Giáo trình môn Thương Mại điện tử - Chương 2: Cơ ở hạ tầng kinh tế-Xã hội-Pháp lý, hạ tầng mạng-Công nghệ của Thương mại điện tử

DBMSs là một tập hợp các chương trình sử dụng để định nghĩa cơ sở dữ liệu, thực hiện giao dịch dùng để cập nhật dữ liệu, lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu và thiết lập cơ sở dữ liệu một cách có hiệu quả. DBMSs cung cấp nhiều tính năng giúp phân tích dữ liệu, tăng cường khả năng truy cập dữ liệu, bố trí tổ chức dữ liệu.

pdf47 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình môn Thương Mại điện tử - Chương 2: Cơ ở hạ tầng kinh tế-Xã hội-Pháp lý, hạ tầng mạng-Công nghệ của Thương mại điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2. CƠ SỞ HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI - PHÁP LÝ, HẠ TẦNG MẠNG - CÔNG NGHỆ CỦA TMĐT 2.1. Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội 2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý 2.3. Cơ sở hạ tầng mạng 2.4. Cơ sở hạ tầng công nghệ 2.1. Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội 2.1.1. Khái niệm và vai trò cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đối với TMĐT a. Khái niệm: Cơ sở hạ tầng trong chủ nghĩa duy vật lịch sử là tổng hợp những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế- xã hội nhất định. Hạ tầng kinh tế - xã hội của TMĐT là toàn bộ các nhân tố, các điều kiện cơ bản về kinh tế xã hội nhằm tạo ra môi trường cho sự hình thành và phát triển của TMĐT b. Vai trò: Đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy ứng dụng, phát triển TMĐT trong đời sống kinh tế, xã hội của một vùng, địa phương, quốc gia và thế giới 2.1. Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội (tiếp) 2.1.2. Những yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới thương mại điện tử a. Yếu tố về kinh tế: tiềm năng nền KT, tốc độ tăng trưởng, lạm phát , tỷ giá hối đoái, thu nhập và phân bố dân cư... b. Yếu tố về xã hội- văn hóa: Dân số và sự biến động về dân số, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo và nền văn hóa. 2.1. Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội (tiếp) 2.1.3. Những yêu cầu về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới TMĐT • Các chuẩn mực cần thiết về kinh tế: thị trường giao dịch, tài chính, tiền tệ, phương thức thanh toán, chứng từ, giao nhận vận tải, bảo hiểm, giải quyết tranh chấp... • Đủ tiềm lực về kinh tế: hệ thống cung ứng hàng hóa dịch vụ, nhu cầu và khả năng thanh toán, năng lực cạnh tranh... • Cơ chế, chính sách của Chính phủ khuyến khích áp dụng công nghệ • Thay đổi thói quen tập quán giao dịch mua bán • Năng lực công nghệ của khách hàng, của doanh nghiệp 2.1. Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội (tiếp) 2.1.4. Tạo lập môi trường kinh tế - xã hội cho thực hiện thương mại điện tử Về phía Nhà nước: • Xây dựng và thực thi chiến lược phát triển TMĐT • Xây dựng ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật, chuẩn mực về kinh tế - xã hội hỗ trợ phát triển TMĐT Về phía các doanh nghiệp: • Tôn trọng, tuân thủ quy định pháp luật trong và ngoài nước về giao dịch TMĐT • Xúc tiến bồi dưỡng nâng cao năng lực về thực hành TMĐT • Xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao và giữ gìn uy tín của DN 2.1. Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội (tiếp) 2.1.5. Các doanh nghiệp dịch vụ cho TMĐT a. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics - Doanh nghiệp dịch vụ vận tải, chuyển phát - Doanh nghiệp dịch vụ giao nhận - Doanh nghiệp dịch vụ kho bãi 2.1. Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội (tiếp) 2.1.5. Các doanh nghiệp dịch vụ cho TMĐT b. Các doanh nghiệp dịch vụ thanh toán - Các ngân hàng thương mại - Các tổ chức có chức năng thanh toán điện tử c. Các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng kỹ thuật  Nhà cung cấp khả năng truy cập Internet (Internet Access Provider- IAP)  Nhà cung cấp dịch vụ Internet hoặc cung cấp dịch vụ nối mạng (Internet Service Provider - ISP)  Nhà cung cấp thông tin lên Internet (Internet Contents Provider -ICP)  Nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng (Application Service Provider -ASP)  Nhà cung cấp dịch vụ email (Email Server) 2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý 2.2.1. Một số vấn đề pháp lý liên quan tới TMĐT Những yêu cầu hiện nay của Luật quốc gia và quốc tế về văn bản chứng thực trên giấy, chữ ký tay và bản gốc chứng từ là trở ngại lớn nhất đối với TMĐT Một số yêu cầu về văn bản và chữ ký: ● Yêu cầu về văn bản (written document) ● Yêu cầu về chữ ký (signature); chữ ký điện tử là gì? ● Yêu cầu về văn bản gốc (original) Các vấn đề liên quan tới luật thương mại: + Liên quan đến bí mật cá nhân và bảo vệ thông tin cá nhân. + Liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ. + Liên quan tới thuế và thuế quan. + Liên quan tới luật áp dụng và giải quyết tranh chấp. + Các quy định về tiêu chuẩn hóa công nghiệp và thương mại. 2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý (tiếp) 2.2.2. Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử (Model Law on Electronic Commerce) UNCITRAL(United Nations Commission on International Trade Law) Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại quốc tế (UN thành lập17 Tháng 12 năm 1966) Điều 1: Phạm vi điều chỉnh. Đạo luật này có hiệu lực áp dụng đối với mọi loại thông tin thể hiện dưới hình thức thông tin số hoá được sử dụng trong khuôn khổ các hoạt động thương mại. Điều 5: Công nhận giá trị pháp lý của các thông tin số. Hiệu lực, giá trị pháp lý, hiệu lực thi hành của một thông tin không thể bị phủ nhận vì lý do duy nhất là thông tin đó được thể hiện dưới hình thức thông tin số hoá. 1. Trong trường hợp pháp luật quy định một thông tin phải được thể hiện dưới hình thức văn bản viết, thì một bản tin số được coi là đã thoả mãn điều kiện này nếu thông tin trong bản tin số có thể truy cập được sau này. 2. Điều kiện quy định tại khoản 1 được thể hiện dưới dạng một nghĩa vụ bắt buộc hoặc pháp luật chỉ đơn thuần quy định các hệ quả pháp lý nếu thông tin không được thể hiện dưới hình thức văn bản viết. 2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý (tiếp) 2.2.2. Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử (Model Law on Electronic Commerce) (tiếp) Điều 7 : Chữ ký. 1. Trong trường hợp pháp luật quy định một bản tin phải có chữ ký của một người nào đó, thì bản tin số được coi là đã thoả mãn điều kiện trên trong các trường hợp sau đây: a. Đã sử dụng một phương pháp để xác định người ký và để chứng tỏ người đó phê duyệt thông tin chữa trong bản tin số đó. b. Phương pháp được sử dụng có đủ độ tin cậy, xét trên phương diện đối tượng vì nó mà bản tin được tạo ra hoặc chuyển đi, tính đến tất cả các bối cảnh có liên quan, kể cả các thoả thuận liên quan đã ký. 2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý (tiếp) 2.2.2. Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử (Model Law on Electronic Commerce)(tiếp) Điều 8: Bản gốc. 1. Trong trường hợp pháp luật quy định một thông tin phải được thể hiện hoặc lưu giữ dưới hình thức bản gốc, thì một bản tin số được coi là thoả mãn điều kiện trên trong các trường hợp sau: a. Bảo đảm đủ độ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin dể từ thời điểm thông tin được tạo ra lần đầu, dưới hình thức chính thức cuối cùng là một bản thông tin hay một hình thức khác; b. Thông tin chứa trong bản tin số đó có thể giới thiệu được cho người mà nó cần phải được giới thiệu, trong trường hợp pháp luật quy định một thông tin phải được giới thiệu cho mọi người. 