Đề tài Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản

Một định nghĩa khác về văn hóa kinh doanh: Văn hóa, nhất là văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp hay văn hóa tổ chức được hiểu là một hệ thống các giá trị. Các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do các thành viên trong doanh nghiệp đó sáng tạo và tích lũy trong quá trình tương tác với môi trường bên ngoài và hội nhập bên trong tổ chức. Văn hóa này sẽ được dùng để đánh giá các hành vi, do đó, được chia sẻ và phổ biến rộng rãi giữa các thế hệ thành viên như một chuẩn mực để nhận thức, tư duy và cảm nhận trong mối quan hệ với các vấn đề mà họ phải đối mặt. Những thách thức lớn trong quá trình hội nhập (Phần I) – Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (Ngô Quý Nhâm – Giảng viên, chuyên gia tư vấn về Quản trị nguồn nhân lực và Văn hóa doanh nghiệp, Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngoại thương Hà Nội ).

doc86 trang | Chia sẻ: DUng Lona | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiệp nói trên chính là nền tảng chủ yếu. “Những nguyên tắc cốt yếu đối với công ty Thực hiện trách nhiệm của chúng ta với tư cách là một hãng, thúc đẩy tiến bộ xã hội, đóng góp vào việc nâng cao phúc lợi xã hội và góp phần phát triển văn hóa nhân loại. Những tín điều đối với nhân viên Tiến bộ và phát triển chỉ có thể đạt được nhờ sự hợp tác và cùng nỗ lực của tất cả các thành viên trong công ty. Mỗi người trong chúng ta đều phải cố gắng phấn đấu vì sự thành công và phát triển không ngừng của công ty. Hãy thường xuyên tâm niệm tín điều này. 7 giá trị tinh thần cần tôn trọng Phụng sự tổ quốc thông qua những đóng góp vào ngành công nghiệp Thật thà Hài hòa và hợp tác Phấn đấu vì sự thành công Lịch sự và nhún nhường Thích nghi và hòa nhập Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Chấp nhận và tuân thủ những giá trị này cho phép chúng ta hình thành nên một hệ thống các giá trị tinh thần vững chắc ; làm tăng thêm sự gắn bó về niềm mong ước của đội ngũ nhân viên hùng hậu trải rộng trên khắp các châu lục ; cho phép một tổ chức phức tạp và phân tán như chúng ta thể hiện được hình ảnh về một khối thống nhất, về sự hậu thuẫn đối với công việc kinh doanh ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn. ” 2.2.3. Tinh thần Sato 2.2.3.1. Giới thiệu đôi nét về Tập đoàn Sato Kể từ khi được thành lập vào năm 1940 để phát triển, sản xuất và bán các loại máy chế biến tre, mây và cọ, tập đoàn Sato Corporation luôn luôn nỗ lực thực hiện những ý tưởng sáng tạo không ngừng của ngài chủ tịch Yo Sato để tiến tới đáp ứng yêu cầu của xã hội về những giải pháp tiết kiệm sức lao động. Vào năm 1962, công ty sáng tạo và phát triển chiếc máy dán nhãn mác đầu tiên trên toàn thế giới và trở thành người tiên phong trong công nghệ dán giá. Chiếc máy dán nhãn mác bằng tay ngay lập tức đã trở thành sản phẩm bán chạy nhất thế giới – một phần nhờ vào sự phát triển nhanh chóng của hệ thống siêu thị ở Nhật Bản. Vào năm 1974, Sato đã phát triển chiếc máy in đầu tiên trên thế giới có khả năng in ra mã vạch và hệ chữ OCR (Optical Character Recognition –nhận dạng chữ quang học). Tập đoàn cũng mở rộng để sản xuất ra loại nhãn mác đặc biệt dùng cho chiếc máy in đó và củng cố vị trí dẫn đầu trong hệ thống làm nhãn mác sản phẩm. Máy in Barcodes nhanh chóng thu hút được sự quan tâm bởi sự chính xác, tốc độ cao và chi phí thấp. Chúng nhanh chóng lan rộng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp. Nắm lấy cơ hội này, Sato đã phát triển chiếc máy in điện tử dùng cho cả những người bán lẻ và các nhà máy. Tập đoàn đã đạt được sự tăng trưởng vượt bậc trong lĩnh vực tạo ra hệ thống nhận dạng tự động và trở thành nhà cung cấp với khối lượng tiêu thụ chưa từng có. Vào năm 1993, Tập đoàn Sato lấy tên chính thức là “Data Collection Systems (DCS) & Labeling” (Hệ thống thu thập dữ liệu và nhãn mác). Những kinh nghiệm tích lũy qua quá trình lịch sử lâu đời đã đem lại khả năng thỏa mãn những nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng. Cùng với đó sự phong phú, dồi dào của những ý tưởng mới tạo ra bởi nhân viên đã giúp Sato tạo nên những sản phẩm và dịch vụ duy nhất trên toàn thế giới. Và ngày nay “The DCS & Labeling” đã trở thành tên gọi của tất cả các công ty Sato trên toàn thế giới. 2.2.3.2. Triết lý kinh doanh của Sato Triết lý kinh doanh của tập đoàn Sato được đúc kết rất ngắn gọn trong nhiệm vụ và nguyên tắc của công ty: “Nhiệm vụ Nhiệm vụ của chúng ta là xây dựng một mô hình sản xuất và kinh doanh lý tưởng, nỗ lực hết mình vì một môi trường sống tiến bộ và thịnh vượng, góp phần vào sự phát triển chung của cộng đồng thế giới. Nguyên tắc Toàn thể thành viên Sato cùng hợp tác vì sự tiến bộ và phát triển. Trên tinh thần làm việc hợp tác chặt chẽ, chuyên nghiệp và chuyên sâu, cùng với nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của tập đoàn chúng ta, mỗi thành viên Sato tin chắc rằng chúng ta phải làm việc như một khối đoàn kết nhất trí để hoàn thành nhiệm vụ của mình.” Vị cố chủ tịch của Sato đã sớm hiểu ra rằng để quản lý thành công một doanh nghiệp thì yếu tố quan trọng hơn cả là một triết lý công ty đúng đắn vì khi thiết lập được triết lý công ty đúng đắn, người quản lý sẽ biết cách dùng người, kỹ thuật và ngân sách. Hay nói một cách khác, con người, kỹ thuật và ngân sách được phát triển chính xác hơn vì công ty đã hình thành triết lý công ty đúng đắn. Từ đó, bằng việc suy nghĩ ngiêm túc hơn về nhiệm vụ của nhà sản xuất và việc tự đặt ra câu hỏi: “Nhiệm vụ của chúng ta trong những công việc này là gì?”, cố chủ tịch Sato đã xác định được nhiệm vụ của công ty, xây dựng chúng thành những chính sách quản lý (hay triết lý) và tiến hành quản lý công ty theo những quy tắc cơ bản này cho đến ngày nay. Cựu chủ tịch Sato đã từng nói: “Việc hình thành một triết lý công ty rõ ràng cho Sato đã giúp tôi có niềm tin vững chắc hơn trước đây, giúp tôi có những bước tiến mạnh dạn hơn trong việc quản lý để tôi có thể nói rõ ràng những điều cần nói, làm những điều cần làm với sự kính trọng nhân viên và khách hàng”. Chính nhờ việc xây dựng nên một triết lý công ty đúng đắn ngay từ đầu – triết lý mà vẫn được các nhân viên của tập đoàn trên khắp thế giới đọc vào mỗi buổi sáng và đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi thành viên – cùng với những phương hướng cụ thể, Sato đã đứng vững qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế và không ngừng phát triển. Khi mà rất nhiều các công ty bị phá sản vì nền kinh tế bong bóng, như một căn bệnh chung đã nhấn chìm Nhật Bản, Sato đơn giản vẫn tiếp