Giáo trình Định mức xây dựng

Tổng hợp xử lý số liệu và tính toán xác định giá ca máy thuê. Giá ca máy thuê sau khi khảo sát được sàng lọc theo từng loại và công suất máy, đồng thời được xử lý dữ liệu trước khi tính toán xác định giá ca máy thuê bình quân làm cơ sở công bố, cụ thể: - Các khoản mục chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển máy trong giá ca máy thuê khảo sát được chuẩn xác theo quy định của nhà sản xuất về mức tiêu hao năng lượng, nhiên liệu, thành phần thợ lái máy và các quy định xác định giá nhiên liệu, năng lượng, đơn giá nhân công tại mục 1 Phụ lục này. Sau đó tổng hợp xử lý bằng phương pháp hồi quy, chuyển đổi số liệu về thời điểm tính toán và tổng hợp để xác định chi phí. - Các khoản mục chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí khác trong giá ca máy thuê khảo sát được xử lý bằng phương pháp hồi quy, chuyển đổi số liệu về thời điểm tính toán và tổng hợp để xác định chi phí. 3.3.3. Xác định giá ca máy chờ đợi Giá ca máy chờ đợi là giá ca máy của các loại máy đã được huy động đến công trình để thi công xây dựng công trình nhưng chưa có việc để làm nhưng không do lỗi của nhà thầu. Giá ca máy chờ đợi gồm chi phí khấu hao (được tính 50% chi phí khấu hao), chi phí nhân công điều khiển (được tính 50% chi phí nhân công điều khiển) và chi phí khác của máy. 3.3.4. Xác định giá thuê máy theo giờ Giá thuê máy theo giờ là chi phí bên đi thuê trả cho bên cho thuê để được quyền sử dụng máy trong một khoảng thời gian tính theo giờ máy (chưa đủ một ca) để hoàn thành đơn vị khối lượng sản phẩm xây dựng. Giá máy theo giờ bao gồm chi phí nhiên liệu, năng lượng; chi phí tiền lương thợ điều khiển máy; chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa và chi phí khác được tính toán và được phân bổ cho một giờ làm việc. Tùy theo loại máy xây dựng, tính chất công việc của công tác xây dựng, công nghệ, biện pháp thi công, giá máy theo giờ được xác định trên cơ sở điều chỉnh giá ca máy theo ca được công bố trong bảng giá ca máy của địa phương nhân với hệ số 1,2 hoặc khảo sát xác định theo hướng dẫn tại mục 2.2 của Phụ lục 1 Thông tư này.

doc68 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Định mức xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
báo giá vật liệu xây dựng công trình của từng địa phương. 1.4. Lập đơn giá xây dựng công trình Đơn giá xây dng công trình được lập trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật và các yếu tố chi phí sau đây: Giá vật liệu xây dựng được xác định phù hợp với tiêu chuẩn, chủng loại và chất lượng vật liệu sử dụng cho công trình xây dựng cụ thể. Giá vật liệu xây dựng xác định trên cơ sở giá thị trường do tổ chức có chức năng cung cấp, báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp hoặc giá đã được áp dụng cho công trình khác có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự. Giá vật kiệu chân công trình được tính theo phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình; Giá nhân công xây dựng đưỵc xác định theo mặt bằng thị trường lao động phổ biến của từng khu vực, tính theo từng ngành nghề cần sử dụng. Giá nhân công xây dựng được tính tính toán căn cứ theo mức tiền lương tối thiểu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố; khả năng nguồn vốn, khả năng chi trả của chủ đầu tư và các yêu cầu khác ; Giá ca máy và thiết bị thi công được xác định theo phương pháp do Bộ Xây dựng hướng dẫn. 2. QUY ĐỊNH ÁP DỤNG VÀ PHẠM VI SỬ DỤNG Đơn giá xây dựng công trình được áp dụng cho từng địa phương, không áp dụng được trên toàn quốc. Đơn giá xây dựng công trình của một địa phương là cơ sở xác định giá trị dự toán xây lắp công trình phục vụ cho công tác lập kế hoạch, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản và xác định giá xét thầu xây dựng các công trình xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng trên địa phương đó. BÀI 2 PHƯƠNG PHÁP LẬP ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH I. KHÁI NIỆN Đơn giá Xây dựng là một chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật tổng hợp gồm các chi phí trực tiếp (VL + NC + MTC) tính bằng tiền cho một đơn vị sản phẩm tạo nên công trình. II. PHƯƠNG PHÁP LẬP DƠN GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1. Xác định chi phí vật liệu Chi phí VL Trong Đơn giá công trình = (Số lượng VL theo ĐM) x (Đơn giá vật liệu) = DGVL.ĐGVL (Đồng/1ĐVSP) ĐGVL: Là giá của một đơn vị tính thông dụng cho từng loại VL (m3 cát, 1.000 viên gạch, 1 tấn xi măng, 100m2 tấm lợp,..) được tính đến chân công trình, bao gồm : giá gốc bình quân (Gg), chi phí lưu thông bình quân (Clth) và chi phí tại hiện trường thi công (Cht). Đơn giá vật liệu (ĐGVL) được xác định theo công thức: ĐGVL = Gg + Clth + Cht 1.1. Xác định giá gốc bình quân (Gg): Công thức tổng quát Gg = Trong đó : Gg(i) là giá mua gốc tại nguồn i với i=1,2,..,m; chỉ số i chạy đến m nguồn, cung cấp VL cho n nơi tiêu thụ trong mô hình bài toán vận tải mà khi tính ĐGVL rất hay được dùng. Qi là số lượng Vật liệu mua tại nguồn i * Trường hợp 1: Nếu không có số lượng cụ thể (Qi) thì có thể lấy tỷ lệ VL mua từng nguồn (qi),ta có: Gg = Trong đó : qi là tỷ lệ VL mua tại nguồn i * Trường hợp 2: Nếu không có các thông tin Qi, qi thì đành chấp nhận tính theo công thức trung bình đơn giản: Gg = * Trường hợp 3: Trường hợp chỉ mua một loại VL nào đó ở một nguồn thì giá gốc bình quân Gg chính là giá mua VL tại nguồn đó. 1.2. Xác định chi phí lưu thông bình quân (Clth): Công thức xác định Chi phí lưu thông bình quân được tính cho 1 đơn vị tính (1ĐVT) vật liệu: Clth = Cbx + Cvc + Ck Trong đó : - Cbx : Chi phí bốc xếp tính cho 1ĐVT vật liệu lên phương tiện vận chuyển - Cvc : Chi phí vận chuyển tính chi 1ĐVT vật liệu từ nơi mua đến nơi công trình - Ck : Chi phí lưu thông khác 1.2.1. Xác định chi phí bốc xếp cho 1ĐVT (Cbx) : * Trường hợp 1: Nếu tại nơi mua vật liệu mà bên bán chịu tiền bốc xếp thì khi đó Cbx = 0. * Trường hợp 2: Nếu tại nơi mua vật liệu mà bean bán không chịu tiền bốc xếp thì khi đó Cbx khác 0 Ví dụ: Chi phí bốc xếp cho 1.000 viên gạch là Cbx = 20.000đ/1.000V 1.2.2. Xác định chi phí vận chuyển (Cvc) * Trường hợp 1: Vật liệu mua từ 1 nguồn Công thức xác định Cvc = Trong đó: - 0 : Là trọng lượng của 1ĐVT VL ở trạng thái tự nhiên + Trọng lượng của 1m3 đá 1x2 ở trạng thái tự nhiên = 1,65 Tấn/m3 + Trọng lượng riêng của 1.000 viên gạch chỉ đặc tiêu chuẩn = 2,3 Tấn/1.000V,.) - li = là đoạn đường (km) có giá cước tương ứng Ci (đ/T.km) - k là số đoạn đường có giá cước thay đổi Ví dụ áp dụng: Tính