Giáo trình Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp - Chương 5: Văn hóa doanh nghiệp

Loại văn hoá này kết hợp giữa sự quan tâm con nguời và thành tích. Một công ty trở nên hợp nhất hai yếu tố khi những nhà quản lí nhận ra rằng nhân viên đóng vai trò quan trọng – nhân viên có chất lượng sẽ giúp tăng thành tích của công ty. Rất nhiều công ty trong số ấy có Johnson & Johnson, Novell, công ty bảo hiểm nhân thọ Tây Bắc có nền văn hoá này. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là họ dửng dưng trước những vấn đề đạo đức. Ví dụ như mặc dù công ty Johnson & Johnson rất có danh tiếng, nhưng vài năm trước công ty này đã xé nhỏ hàng ngàn tài liệu liên quan đến những cuộc điều tra liên bang về việc liệu công ty có sử dụng trái phép thuốc trị mụn Retin – A để làm kem xoá nếp nhăn hay không. Hậu quả là án phí và tiền phạt lên tới gần 7.5 triệu USD và ba nhân viên cao cấp đã bị sa thải. Liệu sự thật này có ảnh hưởng đến văn hoá của Johnson & Johnson hay không để những hành vi này không bị lặp lại nữa. Phát ngôn viên của công ty cho biết công ty không tin rằng những hành động của công ty lại vi phạm luật marketing của FDA, điều này khiến cho công ty phải nghi ngờ. Văn hoá của một tổ chức – gồm những tiêu chuẩn đạo đức, các chuẩn tắc, niềm tin, và tập quán có thể nhận ra bằng việc tiến hành kiểm soát văn hoá. Một cuộc kiểm soát văn hoá là sự ước định tiêu chuẩn đạo đức của tổ chức. Những vấn đề này có thể giúp tổ chức nhận ra văn hoá doanh nghiệp nào vi phạm đạo đức. Như chúng ta đã biết, văn hoá doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng trong việc đưa ra các quyết định có đạo đức.

pdf26 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp - Chương 5: Văn hóa doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nghiệp 3 • Kiến trúc, cách bài trí, công nghệ, sản phẩm • Cơ cấu tổ chức các phòng ban của doanh nghiệp • Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp • Lễ nghi và lễ hội hàng năm • Các biểu tượng, logo, slogan, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của doanh nghiệp • Ngôn ngữ, cách ăn mặc, cách biểu hiện cảm xúc. • Những huyền thoại, câu chuyện về doanh nghiệp • Hình thức mẫu mã sản phẩm • Thái độ cung cách ứng xử của các thành viên Đây là cấp độ văn hoá dễ nhận biết nhất, dễ cảm nhận nhất; ta có thể nhận thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên thông qua các yếu tố vật chất như vật kiến trúc, cách bài trí, đồng phục của doanh nghiệp. Cấp độ văn hoá chịu ảnh hưởng nhiều bởi tính chất Những giá trị sâu hơn và những nhận thức được hình thành bởi các thành viên của tổ chức công việc ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và quan điểm của lãnh đạo. Cấp độ văn hoá này dễ thay đổi và thể hiện không đầy đủ và sâu sắc văn hoá doanh nghiệp, có quan điểm cho rằng cấp độ này chỉ phản ánh khoảng 13% đến 20% giá trị văn hoá của doanh nghiệp. 5.1.2.2. Cấp độ thứ hai (biểu trưng phi trực quan – vô hình): những giá trị được tuyên bố Bất kể doanh nghiệp nào cũng có các quy định, nguyên tắc, triết lý, mục tiêu và chiến lược hoạt động riêng của mình; nhưng chúng được thể hiện với nội dung, phạm vi mức độ khác nhau giữa các doanh nghiệp mà thôi. Đó là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp và được doanh nghiệp công bố rộng rãi ra công chúng để mọi thành viên cùng thực hiện, chia sẻ và xây dựng. Đây chính là những giá trị được công bố, một bộ phận của nền văn hoá doanh nghiệp. Những giá trị được công bố cũng có tính hữu hình vì người ta có thể nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính xác. Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn cho các nhân viên trong doanh nghiệp cách thức đối phó với các tình huống cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho các nhân viên mới trong môi trường cạnh tranh. 