tục phương châm như đã nêu “Tập trung vào nhiệm vụ chính là sản xuất và bán hàng”. Sato đã không bị lún sâu vào những hoạt động của nền kinh tế bong bóng, chỉ đơn giản tập trung và duy trì nhiệm vụ của mình – chính điều này đã giúp Sato vượt qua được những giai đoạn khó khắn và đứng vững. 2.2.3.3. Bản báo cáo ba dòng OIP – linh hồn của Sato Có một điều mà cố chủ tịch Sato luôn nhấn mạnh và mỗi thành viên Sato đều tâm niệm đó là: Sato sẽ không tồn tại nếu không có bản báo cáo ba dòng OIP, báo cáo ba dòng OIP là điều thiết yếu trong chính sách quản lý cơ bản của Sato. Bản báo cáo ba dòng lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1975 với cái tên: “Bản báo cáo hàng ngày của công ty”, sau đó đổi thành: “Báo cáo về suy nghĩ hoặc các phát kiến có thể cải thiện công ty” và cuối cùng có tên chính thức là “Báo cáo về những ý kiến độc đáo, các phát minh và đề nghị có thể cải tạo công ty”. “Bản báo cáo ba dòng OIP” là một biệt danh dùng để chỉ bản báo cáo này. Nguyên nghĩa của OIP: The report of the staff’s original ideas, inventions and proposals useful for making Sato a better company. (Bản báo cáo về những ý kiến độc đáo, các phát minh và đề nghị có thể cải tạo công ty). Trong đó: O: Original idea (ý tưởng sáng tạo) I: Inventions (sáng kiến) P: proposals (đề nghị, đề xuất) Đối với tập đoàn Sato, điều quan trọng nhất vẫn là trí tuệ của mọi người, mọi thành viên trong công ty. Sato đã phát triển hệ thống OIP, một hệ thống được đặt ra nhằm tập hợp trí tuệ của mọi thành viên. Còn về phía các thành viên trong công ty, việc viết báo cáo hàng ngày khiến cho họ luôn luôn phải suy nghĩ, động não, cẩn thận xem xét các sự việc và suy nghĩ lại toàn bộ. Hơn nữa, phải viết ba dòng, không chỉ viết về những gì mình nghĩ, mà phải tìm ra nguyên nhân và những suy nghĩ làm tăng ý kiến đề xuất giải quyết công việc. Đôi khi sự việc thôi thúc họ viết dài hơn và họ phải động não để dồn lại trong ba dòng mà vẫn chứa đựng đầy đủ thực chất vấn đề. Có thể nói, việc viết báo cáo hàng ngày và phải tổ chức các tài liệu trong ba dòng đã giúp những thành viên Sato rất nhiều trong việc vận động trí não, và từ đó sẽ tăng các ý kiến độc đáo và sáng tạo. Và từ việc đào sâu suy nghĩ để viết báo cáo mỗi ngày, đóng góp cho sự cải tiến không ngừng của công ty, mỗi thành viên Sato giờ đây đã cảm nhận được niềm vui thích và đặc ân được viết report. Bản báo cáo ba dòng OIP là tài sản vô giá của công ty, là một nguồn sáng tạo vô tận, là kết tinh tri thức của cả tập đoàn. Về lợi ích của bản báo cáo, chủ tịch Fujita đã nói trong bài “Một cách tiếp cận khác đối với bản báo cáo ba dòng OIP” (“Tạp chí nội bộ của công ty” (Rentai)): Tôi tin rằng tất cả mọi nhân viên đều thấy được tầm quan trọng của bản báo cáo ba dòng đối với sự phát triển của tập đoàn Sato. Báo cáo về những ý tưởng độc đáo, những phát minh và sáng kiến để cải thiện công ty cùng với những biện pháp để đạt được những cải thiện đó là động lực quan trọng cho sự phát triển của từng cá nhân.” Hệ thống báo cáo “ba dòng” là một hệ thống quản lý quan trọng nhất của tập đoàn Sato, có thể gọi nó là “cuộc sống” của công ty. Hệ thống báo cáo OIP thể hiện khả năng suy nghĩ của mỗi người. Sự sáng tạo là rất cần thiết trong tất cả các hoạt động hợp tác tập thể: trong quá trình phát triển, sản xuất, bán hàng và quản lý hành chính. Để có sự sáng tạo, khôn khéo thì khả năng suy nghĩ là rất cần thiết. Và khả năng suy nghĩ là những “điểm sáng” thiết yếu thúc đẩy các hoạt động của công ty. Bằng cách duy trì việc viết báo cáo OIP, bạn sẽ trau dồi được khả năng suy nghĩ, sáng tạo của mình. Và sự hợp lực của tất cả những suy nghĩ, sáng tạo của tất cả nhân viên sẽ tạo một động lực mạnh mẽ trong toàn công ty. 2.2.3.4. Tinh thần Sato Tinh thần Sato là tất cả những nét văn hóa tinh hoa của Sato, những giá trị tinh thần vô giá của Sato, những đặc điểm đặc trưng tiêu biểu mà đã và vẫn sẽ xuyên suốt theo sự phát triển của công ty, như dòng máu nóng và nguồn sực mạnh của cả tập đoàn, tạo nên sự vững mạnh và không ngừng phát triển của Sato trong hơn 60 năm qua. Tinh thần ấy được thể hiện qua bài bát của công ty mà mỗi thành viên của Sato trên khắp thế giới đều hát vào mỗi buổi sáng trước khi bắt đầu một ngày làm việc. “Dù chỉ là một hòn đá nhỏ khi rơi xuống nước cũng sẽ tạo ra những vòng sóng lan rộng trên mặt hồ. Vì thế, mỗi chúng ta hãy cùng đốt cháy ý chí, tham vọng của mình, và hãy cố gắng hết sức ngay từ công việc của ngày hôm nay. Sáng tạo không ngừng, sáng tạo không ngừng, đó chính là Sato của chúng ta.” Bài hát của Sato – nơi hội tụ tinh thần Sato đã trở thành động lực tinh thần của mỗi thành viên Sato, biến Sato thành một môi trường làm việc lý tưởng, nơi mà mỗi thành viên cùng nhau làm việc, cùng nhau chia sẻ những giá trị chung mà họ luôn luôn tự hào. Đó là một môi trường mà hành động được thực hiện đi đôi với lời nói, một nền văn hóa độc lập có thể đứng vững trên đôi chân của chính mình, tạo dựng nên một cấu trúc công ty vững chãi, không bị những đợt sóng xã hội ồ ạt xô đẩy, quyết đoán trong công việc của mình chứ không chỉ biết làm theo người khác. Trái tim Sato là một trái tim luôn hân hoan trước sự thay đổi, và chừng nào còn có tinh thần này thì Sato sẽ còn tiến bộ, sẽ trường tồn cùng thời gian và sẽ tiếp tục khơi nguồn cảm hứng cho nhân viên của mình. Tinh thần Sato còn bao gồm cả việc đến tận nơi làm việc, tận mắt kiểm tra mọi thứ chứ không chỉ đơn thuần chấp nhận những gì mình được báo cáo. Bởi vì thiếu kiến thức sẽ khiến chúng ta trở nên yếu thế và hay lẩn tránh trách nhiệm nên mọi thành viên của Sato đều không ngại ngần khi đến tận nơi sản xuất để chứng kiến mọi việc xảy ra và kiểm tra cẩn thận, hay lắng nghe ý kiến khách hàng, từ đó đưa ra những quyết định kịp thời và sắc bén. ở Sato, mọi người không bao giờ quay lưng lại với những lời phàn nàn, góp ý. Mọi nhân viên Sato đều nhận thức được rằng nếu chúng ta tiếp nhận những lời phàn nàn với một thái độ đúng đắn, không trốn tránh trách nhiệm sẽ giúp Sato tiến lên, điều này là nguồn động lực hỗ trợ đưa Sato vững bước trong tương lai. Tinh thần Sato còn là một tinh thần luôn tự tìm cho mình con đường tìm tòi học hỏi với một trái tim không rời xa thực tế, một ý chí luôn cố gắng làm cho công việc thú vị hơn; đó còn là một tinh thần không nhượng bộ, kiên trì đến cùng, những nỗ lực cố gắng hàng ngày sẽ được tích tụ dần dần trở thành thói quen tốt về tính kiên trì, nghiêm khắc trong công việc. Văn hóa Sato là văn hóa chia sẻ thông tin. ở Sato, thông tin từ nhân viên bình thường đến nhân viên cao cấp sau đó lại quay trở về nhân viên bình