Đồ án Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá ( Fish Plus Bloom, Solotek Bloom, Đầu Trâu 502 ) đến sự sinh trưởng phát triển và năng suất chất lượng dưa Lê Ngân Huy trồng vụ Xuân-Hè 2009 tại Hải Phòng

Do điều kiện thời gian và kinh phí có hạn chúng tôi chỉ nghiên cứu một số kết quả đã trình bày ở trên. Vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu đề tài ở các thời vụ khác nhau trên những loại đất khác nhau và phân tích thêm về các chỉ tiêu: Liều lượng bón, chỉ tiêu về khả năng chống chịu, chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của dưa Lê Ngân huy khi sử dụng các loại phân sinh học này, để kết luận chính xác hơn từ đó có thể tăng năng suất và chất lượng cho cây dưa Lê Ngân huy. Trên cơ sở nghiên cứu đề nghị các cơ quan chức năng ( khuyến nông, hợp tác xã, sở nông nghiệp ) đưa ra khuyến cáo cho nông dân vùng trồng dưa để nhanh chóng được áp dụng phân bón sinh học trong sản xuất dưa an toàn dần thay đổi tập quán canh tác của người nông dân. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tiêu thụ và tiếp thị sản phẩm cho nhiều người sử dụng sản phẩm dưa an toàn, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và bảo vệ môi trường sống.

doc63 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 804 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá ( Fish Plus Bloom, Solotek Bloom, Đầu Trâu 502 ) đến sự sinh trưởng phát triển và năng suất chất lượng dưa Lê Ngân Huy trồng vụ Xuân-Hè 2009 tại Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
loại đất đai. Đặc biệt là cây bí ngô có thể sinh trưởng trên đất gò, đống, nghèo ding dưỡng. Những đất thịt nhẹ, cát pha, đất phù sa ven sông giàu dinh dưỡng rất thích hợp với nhiều loại dưa. Cây dưa chuột ưa thích đất đai màu mỡ, giàu chất hữu cơ, đất tơi xốp, độ pH 5,5- 6,8 và tốt nhất 6-6,5. Dưa chuột gieo trồng trên đất thịt nhẹ, đất cát pha thường cho năng suất cao, chất lượng quả tốt. Đất trồng các cây họ bầu bí phải luân canh triệt để, tốt nhất phải luân canh với cây trồng nước ( cây lúa nước). Cây dưa chuột yêu cầu độ phì nhiêu trong đất rất cao. Dinh dưỡng khoáng không đủ ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Bón phân chuồng với phân khoáng một cách hợp lý sẽ làm tăng hàm lượng đường trong quả, ở thời kỳ đầu sinh trưởng cây cần đạm và lân, cuối thời kỳ sinh trưởng cây không cần nhiều đạm, nếu giảm bón đạm sẽ tăng thu hoạch một cách rõ rệt. Cây dưa chuột lấy chất dinh dưỡng từ đất ít hơn rất nhiều so với các cây rau khác ( cà chua, bắp cải ). Trong 3 yếu tố NPK, dưa chuột sử dụng cao nhất là kali, thứ 2 đến đạm và ít nhất là lân. Trạm nghiên cứu rau Ucraina cho biết nếu bón 60 kg N, 60 kg K2O, 60kg P2O5 thì dưa chuột sử dụng 92% N, 33% P2O5 ,100 % K2O. Cây dưa hấu ưa thích thịt đất nhẹ, dưa hấu chịu được độ pH từ 6-7 là rất phù hợp. Tuy vậy dưa hấu sinh trưởng trên đất thịt nhẹ và đất thịt trung bình nhưng cần tăng cường bón phân hữu cơ để cải tạo đất so với các cây trong nhóm dưa hấu chịu được độ pH lớn hơn 1 chút. Tuy nhiên ở độ pH đất thấp ( đất chua) dưa hấu dễ bị bệnh hại. Dưa hấu cần nhiều chất dinh dưỡng hơn những cây dưa khác. Khối lượng dinh dưỡng cho một đơn vị diện tích phải tùy theo kết quả phân tích đất. Đối với 3 yêu tố NPK cần bón cân đối, thời kỳ đầu sinh trưởng cần N và P. Cuối thời kỳ sinh trưởng cần kali và lân, 2 yếu tố này góp phần cải thiện chất lượng thịt quả. Dưa hấu hầu như không tỏ ra bất cứ mọi sự phản ứng đặc biệt nào với sự thiếu hụt các nguyên tố vi lượng trong đất. 2.5. Khái quát về dưa Lê Ngân Huy. 2.5.1. Nguồn gốc Dưa lê Ngân Huy 233 là giống dưa siêu ngọt do công ty hạt giống Đài Loan nghiên cứu, chọn tạo và đã được đưa vào sản xuất đại trà ở Đài Loan và nhiều nước ở khu vực Đông Nam Châu á. ở Việt Nam được công ty giống cây trồng Nông Hữu nhập khẩu và phân phối. 2.5.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển Dưa Ngân huy sinh trưởng khoẻ, thời gian sinh trưởng ngắn , chỉ từ 55 - 60 ngày là cho thu hoạch, chịu nhiệt tốt, có thể trồng được nhiều vụ trong năm đặc biệt là vụ xuân, xuân hè và hè thu cho năng suất cao, chất lượng tốt. 2.5.3. Thời vụ Dưa Ngân huy có thể trồng quanh năm nhưng cho năng suất và phẩm chất tốt nhất vào vụ xuân, xuân-hè và hè- thu với thời gian sinh trưởng từ 55 - 60 ngày. 2.5.4. Chuẩn bị đất và giá thể gieo trồng * Trồng cây ngoài đồng ruộng. Chọn các chân đất cao, tốt, giàu mùn, tưới tiêu chủ động như thịt nhẹ, đất cát pha để trồng. Đất được cày sâu, để ải một thời gian trước khi trồng. Lượng phân bón lót cho một công Nam Bộ (khoảng 3 sào Bắc Bộ) chừng 1,5 - 2 tấn phân chuồng hoai cộng với 1,5 tạ vôi bột cùng 8 kg đạm, 25 kg lân và 8 kg kali. Vãi đều vôi bột trên mặt ruộng, bừa kỹ rồi lên luống. Luống rộng 1,2m cao 20 - 25 cm các rãnh cách nhau 30 - 40 cm ( nếu trồng hàng đôi có cắm giàn ). Trên mặt luống bổ hốc hàng cách nhau 60 cm, hốc cách hốc 40 - 45 cm.Nếu để bò tự do trên mặt đất ( có che phủ nilon hoặc rơm rạ ) thì lên luống cách nhau 4,2 - 4,5m. Trộn đều các loại phân dùng để bón lót, bón đều vào các hốc đã bổ sẵn. * Trồng cây trong nhà kính. Giá thể trồng cây bao gồm: 60 - 70% xơ dừa + 30 - 40 % đá trơ. ( chú ý phải khử trùng giá thể trước khi đem trồng bằng dung dịch foocmon 3% trong thời gian 15 ngày. 2.5.5. Gieo trồng * Ngâm ủ Trước khi gieo nên phơi lại dưới nắng nhẹ cho hạt dễ nảy mầm, ngâm hạt giống trong nước ấm (540C) từ 3-6 tiếng, hoặc dung dịch thuốc tím 0,3% sẽ tác dụng khử nấm bệnh và thúc cho hạt nảy mầm nhanh hơn. Ngâm xong với hạt ra và rửa hạt qua nước lã, sau đó đem ủ trong khăn ẩm khoảng 24 giờ cho hạt nảy mầm thì đem gieo. * Gieo hạt Gieo hạt trong khay nhựa 100 lỗ, trong bầu nilon hoặc lá chuối (5x7cm). Hỗn hợp đất bầu gồm : Phân chuồng, tro trấu hoai mục, đất xốp nhẹ đã xử lý sạch mầm bệnh, trộn đều nhau theo tỷ lệ 30:10:60, hoặc hỗn hợp 75 % bột xơ dừa + 15 % cát + 10 % phân chuồng. Trước khi đem gieo hạt phải tưới đủ ẩm trên khay gieo, bầu gieo Cắm hạt vào lỗ trên khay các giá thể, bầu gieo sao cho chiều cao cắm hạt bằng hạt. Mầm cắm xuống, không nên cắm hạt sâu quá vì hạt nảy mầm không đều, tỷ lệ nảy mầm thấp. Sau khi cắm hạt xong phủ một lớp giá thể mỏng khoảng 1 cm và tưới ẩm cho hạt. * Khoảng cách và mật độ trồng Khi cây được 12 - 15 ngày tuổi, có 1 - 2 lá thật sẽ mang ra trồng. Trồng giàn: Với dưa lê Ngân Huy cần lượng giống từ 1 - 1,2 kg/ha, cây cách cây 60 cm, hàng cách hàng 20 cm. Trồng bò trên mặt đất: Cần lượng giống 0,5 - 0,6 kg/ha, cây cách cây 60 cm, hàng cách hàng 60 cm. 2.5.6. Chăm sóc * Phân bón Bón thúc