chi phí vận chuyển cho 1m3 đá 1x2cm chở bằng ôtô tự đổ, cự ly vận chuyển là 35km trong đó đường loại 1 (L1) là 20km; đường L2 là 12km và đường L3 là 3km. Cho biết giá cước áp dụng theo QĐ 89/2000/QĐ-BVGCP (Biểu giá cước kèm theo QĐ 89/2000.. đã bao gồm thuế giá trị gia tăng với thuế xuất 10%) Cho biết : Vận chuyển bằng ôtô tự đổ được tăng thêm 15% mức cước cơ bản ngoài ra còn cộng thêm 2.500đ/T Bài giải Tra bảng giá cước ứng với cự ly 35km ta có mức cước cơ ban trước thuế: C1 = 512/1,1 = 465,5đ/T.Km; C2 = 609 = 553,6đ/T.Km; C3 = 896 = 814,5đ/T.Km. Đá 1x2 là hàng bậc 2 nên được tăng giá cước 10% giá cước phổ thông (mức cước cơ bản) Ta có giá cước của hàng bậc 2 : C1 = 465,5*1,1 = 512 đ/T.Km ; C2 = 553,6*1,1 = 609 đ/T.Km; C3 = 814,5 đ/T.Km Áp dụng công thức Cvc = và 0đ = 1,65 Tấn/m3 Vậy suy ra : Cvc = 1,65*((20x512 + 12x609 + 3x896) + (20x465,5 + 12x553,6 + 3x814,5)*0,15) + 2.500 *1,65 = 42.068đ/m3 Ghi chú : Hệ số dùng để tách VAT ra khỏi giá cước theo quy định của việc tính chi phí XD. * Trường hợp 2: Vật liệu mua từ nhiều nguồn Công thức xác định Cvc = x Lbq x Cbq (đ/1ĐVT) - Xác định cự ly bình quân (Lbq) của các nguồn (các tuyến đường) Lbq = (Km) Trong đó : Qi khối lượng VL mua ở nguồn i Li cự ly của tuyến đường đến nguồn i (Km) - Xác định giá cước bình quân (Cbq) của các tuyến đường Cbq = (đ/T.Km) Ví dụ áp dụng: Xác định chi phí vận chuyển cho 1 tấn xi măng bao 50kg? Biết rằng một công trình cần mua 1000 tấn XM – PC30 đóng bao 50kg. XM được mua ở 3 nguồn, vận chuyển bằng ôtô về đến kho công trình. Các thông tin cần thiết theo bảng sau: Nguồn Cung cấp Khả năng cung cấp Qi (Tấn) Cụ ly các đoạn đường (km) Tổng cự ly (km) Ghi chú L1 L2 L3 HT BUS BIS 300 500 200 50 55 110 25 - 12 - 5 3 75 60 125 XM là hạng bậc 3(tăng giá cước 30%) Bài giải Đây là trường hợp mua xi măng từ nhiều nguồn cung cấp nên phải sử dụng công thức: Cvc = 0 x Lbq x Cbq ; Xi Măng là hàng bậc 3, tăng giá cước 30%. Lbq = = 77,5(Km) Cbq = = 466,63 đ/T.Km Chi phí vận chuyển bình quân cho 1 tấn Xi Măng mua ở 3 nguồn: Cvc = x Lbq x Cbq /1,1(1,0+ 0,3) = 1x77,5x466,63/1,1x1,3 = 42.739 đ/T. 1.2.3. Xác định chi phí lưu thông khác (Ck): Công thức xác định : Ck = x Định mức lưu thông khác ( Tra bảng) x Cvc Ví dụ áp dụng : Lấy ví trên ta có Tra bảng ta có Định mức chi phí lưu thông khác đối với Xi Măng = 11,4% Ck = *11,4%*42.739 = 1.586 đ/T 1.3. Xác định chi phí tại hiện trường cho 1ĐVT Vật liệu (Cht) Công thức chung: Cht = Cdx + Cvcht + Chh - Cdx : Chi phí dỡ xếp - Cvcht : Chi phí vận chuyển vật liệu tại hiện trường - Chh : Chi phí hao hụt bảo quản ở kho công trường 1.3.1. Chi phí dỡ xếp (Cdx) tính cho 1 ĐVT VL (đ/ĐVT): Công thức thức chung: Cdx = 1ĐVT x ĐGdx Ví dụ áp dụng: Như chi phí dở xếp tính cho 1.000 viên gạch, ngói, 1T XM bao 50 kg, 1.3.2. Chi phí vận chuyển cho 1ĐVT vật liệu tại hiện trường (Cvcht) : Kể từ chổ xuống vật liệu từ phương tiện vận tải đến kho công trình. Có 2 cách tính: - Cách 1 : Theo quy định của Nhà nước về định mức lao động và tiền công (do công nhân xây lắp thực hiện), chẳng hạn : a ngày công (bậc 2,5/7) cho 1ĐVT. Ta có công thức xác định : Cvcht = a*ĐGnc - Cácch 2 : Tính theo quy định: Cự ly vận chuyển tại hiện trường bình quân theo quy định hiện hành Lb <1km (quy đổi ra đường bình thường) vận chuyển thủ công do CNXL thực hiện . Công thức xác định Cvcht = Gbx + Gkd + xCng(i) Trong đó: Gbx- chi phí bốc xúc 1ĐVT vật liệu lên phương tiện vận chuyển thủ công Gkd- chi phí vận chuyển 1ĐVT vật liệu trong cự ly khởi điểm Lng- Các đoạn đường bằng nhau ngoài cự ly khởi điểm có chung đơn giá chi phí vận chuyển Cng(i0; i=1,2,3,.. Ví dụ áp dụng: Tính Cvcht để vận chuyển gạch chỉ đặc tiêu chuẩn từ chổ xuống vật liệu đến kho lộ thiên của công trường bằng xe cải tiến? Biết rằng đơn vị tính thông dụng thông dụng của gạch là 1.000V; Lkd = 100m; Hiện trạng đường xá giả sử được cho như sau: Cho biết : Cbx = 10.000đ/1.000V; Gkđ = 8.000đ/1ĐVT; Lng = 50m ; Cng = 3.000đ/ĐVT K2 = 1,2 ; K3 = 1,22 ; K4 = 1,15 Bài giải Bước 1: Quy đổi đường xá ra đường bình thường (không dốc, không gồ ghề , không lầy trơn): Lb LAB = 110x1,0 = 110m LBC = 73x1,2 = 87,6m LCD = 92x1,15 = 105,8m LDE = 96x1,22 = 117,12m => Tổng cự ly Lb = LAB + LBC + LCD + LDE = 110 + 87,6 + 105,8 + 117,12 = 420,52m Làm tròn Lb = 421m Bước 2: Chi phí vận chuyển ngoài cự ly khởi điểm: (Lkd = 100m) là: Gng = xCng(i) =x3.000 = 19.260đ/1.000V Bước 3: Chi phí vận chuyể tại hiện trường là : Cvcht = 10.000 + 8.000 + 19.260 = 37.260đ/1.000V 1.3.3. Chi phí hao hụt bảo quản ở kho công trường (Chh): Chh = h (%) (Gg + Clth) Trong đó : h (%) là định mức tỷ lệ (%) hao hụt khâu bảo quản tại kho công trình (Xem bản Chi phí hao hụt bảo quản (Chhbq) ,cột 5) (Gg + Clth) : được gọi là “giá giao VL đến công trường” (VL vẫn còn ở trên phương tiện của bên bán). BẢNG ĐỊNH MỨC LƯU THÔNG KHÁCH (Ck) TT Tên vật liệu ĐVT ĐM chi phí LT khác Ck (%Cvc) (1) (2) (3) (4) 1 Sắt thép T 11,6 2 Xi măng T 11,4 3 Vôi cục T 13,3 4 Gỗ xây dựng M3 10,3 5 Cát vàng M3 17,7 6 Cát đen M3 19,2 7 Đá dăm, sỏi M3 16,3 8 Các loại đá khác M3 15,9 9 Gạch xây 1000V 15,9 10 Gạch lát 1000V 15,5 11 Ngói lợp 1000V 19,2 12 Phibrôximăng 100m2 20,0 13 Tôn lợp tráng kẽm 100m2 10,3 14 Kính xây dựng T 21,0 15 Nhựa đường T 10,3 16 Cọc, cột điện, panel T 13,3 BẢNG ĐỊNH MỨC HAO PHÍ VẬT LIỆU (Chhbq) (Thông tư 10/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019) 21.1000 - ĐỊNH MỨC HAO HỤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRONG THI CÔNG Hướng dẫn áp dụng: Hao hụt vật liệu trong khâu thi công bao gồm hao hụt vận chuyển thi công và hao hụt lúc thi công. Hao hụt vật liệu được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với khối lượng gốc. Tỷ lệ hao hụt gạch chịu lửa trong bảng định mức bao gồm cả hao hụt gia công gạch. Tỷ lệ hao hụt gia công này đã tính bình quân cho mọi biện pháp thi công. Mã hiệu Loại vật liệu Mức hao hụt thi công theo % khối lượng gốc 21.1001 Bột đá loại có bao 0,5 21.1002 Bột đá loại không bao 1,5 21.1003 Bột chịu lửa 0,5 21.1004 Bột màu 0,5 21.1005 Bột đá 0,5 21.1006 Bu lông, lập lách, Êcu 0,5 21.1007 Bàn đảo bằng gỗ nhóm 4, 5 2,0 21.1008 Bột minium 1,5 21.1009 Bột Ventônit 2,0 21.1010 Cát vàng 2,0 21.1011 Cát mịn 3,5 21.1012 Cuống sứ bằng sắt 2,0 21.1013 Cuống sứ bằng gỗ nhóm 2, 3 4,0 21.1014 Cuống sứ bằng gỗ nhóm 4, 5 4,0 21.1015 Carton iorol 0,5 21.1016 Cột gỗ 0 21.1017 Cột tre 0 21.1018 Dây sắt làm dây co 5,0 21.1019 Dây thép buộc 2,0 21.1020 Dây thép buộc trong lò 3,0 21.1021 Dây đồng 1,0 Định mức hao hụt vật liệu xây