Tình hình hoạt động của Công ty cổ phần may quốc tế Thắng Lợi

 Hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty có liên quan đến kinh doanh sản xuất.  Được quyền phân công công việc cho phó giám đốc, nhân viên nghiệp vụ, chuyền trưởng, tổ trưởng  Chỉ đạo các phòng ban, chức năng trong việc sử dụng nguyên phụ liệu sản xuất đảm bảo cho tiến độ giao hàng.  Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh. Phó giám đốc:  Thay mặt giám đốc xử lý công việc khi giám đốc vắng mặt.  Trực tiếp quản lý và điều hành sản xuất tại xí nghiệp.  Trực tiếp chỉ đạo phòng kỹ thuật trong công tác quản lý kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất của xí nghiệp.  Phó giám đốc làm trợ lý cho giám đốc, giúp giám đốc quản lý và điều hành xí nghiệp.  Chịu trách nhiệm đàm phán với khách hàng kí đơn đặt hàng cho xí nghiệp.  Văn phòng công ty:  Chịu trách nhiệm xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty trình duyệt.  Xây dựng, ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cho các tổ chức của công ty và xây dựng các qui chế, nội quy về mặt quản lý.  Thường xuyên theo dõi bổ sung các chế độ quản lý và chính sách để phù hợp với qui định mới của nhà nước.

doc57 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1105 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động của Công ty cổ phần may quốc tế Thắng Lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu thụ hàng hoá cho xí nghiệp. Bộ phận vật tư là một nghiệp vụ thuộc hệ thống quản lý của xí nghiệp. Bộ phận KCS: Với nhiệm vụ kiểm tra chất lượng bán thành phẩm cắt trước khi đưa vào sản xuất. Được quyền yêu cầu quản lý kĩ thuật chấn chỉnh khắc phục các dạng lỗi phát sinh. Phòng kỹ thuật công nghệ: Thuộc hệ thống quản lý của xí nghiệp. Thiết kế mẫu rập cho sản xuất. Thực hiện may mẫu theo yêu cầu của khách hàng. Triển khai nghiên cứu công nghệ sản xuất để đề xuất phương án sản xuất phù hợp. Tham mưu cho lãnh đạo về mặt kỹ thuật trong đàm phán ký kết hợp đồng. Thường xuyên theo dõi và xử lý các vấn đề phát sinh về mặt kỹ thuật. Tổ cơ điện: Hoàn toàn chịu trách nhiệm về toàn bộ tình hình điện_cơ trong xí nghiệp. Cân đối vật tư: Làm yêu cầu nhập nguyên phụ liệu, làm chứng từ xuất hàng. Phòng kế hoạch thị trường: Tìm kiếm thị trường, nguồn hàng, đàm phán kí kết thực hiện các hợp đồng, gia công lập kế hoạch sản xuất, phân bổ hàng hóa đầy đủ và kịp thời. § Phòng quản trị chất lượng sản phẩm: Có chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm và đề xuất các biện pháp khắc phục, phòng ngừa nhằm đảm bảo chất lượng và đáp ứng được các nhu cầu khách hàng. § Các nhà máy thành viên: Mỗi nhà máy có một giám đốc chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy mình quản lý. Trong quá trình làm việc các phòng ban có quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau. CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 1) Khái niệm chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh gắn liền với quá trình sản xuất . Chi phí sản xuất phát sinh liên tục, khách quan, đa dạng, theo từng loại hình sản xuất. Chi phí sản xuất thực tế thường được thu thập sau khi quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất thực tế thường được thu thập sau khi quá trình sản xuất. Nói cách khác chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong sản xuất và ttiêu dùng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. 2) Khái niệm giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm là những chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định. 3) Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện bằng tiền của lao động sống và lao động vật hoá, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau, có nguồn gốc giống nhau nhưng cũng có những đặc điểm khác nhau về phạm vi hình thành được thể hiện như sau: Chi phí sản xuất gắn liền với những thời kì nhất định, giá thành gắn với môt loại sản phẩm, công việc nhất định. Giá Chi phí Chi phí sản xuất Chi phí Các khoản thành = sản xuất + phát sinh - sản xuất - giảm sản phẩm DD ĐK trong kì DDCK chi phí Chi phí sản xuất kinh doanh không gồm chi phí phải trả, chi phí sản xuất phát sinh ở kì nào thì ta ghi nhận luôn kì đó. Giá thành sản phẩm chứa đựng cả một kì này. 4) Mục tiêu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Cung cấp thông tin về chi phí sản xuất làm cơ sở để xác định chi phí sản xuất dở dang, giá thành sản phẩm, phục vụ cho việc lập báo cáo sản xuất theo qui định. Thông tin chi phí sản xuất thực tế giúp doanh nghiệp kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm so sánh với chi phí sản xuất thực tế phát hiện những chênh lệch phát sinh gây lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp. Cung cấp thông tin về kết quả của từng quá trình sản xuất. 5) Phân loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: ªPhân loại chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất kinh doanh có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ theo yêu cầu và mục đích của công tác quản lý. Tuy nhiên, chi phí sản xuất thường được phân chia theo các tiêu thức sau: a) Phân loại theo nội dung kinh tế: Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu, vật liệu, nhiên liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Bao gồm các yếu tố như: chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phí nguyên vật liệu khác sử dụng vào sản xuất. Chi phí về nhân công bao gồm các chi phí về tiền lương, các khoản trích theo lương phải trả cho người lao động trong quá trình sản xuất. Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận biết các chi phí này giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp hiểu rõ hơn tổng mức dịch vụ có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để thiết lập quan hệ trao đổi, cung ứng với các đơn vị cung cấp tốt hơn. Các khoản thiệt hại trong quá trình sản xuất bao gồm thiệt hại do ngừng sản xuất, thiệt hại do sản phẩm hỏng. Các chi phí khác bằng tiền là các khoản chi phí chưa được phản ánh ở trên đã trực tiếp chi bằng tiền, cách phân lại này nhằm đánh giá tình hình thực hiện dự toán về chi phí sản xuất, lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở bảng thuyết minh báo cáo tài chính. b) Phân loại theo khoản mục giá thành: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất, chế tạo ra sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản tiền lương, tiền công và cá khoản tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Chi phí sản xuất chung: bao gồm toàn bộ những khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ cho việc chế tạo ra sản phẩm phục vụ cho việc quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng sản xuất. 6) Phân loại giá thành sản phẩm: wGiá thành kế hoạch: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất, dựa trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi suốt cả kì kế hoạch, được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kì trước và các định mức, là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là cơ sở đánh giá tình hình thực hiện giá thành và kế hoạch hạ giá thành của đơn vị. wGiá thành định mức: là loại giá thành được tính trước khi bước vào sản xuất và được hoàn thiện trong quá trình sản xuất. Nó luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi định mức chi phí đạt đựơc trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành. Nó là thước đo để xác định kết quả tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất. wGiá thành sản xuất: là loại giá thành đựơc xác định sau khi đã hoàn thành quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh do bộ phận kế toán tính trên cơ sở chi phí sản xuất thực tế và sản lượng sản phẩm sản xuất thực tế. 7) Phân loại theo cơ cấu chi phí tạo nên gía thành: Giá thành sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Giá thành toàn bộ là giá thành sản xuất cộng thêm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. II.Nội dung cơ bản: 1) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất thực tế. Để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cần căn cứ vào đặc điểm qui trình công nghệ, cơ cấu tổ chức sản xuất, đặc điểm sản phẩmđối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể được xác định là những phân xưởng, đơn đặt hàng, qui trình công nghệ, sản phẩm, công trường thi công. 2) Đối tượng tính giá thành sản phẩm: Là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hàn thành nhất định mà doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Đối tượng tính gía thành sản phẩm thường được chọn là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, chi tiết hoặc bộ phận của sản phẩm dịch vụ. Lựa chọn đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ là cơ sở để tính giá thành chính xác. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: - Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng tính giá thành sản phẩm như trong các qui trình công nghệ sản xuất giản đơn, đơn đặt hàng - Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ứng với nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm như trong các qui trình công nghệ sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm. - Nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng tính giá thành sản phẩm như trong các qui trình công nghệ sản xuất phức tạp gồm nhiều công đoạn. 3) Kì tính giá thành sản phẩm: Là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm, kì tính giá thành có thể được xác định khác nhau: Hàng tháng ở những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Quí hoặc năm ở những doanh nghiệp xây lắp. Khoảng thời gian theo từng thời vụ, quí, năm ở những doanh nghiệp nông nghiệp. Khoảng thời gian thực hiện, kết thúc và báo cáo chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, tính kết quả ở những doanh nghiệp chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng. III. Tập hợp chi phí sản xuất thực tế: Tập hợp chi phí sản xuất thực tế là giai đoạn đầu của qui trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế, chi phí sản xuất đựơc tập hợp theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Cụ thể: Những chi phí sản xuất phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được tập hợp trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí sản xuất như chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nhân công trực tiếp. Những chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, thường tập hợp thành từng nhóm và chọn tiêu thức để phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí theo công thức sau: Hệ số Tổng chi phí SX phát sinh trong kì phân bổ = chi phí Tổng tiêu thức phân bổ Mức Hệ số Tiêu thức phân bổ phân bổ = phân bổ x của từng chi phí chi phí đối tượng Để đánh giá chính xác trách nhiệm của các trung tâm trong doanh nghiệp, cần lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí hợp lý dựa trên cơ sở chi phí được phân bổ phải là những chi phí đã thực sự sử dụng và tạo ra doanh thu ở bộ phận đó. Trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất, có những chi phí được tập hợp ở từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chưa thực sự là chi phí thực tế. Do đó, những chi phí này cần phải được điều chỉnh giảm chi phí sản xuất đã tập hợp ở từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Phương pháp điều chỉnh có thể ghi giảm trực tiếp chi phí bằng bút toán đảo ( ghi ngược lại Nợ Có) hoặc điều chỉnh bằng bút toán âm ( ghi đỏ) chi phí đã tập hợp ở từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Sơ đồ hạch toán: 154 SDĐK 621 1528 (1) (4) 622 1388, 111 (2) (5) 627 155, 157, 632 (3) (6) SPS NỢ SPS CÓ SDCK (1) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu sản xuất để tính giá thành sản phẩm. (2) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp. (3) Kết chuyển chi phí sản xuất chung. (4) Phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất. (5) Thu bồi thường thiệt hại từ sản xuất. (6) Sản phẩm hoàn thành nhập kho (155), gửi thẳng đi bán thông qua kho (157), bán trực tiếp tại xưởng (632). Chi phí nguyên vật liệu trưc tiếp: Khái niệm: Chi phí nguyên vật liệu là chi phí vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất trực tiếp sản phẩm. (621) và là thành hần chính cấu thành nên sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu được tập hợp cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong trường hợp không tập hợp riêng cho từng đối tượng một, kế toán phải thực hiện việc phân bổ cho từng đối tượng một theo các tiêu thức như; số lượng sản phẩm, khối lượng, trọng lượng. Chi phí Tổng chi phí NVL nguyênvật liệu cần phân bổ Tiêu thức phân bổ cho loại = x sản phẩm sản phẩm I Tổng tiêu thức loại i lựa chọn Hoàn chỉnh C3 Chứng từ sử dụng: phiếu xuất kho nguyên vật liệu, phiếu nhập kho nguyên vật liệu. Tài khoản sử dụng: TK 