Đồ án Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Quảng Ngãi – tỉnh Quảng Ngãi

Giai đoạn II : Giai đoạn này nhiệt độ tăng lên hơn 40oC, hỗn hợp phế thải bước sang phân giải nhiệt (thermophyllic), VSV mesophyllic chết hàng loạt và VSV phân giải nhiệt chiếm ưu thế. VSV thermophyllic hoạt động đã làm cho môi trường chuyển từ môi trường axit sang môi trường kiềm qua sự tạo ra amonia. Khi quá trình phân giải nhiệt gần đã kết thúc, hỗn hợp phế thải trở nên gần trung tính và biến thành chất dinh dưỡng (dạng đạm NO3-, NH4+, ). Quá trình phân giải nhiệt tạo ra nhiệt độ trên 55oC, ở khoảng nhiệt độ này một số vi khuẩn độc hại trong hỗn hợp phế thải bị tiêu diệt. Đây cũng là một trong những ưu điểm của quy trình công nghệ này. Để đảm bảo chắc chắn quá trình phân huỷ phế thải trải qua hai giai đoạn phân huỷ diệp lục và phân giải nhiệt, cần cung cấp đầy đủ không khí (oxy) và độ ẩm cho vi sinh vật.

doc50 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 785 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Quảng Ngãi – tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trị 2 sẽ kéo theo sự hoà tan của các kim loại như : Ni, Pd, Cd, Zn. Vì vậy, khi kiểm soát chất lượng nước ngầm trong khu vực bãi rác phải kiểm tra xác định nồng độ kim loại nặng trong thành phần nước ngầm. Ngoài ra, nước rò rỉ có thể chứa các hợp chất hữu cơ độc hại như : chất hữu cơ bị halogen hoá, các hydrocacbon đa vòng thơm, chúng có thể gây đột biến gen, gây ung thư. Các chất này nếu thấm vào tầng nước ngầm hoặc nước mặt sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khoẻ của con người hiện tại và cả thế hệ mai sau. Môi trường không khí Các chất thải rắn thường có một phần có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí. Cũng như chất thải khác có khả năng thăng hoa phân tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp, cũng có các loại rác thải dễ phân huỷ (như thực phẩm, trái cây hỏng ), trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 35oC và độ ẩm 70 – 80%) sẽ được các vi sinh vật phân huỷ tạo mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm có tác động xấu đến môi trường đô thị, sức khoẻ và khả năng hoạt động của con người. Kết quả quá trình là gây ô nhiễm không khí. Thành phần khí thải chủ yếu được tìm thấy ở các bãi chôn lấp rác được thể hiện qua Bảng 2.9. Bảng 2.9 : Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải ở bãi rác Thành phần khí % thể tích khô CH4 CO2 N2 O2 NH3 SOX, H2S, Mercaptan, H2 CO Các khí khác 45 – 60 40 – 60 2 – 5 0,1 – 1,0 0,1 – 1,0 0 – 1,0 0 – 0,2 0 – 0,2 0,01 – 0,6 (Nguồn : George Tchobanoglous, et al,1993) Môi trường đất Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân huỷ trong môi trường đất trong 2 điều kiện hiếu khí và kỵ khí, khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo thành hàng loạt các sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản, nước, CO2, CH4, Với một lượng nước thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ phân huỷ các chất này trở thành các chất ít gây ô nhiễm hoặc không ô nhiễm. Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy xuống nguồn nước ngầm làm ô nhiễm tầng nước này. Đối với rác không phân huỷ (nhựa, cao su, ) nếu không có giải pháp xử lý thích hợp sẽ là nguy cơ gây thoái hoá và giảm độ phì của đất. Sức khoẻ con người Chất thải rắn phát sinh từ đô thị, nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng và làm mất mỹ quan đô thị. Thành phần CTR rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ người hoặc gia súc, các chất thải hữu cơ, xác súc vật chết, tạo điều kiện tốt cho muỗi, chuột, ruồi, sinh sản và lây lan mầm bệnh cho người, nhiều lúc trở thành dịch nếu không có biện pháp kiểm soát. Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng tồn tại trong rác có thể gây bệnh cho con người như : bệnh sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, phó thương hàn, tiêu chảy, giun sán, Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây bệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phải các chất thải rắn nguy hại từ y tế, công nghiệp như : kim tiêm, ống chích, mầm bệnh, Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho bãi rác và cho cộng đồng dân cư trong khu vực gây ô nhiễm không khí, các nguồn nước, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ trung gian truyền bệnh cho con người. Rác thải nếu không được thu gom tốt cũng là một trong những yếu tố gây cản trở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước của các con sông rạch và hệ thống thoát nước đô thị. Hiện trạng quản lý chất thải rắn ở Việt Nam và trên thế giới Hiện trạng quản lý chất thải rắn ở các nước Quản lý rác ở Nuremberg – Đức Chính quyền Nuremberg, đã đưa ra một luật lệ địa phương vào năm 1990, yêu cầu phải phân chia rác gia đình và rác thương mại thành nhiều loại khác nhau. Việc để chung giấy, thuỷ tinh hoặc rác hữu cơ vào một thùng thu gom tái chế đã trở nên bất hợp pháp. Việc giảm thiểu rác Việc giảm thiểu rác tại Đức thể hiện rỏ nét với việc cấm sử dụng các loại chén đĩa bằng giấy. Tuy nhiên, điều luật này gặp sự chống đối mạnh của các nhà sản xuất. Ngoài ra, người ta gặp phải tình huống, do đóng tiền ký quỹ thấp đã lấy luôn chén đĩa bằng sứ về làm vật lưu niệm. Để đánh giá hiệu quả của việc cấm sử dụng dụng cụ bàn ăn bằng giấy, người ta đang nghiên cứu so sánh phí xử lý chúng với phí dùng rửa dụng cụ bàn ăn bằng sứ cộng với phí xử lý nước rửa chúng. Chính sách mua bán Một khía cạnh khác của chiến lược giảm thiểu rác của Nuremberg là chính sách mua bán