Đề tài Tài trợ thương mại quốc tế - Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank

+ Bảo lãnh thanh toán hàng NK như phát hành bảo lãnh (L/G), bảo lãnh séc, kỳ phiếu. Để đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia TMQT, tránh được các rủi ro có thể phát sinh trong các giao dịch không thường xuyên đòi hỏi phải có bảo lãnh của bên thứ 3 cam kết bồi thường thiệt hại do đối tác gây ra. + Ký chấp nhận trả tiền hối phiếu kỳ hạn của NH. Trong một số trường hợp, do cạnh tranh gay gắt trên thị trường XK nên có thể NXK phải mời chào các điều khoản thanh toán ưu đãi. Bằng cách “chấp nhận” hối phiếu, NH tạo ra một cam kết vô điều kiện sẽ thanh toán cho người cầm hối phiếu số tiền đã định vào ngày quy định cụ thể trên hối phiếu. Do đó, chính NH đã thay thế cấp tín dụng cho người đi vay, và trong quá trình đó NH tạo ra một công cụ lưu thông có thể mua bán tự do. Kỳ hạn tài trợ tùy thuộc quan hệ giữa hai bên mua - bán hoặc toàn bộ thời gian cần thiết để xử lý các hàng hóa được tài trợ. - Tín dụng XK: Tùy theo tính chất hàng hóa, mặt hàng XK mà tín dụng XK được cấp theo các thời hạn khác nhau. Xét về góc độ nghiệp vụ kỹ thuật, tài trợ XK của NH thường đựợc chia làm hai loại theo công đoạn quá trình sản xuất và lưu thông của NXK

doc84 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 851 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tài trợ thương mại quốc tế - Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các phương thức chiết khấu thương phiếu được sử dụng, tính toán một cách linh hoạt đảm bảo thuận lợi cho khách hàng trong việc vay vốn. - NH rất chú trọng công tác tuyển chọn, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Hiện nay NH có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động với trình độ nghiệp vụ vững vàng, đây là cơ sở để phát triển và hoàn thiện các phương thức tín dụng tài trợ XNK Nh đang áp dụng, có khả năng đáp ứng được các yêu cầu đối với các phương thức tài trợ phức tạp, đồng thời phát triển các hình thức mới nhằm đa dạng hóa các hình thức tài trợ tại NH. 2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại Thông qua những kết quả mà Techcombank đã đạt được trong hoạt động tài trợ TMQT trong thời gian gần đây có thể nhận thấy rằng tuy đã có những cải thiện đáng kể nhưng tốc độ tăng trưởng của từng nghiệp vụ vẫn còn rất chậm và không đáng kể. Quy mô tài trợ TMQT chưa tương xứng với tiềm năng của Techocmbank - một NHCP lớn hàng đầu Việt Nam. Thứ nhất, quy mô hoạt động tài trợ XNK tại Techcombank vẫn còn nhỏ, doanh số tài trợ XNK chưa cao. Mặc dù từ khi đi vào hoạt động đến nay doanh số tài trợ XNK đã tăng mạnh, với tốc độ cao nhưng so với các NHTM cổ phần khác và đặc biệt so với Vietcombank, Eximbank,thì quy mô hoạt động của Techcombank còn nhỏ bé, số lượng thương vụ còn ít, giá trị mỗi thương vụ chưa cao, do đó giá trị tài trợ XNK còn thấp. Thứ hai có sự chênh lệch quá lớn trong cơ cấu khách hàng tài trợ tại NH, khách hàng là những nhà NK chiếm tỷ lệ lớn trong khi đó khách là nhà XK còn khiêm tốn. Đây là một hạn chế lớn bởi giao dịch với cá nhà XK đặc biệt là DN lớn, thường xuyên thực hiện các hợp đồng ngoại thương với giá trị cao sẽ đem lại cho NH nhiều thuận lợi. Đó là: Các DN lớn thường là các đơn vị có uy tín cao, có năng lực tài chính tốt, NH có thể yên tâm khi cấp tài trợ cho họ; mặt khác các DN XK khi có nguồn thu ngoại tệ về, nếu chưa có nhu cầu thông thường họ sẽ gửi ngay tại NH cấp tài trợ hoặc bán lại cho NH, NH có thể coi đây là nguồn huy động ngoại tệ có chi phí thấp cho mình. Hiểu được điều này thời gian gần đây, Techombank đã có những ưu đãi nhất dịnh cho khách hàng XK như giảm nhiều chi phí dịch vụ khách hàng XK đến xin tài trợ, hay sử dụng chính sách ưu tiên về lãi suất cho họ. Kết quả là số lượng khách hàng XK có tăng lên nhưng đa số chỉ là DN nhỏ.. Thứ ba, đội ngũ phòng cán bộ hầu hết là những người mới, và còn rất trẻ, chưa có kinh nghiệm về thực tế nhiều nên sẽ ảnh hưởng tới việc tư vấn cho các DN kinh doanh XNK. Hơn nữa, mặc dù đội ngũ nhân viên có trình độ kỹ thuật khá tốt, tinh thần phục vụ khách hàng nhiệt tình, tận tâm nhưng chưa có trình độ Marketing NH một cách bài bản nên vẫn gặp trở ngại trong việc thu hút khách hàng. Thứ tư, quy mô nguồn vốn ngoại tệ của Techcombank hiệ nay còn nhỏ, nguồn ngọai tệ huy đông hàng năm chỉ chiếm khoảng 25-27% tổng nguồn vốn huy động của NH, trong đó tỷ trọng huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng cao. Đây là một trong những nguyên nhân khiến lãi suất bình quân đầu vào của Techocmbank cao hơn các NHTM khác. Quy mô nguồn ngoại tệ nhỏ, lãi suất đầu vào cao đã làm hạn chế khả năng cạnh tranh, năng lực đầu tư, khả năng thanh khoản, nguồn ngoại tệ có thể bán ứng trước và nguồn vốn kinh doanh trên thị trường ngoại hối của Techcombank gây khó khăn cho nghiệp vụ tài trợ XNK. Thứ năm, trong hoạt động tài trợ XNK còn gặp nhiều rủi ro. Dư nợ tín dụng tài trợ XNK quá hạn còn chiếm tỷ trọng đáng kể. Dư nợ tín dụng tài trợ XNK không những làm giảm chất lượng nghiệp vụ tài trợ XNK mà còn gây khó khăn trong việc hoàn thành mục tiêu nâng cao chất lượng, tăng trưởng tín dụng. Đồng thời ảnh hưởng không tốt đến uy tín, hình ảnh của Techcombank. 2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại 2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan a) Môi trường kinh doanh Hiện nay sự cạnh tranh gay gắt của các NH trong nước đã và đang gây ra không ít khó khăn cho Techcombank. Hầu hết các NH đều nhận thức được tầm quan trọng của họat động tài trợ TMQT trong bối cảnh đất nước đang hội nhập ngày càng sâu sắc hơn vào nền kinh tế quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động ngoại thương. Rõ ràng, với một quốc gia đang phát triển với tốc độ nhanh như Việt Nam thì hoạt động tài trợ TMQT là một lĩnh vực hứa hẹn nhiều tiềm năng. Chính vì vậy mà không chỉ riêng Techcombank chú trọng phát triển hoạt động này mà nhiều NH khác cũng đang ra sức đa dạng hóa các loại hình tài trợ TMQT . Không chỉ vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các NH trong nước mà đáng lo hơn là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các chi nhánh NH nước ngoài. Trong một cuộc khảo sát gần đây của chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNRP) phối hợp với Bộ kế hoạch và đầu tư đã đưa ra con số bất ngờ: 42% DN và 50% dân chúng được hỏi đều trả lời rằng họ sẽ lựa chọn vay ở NH nước ngoài hơn là các NH nội địa. Lý do là các NH này có tính chuyên ghiệp cao hơn, thủ tục đơn giản hơn, dịch vụ tốt hơn và mức độ tin cậy cao hơn. Bên cạnh đó do đặc thù của hoặt động tín dụng XNK là chịu ảnh hưởng rất lớn của thị trường mà môi trường kinh tế của trong và