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Đây là tài khoản tạm thời không có số dư cuối kì, tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng chịu phí ở từng phân xưởng, bộ phận sản xuất. Nội dung ghi chép: Bên nợ: trị giá nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm. Phương pháp hạch toán: 152 621 154 (1) ( ) (3a) ( ) (4) 111, 112, 331 (2) 133 (1) Xuất vật liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm. (2) Mua nguyên vật liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm thông qua kho. (3a) Vật liệu thừa cuối kì này để lại xưởng ghi bút toán âm (-) sau kì kế toán sau lập lại bút toán này nhưng ghi dương (+). (4) Vật liệu thừa cuối kì này nhập trả kho. 2)Chi phí nhân công trực tiếp: a.Khái niệm: Là chi phí chi cho lao động căn cứ vào kết quả lao động để thực hiện sản xuất trực tiếp sản phẩm. b. Phương pháp hạch toán: 334 622 154 (1) (5) 335 (3) (2) 338 (4) (1) Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp. (2) Trích trước tiền lương nghĩ phép cho công nhân trực tiếp. (3) Tiền lương nghĩ phép của công nhân trực tiếp sản xuất thực tế phát sinh. (4) Trích các khoản theo lương theo qui định. (5) Cuối kì kết chuyển toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sang tài khoản 154. Mức trích Tổng tiền lương nghĩ phép Tổng tiền lương tiền lương = của công nhân trực tiếp x công nhân trực nghĩ phép sản xuất theo kế hoạch tiếp sản xuất thực tế 3)Chi phí sản xuất chung: a.Khái niệm: Là những chi phí phát sinh phục vụ cho quá trình trực tiếp sản xuất sản phẩm bao gồm các chi phí tiền lương của nhân viên quản lý xưởng, chi phí vật liệu xuất dùng để bảo trì máy móc thiết bị, chi phí công cụ, dụng cụ sử dụng trong quá trình sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định và các chi phí khác bằng tiền phục vụ cho quá trình sản xuất như điện, nước, Chứng từ sử dụng:phiếu xuất kho nguyên vật liệu, bảng chấm công, sổ theo dõi công tác, phiếu xuất công cụ dụng cụ, bảng khấu hao tài sản cố định, hoá đơn giá trị gia tăng. Tài khoản sử dụng: TK 627 “ chi phí sản xuất chung”: Đây là tài khoản tạm thời không có số dư cuối kì, dùng để tập hợp những chi phí ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Nội dung ghi chép: Bên nợ: tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kì. Bên có: ghi giảm chi phí sản xuất chung, kết chuyển chi phí sản xuất chung về tài khoản liên quan để tính giá thành sản phẩm. b.Phương pháp hạch toán: 334, 338 627 632 (1) (6) 152 154 (2) (7) 153, 142, 242 (3) 214 (4) 111, 112, 331 (5) 133 (1) Tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận phân xưởng. (2) Nguyên vật liệu xuất dùng để bảo trì máy móc thiết bị tại xưởng. (3) Công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng sản xuất. (4) Khấu hao cho phân xưởng sản xuất. (5) Các chi phí khác bằng tiền phục vụ cho hoạt động sản xuất. (6) Một số chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất vượt định mức không được tính vào giá thành. (7) Kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm. chi phí sản xuất chung và chi phí nhân công trực tiếp (622) trong trường hợp không tách riêng cho từng đối tượng, doanh nghiệp cũng thực hiện phân bổ như chi phí nguyên vật liệu. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Điều kiện áp dụng: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được áp dụng ở những doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỉ trọng từ 70 % trở lên trong tổng chi phí sản xuất và số lượng sản phẩm dở dang qua các kì ít biến động. Phuơng pháp tính: Theo phương pháp này chỉ tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kì phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, các chi phí xem như đã sử dụng hết trong kỳ và được tính vào chi phí sản phẩm hoàn thành. Tùy thuộc vào đặc điểm, yêu cầu quản lý của từng loại chi phí nguyên vật liệu trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể tính chi phí sản xuất dở dang bằng những công thức khác nhau. Nếu chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng ngay từ đầu của qui trình sản xuất, tham gia trong sản phẩm dở dang và thành phẩm cùng một mức độ, thì được tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kì theo công thức như sau: Chi phí Chi phí sản xuất + nguyên vật liệu Chi phí DDĐK phát sinh trong kì Số lượng sản xuất = x sản phẩm DDCK Số lượng Số lượng DDCK sản phẩm + sản phẩm hoàn thành DDCK Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo sản lượng hoàn thành tương đương: Điều kiện áp dụng: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương thường được áp dụng trong những doanh nghiệp đòi hỏi có tính chính xác cao trong việc đánh giá sản phẩm dở dang, các chi phí tham gia vào quá trình sản xuất thường không chênh lệch lớn. Tuy phương pháp tính khá phức tạp nhưng nó áp dụng phổ biến trong đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì ở nhiều doanh nghiệp do kết quả có độ chính xác cao. Phương pháp tính: Đối với những chi phí bỏ vào đầu qui trình công nghệ: Những chi phí sản xuất sử dụng ngay từ đầu qui trình sản xuất, tham gia vào sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kì cùng một mức độ được tính vào chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kì theo công thức: Chi phí Chi phí sản xuất sản xuất + phát sinh Chi phí DDĐK trong kì Sản phẩm sản xuất = x dở dang DDCK Số lượng Số lượng cuối kì sản phẩm + sản phẩm hoàn thành DDCK Những chi phí sản xuất sử dụng theo mức độ sản xuất và tham gia vào sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang theo tỷ lệ hoàn thành thì được tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kì theo công thức: Chi phí Chi phí sản Số lượng sản xuất + xuất phát sinh x sản phẩm x % hoàn Chi phí DDĐK trong kì DDCK thành sản xuất = DDCK Số lượng Số lượng sản phẩm + sản phẩm x % hoàn thành hoàn thành DDCK Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo chi phí định mức: Điều kiện áp dụng: Được áp dụng đối với những doanh nghiệp đánh giá chủ yếu dựa trên việc xây dựng định mức chi phí. Phương pháp tính: Theo phương pháp này việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì tương tự như những phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì nêu trên. Tuy nhiên, điểm cần chú ý ở đây là chi phí sản xuất dở dang cuối kì được tính theo chi phí định mức. Vì vậy, phương pháp này chỉ phát huy tác dụng khi hệ thống định mức chi phí có độ chính xác cao. Có thể khái quát công thức tính sản phẩm dở dang cuối kì như sau: Chi phí sản xuất dở dang cuối kì được tính theo chi phí định mức: CP SX DDCK= Tổng (SLSP DDCK x % HT x CPĐM ) Trong đó: CP SX DDCK: Chi phí sản xuất dở dang cuối kì. SLSP DDCK: Số lượng sản phẩm dở dang cuối kì. HT: Hoàn thành. CPĐM: Chi phí định mức. Trong đó những chi phí bỏ vào từ đầu qui trình công nghệ tính theo tỉ lệ 100%, còn những chi phí bỏ vào theo mức độ sản xuất được tính theo tỉ lệ hoàn thành. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo 50% chi phí chế biến: Điều kiện áp dụng và phương pháp thực hiện tương tự phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương nhưnh sản phẩm dở dang được tính theo tỉ lệ hoàn thành là 50%. Thực chất đây là phương pháp ước lượng tương đương. Nhưng để đơn giản thì những sản phẩm dở dang chưa sản xuất xong được coi là hoàn thành ở mức độ 50% để từ đó làm căn cứ tính giátrị sản phẩm dở dang một cách đơn giản. Phương pháp này độ chính xác không cao, áp dụng khi sản phẩm dở dang đồng đều giữa các kì sản xuất. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của hoạt động phục vụ: Tổng quan về hoạt động phục vụ: Hoạt động phục vụ được doanh nghiệp tổ chức chủ yếu cung ứng sản phẩm, dịch vụ trong nội bộ doanh nghệp phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Đặc điểm của hoạt động phục vụ có qui trình công nghệ sản xuất giản đơn, tổ chức sản xuất theo từng bộ phận riêng biệt, qui mô nhỏ. 154 P 621 P 621C, 641, 642 (1) (4) 622 P (2) 627P (3) SDCK Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của hoạt động phục vụ: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất phát sinh của hoạt động phục vụ thường được tập hợp theo từng bộ phận của từng phân xưởng riêng biệt. Đối tượng tính giá thành sản phẩm: Là từng loại sản phẩm hoặc dịch vụ thu được từ hoạt động phục vụ thu được từ hoạt động phục vụ nhằm cung ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kì tính giá thành: Thông thường kì tính giá thành của hoạt động phục vụ phù hợp với kì tính giá thành của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của hoạt động phục vụ: tổng hợp chi phí sản xuất: Kết cấu chi phí sản xuất của hoạt động phục vụ: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu sử dụng vào quá trình sản xuất trực tiếp sản phẩm của hoạt động phục vụ như: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản chi phí cho người lao động liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm phục vụ như: tiền lương của công nhân sản xuất sản phẩm phục vụ, các khoản trích theo lương - Chi phí sản xuất chung:bao gồm các khoản chi phí phục vụ cho hoạt động phục vụ như: Chi phí tiền lương cho nhân viên quản lý phân xưởng phục vụ và các khoản trích theo lương. Chi phí vật liệu xuất sử dụng tại phân xưởng phục vụ. Chi phí công cụ dụng cụ xuất sử dụng tại phân xưởng phụ vụ. Chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng cho hoạt động phục vụ. Các chi phí khác phục vụ cho hoạt động phục vụ. Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng bộ phận hoặc theo từng phân xưởng sản xuất. Đánh giá sản phẩm dở dang của hoạt động phục vụ: Hoạt động phục vụ có thể sử dụng các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang giống như hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều bộ phận phục vụ, giữa các bộ phận này không có sự cung cấp dịch vụ cho nhau : Phương pháp tính: Bước 1: Tính tổng giá thành hoạt động phục vụ theo công thức: Tổng giá thành chi phí chi phí SX chi phí các khoản sản phẩm = sản xuất + phát sinh - sản xuất - giảm giá phục vụ DDĐK trong kì DDCK (nếu có) Bước 2: Tính giá thành đơn vị của sản phẩm phục vụ: Giá thành Tổng giá thành sản phẩm phục vụ đơn vị của = SP phục vụ Số lượng SPSX trong kì - số lượng SPTD nội bộ Phương pháp tính giá thành sản phẩm hoạt động sản xuất chính: Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp): Điều kiện áp dụng: Phưong pháp giản đơn thường được áp dụng đối với những qui trình công nghệ sản xuất gản đơn, số lượng sản xuất ít, chu kì sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang thường không có hoặc ít, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cũng là đối tượng tính giá thành. Ví dụ như: sản xuất nước đá, sản xuất điện, sản xuất theo đơn đặt hàng. Phương pháp tính: Tổng giá thành Chi phí Chi phí Chi phí Giá trị các thực tế = sản xuất + sản xuất - sản xuất - khoản điều sản phẩm DDĐK PSTK DDCK chỉnh giảm giá thành Gía thành Tổng giá thành tực tế sản phẩm thực tế = đơn vị SP Số lượng sản phẩm hoàn thành Các khoản điều chỉnh giảm giá thành bao gồm: Phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất. Khoản thu bồi thường thiệt hại từ sản xuất. Giá trị sản phẩm phụ thu từ sản xuất (nếu cùng qui trình công nghệ thu được vừa sản phẩm chính vừa sản phẩm phụ). Phương pháp hệ số: Điều kiện áp dụng: Phương pháp hệ số được áp dụng trong trưòng hợp trên cùng một qui trình công nghệ sản xuất, sử dụng cùng loại vật tư, lao động, máy móc, thiết bịnhưng kết quả tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau chúng đều là sản phẩm chính và giữa những sản phẩm có quan hệ tỷ lệ (có thể qui đổi tương đương). Việc chi tiết nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm có thể gặp khó khăn do vậy tập hợp chi phí cho các loại sản phẩm sẽ theo qui trình sản xuất, sau đó dùng phương pháp hệ số xác định thành từng loại sản phẩm, áp dụng phương pháp này cần thực hiện các bước sau: Căn cứ và tiêu chuẩn điều kiện, kỹ thuật qui cách của sản phẩm để xác định hệ số qui ước. Từ hệ số qui ước xác định chi phí của từng loại sản phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đựơc chọn là từng nhóm sản gắn liền với qui trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng Sản phẩm trong nhóm. Phương pháp tính: Bước 1: qui đổi các loại sản phẩm tự nhiên về sản phẩm chuẩn (phương pháp hệ số): Tổng sản phẩm chuẩn = Tổng ( Hi x Si) Với i: là loại sản phẩm trong nhóm. Hi: hệ số sản phẩm i Si: số lượng sản phẩm i Qui đổi theo hai nhóm: Nhóm sản phẩm hoàn thành. Nhóm sản phẩm dở dang. Bước 2: đánh giá sản phẩm dở dang theo các phương pháp thích hợp. Bước 3: tính giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn Tổng giá thành thực tế sản phẩm chuẩn = chi phí sản xuất DDĐK của nhóm + chi phí sản xuát phát sinh trong kì của nhóm – chi phí sản xuất DDCK của nhóm sản phẩm – giá trị khoản điều chỉnh giảm giá thành của nhóm