lần 1 khi cây có 3 - 4 lá thật kết hợp với xới đất phá váng (nếu không dùng màng phủ nilon) với lượng phân khoảng 3 - 5 kg đạm cho 1 công Nam Bộ. Nếu dùng màng phủ nilon thì hòa nước tưới vào gốc. Bón thúc lần 2 sau lần 12 - 25 ngày (vụ thu đông) hoặc 40 - 45 ngày (vụ xuân) với lượng khoảng 5 kg đạm, 5 kg kaliclorua kết hợp vun gốc cho cây. * Quấn ngọn, tỉa nhánh. - Đối với cây leo giàn: sau trồng 10 - 15 ngày làm giàn treo và quấn ngọn. Cứ 1 - 2 ngày tiến hành quấn ngọn 1 lần cho đến khi cây có khoảng 25 - 30 lá thì bấm ngọn. Đối với cây bò lan: để bò lan tự nhiên trên mặt luống. - Tỉa nhánh từ lá thứ 1 đến lá thứ 7, từ lá thứ 8- 15 để nhánh ra quả. * Thụ phấn, bấm nhánh - Sau trồng 20 - 25 ngày các hoa cái bắt đầu nở, tiến hành thụ phấn đồng thời bấm các đầu nhánh chỉ để lại hoa và một lá. - Thụ phấn: tốt nhất vào khoảng 8 - 9 giờ sáng, nếu trời râm mát thụ muộn hơn khoảng 10 - 11 giờ. Chú ý: Phải chọn để thu 2 - 3 hoa /cây cùng nở mới đạt được hiệu quả cao. Nếu thụ khoảng cách các hoa/cây ở xa nhau sẽ không tốt vì dinh dưỡng sẽ tập trung vào quả được thu trước nên các quả ra sau sẽ bị thui và còi cọc. * Tỉa quả, tỉa lá - Sau khi thụ phấn được 2 ngày thì tiến hành tỉa quả. Đối với lê Ngân Huy để 2 - 3 quả ở nách lá thứ 3 – 5 là thích hợp. - Sau trồng khoảng 55 - 60 ngày tỉa sạch các lá gốc, các lá già và các lá bị sâu bệnh. * Cách phòng trừ sâu bệnh Chú ý phát hiện và có biện pháp phòng trừ kịp thời các đối tượng dịch hại trên cây dưa : - Bọ trĩ còn gọi là rầy lửa hay bù lạch, sống tập trung trên đọt non hay dưới mặt lá non. Chích hút nhựa lám đọt non chùn lại, không phát triển được. Sử dụng thuốc : Confidor 100 SL, Admire 50 EC, Oncol 20 ND, Regent -Rầy mềm hay còn gọi là rầy nhớt. Chích hút nhựa làm cây chùn đọt lại , không phát triển, lá bị vàng, ngoài ra còn là môi giới truyền bệnh khảm lá vàng. Sử dụng thuốc: Topsin, Antracol 70WP, Aliette 80 WP, Mancozeb, Fusin, phun Benlate, Copper 23% vào gốc. Mặt khác cần giảm nước tưới, giảm phân bón nhất là ure. - Bệnh thối rễ, héo dây: khi thời tiết ẩm ướt trên gốc thân xuất hiện những vết màu trắng xám, phát triển thành lớp mốc màu trắng. Cây dưa héo khi trời nắng và tươi lại khi trời mát, cây có thể héo đột ngột. Bệnh phấn trắng, sương mai * Thu hoạch Sau khi đậu trái khoảng 28 - 35 ngày, vỏ trái chuyển sang màu đặc trưng cho giống là thời kỳ thích hợp cho thu hoạch. Trong 2 năm trở lại đây dưa Lê ngân huy được trồng nhiều ở Kim Thành ( Hải Dương), Đông Anh ( Hà Nội ), Hoà Đức ( Hà Tây ), được trồng luân canh với lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bình quân năng suất đạt 700 kg/sào , với giá bán bình quân là 4.500- 5000 đ/kg, có khi lên tới 6000 - 7000 đ/kg cho thu nhập 3 triệu đồng/sào chỉ trong vòng 2 tháng. Vụ xuân năm nay một số gia đình ở thôn Côi Hạ xã Phạm Trấn đã trồng thử nghiệm giống dưa ngân huy cho thấy cây sinh trưởng, phát triển tốt, tỏ ra phù hợp với đất đai, khí hậu địa phương. Mỗi cây cho từ 4 - 5 quả, khối lượng trung bình đạt 400 - 500g, độ đường đạt 14 - 15%, năng suất đạt 800 kg/sào với phương pháp bò đất trên luống. Với năng suất đạt 800 kg/sào với giá bình quân 5000 đ/kg thì một sào cho thu nhập 4000.000 đ, nhiều địa phương đã tham quan và đưa vào trồng thử nghiệm. 2.6. Một số tác dụng của phân bón sinh học đến đời sống con người. [20] Việc nghiên cứu ứng dụng các đặc điểm hữu ích của vi sinh vật ngày nay đã trở nên rất phổ biến, trong đó có lĩnh vực xử lý phế phẩm, chất thải trong quá trình sản xuất nông nghiệp cũng như trong quá trình trồng cây nông nghiệp đặc biệt là trồng dưa sạch hiện nay. Các chế phẩm sinh học được bào chế bằng cách nuôi cấy, nhân một số vi sinh vật từ đặc tính có thể “ tiêu thụ” các chất hữu cơ trong môi trường hoặc đối kháng với vi sinh vật có hại khác. Trong ứng dụng hiện nay có các nhóm vi sinh sau: Nhóm vi khuẩn quang hợp ( Rodopseudomonas), ( Asspergillus & Pencillium), nhóm nấm đối kháng nấm hại ( Trichoderma ) ở một dạng khác thì khai thác nhóm vi sinh vật sống cộng sinh trong cùng một môi trường như BIO-F, VEM hoặc sử dụng chiết xuất như Agrispon, hay hỗn hợp các khoáng chất thiên nhiên như Mistral Nhìn chung, tuỳ theo đặc điểm từng loại chế phẩm sinh học, chúng có thể giúp làm sạch nước, khử mùi hôi, tăng sức đề kháng cho vật nuôi và cây trồng, phân huỷ nhanh chất hữu cơ Các chế phẩm sinh học được áp dụng phổ biến khá đa dạng trong các linh vực: Như trong chăn nuôi có các chế phẩm EM, Bokashi, Bet-Orga, có tác dụng khử khí độc, làm giảm mùi hôi, giảm mật độ ruồi. Các chế phẩm này được sử dụng trong chuồng trại, nhà vệ sinh. Riêng chế phẩm EM có thể trộn với thức ăn để giúp cải thiện tỉ lệ tiêu hoá, giảm mùi hôi của phân, tiết kiệm chi phí thuốc thú y. Còn trong thủy sản thì có các chế phẩm BRF-2 Quakit, EM dùng xử lý chất hữu cơ tích tụ từ chất thải của tôm cá thức ăn dư Mặt khác, các chế phẩm này cũng giảm mật độ vi sinh vật có hai như Vibrio, Aeromonas, E.coli và làm tăng thêm hàm lượng dưỡng khí hoà tan trong môi trường nước, giảm các loại khí độc như NH3, H2S Để xử lý các loại phế phẩm nông nghiệp, rác thải sinh hoạt thì có các chế phẩm như BIMA ( Trichodẻma ), Vi-DDK, BIO-F ( xạ khuẩn Streptomyces sp, nấm Trichoderma sp, vi khuẩn Bacillus sp.) được sử dụng để ủ phân gia súc, chất thải hữu cơ như rơm, rạ, rác thải sinh hoạt hữu cơ ( đã tách riêng rác vô cơ ). Việc sử dụng chế phẩm có thể rút ngắn thời gian ủ hoai mục phân chuồng, phân xanh, rác từ 2-3 lần so với cách ủ thông thường. Đối với mục tiêu cải tạo đất thì các nhóm vi sinh có khả năng giải phóng kim loại nặng và các hoá chất dùng trừ sâu bệnh trên cây trồng được chọn lựa ứng dụng. Thông thường, nhóm vi sinh này tập trung ở vùng rễ cây và tự tạo ra các aaxxit hữu cơ để gắn kết kim loại nặng, kim loại độc hại không xâm nhập vào cây trồng. Ngoài ra, còn có nhóm vi sinh có khả năng phân huỷ các chất phế thải hữu cơ để tạo thêm nguôn dinh dưỡng cho cây trồng đồng lúc hỗ trợ cây trồng nâng cao sức đề kháng với các tác nhân có hại. Các chế phẩm hướng theo mục tiêu này có VAM, vi khuẩn Pseudomonas hoặc như chế phẩm Lipomycin-M chứa nấm men Lipomyces PT7.1 có khả năng tạo màng nhầy trong điều kiện đất khô hạn, giúp đất giữ nước tốt hơn. Theo cách làm nông nghiệp truyền thống, cứ đến mùa là bà con ta thường chở hàng tạ phân trâu, phân bò, phân heo, ra đồng ruộng để bón cho rau, cho lúa. Việc làm đó tuy vất vả nhưng được đền bù xứng đáng bằng vụ mùa bội thu và đất đai luôn được cải thiện, rau quả có phẩm chất ngọt tự nhiên, môi trường sống ít bị ô nhiễm bởi