dựng trong thi công (tiếp theo) Mã hiệu Loại vật liệu Mức hao hụt thi công theo % khối lượng gốc 21.1022 Dây nhôm 1,0 21.1023 Dây súp dùng sửa chữa 2,0 21.1024 Cáp các loại 1,0 21.1025 Công tắc, cầu chì, sứ, đui bóng đèn các loại 2,0 21.1026 Dây buộc, quấn, hãm 2,0 21.1027 Chống xà gỗ nhóm 4,5 1,0 21.1028 Chống xà gỗ nhóm 2,3 1,0 21.1029 Dầu pha sơn 0,5 21.1030 Dầu cặn 1,5 21.1031 Dầu Crêosote 5,0 21.1032 Đay 1,0 21.1033 Đá dăm 0,5 ÷ 2 3,0 21.1034 Đá dăm các loại 2 ÷ 8 1,5 21.1035 Đá hộc 0 21.1036 Đá đẽo mặt 2,0 21.1037 Đá ong 0,5 21.1038 Đá để láng Granitô 0,5 21.1039 Đất đèn 0 21.1040 Đá mạt 5,0 21.1041 Đinh V và U 2,0 21.1042 Đinh Crămpông 1,5 21.1043 Đinh Tirơpông 0,5 21.1044 Đinh 1,0 21.1045 Đồng tấm 1,5 21.1046 Đệm gỗ các loại 1,0 21.1047 Gạch vụn 3,0 21.1048 Gạch đất sét nung 1,5 21.1049 Gạch Silicát 2,0 Mã hiệu Loại vật liệu Mức hao hụt thi công theo % khối lượng gốc 21.1050 Gạch thẻ 1,5 21.1051 Gạch AAC 1,5 21.1052 Gạch nung 4 lỗ, 6 lỗ, 10 lỗ 1,0 21.1053 Gạch Hourdis các loại 1,5 21.1054 Gạch xi măng khối (blốc) 1,0 21.1055 Gạch đất không nung 2,5 21.1056 Gạch sành 0,5 21.1057 Gạch lá nem 1,5 21.1058 Gạch lát xi măng, gạch Ceramic, gạch Granit nhân tạo 1,0 21.1059 Gạch lát xi măng Puzơlan 1,0 21.1060 Gạch cẩm thạch, gạch lát Granitô 0,25 21.1061 Gạch vỉ 0,5 21.1062 Gạch xi măng tự chèn 1,0 21.1063 Gạch lá dừa 0,5 21.1064 Gạch kính 1,5 21.1065 Gạch trang trí 1,0 21.1066 Gạch men sứ 3,0 21.1067 Gạch chịu lửa sản xuất trong nước 3,0 21.1068 Gạch chịu lửa nhập ngoại 1,5 21.1069 Đá xẻ để lát, ốp 1,0 21.1070 Gỗ tròn bất cập phân (hao hụt gia công lần đầu) 10,0 21.1071 Gỗ hộp (tính cho loại khác với quy định ở phần gỗ) 0,5 21.1072 Gỗ ván khuôn (hao hụt gia công lần đầu) 5,0 21.1073 Gỗ nẹp chống giàn giáo 3,0 21.1074 Giấy dầu 4,0 21.1075 Phibrô xi măng 1,5 21.1076 Hắc ín 4,5 21.1077 Kính các loại 12,5 Mã hiệu Loại vật liệu Mức hao hụt thi công theo % khối lượng gốc 21.1078 Keo da trâu 1,0 21.1079 Lati - Litô 5,0 21.1080 Lưới sắt 1cm2 10,0 21.1081 Lưới nilông 1mm2 10,0 21.1082 Matít 1,0 21.1083 Nhôm 5,0 21.1084 Nhựa bi tum số 3 5,0 21.1085 Nhựa bi tum số 4 trở lên 5,0 21.1086 Nứa 3,0 21.1087 Ngói 22 viên/m2 3,0 21.1088 Ngói 13 viên/m2 2,5 21.1089 Ngói bò 2,0 21.1090 Ngói dẹt 2,5 21.1091 Phèn chua 0,5 21.1092 Puli các cỡ 1,0 21.1093 Que hàn nội 0 21.1094 Que hàn ngoại 0 21.1095 Ống nhựa ≤ 100 1,0 21.1096 Ống nhựa > 100 0,5 21.1097 Ray 0 21.1098 Rivê dùng trên bờ 5,0 21.1099 Rivê dùng trên mặt nước 7,0 21.1100 Rông đen đàn hồi nội 1,5 21.1101 Rông đen đàn hồi ngoại 2,0 21.1102 Sơn 2,0 21.1103 Flinkote 2,0 21.1104 Sỏi 2,0 Mã hiệu Loại vật liệu Mức hao hụt thi công theo % khối lượng gốc 21.1105 Thép tròn cây 2,0 21.1106 Thép tròn cuộn 0,5 21.1107 Thép tấm 5,0 21.1108 Thép hình 2,5 21.1109 Tôn múi dài ≤ 2m 1,0 21.1110 Tôn múi chiều dài bất kỳ 0,5 21.1111 Tấm nhựa lợp mái 1,0 21.1112 Sứ các loại 1,0 21.1113 Siroport 5,0 21.1114 Thép ống 2,0 21.1115 Thiếc 1,0 21.1116 Tích sứ các loại các cỡ 1,5 21.1117 Than xỉ 5,0 21.1118 Than đá 3,0 21.1119 Tre cây 5,0 21.1120 Tà vẹt gỗ tứ thiết 0,5 21.1121 Tà vẹt gỗ hồng sắc 1,0 21.1122 Thép cầu cũ (dùng lại) 2,0 21.1123 Cọc bê tông cốt thép 1,0 21.1124 Thừng 1,5 21.1125 Ván các loại dùng vào công việc không có kích thước cố định 5,0 21.1126 Ván các loại có ghép mộng 6,0 21.1127 Ván các loại có kích thước đúng yêu cầu 3,0 21.1128 Vôi cục 2,0 21.1129 Vécni 1,0 21.1130 Vadơlin 1,5 21.1131 Xà gồ nhóm 4,5 1,0 21.1132 Xăng, dầu các loại 2,0 Định mức hao hụt vật liệu xây dựng trong thi công (tiếp theo) Mã hiệu Loại vật liệu Mức hao hụt thi công theo % khối lượng gốc 21.1133 Xút 1,0 21.1134 Xà phòng 1,0 21.1135 Xi măng các loại 1,0 21.1136 Xỉ hạt lò cao nghiền mịn 1,0 21.2000 - ĐỊNH MỨC HAO HỤT VỮA BÊ TÔNG Hướng dẫn áp dụng: Vữa bê tông, ngoài việc được tính hao hụt các loại vật liệu cấu tạo nên nó như xi măng, cát, đá, sỏi qua các khâu như đã quy định trong định mức hao hụt vật liệu, còn được tính theo hao hụt vữa trong khi vận chuyển và đổ bê tông vào công trình. Tỷ lệ hao hụt vữa trong khi vận chuyển và đổ bê tông vào công trình đã tính gộp vào một. Tỷ lệ hao hụt này được tính so với khối lượng gốc. Mã hiệu Loại bê tông Mức hao hụt (%) 21.2001 Bê tông đổ tại chỗ bằng thủ công, bằng cần cẩu 2,5 21.2002 Bê tông đổ tại chỗ bằng máy bơm bê tông 1,5 21.2003 Bê tông đổ tại chỗ cọc khoan nhồi vách bằng Ben tô nít 15,0 21.2004 Bê tông đổ tại chỗ cọc khoan nhồi có ống vách 10,0 21.2005 Bê tông ống xiphông, ống phun, ống bụng, ống cống, cầu máng, vòm, miệng phễu đổ tại chỗ bằng thủ công. 5 21.2006 Bê tông đúc sẵn 1,0 21.3000 - ĐỊNH MỨC HAO HỤT VẬT LIỆU KHÂU TRUNG CHUYỂN Hướng dẫn áp dụng: Trường hợp phải tổ chức trung chuyển do thay đổi phương tiện vận tải hay di chuyển vật liệu trên công trường do thay đổi mặt bằng thi công, thì mỗi lần trung chuyển được tính một tỷ lệ hao hụt theo quy định trong bảng sau: Tỷ lệ hao hụt này được tính so với khối lượng vật liệu đã mua mà phải trung chuyển Mã hiệu Loại vật liệu Mức hao hụt (%) 21.3001 Vật liệu ở thể bột không chứa trong bao bì 2 21.3002 Vật liệu ở thể bột, thể nhuyễn hay nước (trừ A xít) chứa bằng bao bì 0,5 21.3003 Vật liệu ở thể hạt, rời, xốp 1 21.3004 Vật liệu ở thể được cấu tạo, sản xuất có hình dạng nhất định và đếm theo đơn vị: viên, cái, cây.... 0,5 21.4000 - ĐỊNH MỨC HAO HỤT VẬT LIỆU KHÂU GIA CÔNG Hướng dẫn áp dụng: Ngoài hao hụt vật liệu ở khâu thi công, vận chuyển ngoài công trình và bảo quản tại kho (nếu có); nếu vật liệu phải qua khâu gia công trước khi sử dụng thì được tính tỷ lệ hao hụt. Tỷ lệ hao hụt này được tính so với khối lượng vật liệu phải qua khâu gia công quy định trong bảng sau: Mã hiệu Loại công tác Đơn vị tính Vật liệu dùng để gia công Loại vật liệu Đơn vị Số lượng 21.4001 Rửa sỏi 1m3 sỏi sạch Sỏi bẩn m3 1,10 21.4002 Rửa cát mặn 1m3 cát sạch Cát mặn m3 1,10 21.4003 Rửa đá dăm 1m3 đá dăm sạch Đá dăm bẩn m3 1,05 21.4004 Sàng đá dăm 1m3 đá dăm Đá dăm xô m3 1,10 21.4005 Sàng cát vàng 1m3 cát vàng Cát xô m3 1,10 21.4006 Sàng sỏi 1m3 sỏi sạch Sỏi xô m3 1,06 21.4007 Sản xuất đá ba từ đá hộc 1m3 đá ba Đá hộc m3 1,08 21.4008 Sản xuất đá 4x6 1m3 đá 4x6 Đá hộc m3 1,10 21.4009 Sản xuất đá 2x4 1m3 đá 2x4 Đá hộc m3 1,15 Định mức hao hụt vật liệu xây dựng trong khâu gia công (tiếp theo) Mã hiệu Loại công tác Đơn vị tính Vật liệu dùng để gia công Loại vật liệu Đơn vị Số lượng 21.4010 Sản xuất đá 0,5x1 1m3 đá 0,5x1 Đá hộc m3 1,20 21.4011 Xẻ gỗ các loại f≤30cm 1m3 gỗ xẻ Gỗ tròn f≤30cm m3 2,00 21.4012 Xẻ gỗ các loại f>30cm 1m3 gỗ xẻ Gỗ tròn f>30cm m3 1,67 21.5000 - ĐỊNH MỨC HAO HỤT VẬT LIỆU TRONG KHÂU VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN TẠI KHO Hướng dẫn áp dụng: 1. Các tỷ lệ hao hụt của từng khâu đều được tính bằng % so với khối lượng cần dùng cho công trình (khối lượng gốc). 