Đề tài Triển vọng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch tại Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010

Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu phổ biến của mọi người dân trong các quốc gia có nền kinh tế phát triển, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều nước. Là một đất nước giàu tiềm năng về du lịch, không chỉ về tài nguyên thiên nhiên mà còn về tài nguyên văn hoá, Việt Nam chúng ta có điều kiện để trở thành một quốc gia phát triển về du lịch. Sự đánh giá này, không phải chỉ riêng người Việt Nam khẳng định mà các tổ chức du lịch và nhiều chuyên gia du lịch có uy tín thế giới cũng đồng tình với đánh giá này. Tiềm năng du lịch đó lại nằm trong bối cảnh mới: Trong nước, nhân dân ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, vị trí du lịch Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước đã được nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước đề cập tới. Đặc biệt, văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đặt vị trí du lịch Việt Nam ngang tầm tiềm năng kinh tế lớn của nước ta.

doc82 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 676 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Triển vọng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch tại Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bình Dương đạt 22,8% thị trường toàn thế giới, sẽ vượt Châu Mỹ, trở thành khu vực đứng thứ 2 sau Châu Âu, và đến năm 2020 sẽ là 27,34%. Trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, du lịch các nước ASEAN có vị trí quan trọng, chiếm khoảng 34% lượng khách và 38% thu nhập du lịch của toàn khu vực. Theo dự báo của WTO, năm 2010 lượng khách quốc tế đến ASEAN là 72 triệu lượt, với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 1995 - 2010 là 6%, so với 1 - 2% của thời kỳ 1998 - 2000 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực. Là quốc gia nằm ở trung tâm khu vực khu vực Đông Nam Á, sự phát triển của du lịch Việt Nam không nằm ngoài xu thế phát triển chung của du lịch khu vực. Bên cạnh đó, do lợi thế so sánh về vị trí địa lý kinh tế - chính trị và tài nguyên, Du lịch Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng cường phát triển trong xu thế hội nhập của khu vực và thế giới. 2. Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển du lịch Việt Nam Trong những năm qua sự nghiệp đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu quan trọng: Tình hình chính trị - xã hội tương đối ổn định; quan hệ đối ngoại và việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng và thu nhiều kết quả tốt; kinh tế tiếp tục phát triển và duy trì được nhịp độ tăng trưởng khá, bình quân 6,94% năm trong thời kỳ 1996 - 2000, đạt 7,05% năm 2002. 2.1. Thuận lợi và cơ hội phát triển Trong thế kỷ 21, tình hình thế giới sẽ có những biến đổi sâu sắc với những bước nhảy vọt chưa từng thấy về khoa học công nghệ. Kinh tế tri thức sẽ có vai trò ngày càng nổi bật trong phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, ngày càng có nhiều nước tham gia. Hoà bình, hợp tác, phát triển vẫn là một xu thế lớn phản ánh nguyện vọng và đòi hỏi của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Trong bối cảnh đó, nhu cầu du lịch tăng mạnh, du lịch thế giới phát triển nhanh với xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Đây thực sự là một cơ hội tốt tạo đà cho Du lịch Việt Nam phát triển. Chính sách đổi mới, mở cửa, hội nhập của Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lơị cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch, phát triển. Nhà nước quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao sự nghiệp phát triển du lịch của đất nước. Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đất nước, con người Việt Nam đẹp và mến khách; Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, an ninh đảm bảo, là điểm du lịch còn mới trên bản đồ du lịch thế giới với tiềm năng tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú là điều kiện đặc biệt quan trọng để du lịch phát triển. Hệ thống pháp luật được hoàn thiện dần: Pháp lệnh du lịch đã được ban hành tạo cơ sở pháp lý trực tiếp, toàn diện hơn cho hoạt động du lịch. Nhiều văn bản pháp luật liên quan đến du lịch được ban hành, sửa đổi, bổ sung, tạo hành lang pháp lý cho du lịch phát triển. Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch đã được thành lập, phối hợp các hoạt động du lịch giữa các cấp, các ngành, giải quyết kịp thời vướng mắc trong hoạt động liên ngành và các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch. Chương trình hành động quốc gia về du lịch và các sự kiện du lịch Việt Nam năm 2000 được triển khai kết quả tạo tiền đề và chuyển biến về vật chất trên diện rộng cho du lịch Viêt Nam bước vào thế kỷ 21. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội của đất nước được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác các tiềm năng du lịch to lớn của đất nước, tăng khả năng giao lưu giữa các vùng và phat triển các tuyến, điểm tham quan du lịch. Đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu du lịch nội địa tăng nhanh. 2.2. Những khó khăn và thách thức a. Những khó khăn và thách thức chủ yếu Bên cạnh những cơ hội, những điều kiện thuận lợi, Du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với không ít những khó khăn và thách thức. Cạnh tranh du lịch trong khu vực và thế giới ngày càng gay gắt. Trong khi đó khả năng cạnh tranh của Du lịch Việt Nam còn rất hạn chế. Trong phát triển du lịch toàn cầu, Du lịch Việt Nam cũng cần phải tính đến những biến động khó lường của khủng hoảng tài chính, năng lượng, thiên tai, của chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, dịch bệnh. Du lịch Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, điểm xuất phát quá thấp so với du lịch của một số nước trong khu vực. Hoạt động du lịch còn chủ yếu dựa vào tự nhiên, chưa được tôn tạo thông qua bàn tay con người. Kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và trình độ nghịêp vụ của đội ngũ cán bộ, lao động trong ngành còn nhiều bất cập. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn yếu kém, thiếu đồng bộ. Tài nguyên du lịch và môi trường đang có sự suy giảm do có sự khai thác, sử dụng thiếu hợp lý cũng như do những tác động của thiên tai ngày càng tăng, diễn ra ở nhiều vùng, nhiều địa phương trong nước. Vốn đầu tư phát triển du lịch rất thiếu, trong khi đó đầu tư lại chưa đồng bộ, kém hiệu quả đang là một thách thức không nhỏ đối với sự phát triển ngành du lịch. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta cũng như mức sống của người dân nhìn chung còn thấp, ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu đối với phát triển du lịch. Trong nhiều năm qua, Nhà nước có nhiều chính sách để phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng hiện nay còn yếu kém, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế, trong đó có du lịch, hạn chế khả năng tiếp cận, phát triển và khai thác các tuyến, điểm du lịch giàu tiềm năng ở các vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Nhận thức xã hội về du lịch vẫn còn bất cập. Hệ thống các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch còn chưa đầy đủ, đồng bộ. b. Những tác động tiêu cực của bệnh dịch SARS Hiện nay nền kinh tế thế giới nói chung và ngành du lịch thế giới đang phải chịu những tác động tiêu cực của dịch bệnh SARS (triệu chứng viêm đường hô hấp cấp) bùng phát từ đầu tháng 3/2003 tại Châu Á (Trung Quốc, Xinh-ga-po và Việt Nam) và Ca-na-đa. 3. Chiến lược phát triển Du lịch đến năm 2010 Nhận thức được xu thế phát triển của ngành Du lịch trong bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay, Nghị quyết Đại hội IX của Đảng xác định phát triển Du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn và ngày 22/7/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2001 - 2010. 3.1. Mục tiêu phát triển du lịch Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010, Du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành Du lịch phát triển trong khu vực. Đó là mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2001 - 2010. Nhằm đạt được mục tiêu trên, các mục tiêu cụ thể của chiến lược đặt ra là: a. Về kinh tế Tối ưu hoá sự đóng góp của ngành du lịch vào thu nhập quốc dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, việc làm và cán cân thanh toán bằng cách tạo ra một môi trường kinh tế thuận lợi cho sự phát triển của Ngành sao cho vào thập kỷ đầu của thế kỷ 21 du lịch trở thành một ngành công nghiệp tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước (Nghị quyết Trung ương VII). Các chỉ tiêu tăng trưởng: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2001 - 2010 đạt 11 - 11,5%/năm, với các chỉ tiêu cụ thể: - Năm 2005: Khách quốc tế vào \/iệt Nam du lịch từ 3 đến 3,5 triệu lượt người, khách nội địa từ 15 đến 16 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt trên 2 tỷ USD; - Năm 2010: Khách quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 5,5 đến 6 triệu lượt người, khách nội địa từ 25 đến 26 triệu lượt người thu nhập du lịch đạt 4 đến 4,5 tỷ USD. b. Về môi trường Quy hoạch tổ chức du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác các di sản thiên nhiên, môi trường. c. Về văn hoá - xã hội Quy hoạch du lịch phải gắn liền với việc giữ gìn phát huy truyền thống văn hoá, nhân phẩm của con người Việt Nam đồng thời khai thác các di sản văn hoá nghệ thuật có giá trị, giàu bản sắc dân tộc, các di tích lịch sử, công trình văn hoá nổi tiếng, nâng cao các tiêu chuẩn của ngành, tiếp thu các chọn lọc kinh nghiệm phát triển của du lịch và văn hoá có chất lượng cao của cả nước để đa dạng hoá các sản phẩm du lịch Việt Nam. Song song với việc phát triển du lịch quốc tế, đẩy mạnh phát triển du lịch trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, thăm viếng, tham quan du lịch của nhân dân, kết hợp giữa các tổ chức Nhà nước với khu vực tư nhân, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân các địa phương, đặc biệt các vùng xa xôi hẻo lánh, vùng đồng bào các dân tộc ít người. Quy hoạch du lịch phải đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. 3.2. Nội dung chiến lược phát triển du lịch a. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ Quan tâm đào tạo lại, đào tạo mới để giải quyết yêu cầu trước mắt cũng như chuẩn bị cho lâu dài, dưới nhiều hình thức tại chỗ, chính quy ở trong nước và nước ngoài. Đối với lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn, quản lý, đào tạo ở cả ba cấp học: sơ cấp, trung cấp, đại học. Xây dựng mô hình đào tạo mới: Trường Khách sạn và Học viện Du lịch Quốc gia. Gắn liền giáo dục, đào tạo du lịch với giáo dục đào tạo quốc gia đồng thời chú trọng giáo dục du lịch toàn dân. Coi trọng và tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài, chuyên gia, nghệ nhân tham gia vào việc phát triển du lịch của đất nước. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển du lịch; chú trọng đúng mức việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ du lịch tiên tiến phục vụ phát triển du lịch bền vững b. Chiến lược về sản phẩm Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm - Tạo sản phẩm du lịch độc đáo: Đặc trưng mang bản sắc dân tộc, đặc biệt là các truyền thống văn hoá, lịch sử, nghệ thuật, những phong tục tập quán để tạo ưu thế cạnh tranh và chiếm lĩnh mở rộng thị trường. Những thị trường then chốt sẽ gửi khách đến Việt Nam là Châu Á - Thái Bình Dương, Tây Âu và Bắc Mỹ - Tạo sản phẩm du lịch chuyên đề: Du lịch bồi dưỡng sức khoẻ, liệu pháp nghỉ biển, du lịch hang động, du lịch chơi golf, thể thao, câu cá, sông nước, du lịch cho người ham thích thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống, sinh vật cảnh, lễ hội, sinh hoạt văn hoá truyền thống dân tộc, du lịch hội nghị, festival - Chiến lược tăng trưởng: Bằng cách đa dạng hoá sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của thị trường du lịch thế giới. - Chiến lược đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch: Đối với từng vùng du lịch phải có sản phẩm du lịch đặc thù và phải kết hợp với các nước ngoài nhất là các nước trong khu vực và các nước có chung đường biên giới để nối tour du lịch, tạo thêm khả năng tiêu thụ các sản phẩm du lịch Việt Nam. Nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch Để tăng cường chất lượng dịch vụ du lịch trên cả 3 góc độ: thái độ phục vụ, tính đa dạng, tiện nghi cuả hàng hoá dịch vụ và khả năng sẵn sàng phục vụ. Muốn như vậy phải tổ chức giáo dục du lịch toàn dân, có qui định nghiêm ngặt về dịch vụ, giá cả và ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao công nghệ phục vụ trong các cơ sở du lịch. Việc đưa ra các sản phẩm du lịch cùng với chất lượng các dịch vụ du lịch sẽ liên quan đến vấn đề giá bán các sản phẩm du lịch của Việt Nam trên thị trường du lịch quốc tế. Giá một chuyến đi trọn gói quá cao có thể làm nguy hại đến sự phát triển của sản phẩm. Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, giá cả của sản phẩm du lịch cũng phải được coi là một yếu tố cạnh tranh và gần như là một yếu tố quyết định mức độ của tính hấp dẫn. Giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường Có kế hoạch phân vùng chức năng trên địa bàn du lịch lớn để xác định các khu vực cần bảo vệ nguyên vẹn (vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng), khu quy hoạch dự trữ đất đai, các khu được phục hồi, các khu vực để xây dựng đô thị trong thời gian trung hạn và dài hạn. Xếp hạng di sản văn hoá và khu vực tự nhiên. Xây dựng quy chế xếp hạng và khai thác bảo vệ thắng cảnh. c. Chiến lược về thị trường Khai thác khách từ các thị trường quốc tế ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ, chú trọng các thị trường ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, kết hợp khai thác các thị trường ở Bắc Á, Bắc Âu, Australia, New Zealand, các nước SNG và Đông Âu. Chú trọng phát triển và khai thác thị trường du lịch nội địa, phát huy tốt nhất lợi thế phát triển du lịch từng địa phương, đáp ứng yêu cầu giao lưu, hội nhập và phù hợp với quy định của Nhà nước. Tạo điều kiện cho nhân dân đi du lịch trong nước và ngoài nước, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. d. Chiến lược về đầu tư Đầu tư phát triển du lịch phải kết hợp tốt việc sử dụng nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nước ngoài và huy động nguồn lực trong dân theo phương châm xã hội hóa phát triển du lịch. Thực hiện xã hội hóa trong việc đầu tư, bảo vệ, tôn tạo các di tích, cảnh quan môi trường, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Khuyến khích cả nước đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước (cả khu vực nhà nước lẫn tư nhân) theo quy hoạch và có dự án đầu tư cụ thể. Khuyến khích và tạo điều kiện để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư du lịch ra nước ngoài. Thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ du lịch với các nước để vừa tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, vừa tiếp tục tạo lập và nâng cao hình ảnh, vị thế của du lịch Việt Nam ở khu vực và trên thế giới. Các lĩnh vực đầu tư Ưu tiên đầu tư phát triển các khu du lịch tổng hợp quốc gia và các khu du lịch chuyên đề. Kết hợp đầu tư nâng cấp, phát triển các điểm tham quan du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và đầu tư cho tuyên truyền, quảng bá và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch để tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang tính đặc thù cho từng vùng du lịch và cả nước. Khu vực đầu tư - Vùng du lịch Bắc bộ: Gồm các tỉnh từ Hà Giang đến Hà Tĩnh. Hà Nội là trung tâm của vùng và của địa bàn động lực tăng trưởng du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long. - Vùng du lịch Bắc Trung bộ: Gồm các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Huế và Đà Nẵng là trung tâm của vùng và địa bàn động lực tăng trưởng du lịch Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam. - Vùng du lịch Nam Trung bộ và Nam bộ: Gồm các tỉnh từ Kon Tum đến Cà Mau với hai vùng du lịch Nam Trung bộ và Nam bộ. Trung tâm của vùng là TP. Hồ Chí Minh và các địa bàn tăng trưởng du lịch là: TP. Hồ Chí Minh - Nha Trang - Đà Lạt, TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Hà Tiên - Phú Quốc, TP. Hồ Chí Minh - Vũng Tàu - Phan Thiết. Phát triển du lịch ở các vùng, các địa bàn trọng điểm du lịch, cần phải xuất phát từ điều kiện, đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và lợi thế về du lịch của từng vùng nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng của cả nước để phát triển du lịch. Có kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch đối với các địa bàn du lịch trọng điểm như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đà Lạt, Ninh Thuận, Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Hà Tiên, Phú Quốc và các tuyến du lịch quốc gia có ý nghĩa liên kết các vùng, các địa phương và tiềm năng du lịch trên toàn quốc, các điểm du lịch thuộc các tuyến du lịch quốc gia phù hợp trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và cả nước. Đối với các thành phố du lịch như: Hạ Long, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt; các đô thị du lịch như: Sa Pa, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Hội An, Phan Thiết, Hà Tiên cần phải đầu tư cho phát triển du lịch một cách hợp lý bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển đô thị với phát triển du lịch bền vững, nhằm tăng tính hấp dẫn của hoạt động du lịch. e. Chiến lược xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch và hợp tác quốc tế về du lịch Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch với các hình thức linh hoạt: phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; tranh thủ hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước... Tăng cường củng cố và mở rộng hợp tác song phương và hợp tác đa phương với các tổ chức quốc tế, các nước có khả năng và kinh nghiệm phát triển du lịch Chuẩn bị điều kiện để hội nhập ở mức cao với du lịch thế giới khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu du lịch, các dự án tạo sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao. Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho phát triển nguồn nhân lực, công nghệ và bảo vệ môi trường du lịch. II. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN NĂM 2010 Với tiềm năng, triển vọng cũng như những thách thức, để thúc đẩy sự nghiệp phát triển du lịch, tiếp tục đà phát triển đạt được trong những năm qua, đảm bảo cho du lịch thực hiện vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, giai đoạn từ nay đến năm 2010 cần triển khai các giải pháp chủ yếu sau: 1. Các giải pháp cấp nhà nước 1.1. Tiếp tục triển khai Chiến lược phát triển du lịch Chính phủ chỉ đạo các ngành các cấp phối hợp triển khai thực hiện Chiến lược phát triển du lịch trong giai đoạn từ nay đến năm 2010. Ngành Du lịch làm nòng cốt dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, sự điều phối của Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch, phối hợp chặt chẽ với các ngành và cấp uỷ chính quyền địa phương, huy động sức mạnh tổng hợp trong và ngoài nước để triển khai thực hiện chiến lược phát triển du lịch. Trong tổ chức thực hiện chiến lược phát triển du lịch cần chú trọng 5 lĩnh vực chủ yếu, bao gồm: 1. Định hướng, mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm du lịch 2. Tăng cường xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch 3. Đẩy mạnh đầu tư phát triền du lịch 4. Phát triển nguồn nhân lực du lịch và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ 5. Hội nhập, hợp tác quốc tế. 1.2. Xây dựng, ban hành các chủ trương, chính sách và luật pháp về du lịch a. Về chính sách đầu tư Đầu tư hỗ trợ hợp lý xây dựng kết cấu hạ tầng dẫn đến và tại các trung tâm du lịch trọng điểm, các điểm du lịch, các khu du lịch quốc gia, cũng như các điểm du lịch tiềm năng ở các vùng