5.1.2.3. Cấp độ thứ ba: Những quan niệm chung (những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp) Trong bất kỳ hình thức văn hoá nào (văn hoá dân tộc, văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp) cũng đều có các quan niệm chung, được tồn tại trong thời gian dài, chúng Học phần: Văn hóa kinh doanh và Tinh thần khởi nghiệp 4 ăn sâu vào trong tâm trí của hầu hết tất cả các thành viên thuộc nền văn hoá đó và trở thành điều mặc nhiên được công nhận. Ví dụ, cùng một vấn đề: Vai trò của phụ nữ trong xã hội. Văn hoá Á Đông nói riêng và văn hoá Việt Nam nói riêng, có quan niệm truyền thống là: nhiệm vụ quan trọng nhất của người phụ nữ là chăm lo gia đình còn công việc ngoài xã hội là thứ yếu, điều này mặc nhiên hình thành trong suy nghĩ của đại đa số mọi người trong xã hội và được truyền qua các thế hệ. Trong khi đó văn hoá phương Tây lại quan niệm rằng: Người phụ nữ có quyền tự do cá nhân và không phải chịu sự ràng buộc quá khắt khe vào lễ giáo tuyền thống. Vùng Trung Đông theo đạo hồi thì vấn đề này lại càng khắt khe hơn rất nhiều trong việc cho phép nữ giới tiếp xúc và khẳng định vị trí trong xã hội. 5.2. Tác động của văn hoá doanh nghiệp tới hoạt động của doanh nghiệp 5.2.1. Tác động tích cực của văn hoá doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp tạo nên phong thái riêng của doanh nghiệp, giúp phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác Văn hoá doanh nghiệp gồm nhiều bộ phận hợp thành: Gồm Triết lý kinh doanh, các tập tục, lễ nghi, thói quen, cách thức đào tạo, giáo dục, truyền thuyết, huyền thoại của một số thành viên trong doanh nghiệp Tất cả những yếu tố đó tạo nên phong cách riêng của doanh nghiệp; điều này giúp cho ta phân biệt được sự khác nhau giữa các doanh nghiệp và giữa các tổ chức xã hội. Phong cách đó đóng vai trò như không khí và nước đối với doanh nghiệp, có ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp tạo nên lực hướng tâm chung cho toàn doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có một nền văn hoá tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hút được nhân tài, giữ chân được nhân tài, củng cố được lòng trung thành của các nhân viên đối với doanh nghiệp. Vì người lao động làm việc không chỉ vì tiền mà còn vì các mục đích khác nữa nhất là khi họ đã thoả mãn phần nào về mặt kinh tế. Theo Maslow về hệ thống nhu cầu của con người, thì nhu cầu của con người đựơc mô tả bằng một hình tam giác với năm mức nhu cầu được sắp xếp theo mức độ từ thấp đến cao: Nhu cầu sinh lý, nhu cầu an ninh, nhu cầu xã hội – giao tiếp, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự khẳng định mình để tiến bộ. Văn hoá doanh nghiệp tạo môi trường làm việc hiệu quả, thân thiện, tạo sự gắn kết và thống nhất ý chí, góp phần định hướng và kiểm soát thái độ hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp góp phần làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, trên cơ sở tạo ra bầu không khí và tác phong làm việc tích cực, khích lệ tinh thần sáng tạo, củng cố lòng trung thành gắn bó của các thành viên, nâng cao tinh Học phần: Văn hóa kinh doanh và Tinh thần khởi nghiệp 5 thần trách nhiệm Tất cả những yếu tố đó góp phần tạo năng suất lao đông và đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ, từ đó sẽ củng cố khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp khích lệ quá trình đổi mới và sáng tạo Tại các doanh nghiệp mà môi trường văn hoá ngự trị mạnh mẽ sẽ nảy sinh sự tự lập đích thực ở mức độ cao nhất, nghĩa là các cá nhân được khuyến khích để tách biệt đưa ra ý kiến, sáng kiến, thậm chí cả các cá nhân ở cấp cơ sở, sự khích lệ này phát