2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý (tiếp) 2.2.2. Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử (Model Law on Electronic Commerce)(tiếp) Điều 9: Tính xác thực và khả năng được chấp nhận của thông tin số. 1. Không được viện dẫn một quy định về cung cấp chứng cứ trong một thủ tục pháp lý để bác bỏ khả năng chấp nhận một bản tin số được cung cấp làm bằng chứng: a. Với lý do đó là một bản tin số, nên không thể sử dụng làm bằng chứng được; hoặc.. b. Với lý do là bản tin đó không thể hiện dưới dạng bản gốc, trong trường hợp đó là chứng cứ có giá trị nhất mà người phải cung cấp chứng cứ có thể có được. Thông tin được thể hiện dưới dạng một bản tin số được công nhận tính xác thực. Tính xác thực được đánh giá tuỳ thuộc vào độ tin cậy của cách thức tạo ra, lưu giữ và truyền tải bản tin, độ tin cậy của cách thức bảo toàn tính toàn toàn vẹn của thông tin, cách thức xác định căn cước của người gửi tin và tuỳ thuộc mọi đánh giá xác đáng khác. 2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý (tiếp) 2.2.2. Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử (Model Law on Electronic Commerce)(tiếp) Điều 10: Lưu giữ các thông tin số. Trong trường hợp pháp luật quy định hồ sơ, tài liệu, bản tin hoặc thông tin phải được lưu giữ, thì điều kiện này coi như thoả mãn nếu các hồ sơ, tài liệu hay bản tin đó được lưu giữ dưới dạng thông tin số, nhưng phải tuân thủ các điều kiện sau: a. Thông tin chứa trong bản tin số có khả năng truy cập, tra cứu được sau này; b. Bản tin số cần phải được lưu giữ dưới hình thức mà nó đã được tạo ra, gửi đi hoặc tiếp nhận hoặc dưới một hình thức khác chứng tỏ bản tin đó thể hiện chính xác các thông tin đã được tạo ra, được gửi đi hoặc được tiếp nhận; c. Mọi thông tin cho phép xác định xuất xứ và nơi đến của bản tin số cũng như mọi dấu hiệu về ngày, giờ gửi hoặc nhận bản tin cũng phải được lưu giữ, nếu có. 2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý (tiếp) 2.2.2. Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử (Model Law on Electronic Commerce)(tiếp) Điều 14: Thông báo xác nhận đã nhận được thông tin. - Thông báo xác nhận (không có thời hạn hiệu lực) sẽ được thực hiện: + Bằng mọi phương tiện thông tin liên lạc, tự động hoá hay một cách khác, do người nhận thực hiện: hoặc + Bằng mọi hành vi của người nhận đủ để chứng tỏ với người gửi rằng đã nhận được thông tin số đó. Xác nhận phụ thuộc vào người gửi đã nhận được thông báo xác nhận hay chưa, thì bản tin số đó được coi như chưa được chuyển đi chừng nào người gửi chưa nhận được thông báo xác nhận. - Thông báo xác nhận có thời hạn: Xác nhận phải được thực hiện trong thời hạn hiệu lực 2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý (tiếp) 2.2.2. Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử (Model Law on Electronic Commerce)(tiếp) Điều 15: Thời điểm, địa điểm gửi và nhận thông tin số hoá. Thời điểm: + Nếu người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin để nhận các bản tin số hoá thì: - Thời điểm nhận thông tin là thời điểm bản tin số hoá đi vào hệ thống thông tin đã được chỉ định đó; - Thời điểm nhận được thông tin là thời điểm người nhận truy cập thông tin đó, trong trường hợp bản tin số hoá được gửi vào một hệ thống thông tin khác với hệ thống thông tin và người nhận đã chỉ định để nhận tin. + Nếu người nhận đã không