Đồ án Phân tích thực trạng và một số biện pháp nâng cao chất lượng ở xí nghiệp Dược phẩm 120

Nguyên vật liệu là yếu tố tham gia trực tiếp vào cấu thành nên sản phẩm. Những đặc tính của nguyên vật liệu sẽ được đưa vào sản xuất. Không thể có sản phẩm chất lượng cao từ nguyên vật liệu có chất lượng kém. Chủng loại, cơ cấu, tính đồng bộ và chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Ngoài ra chất lượng hoạt động của doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào việc thiết lập hệ thống cung cấp nguyên vật liệu thích ứng trên cơ sở tạo dựng mối quan hệ lâu dài, hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau giữa người sản xuất và người cung ứng, đảm bảo khả năng tổ chức cung ứng đầy đủ, kịp thời, chính xác

doc87 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích thực trạng và một số biện pháp nâng cao chất lượng ở xí nghiệp Dược phẩm 120, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g một phần vào độ rã của thuốc đó là: khi độ ẩm của cốm thấp thì độ rã rất tốt nhưng bù lại thì độ chắc lại kém, khi độ ẩm cốm cao thì độ chắc tốt nhưng lại không đạt tiêu chuẩn về độ bền cơ học của thuốc. Điều kiện bảo quản: Thuốc phải được bảo quản ở kho có hệ thống điều hòa nhiệt độ và hệ thống thông gió, thường được bảo quản ở nhiệt độ thường (dưới 30oC) và ở độ ẩm dưới 60%. Khi vi phạm một trong các điều kiện trên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thuốc nói chung và độ rã của thuốc nói riêng, ví dụ như khi bảo quản ở nhiệt độ cao hơn so với quy định thì làm cho các phản ứng hóa học trong bản thân các hóa chất có trong thuốc tác dụng với nhau làm đứt các liên kết hóa học do vậy làm tăng độ rã, khi ở nhiệt độ thấp hơn làm cho viên sẽ chắc hơn do vậy làm giảm độ rã. Viên không đạt được độ hòa tan nghĩa là sau khi uống thuốc thì viên thuốc tan ra nhưng khả năng vào ngấm vào máu rất ít là do: Trong quá trình sản xuất các hóa dược xay to quá làm kích thước tiều phân lớn, các chất làm trơn bóng quá nhiều gây ra các phản ứng phụ trong thành dạ dày làm giảm khả năng hòa tan của thuốc. Một phần do trong quá trình trộn nhào không đủ thời gian, không đồng đều không tạo ra được độ đàn hồi hợp lý, độ xốp của thuốc làm cho các phân tử nước không thể vào để hòa tan các phân tử tá dược. Trong công thức đã đưa nhiều lượng chất kết dính làm cho các phân tử hóa chất dính chặt vào nhau do vậy độ hòa tan kém Còn sai sót do dập viên là viên sau khi dập có hình dạng không đúng với kích cỡ, hình dáng, bị sứt, hoặc bị mất góc. Các lỗi đó là do: Cốm đưa vào dập không đạt về độ chắc, độ rã, độ ẩm quá cao làm cho các viên sau khi dập không tách rời ra Các viên tách rời nhau nhưng hình dạng viên không được tròn do ở phía cuối của máy dập viên còn sót cốm để tạo viên trước sẽ dính vào viên sau. Cũng có khi là do thiết bị dập viên được vận hành với chế độ dập mạnh, nhanh làm cho các viên thuốc rời ra nhanh, liên tiếp nhau làm cho các viên đó cũng bị dính vào nhau do lúc vừa ra khỏi máy dập thì viên thuốc vẫn ở nhiệt độ cao, vẫn hơi mềm có độ đàn hồi khá lớn. Cuối là khâu đóng viên là công việc cho từng viên thuốc vào vỉ đề bảo quản, vận chuyển cho thuận tiện. Các sai hỏng khi đóng viên là: Kích thước của hạt không phù hợp với kích cỡ của vỉ Khi cho viên vào vỉ thì viên bị sứt, vỡ, bở trong vỉ.. . Các nguyên nhân gây ra đó là: Do nhiệt độ, độ ẩm trong phòng ép vỉ quá cao hoặc quá thấp so với quy định (20 – 25oC ) làm cho kích thước của viên tăng lên hoặc giảm đi do có sự giãn nở nhiệt do đó không vừa với màng nhôm làm cho viên bị vỡ Không khí đi vào lỗ hổng làm thể tích của lỗ hổng bị giảm đi. Khi không khí vào lỗ hổng thì sẽ làm chi thể tích lỗ hỗng bị giảm đồng thời làm cho thuốc sẽ tác dụng với không khí gây phản ứng hóa học làm mất đi phần nào tác dụng của thuốc, làm cho viên thuốc bị bở ra. Do thiếu hàm lượng trong quá trình sản xuất nên để đủ hàm lượng tá dược trong mỗi viên thì phải tăng kích thước cũng như trọng lượng của viên do vậy cũng làm cho viên có hình dạng kích thước với tiêu chuẩn đặt ra. Từ bảng trên ta thấy sai sót chủ yếu nằm trong khâu pha chế, nó chiếm lệ lớn nhất khoảng 90% nên phải đặc biệt chú trọng vào khâu này.Đồng thời khâu này chủ yếu tạo nên chất lượng thuốc do vậy để có được thuốc chất lượng cao thì các biện pháp nêu ra chủ yếu tập trung vào làm giảm thiểu các sai sót trong khâu pha chế. Từ đó ta có biểu đồ về tỷ lệ sai sót Hình 2.3: Biểu đồ tỷ lệ sai sót Tuy nhiên, số sản phẩm lỗi của xí nghiệp thường rất ít do những lỗi đó có thể khắc phục được với chi phí thấp, đặc biệt là thuốc viên, nhưng đối với thuốc tiêm thì sản phẩm hỏng cũng có nhưng rất hiếm do khâu kiểm nghiệm làm tốt cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên dày dặn kinh nghiệm và có thâm niên trong ngành sản xuất dược phẩm. Tuy nhiên nếu mà thuốc tiêm bị hỏng thì không có nào khắc phục được mà chỉ là phế phẩm không tái sản xuất được. 3.2.Thuốc tiêm Trong sản xuất dược phẩm thì chi phí cho nguyên vật liệu rất nhỏ so với chi phí để tạo ra sản phẩm, mà chi phí tập trung chủ yếu ở các khâu tạo ra bán thành phẩm, bao bì có chi phí thấp. Trong sản xuất thuốc tiêm thì khi có bất kỳ sai sót thì bán thành phẩm đều là phế phẩm không cứu vãn hay tận dụng được. Vì vậy chi phí chất lượng của thuốc tiêm lớn hơn rất nhiều so với thuốc viên do đó trong quá trình sản xuất phải kiển tra, kiểm soát chặt chẽ từng khâu, từng công đoạn.Tỷ lệ sai hỏng ở thành phẩm thuốc tiêm là rất hiếm từ năm 1995 đến nay thì có 2 lần phải đổ hoàn toàn cả dịch thuốc vì định lượng vượt qua giới hạn cho phép (>110%), ngoài ra khi đóng ống nếu bị hỏng thì toàn bộ vỏ ống và dịch thuốc đều bị bỏ đi do dịch thuốc đã bị tác dụng với môi trường không khí sinh ra tác dụng phụ không mong muốn của thuốc. Theo thống kê thì sai sót trong sản xuất thuốc tiêm Vitamin B12 trong quý I năm 2006 như sau: STT Các sai hỏng SLSX(lít) SL hỏng (lít) % hỏng 1 Độ pH 900 81 9 2 Độ trong 900 27 3 3 Vỡ, sứt ống 900 18 2 4 Định lượng 900 9 1  Tổng 900 135 15 Bảng 2.8: Số lượng sai hỏng của thuốc tiêm B12 quý I năm 2006 (Nguồn: Phòng bảo đảm chất lượng) Từ số liệu trên ta thấy các sai sót vẫn nằm chủ yếu ở khâu pha chế (chiếm 13% trong tổng 15% sai hỏng) cho thấy khâu tạo ra và ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng thuốc vẫn là khâu pha chế, cũng từ quy trình sản xuất thuốc tiêm Vitamin B12 thì các công đoạn của phần pha chế đều đuược kiểm tra, kiểm soát cho thấy xí nghiệp đã tập trung rất nhiều nguồn lực