của thành phố này. Chính quyền địa phương khuyến khích người tiêu dùng mua những sản phẩm sản sinh ra ít rác, những đồ vật có thể tái chế được hoặc làm bằng chất liệu có thể tái chế được. Giấy được tái chế từ giấy rác thải của bưu điện được dùng trong tất cả các văn phòng. Các sản phẩm sạch được bày bán và hưởng các ưu đãi về thuế. Dịch vụ tư vấn Chính quyền địa phương đã thành lập một đội cố vấn trung ương gồm 12 nhà cố vấn về rác, trong đó có 4 chuyên gia về rác gia đình và 8 chuyên gia về rác thương mại. Các nhà cố vấn này gúp cho việc giảm lượng rác bằng cách hướng dẫn mua hàng ít rác, ủ phân rác gia đình, và dùng các sản phẩm tái sử dụng được. Ý thức được rằng các biện pháp ngăn chặn rác thay đổi theo từng khu vực khác nhau, chính quyền địa phương Nuremberg đã triển khai chiến lược ngăn chặn rác cho các ngành thương mại đặc biệt, như ngành mua bán xe môtô, ngành xây dựng và các siêu thị. Kết hợp chặt chẽ với các nhà thương nghiệp thành phố, chính quyền địa phương có thể giúp đỡ họ học tập bài học kinh nghiệm lẫn nhau giữa ngành này và ngành khác. Các chính sách hỗ trợ Tiếp theo những sáng kiến hợp lý này, một khía cạnh cuối cùng của luật lệ địa phương là chính quyền địa phương có quyền từ chối cho phép đổ những loại rác cần phải ngăn chặn, hoặc cần phải tái chế. Phí đổ rác được xem như là một sự khích lệ khác cho việc giảm thiểu hoặc tái chế rác. Đối với các hộ gia đình, phí đổ rác là 6 pfennings cho mỗi lít rác thu gom, có nghĩa là để được lấy rác mỗi tuần một lần, mỗi hộ gia đình trung bình phải trả khoảng 300DM một năm. Các hộ gia đình nhỏ có thể dùng chung một container, và mỗi gia đình trả một phần, những hộ thải lượng rác gấp đôi phải trả gấp đôi. Chính quyền địa phương đưa ra một sự khích lệ khác nhằm giảm thiểu chi phí thu gom rác bằng cách trợ giá cho việc ủ phân rác gia đình. Nếu chủ hộ cũng là chủ vườn, ủ phân tất cả rác gia đình và rác vườn của anh ta thay vì thải chúng ra để thành phố thu gom, thành phố sẽ trả trợ cấp một lần là 100DM cho việc ủ phân và 40DM cho dụng cụ. Kết luận Thành phố của Nuremberg đã giảm thiểu khối lượng rác phải quản lý hàng năm từ 149.000 tấn vào năm 1989 còn 127.000 tấn vào năm 1994. Do việc thải rác gia tăng một cách đặc thù mỗi năm, nếu không có những biện pháp đáp ứng phù hợp và sự truyền bá rộng rãi, tổng số rác vào năm 1994 có thể đã là 200.000 tấn. Đáng ghi nhớ hơn, khối lượng rác độc hại đã giảm từ 65.126 tấn vào năm 1989 chỉ còn 15.498 tấn vào năm 1993. Quản lý rác ở Madrid – Tây Ban Nha Madrid – Thủ đô và trung tâm địa lý của Tây Ban Nha, bao trùm một diện tích 520 km2 và có dân số là 3,2 triệu người, thải 3.600 tấn rác đô thị mỗi ngày. Rác thải ra về hình thức không giống loại trung bình của Châu Âu với sự khác biệt rất lớn trong thành phần chất thối rửa của rác (40% so với 20%). Tái chế Nhờ một phần vào sự tài trợ của Chính quyền Tây Ban Nha và sự giúp đỡ của Liên Minh Châu Âu (EU), Madrid đang thực hiện một trong những dự án tái tạo nguồn tài nguyên đầy tham vọng nhất chưa từng thấy ở bất cứ thủ đô Châu Âu nào. Khoảng giữa năm 1995, phân xưởng cuối của việc tái chế vật liệu trang trí, tái tạo năng lượng và hệ thống chế biến phân trộn xử lý 1.200 tấn CTR đô thị của Madrid mỗi ngày sẽ được hoàn tất. Các cơ sở tái chế và chế biến phân trộn đã hoạt động từ đầu năm 1993 và nhà máy tái tạo năng lượng bắt đầu hoạt động khoảng giữa năm 1995. Trước hết, 55% - 60% vật liệu tái chế được đưa trực tiếp về chỗ đổ rác. 5% khác được tái tạo lại dưới hình thức giấy, bìa cứng, kim loại, các chai nhựa PET và HDPE và kiếng. Người ta hy vọng rằng cuối năm 1995 số lượng vật liệu đưa tới bãi rác sẽ được giảm xuống từ 5% đến 10%. Tái sinh năng lượng Có 660 tấn rác mỗi ngày sẽ được đưa trực tiếp đến xưởng đốt. Thiết bị này, gồm 3 lò đốt. Năng lượng điện sản sinh ra là 29MW, với 5MW sẽ được dùng lại cho chính nhà máy này. Nhà máy đã được trang bị cho việc kiểm soát ô nhiễm không khí với công nghệ lọc khí thoát 3 cấp từ ống khói như xiclon, máy lọc hơi khô dùng đá vôi và túi lọc. Mục đích sau cùng là để đảm bảo làm đúng theo yêu cầu của chỉ thị số 369/89 của EU. Người ta thường dùng tro lắng ở đáy thiết bị để làm chất trãi nền đường. Trong khi lượng tro bay, khoảng 4% của chất nạp liệu vào, sẽ được dùng làm nguội rác đang ở nhiệt độ cao có thể cháy, dù lượng nước rò rỉ này có giới hạn. Làm phân rác Các máy móc thiết bị chế biến phân trộn sử dụng các vật liệu sơ chế chọn lọc từ rác để làm phân. Rác được kiểm tra bằng cẩu tại nơi nó được đưa tới để loại bỏ những vật cồng kềnh. Số còn lại được sàng lọc và những vật nhỏ hơn 100mm được chuyển bằng băng tải đến thiết bị chế biến phân trộn. Có hai nhà máy chế biến phân trộn hữu hiệu. Trong cả hai dây chuyền, rác được chế biến thành phân trộn trong một tuần lễ thay vì hai tháng. Sau đó, chúng được tinh chế lại qua máy phân loại và máy sàng, chỉ cho phép các vật thể nhỏ hơn 12mm đi qua. Các vật thể bị sàng giữ lại sẽ được nạp trở lại vào nhà máy tái tạo năng lượng. Thời gian tốt nhất để bán phân trộn là từ cuối tháng 9 đến tháng 3. Vào năm 1993, 30.000 tấn rác đã được tái chế và bán dưới hình thức phân trộn với giá 7Pta 1 tấn cho các vườn nho ở phía nam Madrid. Người ta hy vọng rằng với những phản ứng thuận lợi của các nhà làm vườn đã thử dùng qua phân trộn vào năm 1994, sẽ dẫn đến việc bán nhiều hơn trong tương lai. Quay vòng vật liệu Sự chọn lựa tái chế cho CTR Madrid, chủ yếu là kết hợp với sinh năng lượng. Hiện nay, giá sản phẩm giấy và tấm bìa cao, thị trường cho các chai PET và HDPE rất lớn, đảm bảo rằng việc phục hồi những vật liệu này sẽ thu hoạch được nhiều hơn là việc sử dụng những vật liệu này vào việc sản sinh năng lượng. Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam Quản lý chất thải rắn ở thành phố Hồ Chí Minh Thực trạng phát thải rác tại thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật và dịch vụ lớn của cả nước, cùng với tốc độ phát triển như vũ bão của thành phố thì tốc độ rác thải cũng tăng theo, người ta ước tính trong năm từ 1997 – 2002 tốc độ tăng trưởng là 11 – 13% và xu hướng trong 5 năm tới mặc dù tốc độ tăng trưởng có giảm nhưng vẫn ở mức cao. Tính tới thời điểm này, thì mỗi ngày thành phố đổ ra khoảng 6.000 – 6.500 tấn CTR. Nhưng thu gom được 4.900 – 5.200 tấn/ngày. Như vậy mỗi ngày thành phố có gần 300 tấn rác chưa được thu gom. Hằng năm có 10.000 tấn rác chưa được thu gom. Các nguồn phát thải và thành phần rác chủ yếu ở Tp. Hồ Chí Minh Tình hình thải rác tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến phức tạp, thành phần rác thải cũng đa dạng và ngày càng gia tăng về mặt khối lượng. Một số loại rác thải đô thị như : rác khu thương mại, rác xà bần, rác công nghiệp, trước đây ít thì những năm gần đây mức độ tăng (khối lượng và thành phần chất thải) ngày càng cao. Cũng như nhiều đô thị khác ở Việt Nam và trên thế giới, CTR sinh hoạt của thành phố Hồ Chí Minh cũng bao gồm khoảng 14 – 21 thành phần khác nhau được trình bày trong Bảng 2.12. Bảng 2.12 : Thành phần CTR sinh hoạt của Tp Hồ Chí Minh STT Thành phần Phần trăm khối lượng (%) Hộ gia đình Trường học Nhà hàng, khách sạn Rác chợ 1 Thực phẩm 61,0 – 96,6 23,5 – 75,8 79,5 – 100,0 20 – 100,0 2 Vỏ sò, ốc, cua 0 0 0 0 – 10,1 3 Tre, rơm rạ 0 0 0 0 – 7,6 4 Giấy 1,0 – 19,7 1,5 – 27,5 0 – 2,8 0 – 11,4 5 Carton 0 – 4,6 0 0 – 0,5 0 – 4,9 6 Nylon 0 – 36,6 8,5 – 34,4 0 – 5,3 0 – 6,5 7 Nhựa 0 – 10,8 3,5 – 18,9 0 – 6,0 0 – 4,3 8 Vải 0 – 14,2 1,0 – 3,8 0 0 – 58,1 9 Da 0 0 – 4,2 0 0 – 1,6 10 Gỗ 0 – 7,2 0 – 20,2 0 0 – 5,3 11 Cao su mềm 0 0 0 0 – 5,6 12 Cao su cứng 0 – 2,8 0 0 0 – 4,2 13 Thủy tinh 0 – 25,0 1,3 – 2,5 0 –1,0 0 – 4,9 14 Lon đồ hộp 0 –10,2 0 – 4,0 0 – 1,5 0 – 2,1 15 Kim loại màu 0 – 3,3 0 0 0 – 5,9 16 Sành sứ 0 – 0,15 0 0 – 1,3 0 – 1,5 17 Xà bần 0 – 9,3 0 0 0 – 4,0 18 Tro 0 0 0 0 – 2,3 19 Styrofoam 0 – 1,3 1,0 – 2,0 0 – 2,1 0 – 6,3 20 Linh kiện điện tử (Nguồn : Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Công nghệ và Quản lý Môi trường – CENTEMA – 2002) Hiện trạng tổ chức quản lý Hiện trạng tổ chức quản lý chất thải rắn ở Thành phố Hồ Chí Minh được trình bày theo sơ đồ sau : UBND TP UBND Phường Lực lượng thu gom dân lập UBND Quận Sở TN – MT Cty CTDT Quận Cty MTĐT Hình 2.5 : Sơ đồ tổ chức quản lý rác ở Tp. HCM Thu gom và vận chuyển Rác sinh hoạt từ các hộ gia đình được chứa trong những thùng rác do người dân tự mua. Rác ở hộ dân được thu gom bằng thủ công đổ vào các xe đẩy tay cùng với rác đường phố. Trên các đường phố, rác được chứa trong các thùng chứa 200 – 600 lit và thu gom vào các xe ép rác. Rác được tập trung tại các điểm hẹn. Hình thức thu gom chất thải rắn sinh hoạt, được hoạt động liên tục 1 lần/ngày các xe thu gom sẽ đến các hộ dân để thực hiện công đoạn thu gom, với quy trình được thực hiện theo từng tuyến thu gom, trên các tuyến thu gom được phân thành các dây thu gom chính. Người đi thu gom có trách nhiệm thu gom trong các dây thu gom của họ (được phân công, hợp đồng thu gom, ). Sau đó, chuyển rác đến các điểm hẹn hoặc trạm trung chuyển. Từ đó, giao rác cho các xe vận chuyển chuyên dụng. Các xe này có nhiệm vụ chở rác đến các bãi xử lý chất thải, hoặc đến trạm phân loại tập trung. Quy trình chuẩn trong thu gom và vận chuyển rác của Tp. Hồ Chí Minh được trình bày theo sơ đồ sau : Container ép lớn Xe ép lớn (7 – 12 tấn) Xe ép nhỏ (2 – 4 tấn) Xe ép lớn (7 – 12 tấn) Đẩy tay (sọt tre), ba gác, xe lam Xe ép nhỏ (2 – 4 tấn) Điểm tập kết Trạm trung chuyển Bãi chôn lấp Nguồn rác thải từ : hộ gia đình, trường học, văn phòng, khu thương mại, Trạm ép kín Điểm tập trung rác dọc lề đường và các nguồn phát sinh rác lớn Xe ép nhỏ (2 – 4 tấn) Xe ép lớn (7 – 12 tấn) Thu gom CTSH tại hộ dân, Thu gom lần 2 và vận chuyển tới trạm trung chuyển Vận chuyển đến BCL (Nguồn : Hội thảo quản lý CTRSH TP.HCM) Hình 2.6 : Sơ đồ công nghệ hệ thống thu gom, vận chuyển chuẩn CTRSH Thành phố Hồ Chí Minh Hiện trạng phân loại tại nguồn và tái chế Phân loại tại nguồn Hiện tại việc phân loại rác tại nguồn chưa được thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cũng như chưa có bất kỳ một văn bản pháp luật nào quy định người dân phải thực hiện phân loại rác tại nguồn ở nhà mình. Điều này làm cho công tác quản lý rác thải ở thành phố gặp nhiều khó khăn. Cho đến nay việc phân loại rác tại nguồn ở thành phố chỉ thực hiện thí điểm một vài dự án nhằm mục đích đúc kết kinh nghiệm và triển khai ứng dụng thực tế cho nhiều nơi và trong các chương trình, phương án quản lý và xử lý rác của thành phố. “Dự án thử nghiệm phân loại rác tại nguồn” do Sở KH CN – MT nay là Sở TN – MT thành phố chủ trì thực hiện trong hai năm từ tháng 6/1997 đến tháng 6/1999 tại khu phố 4, phường 12, quận 5 Tp. Hồ Chí Minh dưới sự tài trợ của tổ chức ENDA Việt Nam (Tổ chức chuyên trách các vấn đề môi sinh và phát triển của Thế giới thứ ba) và ECAP/Australia. Thu hồi – tái chế Các hoạt động thu hồi – tái chế các vật liệu có thể sử dụng được ở thành phố được thực hiện một cách bị động. Hoạt động này chí được thực hiện bởi những người nhặt rác. Họ nhặt những gì còn có thể bán được cho các cơ sở thu mua phế liệu hoặc những đồ còn có thể sử dụng được. Những