chỉ định một hệ thống thông tin nào để nhận tin, thì thời điểm nhận được thông tin là thời điểm bản tin số đi vào một hệ thống thông tin của người nhận. Địa điểm: Là đã được gửi đi từ người gửi đặt cơ sở và được nhận tại nơi người nhận đặt cơ sở 2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý (tiếp) 2.2.3. Các văn bản pháp quy về giao dịch điện tử tại Việt Nam a. Sự cần thiết - Sự phát triển nhanh chóng của CNTT và giao dịch, chứng từ điện tử cần có sự quản lý thống nhất - Xu thế quốc tế và toàn cầu Việt Nam không thể ngoài cuộc - Cần có cơ sở pháp lý để tạo điều kiện phát triển cho TMĐT - Ngoài tuân thủ luật lệ chung (quốc tế) còn có cái riêng, đặc thù của VN b. Một số văn bản pháp lý về giao dịch điện tử tại Việt Nam  Luật Giao dịch điện tử: Số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 - Phạm vi điều chỉnh: giao dịch điện tử trong các lĩnh vực dân sự, thương và hành chính nhà nước - Thông điệp dữ liệu: có thể sử dụng làm cơ sở pháp lý như văn bản, được làm chứng từ và lưu trữ - Chữ ký điện tử: có giá trị pháp lý như chữ ký thông thường - Hợp đồng điện tử: được Nhà nước công nhận - Bảo mật thông tin và dữ liệu điện tử - Sơ hữu trí tuệ trong giao dịch điện tử  Luật Công nghệ thông tin: Số 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 Đề cập đến các vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông và hạ tầng cơ sở mạng, quy định những vấn đề bảo mật thông tin và an toàn mạng 2.3. Cơ sở hạ tầng mạng 2.3.1. Mạng nội bộ 2.3.1.1. Mạng máy tính Mạng máy tính là một hệ thống gồm hai hay nhiều máy tính được kết nối để trao đổi thông tin với nhau. a. Mạng LAN (Local Area Network) Nếu hai hoặc nhiều máy tính và thiết bị ngoại vi được kết nối trong một khu vực nhỏ như một căn phòng, văn phòng, hay một khuôn viên, được gọi là mạng LAN . Đó là nhóm các máy tính trong một mạng LAN chia sẻ một kết nối phổ biến. b. Mạng WAN (Wide Area Network) Bao gồm các mạng nội bộ kết nối với nhau qua đường dây điện thoại thuê bao hoặc nhờ một số công nghệ khác như hệ thống điện tử viễn thông hoặc vệ tinh. c. Mạng MAN (Metropolitan Area Network) Mạng đô thị MAN là mạng dữ liệu băng rộng được thiết kế cho phạm vi trong thành phố, thị xã. Khoảng cách thường nhỏ hơn 100 km. d. Mạng GAN (global area network) Kết nối máy tính từ các châu lục khác nhau. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông và vệ tinh. 2.3. Cơ sở hạ tầng mạng 2.3.1. Mạng nội bộ 2.3.1.2. Mạng website nội bộ (intranet) a. Khái niệm intranet Intranet hay mạng web nội bộ là một hệ thống hạ tầng mạng để phục vụ nhu cầu chia sẻ thông tin trong nội bộ công ty bằng việc sử dụng nguyên lý và công cụ của web. Mạng Intranet là mạng máy tính cục bộ dành cho các doanh nghiệp liên kết với khách hàng theo tiêu chuẩn của Internet, các doanh nghiệp sử dụng mạng để quản lý trong nội bộ doanh nghiệp và liên kết với bên ngoài Tính chất quan trọng của Intranet là phải có kế hoạch để bảo vệ thông tin nội bộ, không cho phép những người không được phép truy nhập cơ sở dữ liệu của mình. Có nhiều cách ngăn chặn như dùng mật khẩu, các biện pháp mã hoá hay bức tường lửa (nhưng bức tường lửa rất khó ngăn chặn “người nhà”). Một biện pháp bảo vệ hữu hiệu truyền thống là chính sách và hệ thống quyết định cho ai được vào lĩnh vực dữ liệu nào. b. Chức năng của intranet - Lưu trữ và phân phối thông tin - Cung cấp công cụ tìm kiếm - Giao tiếp 2 chiều - Gọi điện thoại bằng máy tính - Kết hợp TMĐT c. Các ứng dụng của intranet Lưu giữ và cung cấp thông tin về: catalogue sản phẩm, chính sách công ty, đơn đặt hàng, chia sẻ tài liệu, danh bạ điện thoại, quản lý nhân sự, chương trình