vào công đoạn này. Cũng từ bảng trên ta có tỷ lệ các lỗi so với tổng số lỗi như sau: STT Các sai hỏng % hỏng % cộng dồn 1 Độ pH 60 60 2 Độ trong 20 80 3 Vỡ, sứt ống 13.33 93.33 4 Định lượng 6.67 100 Bảng 2.9: Tỷ lệ sai hỏng của các nguyên nhân sai hỏng trong B12 – quý I năm 2006 Do vậy ta có biều đồ sau: Thuốc không đạt độ pH yêu cầu là do nồng độ axít cao quá hoặc thấp, mà nguyên nhân sâu xa là do: Bản thân tá dược của thuốc cũng là một axit nên hàm lượng của axit cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thuốc. Độ pH của tá dược ban đầu có phạm vi lớn, nhưng yêu cầu về độ pH của thuốc có phạm vi quá hẹp so với phạm vi của tá dược làm cho mức độ ảnh hưởng nó đến chất lượng thuốc là rất lớn.Vì vậy, khi tính toán và cân đong tá dược phải hết sức chi tiết, nghiêm ngặt, phải có người kiểm tra kiểm soát chặt chẽ quá trình cân đong tá dược. Độ pH của nước cất không đạt yêu cầu, bình thường nước cất để sản xuất có pH từ 6- 7 nhưng khi nước cất có độ pH ở cận trên hoặc cận dưới sẽ ảnh hưởng đến độ pH của thuốc là do khi đem nước cất đi pha chế thì cùng với độ pH của tá dược làm cho pH của thuốc thấp hơn hoặc cao hơn so với tiêu chuẩn. Khoảng pH cho phép của nước cất và tá dược là 1pH, 6 pH mà phạm vi pH cho thuốc từ 4- 5,5 nên khi pha chế thì phạm vi của dịch sẽ tăng hoặc giảm đi rất nhanh khi thay đổi rất ít tá dược. Đây chính là lỗi không phải là do tá dược và nước cất mà là sự tác động lẫn nhau giữa chúng vì vậy đây cũng có thể coi là nguyên nhân khách quan. Thuốc không đạt độ trong là do: Trong quá trình sản xuất có nồng độ hóa chất quá nhiều làm cho hóa chất không tan trong dịch nên màu của thuốc sẽ có màu của tá dược và các phụ gia. Trong pha chế khi cho các hóa chất vào khuấy không đều, khuấy chưa đủ thời gian làm cho các tá dược chưa tan hết. Thiếu nước cất, khi tính toán lượng nước cất cần thiết để hòa tan lượng hóa chất cho vào nhưng do nồng độ các hóa chất cao khi đó cần phải thêm một lượng nước cất để hòa tan các hóa chất có nồng độ theo yêu cầu. Nguyên nhân cũng có thể là nước cất không đạt tiêu chuẩn đề ra như nước cất hơn một ngày rồi mới dùng, trong quá trình cất nước chưa làm sạch hết các tạp chất có trong nước sinh hoạt sẽ xảy ra phản ứng của các tá dược tạo ra các chất không mong muốn. Đôi khi do các công cụ pha chế như thùng vẫn còn lại những hóa chất của mẻ sản xuất chưa được sửa sạch, hoặc thùng pha chế sửa sạch nhưng vẫn chưa để khô dáo hoàn toàn làm rỉ thùng sau đó rỉ đó sẽ tan vào trong dịch thuốc làm cho thuốc có mầu đỏ nâu. Trong nhiều mẻ sản xuất thì sau khi hút dịch vào ống nhưng do ống hàn không kín đã để ánh sáng và không khí vào gây ra phản ứng hóa học oxi hóa các tá dược giảm chất lượng thuốc. Ngoài ra đôi khi nó còn bị ảnh hưởng bởi màng lọc do để màng lọc ở cỡ rây cao quá làm cho các chất chưa tan hết bị lọt xuống làm vẩn đục dịch thuốc, hoặcdo màng lọc vặn không chặt, không kín nên phần hóa chất chưa tan hết và các tạp chất khác sẽ còn chỗ hở đi xuống dịch thuốc. Sau khi lọc sau đạt được yêu cầu về độ trong dịch thuốc được dẫn qua ống dẫn để đưa đi hàn ống nhưng do ống không được vệ sinh sạch sẽ vẫn còn hóa chất ở mẻ sản xuất trước dính vào bụi trong không khí đã xâm nhập nên dịch thuốc vẫn bị nhiễm bẩn sau khi lọc. Do bản chất ống cũng ảnh hưởng đến độ trong của thuốc đó là khi ống quá mỏng nên khi hút chân không và rửa ống ống bị vỡ đã rơi vào trong ống. ống có kích thước khác nhau nên khi hàn ống có sự mấp mô mà máy hàn ống được vận hành ở chế độ cách các ống một khaỏn nào đó do vậy khi các ống có kích thước không đều nhau sẽ nhô lên cao hơn vì vậy khi hàn sẽ bị vỡ ống, các vụn vỡ sẽ lọt vào ống làm trong dịch thuốc có các mảnh thủy tinh. Các ống đã không được làm sạch hết các bụibẩn và các hóa chất trong ống vì khi cho dịch thuốc vào ống làm vẩn đục thuốc. Thuốc không đạt định lượng mong muốn là do: Khi cân đong tá dược cũng như phụ gia chưa chính xác theo công thức do dược sĩ pha chế đưa ra Chưa tính đến khả năng sai số cho phép, người cân đều tính đến sai số cho phép nhưng lại cân tá dược và phụ gia không cùng một tỷ lệ làm cho thừa một vài hóa chất làm hàm lượng của chất này thì thừa nhưng chất kia thì thiếu. Lượng nước cất dùng để pha chế không đủ hoặc nhiều quá làm cho nồng độ của tá dược trên một đơn vị thể tích do vậy hàm lượng của hóa chất trong một ống không đạt theo yêu cầu. Khi định lượng thiếu thì dịch có thể khắc phục được bằng cách cho thêm tá dược vào cho đến khi đủ định lượng yêu cầu thì thôi tuy nhiên khi cho thêm tá dược vào phải khuấy đều cho tan hết để không ảnh hưởng đến độ trong của thuốc. Khi định lượng vượt mức quy định thì không thể khắc phục được, khi cho thêm bầt kỳ một hóa chất nào hay nước cất vào để tận dụng thì các yếu tố khác sẽ không đạt như độ pH không đạt yêu cầu, màu của dịch không phải là màu đỏ mận mà nó chỉ có trắng đục do vậy mẻ sản xuất thuốc này sẽ bị đổ đi không còn cách nào để khắc phục. Sau khi dịch thuốc đã đạt tiêu chuẩn về độ pH, độ trong, định lượng thì được đưa đi đóng ống. Khi đóng ống thì các ống đã nhận được từ kho đều qua kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn sau đó dùng máy đóng ống theo phương pháp hút chân không, có nghĩa là máy này sẽ tạo cho môi trường bên trong ống có áp suất thấp hơn áp suất bên ngoài để cho dịch thuốc sẽ vào đến tận cuối đầu ống nhằm đạt được thể tích 1 – 1,05ml một cách chính xác. Sau khi đủ thể tích thì ống được đi hàn, đây là giai đoạn mà ống bị vỡ và sứt hoặc các sai sót về ống xảy ra bởi vì: Khi hàn thì các mỏ hàn ống sẽ nhả thủy tinh dạng lỏng để bịt kín ống, nếu lượng thủy tinh không ở dạng lỏng, mà hơi cứng khi đó nó sẽ làm sứt hoặc vỡ phần thân ống. Trong khi di chuyển các ống trên băng tải thì các ống được để trong các lỗ trống nếu các lỗ trống không đồng đều hoặc là có những ống không nằn trong lỗ trong làm nó cao trội nên so với những ống khác vì vậy khi đi đến chỗ hàn ống thì nó sẽ bị vỡ. Có khi ống vỡ là do khi đi soi, tiệt trùng ống cũng có thể bị vỡ do sự bất cẩn của người soi và người mang đi tiệt trùng do di chuyển với không nhẹ nhàng. Cũng có thể khi đi tiệt trùng do để ý mà thời gian hấp hoặc nhiệt độ tiệt trùng cao hơn quy định ( nhiệt độ và thời gian hấp tiệt trùng là 100oC, 30 phút) làm cho ống giòn, dễ vỡ khi mang ra khỏi thiết bị tiệt trùng sẽ bị vỡ hoặc bị nổ nhay tromg khi hấp và tiệt trùng.Khi các ống này bị vỡ này sẽ thành phế phẩm không cách nào khắc phục được. Do bản chất ống quá mỏng, quá giòn nên trong