Du lịch tình nguyện - hướng phát triển bền vững cho du lịch vùng miền núi Việt Nam

2.2.4.4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch cộng đồng và tình nguyện. Tăng cường củng cố, mở rộng hợp tác song phương và hợp tác đa phương với các tổ chức tình nguyện quốc tế, các nước có khả năng và kinh nghiệm phát triển du lịch tình nguyện. Chú trọng hợp tác du lịch với các nước trong khu vực ASEAN (Lào, Thái Lan, Campuchia ), đặc Du lịch cộng đồng •Trải nghiệm vẻ đẹp thiên nhiên •Trải nghiệm đặc sản ẩm thực •Trải nghiệm âm nhạc và dân vũ truyền thống •Trải nghiệm trang phục dân gian •Trải nghiệm nghề truyền thống •Trải nghiệm kiến trúc đặc thù •Hoạt động Teambuilding, lửa trại Tình nguyện •Hỗ trợ giáo dục (dạy tiếng Anh, kỹ năng mềm, khóa học, môi trường ) •Hỗ trợ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp •Hỗ trợ cơ sở vật chất và xây dựng •Hỗ trợ quảng bá du lịch địa phương •Giao lưu tình nguyện viên quốc tế biệt kêu gọi sự hợp tác từ các tổ chức tình nguyện quốc tế để thu hút tình nguyện viên quốc tế về hỗ trợ: Humanitours, Hội Việt Pháp CODEV, Buffalo Ký kết các thoả thuận hợp tác về du lịch ở cấp tỉnh với các nước trên nhằm khai thác du lịch quá cảnh qua các nước. Từ đó thúc đẩy du lịch ở các tỉnh miền núi Việt Nam phát triển mạnh hơn nữa. Bên cạnh đó còn hướng tới hợp tác du lịch với các nước châu Âu có nền kinh tế và du lịch phát triển, khai thác nguồn khách inbound vào Việt Nam: Úc, Pháp 2.2.4.5. Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cộng đồng và tình nguyện. Để thu hút được số lượng lớn nguồn khách, đáp ứng được nhu cầu của đa dạng nguồn khách thì cần phải có cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu cơ bản: đi lại, ăn uống, lưu trú Đầu tư đồng bộ về hệ thống cơ sở hạ tầng như đường, điện, hệ thống xử lí chất thải trong khu du lịch, dành quỹ đất cho công viên xanh, đường nội bộ, bãi đỗ xe Phát triển hạ tầng giao thông hiện đại phục vụ du lịch, triển khai các dự án xây dựng trung tâm giới thiệu sản phẩm, quảng bá xúc tiến du lịch.

pdf11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Du lịch tình nguyện - hướng phát triển bền vững cho du lịch vùng miền núi Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
129 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2020-0035 Social Sciences, 2020, Volume 65, Issue 5, pp. 129-139 This paper is available online at DU LỊCH TÌNH NGUYỆN - HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO DU LỊCH VÙNG MIỀN NÚI VIỆT NAM Nguyễn Thị Phương Nga Khoa Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Tóm tắt. Du lịch tình nguyện là loại hình du lịch hướng tới phát triển bền vững, mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng cư dân địa phương. Nghiên cứu này phân tích những vấn đề lí luận cơ bản về du lịch tình nguyện: đặc điểm, các điều kiện phát triển du lịch tình nguyện, đặc trưng của du lịch tình nguyện. Trên cơ sở đó, phân tích nhu cầu về loại hình du lịch tình nguyện, khả năng phát triển và hiệu quả mang lại cho cộng động địa địa phương ở các tỉnh miền núi Việt Nam. Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng: phương pháp đánh giá tổng hợp, điều tra xã hội học đưa ra nhận định về nhu cầu và khả năng phát triển của du lịch tình nguyện. Nghiên cứu này phân tích các điều kiện khai thác loại hình du lịch tình nguyện, đề xuất một số giải pháp khai thác loại hình du lịch tình nguyện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Từ khóa: du lịch tình nguyện, miền núi, phát triển bền vững. 1. Mở đầu Kinh tế phát triển, khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, các địa phương, các tầng lớp trong xã hội ngày càng tăng; thời gian làm việc căng thẳng gây nên stress cho người lao động ở các thành phố lớn. Đồng thời, nhu cầu của con người về hoạt động du lịch đa dạng hơn, nhu cầu ấy không chỉ là nghỉ ngơi, vui chơi giải trí mà còn hướng đến những hoạt động trải nghiệm, thử thách bản thân, tìm kiếm những điều mới lạ, làm mới cuộc sống của cá nhân, mong muốn có những việc làm có ý nghĩa. Du lịch tình nguyện là loại hình du lịch đáp ứng những mong muốn của những con người muốn đóng góp cho xã hội, mong muốn đến với những vùng đất còn nhiều khó khăn, mang lại niềm vui, hạnh phúc, sự chia sẻ với cộng đồng xung quanh mình. Trên thế giới, khái niệm du lịch tình nguyện được xuất hiện từ năm 2001 với một số nghiên cứu của Stephen Wearing đã chỉ ra du lịch tình nguyện với định nghĩa rõ hơn đó là những cá nhân với nhiều lí do khác nhau, có thể tham gia vào một tổ chức, hay nhóm (xã hội) sử dụng kỳ nghỉ của mình để giúp đỡ một cộng đồng, một nhóm xã hội nào đó cả về mặt vật chất hoặc giảm thiểu những ảnh hưởng của thiên tai gây ra cho cộng đồng đó [1]. Đến năm 2005, tác giả M.Callanan, S.Thomas đã khẳng định du lịch tình nguyện là một trong những lĩnh vực tăng trưởng chính của du lịch hiện đại, đó là một thị trường ngách tạo nên sự khác biệt với sản phẩm du lịch truyền thống trong quá trình tìm kiếm sản phẩm du lịch thay thế [2]. Nancy Gard McGehe, C.Santos đã phân tích ý thức của người tham gia du lịch tình nguyện, cho rằng đó là phong trào xã hội được thay thế cho các hoạt động truyền thống, đánh giá cao ý thức của người tham gia loại hình du lịch này [3]. Năm 2010, tác giả Natalie Ooi, Jennifer H. Laing (Nauy) trong nghiên cứu: “Backpacker tourism: Suitainable or purposeful?” đã phân tích về động cơ du Ngày nhận bài: 11/3/2020. Ngày sửa bài: 27/4/2020. Ngày nhận đăng: 10/5/2020. Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Phương Nga. Địa chỉ e-mail: nguyenphuongnga.haui@gmail.com Nguyễn Thị Phương Nga 130 lịch của họ với du lịch tình nguyện [4]. Nghiên cứu này chỉ ra những điểm tương đồng và xu thế chuyển từ du lịch “ba lô” sang du lịch tình nguyện. Có thể thấy, du lịch tình nguyện là hoạt động mà mọi người trả tiền để tình nguyện tham gia vào các dự án phát triển hoặc bảo tồn, loại hình du lịch này đã tạo nên sự kết nối giữa các dân tộc, duy trì văn hoá phi chính trị ở các quốc gia [5]. Du lịch tình nguyện được đề xuất phát triển ở địa bàn sinh sống của các dân tộc có điều kiện kinh tế khó khăn, mang tính chất nhân đạo [6]. Các nghiên cứu đã đưa ra những đặc điểm của du lịch tình nguyện, phân tích các lí do để du lịch tình nguyện được phát triển, địa bàn mà du lịch tình nguyện hướng tới, giá trị du lịch tình nguyện mang lại trong việc tìm kiếm hình thức du lịch thay thế loại hình du lịch truyền thống. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về du lịch tình nguyện mới chỉ dừng lại ở các địa phương, hoặc xây dựng chương trình du lịch tình nguyện cụ thể. Nghiên cứu này đưa ra khái niệm về du lịch tình nguyện, đặc trưng và điều kiện thực hiện du lịch tình nguyện; phân tích các điều kiện thực hiện du lịch tình nguyện ở vùng miền núi Việt Nam. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu và cơ sở lí thuyết về du lịch tình nguyện 2.1.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu chính là: (i) Phương pháp thu thập, kế thừa, chọn lọc và phân tích tài liệu; (ii) Phương pháp thống kê và phân tích số liệu; (iii) Phương pháp đánh giá tổng hợp (iv); Phương pháp điều tra xã hội học với 115 số người được hỏi với các độ tuổi từ 20 trở lên. 2.1.2. Cơ sở lí thuyết về du lịch tình nguyện 2.1.2.1. Khái niệm Khái niệm về du lịch tình nguyện trên thế giới được rất nhiều cá nhân, tổ chức chính phủ và phi chính phủ đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Alexander, Z. & Bakir cho rằng: “Du lịch thiện nguyện là những cá nhân sử dụng thời gian và tiền bạc đi du lịch để giúp đỡ cộng đồng khác đang gặp khó khăn” [3]. Còn theo Breugel định nghĩa: “Du lịch là sự lồng ghép giữa các dịch vụ liên quan đến tình nguyện ở điểm đến với các yếu tố truyền thống của lữ hành và du lịch như nghệ thuật, văn hoá, địa lí, lịch sử và giải trí khi đang ở điểm đến” [4]. Theo Peace Corps - tổ chức được coi là sáng lập ra loại hình du lịch tình nguyện đã xác định “Du lịch tình nguyện là sự kết hợp giữa hai từ du lịch và tình nguyện. Du lịch tình nguyện là sự tổng hợp các yếu tố tốt nhất của lữ hành và du lịch như nghệ thuật, văn hoá, lịch sử, địa lí, các di sản, môi trường tự nhiên và giải trí với cơ giúp đỡ và thúc đẩy điểm đến bao gồm cư dân, điểm tham quan và các yếu tố khác nữa” [dẫn theo 5]. Như vậy có thể thấy, du lịch tình nguyện là loại hình du lịch thay thế du lịch truyền thống, du khách tham quan điểm đến và tham gia các dự án bảo tồn, hỗ trợ người dân địa phương làm kinh tế và thực hiện các hoạt động xã hội, thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng địa phương. Các dự án này thường được thiết kế dành cho khách du lịch tình nguyện làm các công việc bảo tồn hoặc phát triển cộng đồng, bảo tồn hệ sinh thái, phát triển làng nghề truyền thống, trung tâm công cộng kết hợp đi du lịch. 2.1.2.2. Đặc trưng của du lịch tình nguyện Du lịch tình nguyện có đặc điểm đặc trưng so với các loại hình du lịch khác ở nguồn khách, nhu cầu của khách du lịch và các hoạt động thực hiện trong chương trình du lịch. Thứ nhất: Du lịch tình nguyện cần có sự cân bằng giữa các hoạt động du lịch và hoạt động tình nguyện. Du lịch tình nguyện là sự kết hợp lồng ghép giữa 2 thành phần không thể thiếu đó là dịch vụ liên quan đến tình nguyện và các yếu tố truyền thống của lữ hành và du lịch như nghệ thuật, Du lịch tình nguyện – hướng phát triển bền vững cho du lịch miền núi Việt Nam 131 văn hóa, địa lí, lịch sử và giải trí của điểm đến. Tuy du lịch tình nguyện có những nét riêng hình thành từ những hoạt động