hoá chất. Ngày nay, công nghệ sinh học đã phát triển ở mức cao, chỉ cần một lít phân bón sinh học cầm gọn trong tay là có thể thay thế hàng tấn phân hữu cơ truyền thống rồi và hiệu quả nó mang lại cũng thật bất ngờ. Khác với phân bón hoá học, phân bón không quá coi trong thành phần N-P-K mà chủ yếu tập trung vào Protein và tập đoàn vi khuẩn hữu ích, một số loại phân bón sinh học còn được bổ sung thêm các chất nội tiết ( chất điều hoà sinh trưởng giúp điều khiển quá trình phát triển của cây trong từng giai đoạn ) và các thành phần phụ gia khác. Khi phân bón sinh học được tưới vào đất thì các tập đoàn vi khuẩn hữu ích đó được sinh sôi nảy nở theo cấp số nhân và chúng sống tập trung chủ yếu ở quanh vùng rễ của cây. Các loài vi sinh vật này được nuôi nhờ những hợp chất carbon tiết ra từ rễ xung quanh bề mặt rễ rất có lợi cho tăng trưởng của cây cối bằng nhiều cách một mối quan hệ cộng sinh cùng có lợi rất hoàn hảo. Cây cối nuối dưỡng vi khuẩn, nấm tảo và các loại vi sinh bật khác có trong vùng rễ, những loại này lại tiết ra các enzyme, axít hữu cơ, kháng sinh, chất tăng trưởng, hormone và những hợp chất khác những chất này được rễ hấp thụ và chuyển hoá lên lá. Axit giúp phân giải khoáng chất quan trong và làm giảm ion sắt và giải phóng ra các iôn âm. Phân bón sinh học sử dụng rất an toàn, dễ dàng và tiết kiệm. Bạn có thể dễ dàng mua các loại phân bón sinh học đang có mặt tại thị trường Việt Nam với giá không quá đắt như: Fish plus Bloom, Solotek Bloom, Đầu Trâu 702, UP5, UP5T, WEGH, Bio- Plant, Pro-plant, Alska, Tất cả chúng đều được sản xuất dựa theo công nhệ của Mỹ và hoàn toàn không độc hại đối với người, rất tốt cho việc trồng rau quả sạch hướng tới một nền nông nghiệp bên vững. 2.7. Một số loại phân bón sinh học. 2.7.1. SOLO.TEKTM BLOOM 4-9-8 Hệ dinh dưỡng hoàn chỉnh một thành phần SOLO.TEKTM là hệ dinh dưỡng hoàn chỉnh gốc hữu cơ, cho đất và giá thể, một cuộc cách mạng trong lĩnh vực phân bón công nghệ cao. Đây là hệ dinh dưỡng một thành phần được bào chế theo công thức khoa học tiên tiến nhất, bao gồm các chất dinh dưỡng kết hợp từ các nguồn hữu cơ/vô cơ, để tạo ra một môi trường dinh dưỡng lý tưởng và tối ưu nhất cho cây trồng. SOLO.TEKTM bao gồm ít nhất 50% chất dinh dưỡng chiết suất từ nguồn hữu cơ và toàn bộ chất kích thích tăng trưởng 100% từ nguồn thực vật hữu cơ. SOLO.TEKTM là loại phân bón duy nhất có tổng lượng dinh dưỡng và chelate hữu cơ cao như vậy. Phân bón một thành phần này cung cấp tất cả những gì cần thiết cho cây xuyên suất nhiều quá trình phát triển. Nhà nông từ chuyên nghiệp tới những người mới vào nghề đều thấy hiệu quả và sự tiện dụng của nó. SOLO.TEKTM chứa vô số các Axit Amin, Vitamin, Enzym, và Cacborn hydrat tất cả chiết xuất từ thực vật. SOLO.TEKTM và tất cả các loại phân bón hữu cơ và gốc hữu cơ của Grotek có nhãn hiệu an toàn cho đất ( EARTH SAFETM). Nhãn hiệu cao quý này chứng minh rằng chúng rất an toàn cho đất và môi trường, an toàn cho vườn nhà bạn và cho chính bạn. 2.7.2. FISH PLUS TM BLOOM 1-12-12 (NPK) (100% hữu cơ chiết xuất từ cá và nhựa cây ) FISH PLUS TM là phân bón 100% hữu cơ, chiết xuất từ cá đại dương và nhựa cây. Nó chứa các enzym, axit amin cần thiết cho sự phát triển tối ưu của cây. FISH PLUS TM rất giàu nitơ và sắt Chelate tinh dầu trong đó tạo mùi thơm cho hoa quả. FISH PLUS TM BLOOM là phân bón hữu cơ nồng độ rất cao, được bào chế bằng thuỷ phân cá từ Potassium Phosphate. Nó chứa nitơ, phốt pho, Kali, Canxi, vi lượng và rất nhiều axit amin. FISH PLUS TM BLOOM kích thích cây ra nụ, làm cho hoa to, đậu quả, thơm ngon, cả cho cây hoa, cây ăn trái lẫn rau, cây màu. Nó cải tạo đất rất hiệu quả bằng cách cung cấp rất nhiều chất hữu cơ, hoạt hoá vi sinh vật có ích. Không cá loại phân bón từ cá nào hiệu quả bằng FISH PLUS TM BLOOM vì nồng độ cao, cân bằng với các chất kích thích tăng trưởng hợp lý nhất cho sự phát triển của cây. FISH PLUS TM BLOOM rất tốt cho cây rau, cây hoa thảo mộc cả trong nhà lẫn ngoài trời. FISH PLUS TM và tất cả các loại phân bón hữu cơ và gốc hữu cơ của Grotek có nhãn hiệu an toàn cho đất ( EARTH SAFETM ). Nhãn hiệu cao quý này chứng minh chúng rất an toàn cho đất, môi trường, an toàn cho vườn và cho sản phẩm, cho cả người sử dụng. Phần iii: đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu 3.1 đối tượng, Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng cây trồng Đề tài được thực hiện trên giống dưa lê Ngân huy Ngân huy có nguồn gốc từ Đài Loan do công ty TNHH giống cây trồng Nông Hữu nhập khẩu và cung ứng tại Việt Nam. Đặc điểm sinh trưởng phát triển: Dưa lê Ngân huy Ngân huy là giống dưa lê siêu ngọt cây có thời gian sinh trưởng, phát triển từ 55 – 60 ngày, số quả trên cây 3 – 4 quả, quả hình cầu, khối lượng quả trung bình từ 300 - 400g, vỏ quả màu xanh khi chín có màu trắng, ăn ngọt, giòn và thơm. 3.1.2. Đối tượng phân Bón Phân bón lá: - Phân Fish Plus Bloom 1-12-12: là phân bón 100% hữu cơ, chiết xuất từ cá đại dương và nhựa cây, chứa các enzym, axit amin, phốt pho, Kali, Canxi, vi lượng cần thiết cho sự phát triển tối ưu của cây. Rất giàu nitơ và sắt Chelate tinh dầu trong đó tạo mùi thơm cho hoa quả, là phân bón hữu cơ nồng độ rất cao, được bào chế bằng thuỷ phân cá từ Potassium Phosphate. Nó cải tạo đất rất hiệu quả bằng cách cung cấp rất nhiều chất hữu cơ, hoạt hoá vi sinh vật có ích. - Phân Solotek Bloom 4-9-8:( Hệ dinh dưỡng hoàn chỉnh một thành phần ), chứa vô số các Axit Amin, Vitamin, Enzym, và Cacborn hydrat tất cả chiết xuất từ thực vật. - Đầu Trâu 502: 3.1.3.Địa điểm nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại Trung tâm Giống và Phát triển Nông - Lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng. Địa chỉ: xã Mỹ Đức huyện An Lão thành phố Hải Phòng 3.1.4. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 2 năm 2009 đến tháng 4 năm 2009 3.2. nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá Fish Plus Bloom, Solotek Bloom, Đầu Trâu 502 đến sinh trưởng phát triển và năng suất, chất lượng của dưa lê Ngân Huy. - Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Fish Plus Bloom, Solotek Bloom đến sinh trưởng phát triển và năng suất ,chất lượng của dưa Lê Ngân Huy. 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1.Phương pháp bố trí thí nghiệm Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (Phương pháp thí ngiệm đồng ruộng – Phạm Chí Thành, 1998) Mỗi công thức nhắc lại 3 lần, các công thức trồng trong nhà diện tích mỗi ô thí nghiệm tương ứng với 10m2, tổng diện tích của các ô thí nghiệm là 420m2 3.3.