng dạy của thầy cô, môi trường học tập…sau đây là một số khó khăn mà sinh viên gặp phải khi học tiếng Anh: 4.2.1. Phương pháp giảng dạy của giáo viên và sự tham gia đóng góp ý kiến của sinh viên trong giờ học 47 sinh viên trên tổng số 60 sinh viên (Chiếm 78%) cảm thấy rằng họ gặp rất nhiều khó khăn với việc thích nghi với phương pháp giảng dạy của giáo viên. Vì vậy việc tham gia đóng góp ý kiến của sinh viên trong giờ học vẫn còn rất ít. Chỉ có 9 sinh viên (Chiếm 15%) thường xuyên phát biểu ý kiến. 19 sinh viên (Chiếm 32%) thỉnh thoảng đóng góp và (Chiếm 53%) sinh viên chỉ phát biểu ý kiến khi được hỏi. Khi được hỏi thêm trong giờ học giáo viên có tạo điều kiện cho toàn bộ sinh viên trong lớp tham gia đóng góp ý kiên không? Thì 38 sinh viên (Chiếm 63%) các sinh viên đều trả lời rằng trong giờ học tuy có tạo điều kiện khuyến khích sinh viên phát biểu ý kiến nhưng vẫn còn rất hạn chế, có thể là do thời gian không đủ để giáo viên cho nhiều sinh viên tham gia xây dựng bài mà chỉ để một số người hay đống góp thường xuyên hoặc ít khi mới xuất hiện thành viên khác trong lớp. Còn 22 (Chiếm 37%) thì cho rằng thầy cô tạo điều kiện cho các bạn tham gia đóng góp ý kiến nhưng do phần lớn các bạn sinh viên kiến thức không vững, thậm chí là còn quá yếu, thiếu tự tin nên đã không tham gia xây dựng bài trong giờ học. 4.2.2. Những khó khăn khác trong học tập Khi được hỏi thì có hơn 53 sinh viên (chiếm 88%) chưa thật sự học một cách bài bản về 4 môn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết ở trường phổ thông nên khi lên học đại học thì việc học những môn này là rất khó. 56 sinh viên (chiếm 93%) cho rằng chương trình đào tạo các môn học khác ở trường quá nặng, sinh viên không có thời gian để học tiếng Anh mà dành thời gian học các môn khác nhiều hơn, tiếng Anh chỉ học đối phó để thi học kì cho qua xong rồi bỏ đó vì tiếng Anh không liên quan đến các môn khác. Còn việc học tiếng Anh ở trung tâm ngoại ngữ khác thì việc học thoải mái hơn: thích thì đi học không thích thì nghỉ không bị ép buộc, nên sinh viên đi học cho có mà chủ yếu tập trung học để thi các môn học khác tại trường đại học, khi thi lấy chứng chỉ thì kiếm tài liệu học thi cho qua lấy được chứng chỉ loại gì cũng được miễn có bằng là được. Một khó khăn khác mà hầu hết các sinh viên đều cho rằng tại thành phố Buôn Ma Thuột chưa thực sự là nơi có môi trường học tiếng Anh tốt: sinh viên học tiếng Anh ở trường, ở các trung tâm xong nhưng hầu như không có cơ hội sử dụng tiếng Anh hằng ngày trong giao tiếp, trong học tập….để có thể luyện tập nâng cao năng lực tiếng Anh của mình về các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. 4.2.3. Nhận xét của thầy cô về khó khăn của sinh viên Qua việc hỏi thêm một số thầy cô dạy tiếng Anh trong trường, các thầy cô đều cho rằng sinh viên thật sự lúng túng với việc học bốn môn kỹ năng. Biểu hiện lúng túng này thể hiện qua việc sinh viên thiếu tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh với thầy cô và rất ngại phát biểu, không biết cách làm bài tập,…. Các thầy cô giáo cũng nhận xét các sinh viên còn hạn chế về mặt ngôn ngữ: thiếu vốn từ, phát âm sai,….và hạn chế về