khi rửa, hấp đã bị vỡ, vì vậy phải kiểm tra rất kỹ các ống trước khi đưa vào sản xuất Trong các sai hỏng không có sai hỏng do nguyên vật liệu là do khi nguyên vật liệu không đúng theo quy trình công nghệ đã nghiên cứu thì cán bộ đảm bảo chất lượng sẽ xuống nới sản xuất điều chỉnh ở một số công đoạn sao cho nó phù hợp với quy trình chuẩn. Thường thì nguyên vật liệu mua về có cấu trúc vô định hình có dạng bột mịn nhưng đôi khi nó lại có cấu trúc tinh thể vì vậy để phù hợp quy trình chuẩn thì trong quá trính sản xuất phải thêm công đoạn nghiền mịn. Khi nghiền mịn thì nguyên vật liệu đã trở về dạng định hình như trong quy trình chuẩn nhưng xí nghiệp phải mất thêm chi phí về điện nước, nhân công, khấu hao tài sản cố định cũng như ảnh hưởng đến năng suất, hiệu suất sản xuất. Từ quá trình sản xuất và xem xét các lỗi thường gặp trong sản xuất ta có biều đồ về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thuốc Hình : Biểu đồ xương cá thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuốc Kết luận Qua phân tích thực trạng ta thấy vấn đề chất lượng được xí nghiệp rất quan tâm được thể hiện qua các việc nhân viên kiểm nghiệm là 6 (tăng 2 người) cho thấy công tác kiểm nghiệm được phát triển cả về số lượng và chất lượng, nhân viên khối sản xuất tăng lên do vậy chất lượng sản phẩm sẽ tăng lên do công việc được chia sẻ cho nhiều người do vậy công nhân sẽ có nhiều thời gian tập trung vào công việc cuả mình hơn, số ngườimà chủ yếu tăng ở khối hành chính tốt nghiệp đại học tăng lên cho thấy trình độ quản lý tăng do vậy giảm chi phí sản xuất do đó làm cho chất lượng sản phẩm tăng lên. Xí nghiệp được bộ Quốc Phòng, nhà nước đầu tư về trang thiết bị tương đối lớn và công suất sử dụng thiết bị tương đối cao được thể hiện qua tỷ lệ hao mòn tương đối lớn. Chính sách nhân sự của xí nghiệp rất khuyến khích nhân viên để họ có hội phát huy năng lực bản thân, tính sáng tạo của nhân viên bằng hình thức hàng năm xí nghiệp có hai đợt thi tay nghề công nhân và tạo mọi điều kiện để nhân viên tự hoàn thiện hơn. Công tác đảm bảo chất lượng được hoạt động theo một chu trình khép kín, công tác kiểm nghiệm được thực hiện nghiêm ngặt, từ nguyên vật liệu, bán thành phẩm đến thành phẩm đều được kiểm nghiêm, kiểm tra và kiểm soát nghiêm ngặt khắt khe. Nếu công việc ở khâu trước chưa được kiểm nghiệm thì không được sản xuất tiếp, nó chỉ được sản xuất tiếp khi có phiếu kiểm nghiệm bán thành phẩm của phòng kiểm nghiệm gửi xuống và đã đạt theo tiêu chuẩn. Các sai hỏng về sản phẩm thì chiếm ít và hầu như không có thành phẩm hỏngdo các nhân viên trong công tác đảm bảo chất lượng đều là những người đã làm trong ngành sản xuất thuốc lâu năm và dày dặn kinh nghiệm do vậy họ biết cách khắc phục những sai xót nhanh nhạy và có hiệu quả ngay trong khi đang sản xuất mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Quy trình sản xuất thuốc của xí nghiệp có tính khoa học rất cao điều đó đã được các cơ qua có thẩm quyền thẩm định và công nhận, công thức pha chế đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và kiểm nghiệm trong thực tế vì vậy sai xót về bản thân công thức pha chế hầu như không xảy ra. Đối với thuốc sai hỏngchủ yếu nằm ở khâu pha chế đó là những sai hỏng về không đạt hàm lượng, độ bền, độ hòa tan, độ rã ( đối với thuốc viên), còn đối với thuốc tiêm thì sai hỏng chủ yếu là không đạt độ pH, độ trong của thuốc. PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM 120 I. Đặt vấn đề Qua phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng quản lý chất lượng sản phẩm ở xí nghiệp dược phẩm 120 nhận thấy rằng công tác quản lý chất lượng còn nhiều tồn tại và thiếu sót, chính vì những lý do trên mà ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của thuốc mà cụ thể là kỹ năng, kinh nghiệm của nhân viên, thiết bị không đạt tiêu chuẩn, tỷ lệ hỏng, hiệu suất của xí nghiệp chưa cao. Vì chất lượng sản phẩm chưa đạt mục tiêu đề ra do vậy để hoàn thành kế hoạch đã đặt ra, đúng với thời gian giao hàng xí nghiệp phải đầu tư lại, tăng chi phí để sản xuất những sản phẩm đạt chất lượng và giao cho khách hàng đủ doanh số. Theo thống kê thì tỷ lệ hỏng của thuốc tiêm vitamin B12 và viên nén Metronidazol trong quý I năm 2006 là 15% cho thấy tỷ lệ này không phải là nhỏ, mặc dù thuốc viên có những sai hỏng có thể khắc phục được. Theo như thống kê thì ở thuốc viên Metronidazol số lượng hỏng của bán thành phẩm là 150 kg cốm vì vậy để đạt được chất lượng đã đề ra thì phải thêm hoặc làm lại một số công đoạn hợp lý để có cốm đạt chất lượng vì vậy xí nghiệp sẽ phải chịu thêm một khoản chi phí nữa. Cụ thể là STT Khoản mục Số lượng Đơn vị Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) 1 Chi phí về điện 145 KWh 920 133400 2 Chi phí nước 3 m3 3500 10500 3 Chi phí nhân công 3 Công 0 0 4 Chi phí tá dược 16 Kg 2200 35200 5 Chi phí phụ gia 5 Kg 1200 6000 Tổng 185100 Bảng 3.1: Chi phí tái sản xuất thuốc Metronidazol quý I năm 2006 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) Từ bảng trên ta thấy chi phí cho tái sản xuất cũng không lớn, nhưng nó cũng tác động rất lớn đến chất lượng, giá thành của sản phẩm cũng như năng suất của xí nghiệp vì vậy lkhắc phục được những nguyên nhân này đem lại một lợi ích đáng kể cho xí nghiệp. Ở trên bảng không có chi phí nhân công vì xí nghiệp cho rằng công thức pha chế mà xí nghiệp đưa ra là hoàn toàn hợp lý, lỗi là hoàn toàn do công nhân làm không đúng quy cách vì vậy khi tái sản xuất những người công nhân đó phải làm không công để sửa những sai xót do mình gây ra. Vì vậy mà xí nghiệp không có chế độ phạt, cảnh cáo khi làm sai hỏng do vậy mà xí nghiệp chưa phát huy được hết công công suất của nhà máy. Tương tự như vậy, ta cũng có các chi phí khi tái sản xuất thuốc tiêm Vitamin B12, mặc dù có những sai hỏng trong thuốc tiêm không có cách nào khắc phục, nó khắc phục những lỗi như thiếu hàm lượng, độ pH không đạt thì tăng thêm chất đệm. Cụ thể là: STT Khoản mục Số lượng Đơn vị Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) 1 Chi phí về điện 180 KWh 920 165600 2 Chi phí về nước 8 m3 3500 28000 3 Tá dược 25 kg 3500 87500 4 Phụ gia 2 kg 4500 9000 5 Chi phí nhân công 4 Công 0 0 6 Chi phí về ống 112465 Ống 200 22493000 Tổng 22783100 Bảng 3.2: Chi phí tái sản xuất thuốc tiêm Vitamin B12 quý I năm 2006 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) Từ bảng ta thấy tuy lượng thuốc tiêm phải tái sản xuất không nhiều lắm nhưng đây chỉ là chi phí cho một loại thuốc mà xí