xa xôi, hẻo lánh bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Đồng thời, tạo cơ chế thông thoáng về đầu tư cho sự phát triển du lịch ở từng địa phương nhằm khuyến khích việc huy động vốn đầu tư phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch. Từng bước có chính sách thuận tiện cho việc đầu tư vốn của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam ra nước ngoài. b. Về chính sách tài chính Ưu tiên nhập khẩu các trang thiết bị khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển khách du lịch, vật tư phục vụ du lịch mà trong nước không sản xuất được với thuế suất bằng thuế suất nhập khẩu tư liệu sản xuất; có chế độ hợp lý về giá điện, nước trong kinh doanh khách sạn, rà soát điều chỉnh phương pháp tính thuế, các loại phí, các hình thức vé liên quan đến du lịch trong phạm vi cả nước để khuyến khích đầu tư và du lịch. Cho phép kinh doanh du lịch quốc tế được hưởng các chế độ ưu đãi khuyến khích xuất khẩu; Thành lập quỹ phát triển du lịch theo quy định của Pháp lệnh Du lịch. Có chính sách ưu tiên đầu tư cho xúc tiến quảng bá gắn với thông tin đối nội và đối ngoại. c. Chính sách xã hội hoá hoạt động du lịch Huy động viên mọi nguồn lực của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để xây dựng và phát triển du lịch; đồng thời nâng cao vai trò và trách nhiệm của các của các cơ quan nhà nước trong quản lý hoạt động du lịch. Khuyến khích nhân dân phát huy lòng mến khách, thuần phong mỹ tục, giữ gìn trật tự, vệ sinh, văn minh, an toàn các điểm tham quan du lịch và bảo vệ môi trường, cảnh quan, tài nguyền du lịch; tạo điều kiện để mọi người dân được hưởng thụ các thành quả do sự phát triển du lịch đem lại. d. Chính sách xuất nhập cảnh, hải quan Tiếp tục cải tiến các thủ tục xuất, nhập cảnh, quá cảnh đối với người và hành lý phù hợp khả năng quản lý của nước ta và thông lệ quốc tế; ban hành quy chế đón khách quá cảnh không cần thị thực; sửa đổi, bổ sung các qui định về đồ giả cổ, hàng thủ công mỹ nghệ dân gian; mở thêm các dịch vụ ngân hàng, tài chính, thông tin, thuận tiện cho khách (đổi tiền, thu trực tiếp ngoại tệ, tổ chức các cửa hàng miễn thuế, phòng thông tin du lịch...). Nghiên cứu và xúc tiến miễn visa với các nước ASEAN và một số nước là thị trường du lịch trọng điểm của Việt Nam, không nhất thiết phải theo nguyên tắc có đi có lại, trước hết, thí điểm miễn visa đơn phương cho khách du lịch Nhật Bản, Pháp và Đức vào Việt Nam du lịch trong vòng 15 ngày. Nghiên cứu áp dụng visa điện tử trong xuất, nhập cảnh; áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại để tạo điều kiện thuận tiện cho khách trong thanh toán mua dịch vụ và hàng hóa của Việt Nam. e. Chính sách tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế Tăng cường và mở rộng hợp tác trong hoạt động hội nhập, hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với các nước, các cá nhân và các tổ chức WTO, PATA, ASEAN, APEC, EU... để tranh thủ kinh nghiệm, vốn, công nghệ và nguồn khách góp phần đưa Dụ lịch Việt Nam nhanh chóng hội nhập và đuổi kịp sự phát triển chung về du lịch của khu vực và thế giới. Thực hiện và khai thác hiệu quả các hiệp định đã ký; duy trì, củng cố và phát huy các quan hệ song phương, ký tiếp một số hiệp định mới. Chủ động tham gia hợp tác quốc tế đa phương về du lịch, khai thác hết quyền lợi hội viên và thực hiện các nghĩa vụ của mình. Chuẩn bị các điều kiện về cán bộ, thể chế, tài chính để hội nhập du lịch ở mức cao khi Việt Nam gia nhập WTO. Hình thành cơ chế phối hợp, chỉ đạo tập trung các cơ quan và lực lượng làm công tác đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước, hướng dẫn và phục vụ cho hội nhập du lịch đạt hiệu quả, góp phần nâng cao trình độ hội nhập khu vực và thế giới về mọi mặt của Việt Nam. d. Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch Triển khai tích cực Pháp lệnh du lịch, xây dựng các pháp lệnh, các văn quan đến du lịch nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho công tác quản lý du lịch phù hợp quy định của Nhà nước ta và thông lệ quốc tế, tăng cường hội nhập. Đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp và đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến khách du lịch và kinh doanh du lịch. Tổng kết 5 năm thực hiện Pháp lệnh du lịch làm cơ sở để chuẩn bị cho việc tiến tới dự thảo Luật Du lịch vào sau năm 2005. 1.3. Đầu tư phát triển nhanh và đồng bộ kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch Trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, cung cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, cần chú ý đến mục đích phát triển du lịch. Cho phép các địa phương trích nguồn đầu tư từ ngân sách địa phương cho xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch và kết hợp huy động các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, nguồn vốn trong dân, nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi và các nguồn vốn khác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Giai đoạn 2003 - 2005, trong bối cảnh đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa tăng, cần dựa vào đầu tư trong nước để xây dựng kết cấu hạ tầng, hình thành và đưa vào sử dụng có hiệu quả các hạng mục chính của 4 khu du lịch tổng hợp quốc gia (Khu du lịch tổng hợp biển, đảo Hạ Long - Cát Bà; Khu du lịch tổng hợp giải trí thể thao biển Cảnh Dương - Hải Vân - Non Nước; Khu du lịch biển tổng hợp Văn Phong - Đại Lãnh ; Khu du lịch tổng hợp sinh thái nghỉ dưỡng núi Đankia - Suối Vàng). Hướng dẫn các địa phương xây dựng l6 khu du lịch chuyên đề quốc gia và nghiên cứu hình thành các khu du lịch chuyên đề khác để khai thác lơi thế địa phương, gắn kết với các khu dụ lịch tổng hợp. Đầu tư mới và kết hợp nâng cấp những tuyến du lịch quốc gia để liên kết các vùng, các địa phương có tiềm năng du lịch trong toàn quốc, đồng thời từng bước nâng cấp và xây dựng mới các điểm du lịch dọc theo hành lang các tuyến du lịch quốc gia. Xem xét ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí tại các trung tâm du lịch như Hà Nội, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Lâm Đồng, Vũng Tàu, Côn Đảo, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ nhằm tăng tính hấp dẫn của hoạt động du lịch, kéo dài ngày lưu trú của khách. Chỉnh trang nâng cấp các thành phố du lịch Hạ Long, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt; các đô thị du lịch (thị xã) Sa Pa, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Hội An, Phan Thiết, Hà Tiên; các địa bàn có cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường biển... Triển khai các bước chuẩn bị xây dựng đề án khôi phục, phát triển làng nghề và các quy định liên