đào tạo, cơ sở dữ liệu khách hàng, dự liệu doanh nghiệp d. Các lợi ích của việc sử dụng intranet - Marketing nội bộ - Dịch vụ khách hàng - Tìm kiếm và truy cập dữ liệu - Chia sẻ kiến thức - Cá thể hóa thông tin - Ủy quyền - Quản lý dữ liệu - Quản lý dự án - Đào tạo - Thúc đẩy xử lý quá trình giao dịch - Phân phối thông tin không giấy tờ (Enterprise Resource Planning- Hoạch định nguồn lực DN) (Hệ thống kế thừa) (Vùng trung lập) 2.3. Cơ sở hạ tầng mạng 2.3.2. Mạng ngoại bộ (Extranet) a. Khái niệm Extranet Extranet là mạng máy tính mà nó liên kết những mạng Intranet của những đối tác kinh doanh thông qua Internet Extranet là một intranet được mở rộng ra bên ngoài DN đến một hoặc một số người sử dụng khác Extranet bao gồm: intranet, máy chủ lưu dữ web, bức tường lửa, ISPs, công nghệ chuyển thông tin được mã hóa, phần mền giao diện và các phần mềm ứng dụng trong kinh doanh. b. Mối quan hệ với một mạng nội bộ Mối quan hệ với một mạng nội bộ (intranet): Extranet liên kết với mạng intranet của những đối tác kinh doanh thông qua internet Các kết nối giữa những người bên ngoài và các nguồn tài nguyên nội bộ thường yêu cầu đảm bảo thông qua qua: tường lửa, máy chủ quản lý, giấy phát hành và giấy chứng nhận sử dụng kỹ thuật số hoặc phương tiện tương tự như xác thực người dùng, mã hóa tin nhắn và sử dụng mạng riêng ảo (VPN) đường hầm thông qua các mạng công cộng. c. Ưu điểm, nhược điểm - Ưu điểm Trao đổi khối lượng lớn dữ liệu nhờ trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) Độc quyền chia sẻ sản phẩm với các đối tác. Hợp tác với các công ty khác để nỗ lực phát triển chung Cùng nhau phát triển và sử dụng các chương trình đào tạo với các công ty khác Cung cấp hoặc truy cập vào các dịch vụ được cung cấp bởi một công ty với một nhóm các công ty khác. - Nhược điểm Extranet có thể tốn kém để thực hiện và duy trì trong một tổ chức (ví dụ, phần cứng, phần mềm, chi phí đào tạo nhân viên), nếu tổ chức trong nội bộ chứ không phải là một nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng. An ninh của Extranet có thể là một mối quan tâm khi lưu trữ thông tin có giá trị hoặc độc quyền. d. Ứng dụng của Extranet - Tăng khả năng giao tiếp - Tăng cường tính hiệu quả trong phân phối, chia sẻ thông tin - Mở rộng kinh doanh - Giảm chi phí sản xuất - Thông tin thuận lợi Extranet liên kết các đối tác kinh doanh 2.3.3. Internet a. Sơ lược sự ra đời của internet Năm 1969 Bộ Quốc phòng Mĩ đã xây dựng dự án ARPANET để nghiên cứu lĩnh vục mạng, theo đó các máy tính được liên kết với nhau Năm 1972 cũng là năm Ray Tomlinson đã phát minh ra E-mail để gửi thông điệp trên mạng. Tháng 9/1973 Vinton Cerf và Bob Kahn đề xuất những cơ bản của Internet. Đó chính là những nét chính của giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) là giao thức kiểm soát và truyền tải. Năm 1979 ARPA thành lập ban kiểm soát cấu hình Internet. Năm 1982 các giao thức TCP và IP được DAC và ARPA dùng đối với mạng ARPANET. Sau đó TCP/IP được chọn là giao thức chuẩn. Năm 1983 ARPANET trở thành 1 mạng dân sự. Thời kỳ bùng nổ lần thứ nhất của Internet Năm 1986 mạng NSFnet chính thức được thiết lập, kết nối năm trung tâm máy tính. Như vậy là NSF và ARPANET song song tồn tại theo cùng 1 giao thức, có kết nối với nhau. Năm 1990, ARPANET dừng hoạt động, mạng NSF được sử dụng vào mục đích dân dụng, đó chính là tiền thân của mạng Internet ngày nay. Thời kỳ bùng nổ lần thứ hai với sự xuất hiện của WWW Năm 1991 Tim Berners Lee phát minh ra World Wide Web (WWW) dựa theo ý tưởng về siêu văn bản được Ted Nelson đưa ra từ năm 1985. Có thể nói đây là 1 cuộc cách mạng trên Internet vì người ta có thể truy cập, trao đổi thông tin một cách dễ dàng, nhanh chóng. b. Khái niệm về internet Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau thông qua các phương tiện viễn thông như đường cáp điện thoại hoặc vệ tinh. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu. Intrenet (Internet Access Provider) (Internet Service Provider) c. Quá trình truyền sản phẩm số hóa trên internet Các sản phẩm số hóa được chuyển từ địa chỉ người gửi đến địa chỉ người nhận thông qua đường truyền và hệ thống kết nối mạng internet. Cách truyền: Các sản phẩm số hóa (dữ liệu) được chia thành các gói nhỏ nhờ vào giao thức TCP (Transmission Control Protocol-gt kiểm soát) được đánh dấu theo thứ tự và địa chỉ nơi nhận. Nhờ IP (Internet Protocol- gt truyền tải), các gói nhỏ dữ liệu được gửi đến máy chủ từ xa qua mạng internet. Tại đó các gói dữ liệu nhỏ được sắp xếp lại theo đúng thứ tự đánh số và trở thành thông tin hoàn chỉnh cần gửi. d. Các thành phần chính của hệ thống mạng internet d.1. Phần cứng - Máy chủ (Server): là máy tính điện tử được kết nối vào mạng và có khả năng cung cấp thông tin cho các máy tính khác trong mạng. Máy chủ trong mạng internet chuyên quản lý tài nguyên của mạng và đáp ứng nhu cầu truy cập thông tin của máy khách. Có Web server, email server, database server, file server, Máy tính truy cập tới máy chủ thì được gọi là 1 nút (node) - Phương tiện truyền thông: đó là các thiết bị giúp kết nối các máy tính với nhau và các phương tiện số hóa khác. Băng thông (bandwidth) quyết định dữ liệu được truyền qua mạng trong một khoảng thời gian nhất định, được đo bằng số bit (Binary digIT: BIT) - Hệ thống lưu trữ thông tin - Đường thuê bao số (Digital subscriber line – DSL) d.2. Phần mềm (software): hệ điều hành và cơ sở dữ liệu + Hệ điều hành: là phần mềm giúp quản lý nguồn lực trên máy tính như: CPU, RAM, thiết bị đầu cuối và nơi lưu trữ thông tin trên ổ đĩa cứng hay CD-ROMs. Các loại hệ điều hành: UNIX; Microsoft Windows; Linus; Mac OS X; Webcasting và Web conferencing. Nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP): là nơi đăng ký để có quyền gia nhập vào internet và sử dụng những dịch vụ mà ISP đó cung cấp như: email, web. + Cơ sở dữ liệu - Các loại dữ liệu gồm: Dữ liệu điện tử số và khoản mục xác định trước; Văn bản; Hình ảnh; Âm thanh; Video - Cơ sở dữ liệu TMĐT: là một bộ sưu tập các thông tin về một chủ đề, được tổ chức hợp lý. Ví dụ: Cơ sở dữ liệu về tồn kho, đơn đặt hàng, hóa đơn vận chuyển, khách hàng, người lao động. + Quá trình hình thành và duy trì kho dữ liệu (Data warehouse) gồm các bước: - Trích dữ liệu. - Hợp nhất dữ liệu - Lọc dữ liệu - Chuyển dữ liệu - Tập hợp dữ liệu - Cập nhật dữ liệu + Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMSs) DBMSs là một tập hợp các chương trình sử dụng để định nghĩa cơ sở dữ liệu, thực hiện giao dịch dùng để cập nhật dữ liệu, lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu và thiết lập cơ sở dữ liệu một cách có hiệu quả. DBMSs cung cấp nhiều tính năng giúp phân tích dữ liệu, tăng cường khả năng truy cập dữ liệu, bố trí tổ chức dữ liệu. + Cơ sở dữ liệu khách hàng Cơ sở dữ liệu khách hàng là một cơ sở dữ liệu về khách hàng hoặc những khách hàng tương lai được sử dụng cho mục đích marketing như tăng khả năng bán hàng, tăng lượng bán hàng hoặc duy trì quan hệ khách hàng Công ty sử dụng cơ sở dữ liệu khách hàng cho các mục đích: nhận biết khách hàng tiềm năng; xác định chương trình chào hàng đặc biệt cho một số đối tượng khách hàng; tăng cường uy tín khách hàng; duy trì khách hàng 2.4. Cơ sở hạ tầng công nghệ (tiếp) 2.4.1. Website a. Khái niệm: Trang mạng