vật liệu này bao gồm : nhựa mềm, nhựa cứng, bao nylon, giấy cac loại, kim loại (nhôm, sắt). Hoạt động của những người này diễn ra trong hầu hết các khâu thu gom vận chuyển. Các hoạt động này một mặt góp phần làm giảm khối lượng rác đi vào BCL mang lại lại ích kinh tế từ việc tái chế, tái sử dụng các vật liệu; mặt khác hoạt động này diễn ra một cách tự phát không được tổ chức nên gây cản trở cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý. Làm mất mỹ quan đô thị do làm phát tán rác đã được thu gom trên đường phố do hoạt động bươi nhặt rác ở những thùng rác, các điểm hẹn. Hiện trạng về công nghệ xử lý Toàn bộ quy trình công nghệ của ngành vệ sinh đô thị hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế giải quyết hợp lý hiệu quả khối lượng rác thải sinh hoạt trên Thành phố. Công nghệ hệ thống công trình thu gom, lưu chứa, trung chuyển rác của ngành còn lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu về vệ sinh đô thị của Thành phố. Các phương tiện thu gom, lưu chứa và vận chuyển rác sinh hoạt mặc dù đã được đầu tư khá nhiều nhưng vẫn còn thiếu, thường xuyên chứa rác vượt công suất cho phép, một số phương tiện đã quá hạn sử dụng nên trong quá trình lưu chứa, vận chuyển không đạt tiêu chuẩn. Thành phố Hồ Chí Minh hiện có các công trình xử lý rác sau : Công trường xử lý rác Gò Cát – huyện Bình Chánh, với diện tích là 25ha, tỷ trọng rác sau khi nén là 0,5 tấn/m3. Tổng công suất xử lý của công trường là 3.750.000 tấn và công suất tiếp nhận rác là 2.000 tấn/ngày. Công trường xử lý rác Đông Thạnh thuộc huyện Bình Chánh, là công trường có lịch sử hình thành khá lâu từ trước 1990. Công trường hiện tại có diện tích 43,5ha, có tường rào cao bao quanh và một phần chu vi có vành đai xanh. Hiện tại, công trường xử lý rác Đông Thạnh đã đóng cửa vào cuối năm 2002, và thay thế công trường này là BCL Phước Hiệp. Bãi chôn lấp Phước Hiệp thuộc xã Phước Hiệp – huyện Củ Chi, tiếp giáp với tỉnh Long An qua kênh Thầy Cai. Bãi có diện tích được Chính phủ duyệt là 109 ha, với công suất thiết kế là 3.000 tấn/ngày. Đây là bãi chôn lấp hợp vệ sinh, bắt đầu hoạt động từ năm 2002 nhằm thay thế công trường xử lý rác Đông Thạnh. Nước thải rỉ rác sau khi xử lý được đổ ra kênh Thầy Cai. Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý chất thải rắn Nguồn phát thải CTR và phân loại CTR tại nguồn Nguồn phát thải CTR và phân loại CTR tại nguồn bao gồm các hoạt động nhặt, tập trung và phân loại CTR để lưu trữ, chế biến chất thải rắn trước khi được thu gom. Trong quản lý và phân loại chất thải rắn tại nguồn các loại nhà ở và công trình được phân loại dựa vào số tầng. Ba loại thường được sử dụng nhất là : Nhà thấp tầng : dưới 4 tầng. Nhà trung tầng : từ 4 – 7 tầng. Nhà cao tầng : trên 7 tầng. Những người chịu trách nhiệm và các thiết bị hỗ trợ được sử dụng cho việc quản lý và phân loại chất thải rắn tại nguồn được trình bày ở Bảng 2.10. Bảng 2.10 : Nguồn nhân lực và thiết bị hỗ trợ trong việc quản lý và phân loại chất thải rắn tại nguồn Nguồn Người chịu trách nhiệm Thiết bị hỗ trợ Khu dân cư Thấp tầng Dân thường trú, người thuê nhà Các vật chứa gia đình, thùng chứa lớn, xe đẩy rác nhỏ Trung tầng Người thuê nhà, nhân viên phục vụ, người coi nhà, những người thu gom theo hợp đồng Các máng đổ trọng lực, các băng chuyền chạy bằng khí nén, máy nâng, xe thu gom. Cao tầng Người thuê nhà, nhân viên phục vụ, người coi nhà Các máng đổ trọng lực, các băng chuyền chạy bằng khí nén, máy nâng, xe thu gom Thương mại Nhân viên, người gác cổng Các xe thu gom có bánh lăn, các thùng chứa, máy nâng, băng chuyền chạy bằng khí nén Công nghiệp Nhân viên, người gác cổng Các xe thu gom có bánh lăn, các thùng chứa, máy nâng, băng tải Khu vực ngoài trời Người chủ khu vực, các nhân viên đô thị Các thùng chứa có mái che hay nắp đậy Trạm xử lý Các nhân viên vận hành trạm Các loại băng tải khác nhau, các thiết bị vận hành thủ công Nông nghiệp Người chủ vườn, công nhân Thay đổi khác nhau tuỳ theo sản phẩm (Nguồn : George Tchobanoglous, et al,1993) Thu gom, lưu trữ và vận chuyển chất thải rắn Thuật ngữ “thu gom” bao gồm không phải việc dồn lại hay nhặt chất thải từ các nguồn phát sinh khác nhau mà còn cả việc chuyên chở các chất thải đó tới địa điểm chế biến hay tiêu huỷ. Việc tháo dỡ các xe thu gom cũng được xem là một phần của hoạt động thu gom. Trong khi các hoạt động chuyên chở và tháo dỡ thì tương tự đối với hầu hết các hệ thống thu gom, việc dồn lại hay nhặt chất thải rắn sẽ thay đổi đổi với các hoạt động, các khâu hay vị trí mà chất thải sinh ra và các phương pháp được sử dụng để lưu trữ các khối chất thải giữa các lần thu gom. Quy hoạch thu gom chất thải rắn Quy hoạch thu gom chất thải rắn là việc đánh giá các cách thức sử dụng nguồn nhân lực và thiết bị để tìm ra một cách sắp xếp hiệu quả nhất. Các yếu tố cần xem xét khi tiến hành quy hoạch thu gom chất thải rắn bao gồm : Chất thải rắn được tạo ra : số lượng, tỷ trọng, nguồn tạo thành. Phương thức thu gom : thu gom riêng biệt hay kết hợp. Mức độ dịch vụ cần cung cấp : lề đường, lối đi, Tần suất thu gom và năng suất thu gom : số công nhân và tổ chức của một kíp, lập lộ trình thu gom theo từng khu vực, ghi chép nhật ký và báo cáo. Sử dụng hợp đồng thành phố hoặc các dịch vụ tư nhân. Thiết bị thu gom : kích cỡ, chủng loại, số lượng, sự thích ứng với các công việc khác. Khôi phục nguồn lực : giá thành, thị trường, thu gom, phân loại, . Tiêu huỷ : phương pháp, địa điểm, chuyên chở, tính pháp lý. Mật độ dân số : kích thước nhà cửa, số lượng điểm dừng, lượng chất thải rắn tại mỗi