thường bao gồm cả những thông tin quan trọng, điều này đã tạo nên một môi trường làm việc có tính hợp tác, và một nền văn hóa nói lên sự thực một cách chân thật, nhờ vậy mà Sato luôn đi đúng hướng. Tất cả những nét trong văn hóa Sato, tinh thần Sato trên đây đều hội tụ trong một yếu tố duy nhất - đó là bản báo cáo ba dòng OIP. OIP là động lực phát triển của Sato, và OIP cũng chính là linh hồn cho sự phát triển của Sato trong hơn 60 năm qua và trong cả tương lai. Chương 3 Những bài học áp dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam 3.1. Thực trạng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam Khái niệm văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp mới chỉ du nhập vào Việt Nam khoảng từ giữa thập kỉ 90, đối với các doanh nghiệp Việt Nam thì đây vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ. Tuy nhiên từ năm 2003 trở lại đây nó cũng đã nhận được những sự quan tâm từ phía Nhà nước, các cơ quan chức năng và toàn xã hội và bản thân các doanh nghiệp. Có thể thấy được điều này qua việc hàng năm cả nước dành ngày 13 – 10 là ngày Doanh nhân Việt nam để tôn vinh các doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn có các cuộc thi và các cuộc bình chọn dành cho các doanh nghiệp, góp phần giúp các doanh nghiệp tạo lập chỗ đứng của mình trên thị trường và trong lòng người tiêu dùng. Tiêu biểu là cuộc thi Sao vàng đất Việt được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh các thương hiệu, sản phẩm tiêu biểu và các doanh nghiệp có những đóng góp nhất định cho nền kinh tế. Bắt đầu triển khai từ năm 2003, năm 2004 đã có 128 doanh nghiệp đạt giải thưởng này và đến năm 2005 đã có tới 171 doanh nghiệp đạt giải, điều này chứng tỏ các doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến việc tạo lập uy tín trên thị trường. Cuộc bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao cũng thể hiện một sự quan tâm của toàn xã hội đến giới doanh nhân, giải thưởng của cuộc bình chọn này – Logo HVNCLC – là một tài sản vô hình quý giá cho các doanh nghiệp không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trên thế giới. Có thể thấy một điều rằng, rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã ý thức được tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc xây dựng văn hóa kinh doanh cho doanh nghiệp mình, xây dựng hình ảnh về mình, về sản phẩm của mình cũng như tạo lập và khẳng định uy tín của mình trên thị trường. Và Nhà nước cũng như toàn xã hội cũng đã dành sự quan tâm hơn đến các doanh nghiệp, góp phần tạo nên cơ sở thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy những tiềm năng, củng cố khả năng cạnh tranh trong thời kỳ mới. 3.1.1. Về văn hóa kinh doanh ở nước ta hiện nay Văn hóa kinh doanh Việt Nam là một phần của văn hóa dân tộc được lưu truyền và bồi đắp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Văn hóa kinh doanh nước ta cũng tiếp thu những nhân tố văn hóa trong kinh doanh hình thành qua nhiều năm của các nền kinh tế hàng hóa trên thế giới, đồng thời tiếp thu và phát huy những tinh hoa văn hóa trong kinh doanh của cha ông trên cơ sở đó vận dụng phù hợp với đặc điểm xã hội hiện nay. Đó chính là sự kết hợp giừa truyền thống và hiện tại, giữa văn hóa dân tộc và văn minh nhân loại để hình thành nên nền văn hóa kinh doanh đặc sắc của Việt Nam. Về văn hóa kinh doanh ở Việt Nam, ngay từ đầu thế kỷ 20 người thầy lỗi lạc trong giới doanh thương Việt Nam – Lương Văn Can – đã đưa ra những nguyên nhân khiến cho thương mại không phát triển, đó cũng chính là những hạn chế của người Việt Nam: Người mình không có thương phẩm – Không có kiên tâm – Không có tín thực – Không có nghị lực – Không biết trọng nghề – Không có thương học – Kém đường giao thiệp – Không biết tiết kiệm – Khinh nội hóa Những nhận định này không phải không có cơ sở của nó. Cho đến tận bây giờ chúng ta nhìn lại nhận định của người xưa vẫn còn thấy sâu sắc, đúng đắn. Và nếu chúng ta thử so sánh với thế hệ ngày nay thì cũng thấy diện mạo doanh nhân và doanh nghiệp chưa khác được bao nhiêu “Văn hóa doanh nghiệp chính là đạo làm giàu” – Dương Trung Quốc ( ) . Vậy thì chúng ta hãy cùng thử làm một phép so sánh để có được một cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Không có tín thực (thiếu chữ tín) Có thể nói rằng đây vẫn luôn là một trong những điểm yếu lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam từ xưa đến nay. Xuất thân từ nền kinh tế tiểu nông, lại thường xuyên phải đương đầu với những hoàn cảnh tự nhiên và xã hội nhiều bất trắc, con người Việt Nam thường có tầm nhìn thấp, ngắn hạn, hay thay đổi và muốn đi đường tắt, thay vì kiên nhẫn chờ đợi kết quả lâu dài (Tham luận của Thạc sĩ Nguyễn Hoàng ánh (trường Đại học Ngoại Thương) tại Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần II). “Văn hóa kinh doanh – Chữ tín làm trọng” – (15.7.2004) Và cho đến ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài cũng đưa ra những nhận xét tương đồng: bối cảnh xã hội và môi trường kinh tế Việt Nam thuộc loại “low trust society” (xã hội thiếu chữ tín). Có thể thấy ngay điểm yếu này qua việc rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài thường không coi trong chữ tín, hay viện dẫn các lý do khách quan để khước từ việc thực hiện cam kết, để lại ấn tượng không tốt cho các đối tác. Nghiêm trọng hơn là nhiều người lại không cho đây là khiếm khuyết mà lại coi đó là đường lối khôn ngoan, rồi chê bai đối tác là thiếu thông cảm, không uyển chuyển. Nhìn ra thế giới, giới doanh nhân Trung Quốc đã được cả thế giới biết đến với tinh thần cộng đồng cao, người Nhật Bản được vị nể và đánh giá cao bởi chữ tín. Còn các doanh nghiệp Việt Nam thì khả năng tạo dựng lòng tin, chữ tín và tính liên kết trong kinh doanh vẫn được coi là những điểm yếu. Do vậy, các doanh nghiệp thiếu một yếu tố quan trong cho sự tăng trưởng và phát triển, đó là tính bền vững. Tất nhiên, chúng ta không thể không kể đến vai trò của yếu tố môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh Việt Nam vẫn còn rất thiếu tính đồng bộ, tính ổn định, các chính sách của Chính phủ thường thay đổi, và khi thay đổi lại không tính đến quyền lợi của những người có liên quan. Đây là một khiếm khuyết quan trọng, gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp và làm cho môi trường kinh doanh Việt Nam kém hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Không có thương phẩm Thương phẩm ở đây có thể được hiểu là hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp, là kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cũng là một trong những yếu tố đánh giá mức