là một tập hợp các trang web bắt đầu bằng một tệp với địa chỉ tên miền. Sử dụng địa chỉ tên miền để quảng bá tới khách hàng về trang web của doanh nghiệp. Website đang trở thành trung tâm mua bán lẻ tại nhà, trung tâm thông tin cho thương mại, giải trí và giao tiếp Để sử dụng được web, cần có: Mạng internet, intranet hay extranet; Ngôn ngữ siêu văn bản (Hypertext mark-up language) – đó là tập hợp các ký hiệu và mã đánh dấu (mark-up symbol or codes) trong một tệp giúp người đọc, đọc được web; Giao thức truyền tệp (file transfer protocol); Giao thức truyền siêu văn bản (Hypertext transfer protocol); Phần mềm trình duyệt Web (Netscape, Internet Explorer, Opera) Một trang Web có thể bao gồm: chữ, hình ảnh, video, âm thanh và đường links. Trang web gồm trang chủ (homepages) và các trang nội dung (main pages) b. Đặc điểm của Web - Tính tương tác - Tính cá nhân - Tính riêng tư - Thông tin - Ngay lập tức - Tính đo được - Tính linh hoạt - Tính liên kết c. Lợi thế của Web - Màu sắc đa dạng và có thể truyền tải thông điệp dưới dạng chữ, hình ảnh, âm thanh. - Tương tác giữa người cung cấp thông tin và người sử dụng, tra cứu thông tin và có thể cung cấp nhanh thông tin phản hồi. - Dễ dàng phản hồi cho các chương trình khuyếch trương. - Luôn sẵn sàng theo mô hình 24/7/365 - Là công cụ hỗ trợ khách hàng thuận tiện nhất. - Tiết kiệm nguồn nhân lực từ việc sử dụng chuyên mục “Frequent Asked questions” - Có thể nhắm vào thị trường địa phương và thị trường quốc tế và có thể tiếp cận được thị trường toàn cầu. - Chi phí sản xuất và duy trì thấp. - Thời gian quay vòng nhanh. - Tiếp cận được một thị trường có đẳng cấp. - Tự động thu thập thông tin người tiêu dùng giúp cho quá trình tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp - Giảm bớt ô nhiễm môi trường so với kinh doanh truyền thống. d. Những điểm cần lưu ý khi thiết kế trang web - Xác định mục đích nội dung thông tin. - Đưa ra các mục tiêu, tiêu chí đánh giá hoạt động cho trang web. - Tổ chức nội dung - Tiêu đề của các trang web - Chiều dài của trang, cách thức bố trí thông tin trên một trang. - Font chữ, kích cỡ chữ; Sử dụng kết nối; Đồ họa. - Phần mềm, phần cứng liên quan đến tốc độ download thông tin trên website, duyệt web. - Quá trình truy cập thông tin trên web, việc sử dụng mầu sắc, cách thức bố trí thông tin, cách thức kết nối thông tin. e. Thiết lập trang web - Các bước cần thiết khi thực hiện thiết kế trang web: + Cần làm sáng tỏ các quan hệ giữa các tư liệu. + Thiết kế và định dạng các tư liệu. + Thiết kế phiên bản với các siêu liên kết. + Xác định phương pháp lưu trữ về trang web + Công bố trang web. + Duy trì, bảo dưỡng hiện trường sao cho thông tin luôn được cập nhật + Có rất nhiều ngôn ngữ và chương trình dùng để thiết lập web như HTML, ASP, XML, Javascript và frontpage hay Dreamweaver. 2.4. Cơ sở hạ tầng công nghệ (tiếp) 2.4.3. Cơ sở dữ liệu (database) a. Khái niệm: Dữ liệu điện tử: là tất cả các mục thông tin, văn bản, hình ảnh, âm thanh hoặc sự kết hợp giữa chúng được lưu giữ bằng các phương tiện điện tử Ví dụ: Văn bản; Hình ảnh; Âm thanh; Video. 