ngoài nước. Trong thời gian qua, sự quản lý thiếu chặt chẽ trong hoạt động thương mại như cấp giấy phép XNK, quản lý hàng hóa XNK, buôn lậu, làm hàng hóa trong nước ế đọng, sản xuất đình trệ. Dẫn đến các cơ sở sản xuất trong nước phải giảm công suất, sản lượng gây tồn đọng vốn tài trợ của các NHTM nói chung của Techcombank nói riêng, hàng NK hoặc phải tồn kho hoặc phải bán chịu, vốn NH bị chiếm dụng. Gần đây tình hình tỷ giá ngoại tệ, giá vàng, giá bất động sản có nhiều biến động mạnh, gây khó khăn cho NH trong việc đưa ra các quyết định tín dụng. Trong khi đó ở Việt Nam chưa có một thị trường ngoại hối hoàn chỉnh chỉ mới ở dạng sơ khai là thị trường ngoại tệ liên NH. Hoạt động trên thị trường liên NH diễn ra theo một chiều, khi ngoại tệ dư thừa thì NH nào cũng chào bán đến khi khan hiếm thì chào mua dẫn đến tình trạng khi tỷ giá biến động hoặc tập trung nhiều nghiệp vụ thanh toán thì nguồn ngoại tệ rất hạn chế. b) Môi trường pháp lý còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ Môi trường pháp lý cho hoạt động NH đặc biệt là hoạt động tài trợ TMQT chưa đầy đủ nên việc thi hành các chính sách gặp nhiều khó khăn và có hiệu lực chưa cao. Hệ thống NH ra đời từ cơ chế quản lý kinh tế quan liêu, bao cấp, cơ chế kinh tế thì trường đang hình thành với nhiều thử thách và phức tạp. Hành lang pháp lý cho hoạt động NH và tài trợ TMQT còn yếu, bất cập. Bên cạnh đó, hệ thống luật pháp chính sách đang trong quá trình hoàn thiện nên thiếu tính đồng bộ và ổn định chưa đảm bảo tính rõ ràng và dự báo trước được. Tính ổn định của luật pháp, chính sách chưa cao, một số luật pháp chính sách liên quan đến hoạt động tài trợ TMQT thay đổi nhiều gây khó khăn cho hoạt động tài trợ của các NH. Một hạn chế nữa là các văn bản quy định về công tác XNK, thuế quan, hải quan của Việt Nam chưa ổn định, thay đổi liên tục đã gián tiếp làm ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ TMQT. c) Công tác cung cấp thông tin tín dụng còn nhiều hạn chế Hoạt động của NH là hoạt động kinh tế tổng hợp, gắn liền với tất cả các lĩnh vực của đời sống, KT - XH do vậy nó chịu sự chi phối rất lớn của các quy luật kinh tế thị trường, hệ thống pháp luật và các cơ chế quản lý kinh tế quốc gia. Như vậy, nhu cầu về thông tin của các NH là rất lớn, song hiện nay công tác xây dựng và cung cấp thông tin phục vụ các hoạt động của NH chưa được quan tâm đúng mức. Trung tâm thông tin của NHNN cung cấp số liệu thiếu cập nhật, thiếu tính đầy đủ và chính xác. Sự phối kết hợp giữa các NHTM còn hạn chế trong việc cung cấp thông tin do vậy tạo kẽ hở cho khách hàng lợi dụng để xin bảo lãnh và vay vốn nhiều nơi. Chính sự yếu kém trong việc cung cấp thông tin mà hiện nay các cán bộ NH khi muốn tìm hiểu về khách hàng thường tìm hiểu trên phương án, báo cáo tính toán của khách hàng, hoặc thẩm định không sát được giá cả, định mức kinh tế. Điều này làm ảnh hưởng đến việc cho vay vốn để mở L/C nhập của NH, tài trợ đến sản xuất hàng XK, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, d) Nguyên nhân từ phía các DN XNK (1) Năng lực vay vốn của DN Tình hình chung của các DN là vốn điều lệ của họ rất thấp. Theo quy định của NHNN thì các NHTM không được cho phép cho vay quá 15% cốn tự có của NH trong khi nhu cầu vay vốn của DN cho các hoạt động kinh doanh của mình (trong đó bao gồm các hoạt động XNK) lại chiếm đến 70-80% trong tổng số vốn cần thiết. Đối với các DN Nhà nước, vốn lưu động đựoc giao không đáng kể, tài sản cố định tập trung lớn nhất là đất đai nhưng chủ yếu là dưới hình thức thuê, do đó theo quy định của Luật đất đai 2007 thì chỉ được thế chấp cầm cố giá trị tài sản trên đất. Các tài sản trên đất đó nếu không là máy móc nhà xưởng đã cũ thì cũng hình thành từ vốn vay NH đối với các tài sản mới đầu tư. Do vậy đến nay, hầu hết các DN Nhà nước có quan hệ tín dụng XNK với Techcombank không đảm bảo được chỉ tiêu về tài sản đảm bảo dẫn đến việc không thể tăng thêm quy mô tín dụng. Đối với DN ngoài quốc doanh thì hầu hết đều có tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn lớn. Tuy nhiên đó chỉ là sự so sánh về tỷ lệ còn nếu là số tuyết đối thì ngay cả những công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn lớn nhất hiện nay cũng chỉ có vốn chủ sở hữu khiêm tốn (khoảng vài chục tỷ đồng) do đó khi muốn thực hiện các thương vụ lớn thì vấn đề đảm bảo tài sản nợ vay luôn là một bài toán hóc búa đối với cả DN và NH. (2) Sự thiếu kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh XNK của DN Việt Nam Theo số liệu của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam thì có tới 70% giám đốc DN vừa và nhỏ chưa được đào tạo về nghiệp vụ thương ngoại thương trong khi 80-95% số DN đó có tham gia kinh doanh XNK hoặc ủy thác XNK. Một số giám đốc DN còn chưa sử dụng thành thạo ngoại ngữ khi đàm phán ký kết hợp đồng với nước ngoài, cộng với hiểu biết về tập quán quốc tế, trình độ nghiệp vụ ngoại thương còn non yếu nên dễ dẫn đến sai sót trong qúa trình ký kết hợp đồng. Một thực tế nữa là các DN Việt Nam do thiếu thông tin, thiếu mối quan hệ với đối tác nước ngoài làm cho các DN không mua được hàng trực tiếp từ người sản xuất hoặc nhà phân phối lớn mà phải ký hợp đồng với trung gian, mua bán vòng vèo, giá mua bị đẩy cao, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của DN và tất nhiên cũng ảnh hưởng đến NH. 2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan - Các sản phẩm của Techcombank còn nhiều hạn chế. Tuy các loại hình tài trợ XNK của Techcombank rất đa dạng nhưng chỉ mới tập trung khai thác được ở một vài loại hình như: tài trợ băng phương thức nhờ thu, tài trợ bằng phương thức TDCT, bảo lãnh; các loại hình tài trợ khác chưa được quan tâm một cách đúng mức. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ còn ở mức sơ khai, các sản phẩm phái sinh như hoán đổi, quyền chọn, tương lai...còn khá mới mẻ nên khả năng cung cấp nguồn ngoại tệ phục vụ tài trợ TMQT còn hạn chế. - Chưa chú trọng nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án tài trợ TMQT. Cong tác thẩm định còn nhiều sai sót. Đội ngũ chuyên viên thẩm định còn trẻ kỹ năng nghiệp vụ vững nhưng còn thiếu kinh nghiêm về thực tế gây ảnh hưởng đến việc thẩm định. Quy trình thẩm định còn thiếu sót gây nhiều khó khăn trong việc thẩm định. Trong khi đó, thẩm định lại là một khâu đặc biệt quan trọng quy định chất lượng haọt động tài trợ, là cơ sở NH ra quyết định tài trợ với những dự án an toàn và khả thi. - Hạn chế về công nghệ NH. Công nghê chính là nền tảng cho sự phát triển của mọi DN trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là với DN kinh doanh trong lĩnh vực NH. Tại Techcombank các chương trình phục vụ cho các hoạt động Tài trợ TMQT vẫn chưa hoàn thiện, còn nhiều lỗi trong hệ thống TTQT, việc nhận tin, truyền tin và hạch toán còn trục trặc, chương trình báo cáo thống kể TTQT còn lạc hậu, chưa cập nhật các số liệu kịp thời, đầy đủ. - Công tác phòng ngừa rủi ro, kiểm soát nội bộ còn thiếu sót. Techcombank có một phòng ban riêng phụ trách vấn đề phòng ngừa rủi ro là UB quản lý rủi ro. NH đang áp dụng hệ thống quản trị và kiểm soát rủi ro tiên tiến. Tuy nhiên do mới được áp dụng, trong khoảng thời gian ngắn chưa thể đạt kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó vấn đề kiểm tra, kiểm soát nội bộ cũng chưa thực hiện tốt. TGĐ Techcombank đã ra chỉ thị về tăng cường công tác kiểm tra giám sát và xác định trách nhiệm thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ đảm bảo an toán trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên trong thời gian quan, Ban kiểm soát nội bộ chỉ tập trung vào hoạt động tín dụng khối xây lắp mà chưa chú trọng đúng mức đến hoạt động tín dụng XNK. - Hoạt động Marketing sản phẩm tài trợ XNK chưa được chú trọng Trong điều kiện hiện nay đặc biệt khi các NHTM ra sức phát triển để hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề cạnh tranh để phát triển ngày càng gay gắt. Trên cùng một thị trường, cùng một địa bàn các NH đều đưa ra các loại hình sản phẩm tài trợ giống nhau, buộc các NH phải hết sức chú ý đến công tác marketing. Tại Techcombank công tác marketing chưa được chú trọng đúng mức. Các hoạt động marketing chưa được tiến hành có tổ chức và hệ thống. Chưa được sự phối hợp hài hòa giữa các phòng ban trong nội bộ NH để đưa ra chính sách phù hợp, hiệu quả. Chính vì vây mà hoạt động marketing còn mang tính thụ động, các biện pháp kích thích khách hàng sử dụng dịch vụ còn nghèo nàn. - Sự phối hợp giữa các bộ phận còn kém hiệu quả Hoạt động tài trợ TMQT cần có sự phối hợp nhịp nhàng của ba bộ phận là bộ phận tín dụng, bộ phận TTQT, bộ phận kinh doanh ngoại hối. Nếu NH biết cách phối hợp hoạt động của ba bộ phận này thì chắc chắn hiệu quả của tài trợ TMQT sẽ tăng lên rất nhiều. Tại Techcombank, trong tài trợ ngoại thương các phòng ban này hoạt động gần như độc lập với nhau, không tạo thành một quy trình khép kín. Tài trợ ngoại thương chỉ được coi là nhiệm vụ chính của phòng tín dụng. Từ đó dẫn đến tình trạng nhiều khi khách hàng xin tài trợ ở Techcombank nhưng lại tiến hành thanh toán ở một NH khác hay khách hàng chỉ sử dụng dịch vụ TTQT ở Techcombank. Cũng như có trường hợp khách hàng xin tài trợ đồng thời thanh toán tại Techcombank nhưng do hoạt động còn rời rạc, nhiều công đoạn rườm rà nên đã gây mất nhiều thời gian, chi phí cho DN từ đó mà độ tín nhiệm với các sản phẩm tài trợ XNK của NH cũng bị ảnh hưởng. - Quan hệ NH đại lý Trong hoạt động tài trợ TMQT, việc xây dựng một mạng lưới NH đại lý là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ con số không từ khi thành lập, Techcombank đã từng bước xây dụng và mở rộng quan hệ hợp tác với các NH, tổ chức TC – NH quốc tế theo phương châm thiết thực, hiệu quả, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi. Hiện tại, Techcombank đã có mối quan hệ với các NH lớn như: NH Ngoại thương Nga, NH Deutschebank, NH Creditor (Italia), Bank of Tokyo, Bank of City, Bank of New York Techcombank đã có mạng lưới NHĐL tại gần 100 quốc gia với trên 400 NH và trên 11000 địa chỉ trên toàn thế giới. Song tại một số thị trường như Trung Nam Á, Mỹ L Tinh, Techcombank vẫn chưa thiết lập được mối quan hệ. Điều này làm cho việc thực hiện các thương vụ phát sinh với các khu vực này phải thông quan các NH trung gian, làm tăng chi phí, mất thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ của NH. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2: Qua phân tích các số liệu và những vấn đề thực tế, chương 2 đã trình bày những nội dung căn bản về thực trạng hoạt động tài trợ TMQT tại Techcombank trong thời gian qua. Vận dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài trợ TMQT, với hệ thống tư liệu và số liệu phong phú, khoá luận đã nêu được thực trạng về hoạt động tài trợ TMQT của Techcombank, từ đó rút ra những kết quả và hạn chế chủ yếu trong hoạt động hoạt động tài trợ TMQT của NH, đồng thời phân tích cụ thể những nguyên nhân chính gây cản trở đến hiệu quả hoạt động tài trợ TMQT tại NH. Trên cơ sở phát hiện những nguyên nhân này, chương 3 của khoá luận sẽ đề cập đến hệ thống các giải pháp nhằm phát triển hoạt động tài trợ TMQT của Techcombank. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA TECHCOMBANK 3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ TMQT CỦA TECHCOMBANK Từ khi ra đời đến nay, Techcombank đã có những bước phát triển vượt bậc đã trở thành một trong những NHTMCP lớn nhất Việt Nam về quy mô tài sản mạng lưới hoạt động, thực hiện kinh doanh đa năng, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng hình ảnh và uy tín của Techcombank trên thị trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Có được những thành tựu này là nhờ phát triển toàn diện các mặt hoạt động, trong đó có hoạt động tài trợ TMQT. Phát triển hoạt động tài trợ TMQT tại Techcombank góp phần tăng trưởng hoạt động tín dụng. Việc phát triển các hoạt động tài trợ TMQT đã tạo điểu kiện cho Techcombank: - Tăng cường khả năng cạnh tranh, thu hut nguồn vốn tài trợ từ các dự án nước ngoài, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường và khách hàng, khép kín chu trình đầu tư, tạo điều kiện phát triển tín dụng an toàn và hiệu quả. - Thông qua các hoạt động tài trợ thương mại, Techcombank có điều kiện cung cấp hệ thống giải pháp kỹ thuật tài trợ phong phú, hữu hiêu, giải quyết phần lớn những khó khăn về tài chính và uy tín kinh doanh ngoại thương của DN. - Hoạt động tài trợ TMQT cũng mang lại một nguồn thu nhập lãi và phí dịch vụ cho Techcombank và góp phần tạo điều kiện cho Techcombank thực hiện đa dạng hóa dịch vụ. - Góp phần tăng thêm tiềm lực nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ vững và phát triển thị phần của Techcombank. - Từng bước tiếp cận và làm với các nghiệp vụ NH quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp nhận, ngày càng nhiều dự án nước ngoài, và nhờ đó ngày càng có nhiều NH nước ngoài biết đến Techcombank với tư cách là một NH tham gia tài trợ TMQT. - Uy tín của Techcombank ngày càng được tăng lên. Các NH nước ngoài muốn được ký hợp đồng NH đại lý với Techcombank và các DN nước ngoài càng tin tưởng vào các giao dịch thanh toán mà Techcombank thực hiện. Để tiếp tục phát huy được những kết quả trên, Techcombank cần phải tich cực phát triển hoạt động tài trợ TMQT. 3.2. PHƯƠNG THỨC, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ MQT CỦA TECHCOMBANK 3.2.1. Cơ hội