tình nguyện và có tính chất như chương trình, dự án tình nguyện trong phát triển cộng đồng hay bảo vệ môi trường, nhưng xét cho cùng du lịch tình nguyện cũng như bất kì một loại hình du lịch nào, không thể xem nhẹ các yếu tố của du lịch và lữ hành, đem lại lợi ích về kinh tế hay thỏa mãn mục đích trải nghiệm vùng đất mới của du khách [4]. Chương trình Du lịch tình nguyện ở đây là một sản phẩm du lịch được xây dựng, thiết kế cụ thể bao gồm: điểm đến, phương tiện vận chuyển, các hoạt động vui chơi giải trí, cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung Như vậy,ngoài việc đem lại lợi ích là đáp ứng nhu cầu đặc biệt của khách du lịch tình nguyện, giúp đỡ điểm đến, du lịch tình nguyện còn phải đem lại giá trị lợi nhuận cho các tổ chức hay doanh nghiệp lữ hành [2]. Thứ hai: Người tham gia du lịch tình nguyện phải tự trả mọi chi phí đi lại, ăn ở trong chương trình du lịch. Sự khác biệt và cũng là đặc trưng của du lịch tình nguyện so với các loại hình du lịch khác chính là ở chỗ người tham gia chương trình du lịch tình nguyện phải tự trả mọi chi phí đi lại, ăn ở, các hoạt động tham quan danh lam thắng cảnh, tìm hiểu bản sắc văn hoá dân tộc, phong tục tập quán của người dân địa phương là hoạt động kết hợp với chuyến đi tình nguyện. Đây là hình thức du lịch thể hiện rõ trách nhiệm phát triển cộng đồng, bảo tồn văn hoá hoá và bảo vệ môi trường của khách du lịch. Thứ ba: Du lịch tình nguyện mang lại ý nghĩa cuộc sống cho người tham gia. Đặc trưng thứ hai của loại hình du lịch này chính là khách du lịch được tự do khám phá, thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa bản địa, đồng thời khách du lịch có thời gian để tìm thấy giá trị của cuộc sống khi họ được đóng góp cho cộng đồng địa phương. Với thành phần tham gia và cách thức hoạt động khác nhau, nhưng loại hình du lịch tình nguyện đều chung mục đích là mang lại những điều tốt đẹp cho những nơi mà khách du lịch đặt chân đến. Thứ tư: Điểm đến của du lịch tình nguyện thường là những vùng mà người dân có cuộc sống còn khó khăn, cần sự trợ giúp của cộng đồng. Các chương trình, dự án hỗ trợ bảo tồn và phát triển của du lịch tình nguyện ở Việt Nam hay các quốc gia trên thế giới hướng đến những điểm đến có nhu cầu cần đến sự trợ giúp. Mục tiêu du lịch tình nguyện có thể giúp thực hiện là: xoá đói giảm nghèo, nâng cao sức khỏe, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn di sản thế giới Bởi vậy, các hoạt động cụ thể của chương trình du lịch đặc biệt này này được diễn ra tại các điểm đến còn xa xôi, hẻo lánh, đang có nguy cơ bị đe doạ bởi thiên tai, dịch bệnh, hay khu vực đang bị mất cân bằng sinh thái, những nơi đang có nguy cơ bị ô nhiễm cao. Theo đó, hoạt động tại các điểm đến này thường là xây dựng trường học, tổ chức bếp cơm từ thiện, bắc cầu, khám bệnh cho bệnh nhân nghèo; chăm sóc người tàn tật và trẻ mồ côi, đưa rước xe chuyển bệnh đường xa, xây cất nhà tình nghĩa, nhà tình thương, khôi phục lại nhà cửa sau thiên tai, dịch bệnh; dọn rác, cuốc đất trồng cây [8]. 2.1.2.3. Điều kiện phát triển của du lịch tình nguyện Du lịch tình nguyện chỉ phát triển được khi có đầy đủ sự cấu thành của các yếu tố tại điểm đến và nguồn khách của du lịch tình nguyện.  Nguồn tài nguyên du lịch. Điểm đến phải có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch văn hoá phong phú, đặc sắc, có tiềm năng để khai thác và phát triển du lịch. Điểm đến có nguồn tài nguyên chưa được du lịch khai thác mạnh.  Cộng đồng cư dân địa phương Nguyễn Thị Phương Nga 132 Cộng đồng cư dân còn có nhiều khó khăn, chưa được hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội. Cần có một định hướng phát triển bền vững. Cộng đồng cư dân ủng hộ và hỗ trợ các chương trình du lịch tình nguyện của các công ty, tổ chức thực hiện tại địa phương [9].  Điều kiện về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật. Tại điểm thực hiện chương trình du lịch, có những điều kiện cơ bản về giao thông, cơ sở ăn uống, lưu trú để phục vụ những nhu cầu tối thiểu cho khách du lịch đến địa phương. Về giao thông cần tối thiểu là đường giao thông liên xã, liên huyện có thể di chuyển bằng một loại phương tiện giao thông (xe máy, ô tô); có cơ sở lưu trú (có homestay hoặc có nhà dân chấp nhận đón khách/sẵn sàng cho khách lưu trú); có cơ sở ăn uống tối thiểu (tại chợ phiên tại các xã vùng sâu vùng xa có cung cấp thực phẩm). 2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 2.2.1. Đặc điểm địa bàn vùng miền núi Việt Nam Trong nghiên cứu này, phạm vi về không gian được xác định theo vùng kinh tế trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ [10]. Phạm vi khảo sát, đánh giá vùng miền núi trong nghiên cứu này được thực hiện tại vùng kinh tế Trung du và miền núi Bắc Bộ. Đặc điểm chung của vùng này: địa hình núi cao là chủ yếu, địa bàn cư trú của các dân tộc ít người, điều kiện phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn, đời sống của nhân dân còn nghèo, thu nhập chưa cao, trình độ của người dân còn hạn chế. Đây cũng là vùng có tỉ lệ hộ nghèo và số xã nằm trong chương trình 135 cao nhất cả nước. Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích 95.264,4km2, dân số năm 2019 là 12,5 triệu người [10], là địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc như Tày, Nùng, Mông, Dao, Thái có giá trị văn hóa đặc sắc, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đời sống nhiều khó khăn. Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ với cảnh quan đa dạng, khí hậu mát mẻ, sự phong phú về văn hóa tộc người là điều kiện cơ bản thu hút khách du lịch đến. Bên cạnh đó, vùng miền núi Việt Nam còn nhiều khó khăn về kinh tế, giao thông chưa phát triển, thu nhập của người dân thấp, số lượng các xã nằm trong chương trình 135 còn nhiều, cần sự hỗ trợ của nhiều tổ chức và cá nhân về kinh tế, cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế Đây cũng là nơi có nhiều điều kiện đáp ứng yêu cầu của loại hình du lịch tình nguyện. 2.2.2. Cơ sở phát triển du lịch tình nguyện ở vùng miền núi Việt Nam 2.2.2.1. Một số lỗ hổng trong phát triển sản phẩm du lịch ở vùng miền núi Việt Nam Hình 1. Lỗ hổng trong phát triển sản phẩm du lịch vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (Nguồn: Tổng hợp từ [12],[13]) Sản phẩm du lịch truyền thống còn nghèo nàn, thiếu các sản phẩm du lịch đặc thù Khai thác nguồn tài nguyên tự phát và không có định hướng, suy thoái tài nguyên. Thiếu các sản phẩm hỗ trợ cộng đồng tại điểm du lịch bền vững Sản phẩm du lịch chưa phân hoá theo phân khúc khách Thiếu sản phẩm giáo dục và phát triển nguồn lực cốt lõi- con người. Chưa khai thác tốt được nền văn hoá đặc trưng địa phương, thế mạnh cộng đồng Chưa chú trọng đầu tư vào trải nghiệm Du lịch tình nguyện – hướng phát triển bền vững cho du lịch miền núi Việt Nam 133 Với sự đa dạng về tài nguyên du lịch ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, sản phẩm du lịch cũng được xây dựng với nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên, thực trạng sản phẩm du lịch cho thấy tính chất của sản phẩm du lịch của vùng còn nghèo nàn, tập trung chính vào sản phẩm tham quan, nghỉ dưỡng; các sản phẩm hướng tới phát triển bền vững chưa thực sự chú trọng. Sự thiếu hụt trong phát triển sản phẩm du lịch vùng trung du và miền núi Bắc Bộ được thể hiện trong Sơ đồ 1. 2.2.2.2. Nhu cầu khách du lịch về sản phẩm du lịch độc đáo. Trên cơ sở phân tích nhu cầu của khách du lịch được khảo sát ở 115 khách du lịch (bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế) về mong muốn sử sụng sản phẩm du lịch, nghiên cứu này đưa ra sơ đồ phân tích nhu cầu cho các sản phẩm du lịch vùng miền núi Việt Nam như sau: Hình 2. Phân tích nhu cầu về sản phẩm du lịch ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Nguồn: Khảo sát của tác giả) Có thể thấy, nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt ở độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi đã có sự khác biệt. Trong nhóm độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi, hình thành các nhu cầu theo hướng nghỉ dưỡng, khám phá, trải nghiệm và đóng góp cho cộng đồng. Khi kinh tế phát triển, nhận thức của con người nâng lên, nảy sinh nhu cầu mong muốn được đóng góp cho xã hội, du lịch không đơn thuần là các hoạt động nghỉ ngơi, vui chơi giải trí mà nảy sinh nhu cầu phát triển bản thân, khám phá vùng đất mới ngày càng lớn. Trong 115 khách du lịch được khảo sát có tới 85,7% số người được hỏi đều có nhu cầu đóng góp cho xã hội. Độ tuổi từ 20-40 tuổi có tỉ lệ là 87,6% trong tổng số người trong độ tuổi này, độ tuổi 40 – 50 tuổi có tỉ lệ tương đương là 37%., độ tuổi trên 50 tuổi có tỉ lệ thấp là 8,6%. Bảng 1. Khảo sát nhu cầu du lịch của khách du lịch Độ tuổi Số lượng khảo sát (phiếu) Nhu cầu du lịch (%) Nhu cầu trải nghiệm (%) Khám phá bản thân(%) Hỗ trợ cộng đồng (%) 20- 40 tuổi 65 100% 87,6% 69,2% 30,7% 40 – 50 tuổi 27 100% 37% 33,3% 37,1% Trên 50 tuổi 23 100% 21,7% 8,6% 13,1% (Nguồn: Khảo sát của tác giả) Nghiên cứu cho thấy nhu cầu của nhóm khách có độ tuổi trẻ và trung niên có nhu cầu lớn với các hoạt động khám phá, trải nghiệm, đóng góp cho cộng đồng. Các nhóm tuổi khác chủ yếu • *Nhu cầu phát triển bản thân, tăng cường hoạt động xã hội để xây dựng hình ảnh cá nhân, tổ chức •Hỗ trợ địa phương, cộng đồng về kinh tế, nhận thức, xã hội phát triển bền vững •Đời sống văn hóa, phong tục tập quán •Du lịch khám phá vùng đất mới Du lịch Trải nghiệm Khẳng định bản thân Hỗ trợ cộng đồng Nguyễn Thị Phương Nga 134 là nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí. Điều này cho thấy, du lịch tình nguyện tập trung vào khai thác thị trường chính là những người trẻ tuổi, có sức khỏe, có mong muốn được đóng góp cho vùng sâu vùng xa. 2.2.3. Điều kiện thực hiện du lịch tình nguyện ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. 2.2.3.1. Tài nguyên du lịch vùng trung du và miền núi Bắc Bộ - Phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, hấp dẫn, vùng miền núi trập trùng, hùng vĩ là đặc điểm chung của vùng miền núi Việt Nam. Tây Bắc là vùng núi cao nhất ở nước ta, độ cao trung bình khoảng 1000m, nhiều đỉnh núi cao trên 2000m (Panxipang 3143m, Tả Yang Phìng 3096m, Pu Luông 2983m, Lang Cung 2913m, Xà Phìng 2879m, ). Một vùng đồi núi điệp trùng với nhiều đỉnh núi cao, sườn dốc, vực sâu, ghập ghềnh, lắm thác. Các dãy núi chạy theo hướng tây bắc – đông nam xen giữa với các cao nguyên đá vôi có bề mặt tương đối bằng phẳng, tạo điều kiện cho phát triển du lịch mạo hiểm. Vùng núi Đông Bắc là những cánh cung quy tụ ở Tam Đảo, chủ yếu là vùng đồi núi thấp. Phía Bắc của vùng là cao nguyên đá vôi với nhiều dạng địa hình đặc biệt, hiểm trở trong đó cao nguyên Đồng Văn ẩn chứa trong đó là kho tàng về lịch sử địa chất, thu hút khách du lịch đến khám phá, tìm hiểu giá trị khoa học của vùng cao nguyên này. Cảnh sắc thiên nhiên nơi đây có sự hòa quyện giữa đất trời, núi rừng, và nét văn hóa đặc sắc của đồng bào, tạo một sức hút độc đáo đối với du khách thập phương. Địa hình Karst với các hang động, nhiều nhũ đá rủ xuống thành nhiều hình thù lạ mắt, tạo cảnh tượng lung linh huyền ảo như hang Thắm Púa (Điện Biên), Tả Phìn, Mường Vi (Lào Cai), động Linh Sơn (Thái Nguyên), Động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn), Ngườm Ngao, hang Pác Bó (Cao Bằng) thu hút nhiều du khách. - Khí hậu vùng miền núi Việt Nam rất thuận lợi cho khai thác du lịch và các hoạt động trải nghiệm của khách du lịch. Bảng 2. Mức độ ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu đối với sức khỏe con người và hoạt động du lịch tại vùng miền núi Việt Nam [14] Tiểu vùng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tây Bắc * *** *** *** ** ** ** ** ** *** *** *** Đông Bắc * *** *** ** ** * * * ** *** *** *** Tây Nguyên ** ** * * *** *** ** ** ** ** *** *** Ghi chú: ***: Rất thích hợp cho sức khỏe con người **: Thích hợp cho sức khỏe con người *: Ít thích hợp cho sức khỏe con người Sự đa dạng của khí hậu đã góp phần tô điểm thêm cảnh sắc tươi đẹp nơi đây, tạo nên tính đa dạng và không kém phần độc đáo của vùng du lịch này. Vùng miền núi Việt Nam có tài nguyên văn hóa phong phú, đa dạng và đặc sắc, hấp dẫn đối với du khách. Đây là vùng ẩn chứa đặc trưng văn hóa của nhiều dân tộc anh em, là minh chứng cho thời kỳ dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc với nét đẹp văn hóa cần được giữ gìn và phát huy. Trong đó phải kể đến di sản văn hóa được UNESCO công nhận như cồng chiêng Tây Nguyên, hát xoan Phú Thọ Đây còn là nơi phát hiện ra nền văn minh đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam, là cái nôi của văn hóa Việt với các di chỉ thuộc nền văn minh Đông Sơn, Hòa Bình. Đến với vùng miền núi Việt Nam đến với những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em. Mỗi lễ hội trong vùng đều mang những nét riêng, có thể là những lễ thể hiện truyền thống hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc ta như lễ hội Đền Hùng, lễ hội nông nghiệp như lễ hội Lồng Tồng, lễ hội Nào Song, lễ hội cồng chiêng, lễ hội đua voi, lễ hội cầu mưa Du lịch tình nguyện – hướng phát triển bền vững cho du lịch miền núi Việt Nam 135 Trang phục truyền thống, nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc, phong tục tập quán hết sức đa dạng và phong phú của đồng bào dân tộc H’mông, Dao, Tày, Nùng, Thái, Ê đê, Ba Na, Gia - rai là tài nguyên du lịch đặc trưng của vùng có thể khai thác có hiệu quả và bền vững thành sản phẩm du lịch đặc thù của vùng. Văn hóa ẩm thực của vùng cũng hết sức độc đáo với những món ăn dân gian như thắng cố, mèn mén của người H’mông, lợn quay Lạng Sơn, rượu Bắc Hà, rượu Mẫu Sơn, rượu cần Hòa Bình, rượu ngô Quản Bạ, gỏi lá Kon Tum, bò một nắng Bảng 3. Các tài nguyên du lịch văn hóa tiêu biểu ở vùng miền núi Việt Nam Điểm du lịch Giá trị Khả năng Điểm du lịch Giá trị Khả năng ATK Định Hóa **** **** Chợ tình Sapa *** *** Pác Bó *** *** Lễ hội Lồng Tồng *** *** Điện Biên **** **** Bắc Hà *** *** Đền Hùng **** **** Chợ tình Khâu Vai *** ** Tân Trào *** *** Nhà đày Buôn Mê Thuột *** *** Nhà rông Kon Klor **** **** Làng voi Nhơn Hòa **** **** Ghi chú: Giá trị thu hút khách: **** Rất cao *** Cao ** Vừa * Thấp Khả năng khai thác: **** Rất thuận lợi *** Thuận lợi ** Vừa * Không thuận lợi (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ [14], [15]) Với các tài nguyên du lịch văn hóa rất đa dạng của vùng, hoạt động du lịch khai thác theo hướng phát triển du lịch cộng đồng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc phát triển du lịch tình nguyện dựa vào cộng đồng sẽ góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, du khách có điều kiện trải nghiệm cuộc sống của đồng bào, góp phần xóa đói giảm nghèo. 