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá Fish Plus Bloom, Solotek Bloom, Đầu Trâu 502 đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của dưa Lê Ngân Huy. Thí nghiệm được bố trí gồm 4 công thức như sau: Công thức 1(CT1): Nền phân bón NPK - S Lâm thao 8:11:3:5 + Phun nước lã làm công thức đối chứng. Công thức 2(CT2): Nền phân bón NPK - S Lâm thao 8:11:3:5 + Phun phân Fish plus Bloom. Công thức 3(CT3): Nền phân bón NPK - S Lâm thao 8:11:3:5 + Phun phân Solotek Bloom. Công thức 4(CT3): Nền phân bón NPK - S Lâm thao 8:11:3:5 + Phun phân Đầu trâu 502. Điều kiện thí nghiệm: - Tiêu chuẩn cây giống: Dưa lê Ngân Huy cây cao trung bình 6,5 – 7,5 cm có 1,0 - 1,5 lá thật, Cây sinh trưởng khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh. - Trồng trong nhà kính trên nền đất thịt nhẹ Khoảng cách trồng: dưa lê Ngân Huy 20 x 40 cm. - Tưới nước giữ ẩm thường xuyên Bón thúc: tưới thúc đạm Urê với nồng độ 2% sau trồng 5 ngay, sau đó tăng dần lên nồng độ 5%. Tưới định kỳ: 7 ngày/1 lần, tưới đến khi cây bắt đầu hình thành nụ hoa. Tưới đạm ure và kali clorua cho cây từ giai đoạn cây nở hoa đực cho đến khi quả chuẩn bị chuyển màu. Tưới thúc phân 7 ngày/1 lần. Lượng phân bón cho 360m2: Urê (5kg), NPK –S (50kg), Kaliclorua (5 kg). - Phòng trừ bọ trĩ, rệp, bọ phấn, dòi đục lábằng thuốc Confido, Actara, Fastac 7 ngày/ 1 lần - Phòng trừ bệnh lở cổ dễ bằng thuốc Topsin, Champion phòng sau trồng 3 ngày. Phòng trừ bệnh sương mai, phấn trắng bằng Ridomin 72WP, Antrancol 69 WP, Cozets 48 WP phun 7 ngày/ 1 lần, dừng phun trước khi quả chuyển màu. - Phân bón lá Fish Plus Bloom, Solotek Bloom phun khoảng cách giữa các lần phun 10 ngày/lần, nồng độ phân Fish Plus Bloom là 100ml/8lít nước sạch, phân Solotek Bloom pha nồng độ 60ml/8lít nước sạch 3.3.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Fish Plus Bloom, đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của dưa Lê Ngân Huy. Thí nghiệm được bố trí gồm 5 công thức như sau: Công thức 1: Nồng độ pha 50ml/8lít nước Công thức 2: Nồng độ pha 75ml/8lít nước Công thức 3: Nồng độ pha 100ml/8lít nước Công thức 4: Nồng độ pha 125ml/8lít nước Công thức 5: Nồng độ pha 150ml/8lít nước Điều kiện thí nghiệm giống thí nghiệm 1, chỉ khác các công thức phun phân Fish Plus Bloom ở các nồng độ khác nhau. 3.3.1.3. ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Solotek Bloom đến sinh trưởng phát triển và cho năng suất của cây dưa lê Ngân Huy Thí nghiệm được bố trí gồm 5 công thức như sau: Công thức 1: Nồng độ pha 20ml/8lít nước Công thức 2: Nồng độ pha 40ml/8lít nước Công thức 3: Nồng độ pha 60ml/8lít nước Công thức 4: Nồng độ pha 80ml/8lít nước Công thức 5: Nồng độ pha 100ml/8lít nước Điều kiện thí nghiệm giống thí nghiệm 2 chỉ khác các công thức phun phân Solotek Bloom ở các nồng độ khác nhau. 3.3.2. Phương pháp theo dõi Mỗi công thức theo dõi 30 cây, các chỉ tiêu về STPT theo dõi 10 ngày/lần. Phương pháp theo dõi: đo, đếm trực tiếp và phân tích, xử lý số liệu trong phòng. Các chỉ tiêu khác theo dõi 5 ngày/lần. 3.3.3. Hệ thống các chỉ tiêu theo dõi * Theo dõi thời gian sinh trưởng phát triển của cây: - Thời gian từ trồng đến khi ra hoa ( ngày ) - Thời gian từ trồng đến khi đậu quả ( ngày ) - Thời gian từ trồng đến khi thu hoạch quả ( ngày ) * Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển - Chiều cao cây (cm/ cây) - Số lá trên cây (lá/ cây) - Diện tích lá (cm2) - Số hoa đực trên cây (hoa/cây) - Số hoa cái trên cây ( hoa/ cây ) *Các chỉ tiêu năng suất và yếu tố cấu thành năng suất - Tỷ lệ đậu quả (%) - Số quả trên cây ( quả/ cây) - Số quả hữu hiệu ( quả/ cây) - Số quả dị hình ( quả/ cây) - Đường kính quả (cm) - Chiều cao quả (cm) - Khối lượng trung bình quả (kg/ quả) - Năng suất lý thuyết = khối lượng quả x số quả trên cây x mật độ (tấn/ha) - Năng suất thực thu = khối lượng quả x số quả trên cây x số cây được thu hoạch (tấn/ha) *Một số chỉ tiêu về chất lượng quả đánh giá bằng cảm quan - Màu sắc quả - Hương vị - Phẩm vị - Độ cứng 3.4. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu được xử lý thống kê bằng trương trình EXCEL và phần mềm tin học IRISTAST 5.0 Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá Fish plus Bloom, Solotek Bloom, Đầu trâu 502 đến sinh trưởng phát triển và cho năng suất của cây dưa lê Ngân Huy trồng trong nhà kính. 4.1.1. ảnh hưởng của phân bón lá Fish plus Bloom, Solotek Bloom, Đầu trâu 502 đến sinh trưởng phát triển của cây dưa lê Ngân Huy trồng trong nhà kính. Quá trình sinh trưởng phát triển của cây được quyết định bởi nhiều yếu tố như điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh hại, dinh dưỡng cung cấp cho cây... Tuy nhiên việc cung cấp quá nhiều dinh dưỡng cho cây cũng như dinh dưỡng ở dạng khó tiêu cây khó hấp thụ có thể dẫn tới cây sinh trưởng phát triển kém đồng thời còn gây hại cho đất, sản phẩm không an toàn mà còn làm tăng chi phí mua phân bón. Phân bón lá là những loại phân bón trong thành phần có khá đầy đủ các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng ở dạng dễ tiêu lá cây có thể hấp thụ được qua lá do đó quá trình chuyển hoá các chất diễn ra thuận lợi hơn. Tiến hành theo dõi ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng phát triển của dưa lê Ngân Huy trồng trong nhà kính vụ xuân hè năm 2009 chúng tôi có số liệu trình bày trong bảng 1. Bảng 1. ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng phát triển của cây dưa lê Ngân Huy trồng trong nhà kính. Công thức Chiều cao cây (m) Số lá (lá) Diện tích lá (cm2/lá) T. Gian trồng – ra hoa (ngày) T. Gian trồng – thu hoạch (ngày) CT1 1,82 26,1 225,54 20 70 CT2 1,90 26,4 234,78 25 65 CT3 1,92 26,2 239,11 25 65 CT4 1,85 26,2 231,17 22 68 CV% 4,1 3,6 4,5 - - LSD0,05 0,11 0,3 2,47 - - Qua số liệu thu được trong bảng 1 chúng tôi có những nhận xét như sau. Về chỉ tiêu chiều cao cây và số lá: Chiều cao cây và số lá của các công thức thí nghiệm ở mức ý nghĩa cho phép thì phân bón qua lá không có ảnh hưởng rõ rệt đến chiều cao cây và số lá trên cây của dưa lê Ngân Huy. Chiều cao cây trung bình của các công thức đạt từ (1,82 – 1,92 m), số lá đạt từ (2,61 – 2,64 lá). Về chỉ tiêu diện tích lá: Số liệu trong bảng trên cho thấy diện tích lá của các công thức là khác nhau. Diện tích lá đạt cao nhất ở CT3 (239,11 cm2/lá) tiếp đến là CT2 (234,78 cm2/lá), CT4 (231,17cm2/lá) và diện tích lá thấp nhất ở CT1 chỉ đạt (225,54 cm2/lá). Về thời gian sinh trưởng: qua theo dõi các giai đoạn sinh trưởng của cây chúng tôi thấy CT1 cây dưa Ngân Huy ra hoa sớm nhất (20 ngày sau trồng) và thời gian sinh trưởng phát triển từ trồng đến thu hoạch dài nhất (70 ngày), tiếp đến là CT4 sau trồng 22 ngày cây ra hoa và sau 68 ngày được thu hoạch. CT2 và CT3 cây ra hoa muộn nhất (25 ngày sau trồng) nhưng thời gian sinh trưởng phát triển từ trồng đến thu hoạch ngắn nhất (65 ngày). Như vây, từ kết quả thu được trong bảng 1 cho thấy việc sử dụng phân bón qua lá cho cây dưa Lê Ngân Huy ảnh hưởng không rõ đến sinh trưởng chiều cao, số lá nhưng đã ảnh hưởng đến độ lớn của lá và thời gian ra hoa, ra quả và thu hoạch của cây. 4.1.2. ảnh hưởng của phân bón lá Fish plus Bloom, Solotek Bloom, Đầu trâu 502 đến động thái tăng trưởng chiều cao của dưa lê Ngân Huy trồng trong nhà kính. Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình sinh trưởng của cây. Chiều cao cây được quyết định bởi đặc điểm di truyền của từng giống, kỹ thuật chăm sóc và các yếu tố ngoại cảnh...Sự tăng trưởng chiều cao cây có liên quan thời gian sinh trưởng, phát triển của cây. Cây sinh trưởng phát triển tốt đồng nghĩa với chiều cao của thân tăng dần lên một cách hợp lý. Theo dõi ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao của các giống dưa trồng trong nhà kính vụ xuân hè trong nhà kính chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2 như sau: Bảng 2. ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao của dưa lê Ngân Huy Đơn vị tính: mét/cây Công thức Chiều cao cây sau trồng ....(ngày) 10 20 30 40 50 60 CT1 0,17 0,31 0,69 1,16 1,73 1,82 CT2 0,17 0,38 0,87 1,42 1,85 1,90 CT3 0,18 0,37 0,84 1,37 1,80 1,92 CT4 0,17 0,33 0,73 1,21 1,77 1,85 CV% - 4,2 3,6 2,7 3,3 4,1 LSD0,05 - 0,07 0,07 0,05 0,02 0,11 Đồ thị 1: ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao của dưa lê Ngân Huy Kết quả trong bảng 2 cho thấy: động thái tăng trưởng chiều cao cây 10 ngày đầu sau trồng ở tất cả các công thức là như nhau, chiều cao cây tăng mạnh từ ngày thứ 20 đến ngày thứ 50 sau trồng trong đó chiều cao cây tăng mạnh nhất và đạt chiều cao tối đa khá nhanh ở CT2 và CT3, CT1 và CT4 động thái tăng trưởng chiều cao chậm hơn sau đó chiều cao cây của các công thức tăng chậm dần ở các ngày theo dõi cuối và cho chiều cao cây cuối cùng tương đương nhau. 4.1.3. ảnh hưởng của phân bón lá Fish plus Bloom, Solotek Bloom, Đầu trâu 502 đến động thái ra lá của dưa lê Ngân Huy trồng trong nhà kính. Lá có vai trò quan trọng là thực hiện các chức năng quang hợp, tích luỹ năng lượng vật chất hữu cơ cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Số lá nhiều hay ít biểu hiện khả năng sinh trưởng khoẻ hay yếu của cây thể hiệếnự ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của cây. Tiến hành theo dõi ảnh hưởng của phân bón lá Fish plus Bloom, Solotek Bloom, Đầu trâu 502 đến động thái ra lá của dưa lê Ngân Huy trồng trong nhà kính chúng tôi thu được số liệu trong bảng 3 như sau. Bảng 3. ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá của dưa lê Ngân Huy Công thức Động thái ra lá sau trồng ....(ngày) 10 20 30 40 50 60 CT1 3,5 7,1 12,3 20,6 25,3 26,1 CT2 3,3 8,7 14,9 22,5 26,1 26,4 CT3 3,5 8,3 14,1 22,0 25,5 26,2 CT4 3,5 7,7 13,1 21,5 25,7 26,2 CV% - 4,0 3,1 4,8 2,5 3,6 LSD0,05 - 0,3 0,6 0,5 0,5 0,3 Đồ thị 2: ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá của dưa lê Ngân Huy Số liệu thu được trong bảng 3 chúng tôi có những nhận xét như sau: Trong lần theo dõi đầu (10 ngày sau trồng) động thái ra lá của các công thức là tương đương nhau theo chúng tôi giai đoạn này việc phun phân bón lá cho cây chưa có kết quả đến động thái ra lá của cây. Tiếp tục theo dõi động thái ra lá của cây trong các lần tiếp theo từ ngày thứ 20 đến 50 sau trồng chúng tôi thấy động thái ra lá tăng khá nhanh ở CT2, CT3, CT4 phun phân bón lá và nhanh hơn so với CT1 phun nước lã sau đó động thái ra lá của cây giảm dần và số lá cuối cùng trên cây đạt của các công thức đạt tương đương nhau. Như vậy, phân bón lá không có ảnh hưởng nhiều đến số lá của dưa lê Ngân Huy nhưng có ảnh hưởng đến động thái ra lá của cây đặc biệt là vào giai đoạn sau trồng từ ngày thứ 20 đến ngày thứ 50 sau trồng. Việc tăng nhanh số lá của cây vào giai đoạn này có thể rất có ý nghĩa cho việc tăng năng suất, chất lượng quả của cây. 4.1.4. ảnh hưởng của phân bón lá Fish plus Bloom, Solotek Bloom, Đầu trâu 502 đến tỷ lệ đậu quả của dưa lê Ngân Huy trồng trong nhà kính. Ra hoa đậu quả là đặc tính di truyền của các loài cây lấy quả nói chung và cây dưa nói riêng. Quá trình ra hoa đậu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc tính di truyền của giống, thời tiết khi ra hoa đậu quả, kỹ thuật chăm sóc, tình hình sinh trưởng của cây lúc ra hoa, sâu bệnh hại...Theo dõi quá trình ra hoa đậu quả của dưa lê Ngân Huy trồng trong nhà kính vụ xuân hè năm 2009 chúng tôi thu được kết quả trình bày trong bảng 4. Bảng 4. ảnh hưởng của phân bón lá đến tỷ lệ đậu quả của dưa lê Ngân Huy Công thức Số hoa đực (hoa) Số hoa cái (hoa) Số quả đậu (quả) Tỷ lệ đậu quả (%) CT1 25,8 14,3 2,5 17,48 CT2 28,1 15,1 2,7 17,88 CT3 28,5 15,3 2,7 17,65 CT4 26,4 14,7 2,5 17,01 CV% 2,7 3,3 3,9 3,6 LSD0,05 1,3 0,3 0,1 0,12 Qua số liệu trong bảng 4 cho thấy: phân bón lá có ảnh hưởng đến quá trình ra hoa đực, hoa cái và tỷ lệ đậu quả của dưa lê Ngân Huy, cụ thể là: CT1 phun nước lã cho số hoa đực, hoa cái thấp nhất trung bình chỉ đạt (25,8 hoa và 14,3hoa), tiếp đến là CT4 số hoa đực là (26,4 hoa) và hoa cái là (14,7 hoa), CT2, CT3 cùng cho số hoa đực và hoa cái đạt cao nhất, trung bình số hoa đực (28,1 đến 28,5 hoa) và số hoa cái (15,1 đến 15,3 hoa). Theo dõi quá trình đậu quả của cây số liệu trong bảng 4 cũng cho thấy số quả đậu khá cao ở CT2, CT3 (2,7 quả/cây) đạt (17,65% - 17,88%) cao hơn so với CT4 và CT1 chỉ cho số quả đậu trung bình (2,5 quả/cây) đạt (17,01 – 17,48%). Từ số liệu trong bảng trên cho thấy dưa lê Ngân Huy có khả năng ra hoa đực, hoa cái nhiều nhưng tỷ lệ đậu thành quả là rất thấp có thể do đặc điểm di truyền của giống chỉ cho một số lượng quả nhất định từ 2 – 4 quả/cây, giai đoạn cây ra hoa, đậu quả cần rất nhiều dinh dưỡng nếu cây không được bổ sung đầy đủ các nguyên tố khoáng cần thiết và kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả của cây dẫn đến số quả trên cây ít. Ngược lại, dinh dưỡng khoáng được đáp ứng đầy đủ và kịp thời bằng nhiều đường thì tỷ lệ đậu quả sẽ đạt được mức tối đa. ảnh 1: Tỷ lệ đậu quả dưa lê Ngân Huy 4.1.5. ảnh hưởng của phân bón lá Fish plus Bloom, Solotek Bloom, Đầu trâu 702 đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của dưa lê Ngân Huy trồng trong nhà kính. Năng suất là kết quả mong muốn cuối cùng của người trồng trọt, năng suất được cấu thành bởi nhiều yếu tố. Đối với cây ăn quả nói chung và cây dưa nói riêng năng suất được cấu thành bởi hai yếu tố chính là số quả trên cây và khối lượng quả. Theo dõi ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống dưa lê Ngân Huy trồng trong nhà kính tại Hải Phòng chúng tôi thu được kết quả trong bảng 5 như sau: Bảng 5. ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của dưa lê Ngân Huy Công thức Khối lượng quả (kg) Số quả hữu hiệu (quả/cây) N.Suất lý thuyết (tấn/ha) N.Suất thực thu (tấn/ha) CT1 0,38 2,1 16,80 16,58 CT2 0,41 2,4 20,72 20,51 CT3 0,43 2,4 21,73 21,14 CT4 0,38 2,3 18,40 17,94 CV% 1,5 3,9 3,2 4,5 LSD0,05 0,02 0,1 0,5 0,71 Đồ thị 3: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của dưa Lờ Ngõn Huy Kết quả trong bảng 5 cho thấy: Về khối lượng quả: Khối lượng quả cùng đạt khá cao ở CT2, CT3, Khối lượng quả trung bình đạt ( 0,41 – 0,43kg/quả) cao hơn so với CT1, CT4 cùng cho khối lượng quả đạt (0,38kg/quả). Về số quả hữu hiệu trên cây: Số quả hữu hiệu trên cây là những quả mang lại hiệu quả kinh tế. tỷ lệ đậu quả cao nhưng số quả hữu hiệu không cao sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Theo dõi số quả hữu hiệu ở các công thức chúng tôi thấy CT1 Phun nước lã có số quả hữu hiệu trên cây đạt thấp nhất (2,1quả/cây) thấp hơn so với CT2, CT3, CT4 có số quả hữu hiệu đạt từ (2,3 – 2,4 quả/cây). Về năng suất: Năng suất của dưa lê Ngân Huy được quyết định bởi số quả hữu hiệu trên cây và khối lượng quả. Theo dõi năng suất lý thuyết, năng suất thực thu của các công thức số liệu trong bảng 5 cho thấy: CT2, CT3 phun phân bón lá Fish plus Bloom, Solotek Bloom cho năng suất lý thuyết, năng suất thực thu cùng đạt khá cao (20,72 – 21,73 và 20,51 – 21,14 tấn/ha) cao hơn CT4 phun phân bón lá Đầu Trâu 702 năng suất lý thuyết, năng suất thực thu đạt (18,40 và 17,94 tấn/ha), CT1 phun nước lã cho năng suất lý thuyết, năng suất thực thu đạt thấp nhất ( 16,80 và 16,58 tấn/ha). Như vậy, phun phân bón lá cho dưa lê Ngân Huy đã ảnh hưởng rất rõ rệt đến khối lượng quả, số quả hữu hiệu và năng suất của cây. Trong ba loại phân bón lá sử dụng cho dưa lê Ngân Huy thì có hai loại phân bón lá là Fish plus Bloom, Solotek Bloom thể hiện ưu thế vuợt trội hơn phân bón Đầu Trâu 502. Có được kết quả như vậy theo chúng tôi có thể là do phân bón lá Fish plus Bloom, Solotek Bloom trong thành phần giàu dinh dưỡng hơn, thích hợp với cây dưa hơn so với phân Đầu Trâu 502 do đó khả năng hấp thụ cũng như tích luỹ dinh dưỡng nuôi cây nuôi quả tốt hơn và cây cho khối lượng quả, số qủa hữu hiệu cao hơn và nó quyết định năng suất cao hơn so với các công thức khác. 4.1.6. ảnh hưởng của phân bón lá Fish plus Bloom, Solotek Bloom, Đầu trâu 502 đến chất lượng của dưa lê Ngân Huy trồng trong nhà kính. Chất lượng quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, điều kiện thổ nhưỡng, sinh thái nơi trồng và dinh dưỡng cây hấp thụ được. Các loại cây cho quả nói chung, cây dưa lê Ngân Huy nói riêng cần rất nhiều các nguyên tố khoáng để hình thành và phát triển quả đặc biệt là các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng trong việc tạo ra hương vị, màu sắc và độ ngọt của quả. Việc canh tác thâm canh liên tục các loại cây trồng có thể làm cho các nguyên tố khoáng nhất là vi lượng trong đất bị mất đi do đó việc bón bổ sung phân bón lá cho cây là rất cần thiết. Theo dõi ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng của dưa lê Ngân Huy trong nhà kính chúng tôi thu được số liệu trong bảng 6 và 7 như sau. Bảng 6. ảnh hưởng của phân bón lá đến hình thái, kích thước quả và quả dị hình của dưa lê Ngân Huy. Công thức Chiêu cao quả (cm) Đường kính quả (cm) Khối lượng quả (kg) Số quả hữu hiệu (quả) Tỷ lệ quả dị hình (%) CT1 7,60 6,95 0,38 2,1 15 CT2 9,36 8,67 0,41 2,4 7 CT3 9,64 9,12 0,43 2,4 7 CT4 7,85 6,83 0,38 2,3 10 CV% 2,6 3,5 1,5 3,9 - LSD0,05 0,88 0,75 0,02 0,1 - Số liệu trong bảng 6 cho thấy: CT2, CT3 phun phân bón lá Fish plus Bloom, Solotek Bloom cho quả có kích thước đạt khá lớn trung bình chiều cao thành quả đạt ( 9,36 – 9,64 cm/quả), đường kính quả đạt (8,67 – 9,12 cm/quả) do đó cho khối lượng quả cũng đạt khá cao (0,41 – 0,43 kg/quả) cao hơn so với CT1, CT4 cho kích thước quả nhỏ hơn và cho khối lượng trung bình chỉ đạt (0,38 kg/quả). Theo dõi hình thái quả của các công thức chúng tôi thấy tỷ lệ quả dị hình không đạt tiêu chuẩn ở CT1 chiếm tỷ lệ cao nhất ( 15%) tiếp đến là CT4 chiếm (10%). CT2, CT3 có tỷ lệ quả dị hình đạt thấp nhất chiếm (7%). Tỷ lệ quả dị hình cao ảnh hưởng rất lớn đến số quả hữu hiệu trên cây và năng suất của cây. Số quả hữu hiệu đạt khá cao ở cả ba công thức có phun phân bón lá CT2, CT3, CT4 trung bình đạt (2,3 – 2,4 quả/cây) cao hơn CT1 phun nước lã chỉ đạt (2,1 quả/cây). Như vậy, phun phân bón lá có ảnh hưởng đáng kể đến hình thái, kích thước quả và quả dị hình của dưa lê Ngân Huy. Tiến hành theo dõi đánh giá ảnh hưởng của phân bón lá đến một số chỉ tiêu chất lượng khác của dưa lê Ngân Huy bằng cảm quan chúng tôi có kết quả ghi nhận trong bảng 7. ảnh 2: Tỷ lệ dị hình Bảng 7. ảnh hưởng của phân bón lá đến màu sắc, phẩm vị của dưa lê Ngân Huy (Đánh giá bằng cảm quan) Công thức Màu sắc vỏ quả Hương vị Phẩm vị Thịt quả CT1 Trắng xanh Thơm Ngọt vừa Cứng CT2 Trắng Rất thơm Rất ngọt Mềm CT3 Trắng Rất thơm Rất ngọt Mềm CT4 Trắng Thơm Ngọt Mềm Qua kết quả của bảng 7 cho thấy: Về màu sắc vỏ quả chúng tôi thấy các công thức phun phân bón lá Fish plus Bloom, Solotek Bloom, Đầu Trâu 502 cho quả có màu trắng khi chín trong khi đó CT1 phun nước lã cho quả có màu trắng xanh. Về hương vị, phẩm vị quả qua theo dõi chúng tôi thấy quả của CT2, CT3 rất thơm mùi vị đặc trưng của giống dưa lê Ngân Huy, quả của CT1, CT4 quả chỉ thơm. Độ ngọt của các công thức cũng khác nhau, CT1 chỉ cho quả ngọt vừa và thịt quả cứng, CT4 cho quả ăn ngọt, CT2, CT3 cho quả ăn rất ngọt, thịt quả mềm. Sở dĩ CT1 cho quả có màu sắc hương vị quả kém theo chúng tôi có thể là do ở CT1 chỉ sử dụng phân bón ở dạng khoáng vô cơ cho cây nên dinh dưỡng nuôi quả và cây hút chủ yếu là khoáng đa lượng, vi lượng không được bón bổ sung nên màu sắc và hương vị của quả giảm. Ngược lại, các công thức phun phân bón lá cho dưa ngoài dinh dưỡng khoáng vô cơ và các nguyên tố vi lượng cây hút được từ đất thì cây còn được bổ sung nguồn dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung lượng và vi lượng ở dạng dễ tiêu được triết suất bằng công nghệ vi sinh, công nghệ enzym do đó cây hấp thụ được dễ dàng qua lá vào nuôi cây, nuôi quả, nguồn dinh dưỡng này trong quả có thể được chuyển hoá tối đa thành nhiều chất dinh dưỡng khác nhau và tạo ra quả có màu sắc, hương vị, độ mềm của thịt quả đạt chất lượng tốt nhất. Tóm lại, qua quá trình nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá Fish plus Bloom, Solotek Bloom, Đầu Trâu 502 trên cây dưa lê Ngân Huy chúng tôi thấy phân bón lá có ảnh hưởng rất tốt đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của dưa lê Ngân Huy. Trong 3 loại phân bón lá sử dụng cho cây dưa Ngân Huy là phân bón lá Fish plus Bloom, Solotek Bloom, Đầu Trâu 502 có phân Fish plus Bloom, Solotek Bloom cho năng suất và chất lượng quả đạt ưu thế hơn phân Đầu Trâu 502. Do đó chúng tôi đề suất nên sử dụng phân bón lá Fish plus Bloom, Solotek Bloom bón cho dưa lê Ngân Huy. 4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây dưa lê Ngân Huy trồng trong nhà kính. Phân bón lá là loại phân sử dụng phun trực tiếp lên toàn bộ bề mặt lá cây để lá hấp thụ các nguyên tố khoáng qua lỗ khí khổng của lá do đó việc xác định nồng độ phân bón lá phun cho cây đảm bảo cây phát huy được hết hiệu quả của phân bón đồng thời không gây lãng phí chi phí sản xuất và những tác động tiêu cực đến cây trồng là rất quan trọng để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. 4.2.1. ảnh hưởng của nồng độ phân Fish plus Bloom đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây dưa lê Ngân Huy trồng trong nhà kính. Mỗi loại phân bón có những thành phần dinh dưỡng đặc biệt, do đó nồng độ và liều lượng pha chế sử dụng của từng loại phân cho từng loại cây là khác nhau. Tiến hành Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ phân Fish plus Bloom đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây dưa lê Ngân Huy số liệu thu được trong bảng 8 như sau. Bảng 8. ảnh hưởng của nồng độ phân Fish plus Bloom đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây dưa lê Ngân Huy (khoảng cách giữa các lần phun là 7ngày) Công thức Chiều cao cây (m) Số lá (lá) Diện tích lá (cm2) KL quả (kg) Số quả HH (quả) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) CT1 1,88 26,3 233,05 0,38 2,2 17,60 17,26 CT2 1,90 26,1 234,55 0,40 2,3 19,37 19,01 CT3 1,90 26,4 234,78 0,41 2,4 20,72 20,51 CT4 1,91 26,3 236,32 0,40 2,4 20,21 19,77 CT5 1,97 26,8 240,17 0,43 2,2 19,92 19,58 CV% 3,5 3,1 4,3 2,8 3,0 5,6 5,1 LSD0,05 0,05 0,3 2,08 0,01 0,1 0,52 0,47 Số liệu trong bảng 8 chúng tôi nhận thấy nồng độ phân bón lá Fish plus Bloom phun cho cây khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của dưa lê Ngân Huy. Cụ thể là: Về chiều cao cây, số lá, diện tích lá CT5 phun với nồng độ 150ml/8lít nước cho chiều cao cây, số lá, diện tích lá đạt cao nhất ( chiều cao cây 1,97 m, số lá 2,68lá, diện tích lá 240, 17cm2) cao hơn so với các CT1, CT2, CT3, CT4. Về năng suất: qua số liệu trong bảng trên cũng cho thấy nồng độ phân bón lá Fish plus Bloom phun cho cây khác nhau cho năng suất lý thuyết, năng suất thực thu khác nhau. Năng suất lý thuyết, năng suất thực thu đạt thấp nhất ở CT1 (17,60 và 17,26tấn/ha), tiếp đến là CT2, CT5. CT3, CT4 cùng cho năng suất lý thuyết, năng suất thực thu đạt khá cao ( 20,21 – 20,72 và 19,58 – 19,77tấn/ha) cao hơn CT1, CT2 và CT5. Như vậy, từ kết quả thu được trong bảng 8 cho thấy nồng độ phân bón Fish plus Bloom phun cho cây dưa cao hay thấp đều có ảnh hưởng đến sinh trưởng thân lá và năng suất của cây. ở nồng độ thấp có thể dinh dưỡng bổ sung qua lá cho cây không đủ để phát huy hết tác dụng của phân đối với cây do đó mức độ ảnh hưởng thể hiện kém hơn. ở nồng độ cao có thể dinh dưỡng bổ sung qua lá cho cây khá nhiều đã làm cho cây phát triển thân lá mạnh hơn, dinh dưỡng tập trung nhiều ở thân và lá cây, trong khi đó dinh dưỡng cho quả bị thiếu hụt do đó đã ảnh hưởng đến năng suất của cây. Do vậy, nồng độ phân bón lá hợp lý cho cây sinh trưởng cân đối giữa sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây và đảm bảo cho năng suất cao cũng như tiết kiệm được đầu tư chi phí mua phân bón. 4.2.2. ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Solotek Bloom đến sinh trưởng phát triển và cho năng suất của cây dưa lê Ngân Huy trồng trong nhà kính. Tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Solotek Bloom đến sinh trưởng phát triển và cho năng suất của cây dưa lê Ngân Huy chúng tôi có bảng số liệu 9. Bảng 9. ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Solotek Bloom đến sinh trưởng phát triển và cho năng suất của cây dưa lê Ngân Huy Công thức Chiều cao cây (m) Số lá (lá) Diện tích lá (cm2) KL quả (kg) Số quả HH (quả) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) CT1 1,92 26,1 233,64 0,39 2.3 19,70 19,44 CT2 1,90 26,2 236,36 0,41 2.4 20,71 20,50 CT3 1,92 26,2 239,11 0,43 2,4 21,73 21,14 CT4 1,92 26,2 239,47 0,42 2.4 21,22 20,82 CT5 1,93 26,3 242,68 0,43 2.3 20,82 20,57 CV% 2,5 3,7 3,5 2,1 1,8 4,6 5,7 LSD0,05 0,04 0,5 2,14 0,01 0,1 0,63 0,51 Công thức 1: Nồng độ pha 20ml/8lít nước Công thức 2: Nồng độ pha 40ml/8lít nước Công thức 3: Nồng độ pha 60ml/8lít nước Công thức 4: Nồng độ pha 80ml/8lít nước Công thức 5: Nồng độ pha 100ml/8lít nước Qua bảng 9 chúng tôi thấy nồng độ phân bón lá Solotek Bloom khác nhau ảnh hưởng không rõ đến chiều cao cây và số lá trên cây của dưa lê Ngân Huy nhưng diện tích lá của các công thức phun ở các nồng độ khác nhau có sự khác nhau. Diên tích lá đạt lớn nhất ở CT5 đạt (242,68cm2) và thấp nhất ở CT1 đạt (233,64 cm2). Theo dõi ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Solotek Bloom đến khối lượng quả và năng suất của dưa lê Ngân Huy cũng cho thấy nồng độ phân bón tăng khối lượng quả cũng tăng nên đáng kể. Khối lượng quả thấp nhất ở CT1 cchỉ đạt (0,39kg/quả), các công thức 2,3,4,5 đều cho khối lượng quả đạt khá cao (0,41 – 0,43 kg/quả) cao hơn CT1. Về số quả hữu hiệu: số quả hữu hiệu đạt khá cao ở CT2, CT3, CT4 (2,4quả/cây) CT1, CT5 có số quả hữu hiệu đạt thấp hơn (2,3quả/cây) do đó dẫn đến năng suất lý thuyết, năng suất thực thu của các công thức cũng khác nhau. Năng suất lý thuyết, năng suất thực thu đạt khá cao ở CT2, CT3, CT4, CT5 ( 20,71 – 21,73tấn/ha và 20,50 – 21,14tấn/ha). CT1 cho năng suất lý thuyết, năng suất thực thu đạt thấp nhất (19,70 và 19,44tấn/ha). 