huy được tính năng động sáng tạo của mọi thành viên trong công ty, là cơ sở cho quá trình nghiên cứu và phát triển (R&D) của công ty. Mặt khác những thành công của nhân viên trong công việc sẽ tạo động lực về sự gắn bó của họ với công ty lâu dài và tích cực hơn. 5.2.2. Tác động tiêu cực của văn hoá doanh nghiệp Một doanh nghiệp có nền văn hoá tiêu cực có thể là doanh nghiệp có nền quản lý cứng nhắc theo kiểu hợp đồng, độc đoán, chuyên quyền và hệ thống bộ máy quản lý quan liêu, gây ra không khí làm việc thụ động, sợ hãi của nhân viên, làm kìm hãm sự sáng tạo, khiến họ có thái độ thờ ơ hoặc chống đối lãnh đạo. Đây là các doanh nghiệp không có ý định tạo (hoặc không có khả năng tạo) được một mối liên hệ nào đó giữa các nhân viên trong và ngoài quan hệ công việc, mà chỉ dừng lại ở chỗ tập hợp hàng nghìn người xa lạ, chỉ tạm dừng chân tại công ty. Người quản lý chỉ phối hợp các cố gắng của họ, và như vậy dù thế nào đi nữa thì cũng sản xuất ra một thứ gì đó, nhưng niềm tin của họ vào công việc, vào doanh nghiệp là không hề có, họ luôn có ý định tìm cơ hội để ra đi và như vậy doanh nghiệp ngày càng đi vào sự khó khăn. 5.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp 5.3.1. Các nhân tố bên trong Người đứng đầu/người chủ doanh nghiệp Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp. Người đứng đầu doanh nghiệp không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ được áp dụng trong doanh nghiệp, mà còn là người sáng tạo ra các biểu tượng, các ý thức hệ, các hệ thống giá trị áp dụng trong doanh nghiệp, sáng tạo ra niềm tin, các giai thoại, nghi lễ, các nguyên tắc, mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp. Trong quá trình xây dựng và quản lý doanh nghiệp, các hệ tư tưởng, tính cách của người đứng đầu doanh nghiệp sẽ được phản chiếu trong hoạt động kinh doanh, góp phần quan trọng trong quá trình hình thành văn hoá doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có những con người có khát vọng cháy bỏng, dám biến những khát vọng thành hiện thực sinh động thì doanh nghiệp ấy sẽ chiến thắng trên thương trường. Cho nên có thể nói, nhân cách của người chủ hay người đứng đầu doanh nghiệp sẽ quyết định chất lượng văn hóa của cả doanh nghiệp. Học phần: Văn hóa kinh doanh và Tinh thần khởi nghiệp 6 Lịch sử, truyền thống của doanh nghiệp Đây là yếu tố tuy không mang vai trò quyết định nhưng cần phải được kể đến trước tiên. Bởi vì, trên thực tế, mỗi doanh nghiệp đều có lịch sử phát triển của mình. Qua mỗi thời kỳ tồn tại, mỗi doanh nghiệp đều có những đặc điểm mang tính đặc thù cả về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động và đặc trưng văn hóa. Tất cả những yếu tố đó đều có ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng, điều chỉnh và phát triển văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn mới. Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa của một doanh nghiệp cho chúng ta hiểu được đầy đủ quá trình vận động, thay đổi của doanh nghiệp, cũng như thấy được những nguyên nhân và sự tác động của những nguyên nhân đó đối với sự thay đổi của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp có lịch sử phát triển lâu đời và bề dày truyền thống thường khó thay đổi về tổ chức hơn những doanh nghiệp non trẻ chưa định hình rõ phong cách hay đặc trưng văn hóa. Những truyền thống, tập quán, nhân tố văn hóa đã xuất hiện và định hình trong lịch sử vừa là chỗ dựa nhưng cũng có thể là rào cản tâm lý không dễ vượt qua trong việc xây dựng và phát triển những đặc trưng văn hóa mới cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp mới thành lập thường có các phong cách kinh doanh hiện đại và hướng tới thị trường nhiều hơn. Thành viên của doanh nghiệp này cũng trẻ hơn và năng động hơn. Ngược lại những doanh nghiệp có lịch sử phát triển lâu dài thường khó đổi mới hơn và có các giá trị văn hóa truyền thống, có kinh nghiệm chuyên môn hơn. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp Giữa các công ty có ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ có văn hóa khác nhau. Văn hóa ngành nghề cũng là một yếu tố tác động quan trọng đến kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp. Các công ty thương mại có văn hóa khác với công ty sản xuất và chế biến. Mặt khác, văn hóa ngành nghề cũng thể hiện rõ trong việc xác định mối quan hệ giữa các phòng ban và bộ phận khác nhau trong công ty. Những người làm hành chính sẽ có các cách ứng xử và những giá trị văn hóa khác với các công nhân trực tiếp sản xuất và khác với các nhân viên kế toán Điều đó đã lý giải cho việc tại sao giữa các đơn vị, bộ phận trong một công ty nhiều khi lại khó phối hợp hoạt động. Sự khó phối hợp này đã làm giảm khả năng của tất cả các đơn vị trong việc đưa ra chất lượng hiệu quả cao vì mục đích chung của doanh nghiệp. Hình thức sở hữu của doanh nghiệp Loại hình sở hữu hay các loại hình công ty khác nhau cũng tạo ra sự khác biệt trong văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp. Các công ty cổ phần sẽ có những giá trị văn hóa Học phần: Văn hóa kinh doanh và Tinh thần khởi nghiệp 7 khác với giá trị văn hóa của các công ty trách nhiệm hữu hạn và càng khác với giá trị văn hóa của các công ty của nhà nước. Sở dĩ như vậy vì bản chất hoạt động và điều hành cũng như ra quyết định của các công ty này là khác nhau. Trong các công ty nhà nước, khi giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên nguồn vốn 100% của nhà nước, lại hoạt động chủ yếu trong các môi trường độc quyền và điều hành hoạt động theo các chỉ tiêu kế hoạch mà nhà nước thông qua thì tính chủ động và tự giác sẽ thấp hơn các công ty tư nhân. Theo các nhà nghiên cứu thì các công ty nhà nước thường có giá trị văn hóa thích sự tuân thủ, ít chú ý đến hoạt động chăm sóc khách hàng trong khi các công ty tư nhân lại có giá trị văn hóa hướng tới khách hàng và ưa thích sự linh hoạt hơn. Mối quan hệ giữa các thành viên của doanh nghiệp: Mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp sẽ là yếu tố ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến văn hóa doanh nghiệp cũng như sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có những giá trị phù hợp để mọi thành viên cùng chia sẻ, quan tâm; có một hệ thống định chế bao gồm những vấn đề liên quan đến tính chuyên nghiệp như sự hoàn hảo của công việc, sự hài hòa giữa quyền hạn và trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động; có quy trình kiểm soát, đánh giá chính xác hiệu quả làm việc của người lao động thì sẽ tạo thành được một thể thống nhất, tạo được sự gắn bó, đoàn kết giữa các thành viên. Những giá trị văn hoá học hỏi được Những giá trị học hỏi được thường rất phong phú và đa dạng, nhưng chủ yếu qua các hình thức sau: • Những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp: Đây là những kinh nghiệm có được khi xử lý các công việc chung, rồi sau đó được tuyên truyền và phổ biến toàn doanh nghiệp và các thành viên mới. • Những giá trị học hỏi được từ các doanh nghiệp khác: Đó là kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, các chương trình giao lưu, hội chợ, các khoá đào tạo của ngành • Những giá trị văn hoá được tiếp nhận trong quá trình giao lưu với nền văn hoá khác: Đây là trường hợp phổ biến của các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia, các công ty gửi nhân viên đi làm việc và đào tạo ở nước ngoài, các doanh nghiệp đầu tư ở nước ngoài và có các đối tác nước ngoài. Học phần: Văn hóa kinh doanh và Tinh thần khởi nghiệp 8 • Những giá trị do một hay nhiều thành viên mới đến mang lại: Việc tiếp nhận những giá trị này thường phải trải qua một thời gian dài, tiếp nhận một cách vô thức hoặc có ý thức. Ví dụ khi chưa có nhân viên mới này, doanh nghiệp chưa có thói quen giải quyết khiếu nại của khách hàng trong vòng 24 giờ (đây là thói quen của nhân viên mới), do thực hiện tốt công việc được khách hàng khen ngợi, được cấp trên thưởng. Các nhân viên khác thấy vậy noi gương theo, dẫn đến hình thành văn hoá của doanh nghiệp. • Những xu hướng và trào lưu xã hội: Các trào lưu xã hội tác động ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiêp, ví dụ như ngày càng nhiều các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện công việc trên cơ sở máy tính hoá và sử dụng thư điện tử trong công việc như thông báo cho khác hàng, phân công công việc, gửi các tài liệu đều có thể trao đổi qua thư điện tử và như vậy hình thành nền văn hoá điện tử (E – Culture) đang dần được hình thành. 5.3.2. Các nhân tố bên ngoài • Văn hoá xã hội, văn hóa dân tộc, văn hóa vùng miền: Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong doanh nghiệp có các nhân viên đến từ các địa phương, các vùng khác nhau thì các giá trị văn hóa vùng miền thể hiện rất rõ nét. Các hành vi mà nhân viên mang đến nơi làm việc không dễ dàng thay đổi bởi các qui định của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, văn hóa của công ty không dễ dàng làm giảm đi hoặc loại trừ văn hóa vùng miền trong mỗi nhân viên của công ty. Do đó, đây cũng là yếu tố tác động đến văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp. Văn hoá kinh doanh là một bộ phận của văn hoá dân tộc, văn hoá xã hội. Vì vậy sự phản chiếu của văn hoá dân tộc, văn hoá xã hội lên nền văn hoá kinh doanh là một điều tất yếu. Mỗi cá nhân trong một nền văn hoá kinh doanh đều phụ thuộc vào một nền văn hoá dân tộc cụ thể, với một phần nhân cách tuân theo các giá trị văn hoá dân tộc. Mức độ coi trọng tính cá nhân hay tính tập thể, khoảng cách phân cấp của xã hội, tính linh hoạt chuyển đổi giữa các tầng lớp xã hội, tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền, tính thận trọng là những thành tố của văn hoá xã hội tác động rất mạnh mẽ đến văn hoá kinh doanh. • Thể chế xã hội Thể chế là yếu tố hàng đầu, có vai trò tác động chi phối tới văn hóa kinh doanh mỗi nước. Thể chế là “những quy tắc của cuộc chơi trong xã hội” hoặc “những luật lệ do con người đặt ra để điều tiết và định hình những quan hệ tương hỗ giữa con người”. Vì đối tượng điều chỉnh của thể chế là các quan hệ xã hội, cho nên để tương ứng với các quan hệ xã hội, người ta chia ra: thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế văn hóa xã hội, thể chế hành chính Học phần: Văn hóa kinh doanh và Tinh thần khởi nghiệp 9 Hoạt động sản xuất – kinh doanh của từng cá nhân, từng tổ chức, từng doanh nghiệp trong xã hội đều phải chịu sự quy định, sự tác động của môi trường thể chế, phải tuân thủ các nguyên tắc, thủ tục hành chính, sự quản lý của nhà nước về kinh tế. Do vậy có thể nói, thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế hành chính, thể chế văn hóa, các chính sách của chính phủ, hệ thống pháp chế là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh và qua đó ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình thành và phát triển văn hóa kinh doanh. Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới doanh nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp như chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, các chính sách điều tiết cạnh tranh bảo vệ người tiêu dùng Hệ thống chính sách hợp lý, đồng bộ, nhất quán dựa trên một nền chính trị ổn định sẽ ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ chính sách thuế với các quy định hợp lý về thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các khoản thuế tiêu thụ, thuế thu nhập... sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Phương thức hoạt động, mức độ công bằng, công khai, minh bạch và hiệu quả của nền hành chính có tác động trực tiếp tới hành vi và hiệu quả hoạt động của giới doanh nhân. Sự ổn định về chính trị, thái độ của các quan chức chính phủ đối với doanh nghiệp, hệ thống pháp luật, chính sách thương mại là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường kinh doanh, ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược kinh doanh và các mối quan hệ bên trong của chủ thể kinh doanh và qua đó ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình thành và phát triển văn hoá kinh doanh. Ngoài các yếu tố thuộc về các chính sách và hệ thống pháp chế của chính phủ thì chính thể chế kinh tế cũng đã đặt ra những yêu cầu cho sự phát triển của văn hoá kinh doanh. Thông qua quan hệ kinh tế, kinh doanh mà chủ thể kinh doanh hình thành được các bản sắc văn hóa riêng từ việc kế thừa và tiếp thu những giá trị văn hóa tốt đẹp của nhân loại, những giá trị truyền thống quí báu của dân tộc và thể hiện được những giá trị đó trong các sản phẩm được sản xuất ra. Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường cũng buộc các doanh nghiệp muốn đạt được sự phát triển bền vững thì phải quan tâm nhiều hơn đến văn hóa kinh doanh, nhà kinh doanh phải có đạo đức, tôn trọng con người, có cuộc sống trong sạch, có tác phong tự chủ, năng động sáng tạo, có tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chấp nhận rủi ro dám chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình. • Quá trình toàn cầu hoá Học phần: Văn hóa kinh doanh và Tinh thần khởi nghiệp 10 Toàn cầu hoá tạo nên một xu thế phát triển ngày càng rõ nét, các nền kinh tế ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau, tiến dần đến một hệ thống kinh tế toàn cầu. Tiến trình này đã thúc đẩy các quá trình luân chuyển vốn và công nghệ, mở rộng các thị trường, góp phần làm cho hoạt động kinh doanh phát triển mạnh mẽ. Các nền kinh tế hoà nhập cùng nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho các doanh nhân có cơ hội phát huy hết khả năng của mình, nâng cao trình độ kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Quá trình này mở cửa cho các nền kinh tế hoà nhập cùng nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho các doanh nhân có cơ hội phát huy hết khả năng của mình, nâng cao trình độ kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Trong quá trình toàn cầu hoá diễn ra sự giao lưu giữa các nền văn hoá kinh doanh, đã bổ sung thêm giá trị mới cho văn hoá kinh doanh mỗi nước, làm phong phú thêm kho tàng kiến thức về kinh doanh, biết cách chấp nhận những luật chơi chung, những giá trị chung để cùng hợp tác phát triển. • Sự khác biệt và sự giao lưu văn hoá Giữa các quốc gia, các chủ thể kinh doanh và các cá nhân trong đơn vị kinh doanh không bao giờ có cùng một kiểu văn hoá thuần nhất. Trong khi nền văn hoá Mỹ đánh giá cao lối sống cá nhân và tính thẳng thắn thì nền văn hoá châu Á lại coi trọng việc tuân thủ luật lệ xã hội. Đối với một số nền văn hoá, việc thưởng tiền hay hối lộ để đạt được một quyết định có lợi hơn là một thông lệ được chấp nhận. Tuy nhiên, ở Mỹ nhà quản trị làm việc thưởng tiền kiểu đó có thể phải vào tù. Sự khác biệt về văn hoá có thể là nguyên nhân gây căng thẳng hoặc dẫn tới xung đột văn hoá (nhất là trong các doanh nghiệp liên doanh). Sự xung đột này tác động khá mạnh đến việc hình thành một bản sắc văn hoá kinh doanh phù hợp. Trong môi trường kinh doanh quốc tế ngày nay, các chủ thể kinh doanh không thể duy trì văn hoá của mình như một