độ trưởng thành của văn hóa doanh nghiệp. Trong đó, yếu tố dễ nhận biết nhất chính là thương hiệu của sản phẩm. Một thực tế cho thấy là hiện nay đã có khá nhiều thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam tạo dựng được uy tín trên thị trường như Bitis, May 10, Trung Nguyênchứng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có sự quan tâm đến việc gây dựng hình ảnh, tạo dựng thương hiệu, nâng cao uy tín và cam kết với người tiêu dùng về chất lượng của sản phẩm. Bước tiếp theo và cũng rất quan trọng mà các doanh nghiệp cần quan tâm hiện nay đó chính là làm sao để giữ được niềm tin của người tiêu dùng, của đối tác đối với hệ thống sản phẩm của mình. Để làm được điều này doanh nghiệp cần quan tâm đến việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và các dịch vụ sau bán hàng. Một minh chứng cụ thể về vấn đề này: Nếu như năm 1997, năm đầu tiên Giải thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao được tổ chức chỉ có 112 doanh nghiệp được bình chọn thì đến năm 2003 đã có tới 447 doanh nghiệp được người tiêu dùng bình chọn là có hàng chất lượng cao, và năm 2005 con số này đã lên tới 548 doanh nghiệp Website Hàng Việt Nam chất lượng cao – . Đây là một thực tế rất đáng mừng, và đây cũng là một điểm khác biệt so với các doanh nhân Việt Nam thời xưa. Không có kiên tâm Như Thạc sỹ Nguyễn Hoàng ánh đã nhận xét : người Việt Nam thường có tầm nhìn thấp và ngắn hạn, hay thay đổi và muốn đi đường tắt, thay vì kiên nhẫn chờ đợi kết quả lâu dài. Đó chính là không có kiên tâm. Đây là kết quả của một nền văn hóa được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và phức tạp cộng với những ảnh hưởng của môi trường kinh doanh. Khi nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi sang cơ chế thị trường, khi mà môi trường kinh doanh, môi trường pháp luật còn chưa ổn định và nhiều khe hở, khát vọng làm giàu, chạy theo lợi nhuận cộng với tầm nhìn ngắn hạn đã nảy sinh tư tưởng làm ăn gian dối, đánh quả, chụp giật...gây nên những ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và hình ảnh của các doanh nghiệp Việt Nam trong mắt đối tác nước ngoài. Có những doanh nghiệp vừa nổi lên như một tấm gương kinh doanh thành đạt đã bị đưa ra toà vì trốn thuế hoặc tham ô tài sản nhà nước như hãng nước hoa Thanh Hương, Minh Phụng Epco, Tân Trường Sanh, Đông Nam Associates Hay vụ án kinh tế gần đây như Lã Thị Kim Oanh, Nguyễn Thị Bé Tư hay các vụ án của TCT Hàng không Việt nam, vụ án của TCT Điện lực... Những ví dụ rất điển hình trên đã cho chúng ta thấy rằng nếu thiếu một phương hướng kinh doanh đúng đắn, thiếu đi cái tâm trong kinh doanh thì các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể đứng vững trước làn sóng dữ của cơ chế thị trường. Không có thương học  “Thương học” ở đây là một khái niệm rộng, nó bao gồm việc học tất cả những kiến thức, kĩ năng cần thiết cho việc kinh doanh, cho hoạt động thương nghiệp như là: kiến thức về kinh doanh, khả năng và năng lực lãnh đạo, trình độ của người lãnh đạo, những hiểu biết, trình độ nhận thức của doanh nhân về kinh doanh, về pháp luậtVà “thương học” cũng là một trong những điều kiện cơ bản, chủ yếu cho một nền văn hóa kinh doanh vững mạnh. Bởi vì chỉ có thể xây dựng được văn hóa doanh nghiệp khi bản thân người lãnh đạo và những thành viên trong doanh nghiệp đó là những người có trình độ văn hóa, có sự hiểu biết về văn hóa doanh ngiệp. Từ đó họ mới xác định rõ được những giá trị văn hóa của mình, những giá trị mà họ mong muốn có được trong doanh nghiệp. Một điều hiển nhiên là chúng ta không thể xây dựng nên cái mà chính chúng ta cũng không thể hiểu. Nhưng nếu chỉ có văn hóa thôi thì chưa đủ, một điều kiện cốt yếu nữa là người lãnh đạo doanh nghiệp cần có kiến thức, có trình độ hiểu biết, có tầm nhìn xa trông rộng. Có như thế họ mới vạch ra được phương hướng, mục đích kinh doanh đúng đắn và những chiến lược cụ thể để dẫn dắt mọi thành viên của doanh nghiệp đi đúng hướng. Điều này cũng đã được nhắc đến trong phần 1.3.2. “Phong cách lãnh đạo – một nhân tố quyết định đối với văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp” Về vấn đề này, chúng ta có thể nhận thấy ở Việt Nam hiện nay có những đặc điểm nổi bật sau: Đội ngũ doanh nhân Việt nam ngày càng được trẻ hoá. Theo kết quả điều tra của đề tài KX – 07 – 14 Vũ Quốc Tuấn, Để hình thành và phát triển tầng lớp doanh nhân Việt nam, DNVN, trang 19 –20 tiến hành năm 1998 thì độ tuổi trung bình của giám đốc là 40, trong đó từ 40 – 49 chiếm 42%, 50 – 59 chiếm 32% còn độ tuổi 30 – 39 là 20%. Như vậy, đội ngũ doanh nhân Việt nam phần lớn đều nằm trong độ tuổi sung sức. Đây là một thuận lợi lớn cho việc học hỏi, tiếp thu các kiến thức, kinh nghiệm từ bên ngoài của doanh nghiệp Việt nam Đề tài: Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt nam trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới – Th.S Nguyễn Hoàng ánh và nhóm nghiên cứu, 54. Trình độ chung của doanh nhân cũng tăng lên nhiều. Các số liệu điều tra đã cho thấy, không chỉ những người có học hành mới bắt tay vào kinh doanh, mà ngay cả những người đang là doanh nhân cũng muốn học hỏi, nâng cao trình độ của mình. Theo đề tài KX – 07 – 14, 77% giám đốc có trình độ đại học. Đặc biệt trong đề tài này, con số giám đốc và Trưởng phòng kinh doanh có trình độ trên đại học lên tới 22,52% 2 Tuy nhiên, doanh nhân Việt nam nói chung đều thiếu các kiến thức về kinh doanh trong thời kỳ đổi mới. Theo đề tài KX – 07 – 14, chỉ có 8% số người được hỏi được đào tạo về quản trị kinh doanh, 12,2% được đào tạo về quản lý nói chung. 65% cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước được đào tạo trước năm 1989, nhiều kiến thức không còn phù hợp với cơ chế mới. Với đội ngũ người quản lý trong các doanh nghiệp tư nhân, thiếu hụt này còn rõ ràng hơn. Chỉ có 30% chủ doanh nghiệp qua các lớp quản lý trên dưới 3 tháng, 25% chủ doanh nghiệp biết rõ Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân, 25% biết Luật Lao động, 22% biết Luật Phá sản, đặc biệt chỉ có 8% người được hỏi biết về Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Luật được quan tâm nhiều nhất là các luật thuế cũng chỉ có 44% số người được hỏi biết rõ các luật này. Có thể thấy rằng, trình độ về “thương học” của các doanh nhân Việt Nam cũng đã có rất nhiều thay đổi đáng mừng. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã ý thức được vai trò quan trọng của yếu tố văn hóa trong kinh doanh, tầm quan trọng của việc xây dựng một nền văn hóa vững mạnh cho mình. Tuy nhiên, sự thay đổi này vẫn chưa đủ để tạo nên bộ mặt mới cho nền văn hóa kinh doanh ở Việt Nam. Còn về các yếu tố khác như: “Không có nghị lực” , “không biết trọng nghề”, “Kém đường giao thiệp”, “Không biết tiết kiệm”, “khinh nội hóa”, chúng ta cũng đã thấy có nhiều sự thay đổi, nhiều sự tiến bộ rất đáng mừng trong đội ngũ doanh nhân Việt Nam, đặc biệt là các doanh nhân trẻ tuổi. Đã có rất nhiều điển hình trong xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam trong những năm gần đây, tạo nên một nét mới cho nền văn hóa kinh doanh Việt Nam. Trong số đó có thể kể đến như FPT, Vinamilk, Công ty gạch Đồng Tâm Đây chính là những nhân vật tiên phong mở đường cho quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam. Và nếu nhìn vào những nỗ lực của lớp doanh nhân Việt Nam hôm nay, cộng với sự quan tâm của xã hội – thể hiện qua giải Sao vàng đất Việt được tổ chức riêng cho các doanh nghiệp trẻ – và còn rất nhiều cuộc thi khác dành cho các bạn sinh viên, những doanh nhân tương lai, những người sẽ góp phần tạo nên bộ mặt văn hóa kinh doanh của đất nước trong một tương lai không xa. Có thể kể đến hai cuộc thi là Cuộc thi Sinh viên khởi nghiệp do báo Diễn đàn doanh nghiệp phối hợp với Trung tâm thông tin kinh tế (Bộ Ngoại giao) tổ chức, hay Cuộc thi Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ do Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam tổ chức hàng năm. Với mục đích tìm kiếm, bồi dưỡng và phát triển các tài năng kinh doanh trẻ, những cuộc thi như thế sẽ góp phần phát triển đất nước phồn vinh, đào tạo một lực lượng các doanh nhân trẻ có đủ trình độ và kĩ năng cần thiết để có thể thành công trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Tin rằng với sự ủng hộ quan tâm của Nhà nước và toàn xã hội, cùng với sự nhận thức của bản thân các doanh nghiệp, chắc chắn những đặc điểm trên đây sẽ không còn là yếu điểm của các doanh nghiệp Việt Nam nữa. 3.2. Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam từ văn hóa kinh doanh Nhật Bản Trước thực trạng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, chúng ta thấy rằng nền văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất nhiều điểm yếu kém, và nó sẽ là một trong những cản trở trong quá trình hội nhập quốc tế và hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để xây dựng nền văn hóa cho mình. Trong quá trình đó, từ những mô hình thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể tự rút ra những bài học cho mình. Điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp cần vận dụng sáng tạo những ưu điểm trong văn hóa kinh doanh Nhật vào môi trường Việt Nam, đối với người lao động Việt Nam, từ đó hình thành một nền văn hóa vững mạnh và tiến bộ. 3.2.1. Xác định mục đích và phương hướng kinh doanh đúng đắn Phương hướng kinh doanh chính là con đường mà doanh nghiệp đạt đến mục đích. Trong phương hướng kinh doanh thì yếu tố mục đích kinh doanh có vai trò quyết định, nhưng ngược lại phương hướng kinh doanh lại liên quan trực tiếp đến việc thực hiện mục đích kinh doanh. Điều này có nghĩa là không thể đạt được mục đích bằng mọi cách mà phải tuân theo những nguyên tắc luật pháp và đạo đức trong khi thực hiện các phương pháp kinh doanh, đó chính là văn hóa trong phương pháp kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xác định một phương hướng kinh doanh đúng đắn là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường. Nếu một doanh nghiệp không xác định được phương hướng kinh doanh đúng đắn thì dù có cố gắng đến đâu cũng khó có thể thành công và phát triển lâu dài được. Do đó, bước đầu tiên mà các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm thực hiện là tìm cho mình một phương hướng và mục đích kinh doanh đúng đắn. Trên thực tế, về phương pháp kinh doanh thường có những điểm chung như sau: Tuân thủ pháp luật (kể cả pháp luật quốc gia, quốc tế cũng như điều lệ, nội quy của từng doanh nghiệp); đảm bảo minh bạch, công khai trong kinh doanh. Chú trọng khoa học quản lý, tuân theo các nguyên lý quản lý khoa học, dựa vào khoa học mà tổ chức bộ máy quản lý, thực hiện các phương pháp kinh doanh. Dựa vào khoa học, kỹ thuật, vận dụng công nghệ tiên tiến trong điều hành sản xuất kinh doanh. Chú trọng quan hệ con người (đây cũng là một khuynh hướng mới của phương pháp kinh doanh hiện đại); phát huy năng lực xã hội (còn gọi là vốn xã hội) bao gồm năm nhân tố: giới lãnh đao chính trị, quan chức quản lý, tri thức, doanh nhân và người lao động; quan trọng nhất là khơi dậy và phát huy tổng hợp các tiềm năng, thực hiện sự cố kết của các nhân tố đó vì mục tiêu chung. Đây chỉ là những điểm chung nhất của văn hóa kinh doanh. Những điểm chung này được vận dụng cụ thể trong từng thời kỳ nhất định, chịu ảnh hưởng của chế độ sở hữu, hệ thống thể chế (trong đó chủ yếu là thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế hành chính, thể chế văn hóa) của từng nước mà có những thay đổi theo những chiều hướng khác nhau. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là mục đích kinh doanh quyết định phương pháp kinh doanh, mục đích kinh doanh nói lên tầm vóc cao, thấp của văn hóa doanh nghiệp “Về văn hóa doanh nghiệp ở nước ta hiện nay” – Vũ Quốc Tuấn, Chuyên gia cao cấp, Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ ( ) Có thể nói đây là bước đầu tiên quan trọng quyết định đến văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp. Và trên cơ sở xác định được phương hướng, mục đích kinh doanh đúng đắn, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một triết lý kinh doanh, nơi hội tụ tất cả tinh thần của doanh nghiệp và là tư tưởng dẫn đạo cho mọi thành viên trên con đường xây dựng và củng cố văn hóa doanh nghiệp. 