4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của phân lá Fish plus Bloom, Solotek Bloom, Đầu trâu 502 đến cây dưa lê Ngân Huy Bảng 10. Hiệu quả kinh tế của phân lá đến cây dưa lê Ngân Huy Đơn vị tính: Đồng/sào Công thức Danh mục CT1 (ĐC) CT2 CT3 CT4 Giống 140.000 140.000 140.000 140.000 Phân đạm Ure, NPK- S, Kali clorua 350.000 350.000 350.000 350.000 Phân bón lá 0 80.000 96.000 45.000 Thuốc bảo vệ thực vật 75.000 75.000 75.000 75.000 Chi phí nhân công 4.500.000 4.500.000 4.500.000 4.500.000 Điện, nước 225.000 225.000 225.000 225.000 Khấu hao nhà kính/vụ 180.000 180.000 180.000 180.000 Chi phí khác 350.000 400.000 400.000 400.000 Quản lý 900.000 900.000 900.000 900.000 Tổng chi (đ) 6.720.000 6.850.000 6.866.000 6.815.000 Năng suất đạt được tạ/sào 599 740 763 647 Năng suất tăng so với Đ/C (kgsào) 0 141 164 48 Giá thành (đồng/kg) 13.000 15.000 15.000 15.000 Tổng thu (đ) 7.787.000 11.100.000 11.445.000 9.705.000 Lợi nhuận (đồng/360m2) 1.067.000 4.250.000 4.579.000 2.890.000 Qua số liệu trong bảng 10 cho thấy chi phí cho sản xuất 360m2 ở CT3 phun phân Solotek Bloom chi phí cao nhất 6.866.000đ/sào tiếp đến là CT2 6.850.000đ/sào, CT4 6.815.00đ/sào, CT1 có chi phí thấp nhất 6.720.000đ/sào. Về tổng thu: Thấp nhất là CT1 chỉ cho 7.787.000đ, CT3 cho tổng thu cao nhất 11.445.000đ, CT2 là 11.100.000đ, CT3 là 9.705.000đ Về lợi nhuận thu được: CT3 cho lợi nhuận đạt cao nhất 4.579.000đ/sào tiếp đến là CT2 4.250.000đ/sào, CT4 là 2.890.00đ/sào và CT1 phun nước lã cho lợi nhuận đạt thấp nhất 1.067.000đ. Như vậy, trong ba loại phân bón lá sử dụng cho cây dưa lê Ngân Huy có phân Solotek Bloom cho lợi nhuận đạt cao nhất 4.579.000đ/sào, tiếp đến là phân Fish plus Bloom 4.250.000đ/sào, phân Đầu Trâu 502 cho lợi nhuận đạt thấp nhất 2.890.000đ/sào. Do vậy chúng tôi đề nghị sử dụng phân bón lá Solotek Bloom, Fish plus Bloom cho cây dưa lê Ngân Huy. Phần 5: Kết luận và đề nghị 5.1. Kết luận Trong thời gian nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá Fish plus Bloom, Solotek Bloom, Đầu Trâu 502 và nông độ phun phân Fish plus Bloom, Solotek Bloom trên dưa Lê Ngân Huy tại Mỹ Đức - An Lão - Hải Phòng chúng tôi rút ra được những kết luận như sau. Phun phân bón lá Fish plus Bloom, Solotek Bloom, Đầu Trâu 502 cho dưa lê Ngân Huy có ảnh hưởng rất tốt đến sinh trưởng của cây. Cây cho diện tích lá tối ưu hơn so với công thức đối chứng đồng thời rút ngắn được thời gian sinh trưởng của cây từ 2 – 5 ngày. Phun phân bón lá Fish plus Bloom, Solotek Bloom, Đầu Trâu 502 cho cây dưa lê Ngân Huy có ảnh hưởng rất thuận lợi đến tỷ lệ đậu quả và số quả hữu hiệu trên cây, đây là chỉ tiêu quan trọng để hình thành năng suất của cây. Trong ba loại phân bón lá sử dụng cho cây dưa lê Ngân Huy có phân bón lá Fish plus Bloom, Solotek Bloom cho năng suất cao, chất lượng quả đạt tốt nhất. Về nồng độ phân bón lá Fish plus Bloom, Solotek Bloom sử dụng phun cho dưa lê Ngân Huy, nên pha phân Fish plus Bloom ở nồng độ từ 80 – 100ml/8lít nước cho năng suất cũng như hiệu quả kinh tế đạt cao nhất. Pha phân Solotek Bloom ở nồng độ 60 – 80ml/8lít nước là thích hợp cho dưa lê Ngân Huy sinh trưởng phát triển và cho hiệu quả đạt cao nhất. Về hiệu quả kinh tế khi sử dụng ba loại phân bón lá cho cây dưa cho thấy phân bón Solotek cho lợi nhuận đạt cao nhất (4.579.000đ/sào), tiếp đến là phân Fish plus Bloom lợi nhuận thu được đạt (4.250.000đ/sào). Phân bón lá Đầu Trâu 502 cho lợi nhuận đạt thấp nhất (2.890.000đ/sào). 5.2. Kiến nghị Do điều kiện thời gian và kinh phí có hạn chúng tôi chỉ nghiên cứu một số kết quả đã trình bày ở trên. Vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu đề tài ở các thời vụ khác nhau trên những loại đất khác nhau và phân tích thêm về các chỉ tiêu: Liều lượng bón, chỉ tiêu về khả năng chống chịu, chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của dưa Lê Ngân huy khi sử dụng các loại phân sinh học này, để kết luận chính xác hơn từ đó có thể tăng năng suất và chất lượng cho cây dưa Lê Ngân huy. Trên cơ sở nghiên cứu đề nghị các cơ quan chức năng ( khuyến nông, hợp tác xã, sở nông nghiệp ) đưa ra khuyến cáo cho nông dân vùng trồng dưa để nhanh chóng được áp dụng phân bón sinh học trong sản xuất dưa an toàn dần thay đổi tập quán canh tác của người nông dân. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tiêu thụ và tiếp thị sản phẩm cho nhiều người sử dụng sản phẩm dưa an toàn, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và bảo vệ môi trường sống. Phần 6: Tài liệu tham khảo Tài liệu tiếng việt Tạ Thu Cúc ( 2000 ), Giáo trình cây rau, Nhà xuất bản Nông Nghiệp tạ Thu Cúc ( 2004 ), Kỹ thuật trồng cà chua, Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Nguyễn Đức Hiển ( 1998 ), Luận văn thạc sỹ Nông Nghiệp Nguyễn Thị Xuân Hiền, Chu Doãn Thành, Hoàng Lệ Hằng, Tiềm năng chế biến sản xuất cà chua. Nguyễn Đức Khiêm ( 2005 ), Giáo trình côn trùng nông nghiệp, nhà xuất bản Nông Nghiệp. Lê Xuân Thành ( 1995 ), Năng suất và chất lượng sản phẩm rau sạch ở Việt Nam, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh. Phạm Chí Thành ( 1998 ), giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng Nguyễn Văn Thắng, Trần Khắc Thi ( 2000 ), sổ tay người trồng rau, Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Trần Khắc Thi ( 1998 ), Kỹ thuật trồng rau an toàn, NXB Nông Nghiệp Trần Khắc Thi, Mai Thị Phương Anh ( 2003 ), Kỹ thuật trồng cà chua an toàn quanh năm, Nhà Xuất Bản Nghệ An. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó ( 2005 ), Hướng dẫn trồng cà chua – cà tím trong vườn nhà, Nhà xuất bản Lao Động Trần Thế Tục, Nguyễn Ngọc Kim ( 2004 ), Kỹ thuật trồng một số cây rau quả giàu Vitamin, Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp. Nguyễn Văn Uyển ( 1995 ) Vùng rau sạch – Mô hình sinh thái cấp bách, Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp. Lê Văn Viên ( 1998 ), Một số giải pháp thúc đẩy thị trường xuất khẩu rau quả, Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp. Vũ Văn Vụ ( 1995 ), Sinh lý thực vật ứng dụng, Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp. Viện nghiên cứu rau – quả ( 2001 ), Báo cáo tổng kết khoa học về rau quả, Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp. Nguyễn Vi ( 1995 ), Bón phân hợp lý và cân đối để có lợi nhuận cao, Nhà xuất bản Hải Phòng. Bùi Quang Xuân ( 1998 ), Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và tích luỹ NO-3 trong một số rau trên đất phù sa Sông Hồng, luận án tiến sỹ Nông Nghiệp. Vũ Hữu Yên ( 1995 ), Giáo trình phân bón và cách thức bón, NXB Nông Nghiệp. wwwww. ColtdViet-Anh.com www.rausach.com.vn www.rauquavietnam.com Tài liệu tiếng anh Simon ( 1992 ) – Dư lượng cho phép các chất trong rau quả, NXB WORLD VinexPress. Com.vn www.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6.PhamVanQuy.doc
Tài liệu liên quan