và thách thức với Techcombank trong phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế Một thách thức lớn đối với hệ thống Techcombank hiện nay là trình độ phát triển còn thấp về mọi mặt so các NH trong khu vực và trên thế giới; thiếu kinh nghiệm quản lý; trình độ lạc hậu; tiện ích dịch vụ NH còn nghèo nàn; quy mô hoạt động còn hạn chế, do vậy, phát triển các hoạt động tài trợ TMQT là một trong những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tê. Techcombank đang đứng trước những cơ hội và thách thức sau: Cơ hội Với xu thế hội nhập tất yếu của mọi thời đại,Việt Nam đã và đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc hội nhập vững chắc vào cộng đồng khu vực và quốc tế , trong đó có sự hội nhập của hệ thống TC-NH. Trước yêu cầu hội nhập quốc tế và xu thế tự do hóa tài chính trên toàn thế giới, Chính phủ Việt Nam đang đặt quyết tâm cao về cải cách hệ thống tài chính- tiền tệ-ngân hàng Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế. Việt Nam đã và đang thực hiện các biện pháp chấn chỉnh lành mạnh hóa hệ thống tài chính, tiền tệ. Đảng và NN ta rất quan tâm đến công cuộc cải cách, đổi mới lĩnh vực NH, coi đây là khâu trọng yếu, nhân tố quan trọng trong công cuộc cải cách kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam. Hội nhập quốc tế đang và sẽ mở ra cơ hội và tiềm năng trao đổi, hợp tác quốc tế về lĩnh vực tài chính, tiền tệ, đồng thời nâng cao vị thế quốc tế của Techcombank trong các giao dịch tài chính tiền tệ quốc tế nói chung và tài trợ TMQT nói riêng. Trong giai đoạn mới, sự hội nhập quốc tế cũng đưa đến điều kiện về tiếp cận các luồng vốn quốc tế và các trợ giúp kỹ thuật quốc tế, giúp cho Techcombank đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu vốn của nền kinh tế trong nước. Yêu cầu hội nhập sẽ là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống NH Việt Nam nói chung và Techcombnak nói riêng; nâng cao năng lực quản lý điều hành, trình độ cán bộ; cơ chế chính sách phù hợp hơn với chuản mực quốc tế. Thách thức Hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay bao gồm 5 NHTM nhà nước, 1 NH chính sách, 4 NH liên doanh, 53 NH cổ phần, 35 chi nhánh NH nước ngoài, 52 văn phòng đại diện NH nước ngoài. Không đợi đến khi Việt Nam mở của hoàn toàn lĩnh vực tài chính NH, nhiều NH nước ngoài đã tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam thông qua việc góp vốn vào các NH nội địa, thay vì chỉ dừng lại ở những hoạt động phục vụ cho các công ty của nước họ đầu tư tại Việt Nam như trước đây. Thị phần dư nợ cho vay và huy động vốn của các chi nhánh NH nước ngoài cũng tăng khá mạnh trong năng 2007: riêng thành phố Hồ Chí Minh, thị phần dư nợ cho vay tăng từ 12% của những năm trước lên đến 19% hiện nay, còn thị phần huy động vốn từ 12% lên gần 16%. Ngoài hoạt động cho vay và đầu tư, các chi nhánh NH nước ngoài còn chiếm thị phần khác lớn trong lĩnh vực TTQT, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, bảo lãnh phát hành trái phiếu. Căn cứ vào tăng trưởng XK cao, các luông chu chuyển vốn quốc tế, TTQT và lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam ngày càng tăng, thì thấy sẽ có một cuộc đổ bộ của các NH nước ngoài vaò Việt Nam trong thời gian tới. Như vậy, các NHTM đang phải đối mặt trước nguy cơ bị mất thị phần ngay trên sân nhà, trong đó hoạt động tài trợ TMQT là một trong những lĩnh vực cạnh tranh gay gắt nhất. Tóm lại, cần khẳng định rằng, giữa các nghiệp vụ tài trợ TMQT có tính liên thông và có cự gắn kết chặt chẽ với các họat động của NH. Nguồn tài trợ cho các DN lớn sẽ tạo điều kiện mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh của NH. Do vậy, Techcombank cần chú ý tới huy động nguồn ngoại tệ tiết kiệm từ dân cư, thúc đẩy hoạt động tài trợ XK, xong chính việc phát triển chuyên môn hóa và đa dạng hóa các hoạt động tài trợ cũng như uy tín trên thị trường quốc tế là tiền đề để tăng thị phần hoạt động, từ đó tăng quy mô nguồn vốn. 3.2.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Techcombank Với phương châm đa dạng hóa và ngày càng nâng câo chất lượng các sản phẩm, dịch vụ NH để đáp ứng nhu cầu ngày một tốt hơn các DN, nhà đầu tư, Techcombank đã đề ra phương hướng phát triển hoạt động tài trợ TMQT trong các năm tới như sau: - Tiếp tục tăng trưởng nguồn vốn đặc biệt là vốn ngoại tệ đáp ứng cho nhu cầu tài trợ TMQT, kết hợp với tăng trưởng dư nợ tín dụng XNK. - Nâng cao các hình thức tài trợ TMQT, chú trọng nghiệp vụ bảo lãnh, TDCT, cho thuê tài chính, chiết khấu bộ chứng từ, bao thanh toán, đảm bảo cạnh tranh về mức phí, lãi suất chiết khấu với các NH khác trong nước. - Nâng cao thị phần hoạt động về tài trợ TMQT tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, và khu vực đô thị, chú ý tới khu vực có vốn đầu tư nước ngoài - Tập trung đầu tư các DN có nguồn thu ngoại tệ từ hàng XK để khắc phục tình trạng mất cân đối giữa XNK như hiện nay. - Nâng cao năng lực chuyên môn trong lĩnh vực tài trợ TMQT, chú trọng thẩm định dự án, tín dụng và bảo lãnh quốc tế, đảm bảo đạt trình độ ngang bằng với các NH nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Chủ động giứoi thiệu các loại hình tài trợ TMQT mới cho khách hàng. - Tiếp tục tuyển chọn và đào tạo các chuyên viên khách hàng DN có đủ trình độ chuyên môn, cáo trách nhiệm cao trong công việc và thái độ phục vụ khách hàng tốt. 3.3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ TMQT CỦA TECHCOMBANK 3.3.1. Giải pháp từ phía ngân hàng 3.3.1.1. Tăng trưởng nguồn vốn, đặc biệt là vốn ngoại tệ Để phát triển nghiệp vụ tài trợ TMQT, và có thể cạnh tranh khi hội nhập quốc tế và phát triển bền vững, NH phải nâng cao được vị thế thông qua cải thiện năng lực tài chính, thể hiện ở các chỉ số tài chính (vốn tự có, lợi nhuận ròng, chỉ số tương thích vốn, nợ quá hạn, tỷ lệ thanh khoản...) Muốn thúc đẩy hoạt động tài trợ TMQT thì NH cần có đủ vốn huy động từ bên ngoài, nhất là vốn ngoại tệ để tài trợ cho các DN kinh doanh XNK. Do vậy, NH phải thực hiện các giải pháp sau: + Đa dạng hoá các hình thức HĐV, đặc biệt là trong nước, tăng cường huy động vốn trung, dài hạn từ nước ngoài để đầu tư cho các dự án lớn. + Đa dạng hoá các dịch vụ NH, phát triển nghiệp vụ thanh toán thẻ ATM, thẻ tín dụng để phát triển nguồn vốn vãng lai. Bên cạnh đó để phát triển nguồn vốn ngoại tệ thì cần thực hiện: + Đẩy mạnh dịch vụ chi trả kiều hối + Mở rộng màng lưới dịch vụ thu đổi ngoại tệ và séc du lịch nhằm tăng nguồn ngoại tệ, đồng thời quảng bá thương hiệu + Thực hiện chính sách ưu đãi đối với DN có nguồn thu ngoại tệ. + Tập trung tiếp cận thu hút các dự án ODA, các dự án của WB, AFD, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu ra nước ngoài. + Đổi mới