sản phẩm. Giá thành Tổng giá thành thực tế sản phẩm chuẩn thực tế đơn vị = SP chuẩn Tổng số lượng sản phẩm chuẩn hoàn thành Bước 4: tính giá thành từng loại sản phẩm. Giá thành Giá thành thực tế đơn vị = thực tế đơn vị x Hệ số qui đổi SP i sản phẩm i sản phẩm chuẩn Tổng giá thành Số lượng sản phẩm i Giá thành thực tế đơn vị = hoàn thành (sản phẩm x thực tế đơn vị sản phẩm I tự nhiên ) sản phẩm i CHƯƠNG III: THỰC TIỄN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP MAY I I.Tổng quát về chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty: 1. Phân loại chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành tại xí nghiệp: Công ty cổ phần may quốc tế thắng lợi có qui mô lớn, sản phẩm làm ra là hàng may mặc và một số mặt hàng khác. Hiện nay Xí Ngiệp May I chuyên sản xuất các mặt hàng sau: áo sơ mi, quần, áo blousetrong đó sản phẩm chủ lực là áo sơ mi. Công ty chọn đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là mã sản phẩm. Vd: áo sơ mi: A, quần:Q. Các loại chi phí dùng để tính giá thành của công ty là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung. 2. Kì tính giá thành: Giá thành được tính vào cuối mỗi tháng, sau khi tập hợp các khoản mục chi phí như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung. Kế toán tiến hành tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong tháng và tiến hành tính giá thành sản phẩm. Do đặc điểm sản xuất sản phẩm, kế toán qui định đơn vị tính giá thành là VNĐ/cái. II.Kế toán chi phí sản xuất tại công ty: Quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau có mối quan hệ với nhau. Giai đoạn đầu hạch toán chi phí sản xuất phát sinh theo từng đối tượng, giai đoạn sau là dựa trên cơ sở số liệu của giai đoạn đầu để tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Các chứng từ liên quan đến chi phí như: Vật tư (phiếu xuất kho). Tiền lương (bảng chấm công, bảng thanh toán lương). Tiền mặt (phiếu chi) Tiền gửi ngân hàng (giấy báo nợ). Công ty có nhiều loại sản phẩm nên em chỉ chọn một số loại sản phẩm đặc trưng để phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm. Bảng 1: Bảng các mã hàng sản xuất Mã hàng Tên hàng ĐVT Số lượng AD Áo sơ mi dài tay Cái 1.820 AN Áo sơ mi ngắn tay Cái 200 AM Áo sơ mi màu Cái 3.700 AT Áo sơ mi trắng Cái 4.406 ATh Áo sơ mi thêu Cái 700 1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyện vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ và nhien liệu dùng để trực tiếp sản xuất sản phẩm. đối với ngành may vải là vật liệu quan trọng tham gia vào quá trình tạo nên sản phẩm, ngoài ra còn có các vật liệu phụ như: chỉ, nút nhựa, băng keo, bướm cổ nhựa, giấy lót áo, kẹp nhựa a. Tài khoản sử dụng: TK 621: “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. TK 152: “nguyên vật liệu”. b. Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho. Hóa đơn. Thẻ kho, bảng phân bổ nguyên vật liệu. Các chứng từ khác có liên quan. c. Phương pháp tính: Nhiệm vụ chủ yếu của hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong sản xuất là phản ánh kịp thời tình hình nhập xuất tồn kết quả việc sử dụng nguyên vật liệu so với dự toán định mức tiêu hao. Hàng ngày xuất nguyên vật liệu từ kho, phục vụ cho phân xưởng sản xuất theo nguyên tắc xuất kho nguyên vật liệu , được thực hiện bằng phiếu xuất kho, phiếu xuất kho được chia thành 3 liên: Một liên lưu lại kho. Một liên giao cho khách hàng nhận nguyên vật liệu. Một liên kế toán giữ. Khi xuất kho nguyên vật liệu, kế toán vật tư sẽ lập phiếu xuất kho theo qui định. Sau đó vào sổ chi tiết nguyên vật liệu, đến cuối tháng , kế toán xác định đơn giá nguyên vật liệu xuất kho. Kế toán dựa vào báo cáo nhập xuất tồn nguyên vật liệu hàng tháng để xác định đơn giá cho nguyên vật liệu. Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng vật liệu = vật liệu + vật liệu - vật liệu xuất dùng tồn ĐK nhập trong kì tồn cuối kì Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá vật liệu = vật liệu + vật liệu - vật liệu xuất dùng tồn ĐK nhập trong kì tồn cuối kì Đơn giá trị giá vật liệu xuất kho xuất = kho số lượng vật liệu xuất kho VD minh họa: Trong tháng 02/2008 tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu như sau: Vải: Tồn đầu tháng: 0 Nhập trong tháng: 56544,20 m; giá trị: 2.208.718.093 (đ) Tồn cuối kì: 46965.20 m; giá trị:1.900.659.389 (đ) SLVL xuất dùng = 0+56544.20-46965.20 =9579 m. GTVL xuất dùng = 0+2.208.718.093-1.900.659.389 = 308.058.704 (đ) 308.058.704 ĐG xuất dùng = = 32.160 đ /m 9.579 Chỉ: Tồn đầu tháng: 1.924 cuộn ; giá trị: 33.825.935. (đ) Nhập trong tháng: 729 cuộn; giá trị: 10.747.990. (đ) Tồn cuối kì: 1.490 cuộn; giá trị: 26.339.166. (đ) SLVL xuất dùng: 1.924+729-1.490 = 1.163 (cuộn) GTVL xuất dùng: 33.825.935+10.747.990-26.339.166 = 18.234.759. (đ) Chi phí nguyên vật liệu thực tế trong tháng 02/2008 như sau: Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu: Tên hàng Số lượng Tổng số lượng SX trong kì Tổng chi phí NVL Chi phí NVL phân bổ cho từng mã hàng AD 1.820 36.437 412.434.010 20.600.760 AN 200 36.437 412.434.010 2.263.819 AM 3.700 36.437 412.434.010 41.880.666 AT 4.406 36.437 412.434.010 49.871.950 ATh 700 36.437 412.434.010 7.923.369 Ta có định khoản: Nợ TK 621-AD: 20.600.760 Nợ TK 621-AN: 2.263.819 Nợ TK 621-AM: 41.880.666 Nợ TK 621- AT: 49.871.950 Nợ TK 621-Ath: 7.923.369 Có TK 152: 122.540.564 Sơ đồ hạch toán: TK 152 TK 621 122.540.564 122.540.564 Sổ cái: TK 621 Tháng 02/2008 Đơn vị tính : đồng Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số ngày Nợ Có 02/2008 CP NVL 152 122.540.564 Cộng PS 122.540.564 2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí chi cho người lao động, căn cứ vào kết quả để thực hiện sản xuất trực tiếp sản phẩm. Tại công ty chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: lương chính, phụ cấp, lương phụ, các khoản trích theo lương của công nhân rực tiếp sản xuất gồm 19 % trên tổng tiền lương. BHXH: 15% trên mức lương cơ bản. BHYT: 2% trên mức lương cơ bản. KPCĐ: 2% trên mức lương cơ bản. a. Chứng từ, sổ sách sử dụng: Bảng chấm công. Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Bảng thanh toán tiền lương. Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 622. b. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 622: “ chi phí nhân công trực tiếp”, dùng để tập hợp tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên. TK 334: Tiền lương. TK 338: Các khoản trích theo lương. c. Phương pháp tính lương: Tại công ty có hai dạng lao động: thường xuyên và thời vụ. phương pháp tính lương cho công nhân của công ty là lương theo thời gian, cách tính lương trên được dùng cho cả hai loại lao động thường xuyên và thời vụ. Công thức tính lương theo thời gian: Mức lương tháng = mức lương cơ bản * (hệ số lương + tổng hệ số các khoản phụ cấp) Hệ số lương áp dụng tại công ty: Hạch toán chi tiết: Hàng ngày khi công nhân viên vào làm việc sẽ bấm thẻ ở máy chấm công. Cuối tháng kế toán tiền lương căn cứ vào bảng chấm công, chế độ tiền lương và các khoản phụ cấp mà lậ ra bảng tính lương cho công nhân viên được thanh toán một lần vào cuối tháng. Dựa vào tình hình lao động thực tế phát sinh ta có tổng tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất bao gồm các khoản phụ cấp là 395,330,249. trong đó tổng tiền lương phải trích là: 340,318,439. Các nghiệp vụ phát sinh: Nợ TK 622: 395.330.249 Có TK 334: 395.330.249 Nợ TK 622: 55.011.810 Có TK 3382: 3.819.200 Có TK 3383: 44.699.160 Có TK 3384: 6.493.450 Bảng phân bổ chi phí tiền lương Tên hàng SLSX của từng MH Tổng số lượng SX trong kì Tổng chi phí NCTT CP NCTT phân bổ cho từng mã hàng AD 1.820 36.437 395.330.249 19.746.440 AN 200 36.437 395.330.249 2.169.938 AM 3.700 36.437 395.330.249 40.143.862 AT 4.406 36.437 395.330.249 47.803.745 ATh 700 36.437 395.330.249 7.594.784 Trình tự hạch toán: Nợ TK 622-AD: 19.746.440 Nợ TK 622-AN: 2.169.938 Nợ TK 622-AM: 40.143.862 Nợ TK 622-AT: 47.803.745 Nợ TK 622-ATh: 7.594.784 Có TK 334: 117.458.769 Bảng phân bổ các khoản trích theo lương Tên hàng SLSX của từng mặt hàng Tổng số lượng SX trong kì Tổng chi phí các khoản trích Chi phí phân bổ cho từng mặt hàng AD 1.820 36.437 55.011.810 2.747.797 AN 200 36.437 55.011.810 301.955 AM 3.700 36.437 55.011.810 5.586.181 AT 4.406 36.437 55.011.810 6.652.085 ATh 700 36.437 55.011.810 1.056.845 Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương kế toánđịnh khoản: Nợ TK 622-AD: 2.747.797 Nợ TK 622-AN: 301.955 Nợ TK 622-AM: 5.586.181 Nợ TK 622-AT:6.652.085 Nợ TK 622-Ath:1.056.845 Có TK 338: 16.344.863 Cuối tháng kết chuyển vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm: Nợ TK 154:133.803.632 Có TK 622: 133.803.632 Sơ đồ hạch toán: 334 622 154 117.458.769 117.458.769 338 133.803.632 133.803.632 16.344.863 16.344.863 sổ cái: TK 622 Tháng 02/2008 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số Ngày Nợ Có 02/2008 Chi phí tiền lương 334 117.458.769 02/2008 Trích BHXH 338 16.344.863 Cộng PS 133.803.632 3. Kế toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức, quản lý, phục vụ sản xuất tại phân xưởng. Tại phân xưởng sản xuất ngoài chi phí liên quan trực tiếp đến sản xuất sản phẩm như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, còn có nhiều chi phí khác liên quan đến việc sản xuất sản phẩm. Các chi phí này là chi phí gián tiếp và được tập hợp vào khoản mục chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung của xí nghiệp may I bao gồm các loại chủ yếu sau: Chi phí nhân viên gián tiếp. Khấu hao tài sản cố định. Chi phí điện năng. a. Chứng từ sử dụng: TK 627: “ chi phí sản xuất chung”. TK 334: “Chi phí tiền lương nhân viên”. TK 214: “ Khấu hao tài sản cố định”. b. TK sử dụng: TK 627: “ Chi phí sản xuất chung”. TK 334: “ Chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng”. TK 338: “ Các khoản trích theo lương”. TK 214: “ Chi phí khấu hao tài sản cố định”. Trích khấu hao tài sản cố định: Hiện nay xí nghiệp may I áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC bằng cách dựa trên nguyên giá và tỉ lệ khấu hao theo qui định. Việc tính khấu hao và phân bổ khấu hao vào chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm được tính như sau: Mức trích KH TB hàng năm của = Nguyên giá của TSCĐ * Tỉ lệ khấu hao TSCĐ Trong đó: 1 Tỉ lệ KH (%) = * 100 Thời gian sử dụng của TSCĐ Đa số máy móc trong xí nghiệp được nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn vốn bổ sung nên số năm sử dụng thường cố định là 10 năm. Mức trích KH mức trích khấu hao trung bình năm trung bình = hàng tháng 12 Hàng tháng công ty đều trích khấu hao với mức là 4160241 và mức trích khấu hao này được cố định trong khoảng thời gian dài, kế toán ghi: Nợ TK 627: 4.160.241 Có TK 214:4.160.241 Bảng phân bổ chi phí khấu hao cho các mã hàng Tên hàng Số lượng SX của từng mặt hàng Tổng số lượng SX trong kì Tổng CP KH CPKH phân bổ cho từng mã hàng AD 1820 36.437 4.160.241 207.800 AN 200 36.437 4.160241 22.835 AM 3.700 36.437 4.160.241 422.452 AT 4.406 36.437 4.160.241 503.060 ATh 700 36.437 4.160.241 79.923 Căn cứ vào bảng phân bổ chi phí khấu hao cho các mã hàng kế toán định khoản nháp: Nợ TK 627-AD: 207.800 Nợ TK 627-AN: 22.835 Nợ TK 627-AM: 422.452 Nợ TK 627-AT: 503.060 Nợ TK 627-Ath: 79.923 Có TK 214: 1.236.070 Chi phí dịch vụ mua ngoài: Khoản trích khấu hao khi phân bổ cho các loại sản phẩm sẽ căn cứ vào mức điện năng tiêu thụ thực tế. Chi phí điện năng sử dụng: Điện năng sử dụng được mua từ công ty điện lực. cuối tháng căn cứ vào hóa đơn của công ty điện lực phát sinh, nhà máy sẽ biết được số kw điện sử dụng và số tiền phải trả cho công ty điện lực để hạch toán vào chi phí. Do mức tiêu hao điện năng đối với từng máy móc thiết bị khác nhau và những máy móc đó có vai trò khác nhau trong quá trình tạo sản phẩm, nên nhà máy qui định mức tiêu hao định mức điện cho phép đối với từng mặt hàng. Căn cứ vào đó nhà máy sẽ phân bổ chi phí điện năng cho từng mã hàng. Điện năng tiêu hao Hệ số qui đổi sản lượng SX cho từng loại = điện năng * cho từng loại sản phẩm SX tiêu hao SP Hệ số qui đổi Tổng lượng điện năng thực tế tiêu hao trong tháng Điện năng = Tiêu hao Tổng lượng điện năng định mức trong tháng Tiền điện tiêu hao Đơn giá tiền điện trong Điện năng cho từng loại = tháng cho SLSX * tiêu hao SPSX của từng loại SP từng loại SPSX. Trong đó: Thực tế mức tiêu hao điện năng tại xí nghiệp may I trong tháng 02/2008: Sản lượng qui đổi: 57.920 (spqđ). Thực tế tiêu thụ điện: 0,41 (kwh/spqđ). Tổng lượng điện tiêu thụ: 23.600 kwh Đơn giá b/q: 978,00 (đ/kwh). Tổng chi phí: 23.600*978,00=23.080.800 (đồng) Tổng chi phí nước: 19.676.364 Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài: 2.3080.800+19.676.364=42.757.164 (đ) Căn cứ vào phiếu chi kế toán ghi: Nợ TK 627: 42.757.164 CóTK 627:42.757.164 Bảng phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài cho các mã hàng Tên hàng SLSX của từng mã hàng Tổng SLSX Trong kì Tổng CPDV mua ngoài CP phân bổ Cho từng MH AD 1.820 36.437 42.757.164 2.135.687 AN 200 36.437 42.757.164 234.690 AM 3.700 36.437 42.757.164 4.341.781 AT 4.406 36.437 42.757.164 5.170.240 ATh 700 36.437 42.757.164 821.418 Trình tự hạch toán: Nợ TK 627-AD: 2.135.687 Nợ TK 627-AN: 234.690 Nợ TK 627-AM: 4.341.781 Nợ TK 627-AT: 5.170.240 Nợ TK 627-Ath: 821.418 Có TK 331:12.703.816 Đối với chi phí tiền lương: nhân viên quản lý phân xưởng cũng giống như nhân viên trực tiếp sản xuất đều áp dụng mức lương cơ bản và phương pháp tính. Tình hình phát sinh tiền lương tại phân xưởng như sau: Tổng tiền lương phải trả: 131.379.052. Trong đó tổng tiền lương cần trích bảo hiểm là: 28.850.576. Đến cuối tháng kế toán thanh toán hết một lần. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Nợ TK 6271: 131.379.052 Có TK 334: 131.379.052 Nợ TK 6271: 16,149,520 Có TK 3382: 892,800 Nợ TK 6271: 16.149.520 Có TK 3382: 892.800 Có TK 3383: 13.462.140 Có TK 3384: 1.794.580 Bảng phân bổ chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng cho các mả hàng Tên hàng SLSX theo tùng mã hàng Tổng SLSX Trong kì Tổng CP tiền lương NVPX CP tiền lương phân bổ cho từng MH AD 1.820 36.437 131.379.052 6.562.282 AN 200 36.437 131.379.052 721.129 AM 3.700 36.437 131.379.052 13.340.903 AT 4.406 36.437 131.379.052 15.886.491 ATh 700 36.437 131.379.052 2.523.954 Trình tự hạch toán: Nợ TK 627-AD: 6.562.282 Nợ TK 627-AN: 721.129 Nợ TK 627-AM: 13.340.903 Nợ TK 627-AT: 15.886.491 Nợ TK 627-ATh: 2.523.954 Có TK 334: 39.034.759 Bảng phân bổ các khoản trích theo lương cho các mã hàng Tên hàng SLSX của từng mã hàng Tổng SLSX trong kì Tổng CP các khoản trích theo lương CP phân bổ cho từng mã hàng AD 1.820 36.437 16.149.520 806.656 AN 200 36.437 16.149.520 88.643 AM 3.700 36.437 16.149.520 1.639.905 AT 4.406 36.437 16.149.520 1.952.816 ATh 700 36.437 16.149.520 310.252 Trình tự hạch toán: Nợ TK 627-AD:806.656 Nợ TK 627-AN: 88.643 Nợ TK 627-AM: 1.639.903 Nợ TK 627-AT: 1.952.816 Nợ TK 627-Ath:310.252 Có TK 338: 4.798.272 Cuối tháng kết chuyển vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm: Nợ TK 154: 57.772.917 Có TK 627: 57.772.91 Sơ đồ hạch toán: TK 334 TK 627 TK 154 39.034.759 39.034.759 TK338 4.798.272 4.798.272 TK 214 57.772.917 57.772.917 1.236.070 1.236.070 TK 331 12.703.816 12.703.816 Sổ cái: TK 627 Tháng 02/2008 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số Ngày Nợ Có 02/2008 KH TSCĐ 214 1.236.070 02/2008 Chi phí tiền lương 334 39.034.759 02/2008 Khoản trích theo lương 338 4.798.272 02/2008 Trả tiền cho người bán 331 12.703.816 Cộng PS 57.772.917 4. Kế toán thiệt hại trong sản xuất: Tại xí nghiệp may I mỗi công đoạn sản xuất đều có thể kiểm tra chất lượng khi tới công đọan đó. Vì vậy khi phát hiện có sản phẩm bị lỗi kĩ thuật ở công đoạn nào thì được đưa ngay vào công đoạn đó để sữa chữa, việc sữa chữa sản phẩm bị hỏng trong quá trình sản xuất rất đơn giản và gần như không phát sinh chi phí sữa chữa cho sản phẩm hỏng. cũng chính do tính chất sản xuất như vậy nên không có sản phẩm hỏng không thể sữa chữa đựơc. Những sản phẩm làm ra đều đạt tiêu chuẩn chất lượng. như vậy xí nghiệp không hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng. III. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 1. Kế toán tập hợp chi phí: Sau khi tập hợp các chi phí như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung kế toán sẽ kết chuyển sang chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành sản phẩm. Tài khoản sử dụng: TK 154: “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” dùng để tập hợp toàn bộ chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tập hợp chi phí sản xuất trong tháng 02/2008: Mã hàng AD: Nợ TK 154:52.807.422. Có TK 621:20.600.760. Có TK 622:22.494.237. Có TK 627:9.712.425. Mã hàng AN: Nợ TK 154:5.803.009 Có TK 621:2.263.819 Có TK 622:2.471.893 Có TK 627:1.067.297 Mã hàng AM: Nợ TK 154:107.355.750 Có TK 621:41.880.666 Có TK 622:45.730.043 Có TK 627:19.745.041 Mã hàng AT: Nợ TK 154:127.840.387 Có TK 621:49.871.950 Có TK 622:54.455.830 Có TK 627:23.512.607 Mã hàng ATh: Nợ TK 154:20.310.545 Có TK 621:7.923.369 Có TK 622:8,651,629 Có TK 627:3.735.547 2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì: Công ty tính giá thành theo mã hàng, do đó cuối thág mã hàng nào hoàn thành thì tính giá cho mã hàng đó, đối với những mã hàng nào chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí bỏ vào đầu tư cho đến cuối kì được xem là chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kì. Tuy nhiên trong tháng 02/2008 tất cả các mã hàng đều hoàn thành, do vậy cuối tháng này không có sản phẩm dở dang mà chì có phế liệu thu hồi. Căn cứ vào tổng giá trị phế liệu thu hồi kế toán định khoản: Nợ TK 1528:5.039.820 Có TK 154: 5.039.820 Bảng phân bổ phế liệu thu hồi cho các mã hàng Tên hàng SLSX của từng mã hàng Tổng gtrị phế liệu thu hồi Tổng SLSX trong kì PL phân bổ Cho các MH AD 1.820 5.039.820 36.437 252.358 AN 200 5.039.820 36.437 27.663 AM 3.700 5.039.820 36.437 511.769 AT 4.406 5.039.820 36.437 609.420 ATh 700 5.039.820 36.437 96.813 Trình tự hạch toán: Nợ TK 1528-AD:252.358 Nợ TK 1528-AN:27.663 Nợ TK 1528-AM:511.769 Nợ TK 1528-AT:609.420 Nợ TK 1528-ATh:96.813 Có TK 154:1.498.023 3. Tính giá thành sản phẩm: Đối tượng tính giá thành là các mặt hàng AD, AN, AM, AT, ATh. Kì tính giá thành là vào cuối mỗi tháng, giá thành của đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành. Tổng Z SP hoàn thành = CPSX DDĐK + CPPSTK – CPSXDDC - Các khoản giảm trừ Tổng giá thành SP hoàn thành Z đơn vị = Tổng số lượng sản xuất trong kì Tính giá thành cho mặt hàng AD: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 20.600.760. (đ) Chi phí nhân công trực tiếp: 22.494.237. (đ) Chi phí sản xuất chung: 9.712.425. (đ) Tổng giá thành: 52.807.422-252.358=52.555.064 (đ) Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kì: 1.820. Giá thành đơn vị: 52.555.064 / 1.820=28.876 đ / cái Bảng tính giá thành các sản phẩm theo mã hàng Mã hàng SLSP hoàn thành Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC Khoản Đ/Cgiảm giá thành Tổng giá thành Giá thành Thực tế 1 3 4 5 6 7 8=4+5+6-7 9=8/3 AD 1.820 20.600.760 22.494.237 9.712.425 252.358 52.555.064 28.876 AN 200 2.263.819 2.471.893 1.067.297 27.663 5.775.346 28.877 AM 3.700 41.880.666 45.730.043 19.745.041 511.769 106.843.981 28.877 AT 4.406 49.871.950 