2.2.3.2. Điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật Để thực hiện hoạt động du lịch tình nguyện, điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật cần đáp ứng ở mức độ tối thiếu. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ hiện nay đã được đầu tư cơ bản về hệ thống đường giao thông, tại các xã vùng sâu vùng xa của các tỉnh miền núi đã có đường giao thông đến. Tại các điểm du lịch đã cơ bản có đường liên thôn, liên xã, liên huyện với chất lượng có thể đáp ứng được cho các phương tiện vận chuyển cơ bản như xe máy, ôto 16 chỗ đến 45 chỗ. Về điều kiện lưu trú và dịch vụ ăn uống tại hầu hết các điểm du lịch có nhà nghỉ, homestay hoặc nhà dân sẵn sàng đón tiếp khách có dịch vụ cơ bản phục vụ cho khách du lịch đến. Tại những điểm du lịch còn mới khai thác hoặc các điều kiện còn khó khăn như Tủa Chùa (Điện Biên), Lô Lô Chải (Hà Giang), Mường Phăng (Điện Biên) một số tổ chức giáo dục phi chính phủ như VEO, công ty lữ hành khai thác thị trường khách du lịch tình nguyện như Buffalo tour đã đầu tư cho các hộ dân để sẵn sàng đón tiếp khách du lịch. Bảng 4. Số lượng buồng lưu trú du lịch của các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (giai đoạn 2011-2018) [16] TT Tên tỉnh 2011 2012 2013 2014 2016 2018 (*) 1 Hòa Bình 2.080 2.222 2.333 2.804 3.420 3.500 2 Sơn La 1.572 1.600 1.800 2.550 3.200 3.500 3 Điện Biên 890 1.300 1.500 1.694 2.108 2.153 4 Lai Châu 665 1.465 1.575 1.605 1.820 1.983 5 Yên Bái 1.290 1.690 1.720 1.852 2.059 2.200 Nguyễn Thị Phương Nga 136 6 Phú Thọ 2.505 2.750 2.959 3.224 3.489 3.590 7 Lào Cai 5.421 5.862 6.150 6.805 10.000 11.500 8 Tuyên Quang 1.635 1.660 1.882 2.160 2.878 2.878 9 Hà Giang 1.392 1.669 1.715 1.876 2.750 2.915 10 Bắc Kạn 1.368 1.374 1.445 1.575 1.650 1.690 11 Thái Nguyên 2.500 2.800 3.297 3.795 4.200 4.480 12 Cao Bằng 994 1.288 1.884 2.064 2.310 2.402 13 Lạng Sơn 1.991 2.086 2.173 2.322 2.510 2.590 14 Bắc Giang 2.500 3.000 3.200 3.420 4.250 4.250 Tổng toàn vùng 16.805 30.765 33.633 37.970 46.644 49.631 Ghi chú: - Đơn vị tính: Buồng - Số liệu từ các thống kê của các địa phương và của Trung tâm thông tin du lịch (TCDL); - (*) số liệu ước tính cho 9 tháng đầu năm 2018 Hiện nay, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch của vùng tương đối tốt, tập trung ở một số khu, điểm du lịch trong vùng: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang Tuy nhiên, đối với loại hình du lịch tình nguyện, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch cần đảm bảo ở mức tối thiểu: có đường giao thông đến điểm du lịch tình nguyện, có nơi lưu trú (chủ yếu là nhà của người dân địa phương) sẵn sàng đón tiếp khách. Điểm khác biệt của loại hình du lịch này ở Việt Nam hiện nay đó là: các công ty thực hiện loại hình du lịch này hầu hết đều có cơ sở lưu trú tại điểm du lịch tình nguyện. Ví dụ, tổ chức VEO đã có cơ sở lưu trú dành riêng cho khách du lịch tình nguyện tại các điểm du lịch tình nguyện như bản Lô Lô Chải (Hà Giang), Mường Ảng (Điện Biên), Tả Van (Lào Cai) Tại mỗi điểm du lịch có một đến hai homestay của công ty để đón khách, người dân địa phương là người tham gia trực tiếp vào việc cung cấp dịch vụ cho khách. Như vậy, với hình thức này, hầu hết các doanh nghiệp đã chủ động được lượng khách và khả năng cung ứng dịch vụ của mình, đồng thời tạo việc làm, hướng dẫn người dân địa phương làm du lịch. 2.2.3.3. Cộng đồng cư dân địa phương Tại các điểm du lịch thực hiện hoạt động du lịch tình nguyện ở vùng miền núi Việt Nam hầu hết là địa bàn cư trú của các dân tộc: Mông, Thái, Dao, Tày, Nùng điều kiện sống còn rất nhiều khó khăn, chủ yếu là các xã vùng biên giới, xã nằm trong chương trình 135 của Chính phủ. Đặc điểm của người dân ở các khu vực này rất thân thiện, hiếu khách, sẵn sàng chia sẻ với khách du lịch. Tuy nhiên trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, trình độ học thức chủ yếu là ở trình độ tiểu học, nói tiếng Việt chưa tốt. Điều kiện kinh tế rất khó khăn, cuộc sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, thu nhập không ổn định. Cơ sở vật chất rất thiếu thốn. Điều kiện cho y tế, giáo dục như trạm xá, trường học, thiết bị phục vụ cho học tập và giảng dạy còn rất khó khăn, thiếu thốn về số lượng. Hoạt động của du lịch tình nguyện tại các vùng này thực hiện chủ yếu: trải nghiệm phong cảnh ngoạn mục của vùng miền núi, khám phá các giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, góp phần nâng cao nhận thức của người dân thông qua các hoạt động như dạy ngoại ngữ, dạy kĩ năng sống, kĩ năng phòng chống bạo lực 2.2.4. Giải pháp phát triển du lịch tình nguyện theo hướng bền vững ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 2.2.4.1. Xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng kết hợp tình nguyện Du lịch tình nguyện – hướng phát triển bền vững cho du lịch miền núi Việt Nam 137 Hình 3. Sản phẩm du lịch kết hợp giữa du lịch cộng đồng và tình nguyện 2.2.4.