công nghệ thực hiện các dự án thu hút nguồn vốn ngoại tệ. 3.3.1.2. Đa dạng hoá hoạt động tài trợ TMQT Đề có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường khốc liệt, NH phải nâng cao chất lượng, phong cách phục vụ, hoàn thiện các hình thức tài trợ hiện có và phát triển ngày càng đa dạng hơn các hình thức tài trợ thương mại khác để đáp ứng nhu cầu, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn các hình thức tài trợ mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho khách hàng. Cùng với các hình thức tài trợ TMQT truyền thống, NH cần triển khai cập nhật các hình thức mới như: + Nghiệp vụ vay vốn nước ngoài thông qua hình thức thanh toán L/C trả ngay, chiết khấu chứng từ nhận nợ, chiết khấu hối phiếu của L/C trả chậm. + Tập trung khai thác khách hàng XK: nghiên cứu giải pháp tiện ích trong thanh toán hàng XK + Cấp tín dụng thương mại ngắn hạn thông qua NH NK có uy tín. + Tổ chức khảo sát hoạt động thanh toán XNK các khu vực trên cả nước. + Tài trợ thanh toán hàng đổi hàng: thúc đẩy hình thức tài trợ thương mại thông qua hình thức phát hành bảo lãnh đối ứng. 3.3.1.3. Xây dựng chiến lược dài hạn để định hướng phát triển hoạt động tài trợ thương mại Để tăng thị phần trong hoạt động tài trợ TMQT và chiếm lĩnh thị trường, NH cần xây dựng chiến lược dài hạn nhằm phát triển hoạt động tài trợ TMQT, cụ thể: + Nghiên cứu động cơ của khách hàng trong việc lựa chọn tài trợ TMQT của NH trên cơ sở Hồ sơ khách hàng. + Nghiên cứu thị trường, những nhận tố ảnh hưởng để đề ra những chính sách đúng đắn, đáp ứng nhu cầu khách hàng. + Nghiên cứu chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với từng lĩnh vực để định hướng cho cơ cấu tài trợ XNK của NH. 3.3.1.4. Xây dựng chu kỳ kinh doanh nghiệp vụ NH quốc tế khép kín Trong hoạt động NH đối ngoại gắn chặt với hoạt động TMQT, hơn nữa một thương vụ cần trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, làm phát sinh những loại hình nghiệp vụ quốc tế tương ứng. Vì vậy, NH phải xây dựng một dịch vụ hoàn hảo và hiệu quả, nâng cao khả năng phòng chống rủi ro và thu hút được nhiều khách hàng truyền thống đồng thời làm tăng phí dịch vụ và hoa hồng cho NH. 3.3.1.5. Xây dựng chiến lược khách hàng và thực hiện tốt chính sách khách hàng Khách hàng là người đảm bảo sự tồn tại của NH. Vì thế cần phải xây dựng các chính sách, đề xuất các biện pháp nhằm tiếp cần, thu hút các khách hàng lớn, uy tín, có tiềm năng và có hiệu quả. Để xây dựng chiến lược khách hàng, NH cần phải tại ra uy tín về đảm bảo an toàn tín dụng, hấp dẫn về lợi ích vật chất, ưu đãi về phí, lãi suất cho vay...mặt khác cần chú ý: + Củng cố và phát triển các khách hàng truyền thống + Phát triển các khách hàng mới, thực hiện tốt công tác tiếp thị + Mở rộng và phát triển mạng lưới NH đại lý ở nước ngoài để tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, thông tin của khách hàng ở nước ngoài. 3.3.1.6. Nâng cao chất lượng thẩm định trước khi đưa ra quyết định tài trợ Một trong những nguyên nhân chủ yếu tác động đến nâng cao hiệu quả của hoạt động tài trợ TMQT của Techcombank là do công tác thẩm định dự án còn hạn chế. Do vậy NH cần làm tốt các nội dung chủ yếu sau: - Xác định yêu cầu của công tác thẩm định dự án tài trợ TMQT: + Xem xét mục tiêu, yêu cầu của DN cần tài trợ có phù hợp với hoạt động kinh doanh của NH hay không + Đứng trên giác độ người tài trợ vốn để xem xét, đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội của từng dự án. + Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia từng ngành nghề chuyên sau để nâng cao chất lượng thẩm định. + Đối với các dự án tài trọ vốn dài hạn, cần tiến hành thẩm định thường xuyên, liên tục, toàn diện trong suốt quá trình tài trợ vốn. + Công tác thẩm định phải được chuẩn hoá, phù hợp với tình hình thực tế phát triển KT - XH của đất nước trong từng thời kỳ. + Thu thập, xử lý và cập nhật tất cả các thông tin có liên quan đến dự án, nhất là thông tin về cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước. + Đảm bảo tính chủ động, sáng tạo, tổng hợp, phân tích tổng kết thực tiễn của cán bộ thẩm định. - Nâng cao chất lượng thẩm định dự án tài trợ + Củng cố kiện toàn về công tác tổ chức thẩm định dự án tài trợ + Thực hiện tốt quy trình thẩm định + Thu thập thông tin từ nhiều nguồn để đối chiếu, xử lý thông tin, phân tích cặn cẽ trước khi đưa ra quyết định. + Xem xét các yếu tố rủi ro như lạm phát, tỷ giá hối đoái... 3.3.1.7. Tăng cường quản lý rủi ro để phát triển an toàn nâng cao uy tín Rút kinh nghiệm từ những sai sót nảy sinh trong thời gian qua, gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của NH trong tài trợ thương mại, để có thể rmở rộng sản phẩm dịch vụ cần phải: * Chủ động tham gia quản lý rủi ro các dự án tài trợ TMQT Quản lý rủi ro bao gồm các biện pháp tác động đến quá trình hoạt động của dự án nhằm nâng cao hiệu quả và đạt được mục tiều đã đề ra. Quản lý tài sản hình thành từ vốn tài trợ từ NH + Xây dựng kho tàng đủ tiêu chuẩn để quản lý vật tư, hàng hoá hình thành từ vốn tài trợ của NH + Hệ thống kho quỹ két sắt an toàn để thu nhận các tài sản cầm cố của người cần tài trợ + Bảo hiểm hàng hoá, tài sản để phòng ngừa rủi ro bất khả kháng. Quản lý rủi ro đối với lãi suất với lãi suất,tỷ giá cần triển khai các nghiệp vụ + Hợp đồng mua bán kỳ hạn + Nghiệp vụ SWAP về tỷ giá và lãi suất Quản lý việc sử dụng ngoại tệ, đảm bảo khả năng tái tạo ngoại tệ phục vụ tài trợ TMQT Việc sử dụng ngoại tệ đựơc thực hiện trên cơ sở cân đối nguồn và nhu cầu ngoại tệ để thanh toán các khoản nợ, khoản tài trợ, và dựa trên nguyên tắc: + Đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ XNK. + Trong thẩm định dự án tài trợ phải đánh giá khả năng tái tạo nguồn ngoại tệ để trả nợ của DN. + Lập kế hoạch số ngoại tệ cần sử dụng trongtháng kế tiếp để đảm bảo có đủ ngoại tệ thanh toán khi đến hạn * Tăng cường năng lực quản lý, điều hành đối với các cấp lãnh đạo Lựa chọn, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, tập trung đào tạo ngoại ngữ, kiến thức kinh tế thị trườngđáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. 100% cán bộ lãnh đạo phục trách tài trợ TMQT được trang bị kiến thức quản lý rủi ro các nghiệp vụ tài trợ TMQT, kinh doanh ngoại tệ. * Hợp tác với các NH nước ngoài tổ chức Hội nghị tập huấn các chuyên đề Bảo lãnh, Hối phiếu, TTQT, Phòng chống gian lận, lừa đảo, rửa tiền. 3.3.1.8. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát Tổ chức theo dõi các khoản đã thực hiện tài trợ nhằm thực hiện nghĩa vụ với nước ngoài hoặc thu hồi vốn của NH. Cần ban hành và thực hiện nghiêm túc quy chế kiểm tra, kiểm sáot các hoạt động tài trợ TMQT: + KIểm tra, rà soát lại những khoản nợ cho vay bắt buộc, phân tích rõ nguyên nhân, đề ra các biện pháp cụ thể đối với những món nợ vay bắt buộc còn vật tư hàng hoá, phải đôn đốc các đơn vị tiêu thụ hàng trả nợ cho NH. + Đối với những món hàng nợ vay bắt buộc còn tại sản thế chấp, phải tiến hành phát mại, đấu giá công khai để thu hồi nợ. + Đối với những khách hàng không trả nợ cho NH, phải tìm mọi cách đôn đốc để thu hồi nộ. + Những món nợ khó đòi khách hàng không trả nợ được, phải thông báo ngay với cơ quan pháp luật để thu hồi, phát mại tài sản, sau khi thu nợ vay của NH phần còn lại phải trả khách hàng. 3.3.1.9. Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động tài trợ TMQT, đặc biệt phải mở rộng mạng lưới NH đại lý, quản lý chặt chẽ, không ngừng củng cố + Thực hiện đánh giá công tác NH đại lý trong thời gian qua để có những định hướng rõ ràng trong việc phát triển quan hệ với từng NH, từng thị trường, từng khu vực. + Mở rộng mạng lưới NH đại lý theo hướng lựa chọn các NH nước ngoài có uy tín, phù hợp trong từng lĩnh vực để xây dựng mối quan hệ. Để làm được điều này, quy mô NH phải đủ lớn để tạo uy tín trên thưong trường, trên cơ sở đó hình thành các mối quan hệ NH đại lý trong các dich vụ NH quốc tế. Xây dựng mối quan hệ NH đại lý rất hữu ích vì chi phí thâm nhập thị truờng nước ngoài thấp; lựa chọn NH thứ ba xác nhận uy tín của NH; cung cấp thôngtin và tư vấn đáng tin cậy về khách hàng ở nước ngoài trong các thương vụ và các giao dịch có liên quan. Mặt khác, thông qua NH đại lý, có thể tận dụng được hạn mức tín dụng, hạn mức xác định L/C, hạn mức thanh toán, ký kết hiệp định khung vay vốn trung và dài hạn đối với dự án NK máy móc thiết bị; đồng thời có thể tận dụng được bộ máy quản lý của các NH đại lý để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của mình. + Rà soát lại công tác quản lý chữ ký ra nước ngoài đảm bảo chặt chẽ. + Xây dựng hạn mức tín dụng đối với các NH mà Techcombank đang có quạn hệ tiền gửi giúp ban lãnh đạo điều hành hoạt động kinh doanh an toàn, linh hoạt, thích ứng với các thay đổi trên thị trường. 3.3.1.10. Thiết lập hệ thống thông tin và đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác kịp thời cho công tác thẩm định dự án Trong thời đại đa dạng thông tin như hiện nay, cùng với cách thức xử lý thông tin ngày càng hiện đại, việc thu thập đầy đủ chính xác kịp thời thông tin để phục vụ công tác thẩm định là khá phức tạp và vô cùng cần thiết. Vì vậy cần thiết lập hệ thống thông tin để đảm bảo: + Cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến hoạt động tài trợ thương mại sẽ giúp công tác thẩm định dự án tài trợ đạt chất lượng tốt hơn , các công việc đánh giá và kết luận thẩm định, phù hợp với tình hình thực tế. + Thiết lập hệ thống thông tin nhằm thu thập, phân loại, xử lý và đánh giá được tính đúng đắn của từng loại thông tin. Để cập nhật thông tin kịp thời cần thu thập từ nhiều nguồn kể cả những thông tin trái ngược nhau để phân tích đánh giá. Các nguồn thông tin có thể và cần thu thập là thông tin do điều tra trực tiếp và thông tin do thu thập từ bên ngoài. + Đổi mới trang thiết bị tin học theo hướng hiện đại. Mạnh dạn đầu tư hệ thông trang thiết bị, công nghệ thẩm định hiện đại, áp dụng những kỹ thuật phân tích, tính toán hiện địa để có thể truy cập, xử lý thông tin cần thiết một cách kịp thời, chính xác và có hiệu quả. 3.3.1.11. Đầu tư thích đáng cho công nghệ NH Trước những sức ép cạnh tranh ngày càng tăng, NH cần đẩy mạnh tiến độ áp dụng công nghệ tin học vào hoạt động NH để thực sự phục vụ tốt cho cho hoạt động tài trợ TMQT tại NH Techcombank Thực tế chứng minh trình đọ công nghệ đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý rủi ro và triển khai các sản phẩm mới của NH. Mặt khác, công nghệ là một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển, là điều kiện để hội nhập vào cộng đồng NH quốc tế. Để nâng cao chất lượng dịch vụ hiệ đại hoá công nghệ NH cần: + Chọn lựa hệ thống công nghệ hiện đại đáp ứng những thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho việc thực hiện nghiệp vụ kinh doanh và quản lý điều hành. + Tập trung đầu tư hiện đại hoá công nghệ NH ở trình độ quốc tế + Nâng cấp hệ thống tin học, hoàn thiện mạng giao dịch trực tuyến. + Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ tinhọc trong các nghiệp vụ NH, đầu tư phần mềm tiện ích, đào tạo cán bộ đủ năng lực tiếp nhận kỹ thuật mới. 3.3.1.12. Tổ chức nâng cao bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ nghiệp vụ đảm bảo đủ năng lực và có tính chuyên nghiệp cao Con người là nhân tố quyết định đến sự thành công của mọi hoạt động, vì vậy NH cần tập trung vào chiến lược con người, dựa trên những nội dung cơ bản sau: + Công tác đào tạo, đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ, nhận thức quy luật thị trường, luật và thông lệ quốc té cho cán bộ nhận viên. + Công tác tuyển chọn và sử dụng cán bộ để trẻ hóa đội hình + Quy hoạch các cấp cần phải trang bị kiến thức cơ bản theo hình thức đào tạo tập trung hoặc đào tạo định hướng + Tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ tiếp tục học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ. Có chính sách ưu đãi để thu hút đội ngũ chuyên gia giỏi. + Có chính sách ưu đãi để tăng cường trách nhiệp, ý thức và tinh thần vươn lên tự hoàn thiện của mỗi cán bộ. Tổ chức các đợt thi đua và tổ chức khen thưởng từng đợt. + Cán bộ cử đi học phải có báo cáo, thu hoạch, trao đổi những kiến thức đã nắm được cho những cán bộ khác + Tập hợp các sáng kiến, đề xuất, đề án nghiên cứu có giá trị để phổ biến cho cán bộ trong toàn hệ thống 3.1.1.13. Hoàn thiện hệ thống văn bản chế độ, quản lý điều hành Văn bản ban hành có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NH. Để hoàn thành hệ thống văn bản NH cần; - Thực hiện đúng quy trình soạn thảo văn bản: - Thường xuyên tổ chức hệ thống và rà soát các văn bản đã ban hành kịp thời điều chỉnh và đình chỉ các văn bản không còn đúng thiếu thực tiễn. - Chỉnh sửa các cơ chế, nghiệp vụ phù hợp với mô hình quản lý mới 3.1.1.14. Phát triển hoạt động Marketing Trước sức ép cạnh tranh theo yêu cầu hội nhập kinhtế quốc tế, không NHTM nào lại không quan tâm đến tăng cường các hoạt động marketing. Techcombank cũng cần có những biện pháp phát triển sau: + Trên sơ sở xây dựng một chính sách khách hàng và chính sách sản phẩm phù hờp, NH cần thường xuyên duy trì mối quan hệ với khách hàng để có thể vừa đưa ra được thông tin của NH vừa có thể thu thập thông tin từ phía DN, nắm được nhu cầu cảu họ và tìm cách đáp ứng tốt nhất nhu cầu đó + Tăng cướng thực hiện chiến lược quảng bá hình ảnh nhằm nâng cao giá trị thương hiệu thông qua các kênh truyền thông + Mở rộng mạng lưới chi nhánh, văn phòng giao dịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận với các dịch vụ phù hợp, hữu ích. 3.3.2. Giải pháp về phía khách hàng 3.3.2.1. Từng bước thiết lập mối quan hệ DN và NH trong quá trình chuẩn bị thực hiện dự án Thực tiễn hoạt động XNK cho thấy, việc thực hiện các hợp đồng XNK thường kéo dài đòi hỏi vốn lớn. DN XNK nhiều khi không đủ vốn để thực hiện hợp đồng. Sự liên kết chặt chẽ giữa DN và NH sẽ là cho việc thựuc hiện hợp đồng dễ dàng hơn. Việc thiết lập được mối quan hệ mặt thiết này sẽ giúp các DN XNK chủ động về nguồn vốn. Mỗi khi phát sinh những khó khăn, rủi ro trong quá trình XK, cả hai phía phải phối hợp hành động kịp thời. 3.3.2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ Cùng với việc không ngừng đổi mới và hoàn thiện chính sách cơ chế quản lý hoạt động XNK cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ trên cơ sở đào tạo lại đội ngũ cán bộ hiện có, đồng thời đào tạo mới đội ngũ kế cận. Bởi lẽ con người là nhân tố quyết định trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Để làm được điều này cán bộ nghiệp vụ XNK phải: am hiểu sâu sắc về tình hình thị trường trong và ngoài nước có kiến thức về KDQT, luật pháp và tập quán buôn bán; giỏi ngoại ngữ; có đầu óc thực tiễn, biết tính toán không chỉ lợi ích của DN và cả của nền kinh tế; biết cách đàm phán, thương thuyết và có tình thần hợp tác. Bên cạnh đó vốn kiến thức về tài chính ngân hàng cũnghết sức cần thiết trong quá trình đàm phán, xây dựng một hợp đồng ngoại thương cũng như lựa chọn phương thức tài trợ phù hợp từ phía ngân hàng. 3.3.2.3. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, lành mạnh hóa vè mặt tài chính - Mỗi DN XNK phải xây dựng kế hoạch chiến lược lâu dìa cụ thể trên năng lực và cơ hội của chính mình. - Tăng cường thu thập thông tin nhiều chiều về thị trường đầu vào như: vốn, lao động, nguyên vật liệu, thiết bị công nghệ, thôngtin về chính sách và quy định của nhà nước cũng như thông tin về thị trường đầu ra để thực hiên nắm bắt được những cơ hội kinh doanh tốt, quyết định đầu tư đúng đắn. - Tích cự đổi mới công nghệ, trang thiết bị máy móc. Đây có thể nói là một khâu rất yếu ở hầu hết các DN vốn ít, chậm chạp trong việc nắm bắt thông tin... Với trình độ công nghệ kém phát triển các DN rất khó có thể nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm. - Mở rộng khả năng liên kết, hợp tác trong sản xuất kinh doanh. Đây là một trong hững điểm yếu cố hữu và chưa có biện pháp xử lý hiệu quả của các DN Việt nam. Trong liên kết quốc tế có rất ít DN nước ta tạo dựng được mối liên kết chặt chẽ với các tập đoàn đa quốc gia. Trong nước, mối liên kết khu vực, ngành hàng theo từng cụm công nghiệp chưa hhình thành. Các khu công nghiệp được hình thành chủ yếu để giải quyết vấn đề mặt bằng sản xuất hơn là tạo chuỗi giá trị thông qua việc liên kết DN. 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ Hoạt động NH nói chung và hoạt động tài trợ TMQT nói riêng chỉ an toàn và hiệu quả khi nó có một môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ và nhất quán. Bởi lẽ hoạt động NH đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, có mối quan hệ với tất cả các ngành, các thành phần kinh tế nên ngoài các nguồn luật điều chỉnh về NH thì luật pháp và quy định của các ngành có sự ảnh hưởng nhất định đến hoạt động NH. Do đó, để mở rộng hoạt động tín dụng XNK thì Chính phủ phải có các biện pháp đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan: các NHTM, Bộ thương mại, Cục hải quan, Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam,nhằm tạo sự nhất quán cho việc áp dụng và thi hành quy chế, văn bản hướng dẫn. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tạo dựng và duy trì sự ổn định môi trường kinh tê- chính trị- xã hội, có các chính sách đầu tư, hỗ trợ các DN XNK, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, tạo điều kiện cho sự phát triển hoạt động tài trợ TMQT và hoạt động XNK của DN. 3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước - Hoàn thiện luật NHNN và luật các TCTD. Trước tình hình hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động tài trợ TMQT ở Việt Nam được sử dụng khá phổ biến nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Sự tác động của NHNN là rất cần thiết cho sự phát triển dịch vụ NH phục vụ cho hoạt động XNK ở Việt Nam. Do đó, các giải phát nhằm nâng cao hoạt động động tài trợ TMQT đòi hỏi phải có sự tham gia của NHNN Việt Nam, như: Tiếp tục xay dựng các văn bản dưới luật để triển khai thực hiện có hiệu quả luật NHNN Việt Nam và luật các TCTD, nhất là lĩnh vực tài trợ TMQT, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động này; NHNN cần phải có các chính sách hỗ trợ các NHTM tạo lập nguồn vốn tìa chính bên cạnh việc tọa lập từ tích lũy nội bộ nhằm đẩy mạnh việc hiện đại hóa công nghệ của các NHTM Việt Nam. - Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên NH. Thị trường ngọai tệ liên NH không chỉ là công cụ để NHNN thực hiện chính sách tỷ giá mà còn là nơi cung ứng ngoại tệ cho các NHTM để kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng haọt động kinh doanh đối ngoại nói chúng và hoạt động tài trợ XNK nói riêng. Muốn hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên NH, NHNN cần giám sát và buộc các NHTM phải xử lý tình trạng ngoại hối của mình trong ngày bằng việc mua bán ngoại tệ trên thị trường liên NH, đồng thời mở rộng đối tượng tham gia thì trường ngoại tệ liên NH, phát triển các nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ đầu cơ, nghiệp vụ tiền gửi qua đêm và các hình thức mua bán ngoại tệ: mua bán kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hoán đổi ngoại tệ, quyền chọn,... - Công tác điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt phù hợp với thực tế. Tỷ giá hối đoái là một yếu tố nhạy cảm, nó không những ảnh hưởng tới lĩnh vự XNK mà còn tác động tới các hoạt động khác của đời sống kinh tế, xã hội. Việc lựac chọn chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết của nhà nước là hoàn toàn phù hợp với điều kiện của đất nước ta hiện nay, song cần đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng tự do hóa với những bước đi thích hợp; đồng thời NHNN cần hỗ trợ các NHTM thực hiện tốt công tác phân tích, dự báo biến động tỷ giá thông qua các tín hiệu thị trường, tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chính sách tỷ giá tại các NHTM. - Tăng cường chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng(CIC). Hiện nay thông tin tín dụng chưa bao gômg toàn bộ thông tin của DN trong nền kinh tế mà chỉ tổng hợp thông tin trong phạm ngành NH. Lý luận và thực tiễn đều chỉ rằng ở các nước phát triển đều có một hệ thống thông tin tín dụng tổng hợp. Việc thu thập, xử lý kịp thời thông tin và chính xác các thông tin về tình hình tài chính, quan hệ tín dụng, khả năng thanh toán, tư cách pháp nhân của DN trong nước và ngoài nước là vô cùng quan trọng. Để công tác phòng ngừa rủi ro đạt hiệu quả cao, NHNN cần trang bị các thiết bị thông tin hiện đậu cho trung tâm để có thể thu thập thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời. Cần phải có cơ chế khuyên khích và bắt buộc đối với các TCTD về việc cung cấp thường xuyên các thông tin về tình hình dư nợ của các DN tịa TCTD,... 