54.455.830 23.512.607 609.420 127.230.697 28.877 ATh 700 7.923.369 8.651.629 3.735.547 96.813 20.213.732 28.877 Tổng cộng 122.540.564 133.803.632 57.772.917 1.498.023 312.618.820 Sổ cái TK 334 Tháng 02/2008 Đơn vị tính: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số Ngày Nợ Có 02/2008 Tiền lương NCTT 622 117.458.769 02/2008 Tiền lương NVPX 627 39.034.759 Cộng PS 156.493.528 Sổ cái TK 338 Tháng 02/2008 ĐVT: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số Ngày Nợ Có 02/2008 Trích BH NCTT 622 16.344.863 02/2008 Trích BH NVPX 627 4.798.272 Cộng PS 21.143.135 Sổ cái TK 214 Tháng 02/2008 ĐVT: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số Ngày Nợ Có 02/2008 KH TSCĐ ở PXSX 627 1.236.070 Cộng PS 1.236.070 Sổ cái TK 331 Tháng 02/2008 ĐVT: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số Ngày Nợ Có 02/2008 Chi trả tiền Cho DV mua ngoài 627 12.703.816 Cộng PS 12.703.816 Sổ cái TK 1528 Tháng 02/2008 ĐVT: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số Ngày Nợ Có 02/2008 CP phế liệu thu hồi từ SX 154 1.498.023 Cộng PS Sổ cái TK 154 Tháng 02/2008 ĐVT: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số Ngày Nợ Có 02/2008 CP NVL TT 621 122.540.564 02/2008 CP NC TT 622 133.803.632 02/2008 CP SXC 627 57.772.917 02/2008 PL thu hồi từ SX 1528 1.498.023 Cộng PS 314.117.113 1.498.023 SDCK 312.619.090 CHƯƠNG IV : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Nhận xét: 1. Ưu điểm: Xí ngiệp có đội ngũ nhân viên trẻ năng động, công nhân có tay nghề, kinh nghiệm và hăng say trong lao động luôn giúp cho nhà máy đảm bảo được chất lượng sản phẩm, cũng như thường xuyên tiết kiệm được vải mang lại cho nhà máy những khoản thu nhập tương đối lớn. Được sự hỗ trợ của máy tính và mạng máy tính, công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm có nhiều thuận lợi. Việc tính toán chính xác các số liệu có liên quan đến bộ phận khác được tra cứu và sử dụng nhanh chóng thuận tiện. Xí nghiệp có nhiều sản phẩm tốt tiêu thụ trên thị trường như: Nhật Bản, Châu Âu, Đài Loan Đây là những thị trường mà xí nghiệp rất có uy tín, ngoài những thị trường quen thuộc Xí Nghiệp May I đang mở rộng thị trường ra các nước như Canađa, Mĩ... Được sự quan tâm, hỗ trợ của công ty, chính sách của đảng và nhà nước đối với nghành may đã giúp cho việc sản xuất kinh doanh của nhà máy đạt hiệu quả. 2. Khuyết điểm: Công nghệ của nhà máy chưa thực sự hiện đại, đồng bộ, một số biện pháp còn lạc hậu rất xa so với thế giới, từ đó dẫn đến hạn chế về sản phẩm. Nhà máy chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển, do đó việc nghiên cứu và phát triển các mẫu mã mới cùng với việc cải tiến sản phẩm chưa có bộ phận nào đảm nhiệm. kế hoạch tiếp thị nghiên cứu khách hàng cũng như thị trường trong tương lai chưa được vạch ra. 3. Nhận xét chung: Trong suốt quá trình thực tập tại công ty, em thấy công ty Cổ Phần May Quốc Tế Thắng Lợi là một công ty sản xuất lớn, sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng cao, mẫu mã đa dạng đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Trong suốt thời gian qua công ty đã không ngừng mở rộng qui mô giao dịch với khác hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước. Bộ máy quản lý của công ty được phân công rõ ràng cho từng nhiệm vụ và hoạt động có hiệu quả. Phòng kế toán tài chính được tổ chức tập trung làm nhiệm vụ hạch toán cho toàn công ty nên việc theo dõi, quản lý và cập nhật sổ sách, chứng từ kế toán, lập báo cáo đúng thời gian qui định. Qua đó công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp chính xác, kịp thời. Các sản phẩm của công ty tương đối đa dạng về chủng loại và mẫu mã, đảm bảo về chất lượng. Công ty sử dụng tài khoản kế toán, trình tự hạch toán trong việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho các xí nghiệp đều đúng với chế độ kế toán hiện hành. Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, xí nghiệp luôn theo dõi sát quá trình nhập-xuất-tồn nguyên vật liệu, đây là căn cứ để nhà máy xác định mức đơn giá cho từng sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp được tính dựa trên hệ số lương và được phân bổ dựa trên hệ số lương qui định cho từng sản phẩm. đây là căn cứ để phân bổ lương một cách chính xác cho từng sản phẩm, khoản còn lại của khoản mục chi phí nhân công trực tiếp là khoản trích trên lương sẽ được phân bổ theo tiền lương chính cho từng sản phẩm. Chi phí sản xuất chung, xí nghiệp chia ra thành nhiều khoản để phân bổ cho từng loại sản phẩm theo những tiêu thức khác nhau. Phương pháp này giúp cho việc theo dõi chi tiết và phân bổ được chính xác hơn, đòi hỏi nhân viên kế toán phải theo dõi nhiều khoản mục. Do qui mô sản xuất của công ty rất lớn với nhiều xí ngiệp khác nhau, sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau. Các xí ngiệp lại được tập hợp chi phí và tính giá thành một cách độc lập. mặc dù đội ngũ nhân viên phòng kế toán đã làm việc có trách nhiệm và hiệu quả, cùng với sự trợ giúp của công cụ máy tính nhưng cũng có lúc không tránh khỏi làm việc quá tải. Do Xí Nghiệp May I có qui trình sản xuất sản phẩm giản đơn, nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất được chọn là toàn bộ qui trình công nghệ. Chu kì sản xuất sản phẩm ngắn nên kì hạn tính giá thành được chọn là tháng. II. Kiến nghị: Công Ty Cổ Phần May Quốc Tế là một công ty họat động và sản xuất với qui mô lớn, với nhiều xí nghiệp sản xuất khác nhau và riêng biệt. trong khi công ty lại tổ chức mô hình kế toán tập trung, tổ chức theo hình thức này sẽ không quản lý và theo dõi một cách chi tiết cho từng đơn vị, bộ phận khi công việc phát sinh vào những lúc cao điểm, sẽ gây khó khăn cho bộ phận kế toán. Do vậy công ty nên chọn hình thức kế toán kết hợp vừa phân tán vừa tập trung sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn trong công tác. Tăng chỉ tiêu năng suất, giao chỉ tiêu định mức năng suất ngày theo mã hàng cho từng chuyền sản xuất, theo dõi đôn đốc thúc đẩy năng suất. Tổ chức tt61 hơn công tác quản lý nhân sự, giảm tăng ca, tăng thu nhập cho người lao động để giữ lao động có trình độ tay nghề. Đảm bảo được nguồn lao động hiện có của xí nghiệp nói riêng và công ty nói chung, nhằm giữ được thành phần lao động có tay nghề và thu hút nguồn lao động mới. đáp ứng kịp thời tiến độ sản xuất, phấn đấu đạt doanh thu theo kế hoạch đề ra. Nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4236.doc
Tài liệu liên quan