3.2.2. Dành sự quan tâm hơn nữa đến việc tuyển chọn và đãi ngộ nhân sự Trong chương 2, chúng ta cũng đã thấy được một điều rằng một yếu tố quan trọng tạo nên thành công, sự vững mạnh cho các doanh nghiệp Nhật Bản chính là lòng trung thành, sự gắn bó của mỗi thành viên đối với doanh nghiệp, và chính nguồn sáng tạo không ngừng của mỗi cá nhân hợp lại tạo nên nguồn nội lực cho doanh nghiệp. Đó cũng chính là kết quả của một chế độ tuyển chọn và đãi ngộ nhân sự rất đúng đắn tài tình của các doanh nghiệp Nhật Bản. (Chế độ tuyển dụng suốt đời, đối nhân xử thế khéo léo). Cũng như người Nhật, người lao động Việt Nam cũng là những con người cần cù, chịu khó trong lao động, có tư chất thông minh, truyền thống hiếu học và có tính sáng tạo cao, dễ tiếp thu cái mới và dễ thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Con người Việt Nam có tinh thần đoàn kết và tính cộng đồng cao, họ cũng có sự tận tâm, hăng say với công việc và trung thành với công tyvậy thì tại sao các doanh nghiệp Việt Nam lại không thể thành công và phát triển như các doanh nghiệp Nhật Bản? Điều cốt lõi có lẽ là do các doanh nghiệp chưa dành sự quan tâm đúng mức đến hoạt động quản trị nhân sự. Nhưng một thực tế nữa mà chúng ta cần quan tâm đến chính là những điểm yếu của người lao động Việt Nam so với lao động Nhật Bản. Do xuất phát từ một nền nông nghiệp nên người lao động vẫn mang tâm lý tiểu nông, thiếu tư tưởng làm ăn lớn, yếu về tính nguyên tắc và nhất quán. Và do chưa quen với một nền sản xuất lớn nên người lao động chưa có tác phong công nghiệp, vẫn còn thói quen ỷ lại, dựa dẫm, thiếu tinh thần trách nhiệm, không tôn trọng giờ giấc, vẫn còn thói quen tùy tiện, coi của công là của chùa, làm việc theo kiểu hành chính, “nói nhiều làm ít”, “nói một đằng làm một nẻo”Đây thực sự là những điểm yếu mà chúng ta không thể thay đổi trong ngày một ngày hai. Chính từ thực tế này mà vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là cần phải dành sự quan tâm hơn nữa đến công tác quản trị nhân sự. Từ công tác tuyển chọn ban đầu đến việc giáo dục, đào tạo người lao động, các doanh nghiệp đều cần phải đi theo phương pháp và mục đích kinh doanh đã lựa chọn. Các doanh nghiệp cần phải làm cho mỗi người lao động thấm nhuần tư tưởng chủ đạo (triết lý) của công ty, thu hút họ gắn bó với công ty, coi công ty là một phần cuộc sống của họ, khuyến khích và động viên người lao động sáng tạo để cải thiện môi trường làm việcLàm sao để hạn chế được những yếu điểm, khuyến khích những ưu điểm của người lao động, làm sao để người lao động luôn tự hào về công ty, về công việc của mình và luôn khát khao được cống hiến; đó chính là bài học rút ra từ văn hóa của các doanh nghiệp Nhật Bản và cũng là mục tiêu cần hướng tới của các doanh nghiệp Việt Nam. 3.2.3. Xây dựng một mô hình kinh doanh lý tưởng, năng động và tiến bộ Một mô hình kinh doanh lý tưởng, một môi trường văn hóa doanh nghiệp tiến bộ là nơi tạo ra một sức mạnh tổng thể cố kết và cổ vũ người lao động trong doanh nghiệp lao động sáng tạo với niềm tin và lý tưởng cao đẹp. Một mô hình kinh doanh lý tưởng là nơi mà mọi thành viên đều được tạo điều kiện để phát huy mọi năng lực của mình, nơi mà từ lãnh đạo doanh nghiệp đến mỗi người lao động đều có chung một niềm tự hào được làm việc với cái tên của doanh nghiệp, với thương hiệu của sản phẩm mà họ đã đồng lòng tạo dựng và phát triển. Chỉ trong một môi trường như vậy thì các thành viên mới có ý thức trung thành và gắn bó với công ty, đem hết sức mình ra cống hiến vì sự tồn vong của công ty, tạo nên một nguồn lực mạnh mẽ giúp doanh nghiệp phát triển. Một quốc gia không thể tồn tại và phát triển nếu không bảo tồn, gìn giữ được nền văn hóa truyền thống của mình. Một gia đình sẽ không thể đầm ấm sum vầy và đóng góp tích cực cho xã hội nếu không có gia phong, gia giáo. Cũng như vậy, một doanh nghiệp sẽ không thể có một sự nghiệp lâu dài, bền vững nếu không có một nền văn hóa đặc thù, hoặc tệ hơn nữa, môi trường văn hóa của doanh nghiệp lại là một bầu không khí căng thẳng, ức chế hoặc chỉ toàn những bất công. Các doanh nghiệp Việt Nam hơn lúc nào hết cần phải ý thức được điều này và chính bản thân giám đốc, người lãnh đạo công ty phải là những người coi trọng việc xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp. Người lãnh đạo phải là những người tiên phong, tìm ra phương hướng kinh doanh đúng đắn cho doanh nghiệp, thu hút sự gắn bó của mọi thành viên với doanh nghiệp, khơi dậy tinh thần đoàn kết của người lao động. Người Việt Nam đã rất đoàn kết gắn bó trong đấu tranh chống lại sự nô dịch, xâm lấn của kẻ thù nhưng dường như truyền thống đó đang mờ đi trong thời kỳ mở của. Các doanh nghiệp Việt Nam cần thông qua các biện pháp tuyên truyền, giáo dục để khôi phục tinh thần ấy, tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp đi đến thành công. 3.2.4. Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp trong cộng đồng Hình ảnh của doanh nghiệp chính là tổng hòa của nhiều yếu tố như: chất lượng sản phẩm, phong cách kinh doanh, văn hóa của doanh nghiệp cũng như các hoạt động truyền thông, quảng báhình ảnh của doanh nghiệp cũng chính là diện mạo của doanh nghiệp, giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, và là giao tiếp của doanh nghiệp đối với cộng đồng. Hình ảnh doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn vong, thành bại của doanh nghiệp. Hình ảnh của doanh nghiệp là sự biểu hiện của văn hóa kinh doanh của chính doanh nghiệp đó, nó được duy trì bởi nguồn năng lượng từ bên trong, nguồn năng lượng ấy chính là văn hóa của doanh nghiệp. Và văn hóa doanh nghiệp được nhận định là chìa khóa để tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp, cho hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp. Mặc dù hiện nay, hình ảnh doanh nghiệp vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp trong nước dành cho sự quan tâm đúng mức, nhưng một thức tế không thể phủ nhận rằng trong bối cảnh kinh tế Việt Nam ngày càng hòa nhập với kinh tế thế giới, việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp đã và đang trở thành một vấn đề cấp thiết. Trong thời đại ngày nay khi mà những ranh giới đang bị xóa mờ bằng những tiến bộ khoa học – kỹ thuật thì doanh nghiệp cần phải đi vào cộng đồng, cần tạo được chữ tín trong các mối quan hệ. Tất nhiên, để làm được điều này, ngoài các yếu tố nội tại của doanh nghiệp, môi trường kinh doanh cũng phải đảm bảo cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư lớn, lâu dài và tạo dựng lòng tin trong lòng đối tác. 3.3. Những điểm cần lưu ý của các doanh nghiệp Việt Nam khi kinh doanh với các doanh nghiệp Nhật Bản Trên cơ sở tìm hiểu những đặc điểm tiêu dùng và tính cách kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản, các chuyên gia Nhật Bản đã đưa ra những điểm cần lưu ý cho các doanh nghiệp Việt Nam khi kinh doanh với các doanh nghiệp Nhật Bản. Giữ chữ tín Điều đầu tiên mà các doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt lưu ý khi kinh doanh với các doanh nghiệp Nhật Bản là phải giữ chữ tín, giữ lời hứa dù là việc nhỏ nhất. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam thường bị mất uy tín trước đối tác. Đặc biệt, người Nhật Bản rất coi trọng ấn tượng trong buổi gặp gỡ đầu tiên hay trong đợt giao dịch đầu tiên. Do vậy, nếu chúng ta không thực hiện được lời hứa thì việc đầu tiên và trước hết mà chúng ta cần làm là phải xin lỗi. Sau đó, chúng ta chọn một thời điểm thích hợp để giải thích lý do thật khéo léo với họ. Đây là một điểm quan trọng mà chúng ta cần hết sức lưu ý, bởi vì chúng ta vẫn bị các đối tác nước ngoài đánh giá là không giữ chữ tín, thường viện lý do để thoái thác việc thực hiện nghĩa vụ; hơn nữa, đối tác Nhật Bản lại đặc biệt coi trọng vấn đề chữ tín, nếu chúng ta không thực hiện đúng lời hứa du chỉ một lần, đặc biệt là lần đầu tiên thì chúng ta đã tự đánh mất cơ hội của chính mình. Đàm phán kỹ lưỡng, làm việc máy móc Người Nhật vốn nổi tiếng là kĩ tính và đòi hỏi cao. Vì thế trong công việc họ cũng rất cẩn thận và chi tiết. Người Nhật thường đàm phán rất kỹ lưỡng dù trong bất cứ vấn đề gì. Do vậy mà sau mỗi buổi đàm phán công việc, chúng ta nên làm bản tóm tắt về những nội dung đã thỏa thuận, điều này sẽ đem lại lòng tin cho đối tác Nhật Bản. Tuy nhiên, vì cẩn thận và kỹ tính nên đôi khi họ làm việc hơi máy móc, dù chỉ là mua một loại hàng hóa thông thường nhưng người Nhật vẫn yêu cầu đối tác đưa đến tận nơi sản xuất để tận mắt chứng kiến tổ chức, năng lực sản xuất của đối tác. Nhưng khi bắt đầu vào giao dịch chính thức thì các công ty Nhật Bản lại nổi tiếng là ổn định và trung thành với bạn hàng. Thời gian đặt hàng thử với số lượng nhỏ thường kéo dài Đây cũng là một trong những đặc trưng trong phong cách làm việc của các doanh nghiệp Nhật Bản mà các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức lưu ý. Trước khi đi đến thỏa thuận về hợp đồng hợp tác lâu dài, các doanh nghiệp Nhật thường tiến hành đặt hàng thử rất nhiều lần, trong thời gian dài với số lượng rất ít. Điều này giúp họ xác định năng lực cũng như độ tin cậy của đối tác. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam sau một vài lần gặp gỡ đã nóng lòng muốn biết đối tác có đặt hàng với số lượng lớn không, có ý định hợp tác lâu dài hay không...Nhiều khi, sau vài đơn hàng đầu tiên với số lượng ít, doanh nghiệp phía Việt Nam không đủ kiên trì để tiếp tục nên đã không nhiệt tình trong giao tiếp kinh doanh, dẫn đến mất khách hàng tốt trong tương lai. Chú trọng tham gia hội chợ thương mại tại Nhật Bản Các chuyên gia Nhật Bản đã khẳng định rằng việc tham gia hội chợ thương mại tại Nhật Bản là rất quan trọng. Bởi vì nó không chỉ giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng mới mà còn là một cách để khẳng định với khách hàng cũ về tính thường xuyên, ổn định trong kinh doanh của mình. Tuy nhiên, khi tham gia các hội chợ thương mại như vậy doanh nghiệp Việt Nam cũng cần lưu ý một số điểm. Đó là, việc tham gia hội chợ tại Nhật Bản rất tốn kém, những mẫu mã hàng hóa chọn để trưng bày thì nên có sự trao đổi và thống nhất trước với những khách hàng truyền thống của mình để tránh tình trạng vi phạm cam kết về mẫu mã trước đó. Khi giới thiệu hay bán hàng tại gian hàng, người phụ trách bán hàng cũng cần chú ý không nên ăn, uống trước mặt khách hàng dù chỉ là khách đi qua lại. Phải luôn đứng, tươi cười mời chào khách với thái độ thật niềm nở và cám ơn cho dù khách đó chỉ nhìn vào gian hàng rồi lại đi luôn. Đây chỉ là những hành động, cử chỉ rất nhỏ nhưng cũng thể hiện nét văn hóa kinh doanh của một doanh nghiệp nói riêng và của tất cả các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Nếu các doanh nghiệp không chú ý thì cũng rất dễ bị mất ấn tượng trước khách hàng, từ đó mà mất luôn cả cơ hội kinh doanh. Văn hóa trao danh thiếp Chúng ta đã biết rằng Nhật Bản là một trong những nước hay sử dụng danh thiếp nhất thế giới. Và trong cách sử dụng danh thiếp của họ cũng có những chuẩn mực nhất định. Đây cũng là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi giao dịch với các doanh nghiệp Nhật. Bởi vì trong giao dịch, nhất là lần đầu, thì việc không có hay hết danh thiếp không bao giờ để lại ấn tượng tốt với khách hàng. Nên sử dụng được tiếng Nhật Người Nhật thường cảm thấy rất vui vẻ và gần gũi hơn trong lúc làm việc nếu đối tác sử dụng được tiếng Nhật. Mặc dù có thể họ có người có thể phiên dịch cho mình, hoặc họ cũng có thể sử dụng được tiếng Anh nhưng nếu chúng ta sử dụng được tiếng Nhật thì việc trao đổi, đàm phán sẽ thuận lợi hơn nhiều, và cũng có thể để lại ấn tượng tốt với khách hàng. Hơn nữa, ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật, số người sử dụng được tiếng Anh thành thạo là rất ít. Vì thế, nếu có thể, các doanh nghiệp Việt Nam nên cố gắng để có thể dùng được tiếng Nhât. Coi trọng thời gian và cách làm việc Người Nhật vốn rất chính xác về giờ giấc, đặc biệt là những buổi hẹn đầu tiên hay những cuộc gặp quan trọng. Do đó, để hợp tác được hiệu quả và lâu dài với các doanh nghiệp Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần lưu ý. Nên chuẩn bị kĩ càng trước cuộc gặp không chỉ về nội dung, về tư liệu mà cần chuẩn bị cả về phương tiện, tốt nhất là nên đi sớm một chút để tránh bị động về thời gian. Nếu ngay trong cuộc gặp đầu tiên mà chúng ta đã đến muộn thì dù với lý do gì cũng sẽ gây ấn tượng không tốt. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam vốn bị các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá là thường không đúng hẹn, nên các doanh nghiệp càng cần phải đặc biệt lưu ý. Chú ý văn hóa tặng quà Tặng quà hay gửi thiếp chúc mừng là một trong những đặc trưng của văn hóa Nhật. Vào những dịp như: nhân ngày thành lập công ty, nhân dịp Giáng sinh và năm mới...các doanh nghiệp nên gửi thiếp chúc mừng đối tác, và nên chú ý gửi đến ngay trước ngày hoặc đúng ngày. Ví dụ như đối với Giáng sinh thì nên gửi thiếp vào khoảng nửa đầu tháng 12. Ngoài ra, vào những ngày lễ đặc biệt của Nhật Bản chúng ta cũng nên gửi quà. Ví dụ vào những dịp lễ của Nhật như dịp Ô Bôn (tháng 7), và trong dịp này nên gửi đồ ăn, còn vào dịp cuối năm dương lịch nên tặng khách đồ uống... Chú ý bao bì và chất lượng hàng hóa Đây là một điều quan trọng mà các doanh nghiệp Việt Nam không thể không nghĩ tới. Hàng hóa, cho dù bất kỳ loại gì cũng phải có hình thức đẹp, sạch sẽ. Bao bì phải rất cẩn thận theo đúng tiêu chuẩn, hình thức đẹp, kích thước phù hợp, tạo được sự lôi cuốn và tiện dụng cho người sử dụng. Một đặc điểm mà chúng ta có thể nhận thấy là so với các thị trường khác, tại Nhật Bản, một số mặt hàng như quà tặng, chi phí cho bao bì còn chiếm tỉ trọng cao hơn trong giá thành sản phẩm. Hàng hóa chất lượng tốt, ổn định, bao bì có hình thức đẹp, sạch sẽ, cẩn thận là điều mà người Nhật luôn mong đợi. Nếu hàng hóa có chất lượng tốt mà bao bì không đảm bảo, không có hình thức đẹp thì cũng rất khó thu hút được đối tác Nhật. Do đó, để có được những người bạn hàng lâu dài, ổn định, ngoài chất lượng tốt, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên dành sự quan tâm hợp lý đến bao bì của sản phẩm. Trên đây chỉ là những lưu ý rất cơ bản cho các doanh nghiệp