3.4.3. Kiến nghị đối với Techcombank - Mở rộng quan hệ đại lý với các NH đại lý ở nước ngoài bảo vệ quyền lợi khách hàng và rút ngắn thời gian thực hiện thanh toán. Techcombank hiện đang có quan hệ đại lý với nhiều NH đại lý tại nhiều quốc gia khác nhau, tuy nhiên cần mở rộng hơn nữa để thuận tiện cho việc thanh toán hàng hóa của khách hàng. Khi có quan hệ với nhiều NH đại lý, uy tín của Techcombank cũng được nâng cao và có được nhiều thuận tiện khi thực hiện thanh toán cho các đối tác nước ngoài theo yêu cầu khách hàng trong nước. Hơn nữa, khi Techcombank cần tìm hiểu một khách hàng hoặc một đối tác nước ngoài có thể nhờ sự trợ giupa từ phía NH có quan hệ đại lý ở nước đó. - Cần chú trọng hơn tới việc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ để hỗ trợ thích hợp với nhu cầu của mình. Hiện nay Techcombank thực hiện quản lý vốn tập trung tại Hội sở chính, các chinh nhánh được áp dụng trạng thái ngoại tệ cuối ngày căn cứ vào doanh số thanh toán thống kê hàng tháng. Tuy nhiên trong thời gian qua, nguồn ngoại tệ thường xuyên ở trạng thái căng thẳng, do tỷ giá thường xuyên biến động nên Techcombank chưa có biện pháp hỗ trợ đủ cho các chi nhánh khi có nhu cầu thanh toán nên không đáp ừng đủ nguồn ngoại tệ cho thị trường làm mất đi một lượng khách hàng tiềm năng. - Techcombank cần tổ chức thu thập thông tin về nội bộ khách hàng, NH đại lý, tình hình kinh tế, rủi ro tại các thị trường để phòng tránh rủi ro trong tài trợ. - Cần nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn của các cán bộ trong lĩnh vực tài trợ TMQT. - Tiếp tục mở rộng các hình thức tài trợ TMQT, tập trung khai thác đồng đều ở hình thức tài trợ. Tăng cường hoạt động Marketing, đưa sản phẩm thông tin về sản phẩm đến tận tay khách hàng để khách hàng có thêm nhiều sự chọng lựa tốt hơn. Bên cạnh đó, Nh muốn đạt được mục tiêu hoạt động đề ra phải luôn lấy con người làm trọng tâm, cần áp dụng các chính sách tiền lương, tiền thưởng theo chất lượng và hiệu quả kinh doanh tạo sự ổn định về nhân sự trong giao đoạn khan hiếm nguồn nhân lực có chất lượng hiện nay; đồng thời có các hình thức biểu dương khen thưởng kịp thời khuyến khích động viên mỗi cá nhân, phòng ban có thành tốt trong công tác, qua đó khích lệ họ làm việc tốt hơn, cống hiến hết sức mình cho sự lớn mạnh và phát triển của NH. Đấy chính là cơ sở và động lực cho Techcombank thúc đẩy hoạt động Nh nói chung và hoạt động tài trợ TMQT nói riêng. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trên cơ sở đưa ra những lý luận liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu tại chương 1; phân tích đánh giá thực trạng tài trợ TMQT tại Techcombank tại chương 2; chương 3 của khoá luận đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị với mong muốn đóng góp phần nào vào việc phát triển hoạt động tài trợ TMQT tại Techcombank, trên cơ sở đó Techcombank có thể hạn chế những rủi ro và tránh được những thiệt hại về tài chính và uy tín. KẾT LUẬN Trong thời đại quốc tế hóa đời sống kinh tế hiện nay, nhu cầu về các dịch vụ tài chính quốc tế đang tăng mạnh trên khắp thế giới. Cùng với khuynh hướng này là các quá trình tự do hóa tài chính, dỡ bỏ hàng rào thuế thương mại và xu thế hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế quốc tế đang lan nhanh. Hoạt động TMQT từ trước đến nay luôn là một trong những lĩnh vực hoạt động then chốt của mỗi quốc gia. Đặc biệt trong xu thế hội nhập, mở cửa như ngày nay, khi tham gia vào hoạt động TMQT, Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội để phát triển, tiếp thu những thành tựu mới của các quốc gia khác, tạo thuận lợi cho các DN XNK trong nước có điều kiện phát triển, Tuy nhiên các DN cũng gặp không ít khó khăn, thách thức do thiếu vốn, kinh nghiệm, uy tín, Vì vậy các DN XNK luôn cần đến sự tài trợ của các NHTM. Tài trợ TMQT được coi là một trong những thế mạnh của Techcombank, hoạt động đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tài trợ TMQT vẫn còn nhiều tồn tại. Chính vì vậy, Techcombank cần nhận thức rõ về thế mạnh và điểm yếu của mình đế nhanh chóng hoàn thiện và phát triển các hoạt động nói chung và tài trợ TMQT nói riêng. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, khoá luận đã làm sáng tỏ một số vấn đề sau: Về cơ sở lý luận, khoá luận đã tổng hợp, hệ thống hoá các lý luận cơ bản về hoạt động tài trợ TMQT, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tài trợ TMQT tại các NHTM . Về cơ sở thực tiễn, khoá luận đã trình bày những nội dung căn bản về thực trạng hoạt động hoạt động tài trợ TMQT tại Techcombank trong thời gian qua, đồng thời phân tích cụ thể những nguyên nhân chính gây cản trở đến hoạt động tài trợ TMQT tại NH. Trên cơ sở đó, khoá luận đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị vào việc phát triển hoạt động tài trợ TMQT tại Techcombank để Techcombank có thể hạn chế những rủi ro và tránh được những thiệt hại về tài chính và uy tín. Hy vọng rằng khoá luận này có thể đóng góp một phần nào đó vào việc phát triển hoạt động tài trợ TMQT tại Techcombank. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, hiểu biết và kinh nghiệm, nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy, em rất mong nhận đượcý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên quan tâm đến lĩnh vực này. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Giao dịch factoring 22 Sơ đồ 1.2: Quy trình bao thanh toán tuyệt đối (Forfaiting) 23 Sơ đồ 1.3: Quy trình cho thuê tài chính 25 Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức và quản lý của Techcombank 32 Bảng số 2.1: Tình hình nguồn vốn giai đoạn 2003 - 2007 tại Techcombank 33 Bảng 2.2: Tình hình dư nợ giai đoạn 2003 - 2007 tại Techcombank 34 Bảng 2.4: Các chỉ tiêu tài chính của Techcombank 2005-2007 36 Bảng 2.4: Doanh số thanh toán L/C nhập và thanh toán L/C 43 Bảng 2.5: Doanh số thanh toán L/C trả chậm 43 Bảng 2.6: Doanh số thanh toán L/C và thanh toán L/C xuất 44 Bảng 2.7: Doanh số hoạt động nhờ thu 47 Bảng 2.8: Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh NH 48

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7674.doc
Tài liệu liên quan