điểm, những điểm dừng công cộng, Các đặc tính vật lý của khu vực : hình dạng và chiều rộng đường phố, địa hình, mô hình giao thông (giờ cao điểm, đường một chiều, ). Khí hậu : mưa, gió, nhiệt độ, Đối tượng và khu vực phục vụ : dân cư (các hộ cá thể và những điểm dừng công cộng), doanh nghiệp, nhà máy. Các nguồn tài chính và nhân lực. Các tiêu chí chính đặc trưng cho hiệu quả thu gom : Số tấn chất thải được thu gom trong một giờ. Tổng số hộ được phục vụ trong một giờ làm việc của một kíp. Chi phí của một ngày thu gom. Chi phí cho mỗi lần dừng để thu gom. Số lượng người được phục vụ bởi một xe trong một tuần. Các phương thức thu gom Thu gom định kỳ tại các gia đình : trong hệ thống này các xe thu gom chạy theo một quy trình đều đặn, theo tuần suất đã được thoả thuận trước (2-3lần/tuần hay ngày). Có nhiều cách áp dụng khác nhau nhưng điểm chung là mỗi gia đình được yêu cầu phải có thùng rác riêng trong nhà và mang đến cho người thu gom rác vào những thời điểm và địa điểm đã được qui định trước. Thu gom ven đường : trong một số trường hợp, chính quyền thành phố cung cấp những thùng rác đã được tiêu chuẩn hoá cho từng hộ gia đình. Thùng rác này được đặt trước cửa nhà để công nhân vệ sinh thu gom lên xe rác. Hệ thống thu gom này đòi hỏi phải thực hiện đều đặn và một thời gian biểu tương đối chính xác. Lưu ý rằng, nếu những thùng rác chưa có dạng chuẩn thì có thể hiện tượng rác không được đổ hết khỏi thùng (thí dụ như các loại giỏ, hộp carton, ). Trong những điều kiện này, rác có thể bị gió thổi hay súc vật làm vương vãi ra, do vậy làm cho quá trình thu gom trở thành kém hiệu quả. Ở những nước có thu nhập thấp, hình thức thu gom bên lề đường không hoàn toàn phù hợp. Một số vấn đề thường nảy sinh trong cách thu gom này, ví dụ những người nhặt rác có thể sẽ đổ những thùng rác này ra để nhặt trước, thùng rác có thể bị mất cắp, súc vật lật đổ hay bị vứt lại ở trên đường phố trong một thời gian dài. Hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn Hệ thống thu gom được chia thành 2 loại dựa theo kiểu vận hành gồm (1) hệ thống thùng xe di động; (2) hệ thống thùng xe cố định. Hệ thống xe thùng di động là hệ thống thu gom trong đó các thùng chứa đầy rác được chuyên chở đến bãi chôn lấp rồi đưa thùng không về vị trí tập kết rác ban đầu. Hệ thống này phù hợp để vận chuyển chất thải rắn từ các nguồn tạo ra nhiều chất thải rắn, cũng có thể đưa thùng rác đã đầy lên xe và thay bằng thùng rỗng tại điểm tập kết. Hệ thống thùng xe cố định là hệ thống thu gom trong đó các thùng chứa đầy rác vẫn cố định đặt ở nơi tập kết rác, từ một khoảng thời gian rất ngắn nhất lên đổ rác vào thùng xe thu gom. Những loại thùng chứa sử dụng cho các hệ thống thu gom khác nhau được trình bày ở Bảng 2.11. Bảng 2.11 : Các loại thùng chứa sử dụng với các hệ thống thu gom khác nhau Xe Kiểu thùng chứa Dung tích (yd3) Hệ thống thùng chứa di động : Xe nâng Xe sàng nghiêng Xe có tời kéo Sử dụng với bộ phận ép cố định Hở phía trên. Sử dụng bộ phận ép cố định. Thùng chứa được trang bị máy ép. Hở phía trên có moóc kéo. Thùng kín có moóc kéo phía trên được trang bị máy ép. 6 – 12 12 – 50 15 – 40 20 – 40 15 – 40 20 – 40 Hệ thống thùng chứa cố định : Xe ép, bốc dỡ bằng máy Xe ép, bốc dỡ bằng máy Xe ép, bốc dỡ bằng máy Phía trên kín và bốc dỡ bên cạnh Thùng chứa đặc biệt để thu gom rác sinh hoạt từ các nhà riêng lẻ. Các thùng chứa nhỏ bằng nhựa dẻo hay kim loại mạ điện, các túi nhựa hay giấy có sẵn. 1 – 8 0,23 – 0,45 (60 – 120 gal) 0,08 – 0,21 (22 – 55 gal) (Nguồn : : George Tchobanoglous, et al, 1993) Chú thích : yd3 x 0,7646 = m3 gal x 0,003785 = m3 Sơ đồ hoá hệ thống thu gom ] Sơ đồ trình tự vận hành với hệ thống xe thùng di động Kiểu thông thường Hình 2.2 : Sơ đồ trình tự vận hành với hệ thống xe thùng di động kiểu thông thường Chú thích : 1, 2, 3, : Các vị trí đặt thùng -------------: Chở thùng không _________: Chở thùng đầy Kiểu thay thùng (thay đổi vị trí thùng) 1 4 3 2 Điểm tập trung (Bãi chôn lấp, trạm trung chuyển hay xử lý) Xe với thùng không về cơ quan kết thúc ca làm việc Hình 2.3 : Sơ đồ trình tự vận hành với hệ thống xe thùng di động kiểu thay thùng xe ] Sơ đồ trình tự vận hành với hệ thống xe thùng cố định Điểm tập trung Xe chở không tải đến hành trình tiếp theo hoặc về cơ quan kết thúc ca làm Xe không từ cơ quan đến 1 4 3 2 Xe đã đầy thùng CTR Hình 2.4 : Sơ đồ tự vận hành với hệ thống xe thùng cố định Chọn tuyến đường thu gom vận chuyển õCác yếu tố cần xem xét khi chọn tuyến đường vận chuyển Xét đến chính sách và quy tắc hiện hành có liên quan đến việc tập trung CTR, số lần thu gom 1 tuần. Điều kiện làm việc của hệ thống vận chuyển, các loại xe máy vận chuyển. Tuyến đường cần phải chọn cho lúc bắt đầu hành trình và kết thúc hành trình phải ở đường phố chính. Ở vùng địa hình dốc thì hành trình nên xuất phát từ chỗ cao đến chố thấp. Chất thải phát sinh tại các nút giao thông, khu phố đông đúc,thì phải được thu gom vào các giờ có mật độ giao thông thấp. Những nguồn tạo thành CTR với khối lượng lớn cần phải tổ chức vận chuyển vào lúc ít gây ách tắc, ảnh hưởng cho môi trường. Những vị trí có CTR ít và phân tán thì việc vận chuyển phải tổ chức thu gom cho phù hợp. õTạo lập tuyến đường vận chuyển Chuẩn bị bản đồ vị trí các điểm tập kết CTR trên đó có chỉ rõ số lượng, thông tin nguồn chất thải rắn. Phải phân tích thông tin và số liệu, cần thiết phải lập bảng tổng hợp thông tin. Phải sơ bộ chọn tuyến đường theo hai hay ba phương án. So sánh các tuyến đường cân nhắc bằng cách thử dần để chọn được tuyến đường hợp lý. Các giải pháp kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn Việc lựa chọn phương pháp xử lý chất thải rắn dựa trên các yếu tố sau : Tính chất vật lý (độ ẩm, thành phần, kích cỡ, ); tính chất hoá học (hàm lượng chất vô cơ, hữu cơ, thành phần C, N, O, S, ) và giá trị nhiệt lượng của chất thải rắn, từ đó xác định khả năng tái sử dụng, tái chế hoặc tận dụng làm nhiên liệu. Khối lượng, khả năng cung ứng và tốc độ gia tăng chất thải rắn hiện tại và tương lai. Điều kiện và khả năng tài chính. Điều kiện về địa điểm xử lý, diện tích mặt bằng, cơ sở hạ tầng (điện, đường xá, ). Nhu cầu tiêu thụ của thị trường khu vực : điện, phân bón, khí đốt, Sau đây là một số phương pháp xử lý CTR chủ yếu hiện nay : Xử lý cơ học Các phương pháp xử lý cơ học bao gồm : Phân loại Giảm thể tích cơ học Giảm kích thước cơ học ] Phân loại CTR Phân loại chất thải là quá trình tách riêng biệt các thành phần có trong chất thải rắn sinh hoạt, nhằm chuyển chất thải từ dạng hỗn hợp tạp sang dạng tương đối đồng nhất. Quá trình này cần thiết để thu hồi những thành phần có thể tái sử dụng được trong chất thải rắn sinh hoạt, tách riêng những thànhphần mang tính nguy hại và những thành phần có khả năng thu hồi năng lượng. Các cách thức phân loại rác hiện nay gồm có : Phân loại rác bằng tay : Quá trình này nên thực hiện từ hộ gia đình, trạm trung chuyển và trạm xử lý trung tâm. Việc phân loại rác bằng tay được thực hiện tốt nhất từ hộ gia đình. Phân loại rác bằng khí : Việc phân loại rác bằng khí đựoc dùng cho các loại rác có trọng lượng khác nhau và khô. Rác sẽ được khí nén chia ra gồm hai thành phần nặng và nhẹ. Thành phần nhẹ như giấy, chất dẻo, vải, nylon, Thành phần nặng như kim loại, sắt, Trong cách phân loại này, các thành phần rác được dòng khí mang đi xa hay gần tuỳ thuộc vào tỷ trọng của chúng, sau đó chúng được thu gom theo mục đích phân loại. Phân loại rác bằng từ tính : Là công việc thường dùng để chọn các vật liệu có chứa sắt. Vật liệu có sắt được thu gom trước khi rác bị cắt nhỏ ra. Trong hệ thống thiêu rác hiện nay sắt được tách ra từ bộ phận tro tàn còn lại. Người ta cũng có thể thiết lập hệ thống từ tính tuỳ vào mục đích mong muốn như làm giảm độ hao mòn các thiết bị xử lý rác, hay độ tinh khiết của sản phẩm được thu hồi. Sàng : Là cách thức chọn lựa từ hỗn hợp rác nhiều thành phần có kích cỡ khác nhau thành hai hay ba kích cỡ rác bằng một hay nhiều hơn lớp lưới sàng. Sàng cũng có thể là khâu nằm trước hay sau khâu cắt rác nằm sau khâu phân loại bằng khí. ] Giảm thể tích cơ học Phương pháp nén, ép được áp dụng để giảm thiểu chất thải. Ở hầu hết các thành phố, xe thu gom thường lắp đặt bộ phận ép rác nhằm tăng khối lượng rác có thể thu gom trong một chuyến. Giấy, carton, nhựa và lon nhôm, lon thiếc được thu gom từ chất thải rắn sinh hoạt được đóng kiện để giảm thể tích chứa, chi phí xử lý và chi phí vận chuyển đến trung tâm xử lý. Thông thường, các trạm trung chuyển đều lắp đặt hệ thống ép rác để giảm chi phí vận chuyển rác thải đến BCL, để tăng thời gian sử dụng BCL, rác được nén trước khi phủ đất. Máy nén bao gồm các loại sau : Máy nén yếu có sức nén < 8 kg/cm3. Máy nén mạnh có sức nén > 8 kg/cm3 và đôi khi đạt tới sức nén 350 kg/cm3 tạo ra khối lượng rác có tỷ trọng cao tương đương 1 tấn/m3. Thể tích rác sau khi nén giảm từ 3 phần còn 1 hay 8 còn 1. ] Giảm kích thước cơ học Giảm kích thước chất thải nhằm thu được chất thải có kích thước đồng nhất và nhỏ hơn so với kích thước ban đầu của chúng. Cần lưu ý rằng giảm kích thước chất thải không có nghĩa là thể tích chất thải cũng giảm theo. Trong một số trường hợp, thể tích chất thải sau khi giảm kích thước sẽ lớn hơn thể tích ban đầu của chúng. Xử lý hoá học Các giải pháp xử lý hoá học thường được ứng dụng để xử lý CTR công nghiệp. Các giải pháp xử lý hoá học hiện nay rất nhiều : oxy hoá, trung hoà, thuỷ phân, chủ yếu để phá huỷ CTR hoặc làm giảm độc tính của các chất thải rắn nguy hại. Sử dụng vôi, kiềm làm giảm khả năng gây độc của các kim loại nặng do tạo thành các hydroxit không hoà tan. Đối với các CTR tính axit có thể trung hoà bằng các chất kiềm và ngược lại. Phương pháp xử lý nhiệt Phương pháp xử lý nhiệt hiện nay, bao gồm các phương thức sau : Ä Nhiệt phân (Pyrolysis) Đây là phương pháp xử lý rác tiến bộ nhất, được thực hiện ở các nước phát triển (Mỹ, Đan Mạch, ). Nhiệt phân là quá trình phân huỷ rác bằng nhiệt trong diều kiện thiếu oxy hoặc có oxy để phân huỷ rác thành khí đốt theo các phản ứng sau : C + O2 ® CO2 C + H2O ® CO + H2 C + O2 ® CO C + H2 ® CH4 Các sản phẩm sinh ra từ quá trình nhiệt phân là các sản phẩm khí chủ yếu như : CH4, H2, CO, CO2 và một số sản phẩm lỏng có chứa các hoá chất như : acid acetic, acetone, methanol, được tận dụng làm nguyên liệu để chế biến các sản phẩm có ích khác, tuy nhiên chỉ có 31 – 37% rác được phân huỷ, phần còn lịa được xử lý tiếp tục bằng phương pháp thiêu đốt. Ä Thiêu đốt rác (Incineration) : Thiêu đốt là phương pháp xử lý rác phổ biến nhất hiện nay, được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Đây là quá trình oxy hoá CTR ở nhiệt độ cao tạo thành CO2 và hơi nước theo phản ứng : CXHYOZ + (x + + )O2 ® xCO2 + H2O Ưu điểm của phương pháp này là xử lý triệt để rác thải, tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và các chất gây ô nhiễm, diện tích xây dựng nhỏ, vận hành đơn giản, có thể xử lý CTR có chu kỳ phân huỷ lâu dài. Nhưng điểm chính là việc phát sinh khói bụi và một số khí ô nhiễm khác : SO2, HCl, NOx, CO, cho nên khi thiết kế xây dựng phải kèm theo hệ thống xử lý khí thải. Việc sử dụng các lò thiêu