2. Tỷ lệ hao hụt trong khâu vận chuyển đã được tính bình quân cho các loại phương tiện với mọi cự ly và tính cho 1 lần bốc dỡ (bốc lên phương tiện vận chuyển, dỡ từ phương tiện vận chuyển xuống). 3. Tỷ lệ hao hụt trong khâu bảo quản đã tính bình quân cho mọi thời hạn. Mã hiệu Loại vật liệu Mức hao hụt theo % khối lượng gốc Vận chuyển Bảo quản ở kho 21.5001 Cát vàng 1,5 3,0 21.5002 Cát mịn 2,0 5,0 21.5003 Đá mạt < 0,5 cm 1,5 2,0 21.5004 Đá dăm các loại từ 0,5÷2cm 1,0 1,0 21.5005 Đá dăm các loại từ 2÷8cm 0,5 0,5 21.5006 Vật liệu ở thể bột không chứa trong bao bì 0,5 1,0 21.5007 Vật liệu ở thể bột, thể nhuyễn hay nước (trừ A xít) chứa bằng bao bì, thùng chứa 0,2 0,3 21.5008 Vật liệu ở thể hạt, rời, xốp còn lại 0,5 0,5 21.5009 Vật liệu ở thể được cấu tạo, sản xuất có hình dạng nhất định và đếm theo đơn vị: viên, cái, cây.... 0,2 0,3 1.4. Bài tập thực hành Bài tập 1: Xác định Chi phí Vật liệu cho 2,5Tấn thép <= 18, cốt thép cột tầng 2, cốt thép được gia công tại hiện trường Cho biết: Vật liệu từ nơi mua về đến nơi xây dựng là 80Km, Trong đó L2 = 30Km; L3 = 35Km; L4 = 15Km, và có bảng giá vật liệu tại nơi mua như sau :u7 STT TÊN VẬT TƯ ĐƠN VỊ ĐƠN GIÁ 1 Dây thép kg 14.500 2 Que hàn kg 15.000 3 Thép tròn D<=18mm kg 15.000 Bài tập 2: Xác định Chi phí Vật liệu cho 20m3 bê tông sàn dày 80mm, đá 1x2, mác 200, độ sụt 2 – 4 , trộn tại hiện trường đổ bằng thủ công Cho biết: Vật liệu từ nơi mua về đến cổng công trình là 60Km, trong đó L1 = 30Km; L2 = 20Km; L3 = 10Km, và có bảng giá vật liệu tại nơi mua như sau: STT TÊN VẬT TƯ ĐƠN VỊ ĐƠN GIÁ 1 Đá 1x2 m3 120.000 2 Cát vàng m3 72.000 3 Nước lít 6 4 Xi măng PC30 kg 1.000 - Vật liệu từ cổng công trình đến nơi xây dựng được thể hiện như hình vẽ sau: - Cbx = 3.500đ/tấn; Cbd = 3.000đ/Tấn; Lkđ = 100m; Ckđ = 4.000đ/Tấn; Lng = 50m; Cng = 2.500đ/Tấn 2. Xác định chi phí nhân công xây dựng 2.1. Phương pháp xác định đơn giá nhân công xây dựng Phương pháp quy định tại thông tư số 11/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định đơn giá nhân công xây dựng. Phân loại nhóm công nhân trong xây dựng theo loại công tác cần thực hiện: (Gồm 11 nhóm) - Đơn giá nhân công xây dựng được khảo sát từ các nguồn thông tin như sau: a) Xác định từ kết quả khảo sát trực tiếp tại công trình trong khu vực công bố. b) Thống kê số liệu từ hồ sơ quyết toán hoàn thành hoặc số liệu kết quả trúng thầu của công trình tương tự tại khu vực công bố có điều chỉnh theo chỉ số giá nhân công xây dựng về thời điểm xác định. c) Xác định từ kết quả khảo sát chuyên gia có kinh nghiệm, chủ đầu tư, nhà thầu và cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực thi công xây dựng. d) Kết hợp các kết quả điều tra, thống kê nêu trên. Chi phí nhân công được xác định theo công thức sau: Chi phí nhân công trong ĐGXDCT= Định mức hao phí lao động x Đơn giá nhân công xây dựng tính cho một ngày công của công nhân trực tiếp sản xuất xây dựng: - Đơn giá nhân công xây dựng của một nhân công trong nhóm các công tác xây dựng được tính bằng trung bình số học đơn giá nhân công thu thập, tổng hợp từ các mẫu phiếu khảo sát, xác định theo công thức sau: Trong đó: - GjNCXD: đơn giá nhân công xây dựng của một nhân công trong nhóm công tác xây dựng thứ j tại bảng phân nhóm công tác xây dựng Phụ lục số 2 của Thông tư này (đồng/ngày công); - GjXD: đơn giá nhân công thực hiện công tác xây dựng thứ i trong nhóm công tác xây dựng thứ j công bố tại Phụ lục số 2 của Thông tư, đơn giá nhân công thực hiện công tác xây dựng thứ i được xác định bằng điều tra, khảo sát theo hướng dẫn tại Phụ lục số 1 của Thông tư (đồng/ngày công); - m: số lượng đơn giá nhân công xây dựng được tổng hợp trong nhóm. PHỤ LỤC SỐ 1 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐƠN GIÁ NHÂN CÔNG XÂY DỰNG 1. Nguyên tắc khảo sát, thu thập đơn giá nhân công xây dựng: a) Đơn giá nhân công xây dựng được khảo sát, xác định và công bố theo nhóm nhân công xây dựng tại Phụ lục số 2 và nhóm nhân công tư vấn xây dựng tại Phụ lục số 3 của Thông tư này. b) Việc lựa chọn khu vực để khảo sát, thu thập số liệu để xác định và công bố đơn giá nhân công xây dựng phải đảm bảo đủ số lượng thông tin yêu cầu tối thiểu, đảm bảo đủ độ tin cậy và phản ánh được mặt bằng giá thuê lao động tại khu vực cần công bố. c) Các công trình, dự án được lựa chọn khảo sát, thu thập thông tin để xác định và công bố đơn giá nhân công xây dựng phải đảm bảo tính phổ biến về loại công trình, điều kiện thi công, tiến độ thi công, công nghệ thi công, trừ các công tác xây dựng thuộc nhóm công tác cá biệt. Chuyên gia xây dựng được lựa chọn để phỏng vấn thu thập thông tin phải có kinh nghiệm về lĩnh vực thi công xây dựng, sự am hiểu về thị trường nhân công xây dựng. d) Đơn giá nhân công xây dựng phải phản ánh đúng trình độ, kinh nghiệm, năng suất lao động, thời gian, điều kiện làm việc của nhân công xây dựng. e) Quá trình khảo sát, thu thập thông tin phải tuân thủ trình tự, phương pháp và các bảng, biểu mẫu đã được quy định tại Thông tư này, số liệu thu thập được phải đảm bảo tính pháp lý, có sự xác nhận của các bên có liên quan. f) Khu vực được lựa chọn để khảo sát và công bố đơn giá nhân công xây dựng trong tỉnh là các khu vực có sự tương đồng về điều kiện kinh tế - xã hội, phù hợp quy định phân vùng của Chính phủ. g) Số liệu điều tra, khảo sát, thống kê sử dụng để xác định đơn giá nhân công xây dựng phải được xử lý, sàng lọc bằng phương pháp hồi quy trước khi tính toán xác định đơn giá nhân công xây dựng. 2. Tổ chức điều tra, khảo sát: Bước 1: Cơ quan chủ trì ra quyết định thành lập tổ khảo sát; Bước 2: Lập và phê duyệt kế hoạch khảo sát bao gồm các nội dung như sau: + Thời gian bắt đầu và kết thúc công việc khảo sát; + Các khu vực dự kiến công bố đơn giá nhân công xây dựng; + Lưới khảo sát; + Danh mục các công trình đang thi công xây dựng, đã thi công xây dựng hoàn thành trong 3 năm trên địa bàn được lựa chọn khảo sát, các đối tượng cần khảo sát; + Danh mục các công việc cần khảo sát, thu thập số liệu và kinh phí phục vụ khảo sát; + Tên đơn vị tư vấn chuyên môn thực hiện công tác khảo sát (nếu có). Bước 3: Thông báo tới các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, các đơn vị tư vấn, nhà thầu và các chuyên gia trên địa bàn về kế hoạch thực hiện khảo sát. Bước 