nghiệp có kết cấu sản phẩm tương đối đa dạng cho thấy chi phí cho chất lượng hàng năm của xí nghiệp tương đối lớn. Vì vậy công tác nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa rất lớn mang ý nghĩa sống còn đối với xí nghiệp. Đặc biệt sản phẩm của xí nghiệp liên quan trực tiếp đến tính mạng con người lên nó trở nên quan trọng hơn rất nhiều. II. Một số biện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm 2.1.Giải pháp về nhà xưởng và thiết bị Qua phần phân tích thực trạng ta thấy chất lượng thuốc chịu ảnh hưởng tương lớn của nhà xưởng đối với sản xuất thuốc vì sản xuất thuốc phải vô khuẩn ở các khâu sản xuất do vậy mà khi phòng sản xuất có bụi bẩn sẽ nhiễm vào thuốc khi đó chất lượng thuốc không đạt yêu cầu. Hiện nay có nhiều phòng làm việc vẫn chưa được trang bị hệ thống thông gió, điều hòa nhiệt độ vì vậy các phòng làm việc phải có hệ thống thông gió, điều hòa nhiệt độ, một số phòng bắt buộc phải có máy hút bụi như các phòng ở phân xưởng tiêm. Xí nghiệp có hệ thống thông gió và điều hòa nhiệt độ trung tâm nhưng vào những ngày thời tiết hanh khô, hoặc độ ẩm quá cao không đáp ứng được nhu cầu, các thiết bị đều phải làm việc trong tình trạng quá tải. Vì vậy xí nghiệp nên đầu tư trang bị đầy đủ hệ thống thông gió, điều hòa nhiệt độ và máy hút bụi. Xí nghiệp được xây dựng cũng tương đối lâu nhưng nhà xưởng ít được nâng cấp, tường trần không phẳng, nền lát gạch có nhiều khe, khó vệ sinh, dễ tích bụi, các góc giữa tường, trần, nền là góc vuông. Các đường dây điện, bóng điện để nổi. Khung cửa sổ bằng gỗ, không phẳng có nhiều góc cạnh, không có hành lang sạch. Vì vậy, đề nghị yêu cầu lên ban giám đốc cho chỉnh sửa, sớm khắc phục các vấn đề nêu trên.Các đường dây điện nên cho vào một ống nhựa, các bóng điện để nổi nên bọc quan một lớp thủy tinh nhẵn để tránh nhiễm, tích tụ bụi bẩn đồng thời còn có tính thẩm mỹ. Hành lang phải lau chùi thường xuyên vì xí nghiệp có đội ngũ phụ trợ vì vậy trong công việc hàng tuần của họ thêm công việc lau giọn hành lang. Không có hệ thống cung cấp nước riêng từ nguồn nước thành phố, nước lầy từ nguồn nước thành phố được tiền xử lý bằng cột lọc và khử ion, sau đó được cất hai lần.Tuy nhiên hệ thống cung cấp nước cho sản xuất mới chỉ kiểm định lấy mẫu kiểm tra độ pH, chưa kiểm tra về độ cứng, độ dẫn điện, vi sinhĐề nghị phòng kiểm nghiệm phải kiểm tra, lấy mẫu định kỳ. Nhà xưởng trong sản xuất thuốc có yêu cầu cao nhưng đối với sản xuất thuốc tiêm thì yêu cầu về nhà xưởng còn rất khắt khe đó là bề mặt tường, sàn, trần phải được làm bằng các vật liệu nhẵn, không nứt nẻ, không thấm, không có các khe, hốc các gờ nổi để không gây bụi hay giữ bụi, dễ rửa sạch, chịu được các chất tẩy rửa và sát trùng. Những yêu cầu đó của xí nghiệp hiện nay chỉ đáp ứng được một phần đó là trần làm bằng vật liệu nhẵn, khe, hốc các gờ nổi để tránh vi khuẩn buị bặm bám vào. Vào mùa ẩm tường nhà của các phòng sản xuất bị ướt quạt thông gió và điều hòa trung tâm làm việc hết công suất nhưng độ ẩm trong phòng vẫn rất cao. Vì vậy để khắc phục tình trạng này yêu cầu xí nghiệp cần nắp đặt thêm một máy điều hòa không khí chuyên sử dụng vào nhữg ngày có độ ẩm cao, còn những ngày khô ráo thì chỉ cần sử dụng máy điều hòa trung tâm. Những giải pháp nhà xưởng có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo nhà xưởng theo tiêu chuẩn GMP và đem lại lợi ích rất lớn trong việc đảm bảo chất lượng. Các thiết bị trong xí nghiệp có giá trị lớn, đòi hỏi độ chính xác cao, một số thiết bị được nhập khẩu từ nước ngoài. Cho nên việc quản lý và vận hành các thiết bị này đều phải có văn bản hướng dẫn sử dụng và bảo quản để tận dụng được hết các chức năng cũng như công suất của thiết bị. Sau khi kết thúc một mẻ sản xuất hoặc công việc của một ca sản xuất các thiết bị công cụ phải được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, ngăn nắp đúng quy cách. Trước khi ra về sẽ có một người đi kiểm tra các thiết bị, công cụ đã được làm theo yêu cầu chưa để đảm bảo cho ca sau hoặc mẻ sau sẽ không có bụi bẩn hoặc hóa chất từ mẻ trước để từ đó có được thuốc tốt không có tạp chất. Các thiết bị, công cụ sản xuất của xí nghiệp được kiểm định 2 năm 1 lần của các cơ quan thẩm định có thẩm quyền do bộ y tế chỉ đạo, thời gain kiểm định này rất lâu vì vậy không thể tránh khỏi sự cố trong vận hành của một số thiết bị sắp hết thời gian khấu hao cũng như tuổi thọ của chúng. Bố trí địa điểm các phòng làm việc còn chưa thật hợp lý như: phòng kiểm nghiệm ở xa so với phân xưởng sản xuất do vậy không thuận tiện cho việc đi lấy mẫu, các phòng ban cách nhau tương đối xa không thuận tiện cho việc di chuyển, vận chuyển vì vậy phải bố trí lại các phòng ban cho chúng như là một dây chuyền liền mạch. 2.2. Nhân sự Xí nghiệp đã có sơ đồ quản lý nhân sự chung, chi tiết và rõ ràng đẫ quy định rất rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng phòng. Mỗi nhân viên trong xí nghiệp đều có bảng phân công công việc, mô tả công việc rõ ràng mỗi người thực hiện và chịu trách nhiệm, có ảnh cá nhân, có chữ ký phê duyệt của tổng giám đốc và của chính cá nhân đó, có hồ sơ theo dõi sức khỏe. Hiện tại xí nghiệp có lực lượng công nhân tương đối dồi dào nhưng xí nghiệp sản suất rất nhiều loại thuốc, sản xuất hàng Quốc Phòng và hàng kinh tế nên công nhân ít có thời gian rãnh rỗi do vậy xí nghiệp cũng nên có chính sách nghỉ ngơi hợp lý để khuyến khích nhân viên làm việc. Xí nghiệp nên có chính sách thưởng phạt rõ ràng cho nhân viên khi có sáng kiến trong công việc hoặc khi gây ra các sự cố để hộ công nhân viên sẽ có trách nhiệm hơn với công việc của mình và phát huy khả năng sáng tạo. Công nhân ở xí nghiệp chủ yếu là tốt nghiệp trung cấp nên ban lãnh đạo xí nghiệp nên thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao kiến thức cho họ, đồng thời thường xuyên mở các cuộc thi tay nghề để công nhân có cơ hội thể hiện và tự hoàn thiện và nâng cao kỹ năng mình. Xí nghiệp đang từng bước thực hiện theo GMP vì vậy xí nghiệp đang hoàn thiện cơ sở vật chất, đào tạo cán bộ công nhân viên thực hiện theo GMP do vậy nhân sự của xí nghiệp đang rất được chú trọng đang được đào tạo thường xuyên các yêu cầu cũng như kỹ thuật và quy trính để thực hiện theo GMP. Nhân cơ hội này xí nghiệp sẽ gạn lọc ra những người có năng lực thật sự để tiếp đảm nhiệm các công việc đòi hỏi có tinh thần trách nhiệm cao, quan trọng trong sản xuất. Cán bộ, nhân viên đảm bảo chất lượng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát xuyên suốt