đốt rác hiện nay không dừng lại ở mục đích giảm thể tích ban đầu của rác (giảm khoảng 90%), mà còn thu hồi nhiệt phục vụ các nhu cầu khác như : tận dụng cho lò hơi, lò sưởi, cấp điện, Khi thiết kế lò đốt, có 4 yếu tố cần thiết cho sự đốt cháy hoàn toàn chất thải là : lượng oxi cung cấp, nhiệt độ cháy phải bảo đảm từ 900 – 1300oC(hoặc cao hơn tuỳ loại chất thải), thời gian đốt chất thải và xáo trộn bên trong lò. Ngoài ra, còn phải chú ý thêm vật liệu chế tạo lò đốt để đảm bảo chịu nhiệt cao. Ở Việt Nam công nghệ thiêu đốt thích hợp cho việc xử lý chất thải bệnh viện, chất thải nguy hại, các loại chất thải có thời gian phân huỷ dài. Xử lý sinh học Xử lý sinh học là một trong những phương pháp xử lý hiệu quả, rẻ tiền, ít gây ô nhiễm và phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam. Một số công nghệ xử lý sinh học hiện đang được ứng dụng : ° Ủ rác thành phân Compost Việc ủ rác sinh học với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ có thể phân huỷ được còn được tiến hành ngay ở nước phát triển (ở quy mô hộ gia đình). Việc ủ rác thành phân hữu cơ có ưu điểm là giảm được đáng kể khối lượng rác, đồng thời tạo ra được của cải vật chất, giúp ích cho công tác cải tạo đất. Chính vì vậy, công nghệ này được sử dụng rộng rãi ở những quốc gia nghèo và đang phát triển. Công nghệ này có thể chia làm 2 loại Ủ rác hiếu khí Ủ rác hiếu khí là một công nghệ được sử dụng rộng rãi vào khoảng trong 2 thập kỷ gần đây, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam. Việc ủ rác sinh hoạt với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân huỷ có thể được tiến hành ngay ở các hộ gia đình để bón phân cho vườn của mình. Công nghệ ủ rác hiếu khí dựa trên sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí đối với sự có mặt của oxi. Các vi khuẩn hiếu khí có trong thành phần rác khô thực hiện qua quá trình oxy hoá cacbon thành dioxitcacbon (CO2). Thường chỉ sau 2 ngày, nhiệt độ ủ rác tăng lên khoảng 45oC và sau 6 – 7 ngày đạt tới 70 – 75oC. Nhiệt độ này đạt được chỉ với điều kiện duy trì môi trường tối ưu cho vi khuẩn hoạt động, quan trọng nhất là không khí và độ ẩm. Sự phân huỷ hiếu khí diễn ra khá nhanh, chỉ sau khoảng 2 – 4 tuần là rác được phân huỷ hoàn toàn. Các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng bị phân huỷ diệt do nhiệt độ ủ dâng cao. Bên cạnh đó, mùi hôi cũng bị phân huỷ nhờ quá trình ủ hiếu khí. Độ ẩm tối ưu phải duy trì ở 40 – 55%, ngoài khoảng này quá trình phân huỷ bị đều bị chậm lại. Ủ rác yếm khí Công nghệ ủ yếm khí được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ(chủ yếu ở quy mô nhỏ). Quá trình ủ này nhờ vào sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí. Công nghệ này không đòi hỏi chi phí đầu tư tốn kém, song nó có những nhược điểm sau : Thời gian phân huỷ lâu : thường là 4 – 12 tháng. Các vi khuẩn gây bệnh luôn tồn tại với quá trình phân huỷ vì nhiệt độ phân huỷ thấp. Các khí sinh ra từ quá trình phân huỷ yếm khí là Mêtan và khí sulphuahydro gây ra mùi hôi khó chịu. Mặc dù vậy, phải thừa nhận phương pháp ủ yếm khí là một biện pháp xử lý rác rẻ tiền nhất. Sản phẩm phân huỷ có thể kết hợp rất tốt với phân hầm cầu và phân gia súc(đôi khi cả than bùn) cho ta phân hữu cơ với hàm lượng dinh dưỡng cao, tạo độ xốp. ° Biogas Rác có nhiều chất hữu cơ, nhất là phân gia súc được tạo diều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phân huỷ tạo thành khí Methane. Khí Methane được thu hồi dùng như một dạng nhiên liệu. Tái sử dụng/tái chế phế liệu Tái chế hay tái sử dụng rác thải là một trong những lựa chọn hàng đầu của công việc quản lý CTR. Những biện pháp này có thể giảm được việc thiếu diện tích đất dành cho BCL, tiết kiệm được năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, cung cấp những sản phẩm hữu ích và đem lại các lợi ích về kinh tế. Bảng 2.14 : Ví dụ minh hoạ về lợi ích trong việc sử dụng biện pháp tái chế trong quản lý CTR Năng lượng sử dụng trong sản xuất và phân phối chai lọ Năng lượng sử dụng Chai lọ tái sử dụng (8 lần) (kWht) Chai lọ dùng một lần (kWht) Vật liệu thô Vận chuyển vật liệu thô Sản xuất chai lọ Sản xuất nắp chai lọ Vận chuyển chai lọ Đóng chai Vận chuyển đến nơi bán 0,36 0,02 2,83 0,57 0,05 1,79 0,17 1,9 0,09 14,93 0,57 0,27 1,79 0,12 Tổng 5,79 19,66 (Nguồn : Thực hành quản lý CTR , phần 1,Dự án đào tạo Việt Nam – Oxtraylia, 2002) Chú thích :kWht = kWh nhiệt (1kWht = 0,256 kWh điện, phản ánh công suất chuyển hoá từ nhiệt sang điện). Có hai hình thức tái chế : tái chế trực tiếp và tái chế gián tiếp : Tái chế trực tiếp : Tái sử dụng một vật dụng ở dạng sẵn có, ví dụ như chai lọ, sử dụng thuỷ tinh để làm lọ mới, làm chảy lon nhôm để làm các sản phẩm từ nhôm. Tái chế gián tiếp : Tái sử dụng vật liệu cho một mục đích khác với mục đích ban đầu như thu hồi năng lượng từ phế thải. Chôn lấp rác ² Đổ rác thành đống hay bãi hở (Open dump) Đây là phương pháp xử lý cổ điển đã được con người áp dụng từ rất lâu đời. Ngay cả trong thời kỳ Hy Lạp và La Mã cổ đại cách đây 500 năm trước công nguyên, người ta đã biết đổ rác bên ngoài tường các thành luỹ – lâu đài và dưới hướng gió. Cho đến nay phương pháp này vẫn được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những nhược điểm sau đây : Tạo cảnh quan khó coi, gây sự khó chịu cho mọi người khi nhìn chúng. Là môi trường thuận lợi cho các loài động vật gặm nhấm, các loại côn trùng, vi trùng gây bệnh sinh sôi nảy nở gây nguy hiểm đến sức khoẻ con người. Gây ô nhiễm môi trường nước và không khí. Đây là phương pháp xử lý rác đô thị rẻ tiền nhất, chỉ tốn chi