4: Tiến hành khảo sát, thu thập đơn giá nhân công xây dựng theo danh mục nhóm công tác xây dựng. 3. Điều tra, khảo sát xác định đơn giá nhân công xây dựng và nhân công tư vấn xây dựng: 3.1. Đối với đơn giá nhân công xây dựng: - Một nhóm nhân công xây dựng cần thực hiện điều tra, khảo sát tối thiểu đơn giá nhân công của 03 công tác xây dựng trong nhóm theo tổ đội thực hiện công tác đó (bao gồm thợ chính và thợ phụ); mỗi công tác xây dựng cần thực hiện điều tra tối thiểu tại 03 công trình hoặc kết hợp các số liệu điều tra từ chuyên gia, số liệu thống kê từ hồ sơ quyết toán và kết quả trúng thầu; - Đơn giá nhân công xây dựng của mỗi công tác xây dựng thứ i trong công thức 1.1 được điều tra bằng mẫu phiếu khảo sát tại Phụ lục số 7, 8, 9 và tổng hợp số liệu tính toán theo Phụ lục số 10 của Thông tư này. 3.2. Đối với đơn giá nhân công tư vấn xây dựng: - Một nhóm nhân công tư vấn xây dựng cần điều tra, khảo sát tối thiểu 3 đơn vị tư vấn; mỗi đơn vị tư vấn điều tra tối thiểu 3 chuyên gia tư vấn thực hiện các công tác thuộc danh mục các công tác tư vấn xây dựng quy định tại Phụ lục số 3 của Thông tư này. - Đơn giá nhân công tư vấn xây dựng của mỗi công việc tư vấn thứ l trong công thức 1.2 được điều tra bằng mẫu phiếu khảo sát công bố tại Phụ lục số 12 và tổng hợp số liệu tính toán theo hướng dẫn tại Phụ lục số 13 của Thông tư này. 4. Hồ Sơ xác định đơn giá nhân công xây dựng do địa phương công bố bao gồm: - Quyết định thành lập tổ khảo sát; - Kế hoạch khảo sát; - Thuyết minh khảo sát trong đó nêu rõ: Đặc điểm kinh tế - xã hội của các khu vực công bố đơn giá nhân công xây dựng của tỉnh; số lượng, loại công trình đang thực hiện hoặc đã thực hiện trước thời điểm khảo sát của từng khu vực; các phiếu khảo sát lập theo mẫu; các biểu tổng hợp đơn giá nhân công xây dựng và đơn giá nhân công tư vấn xây dựng đủ pháp lý theo quy định của Thông tư này; - File phần mềm tính toán đơn giá nhân công xây dựng và đơn giá nhân công tư vấn xây dựng. 5. Quy đổi đơn giá nhân công xây dựng theo cấp bậc trong hệ thống định mức dự toán xây dựng theo công thức sau: Trong đó: - GiNCĐM: đơn giá nhân công xây dựng thực hiện một công tác xây dựng thứ i có hao phí định mức công bố trong hệ thống định mức dự toán xây dựng công trình (đồng/công); - Gjncxd: đơn giá nhân công xây dựng của một nhân công trong nhóm công tác xây dựng thứ j được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố (xác định theo công thức 1.1); - Hjcb: hệ số cấp bậc bình quân của nhóm nhân công xây dựng thứ j, quy định tại Phụ lục số 6 của Thông tư này; - HiCB: hệ số cấp bậc của nhân công thực hiện công tác i có cấp bậc được công bố trong hệ thống định mức dự toán xây dựng công trình. Ví dụ tính toán: Xác định đơn giá nhân công xây dựng của công tác đào xúc đất ra bãi thải, bài tập kết mã hiệu AB.11200 cấp bậc thợ 3/7 trong định mức dự toán xây dựng công trình, biết đơn giá nhân công xây dựng của nhóm 1 theo công bố của tỉnh là 180.000đ/ngày công, cấp bậc bình quân của nhóm 1 là 3,5/7: ĐVT: đồng/ngày công TT Cấp bậc nhân công xây dựng HiCB ĐGNCXD bình quân nhóm I ĐGNCXD bậc 3/7 của công tác đào đất (1) (2) (3) (4) (5) = (4)* 1,39/1,52 1 1/7 1 2 2/7 1,18 3 3/7 1,39 164.600 4 3,5/7 1,52 180.000 5 4/7 1,65 6 5/7 1,94 7 6/7 2,3 8 7/7 2,71 PHỤ LỤC SỐ 2 DANH MỤC NHÓM NHÂN CÔNG XÂY DỰNG STT NHÓM NHÂN CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG I NHÓM CÔNG NHÂN XÂY DỰNG 1 Nhóm 1 - Phát cây, phá dỡ công trình, tháo dỡ kết cấu công trình, bộ phận máy móc, thiết bị: - Nhổ cỏ, cắt tỉa cày; trồng cây cảnh, hoa, cỏ; - Bốc xếp, vận chuyển vật liệu; - Đào, đắp xúc, san đất, cát, đá, phế thải; - Đóng gói vật liệu rời: - Vận chuyển, bốc vác, xếp đặt thủ công; - Các công tác thủ công đơn giản khác. 2 Nhóm 2 - Phục vụ công tác đổ bê tông, làm móng; - Sản xuất, lắp dựng ván khuôn, giàn giáo, giáo an toàn, sàn đạo giá long môn: - Làm cốt thép, thép bản mã, thép hình, thép tấm - Xây, kè đá, bó vỉa nền đường; - Sản xuất lắp dựng vì kèo gỗ, thép, tôn, kính; - Làm trần cót ép, trần nhựa, mái ngói, fibro xi măng...; - Cắt mài đá, ống thép, ống nhựa, tẩy rỉ thép, đánh vecni; - Quét vôi ve, nhựa đường; - Các công tác làm sạch bề mặt khác; - Phục vụ ép, nhổ, đóng cọc, cừ, larsen (gỗ, tre, thép, bê tông); - Khoan, cắt bê tông: - Phục vụ khoan giếng, khoan dẫn, khoan tạo lỗ và các công tác phục vụ công tác khoan như bơm dung dịch chống sụt thành hố khoan, hạ ống vách...; - Nhân công làm cọc cát, giếng cát, cọc xi măng đất gia cố, gia cố nền đất yếu. - Các công tác khác cùng tính chất công việc. 3 Nhóm 3 - Trát, ốp, lát tường gạch, đá, bê tông, láng nền, lợp mái, trang trí tường, cách âm; - Sơn, bả bề mặt tường, kim loại, gỗ; - Sản xuất, lắp dựng thang sắt, lan can, vách ngăn, cửa sổ trời, hàng rào thép, hàng rào song sắt, cửa song sắt, cửa sắt, hoa sắt, cổng sắt, làm chắn nắng; - Sản xuất và làm sàn gỗ; - Làm trần thạch cao, trần nhôm, trần inox, trần thép, đồng...; - Lắp dựng khuôn, cửa thép, gỗ, nhôm, kính, inox, tấm tường panel, tấm sàn, mái 3D-SG, tôn lượn sóng, trụ đỡ tôn lượn sóng; - Làm tiểu cảnh, hồ nước nhân tạo; - Lắp đặt điện, nước, thông tin liên lạc, phòng cháy chữa cháy; lắp cáp viễn thông thông tin; - Các công tác khác cùng tính chất công việc. 4 Nhóm 4 - Sản xuất, lắp đặt các kết cấu, thiết bị phục vụ giao thông, đường bộ, đường sắt, sân bay, bến cảng; - Hoàn thiện mặt đường, mặt cầu: gắn phản quang, lắp đặt giải phân cách, sơn kẻ đường bằng sơn dẻo nhiệt phản quang, làm khe co giãn, lắp đặt gối cầu, cắt trám khe đường lăn sân đỗ; - Phục vụ đổ rải nhựa đường, bê tông nhựa; - Phục vụ đổ bê tông móng, mố, trụ cầu; - Nhân công quét đường nhựa, làm mối nối ống; - Khảo sát xây dựng; - Thí nghiệm vật liệu; - Các công tác khác cùng tính chất công việc; 5 Nhóm 5 - Gia công, lắp dựng cấu kiện thép, bê tông đúc sẵn, lao dầm, dàn cầu thép, khối hộp; - Cốt thép hầm, vòm hầm; - Cốt thép công trình thủy công, trụ pin, trụ biên, đập tràn, dốc nước, tháp điều áp; - Hàn tay nghề cao, đòi hỏi chứng chỉ quốc tế; - Kéo rải đường dây hạ thế, trung thế, lắp đặt trạm biến áp; - Các công tác khác cùng tính chất công việc. 6 Nhóm 6 - Lắp đặt neo cáp dự ứng lực; cáp cầu treo; - Lắp đặt máy, thiết bị dây chuyền công nghệ; - Lắp đặt máy và thiết bị nâng chuyển; - Lắp đặt thiết bị trộn, khuấy; lắp đặt thiết bị phân ly, lắp đặt đường ống công nghệ; - Gia công, lắp đặt thiết bị phi tiêu chuẩn; - Lắp đặt máy nghiền, sàng, cấp liệu; - Lắp đặt lò và thiết bị trao đổi nhiệt; - Lắp đặt máy bơm, trạm máy nén khí; - Lắp