quy trình thực hiện sản xuất của công nhân, không nên cứ đợi báo cáo của phân xưởng như vậy sẽ không có được kết quả thực sự chính xác. Thành lập một đội chuyên giám sát, kiểm tra, kiểm soát trong sản xuấtbời vì khi cân đong nguyên vật liệu chỉ có công nhân làm ở những khâu đó làm mà không có kiểm tra kiểm soát chặt chẽ vì vậy sẽ có thể có sai xót giữa số lượng lấy và số lượng ghi trên lệnh sản xuất. 2.3.Thuốc viên nén Biện pháp để khắc phục thiếu hàm lượng cốm Căn cứ: Như trong các phần trước thì các lỗi chủ yếu ở thuốc này là do thiếu hàm lượng mà tỷ lệ lỗi này là lớn nhất do vậy công tác để khắc phục lỗi này có ý nghĩa rất nhiều.: Cốm thiếu hàm lượng chủ yếu là do khâu cân đong nguyên liệu, mà khâu này bao gồm người cân và thiết bị cân do đó để tránh các sai xót thì phải tác động lên hai yếu tố này đó là: Thực tế tại xí nghiệp thì quy trình cân đã được quy định theo chuẩn đó là khi cân phải có ít nhất hai nguười thực hiện cân, một người sẽ đọc số lượng và loại nguyên vật liệu từ lệnh sản xuất, còn người kia sẽ lấy đúng nguyên liệu và nhìn vào mặt cân, nhưng khi nhìn vào mặt cân thì người đó phải đứng vuông góc với mặt cân để tránh sự nhìn lệnh số. Sau khi cân xong thì người còn lại sẽ kiểm tra xem đã cân đúng với số liệu trong lệnh sản xuất khi đúng thì mới mang đi làm để làm các khâu tiếp theo. Công việc đó chỉ có hai người thực hiện và các số liệu thì hai người có thể tự do ghi và điều chỉnh cân không còn người khác kiểm tra do vậy để cho có độ an toàn cao thì sau khi cân, mang nguyên vật liệu đi pha chế rhì trước khi pha chế dược sĩ pha chế phải kiểm tra lại số lượng và chủng lọai nguyên vật liệu rồi mới đem đi pha chế. Tại xưởng sản xuất của xí nghiệp dùng cân cơ để cân nguyên vật liệu vì vậy mà mức độ chính xác cũng không cao lắm do vậy xí nghiệp nên thay thế cân cơ bằng cân điện tử để có kết quả chính xác hơn. Các thiết bị cân đong tại xí nghiệp được kiểm định rất ít thường hai năm một lần thì các cơ quan kiểm định sẽ kiểm định lại toàn bộ các máy móc thiết bị của xí nghiệp do vậy thời gian này là quá lâu trong khi các thiết bị ở xí nghiệp hầu như hoạt động thường xuyên do vậy tính ổn định, chính xác của thiết bị không được đảm bảo vì vậy xí nghiệp phải thành lập một đội, và cho đi đào tạo các kiến thức kỹ năng về kiểm định thiết bị ở các cơ quan thẩm định để về tự kiểm địnhlại các thiết bị trong xí nghiệp. Hiện tại xí nghiệp cũng có tự kiểm tra các cân như kiểm tra độ kẹt bằngcách ấn mạnh vào đĩa cân xem nó dao động không, hoặc cân lại những vật đã biết chính xác, hoặc kiểm tra độ nhậy của cân bằng di chuyển vật cân ở bốn góc khác nhau xem trục cân có bị lệch không nhưng do công nhân thực hiện cân thực hiện. Họ chỉ làm theo kinh nghiệm mà không có cơ sở khoa học do vậy việc thành lập đội ngũ tự kiểm định là cần thiết. Thiếu hàm lượng cũng có lỗi trong quá trình nghiền nguyên liệu do vậy trước khi nghiền phải nghiền thử và điều chỉnh cỡ rây theo quy trình sản xuất đồng thời phải có nhân viên đảm bảo chất lượng kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ khâu này. Tóm lại xí nghiệp phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các khâu sản xuất của nhân viên đảm bảo và quản lý chất lượng. Các biện pháp khắc phục độ bền của thuốc Căn cứ: thuốc có nhiều sai hỏng nhưng có những sai hỏng chiếm tỷ lệ rất thấp vì vậy công tác khắc phục ít có nghĩa hơn, độ bền của thuốc không đạt chiếm 20%. Khi khắc phục được sai hỏng này thì chi phí cho đảm bảo chất lượng sẽ giảm đi khá nhiều. Độ bền của thuốc bị ảnh hưởng bởi thời gian nhào trộn và lượng tá dược có trong một viên thuốc. Nhân viên ở khâu nhào trộn phải biết được tầm quan trọng của công việc mà mình đang làm để từ đó họ tự ý thức về công việc của mình để làm việc theo đúng quy trình và làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Phải có nhân viên đảm bảo chất lượng kiểm tra, kiểm soát công đoạn này. Đảm bỏa đủ thời gian nhào trộn như trong quy trình sản xuất. Trong công thức cho một viên thuốc đã có tá dược dính nhưng phải tính đến tỷ lệ của nó trong công thức để không ảnh hưởng đến độ hòa tan và độ rã của thuốc. Tá dược dính mà xí nghiệp dùng là hồ tinh bột, dễ kiếm, rẻ tiền, dễ trộn đều với bột dược chất đây là tá dược dược kinh tế nhất hiện nay nhưng tá dược này thật sự totó khi trrộn với dược chất khi còn nóng, dùng loại hồ từ 5 ÷ 15%, khi mua về nên dùng ngay ví nó rất dễ bị oxi hóa ở điều kiện thường. Máy dập viên phải được kiểm tra trước khi dập, trước khi dập đại trà phải dập thử khoảng 20 viên để kiểm tra độ bền của viên để từ đó có tốc độ dập và lực nén lên viên hợp lý nhất. Tính toán lượng nước cần thiết cho một viên hợp lý để khi nhào trộn cốm không bị khô hoặc nhão quá. Nước này phải là nước cất để tránh có những tạp chất trong nước sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng cốm. Các biện pháp khắc phục độ hòa tan của thuốc Căn cứ: Trong các lỗi về thuốc viên thì thuốc viên không đạt độ hòa tan cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ (10%) do đó giảm bớt những khuyết tật mang lại ý nghĩa kinh tế và kỹ thuật lớn. Thuốc có chất lượng tốt là thuốc mà khi người bệnh uống vào nó được hấp thu hoàn toàn, để đo được chỉ tiêu này người ta dùng chỉ tiêu độ hòa tan. Để thuốc có độ hòa tan cao thì người ta dùng tá dược rã, mà phổ biến dùng tinh bột. Các tá dược rã này có cấu trúc xốp, sau khi dập viên tá dược rã này sẽ phân bố đều trong viên. Tá dược rã là tinh bột chưa thật tối ưu bởi vì tinh bột tuy rẻ nhưng để rã tốt thì phải được sấy khô, khi mua về thì phải dùng ngay, khi dập viên khả năng rã còn phụ thuộc vào lực nén của thiết bị dập viên không những thế để đạt được độ rã theo yêu cầu thì hàm lượng của tinh bột chiếm 5- 20% so với viên.Vì vậy xí nghiệp nên dùng là tinh bột biến tính, là tá dược siêu rã, ít ảnh hưởng bơie lực nén vìa vậy yếu tố lực nén của thiết bị dập viên không ảnh hưởng đến độ rã của thuốc. Ngoài ra khi dùng tá dược này thì chỉ cần hàm lượng 2 – 6% so với viên. Nếu xí nghiệp không thay tá dược rã thì vẫn có thể khắc phục được bằng cách kiểm soát quá trình nhào bột không quá lâu ( < 45 phút) để cốm vẫn còn độ đàn hồi. Nhưng cũng không quá ít bởi vì khi thời gian nhào bột ít sẽ ảnh hưởng đến độ bền của viên. Sau khi cốm đã được nhào trộn, kiểm nghiệm cốm mà độ hòa tan vẫn không đạt thì có thể cho thêm tá dược rã mạnh bột cellulose với tỷ lệ 0,05% so với viên, tá dược rã mạnh này trung tính có thể kết hợp với tá dược rã khác như tinh bột và một số tá dược rã khác. Độ hòa tan của thuốc còn phụ thuộc vào mức độ liên kết giữa các chất làm cho khả năng tan ra kém, vì vậy để tăng độ rã thì giảm tá dược dính, đó là sự cần đối hàm lượng tá dược dính và tá dược rã trong công thức pha chế viên đã được tính toán kỹ và có sự đồng ý của phó giám đốc chất lượng. Như vậy để có thuốc viên nén đạt tiêu chuẩn cần có sự kết hợp của mọi người trong mọi khâu sản xuất, cần có sự tinh tế, kinh nghiệm và kỹ năng trong công việc đông thời các công cụ, thiết bị cần được kiểm định thường xuyên, có độ tin cậy cao nhằm cho các kết quả chính xác, nhanh chóng và thuận tiện, các phương tiện được bố trí một cách khoa học để nâng cao hiệu suất của các thiết bị cũng như năng suất của toàn xí nghiệp.