quan đến tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ, may mặc, giày đa. Đây là một vấn đề có ý nghĩa lâu dài trong việc tạo thêm các điểm tham quan du lịch, góp phần tạo việc làm, thực hiện xuất khẩu tại chỗ và xoá đói giảm nghèo. Các ngành, địa phương liên quan cần phối hợp chỉ đạo thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện các đề án khôi phục và phát triển các làng nghề để vừa tạo ra sản phẩm du lịch văn hoá độc đáo, vừa thúc đẩy việc sản xuất và xuất khẩu tại chỗ các hàng thủ công cổ truyền. Cấp ngân sách cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch để thực hiện nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng của các đối tượng khách làm cơ sở xây dựng sản phẩm và hình thức tuyên truyền quảng bá phù hợp với mỗi loại thị trường. Mỗi năm cần có một chủ đề về sản phẩm du lịch Việt Nam. Tiến hành đặt đại diện Du lịch Việt Nam ở những nước là đầu mối giao lưu quốc tế và thị trường trọng điểm, trước mắt tại Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan; tăng cường tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong và ngoài nước; sản xuất và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc, di tích, các danh lam, thắng cảnh, các làng nghề, lễ hội... để giới thiệu về đất nước, con người và du lịch Việt Nam. Phối hợp các lực lượng làm thông tin đối ngoại, tranh thủ nguồn lực, hỗ trợ quốc tế để công tác xúc tiến quảng bá du lịch đạt hiệu quả. Tổ chức phối hợp các hoạt động quảng cáo riêng lẻ của các doanh nghiệp tạo tiếng nói chung để thiết lập và nâng cao hình ảnh Du lịch Việt Nam. 1.4. Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông Đặc biệt chú ý nâng cao năng lực vận chuyển khách của hàng không khi đất nước trở thành điểm đến ưa chuộng của khách du lịch quốc tế. Cần thúc đẩy tiến độ nâng cấp, mở rộng các sân bay quốc tế, tăng cường máy bay, nghiên cứu mở thêm các tuyến bay mới tới các thành phố lớn trên thế giới, giảm giá vé máy bay cho phù hợp với mặt bằng giá vé quốc tế và khu vực, cho phép rộng rãi hơn các chuyến bay thuê bao; đồng thời chú ý nâng cấp và xây dựng mới hệ thống sân bay nội địa, tổ chức tốt hơn vận chuyển hàng không nội địa, tăng tần suất và chất lượng các chuyến bay, để đáp ứng nhu cầu đến Việt Nam và đi lại tham quan du lịch giữa các vùng trong nước. Các ngành vận chuyển khách đường bộ, đường sông, đường biển, đường sắt cần tăng cường năng lực vận chuyển và phối hợp chặt chẽ với hàng không trong việc bố trí lịch vận chuyển phù hợp với các chuyến bay để khách du lích có thể nối tour du lịch được thuận lợi. Nâng cấp chỉnh trang các cửa khẩu quốc tế, cải tiến qui trình, tăng cường trang thiết bị hiện đại trong kiểm tra người và hành lý để tạo văn minh, giảm phiền hà và giảm thời gian chờ đợi làm thủ tục xuất, nhập cảnh, hải quan. 1.5. Kiện toàn tổ chức bộ máy và công tác cán bộ Kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả quản lý về du lịch tương ứng với nhiệm vụ chính trị của một ngành kinh tế mũi nhọn, với bộ máy hoàn chỉnh và đầy đủ, trong đó chú trọng Cục xúc tiến du lịch; thành lập thêm các Sở du lịch ở những địa bàn trọng điểm nhiều tiềm năng du lịch và hoạt động du lịch sôi động; Thành lập Hiệp hội du lịch Việt Nam; sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, hình thành một số tổng công ty mạnh, giữ vai trò then chốt và có khả năng cạnh tranh để tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong hoạt động du lịch, chú ý doanh nghiệp vừa và nhỏ. Áp dụng thí điểm hình thức thuê thương hiệu có uy tín, thuê tập đoàn du lịch nổi tiếng thế giới quản lý khách sạn để tăng nhanh nguồn khách, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tranh thủ học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh đoành du lịch để huy động ngày càng tăng các nguồn lực của xã hội vào phát triển du lịch. Nghiên cứu và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ lữ hành, khách sạn, vận chuyển du lịch, vui chơi giải trí, công nghệ thông tin phục vụ quản lý và kinh doanh du lịch. Tăng cường sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại, khai thác hiệu quả intemet, thiết lập hệ thống cơ sở dữ hếu chuyên ngành, phục vụ công tác tuyên truyền quảng bá và khuyến khích ứng dụng thương mại điện tử trong toàn ngành để thúc đẩy kinh doanh du lịch. Khẩn trương xây dựng và tổ chức thực hiện một bước chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Đẩy mạnh công tác đào tạo lại và đào tạo mới để giải quyết yêu cầu trước mắt và lâu dài; xây dựng mô hình đào tạo: Trường khách sạn và Đại học chuyên ngành du lịch. Gắn giáo dục và đào tạo du lịch với hệ thống giáo dục đào tạo quốc gia, chú trọng giáo dục du lịch toàn dân. Thực hiện phương châm Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng làm để đào tạo lại và bồi dưỡng lực lương lao động du lịch. Nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, kinh doanh đu lịch. Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các chính sách cán bộ từ quy hoạch, tuyển đụng, sắp xếp, sử dụng đến đãi ngộ... tiến tới tiêu chuẩn hoá cán bộ; đặc biệt chú trọng trẻ hoá đội ngũ cán bộ, ưu tiên sử dụng cán bộ, nghệ nhân có kiến thức, trình độ tay nghề và kinh nghiệm cao, đảng bảo tính kế thừa. Giáo dục phát huy lòng mến khách của dân tộc, trước mắt phối hợp tết giữa các ngành du lịch, văn hoá, hải quan, công an, bộ đội biên phòng, các cơ quan đại diện của nước ta ở nước ngoài, giáo dục tinh thần, thái độ cho cán bộ, công nhân viên khi tiếp xúc với khách, tạo văn minh du lịch và nâng cao uy tín của Việt Nam. 1.6. Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường tự nhiên, xã hội Trong những năm tới cần tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước trong việc sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, môi trường du lịch, đảm bảo phát triển bền vững của Du lịch Việt Nam. Tiến hành đánh giá toàn diện tiềm năng, tài nguyên và môi trường du lịch (cả tự nhiên và xã hội), đặc biệt ở các khu vực trọng điểm phát triển du lịch, ở các vùng sâu, vùng xa. Xây dựng hệ thống thông tin và văn bản quy phạm pháp luật quản lý tài nguyên và môi trường du lịch. Thường xuyên theo dõi biến động để có những giải pháp kịp thời, phối hợp cùng các ban, ngành, địa phương liên quan và hợp tác quốc tế để khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch. Tăng cường công tác quản lý môi trường ở các trọng điểm du lịch; tiếp tục phối hợp với các ngành, các cấp phòng chống tệ nạn xã hội thâm nhập vào hoạt động du lịch; chú trọng xử lý nước thải, chất thải ở các khách sạn, các điểm du lịch, khu du lịch; làm chuyển biến cơ bản tình hình vệ sinh tại các đô thị, các điểm tham quan du lịch, nhất là các nhà vệ sinh công cộng; khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường; huy động sự tham gia và đóng góp của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, hiệp hội du lịch, khách du lịch, cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội. Lồng ghép đào tạo và giáo dục về tài nguyên và môi trường du lịch trong chương trình giảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp về du lịch, cũng như giáo dục nâng cao nhận thức về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho khách du lịch, cộng đồng dân cư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. 