được rút ra từ đặc điểm của người Nhật, từ đặc trưng của văn hóa tiêu dùng cũng như văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản. Trên cơ sở đó, cùng với những kinh nghiệm có được trong quá trình hợp tác làm ăn với các doanh nghiệp Nhật Bản, chắc chắn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân mình để từ đó có thể hợp tác được lâu dài và hiệu quả với các doanh nghiệp Nhật Bản. Người bạn hàng được đánh giá là trung thành nhưng hơi khó tính. Kết luận Mỗi quốc gia có một nền văn hóa riêng của mình, bởi vậy mỗi nền kinh tế cũng đòi hỏi một nền văn hóa riêng, và nền kinh tế thị trường càng đòi hỏi có một văn hóa riêng - đó chính là văn hóa kinh doanh. Văn hóa kinh doanh chính là “chất keo” để thúc đẩy và gắn kết mọi nguồn lực, mọi lực lượng trên cơ sở phát huy tính chủ thể của từng cá nhân, đơn vị tham gia sản xuất kinh doanh trong quá trình thực hiện các quy chế, chính sách của Nhà nước, trước hết là để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát huy năng lực, trình độ làm chủ thị trường của các lực lượng ấy; và về lâu dài là vì sự phát triển bền vững của hiệu quả kinh doanh, gây dựng thương hiệu và góp phần xây dựng thương trường, xây dựng nền văn hóa kinh doanh Việt Nam nói chung trong quá trình giao lưu, hội nhập kinh tế với khu vực và toàn thế giới. Trong một nền phông chung của văn hóa kinh doanh, các doanh nghiệp cần nỗ lực hết mình để xây dựng nên cho doanh nghiệp mình một nền văn hóa lành mạnh và đặc sắc. Bởi vì bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hóa, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì các nguồn lực của một doanh nghiệp là con người mà văn hóa doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. Do vậy, văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Điều này có lẽ chúng ta sẽ không cần phải khẳng định gì thêm nữa, chính sự thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản đã minh chứng cho vai trò to lớn của các yếu tố văn hóa trong kinh doanh và tầm quan trọng của việc xây dựng một nền văn hóa kinh doanh đối với sự tồn vong của doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, cùng với xu thế quốc tế hóa và toàn cầu hóa, Việt Nam cũng đang rất nỗ lực hội nhập quốc tế, tăng cường thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài để xây dựng và phát triển kinh tế. Hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tận dụng cơ hội này để mở rộng thị trường ra thế giới. Nhưng bên cạnh những thời cơ do quá trình hội nhập đem lại, các doanh nghiệp cũng phải đối đầu với những thách thức lớn, đặc biệt là sức ép cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Và văn hóa kinh doanh đã trở thành một vũ khí cạnh tranh mới rất hữu hiệu trên thương trường. Các doanh nghiệp cần cố gắng xây dựng cho mình một nền văn hóa mang tính chất đặc trưng mà “chỉ mình mới có”. Bởi vì văn hóa kinh doanh sẽ góp phần tạo nên sự đoàn kết trong nội bộ nhân viên từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất, phát huy sức mạnh tập thể và thúc đẩy công việc kinh doanh phát triển. Và hơn nữa, trong một nền kinh tế thị trường với các yếu tố luôn biến động không ngừng các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một môi trường văn hóa vững mạnh nhưng đủ linh hoạt và nhạy bén. Đất nước chúng ta rồi sẽ phát triển, các công ty, doanh nghiệp tư nhân sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn, tham gia ngày càng tích cực hơn vào xây dựng nền kinh tế của đất nước. Để tăng cường tính cạnh tranh, cũng như nâng cao vị trí của các doanh nghiệp Việt Nam trong con mắt các đối tác, đặc biệt là các đối tác khó tính như Nhật Bản, thì các cơ quan hữu quan và bản thân các doanh nghiệp nên quan tâm nhiều hơn nữa đến sự phát triển bền vững, mà điều cốt yếu đó là xây dựng thành công mô hình văn hóa doanh nghiệp đặc thù Việt Nam trong mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Nhật Bản đã thành công trong việc xây dựng nền văn hóa kinh doanh mang tính chất Nhật Bản, và nó đã đem lại sự thành công, vững mạnh cho họ. Vậy thì tại sao chúng ta không cùng xây dựng nền văn hóa kinh doanh của Việt Nam. Trên cơ sở một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, cùng với những con người năng động, giỏi giang và tinh thần đoàn kết cộng đồng cao, nếu chúng ta cùng nỗ lực chắc chắn chúng ta sẽ xây dựng được một nền văn hóa kinh doanh đặc thù của riêng mình, tạo nên sức mạnh cho các doanh nghiệp trong quá trình hợp tác, mở rộng thị trường trên phạm vi toàn thế giới. Danh mục các tài liệu tham khảo Danh mục luận án, luận văn tham khảo: Thạc sỹ Nguyễn Hoàng ánh, Giải pháp xây dựng Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới, Đề tài nghiên cứu, Trường Đại học Ngoại Thương, 2003 Trần Thị Bảo Ngọc, Vai trò của văn hóa kinh doanh trong đàm phán thương mại Việt – Nhật, Khóa luận tốt nghiêp, Trường Đại học Ngoại Thương, 2002. Lưu Thị Thanh Huyền, Phạm Hồng Chương, Vũ Thị Thu Yến, Văn hóa kinh doanh và triển vọng thâm nhập thị trường Australia, Đề tài Sinh viên nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Ngoại Thương, 2003. Danh mục các sách tham khảo: Đặng Tài An Trang (biên soạn), Trí tuệ kinh doanh châu á, Nhà xuất bản Lao động, 2005. Đỗ Minh Chương, Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, 2001 Giáo trình Nihon no sugata 2003, Khoa tiếng Nhật, Trường Đại học Ngoại Thương. TS. Nguyễn Mạnh Quân (chủ biên), Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản lao động – xã hội, 2005. Vũ Bội Tuyền (biên dịch), Kỹ xảo kinh doanh của các công ty Nhật Bản, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2004. Danh mục các trang web tham khảo: Website Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam: Website Bách khoa toàn thư mở: Website Báo đầu tư: Website Báo công nghiệp tiếp thị (Industrial review of VN): Website Báo Diễn đàn doanh nghiệp: www.dddn.com.vn Website Báo Sài Gòn giải phóng: Website Cổng thông tin Chungta.com: Website Hàng Việt nam chất lượng cao: Website Hội thanh niên sinh viên Việt nam tại Nhật Bản: Website Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản: Website Thông tin Nhật Bản: Website Thời báo kinh tế Việt nam: Website Trung tâm văn hóa doanh nhân – Câu lạc bộ doanh nhân: Website Vietnam – Japan Cooperation corporation Website Viện kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh: Website: Danh mục tài liệu tiếng Anh tham khảo: 1. Peg C. Neuhauser, Ray Bender, PhD & Kirl L. Stormberg, Culture.com., John Wiley & con Canada., Ltd, 2000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2376.doc
Tài liệu liên quan