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về du lịch cộng đồng và tình nguyện. Tuyên truyền, quảng bá là một hoạt động hết sức quan trọng để đưa hoạt động du lịch phát triển, góp phần nâng cao nhận thức về du lịch tình nguyện cho các ngành, các cấp và nhân dân, thu hút sự chú ý của quần chúng. Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức phù hợp với mức độ phát triển du lịch tình nguyện của từng thời kỳ với từng thị trường khách. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, internet của Trung ương và địa phương; thông qua các cuộc hội thảo, hội đàm hợp tác giữa các địa phương trong cả nước và nước ngoài. - Đẩy mạnh đầu tư cho các loại ấn phẩm quảng bá du lịch như: đối tượng của du lịch tình nguyện hiện nay chủ yếu là những người trẻ, mong muốn được đóng góp cho cộng đồng, xã hội, do đó các ấn phẩm quảng bá về du lịch tình nguyện cần đầu tư thành bộ phim ngắn, xây dựng câu chuyện về du lịch tình nguyện, hình thành các blog, các nhóm chia sẻ về du lịch tình nguyện. Kết hợp với chính quyền địa phương thông tin về các hoàn cảnh khó khăn, về con người và văn hoá đặc sắc của các điểm du lịch. Giới thiệu điểm đến của du lịch tình nguyện ở Việt Nam tới thị trường châu Âu, Bắc Mỹ, Canada - Ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp du lịch kết hợp đầu tư cho quảng cáo và tiếp thị khai thác thị trường khách có nhu cầu về du lịch tình nguyện. Liên kết với các công ty, trung tâm lữ hành trong nước mở chi nhánh văn phòng đại diện du lịch tình nguyện tại những thị trường trọng điểm để trực tiếp quảng bá thu hút khách du lịch. 2.2.4.3. Tăng cường hoạt động quảng cáo trong các doanh nghiệp du lịch. Du lịch tình nguyện là một sản phẩm du lịch mới, chính vì vậy để phát triển cần phải có sự liên kết quảng bá từ những doanh nghiệp du lịch, đem lại nguồn khách từ chính doanh nghiệp du lịch kết nối. Doanh nghiệp xây dựng nội dung quảng cáo chú trọng đầy đủ thông tin, hấp dẫn, phương tiện quảng cáo phù hợp. Như loại hình du lịch tình nguyện sẽ tập trung vào giới trẻ, những người muốn cống hiến cho xã hội, chính vì vậy nội dung quảng cáo phải động chạm đến ý thức vì cộng đồng, thúc đẩy ý thức muốn tham gia các hoạt động hỗ trợ cộng đồng. 2.2.4.4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch cộng đồng và tình nguyện. Tăng cường củng cố, mở rộng hợp tác song phương và hợp tác đa phương với các tổ chức tình nguyện quốc tế, các nước có khả năng và kinh nghiệm phát triển du lịch tình nguyện. Chú trọng hợp tác du lịch với các nước trong khu vực ASEAN (Lào, Thái Lan, Campuchia ), đặc Du lịch cộng đồng •Trải nghiệm vẻ đẹp thiên nhiên •Trải nghiệm đặc sản ẩm thực •Trải nghiệm âm nhạc và dân vũ truyền thống •Trải nghiệm trang phục dân gian •Trải nghiệm nghề truyền thống •Trải nghiệm kiến trúc đặc thù •Hoạt động Teambuilding, lửa trại Tình nguyện •Hỗ trợ giáo dục (dạy tiếng Anh, kỹ năng mềm, khóa học, môi trường) •Hỗ trợ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp •Hỗ trợ cơ sở vật chất và xây dựng •Hỗ trợ quảng bá du lịch địa phương •Giao lưu tình nguyện viên quốc tế Nguyễn Thị Phương Nga 138 biệt kêu gọi sự hợp tác từ các tổ chức tình nguyện quốc tế để thu hút tình nguyện viên quốc tế về hỗ trợ: Humanitours, Hội Việt Pháp CODEV, Buffalo Ký kết các thoả thuận hợp tác về du lịch ở cấp tỉnh với các nước trên nhằm khai thác du lịch quá cảnh qua các nước. Từ đó thúc đẩy du lịch ở các tỉnh miền núi Việt Nam phát triển mạnh hơn nữa. Bên cạnh đó còn hướng tới hợp tác du lịch với các nước châu Âu có nền kinh tế và du lịch phát triển, khai thác nguồn khách inbound vào Việt Nam: Úc, Pháp 2.2.4.5. Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cộng đồng và tình nguyện. Để thu hút được số lượng lớn nguồn khách, đáp ứng được nhu cầu của đa dạng nguồn khách thì cần phải có cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu cơ bản: đi lại, ăn uống, lưu trú Đầu tư đồng bộ về hệ thống cơ sở hạ tầng như đường, điện, hệ thống xử lí chất thải trong khu du lịch, dành quỹ đất cho công viên xanh, đường nội bộ, bãi đỗ xe Phát triển hạ tầng giao thông hiện đại phục vụ du lịch, triển khai các dự án xây dựng trung tâm giới thiệu sản phẩm, quảng bá xúc tiến du lịch. 3. Kết luận Du lịch tình nguyện là loại hình du lịch còn khá mới mẻ ở Việt Nam, là hình thức du lịch thay thế các hình thức truyền thống, mang lại giá trị kinh tế cho doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ cho việc bảo tồn, phát triển kinh tế địa phương còn nghèo nàn. Vùng miền núi Việt Nam được xác định là vùng Trung du, miền núi phía bắc và vùng Tây Nguyên, địa bàn sinh sống của các dân tộc ít người, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, văn hoá bản địa độc đáo, kinh tế còn nghèo, có nhiều điều kiện đáp ứng thực hiện chương trình du lịch tình nguyện. Việc phát triển du lịch tình nguyện ở các tỉnh miền núi Việt Nam đáp ứng nhu cầu của bộ phận khách du lịch mong muốn đóng góp, cống hiến cho xã hội thông qua các chương trình du lịch. Từ đó, góp phần đa dạng sản phẩm du lịch ở vùng miền núi, nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển du lịch theo hướng bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Stephen Wearing, 2001. “Volunteer tourism - A experience makes a difference”, VNR's Encyclopedia of Hospitality and Tourism (pp. 773-780). New York. [2] Michelle Callana and Sarah Thomas, 2005. “Niche tourism: contemporary issues trends and cases”, Edited by Marina Novelli. [3] Nancy Gard McGehe, C.Santos, 2005. “Social change, discourse and volunteer tourism”, Annals of tourism research, volume 32, Issue 3, July 2005, pages 760-779, Elsevier. [4] Natalie Ooi, Jennifer H. Laing, 2010. “Backpacker tourism: Suitainable or purposeful?” [5] Mary Conran, 2011. “They really love me!: Intimacy in Volunteer Tourism”, Annals of Tourism Research, Volume 38, Issue 4, October 2011, Pages 1454-1473. [6] Mary Mostafanezhad, 2014. Volunteer Tourism: Popular Humanitarianism in Neoliberal Times, Published by Ashgate Publishing Limited Wey Court East Union road farnham surrey, GU9 7Pt England. [7] Alexander, Z. & Bakir, A., 2011. Understanding voluntourism: a Glaserian grounded theory study. In Benson, A.M. (eds). Volunteer tourism: Theory framework to practical applications. 9-29. Routledge. London. Du lịch tình nguyện – hướng phát triển bền vững cho du lịch miền núi Việt Nam 139 [8] Breugel, L. V., 2013. Community-based Tourism: Local Participation and Perceived Impacts, a Comparative Study between two Communities in Thailand. (Master Thesis), Radboud University Nijmegen, Nerthelands. [9] Ellis, S., 2011. Community based Tourism in Cambodia: Exploring the Role of Community for Successful Implementation in Least Developed Countries. (PhD Thesis), Edith Cowan University, Australia. [10] Thủ tướng chính phủ, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, QĐ- TTg, ngày 8/7/2013 [11] [12] Đinh Thị Thu Thảo, 2017. Phát triển du lịch vùng dân tộc thiểu số và miền núi, tiềm năng và thách thức, Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc, số 20 tháng 12 năm 2017, tr 94-98. [13] Nguyễn Quốc Nghị, 2018). Nhìn lại chặng đường 10 năm phát triển của ngành du lịch Việt Nam: thành tựu, hạn chế và giải pháp phát, Tạp chí Phát triển Kinh tế (246). [14] Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), 2013. Địa lí du lịch Việt Nam. Nxb Giáo dục, Hà Nội [15] Nguyễn Thị Phương Nga, Đánh giá khả năng khai tài nguyên du lịch ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Tuyển tập báo cáo khoa học – Hội nghị Địa lí toàn quốc lần thứ 7, Thái Nguyên. Nxb Đại học Thái Nguyên, tr 538 -545. [16] Tổng cục Du lịch, 2019. Báo cáo tình hình phát triển du lịch giai đoạn 2011 – 2018, Trung tâm thống kê du lịch. Nxb Thống kê. ABSTRACT Volunteer tourism - a sustainable development direction for tourism in the Midland and northern mountainous Vietnam Nguyen Thi Phuong Nga Faculty of Tourism, Hanoi University of Industry Vonlunteer tourism is a form of tourism that aims to develop sustainability, and bring long – term benefits to local communities. This study analyzes the basic theoretical issues of voluntary tourism: characteristics, conditions of voluntary tourism development, and characteristics of voluntary tourism. On that basis, analyzing the needs of the type of volunteer tourism, the ability to develop and bring benefits to the local community in the mountainous provinces of Vietnam. The main research methods used are: general assessment methods, sociological surveys making comments on the needs and capacity of voluntary tourism development. This study analyzes the conditions for voluntary tourism, proposing some solutions to exploit types of voluntary tourism in the mountainous provinces of Vietnam. Keywords: volunteer tourism, mountainous, sustainable development.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdu_lich_tinh_nguyen_huong_phat_trien_ben_vung_cho_du_lich_vu.pdf
Tài liệu liên quan