1.7. Tăng cường phối hợp liên ngành dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Chính phủ Để phối hợp tết hơn nữa các hoạt động du lịch trong toàn quốc, tiếp tục phát huy vai trò của Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch và Ban Chỉ đạo Du lịch các địa phương, phối hợp liên ngành, địa phương thường xuyên, đồng bộ dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Chính phủ. Trong các năm tới, Chính phủ cần có những phiên họp Chính phủ bàn chuyên đề phát triển du lịch và một số hội nghị của Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương cả nước về công tác du lịch. Có cơ chế và văn bản phối hợp liên ngành, địa phương ưu tiên giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến du lịch, nhất là trong đầu tư phát triển sản phẩm, khai thác các tài nguyên mà nhiều ngành quản lý phục vụ phát triển đu lịch, tuyên truyền quảng bá du lịch trong và ngoài nước, bản vệ và tôn tạo môi trường tự nhiên, xã hội, phát triển du lịch với bảo tồn di sản văn hoá, quản lý sử dụng quỹ đất... Trong thời gian tới sự phối hợp giữa du lịch với các ngành, địa phương cụ thể như sau: ♦ Du lịch và Công an, Ngoại giao, Bộ tư lệnh biên phòng: Cần phối hợp để xây dựng phương án đẩy nhanh đàm phán và thực hiện miễn via cho công dân các nước là thị trường du lịch trọng điểm của Việt Nam, trong đó có việc áp dụng thí điểm miễn visa đơn phương cho công dân Nhật Bản, Pháp, Đức vào du lịch Việt Nam trong vòng 15 ngày; có phương án quản lý, kiểm tra du khách ra vào chặt chẽ, nhưng văn minh, tránh phiền hà; cải tiến qui trình thủ tục xét duyệt và lệ phí visa cho khách. Ngành ngoại giao cần chủ trì làm đầu mối phối hợp với các bộ, ban, ngành, đoàn thể đăng cai tổ chức các sự kiện quốc tế tại Việt Nam để tăng cường thu hút khách và tuyên truyền đối ngoại. Phối hợp các biện pháp tăng cường tranh thủ các nguồn lực quốc tế và nguồn lực Việt Nam ở ngoài nước để đẩy mạnh phát triển du lịch. ♦ Du lịch và Giao thông - vận tải: Bộ Giao thông- Vận tải và Cục Hàng không dân dụng cần hối hợp chặt chẽ với Tổng cục Du lịch trong xây dựng đề án phát triển giao thông vận tải đường không, đường bộ, đường sắt và đường thuỷ (đường biển và đường sông) nhằm nâng cao năng lực vận chuyển của Hàng không Việt Nam, khả năng thông quan của 3 sân bay quốc tế hiện có và cải tạo một số sân bay nội địa để đón được các chuyến bay quốc tế trực tiếp; sớm hoàn tất việc xây dựng cầu Cần Thơ qua sông Hậu để thông tuyến quốc lộ la từ Bắc xuống Nam, góp phần thức đẩy du lịch khu vực đồng bằng Sông Cửu Long; hoàn tất cải tạo các quốc lộ khác. Nâng cao năng lực vận chuyển đường sắt Bắc - Nam, nghiên cứu và đầu tư xây dựng đường sắt nội đô tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và xem xét xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc nối các trung tâm lớn đi các tỉnh phụ cận có tiềm năng du lịch. Cải tạo và nâng cấp hạ tầng giao thông đường biển và đường sông phục vụ du lịch. Nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển phục vụ khách du lịch quốc tế và nội địa. Trong xây dựng các văn bản quy phạm luật trong giao thông vận tải cần quan tâm đến nội dung du lịch và yếu tố hội nhập khu vực và thế giới tạo điều kiện cho du lịch phát triển. ♦ Du lịch và Viễn thông: Ngành viễn thông cần có sự phối hợp chặt chẽ với du lịch để nhanh chóng áp dụng thành tựu mới của công nghệ thông tin như dịch vụ chuyển vùng, điện thoại di động, truy cập Internet theo phương thức vô tuyến, thương mại điện tứ,...; đồng thời điều chỉnh giá cước địch vụ cho phù hợp, nhất là đối với khách sạn và các khu du lịch là hộ tiêu dùng quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, cùng ngành Viễn thông bán được nhiều sản phẩm hơn, tạo tiện nghi, thoải mái, giá hấp dẫn để thu hút khách quay trở lại. ♦ Du lịch và Tài chính, Thuế, Hải quan: Ngành Tài chính, Thuế và Du lịch cần nghiên cứu và thống nhất đề xuất với Chính phủ thuế suất giá trị gia tăng hợp lý cho từng lĩnh vực hoạt động của ngành Du lịch, nhất là những trường hợp cần miễn hoặc giảm thuế để huy động nguồn vốn trong dân, trong các thành phần kinh tế đầu tư chuyên doanh các sản phẩm sạch và xanh, sản phẩm du lịch mới, ở các khu vực thuộc vùng sâu, vùng xa, hoặc có ý nghĩa lớn trong xoá đói giảm nghèo; nghiên cứu trình đề án hoàn trả thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch quốc tế mua hàng của Việt Nam mang ra. Ngành Hải quan cần nghiên .cứu và triển khai cải tiến quy trình thủ tục kiểm tra hành lý, tăng thêm quầy kiểm tra và thiết bị kiểm tra hiện đại để tạo thông thoáng và tâm lý thoải mái cho khách du lịch. ♦ Du lịch và Văn hoá - thông tin: Du lịch và Văn hoá cần có sự phối hợp để xây đựng quy chế bao vệ, tôn tạo, khai thác di tích lịch sử, các công trình văn hoá, danh lam thắng cảnh, đặc biệt là các di sản quốc gia và di sản thế giới, phục vụ phát triển du lịch và truyền truyền, giáo dục truyền thống, giao lưu văn hoá. Có đề án phục hồi và tổ chức các lễ hội nổi bật, bổ sung vào danh mục các lễ hội những sự kiện trọng đại của dân tộc, đưa các hoạt động nghệ thuật dân gian, lễ hội cổ truyền vào hoạt động du lịch; có thuyết minh thống nhất cho hướng dẫn viên du lịch đối với từng di tích, lễ hội. Hướng dẫn việc xây dựng các thiết chế văn hoá phục vụ cho mục đích du lịch; đồng thời xây dựng các làng văn hoá, tạo ra và nâng cao chất lượng môi trường du lịch. Du lịch, Văn hoá - thông tin chủ trì phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương toàn quốc trong hình thành và giữ gìn môi trường văn hoá - xã hội, giải quyết các tệ nạn xã hội, các tệ bán hàng rong, ăn xin đeo bám làm phiền hà khách du lịch. ♦ Du lịch với Thương mại, Tài chính và các ngành, địa phương liên quan: Giáo dục văn minh thương nghiệp, tổ chức hoạt động mua sắm gắn với các tour du lịch để tăng cường tiêu thụ hàng hoá, góp phần xuất khẩu tại chỗ hàng hoá và dịch vụ, tăng thêm nguồn thu và tạo khả năng mở rộng thị trường cho các ngành sản xuất hàng hoá và dịch vụ của đất nước . ♦ Du lịch và