Đây cũng chính là yếu tố để đạt đạt tiêu chuẩn GMP. 2.4. Thuốc tiêm Một số biện pháp khắc phục những sai xót về độ pH Căn cứ: Theo kết quả phân tích thì mức độ sai xót của thuốc tiêm chiếm tỷ lệ lớn nhất (60%) Độ pH của thuốc có liên quan trực tiếp đến sức chịu đựng của bệnh nhân vì vậy để đảm bảo độ pH không chỉ là để đảm bảo chất lượng thuốc mà là bảo vệ sức khỏe của con người. Theo như phân tích ở phần trước thì sai xót về độ pH là lớn nhất vì vậy khắc phục được độ pH rất có giá trị. Dùng hệ đệm là HCl/NaCl để điều chỉnh độ pH của dịch thuốc là loại đệm kinh tế nhất, hiệu quả khá tốt, dễ kiếm.Khi pH của dịch htuốc > 5,5 thì cho thêm dung dịch HCl, còn khi pH < 4 thì cho thêm vào dịch thuốc NaCl, các dung dịch này không những điều chỉnh được độ pH của dịch thuốc mà còn có thể tăng độ tiệt trùng của dịch thuốc trong quá trình sản xuất, bảo quản và lưu thông trên thị trường đồng thời không gây ra các phản ứng hóa học phụ gây ảnh hưởng đến chất lượng thuốc, nó cũng được cơ thể người bệnh tiếp nhận một cách dễ dàng. Khi điều chế nước cất pha tiêm thì phải dùng ngay nên pha nước cất có độ pH 6 ÷ 7 để khi pha dược chất và tá dược vào thì độ pH của dịch sẽ đạt theo yêu cầu. Sau khi sản xuất được nước cất phải kiểm nghiệm kỹ càng các chỉ tiêu về độ cứng, độ sạch về tạp chất, sạch khuẩn để cho độ pH của nước đạt 6 ÷ 7 để đạt độ trung tính. Dược chất được hòa tan đều với tỷ lệ hợp lý nhất để có độ pH < 7 khi đó vừa đảm bảo về hàm lượng vừa đảm bảo về độ pH. Hiện nay dược chất tại xí nghiệp được hòa tan bằng phương pháp khuấy bằng máy khuấy trục đứng, đây là loại máy móc tốt, có hiệu quả cao, nhưng tại xí nghiệp nhiều khi máy này làm việc quá tải không đem lại kết quả như mong muốn do vậy yêu cầu đảm bảo chất lượng có lịch làm việc hợp lý cho máy này. Nước cất của xí nghiệp được lấy từ nguồn nước sinh hoạt sau đó tiến hành cất trong nồi cất hơi trong khoảng 8 – 12h như vậy xí nghiệp không có khâu kiểm nghiệm nước về độ cứng, các tạp chất mà hệ thống lọc nước của thành phố chưa lọc hết được. Vì vậy xí nghiệp phải có hệ thống lọc nước, xử lý nước loại bỏ các tạp chất cững như diệt khuẩn nước đảm bảo nước trung tính và không ảnh hưởng đến độ trong và độ vô khuẩn của thuốc. Một số biện pháp cải thiện về độ trong của thuốc Căn cứ: Qua số liệu phân tích ở phần hai ta thấy sai xót về độ trong của thuốc cũng không nhỏ (chiếm 20%) làm giảm sai hỏng ở yếu tố này cũng làm giảm đáng kể chi phí sửa chữa sai hỏng. Tiêm thuốc có tác dụng nhanh, được tiêm trực tiếp vào các mô bỏ qua các hàng rào bảo vệ sinh học như da, niêm mạc do vậy thuốc tiêm phải vô khuẩn. Nếu thuốc tiêm không vô khuẩn sẽ gây nhiễm khuẩn sẽ gây nhiễm khuẩn rất nguy hiểm cho bệnh nhân. Vì vậy các khâu của sản xuất thuốc tiêm phải được vô khuẩn hoàn toàn. Xí nghiệp chỉ tiệt trùng các thiết bị, công cụ khi pha chế và hấp do vậy vi khuẩn vẫn có thể xâm nhập vào bán thành phẩm vì vậy môi trường tại các phòng sản xuất phải được vô khuẩn hoàn toàn. Tiệt khuẩn không khí bằng hóa chất như hơi formol hay bức xạ tử ngoại, nhưng biện pháp tốt nhất là cấp khí bằng hệ thống lọc và điều hòa không khí. Tại xí nghiệp công tác vô trùng chỉ làm ở các khâu sau khi đóng gói dịch thuốc còn khâu pha chế xí nghiệp chỉ thực hiện ở phòng pha chế mà các yêu cầu vvề độ sạch khuẩn vì vậy dịch thuốc có thể nhiễm khuẩn ngay trong khi pha chế. Thêm vào đó khi lọc vô khuẩn của xí nghiệp cũng có thể không lọc vô khuẩn hết được các vi khuẩn. Do vậy xia nghiệp phải vô trùng ngay từ khâu chuẩn bị, pha chế để hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập vào thuốc. Khâu pha chế có rất nhiều công việc nhỏ lẻ, yêu cầu công việc lại rất chính xác nên yêu cầu mọi người làm phải rất cận thận có độ chính xác cao. Cụ thể xí nghiệp phải làm các công việc trong khâu pha chế theo một trình tự hợp lý như sau: Kiểm nghiệm bán thành phẩm Hòa tan Lọc Đóng thuốc, hàn kín Chuẩn bị cơ sở, thiết bị pha chế Chuẩn bị hóa chất, dung môi Chuẩn bị bao bì Tiệt khuẩn Ghi nhãn, đóng ống Nhập kho Kiểm tra khối lượng cân, đong và hòa tan Kiểm tra màng lọc, độ trong Kiểm tra thể tích, độ kín Kiểm tra nhiệt độ thời gian Kiểm tra số kiểm soát, hạn dùng Kiểm nghiệm thành phẩm Hình 3.1: Sơ đồ các công đoạn pha chế - sản xuất thuốc dung dịch chuẩn Màng lọc của xí nghiệp hiện đang dùng là màng lọc MT để lọc dịch thuốc và lọc vô khuẩn chưa lọc hết được các tạp chất, các dược chất và tá dược chưa được hòa tan hết. Dùng màng lọc G - 4(5 - 10m) để lọc dịch thuốc, dùng màng lọc G – 5 (1 ÷ 1,5m ) để lọc vô khuẩn. Yêu cầu nhà cung cấp ống tiêm phải sản xuất những ống tiêm cùng kích cỡ, đồng nhất, đều, đảm bảo tỷ lệ buộm chuôi tốt. Ống tiêm không quá mỏng vì khi quá mỏng rất dễ gây vỡ, không ngăn cẩn được bức xạ tử ngoại. Khi xử lý ống tiêm phải thực hiện theo đúng tiêu chuẩn trong dược điển nhưng trong quá trình làm xí nghiệp không được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nên quá trình rửa, xử lý ống vẫn xảy ra sai xót. Khi kiểm nghiệm ống thí xí nghiệp mới chỉ kiểm tra về loại thủy tinh, giới hạn arsenic, kích thước ống và độ bền đối với nước của mặt trong ống tiêm không kiểm nghiệm về độ pH, độ kiềm, độ lóc, khả năng ngăn cản bức xạ tử ngoại, mức chông thấm hơi nước. Những nguyên nhân này đã làm cho độ pH của thuốc không đạt tiêu chuẩn vì vậy xí nghiệp cần phải bổ sung các chỉ tiêu kiểm nghiệm ống tiêm rỗng. Hiện nay trên thế giới đang rầm rộ thực hiện GMP trong lĩnh vực dược phẩm, nước ta hiện nay một số cơ sở dược phẩm đang thi hành. Vì vậy xí nghiệp nên từng bước thực hiện các chỉ tiêu mà GMP đưa ra nhằm nâng cao dần chất lượng về thuốc và loại bỏ bớt các nguyên nhân gây sai hỏng thuốc do vận hành và điều kiện môi trường bên ngoài. 