thời gian thực hành trên lớp, không đủ thời gian cho tất cả cùng thuyết trình hay đóng góp xây dựng ý kiến. Mặc dù thời gian không đủ nhưng các thầy cô vẫn cố gắng hết sức tạo điều kiện cho mọi sinh viên trong lớp được tham gia xây dựng bài. Theo đánh giá của các thầy cô thì dần dần cũng có một số sinh viên tỏ ra có mạnh dạn hơn nhưng vẫn còn quá ít, và những sinh viên năng nổ hay phát biểu ý kiến thường là sinh viên có học lực khá hơn. 4.3. Đề xuất một số kinh nghiệm học tiếng Anh Việc học tiếng Anh là sự đúc kết kinh nghiệm học tập của từng cá nhân, mỗi người có thể tự tìm cho mình một phương pháp học phù hợp và hiệu quả. Sau khi tham khảo ý kiến đóng góp của các bạn sinh viên về kinh nghiệm học tiếng Anh của bản thân, nhóm 2 đã đúc kết ra một số kinh nghiệm để các bạn sinh viên tham khảo, tìm ra được một phương pháp học tiếng Anh phù hợp với mình, từ đó có thể giúp các bạn sinh viên học tốt hơn, nâng cao năng lực tiếng Anh của mình. 4.3.1. Học tiếng Anh là học trong một quá trình. Học tiếng Anh cần có một quá trình, để có thể sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp, tra cứu tài liệu,…các bạn sinh viên cần nắm được vốn từ vựng cần thiết, hiểu được các dạng ngữ pháp cơ bản, các bạn phải thường xuyên phải học bài, ôn luyện và thực hành nhiều ngày nhiều giờ, nhất là việc giao tiếp, viết để rèn luyện các kĩ năng trong tiếng Anh. Trong việc học thì đầu tư thời gian và sự quyết tâm nổ lực là một yếu tố quan trọng, các bạn không thể thấy khó khăn một tí là vội nản lòng mà cần có sự quết tâm cao. 4.3.2. Học tiếng Anh và việc rèn luyện những kỹ năng cơ bản Khi nói việc sử dụng tốt tiếng Anh, người ta hay nói đến việc rèn luyện 4 kỹ năng cơ bản thật tốt, đó là: nghe - nói - đọc - viết. Sử dụng tốt cả 4 kỹ năng trên, là một công việc rất khó khăn, đòi hỏi tất cả các bạn học tiếng Anh, đặc biệt là các bạn sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Tây Nguyên phải hết sức nỗ lực. * Kỹ năng Nghe (Listening Skill): Khi nghe tiếng Anh, ở cấp độ ban đầu, các bạn nên cố gắng nắm được ý chính, ý chủ đạo của người nói. Qua tham khảo ý kiến kết hợp kinh nghiệm của các thành viên trong nhóm, nhóm 2 cho rằng bản chất của giao tiếp ngôn ngữ là sự hiểu ý nhau; ở cấp độ cao hơn, cố gắng nắm được các chi tiết cụ thể hơn trong phát ngôn của người nói, càng cụ thể càng tốt. Để luyện kỹ năng nghe - hiểu, có điều kiện thì chúng ta tiếp xúc trực tiếp với người nước ngoài; nếu chưa có điều kiện , có thể nghe băng, đĩa, các chương trình phát tiếng Anh trên đài phát thanh, đài truyền hình v.v… Khi nghe, nếu có thể, nên ghi lại những gạch đầu dòng ý chính của người nói. * Kỹ năng Nói (Speaking Skill) Kỹ năng này thường gắn liền, đi đôi với kỹ năng nghe - hiểu; Vì nếu phát âm không chuẩn, thì dẫn đến việc chúng ta không nghe - hiểu được, mặc dù đó có thể là những từ ta đã biết, đã quen thuộc. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người học hiểu phát ngôn bằng tiếng Anh nhưng không thể diễn đạt được bằng lời nói. Khi thực hành kỹ năng nói, chúng ta nên lưu ý đặc biệt đến cách phát âm, trọng âm của từ và ngữ điệu của cả câu, ở những âm có trọng âm, người bản ngữ thường nói to hơn, nhấn mạnh hơn, những âm không có trọng âm thường nói nhỏ âm, hoặc thậm chí lướt qua. VD: interesting, amazing, difficult … Đặc biệt, các âm cuối thường được người bản ngữ phát âm rõ, để phân biệt ý nghĩa của các từ. Ngoài 4 kỹ năng quan trọng trên, để học tốt tiếng Anh, chúng ta cần học, nhớ từ mới, mở rộng vốn từ vựng. Bởi có trường hợp, ta ghép nghĩa từ theo kiểu tiếng Việt, nhưng trong tiếng Anh, họ có một từ riêng. VD: Từ “chương trình giảng dạy”, nếu ghép từ kiểu Việt Nam, ta nói là “teaching program”, nhưng họ có một từ riêng là “curriculum” v.v… * Kỹ năng Đọc (Reading Skill) Đối với người bắt đầu học tiếng Anh để có thể đọc được thì cần: ·      Đọc các văn bản từ ngắn đến dài, từ đơn giản đến phức tạp. ·      Đọc các văn bản thuộc các lĩnh vực khác nhau để lấy kiến thức chung, rồi đi sâu đọc các văn bản chuyên môn. Vì sao như vây? Bởi lẽ, nếu mới bắt đầu học tiếng Anh mà đọc ngay  những văn bản dài, bạn sẽ cảm thấy “choáng” bởi số lượng từ mới quá nhiều. Có lẽ, nên bắt đầu từ những văn bản ngắn (bài báo ngắn, điểm tin  ngắn…), với số lượng từ vừa phải. Khi đọc, cũng không cần tra từ điển tất cả các từ mới, chỉ nên tra nghĩa những từ khoá (keyword), xuất hiện nhiều lần trong văn bản. Và như vậy, ta sẽ nắm được nội dung chính của bài; Việc đọc các văn bản chuyên môn đương nhiên là cần thiết, tuy nhiên cũng nên đọc thêm các bài thuộc các lĩnh vực khác, để nắm thêm được từ mới, vì các lĩnh vực không hoàn toàn độc lập, mà vẫn có quan hệ tương tác với nhau. * Kỹ năng Viết (Writing Skill) Một đặc điểm của tiếng Anh đó là sự không thống nhất giữa cách đọc và cách viết, có những từ cách phát âm và các viết rất khác nhau. Bởi vậy, để viết đúng chính tả, không có cách nào khác là phải tập viết từ mới nhiều lần để ghi nhớ cách viết. Thêm nữa, khi viết một bài văn không nên viết những câu quá dài mà mình không nắm chắc ngữ pháp, an toàn hơn là nên viết những câu ngắn, ngữ pháp đúng, diễn đạt ý rõ ràng. PHẦN 5: KẾT LUẬN Qua kết quả khảo sát ý kiến các sinh viên bằng bảng hỏi được thiết kế cho đề tài, qua các số liệu từ bảng điểm của các sinh viên mà nhóm thu thập được đã cung cấp cho ta những thông tin khá đầy đủ về mặt bằng trình độ tiếng Anh của sinh viên, chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong trường Đại học Tây Nguyên cũng như ở các trung tâm trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Đối với năng lực của sinh viên thì qua kết quả điều tra cho thấy trình độ tiếng Anh của sinh viên và chất lượng giảng dạy của giáo viên trong khoa kinh tế của trường vẫn chưa cao so với các trường khác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. So với thành phố Hồ Chí Minh thì môi trường học tập, giao tiếp tiếng Anh ở trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột còn chưa phát triển, các sinh viên không có cơ hội để thực hành giao tiếp để duy trì và nâng cao năng lực của mình. Về chất lượng đào tạo của các trung tâm ngoại ngữ vẫn chưa cao, chưa theo kịp với sự phát triển chung của đất nước. Do động cơ học của sinh viên không rõ ràng, không có mục đích sau này cho nên việc nâng cao trình độ tiếng Anh của sinh viên trước hết cần