Khoa học - Công nghệ - Môi trường: Phối kết hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan chỉ đạo bảo vệ và giữ gìn môi trường; giải quyết các sự cố môi trường đảm bảo du lịch phát triển bền vững. ♦ Du lịch và Thể thao: Tổng cục Du lịch và Uỷ ban Thể dục Thể thao cần phối hợp để đưa các hoạt động thể thao truyền thống vào các hoạt động vui chơi giải trí trong du lịch. Hai ngành phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan tổ chức thành công các cuộc tranh tài thể thao khu vực và thế giới mà Việt Nam sẽ đăng cai, trước mắt là Seagames 22 năm 2003, để gây ấn tượng tốt và thu hút khách. ♦ Du lịch và Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Ngư nghiệp: Cần phối hợp tổ chức khảo sát, điều tra những khu vực để quy hoạch thành những điểm bảo tồn, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên khai thác phục vụ phát triển du lịch. Các ngành cùng phối hợp để nghiên cứu đề xuất các đề án phát triển nông, lâm, ngư nghiệp kết hợp với du lịch, lưu ý đến hướng kết hợp thoả mãn nhu cầu du lịch tham quan, nghỉ dưỡng tại các vùng quê vùng núi, vùng biển với tiêu thụ sản phẩm. Tập trung khôi phục các làng nghề thủ công truyền thống tạo các điểm tham quan du lịch và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ bán cho khách. Hướng dẫn và tổ chức việc xây dựng các làng du lịch, các điểm tham quan ở nông thôn và miền núi. ♦ Du lịch và Giáo dục - đào tạo, Lao động, thương binh xã hội, tổ chức thanh,thiếu niên: Phối hợp xây dựng chương trình giáo dục du lịch để đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông cơ sở, dạy nghề, cao đẳng và đại học với các giờ thực hành dã ngoại hoặc giáo dục về chủ đề lịch sử, địa lý, sinh vật, giáo dục công dân bằng các chương trình tham quan du lịch để hấp dẫn du lịch cho học sinh, sinh viên, đồng thời thúc đẩy loại hình du lịch học tập, nghiên cứu phát triển trong tầng lớp thanh, thiếu niên. Ngành Giáo dục và đào tạo, cần phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Du lịch chỉ đạo công tác dạy nghề và đào tạo đại học, trên đại học cho ngành du lịch, phối hợp giáo dục và giải quyết vấn đề môi trường xã hội tạo điều kiện cho du lịch phát triển. ♦ Du lịch và Thống kê: Cần có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong xây dựng các chỉ tiêu thống kê và phương pháp thu thập số liệu thống kê du lịch cho chính xác hơn nhằm phản ánh đầy đủ tình hình hoạt động du lịch, tạo cơ sở có ý nghĩa thiết thực và khoa học chơ việc nghiên cứu đánh giá vai trò, thực trạng, điều hành và dự báo phát triển du lịch. ♦ Du lịch và các địa phương: Ngành Du lịch và các địa phương cả nước cần phới hợp chặt chẽ trong triển khai các chủ chương, chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước bằng các biện pháp cụ thể trên địa bàn. Du lịch làm nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ; các địa phương đóng vai trờ chịu trách nhiệm chính đối sự nghiệp phát triển du lịch của địa phương mình. Trong 9 giải pháp trên, cần tập trung thực hiện 4 giải pháp mang tính đột phá là: Đầu tư phát triển nhanh, đồng bộ kết cầu hạ tầng phục vụ du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch với vai trò của một ngành kinh tế mũi nhọn; Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và công tác cán bộ; Xây dựng, triển khai các chương trình hành động quốc gia về du lịch; và tăng cường phối hợp liên ngành. 2. Các giải pháp của ngành du lịch 2.1. Củng cố và mở rộng khai thác có hiệu quả những thị trường du lịch quốc tế trọng điểm, song song với phát triển thị trường nội địa phù hợp với những điều kiện cụ thể của Việt Nam Có kế hoạch cụ thể khai thác các thị trường quốc tế trọng điểm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ, trong đó chú trọng thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN, Pháp, Mỹ, Australia, Đức, Anh và các thị trường ưu tiên khác ở Bắc Âu, New Zealand. Bên cạnh đó khôi phục khai thác các thị trường truyền thống là các nước Đông Âu. Đồng thời có có sự điều chỉnh định hướng thị trường một cách linh hoạt khi có những biến động. Chú trọng thị trường nội địa, đáp ứng nhu cầu và khả năng thanh toán của nhân dân trong nước nhằm kích cầu du lịch nội địa, tạo điều kiện cho nhân dân đi du lịch các vùng trong nước góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội. Phát triển du lịch ra nước ngoài của công dân Việt Nam ở mức hợp lý, phù hợp khả năng thanh toán, nhu cầu giao lưu của nhân dân và góp phần đảm bảo cán cân thanh toán quốc tế của đất nước. Để khắc phục lượng khách quốc tế giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh SARS, trong thời gian trước mắt cần tập trung khai thác khách từ thị trường nội địa. 2.2. Xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo mang sắc thái riêng của Việt Nam Tiến hành đánh giá thực trạng các sản phẩm du lịch Việt Nam, nghiên cứu phát triển các loại hình sản phẩm cho từng thời kỳ và từng đối tượng khách. Gắn sản phẩm với thị trường, đặc biệt đối với những thị trường quốc tế có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày và nguồn khách lớn. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam, phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của thị trường khách quốc tế và khách nội địa. Từng bước đưa chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam ngang tầm với mặt bằng sản phẩm du lịch của khu vực và thế giới. Phối hợp với các nước láng giềng xây dựng các toụr, tuyến du lịch xuyên quốc gia. 2.3. Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá du lịch Phối hợp lực lượng thông tin đối nội và đối ngoại, đặc biệt chú trọng sự phối hợp thường xuyên chặt chẽ giữa Tổng cục Du lịch và cơ quan đại diện ngoại giao ta ở nước ngoài, tuyên truyền, quảng bá mạnh mẽ hình ảnh đất nước, con người và đu lịch Việt Nam ở ngoài nước. Đầu tư ngân sách nhà nước, tập trung lực lượng chuyên ngành đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá du lịch ở những thị trường có nguồn khách lớn, tạo lập hình ảnh Du lịch Việt Nam trong khu vực và thế giới. Thiết lập hệ thống đại diện du lịch Việt Nam tại các thị trường trọng điểm. Quan tâm tuyên truyền tại chỗ, ở các cửa khẩu quốc tế, trong các đô thị và trung tâm du lịch lớn. Chú trọng giáo dục du lịch toàn dân, lồng ghép với các chương trình khác của các cấp, các ngành để tuyên truyền quảng bá du lịch ở trong nước. Trước mắt, tăng cường tuyên truyền rộng rãi trên các kênh thông tin quốc tế về thành công của Việt Nam trong việc phòng ngừa dịch bệnh SARS để thu hút khách quốc tế trở lại. 2.4. Phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ Xây dựng được đội ngũ cán bộ du lịch có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ, cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cáu phát triển của ngành trong tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế. Đào tạo lại và bồi đường nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có; Hình thành hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch trong cả nước ở các cấp dạy nghề, trung học, cao đẳng, đại học, trên đại học và từng bước tiêu chuẩn hoá giáo trình đào tạo các cấp; gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu để nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên và chất lượng đào tạo. Phát triển khoa học công nghệ du lịch Việt Nam đạt trình độ khu vực, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả kinh doanh du lịch. Đẩy mạnh nghiên cứu điều tra cơ bản; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ công tác phát triển du lịch bền vững. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ lữ hành, khách sạn, vận chuyển du lịch, vui chơi giải trí, công nghệ thông tin phục vụ công tác tuyên truyền quảng bá, quản lý và kinh doanh du lịch. Nâng cao dân trí, hiểu biết về du lịch trong nhân dân và cán bộ, nhân viên các ngành trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch. 2.5. Xây dựng môi trường du lịch tự nhiên và xã hội, chú trọng tôn tạo, bảo vệ, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, đảm bảo phát triển bền vững của du lịch Việt Nam Tạo ra và giữ gìn môi trường du lịch tự nhiên và xã hội lành mạnh đều khắp cả nước, đặc biệt là ở các đô thị, các điểm tham quan du lịch. Xây dựng hệ thống thông tin và văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở khoa học và pháp lý để quản lý tài nguyên và môi trường du lịch. Lồng ghép, đào tạo và giáo dục tài nguyên và môi trường du lịch trong chương trình giảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp về du lịch; nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch. 2.6. Mở rộng hợp tác quốc tế về du lịch tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển Chủ động hội nhập thông qua việc mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp tục tạo lập và nâng cao hình ảnh và vị thế của Du lịch Việt Nam ở khu vực và thế giới. Đa dạng hoá, đa phương hoá hợp tác du lịch với các nước, các cá nhân và các tổ chức quốc tế nhằm tranh thủ ủng hộ quốc tế và nguồn lực bên ngoài, tăng nguồn khách, vốn đầu tư, kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến cho sự phát triển du lịch Việt Nam. 2.7. Củng cố và hoàn thiện thể chế về du lịch Củng cố và hoàn thiện thể chế về du lịch đảm bảo tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý có hiệu quả và hiệu lực của Nhà nước, vai trò làm chủ của nhân dân và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch hiện có, sắp xếp hợp lý các lực lượng kinh doanh du lịch tạo chất lượng mới cho toàn ngành. Hình thành bộ máy quản lý, nhà nước đủ mạnh từ trung ương đến địa phương tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ của ngành kinh tế mũi nhọn. Thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng về ưu tiên phát triển du lịch thông qua việc hoàn chỉnh hệ thống thống văn bản luật pháp về du lịch trong điều kiện mới. KẾT LUẬN Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu phổ biến của mọi người dân trong các quốc gia có nền kinh tế phát triển, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều nước. Là một đất nước giàu tiềm năng về du lịch, không chỉ về tài nguyên thiên nhiên mà còn về tài nguyên văn hoá, Việt Nam chúng ta có điều kiện để trở thành một quốc gia phát triển về du lịch. Sự đánh giá này, không phải chỉ riêng người Việt Nam khẳng định mà các tổ chức du lịch và nhiều chuyên gia du lịch có uy tín thế giới cũng đồng tình với đánh giá này. Tiềm năng du lịch đó lại nằm trong bối cảnh mới: Trong nước, nhân dân ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, vị trí du lịch Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước đã được nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước đề cập tới. Đặc biệt, văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đặt vị trí du lịch Việt Nam ngang tầm tiềm năng kinh tế lớn của nước ta. Cùng với xu thế phát triển chung của du lịch thế giới cũng như trong điều kiện đổi mới của đất nước đang diễn ra ngày càng sâu rộng và triệt để, du lịch Việt Nam ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và đang dần dần đạt được những kết quá khích lệ. Thông qua hoạt động du lịch, tiềm năng du lịch ngày càng biến thành sản phẩm du lịch theo hướng phong phú, đa dạng mang đậm nét độc đáo của du lịch Việt Nam, đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nhằm góp phần tích cực thực hiện mục tiêu kinh tế và xã hội của đất nước. Tuy nhiên, để phát huy được những tiềm năng về du lịch của đất nước, tận dụng được những cơ hội phát triển và vượt qua được những thách thức trong những năm tới, ngoài những giải pháp đặt ra trong Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2010, điều quan trọng nhất là sự cam kết thực hiện những mục tiêu đặt ra, một cách đồng bộ và nhất quán giữa các cơ quan quản lý và kinh doanh du lịch, giữa nhà nước và nhân dân./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách 1. Địa lý du lịch, Tập thể tác giả, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1997 2. Việt Nam Di tích và Thắng cảnh, Tập thể tác giả, NXB Đà Nẵng 3. Non nước Việt Nam, NXB Văn hoá Thông tin, 2002 4. Vietnam - Guide Touristique, NXB Văn hoá Thông tin, 2002 5. Niên giám thống kê 2000, NXB Thống kê 6. Từ điển địa danh, lịch sử văn hoá Việt Nam, Tập thể tác giả, NXB Văn hoá Thông tin, 2000 Website 1. 2. 3. 4. 5. CD-Rom 1. "Việt Nam", NXB Văn hoá Thông tin, 2002 2. "Atlas Việt Nam - Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và môi trường", Trung tâm CNTT Du lịch, 1998 3. "4 Di sản thế giới tại Việt Nam", 2002 4. "Hạ Long - Quảng Ninh", NXB Văn hoá Thông tin, 1998 Tài liệu khác 1. Báo cáo kết quả 4 năm triển khai Pháp lệnh Du lịch, ngày 3/1/2003, Tổng cục Du lịch Việt Nam 2. Báo cáo tổng kết công tác năm 2002 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2003 của ngành Du lịch, ngày 31/12/2002, Tổng cục Du lịch Việt Nam 3. Dự án "Xây dựng Năng lực cho Phát triển Du lịch ở Việt Nam", tháng 2/2003, Tổng cục Du lịch Việt Nam 4. Báo cáo qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam (1995-2010), Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch 5. Báo "Diễn đàn Doanh nghiệp", số 38, ngày 9/5/2003 6. Báo "Du lịch", các số 8 - 9 - 10 - 11 - 12 năm 2002 và số 1 - 2 năm 2003

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8402.doc
Tài liệu liên quan