2.5. Các tiêu chuẩn của GMP về sản xuất dược phẩm Hệ thống đảm bảo chất lượng Hệ thống đảm bảo chất lượng phù hợp cho sản xuất dược phẩm phải đạt các nội dung cơ bản sau: Sản phẩm được thiết kế và đưa vào sản xuất phải theo nguyên tắc “Thực hành tốt phòng thí nghiệm” – GLP (Good Laboratory Practice), “thực hành tốt thử lâm sàng” – GCP ( Good Clinical Practice). Các thao tác chuẩn trong quá trình sản xuất và kiểm tra chất lượng được ghi rõ ràng bằng các văn bản Trách nhiệm quản lý được nêu rõ trong bản mô tả công việc cá nhân. Sử dụng đúng nguyên liệu ban đầu và bao bì đã ghi trong công thức gốc trong quá trình sản xuất. Thực hiện đầy đủ các bước kiểm tra nguyên liệu ban đầu, sản phẩm trung gian, bán thành phẩm, thành phẩm cũng như kiểm tra trong quá trình sản xuất, thẩm định, chuẩn hóa. Cần thực hiện đánh giá thường xuyên đối với chất lượng dược phẩm nhằm chứng minh độ ổn định của quy trình sản xuất. Nhân sự: Phải đủ số nhân viên cần thiết trong sản xuất và kiểm tra chất lượng Có bản mô tả công việc cụ thể cho từng nhân viên. Tất cả nhân viên cần được huấn luyện đầy đủ, chi tiế, cập nhật vànâng cao kiến thức chuyên môn trong đó bao gồm: Huấn luyện chung về GMP: Khái niệm chung, đảm bảo chất lượng, nhân sự, nhà xưởng, thiết bị, vệ sinh, sản xuất, thẩm định, chuẩn hóa, kiểm tra chất lượng, xử lý sản phẩm thu hồi, khiếu nại, tự thanh tra và thanh tra chất lượng, hệ thống hồ sơ. Huấn luyện chuyên đề: hệ thống cung cấp và xử lý không khí, quản lý chất lượng, hệ thống mã số - mã vạch, nghiên cứu độ ổn định và tuổi thọ của thuốc, thẩm định quy trình sản xuất, thẩm định phương pháp phân tích, hệ thống ISO Kiểm tra sức khỏe trước khi tuyển dụng, định kỳ và sau khi nghỉ ốm đâu Nhân viên chủ chốt bao gồm: Trưởng bộ phận xản xuất Trưởng bộ phận kiểm tra chất lượng Người được ủy quyền Được đòa tạo bởi các chuyên ngành: Hóa học, hóa sinh, công nghệ hóa học, vi sinh, dược sĩ, dược lý – độc chất, sinh lý hoạc và các ngành khoa học khác. Nhà xưởng Xưởng, dây truyền, nhà máy sản xuất dược phẩm phải được xây dựng ở những khu vực hạn chế tối thiểu hoặc tránh được: Ô nhiễm do môi trường xung quanh như bệnh viện, nhà máy khác Nhiễm chéo Lũ lụt Gây ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh Xưởng, dây truyền, nhà máy sản xuất dược phẩm phải được thiết kế sao cho: Thuận tiện cho sản xuất: Bố trí dây truyền hợp lý, cấp độ sạch tùy theo từng khu vực phụ thuốc vào loại chế phẩm sản xuất và công nghệ. Thuận tiện cho quá trình vận chuyển nguyên liệu và lối đi của nhân viên cũng như khách thăm quan, khi kiểm tra không ảnh hưởng tới sản xuất. Hợp lý cho lắp đặt thiết bị. Thuận tiện cho quá trình bảo trì, sửa chữa. Dễ dàng làm vệ sinh. Lắp đặt hệ thống đường ống đúng quy định Phải có khu vực riêng cho sản xuất như: tiếp nhận, biệt trữ, bảo quản nguyên liệu, cân và cấp phát, pha chế, bảo quản bán thành phẩm, đóng gói, biệt trữ và bảo quản thành phẩm. Phải có các khu vực riêng để: Tháo dỡ bao bì nguyên liệu, đóng thùng xuất kho, lấy mẫu, rửa dụng cụ, thiết bị, kiểm tra trong quá trình sản xuất, tái chế sản phẩm, phòng thay quần áo vô khuẩn Phải có khu vực riêng dùng để sản xuất: sản phẩm không vô khuẩn, sản phẩm vô khuẩn, chế phẩm chứa dược chất nhóm beta – lactam, có nguồn gốc sinh học Phải có khu vực riêng tách biệt với khu vực sản xuất dùng cho nhân viên như: phòng nghỉ, căng tin, phòng thay quần áo bình thường, nhà vệ sinh, khu vực nuôi động vật thí nghiệm. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, và thông gió cần thiết kế, lắp dặt sao cho phù hợp với sản xuất, bảo quản và vận hành thiết bị. Hệ thống ống dẫn, thông khí, điện, phải được lắp đặt sao cho dễ dàng làm vệ sinh. Các sản phẩm đặc biệt (β – lactam, có nguồn gốc sinh học, hormon, thuốc chống ung thư) được sản xuất trong khu vực biệt lập, có hệ thống xử lý không khí riêng. Đối với các công đoạn, thao tác trong sản xuất sinh bụi cần phải có hệ thống hút và lọc bụi. Ngăn ngừa tối đa ảnh hưởng xấu của môi trường bằng các biện pháp: Chống ẩm: Sơn mặt ngoài tường bằng sơn chống ẩm, chống thấm cho nền nhà bằng vật liệu thích hợp, dùng máy hút ẩm cục bộ cho các phòng cần độ ẩm thấp. Phòng chống lũ lụt bằng cãchây dựng các nhà xưởng ở nơi cao, có hệ thông thoát nước tốt. Phòng chóng côn trùng, chuột bọ Hệ thống chống đột nhập Hệ thống báo cháy và chữa cháy. Ngăn cách khu vực có cấp độ sạch khác nhau bằng các chốt gió Nhà xưởng phải đảm bảo về cấp độ sạch tùy theo cấp sạch khác nhau, cụ thể là: Cấp sạch Trạng thái nghỉ Trạng thái hoạt động Số lượng tối đa các tiểu phân cho phép/1m3 không khí  Số lượng tối đa các tiểu phân cho phép/1m3 không khí  0.5 - 5 m >5m 0.5 - 5 m >5m A 3500 0 3500 0 B 3500 0 3500 2000 C 350000 2000 350000 20000 D 3500000 20000 Không quy định Không quy định Bảng 3.3: Phân loại mức độ số lượng tiểu phân trong không khí Cấp sạch Lấy mẫu không khí ( CFU/m3) Đặt đĩa thạch (đường kính 90mm) (CFU/4h) Đặt đĩa thạch tiếp xúc (đường kính 55mm) (CFU/đĩa) In găng tay (5 ngón tay) (CFU/găng) A <3 <3 <3 <3 B 10 5 5 5 C 100 50 25 - D 200 100 50 - Bảng 3.4: Giới hạn mức độ ô nhiễm vi sinh vật Vật liệu: Vật liệu dùng để xây dựng sàn nhà,trần và tường cần phải: rắn chắc, không thấm, không xốp, chịu được ma sát do làm vệ sinh như: bê tông tráng xi măng, bê tông được lát một lớp gạch men,tường bằng gạch hay bằng đá tảng được sơn chông thấm, vật liệu mạ kim loại, nhôm hoặc thép không rỉ Mặt trong của sàn, trần và tường phải nhẵn, không nứt nẻ, không có kẽ hở, những chỗ tiếp giáp phải được hàn kín, không bong lóc sơn dễ làm vệ sinh. Máy móc thiết bị dùng cho sản xuất và kiểm tra chất lượng Phải dễ dàng khi cọ rửa vệ sinh Không được dùng vật liệu amian Các chất bôi trơn không được tiếp xúc với sản phẩm Vật liệu lọc không được nhả sợi vào dung dịch Hiệu ăng phải đồng nhất Bề mặt tiếp xúc: không phản ứng, không hấp thụ các thành phần trong dạng thuốc. Có thể tiệt khuẩn được đối với các chế phẩm vô khuẩn Bố trí có trật tự để tránh ô nhiễm, nhầm lẫn, nên sử dụng thiết bị kín. Với thiết bị hỏng cần cần đưa ra khỏi khu vực sản xuất để kiểm tra chất lượng, nếu chưa hoặc không chuyển được, cần rán nhãn ghi rõ máy hỏng đề phòng vô ý sử dụng trong quá trình sản xuất và kiểm tra chất lượng. Trong khi vận hành phải có nhãn ghi rõ tên sản phẩm đang sản xuất, số lô Được rán nhãn đã làm vệ sinh sau khi sản xuất. Phải có đầy đủ các quy trình thao tác chuẩn ( SOP) về lắp đặt, vận hành, thẩm định, chuẩn hóa, vệ sinh, bảo dưỡng và sửa chữa. Lý lịch thiết bị Sổ tay