phí cho công việc thu gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinh đến bãi rác, tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi diện tích bãi thải lớn, không phù hợp cho những thành phố đông dân, quỹ đất khan hiếm. ² Bãi chôn lấp hợp vệ sinh (Sanitary landfill) Phương pháp này được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng trong quá trình xử lý rác thải. Như ở Hoa Kỳ có trên 80% lượng rác thải đô thị được xử lý bằng phương pháp này, và ở nhiều nước khác như Anh, Nhật Bản, Đây là phương pháp xử lý rác thích hợp nhất trong điều kiện khó khăn về vốn đầu tư nhưng lại có mặt bằng rộng lớn và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường là thấp nhất. Trong BCL rác hợp vệ sinh, bên dưới thành đáy được phủ lớp chống thấm có lắp đặt hệ thống ống thu nước rò rỉ và hệ thống thu khí thải từ bãi rác. Nước rò rỉ sẽ được thu gom và xử lý để đạt tiêu chuẩn quy định. BCL rác hợp vệ sinh hoạt động bằng cách : mỗi ngày trải một lớp mỏng rác, sau đó nén ép chúng lại, bằng các loại xe cơ giới, tiếp tục trải một lớp đất mỏng độ 25cm. Công việc này cứ tiếp tục đến khi nào bãi rác đầy. Có thể nói rằng việc thực hiện BCL hợp vệ sinh có nhiều ưu điểm : Do bị nén chặt và phủ đất lên trên nên các loại côn trùng, gặm nhấm gây bệnh khó có thể sinh sôi nảy nở. Các hiện tượng cháy ngầm hay cháy bùng khó có thể xảy ra, ngoài ra giảm thiểu được mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường không khí. Góp phần làm giảm nạn ô nhiễm nước ngầm và nước mặt. Các BCL khi được phủ đầy, chúng ta có thể xây dựng các công trình văn hoá – giáo dục, làm nơi sinh sống và phát triển các loại động thực vật, qua đó góp phần tăng cường tính đa dạng sinh học cho các đô thị. Chi phí điều hành các hoạt động của BCL không quá cao. Tuy nhiên, việc hình thành các BCL hợp vệ sinh cũng có một số nhược điểm : Các BCL đòi hỏi diện tích đất lớn, một thành phố đông dân có khối lượng rác thải càng nhiều thì diện tích bãi càng lớn. Người ta ước tính một thành phố có quy mô 10.000 dân thì một năm phải thải ra một lượng rác có thể lấp đầy diện tích 1 ha với chiều sâu là 10feet(khoảng 3m). Các lớp đất phủ ở các BCL thường hay bị gió thổi mòn và phát tán đi xa. Các BCL thường tạo ra khí Methane hoặc khí Hydrogen sulfide độc hại có khả năng gây cháy nổ hay gây gạt. Tuy nhiên người ta có thể thu hồi khí Methane có thể đốt và cung cấp nhiệt cho 10.000 ngôi nhà/năm. Một số công nghệ xử lý rác ở Việt Nam a. Xử lý rác thải tại Nhà máy rác Cầu Diễn – Hà Nội Năm 1992, Thành phố Hà Nội tiếp nhận dự án viện trợ của Liên hiệp quốc đầu tư cho Nhà máy Phân rác Cầu Diễn. Nhà máy sử dụng công nghệ ủ hiếu khí nhằm rút ngắn thời gian phân huỷ rác để đáp ứng với lượng rác khổng lồ của Thành phố Hà Nội. Việc ủ rác tại nhà máy được thực hiện nhờ các vi sinh vật hiếu khí có sẵn trong rác, có bổ sung thêm vi sinh vật đặc trưng đã được phân lập và thuần dưỡng. Quá trình ủ được thực hiện trong các hầm ủ, được thổi khí cưỡng bức và duy trì độ ẩm thích hợp. Công nghệ ủ rác tại Nhà máy phân rác Cầu Diễn được coi là một trong những công nghệ xử lý rác tiên tiến nhất ở Việt Nam hiện nay, tuy nhiên nó đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn và chi phí vận hành cao mà bất kỳ một địa phương nào khác cũng khó có thể áp dụng được nếu không có sự trợ giúp về tài chính của nước ngoài. b. Nhà máy xử lý phế thải tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Nhà máy xử lý phế thải bằng phương pháp vi sinh chế biến thành phân bón hữu cơ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được xây dựng vào năm 1995 tại xã Hoà Long – Thị xã Bà Rịa – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 1996 nhà máy bắt đầu hoạt động với công suất thiết kế giai đoạn I là 150m3/ngày. Công nghệ xử lý của nhà máy là công nghệ chế biến vi sinh thành phân hữu cơ (compost). Bản chất của quá trình này là sử dụng khả năng sinh sống của vi sinh vật hiếu khí phân giải rác hữu cơ dễ bị phân huỷ thành mùn bã hữu cơ và sinh khối vi sinh vật(VSV). Các mùn bã hữu cơ và sinh khối VSV sẽ được tách ra, pha trộn với NPK sau đó tinh chế thành phân hữu cơ. Phần còn lại bao gồm các rác vô cơ và hữu cơ khó phân huỷ sẽ được mang đi chôn lấp. Quá trình công nghệ này diễn ra trong hai giai đoạn : Giai đoạn I : Giai đoạn phân huỷ diệp lục (mesophyllic). Nó thích hợp ở nhiệt độ dưới 40oC và vi khuẩn mesophyllic chiếm ưu thế. Hoạt động của VSV ở giai đoạn mesophyllic làm cho môi trường chuyển dần sang môi trường axit nhẹ. Giai đoạn II : Giai đoạn này nhiệt độ tăng lên hơn 40oC, hỗn hợp phế thải bước sang phân giải nhiệt (thermophyllic), VSV mesophyllic chết hàng loạt và VSV phân giải nhiệt chiếm ưu thế. VSV thermophyllic hoạt động đã làm cho môi trường chuyển từ môi trường axit sang môi trường kiềm qua sự tạo ra amonia. Khi quá trình phân giải nhiệt gần đã kết thúc, hỗn hợp phế thải trở nên gần trung tính và biến thành chất dinh dưỡng (dạng đạm NO3-, NH4+, ). Quá trình phân giải nhiệt tạo ra nhiệt độ trên 55oC, ở khoảng nhiệt độ này một số vi khuẩn độc hại trong hỗn hợp phế thải bị tiêu diệt. Đây cũng là một trong những ưu điểm của quy trình công nghệ này. Để đảm bảo chắc chắn quá trình phân huỷ phế thải trải qua hai giai đoạn phân huỷ diệp lục và phân giải nhiệt, cần cung cấp đầy đủ không khí (oxy) và độ ẩm cho vi sinh vật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOP2.doc
  • docCHUONG5.doc
  • docHINH.doc
  • docMUCLUC.doc
  • docNOP1.DOC
  • docNOP3.doc
  • docNOP4.doc
  • docNX.doc
  • docPHIEUTHAMDO.doc
  • tifSODO.tif
  • docTLTK.doc