phải thay đổi ý thức, động cơ học tập của sinh viên, đồng thời cũng thay đổi phương pháp giảng dạy và tạo một môi trường thuận lợi hơn cho sinh viên, để năng lực tiếng Anh của sinh viên được đào tạo ra cao hơn và chính xác hơn. BẢNG ĐIỀU TRA VỀ VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN Đối tượng áp dụng: Sinh viên khoa kinh tế trường đại học Tây Nguyên Mục tiêu: đánh giá trình độ tiếng Anh của sinh viên khoa kinh tế trường đại học Tây Nguyên, đề xuất một số kinh nghiệm về phương pháp học tiếng Anh Người thực hiện: Nhóm 2 lớp Kinh Tế Nông Lâm K07 Trường ĐH Tây Nguyên I. Thông tin cá nhân ( yêu cầu các bạn điền đầy đủ thông tin vào phần này) Họ tên: Lớp: ,Khóa Giới tính : Nam ¨ Nữ ¨ II. Nội dung bảng hỏi (đánh dấu X vào ô vuông ¨ bạn chọn) 1. Bạn học tiếng Anh từ khi nào? Cấp 1 ¨ Cấp 2 ¨ Cấp 3 ¨ 2. Bạn có thích học tiếng Anh không? Không thích ¨ Bình thường ¨ Thích ¨ Rất thích ¨ 3. Trung bình bạn dành thời gian cho việc tự học tiếng Anh là bao nhiêu giờ trong ngày ? (đánh dấu X vào khoảng thời gian bạn chọn trên đồ thị) 0----------1----------2----------3----------4----------5----------6----------7---à 4. Bạn học tiếng Anh như thế nào? Tự học tại nhà ¨ Đi học thêm ¨ Cả học thêm và tự học tại nhà ¨ Chỉ học tại nhà khi có kì kiểm tra hoặc ôn tập ¨ Không học, chép bài bạn khi kì thi đến ¨ 5. Bạn có thường xuyên sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống thường ngày không? Không bao giờ ¨ Thỉnh thoảng ¨ Thường xuyên ¨ 6. Nếu bạn sử dụng tiếng Anh trong đời sống hằng ngày thì bạn sử dụng vào việc gì? Giao tiếp ¨ Tra cứu tài liệu ¨ Chơi games ¨ 7. Tiếng Anh có cần thiết cho bạn không? Không cần thiết ¨ Cần thiết ¨ Rất cần thiết ¨ Không biết ¨ Tại sao? 8. Trình độ tiếng Anh (nếu có) của bạn là: Trình độ A ¨ Trình độ B ¨ Trình độ C ¨ Trình độ khác ¨ Chưa có chứng chỉ ¨ 9. Bạn học chứng chỉ tiếng Anh ở đâu?(nếu có) Trung tâm ngoại ngữ tin học trường Đại học Tây Nguyên ¨ Trung tâm ngoại ngữ tin học Đinh Tiên Hoàng ¨ Trung tâm ngoại ngữ Anh Quốc ¨ Trung tâm khác(T.T:……………………………………......) ¨ 10. Tình hình sĩ số lớp bạn học như thế nào? Trường học Trung tâm Đầy đủ (……..người) ¨ (…..người) ¨ Lúc đầu đi đủ, sau thì về dần ¨ ¨ Các bạn bỏ học(……người) ¨ (…..người) ¨ Không biết ¨ ¨ 11.Thời gian chương trình học của bạn Trường học Trung tâm Số tiết học/tuần …….… Số giờ học/ngày …….…. Số tuần học/kì ………. Thời gian đào tạo (tháng) …….…. Tổng số học kì …….…. 12. Bạn có tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong giờ học không? Thường xuyên ¨ Thỉnh thoảng ¨ Chỉ trả lời khi được hỏi ¨ 13. Bạn tự đánh giá về trình độ tiếng Anh của bạn hiện nay như thế nào?(đánh dấu X vào khoảng bạn chọn) 0-----1-----2-----3-----4-----5-----6-----7-----8-----9-----10 14. Bạn gặp khó khăn gì khi học tiếng Anh? 15. Bạn hãy đánh giá các tiêu chuẩn ở trung tâm (trường đại học) dạy tiếng Anh mà bạn học. Nơi học: (Theo từng chỉ tiêu đánh dấu X vào khoảng mà bạn chọn) 16. Bạn có lời khuyên gì để cho mọi người học tiếng Anh tốt hơn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnang_luc_tieng_anh_cua_sinh_vien_khoa_kinh_te_truong_dai_hoc_tay_nguyen_3735.doc
Tài liệu liên quan