đặt thiết bị lọc bụi và ống khói, ống bảo ôn; - Lắp đặt thiết cân, đóng bao; - Lắp đặt thiết bị bunke, bình bể; - Lắp đặt turbin, máy phát điện, thiết bị van; - Lắp đặt thiết bị đo lường và điều khiển; - Lắp đặt các máy móc, thiết bị phức tạp khác; - Các công tác khác cùng tính chất công việc. 7 Nhóm 7 Công tác sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ thi công, máy móc thiết bị lắp đặt công trình, máy móc thiết bị công nghệ... 8 Nhóm 8 Vận hành máy, thiết bị thi công xây dựng; 9 Nhóm 9 Ô tô vận tải thùng, ô tô tự đổ, ô tô tưới nước, tải trọng dưới 25T; cần trục ô tô sức nâng dưới 25T: xe hút mùn khoan; ô tô bán tải; xe ô tô 7 chỗ dùng trong công tác khảo sát; xe hút chân không dưới 10 tấn; máy nén thử đường ống công suất 170CV; ô tô chuyển trộn bê tông dung tích thùng dưới 14,5m3; xe bơm bê tông: máy phun nhựa đường: xe bồn 13m3-14m3; xe nâng, xe thang, đầu kéo < 200t. 10 Nhóm 10 Ô tô tự đổ, tải trọng từ 25T trở lên; ô tô đầu kéo từ 200CV trở lên: ô tô chuyển trộn bê tông dung tích thùng từ 14,5m3 trở lên; cần trục ô tô sức nâng từ 25T trở lên; xe bồn 30T: ô tô vận tải thùng từ 25T trở lên. 11 Nhóm 11 Các công tác cá biệt: thi công đèo, dốc cao; trụ tháp, thi công ngoài biển, đảo; trong hầm lò, than; Các công tác cá biệt khác cùng tính chất công việc và điều kiện thi công. II KỸ SƯ Kỹ sư khảo sát, thí nghiệm III NGHỆ NHÂN Chế tác đồ gỗ mỹ nghệ; Chế tác đồ đá mỹ nghệ: Chế tác tượng, biểu tượng. IV VẬN HÀNH TÀU, THUYỀN 1 Thuyền trưởng 2 Thuyền phó 3 Thủy thủ, thợ máy, thợ điện, kỹ thuật viên V THỢ LẶN Ghi chú: - Đơn giá nhân công xây dựng trong mẫu phiếu trên là đơn giá nhân công được xác định với thời gian làm việc một ngày là 8 giờ và một tháng là 26 ngày. - Đơn giá ghi nhận tại cột [5] và [6] Phụ lục số 9 là có thể là đơn giá khoán theo sản phẩm hoặc đơn giá trả theo công nhật. Trường hợp: + Đơn giá khoán theo sản phẩm thì đơn giá ghi nhận tại cột [5] và [6] Phụ lục số 9 phải khấu trừ tỷ lệ % các khoản bảo hiểm thuộc trách nhiệm phải nộp của người sử dụng lao động nộp cho người lao động (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, phí công đoàn). + Đơn giá trả theo công nhật đối với lao động trong biên chế thì đơn giá ghi nhận tại cột [5] và [6] là đơn giá chưa trừ các khoản bảo hiểm người lao động phải nộp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, phí công đoàn nếu có). - Thợ chính là thợ có kỹ thuật tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện các công việc để tạo ra sản phẩm của công trình. - Thợ phụ là công nhân lao động phổ thông, giúp cho thợ chính thực hiện các công việc của công trình. - Đơn giá nhân công xây dựng bình quân của một công tác là đơn giá tương đương với cấp bậc bình quân công bố tại Phụ lục số 6 và được tính bằng bình quân gia quyền đơn giá nhân công của thợ chính và thợ phụ trong tổ đội. BẢNG TÍNH EXCEL ĐƠN GIÁ NHÂN CÔNG XÂY DỰNG 2.2. Bài tập Thực Hành Hãy xác định chí phí Nhân công cho thợ bậc 2,7/7; 3,0/7; 3,2/7; 3,3/7; 3,5/7; 4,0/7; 4,3/7; 4,5/7 đối với nhóm 1, 2, 3,4, 5, 6, 7 trên địa bàn Thành phố Hồ Chi Minh 3. Xác định chi phí máy thi công 3.1. Chi phí máy thi công được xác định công thức sau: Chi phí máy thi công trong ĐGXDCT=Định mức máy thi công x Giá ca máy và thiết bị thi công (Đồng/1ĐVSP) 3.2. Phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công Phương pháp quy định tại thông tư số 11/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng. Trong đó kèm theo 2 phụ lục: Phụ lục 1: Phương pháp xác định đơn giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng. Phụ lục 2: Định mức ca máy của 664 loại máy và Nguyên giá tham khảo ca máy. Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng (sau đây gọi là giá ca máy) là mức chi phí bình quân cho một ca làm việc theo quy định của máy và thiết bị thi công xây dựng. Giá ca máy gồm toàn bộ hoặc một số khoản mục chi phí như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển và chi phí khác của máy. Công thức xác định giá ca máy CCM = CKH + CSC + CNL + CNC + CCPK (Đồng/Ca) Trong đó : CCM : Giá ca máy (Đồng/Ca) CKH : Chi phí khấu hao (Đồng/Ca) CSC : Chi phí sửa chữa (Đồng/Ca) CNL : Chi phí nhiên liệu, năng lượng (Đồng/Ca) CTL : Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy (Đồng/Ca) CCPK : Chi phí khác (Đồng/Ca) 3.2.1. Chi phí khấu hao CKH: Khấu hao máy là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của máy vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của máy để thu hồi vốn đầu tư máy. Khấu hao của máy được tính trong giá ca máy. Công thức xác định : Trong đó: - CKH: Chi phí khấu hao trong giá ca máy (đồng/ca) - G : Nguyên giá (Giá trị ban đầu) và được xác định bằng công thức sau: G = Cm + Cvc + Clđ + Csc + Cl + T Cm : Giá mua máy Cvc : Chi phí vận chuyển từ nơi nua về nơi sử dụng Clđ : Chi phí lắp đặt và chạy thử Csc : Chi phí sửa chửa và tân trang Cl : Chi phí trả lãi vay T : Thuế và lệ phí (Như thuế Nhập khẩu, lệ phí môi trường, nhưng không được tính thuế giá trị gia tăng) - GTH : giá trị thu hồi (đồng) + Đối với máy có nguyên giá từ 30 triệu trở lên => Giá trị thu hồi = 10% nguyên giá; + Không tính giá trị thu hồi đối với máy có nguyên giá < 30 triệu đồng. - ĐKH : Định mức khấu hao của máy (%/năm) lấy cột số (2) phụ lục 2. - NCA : số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm) lấy cột số (4) phụ lục 2. Chú ý: Có thể tham khảo nguyên giá tại cột (10) của thông tư này. 3.2.2. Chi phí sửa chữa CSC : Chi phí sửa chữa máy là các khoản chi phí để bảo dưỡng, sửa chữa máy định kỳ, sửa chữa máy đột xuất trong quá trình sử dụng máy nhằm duy trì và khôi phục năng lực hoạt động tiêu chuẩn của máy. Công thức xác định : CSC = - CSC : Chi phí sửa chữa trong giá ca máy (đồng/ca). - ĐSC : Định mức sửa chữa của máy (% năm) lấy cột số (6) phụ lục 2. - G : Nguyên giá máy trước thuế (đồng) - NCA : số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm) lấy cột số (4) phụ lục 2. Chi phí sửa chữa máy chưa bao gồm chi phí thay thế các phụ tùng thuộc bộ phận công tác của máy có giá trị lớn mà có sự hao mòn của chúng phụ thuộc chủ yếu tính chất của đối tượng công tác. 3.2.3. Chi phí nhiên liệu, năng lượng CNL: Nhiên liệu, năng lượng là xăng, dầu, điện, gas hoặc khí nén tiêu hao trong thời gian làm việc của máy để tạo ra động lực cho máy hoạt động gọi là nhiên liệu chính. Các loại dầu mỡ bôi trơn, dầu truyền động,gọi là nhiên liệu phụ trong một ca làm việc của máy được xác định bằng hệ số so với chi phí nhiên liệu chính. Công thức xác định CNL = (6.4) Trong đó: - CNL : Chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy (đồng/ca). - ĐNL : Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng loại i của thời gian máy làm việc trong một ca lấy cột số (8) phụ lục 2. - GNL : Giá nhiên liệu loại i. - KP: hệ số chi phí nhiên liệu phụ loại i và được lấy như sau : + Máy và thiết bị chạy động cơ xăng : 1,02; + Máy và thiết bị chạy động cơ diesel : 1,03; + Máy và thiết bị chạy động cơ điện : 1,05 - n: Số loại nhiên liệu sử dụng trong một ca máy. Giá xăng, dầu : theo thông báo cáo chí giá xăng dầu của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex phù hợp với thời điểm tính ca máy và khu vự xây dựng công trình. Giá điện : theo quy định về giá bán điện của nhà nước phù hợp với thời điểm tính giá ca máy và khu vực xây dựng công trình. Trường hợp các loại máy để thực hiện một số loại công tác (như khảo sát, thí nghiệm và một số loại công tác khác) mà chi phí nhiên liệu, năng lượng đã tính vào chi phí vật liệu trong đơn giá của công tác đó thì khi xác định giá ca máy không tính thành phần chi phí nhiên liệu, năng lượng. 3.2.4. Chi phí Nhân công điều khiển máy CNC: Chi phí nhân công điều khiển trong một ca làm việc của máy được xác định trên cơ sở quy định về số lượng, thành phần, nhóm, cấp bậc công nhân điều khiển máy theo quy trình vận hành máy và đơn giá ngày công tương ứng với cấp bậc công nhân điều khiển máy. Công thức xác định : CNC = (6.5) Trong đó: - N : Số lượng công nhân theo cấp bậc điều khiển máy loại i trong 1 ca máy lấy cột số (9) phụ lục 2. - CTL : Đơn giá ngày công cấp bậc công nhân điều khiển máy loại i. - n : Số lượng, loại công nhân điều khiển máy trong 1 ca máy. Đơn giá ngày công cấp bậc công nhân điều khiển máy được xác định trên cơ sở đơn giá nhân công xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố. Trường hợp các loại máy để thực hiện một số loại công tác (như khảo sát xây dựng, thí nghiệm và một số loại công tác khác) mà chi phí nhân công điều khiển máy đã tính vào chi phí nhân công trong đơn giá thì khi xác định giá ca máy không tính thành phần chi phí nhân công điều khiển. 3.2.5. Chi phí khác CCPK : Công thức xác định CK = Trong đó: + CK : Chi phí khác trong giá ca máy (đồng/ca). + GK : Định mức chi phí khác của máy (% năm) lấy cột số (7) phụ lục 2. + G : Nguyên giá máy trước thuế (đồng). + NCA : Số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm) lấy cột số (4) phụ lục 2. Định mức chi phí khác của máy được xác định trên cơ sở định mức chi phí khác của máy quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này. Trường hợp loại máy và thiết bị chưa có trong quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này thì định mức chi phí khác của máy được xác định theo quy định tại mục 2 Phụ lục này 3.3. Xác định giá ca máy của loại máy và thiết bị thi công chưa có trong quy định tại phụ lục số 2 trong thông tư này Trường hợp loại máy và thiết bị chưa có trong quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này thì việc xác định giá ca máy thực hiện theo các phương pháp khảo sát, xác định định mức các hao phí và các dữ liệu cơ bản của giá ca máy quy định tại mục 2.1 Phụ lục này để phục vụ tính toán xác định giá ca máy. Đối với một số loại máy và thiết bị thi công xây dựng có sẵn thông tin giá thuê máy phổ biến trên thị trường thì có thể khảo sát, xác định giá thuê máy trên thị trường để phục vụ tính toán xác định giá ca máy theo phương pháp quy định tại mục 2.2 Phụ lục này. Cụ thể như sau: 3.3.1. Phương pháp khảo sát xác định định mức các hao phí và các dữ liệu cơ bản của giá ca máy Trình tự khảo sát xác định giá ca máy theo các định mức các hao phí và các dữ liệu cơ bản của giá ca máy như sau: - Bước 1: Lập danh mục máy và thiết bị thi công xây dựng cần xác định giá ca máy. - Bước 2: Khảo sát số liệu làm cơ sở xác định từng định mức hao phí và các dữ liệu cơ bản xác định các thành phần chi phí của giá ca máy; - Bước 3: Tính toán, xác định giá ca máy bình quân. Nội dung khảo sát xác định định mức các hao phí để tính giá ca máy: - Định mức khấu hao của máy: khảo sát về mức độ hao mòn của máy trong quá trình sử dụng máy do nhà sản xuất máy công bố hoặc theo điều kiện sử dụng cụ thể của máy; - Định mức sửa chữa của máy: khảo sát thu thập, tổng hợp số liệu về chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy trong cả đời máy từ các hồ sơ, tài liệu sau: nhật ký công trình, thống kê chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy, các quy định về bảo dưỡng, sửa chữa máy; quy đổi tổng số chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy thành tỷ lệ phần trăm (%) so với nguyên giá máy; phân bổ đều tỷ lệ % chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy theo số năm đời máy. - Số ca làm việc trong năm của máy: khảo sát thu thập, tổng hợp số liệu về thời gian sử dụng máy trong thực tế từ các hồ sơ, tài liệu liên quan đến thời gian sử dụng máy gồm: nhật ký công trình, báo cáo thống kê định kỳ về thời gian sử dụng máy, các quy định và yêu cầu kỹ thuật về thời gian bảo dưỡng, sửa chữa máy, số liệu thống kê về thời tiết ảnh hưởng đến thời gian làm việc của máy; quy định về thời gian sử dụng và hoạt động cả đời máy trong tài liệu kỹ thuật của máy hoặc do nhà sản xuất máy công bố... Bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến số ca làm việc của máy trong năm theo những điều kiện cụ thể của công trình. - Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng: khảo sát số liệu mức nhiên liệu, năng lượng của máy tiêu thụ phù hợp với thời gian làm việc thực tế của máy trong ca; số liệu tính toán theo quy định trong tài liệu kỹ thuật của máy do nhà sản xuất máy công bố về tiêu hao nhiên liệu, năng lượng khi máy hoạt động. - Số lượng nhân công: Khảo sát số lượng công nhân điều khiển máy, trình độ tay nghề (cấp bậc thợ); khảo sát các quy định về nhân công điều khiển máy do nhà sản xuất máy công bố. - Định mức chi phí khác của máy: khảo sát thu thập, tổng hợp số liệu về chi phí khác của máy gồm các chi phí cần thiết để máy hoạt động bình thường, có hiệu quả tại công trình quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này; quy đổi giá trị khoản chi phí này theo tỷ lệ % so với giá tính khấu hao của máy; phân bổ chi phí quản lý máy cho số năm đời máy. Nội dung khảo sát xác định nguyên giá của máy: Nguyên giá của máy cần xác định giá ca máy được xác định trên cơ sở : - Hợp đồng mua bán máy và các chi phí khác liên quan để đưa máy vào trạng thái sẵn sàng hoạt động; - Báo giá của nhà cung cấp hoặc của các doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực thiết bị công trình xây dựng, kinh doanh cung cấp, cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng và các chi phí khác liên quan để đưa máy vào trạng thái sẵn sàng hoạt động; - Tham khảo nguyên giá máy từ các công trình tương tự đã và đang thực hiện theo nguyên tắc phù hợp với mặt bằng giá máy trên thị trường tại thời điểm tính giá ca máy; - Tham khảo nguyên giá máy từ hồ sơ máy thi công của các nhà thầu trúng thầu các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh; - Tham khảo nguyên giá máy các địa phương lân cận công bố. Tổng hợp xử lý số liệu và tính toán xác định giá ca máy. - Định mức các hao phí xác định giá ca máy và nguyên giá máy được sàng lọc và xử lý dữ liệu trên cơ sở tổng hợp các thông tin, số liệu khảo sát theo từng nội dung. - Trường hợp một trong các định mức hao phí xác định giá ca máy thiếu số liệu khảo sát hoặc không đủ cơ sở, tài liệu để khảo sát số liệu thì được xác định bằng cách tính toán điều chỉnh quy định định mức của các loại máy có cùng tính năng kỹ thuật nhưng khác về công suất hoặc thông số kỹ thuật chủ yếu tại Phụ lục số 2 Thông tư này. - Giá ca máy của mỗi công tác xây dựng được xác định theo phương pháp xác định các thành phần chi phí cơ bản của giá ca máy trên cơ sở số liệu sau khi phân tích. - Định mức các hao phí để tính giá ca máy sau được xác định theo phương pháp khảo sát được gửi về Bộ Xây dựng để tổng hợp, ban hành phục vụ quản lý chi phí đầu tư xây dựng. 3.3.2. Phương pháp khảo sát giá ca máy thuê trên thị trường: Trình tự xác định giá ca máy theo số liệu khảo sát giá thuê máy như sau: - Bước 1: Lập danh mục máy và thiết bị thi công xây dựng có thông tin giá thuê máy phổ biến trên thị trường; - Bước 2: Khảo sát xác định giá thuê máy trên thị trường; - Bước 3: Tính toán, xác định giá ca máy theo giá ca máy thuê bình quân. Phạm vi/khu vực khảo sát giá thuê máy: Khảo sát trên địa bàn các địa phương và các địa phương lân cận. Nguyên tắc khảo sát xác định giá ca máy thuê: - Giá ca máy thuê trên thị trường được khảo sát thu thập, tổng hợp số liệu, thống kê giá cho thuê máy của các doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp kinh doanh mua, bán, cho thuê máy. - Giá ca máy thuê được khảo sát xác định phù hợp với chủng loại máy và thiết bị thi công được sử dụng trong định mức dự toán ban hành, hoặc định mức dự toán xây dựng của công trình. Nội dung khảo sát cần xác định rõ các thông tin sau: - Giá ca máy thuê được khảo sát xác định chỉ bao gồm toàn bộ hoặc một số các khoản mục chi phí trong giá ca máy như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển và chi phí khác của máy. Các nội dung chi phí khác liên quan đến việc cho thuê máy để đủ điều kiện cho máy hoạt động, vận hành tại công trường (nếu có) như các khoản mục chi phí quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này và chi phí vận chuyển máy móc, thiết bị đến công trình... được tách riêng không bao gồm trong giá ca máy thuê được khảo sát. - Giá ca máy thuê được khảo sát xác định tương ứng với đơn vị ca máy (theo quy định về thời gian một ca hoạt động sản xuất thi công của định mức dự toán xây dựng) và các hình thức cho thuê máy (cho thuê bao gồm cả vận hành hoặc chỉ cho thuê máy không bao gồm vận hành) cùng các điều kiện cho thuê máy kèm theo. - Trường hợp doanh nghiệp công bố giá thuê máy theo các đơn vị thời gian thuê máy theo giờ, theo ngày, theo tháng hoặc năm thì phải được quy đổi về giá thuê theo ca máy để phục vụ tính toán. - Trường hợp hình thức cho thuê máy bao gồm cả vận hành thì thông tin khảo sát cần xác định riêng các khoản mục chi phí liên quan đến vận hành máy (gồm chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển máy) và các khoản mục chi phí được phân bổ vào giá ca máy thuê (gồm chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí khác). - Khảo sát các thông tin cơ bản của máy: về thông số kỹ thuật của máy (chủng loại, công suất, kích thước, mức độ tiêu hao nhiên liệu...); về xuất xứ của máy; về tình trạng của máy. - Khảo sát các thông tin cơ bản về doanh nghiệp cho thuê máy; Tổng hợp xử lý số liệu và tính toán xác định giá ca máy thuê. Giá ca máy thuê sau khi khảo sát được sàng lọc theo từng loại và công suất máy, đồng thời được xử lý dữ liệu trước khi tính toán xác định giá ca máy thuê bình quân làm cơ sở công bố, cụ thể: - Các khoản mục chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển máy trong giá ca máy thuê khảo sát được chuẩn xác theo quy định của nhà sản xuất về mức tiêu hao năng lượng, nhiên liệu, thành phần thợ lái máy và các quy định xác định giá nhiên liệu, năng lượng, đơn giá nhân công tại mục 1 Phụ lục này. Sau đó tổng hợp xử lý bằng phương pháp hồi quy, chuyển đổi số liệu về thời điểm tính toán và tổng hợp để xác định chi phí. - Các khoản mục chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí khác trong giá ca máy thuê khảo sát được xử lý bằng phương pháp hồi quy, chuyển đổi số liệu về thời điểm tính toán và tổng hợp để xác định chi phí. 3.3.3. Xác định giá ca máy chờ đợi Giá ca máy chờ đợi là giá ca máy của các loại máy đã được huy động đến công trình để thi công xây dựng công trình nhưng chưa có việc để làm nhưng không do lỗi của nhà thầu. Giá ca máy chờ đợi gồm chi phí khấu hao (được tính 50% chi phí khấu hao), chi phí nhân công điều khiển (được tính 50% chi phí nhân công điều khiển) và chi phí khác của máy. 3.3.4. Xác định giá thuê máy theo giờ Giá thuê máy theo giờ là chi phí bên đi thuê trả cho bên cho thuê để được quyền sử dụng máy trong một khoảng thời gian tính theo giờ máy (chưa đủ một ca) để hoàn thành đơn vị khối lượng sản phẩm xây dựng. Giá máy theo giờ bao gồm chi phí nhiên liệu, năng lượng; chi phí tiền lương thợ điều khiển máy; chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa và chi phí khác được tính toán và được phân bổ cho một giờ làm việc. Tùy theo loại máy xây dựng, tính chất công việc của công tác xây dựng, công nghệ, biện pháp thi công, giá máy theo giờ được xác định trên cơ sở điều chỉnh giá ca máy theo ca được công bố trong bảng giá ca máy của địa phương nhân với hệ số 1,2 hoặc khảo sát xác định theo hướng dẫn tại mục 2.2 của Phụ lục 1 Thông tư này. 3.4. Bài tập thực hành Hãy xác định chi phí cho 1 ca máy của máy Trộm 250lít với các số liệu như sau: Chi phí mua máy là 32 triệu Chi phí vận chuyển là 2% giá mua Chi phí lắp đặt và chạy thử là 3% Tuổi thọ của máy 5 năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_dinh_muc_xay_dung.doc