sử dụng Hướng dẫn an toàn lao động. Xây dựng thao tác chuẩn trong sản xuất SOP (Standard Operation Proceduce) Việc xây dựng danh mục thao tác chuẩn trong sản xuất rất quan trọng trong quá trình đảm bảo chất lượng, đặc biệt là trong sản xuất thuốc tiêm thì đieeuf này là vô cùng quan trọng vì thuốc sản xuất ra phải được vô trùng ở mọi khâu của quá trình sản xuất. Đối với thuốc viên thì yêu cầu về độ vô khuẩn khắt khe trong khâu pha chế, nhào trộn, dập viên, nhưng những khâu về bao gói không đòi hỏi quá khắt khe. SOP sẽ làm giảm những sai hỏng do con người gây ra do thao tác trong quá trình sản xuất không chính xác và các thao tác này sẽ giúp cho công nhân có tính kỷ luật cao hơn, tinh thần trách nhiệm với công việc cao hơn đồng thời nó làm cho công nhân có tính chuyên môn hóa cao hơn do vậy mà họ ngày càng nhiều kinh nghiệm. Dựa vào bản SOP mà công nhân làm bất cứ việc gì một cách chính xác, khắc phục các sự cố xảy ra trong quá trình làm việc, các nhân viên phải viết SOP ghi rõ những công việc làm hàng ngày, cách làm, các bước tiến hành làm một cách nghiêm túc, trung thực. Sau đây là danh mục SOP trong quá trình sản xuất thuốc viên, thuốc tiêm. STT Tên SOP 1 SOP màng nhôm, màng PVC (Ống tiêm rỗng) 2 SOP nhận hộp carton đóng gói (Bìa, hộp carton đóng gói) 3 SOP bảo quản màng nhôm, màng PVC ( Ống tiên rỗng) 4 SOP bảo quản bìa, hộp carton 5 SOP vệ sinh khu vực không phân cấp 6 SOP thay quàn áo ra vào khu vực cấp D 7 SOP rửa và sát trùng tay 8 SOP cân, đong nguyên vật lệu 9 SOP ray, sát nguyên vật liệu 10 SOP rửa, tiệt trùng ống tiêm rỗng, rửa đầu ống 11 SOP rửa dụng cụ pha chế cốm và dịch thuốc 12 SOP đóng gói dụng cụ pha chế cốm và dịch thuốc 13 SOPchuẩn bị dụng cụ pha chế 14 SOP cất nước cất 15 SOP rửa dụng cụ đóng ống nước cất 16 SOP đóng gói dụng cụ đóng ống nước cất 17 SOP pha chế cốm, dịch thuốc 18 SOP chuẩn bị dụng cụ chứa hồ chín 19 SOP nấu hồ 20 SOP bảo quản hồ chín 21 SOP rửa dụng cụ chứa hồ chín 22 SOP đóng gói dụng cụ chứa hồ chín 23 SOP chuẩn bị dụng cụ nhào bột ẩm tạo hạt ( chuẩn bị màng lọc) 24 SOP chuẩn bị dụng cụ sát hạt ( lọc qua màng lọc MT) 25 SOP bảo quản hạt đã sát ( bảo quản dịch thuốc không bị nhiễm khuẩn) 26 SOP đảo hạt khi sấy hạt 27 SOP bảo quản hạt sau khi sấy 28 SOP chuẩn bị dụng cụ sửa hạt qua rây cỡ 1250 29 SOP viên đã sấy vào bôi trơn bóng 30 SOP bảo quản hạt đã trơn bóng 31 SOP chuẩn bị dụng cụ dập viên ( đóng ống) 32 SOP rửa sụng cụ 33 SOP đóng gói, bảo quản dụng cụ 34 SOP bảo quản viên sau khi dập( ống sau khi đóng ống) 35 SOP chuẩn bị dụng cụ hàn ống 36 SOP vệ sinh dụng cụ hàn ống 37 SOP quản bảo dụng cụ đóng ống 38 SOP chuẩn bị dụng cụ hút bụi (hấp tiệt trùng thuốc tiêm) 39 SOP rửa dụng cụ hấp tiệt trùng, vệ sinh máy hút bụi 40 SOP đóng gói, bảo quản dụng cụ hấp tiệt trùng, máy hút bụi 41 SOP chuẩn bị tiết bị ép vỉ 42 SOP vệ sinh thiết bị ép vỉ 43 SOP đóng gói, bảo quản thiết bị ép vỉ 44 SOP chuẩn bị thiết bị soi thuốc 45 SOP soi thuốc 46 SOP vệ sinh thiết bị soi thuốc 47 SOP bảo quản thiết bị soi thuốc 48 SOP bảo quản bán thành phẩm 49 SOP dán nhãn 50 SOP bảo quản bán thành phẩm sau khi dán nhãn 51 SOP đóng gói 52 SOP vừa kiện 53 SOP theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, áp suất của kho 54 SOP thử độ toàn vẹn của màng lọc 55 SOP lấy mẫu không khí kho 56 SOP lấy hạt trong không khí của kho 57 SOP thực hiện vệ sinh khu sản xuất 58 SOP thực hiện SIP hệ thống nước cất pha tiêm 59 SOP thực hiện vệ sinh tại khu biệt trữ Bảng 3.5: Bảng SOP tại xí nghiệp dược phẩm 120 Tà bảng trên ta thấy để thực hiện được các thao tác chuẩn thì xí nghiệp phải tăng cường công tác đào tạo và tập huấn nhân sự. Các công nhân phải được đào tạo và thực hành kỹ lưỡng các thao tác chuẩn đó để khi áp dụng không cón bỡ ngỡ. Xí nghiệp sản xuất nhiều loại thuốc khác nhau vì vậy nguyên vật liệu cũng có rất nhiều loại thêm vào đó xí nghiệp lại không có khu sản xuất riêng cho từng loại thuốc vìa vậy khả năng nhiễm chéo và nhiễm khuẩn trong quá trình sản xuất là rất lớn. Vì vậy để tránh nhiễm chéo thì xí nghiệp phải thực hiện các biện pháp sau: Sản xuất từng sản phẩm, thực hiện các công đoạn trong khu vực riêng, khép kín và riêng biệt. Tiến hành sản xuất từng loại sản phẩm theo chiến dịch, sau đó làm vệ sinh, tẩy uế nhà xưởng. Lắp đặt chốt gió phù hợp, chênh lệch áp suất, hệ thống cấp và thải khí Hạn chế tối đa nguy cơ tạp nhiễm do tái tuần hoàn không khí không qua xử lý. KẾT LUẬN Trong thời đại ngày nay các doanh nghiệp ttồn tại trong thị trường cạnh khốc liệt và mức độ khốc liệt ngày càng tăng do có nhiều các phương pháp, công nghệ tiên tiến ra đời. Mặt khác nhu cầu của người tiêu dùng phát triển, mức độ đòi hỏi của họ vào nhà sản xuất ngày càng gắt gao buộc các nhà sản xuất không nghiên cứu để đưa ra những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Cũng từ đó mà sản phẩm được làm ra với trình độ cao hơn, nhiều chức năng, giá cả ngày có xu hướng giảm. Do vậy để tồn tại, phát triển và có vị thế nhất định trên thị trường thì nhà sản xuất phải đưa ra một yếu tố cạnh tranh như cạnh tranh về: giá cả, tính năng sản phẩm, mẫu mã, chất lượng sản phẩm Để đáp ứng được điều đó doanh nghiệp phải nỗ lực, phát huy nguồn lực của mình để đạt mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Đồ án tốt nghiệp của em đề cập quản lý chất lượng đến chất lượng của sản phẩm do vậy để nâng cao chất lượng sản phẩm doanh nghiệp cần khắc những nhân tố chủ quan như con người thiết bị, cơ sở kỹ thuậtngoài ra còn phải khắc phục nhân tố khách quan để từ đó tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giảm chi phí sản xuất nhờ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của xí nghiệp. Nội dung đồ án của em gồm: Phần một: Cơ sở lý thuết Phần hai: Thực trạng của xí nghiệp Dược phẩm 120 Phần ba: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của xí nghiệp Dược phẩm 120 Phần bốn: Kết luận. Đề tài này có thể áp dụng cho các sản xuất và kinh doanh dược phẩm đặc biệt là ngày thế giới đang áp dụng GMP trong sản xuất thuốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO Quản lý chất lượng trong doanh nghiệp – NXB Thống kê Quản lý chất lượng đồng bộ TQM – NXB Thống kê Kinh tế và quản lý - TS. Ngô Trần Ánh - ĐHBKHN Quản lý chất lượng thuốc – Đại học Dược Hà Nội Bào chế - Đại Học Dược Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐATN.DOC
  • xlsban ve - chi duyen.xls
  • docBCTTKY9.DOC
  • docBÌA.doc
  • vsdduyen.vsd
  • docHOAN THIEN.doc
Tài liệu liên quan