2.4. Cơ sở hạ tầng công nghệ (tiếp) 2.4.3. Cơ sở dữ liệu a. Khái niệm (tiếp): Định nghĩa Cơ sở dữ liệu (viết tắt CSDL; tiếng Anh là database) của từ điển Oxford: Một tập hợp có cấu trúc của dữ liệu được lưu trong máy tính, theo một cách đặc biệt nào đó có thể được tiếp cận theo những cách khác nhau. Hoặc Cơ sở dữ liệu là một hệ thống dữ liệu điện tử có cấu trúc được kiểm soát và truy cập thông qua máy tính dựa vào những mối quan hệ giữa các dữ liệu về kinh doanh, tình huống và vấn đề đã được định nghĩa trước. Ví dụ: Cơ sở dữ liệu về tồn kho, đơn đặt hàng, hóa đơn vận chuyển, khách hàng, người lao động. Có nhiều KN khác nhau, tuy nhiên, ta có thể tóm tắt một số điểm chung của CSDL là: - Tập hợp thông tin có cấu trúc. - Được quản lý và duy trì phục vụ khai thác thông tin. - Có thể phục vụ nhiều đối tượng khai thác với nhiều cách thức khác nhau. - Có nhiều giải pháp khác nhau để xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu 2.4. Cơ sở hạ tầng công nghệ (tiếp) 2.4.3. Cơ sở dữ liệu (tiếp) b. Các loại cơ sở dữ liệu - Cơ sở dữ liệu liên hệ - Cơ sở dữ liệu đa chiều - Kho cơ sở dữ liệu - Cơ sở dữ liệu văn bản - Tài liệu siêu văn bản - Cơ sở dữ liệu hình ảnh - Cơ sở dữ liệu đa phương tiện và Web 2.4. Cơ sở hạ tầng công nghệ (tiếp) 2.4.3. Cơ sở dữ liệu (tiếp) c. Phân loại cơ sở dữ liệu * Theo cấu trúc: - Cơ sở dữ liệu có cấu trúc (structured database): - Cơ sở dữ liệu phi cấu trúc (unstructured database): - Cơ sở dữ liệu bán cấu trúc (semi-structured database): * Phân loại theo hình thức lưu trữ, mô hình tổ chức - Cơ sở dữ liệu dạng tệp (file database) - Cơ sở dữ liệu quan hệ (relational database): - Cơ sở dữ liệu phân cấp (herachical database): * Phân loại theo đặc tính sử dụng - Cơ sở dữ liệu hoạt động (operational databases) - Cơ sở dữ liệu kho (data warehouse): - Cơ sở dữ liệu ngữ nghĩa (semantic database) * Phân loại theo mô hình triển khai - Cơ sở dữ liệu tập trung (centralized database): - Cơ sở dữ liệu phân tán (distributed database) 2.4. Cơ sở hạ tầng công nghệ (tiếp) 2.4.3. Cơ sở dữ liệu (tiếp) d. Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMSs) DBMSs là một tập hợp các chương trình sử dụng để định nghĩa cơ sở dữ liệu, thực hiện giao dịch dùng để cập nhật dữ liệu, lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu và thiết lập cơ sở dữ liệu một cách có hiệu quả. DBMSs cung cấp nhiều tính năng giúp phân tích dữ liệu, tăng cường khả năng truy cập dữ liệu, bố trí tổ chức dữ liệu. 2.4. Cơ sở hạ tầng công nghệ (tiếp) 2.4.3. Cơ sở dữ liệu (tiếp) e. Cơ sở dữ liệu khách hàng - Cơ sở dữ liệu khách hàng là một cơ sở dữ liệu về khách hàng hoặc những khách hàng tương lai được sử dụng cho mục đích marketing như tăng khả năng bán hàng, tăng lượng bán hàng hoặc duy trì quan hệ khách hàng. - Công ty sử dụng cơ sở dữ liệu khách hàng cho các mục đích: + Nhận biết khách hàng tiềm năng; + Xác định chương trình chào hàng đặc biệt cho một số đối tượng khách hàng; + Tăng cường uy tín khách hàng; + Duy trì khách hàng. Câu hỏi ôn tập chương 2 1. Hãy nêu khái niệm và vai trò của CSHT kinh tế - Xã hội trong kinh doanh TMĐT 2. Phân tích những yếu tố KT – XH ảnh hương đến TMĐT 3. Phân tích những yêu cầu về hạ tầng cơ sở KT-XH cho thực hiện TMĐT 4. Làm thế nào để tạo lập môi trường KT-XH cho thực hiện TMĐT 5. Phân tích vai trò của việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý đối với sự phát triển của TMĐT 6. Phân tích các vấn đề liên quan tới bí mật các nhân và bảo vệ thông tin cá nhân phải chú ý khi xây dựng khuôn khổ pháp lý cho TMĐT 7. Phân tích một số quy định chung về một khuôn khổ pháp lý TMĐT toàn cầu 8. Mạng internet, intranet, extranet là gì? Sự khác nhau các mạng này? 9. Các thành phần chính của mạng internet là gì? 10. Tác dụng của mạng internet, intranet, extranet trong kinh doanh trực tuyến là gì? 11. Vì sao website lại được sử dụng nhiều trong giao dịch trực tuyến? 12. Website có những đặc điểm gì? 13. Cơ sở dữ liệu là gì? Các loại cơ sở dữ liệu? 14. Dữ liệu/thông tin được đánh giá dựa trến các tiêu chí nào?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_mon_thuong_mai_dien_tu_chuong_2_co_o_ha_tang_kinh.pdf
Tài liệu liên quan