lãnh địa đóng kín mà phải mở cửa và phát triển giao lưu về văn hoá. Sự giao lưu văn hoá tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt về văn hoá của các chủ thể khác nhằm phát triển mạnh nền văn hoá của doanh nghiệp mình. • Khách hàng Các chủ thể kinh doanh tồn tại và phát triển không vì lợi nhuận trước mắt mà phải vì một lợi nhuận lâu dài và bền vững. Với vai trò là người góp phần tạo ra doanh thu, khách hàng cũng đóng góp một phần rất quan trọng vào việc tạo ra lợi nhuận lâu dài và bền vững cho chủ thể kinh doanh. Nhất là trong xã hội hiện đại, khách hàng không mua sản phẩm thuần tuý, họ muốn mua những giá trị, họ đưa ra các quyết định dựa trên bối Học phần: Văn hóa kinh doanh và Tinh thần khởi nghiệp 11 cảnh văn hoá chứ không đơn thuần là những quyết định có tính chất thiệt hơn. Khách hàng ngày càng đòi hỏi nhiều hơn, họ có tính cách, suy nghĩ, lập trường riêng, có nghĩa là họ có văn hoá riêng của họ. Cuộc sống càng hiện đại, cung cách buôn bán càng phát triển thì họ càng được tự do hơn trong lựa chọn. Do đó, nhu cầu, thẩm mỹ, trình độ dân trí về kinh tế của khách hàng tác động trực tiếp tới văn hoá kinh doanh của các chủ thể kinh doanh. 5.4. Các giai đoạn hình thành và cơ cấu thay đổi văn hoá doanh nghiệp 5.4.1. Các giai đoạn hình thành văn hoá doanh nghiệp Giai đoạn thứ nhất: Giai đoạn còn non trẻ Trong giai đoạn đầu, doanh nghiệp phải tập trung tạo ra các giá trị văn hoá khác biệt so với đối thủ canh tranh, củng cố giá trị văn hoá và truyền đạt cho những người mới. Nền văn hoá trong những doanh nghiệp trẻ thành đạt thường được kế thừa các nhân tố. • Những người sáng lập ra nó vẫn tồn tại. • Chính nền văn hoá đó đã giúp cho doanh nghiệp khẳng định được mình và phát triển trong môi trường đầy cạnh tranh. • Rất nhiều giá trị của nền văn hoá đó là thành quả của quá trình đúc kết được trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Cũng chính vì vậy mà trong giai đoạn này, việc thay đổi văn hoá doanh nghiệp hiếm khi diễn ra, trừ khi có những yếu tố tác động bên ngoài như khủng hoảng kinh tế khiến doanh số và lợi nhuận sụt giảm, khi đó sẽ diễn ra quá trình thay đổi có thể sẽ tạo ra một diện mạo văn hoá doanh nghiệp mới. Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn giữa Giai đoạn này là khi người sáng lập không còn giữ vai trò thống trị hoặc đã chuyển giao quyền lực cho ít nhất hai thế hệ. Doanh nghiệp có nhiều thay đổi và có thể xuất hiện những xung đột nhất định giữa phe Bảo thủ và phe Đổi mới (những người muốn thay đổi nền văn hoá doanh nghiệp để củng cố uy tín và quyền lực của bản thân). Điều nguy hiểm khi thay đổi văn hoá doanh nghiệp trong giai đoạn này là những đặc điểm của người sáng lập qua thời gian đã in dấu ấn trong nền văn hoá doanh nghiệp, do vậy việc nỗ lực thay đổi những đặc điển này sẽ đặt doanh nghiệp vào những thử thánh mới. Nếu những thành viên quên đi nền văn hoá của họ đã được hình thành từ hàng loạt các bài học được đúc kết từ thực tiễn và những kinh nghiệm thành công trong quá khứ, họ sẽ phải cố thay đổi những giá trị mà có thể thực sự vẫn cần đến. Giai đoạn thứ ba: Giai đoạn chín muồi và nguy cơ suy thoái Khi ở trong giai đoạn này doanh nghiệp không tiếp tục tăng trưởng nữa do thị trường đã bão hoà hoặc do sản phẩm trở nên lỗi thời. Sự chín muồi này không hoàn toàn Học phần: Văn hóa kinh doanh và Tinh thần khởi nghiệp 12 phụ thuộc vào mức độ lâu đời, quy mô hay số thế hệ thay thế các thế hệ lãnh đạo doanh nghiệp mà vấn đề cốt lõi là sự phản ánh mối quan hệ giữa sản phẩm của doanh nghiệp với những cơ hội kinh doanh và hạn chế của môi trường hoạt động. Những giá trị văn hoá doanh nghiệp đã lỗi thời cũng có mhững tác động tiêu cực không nhỏ đến doanh nghiệp. Ví dụ như các tập đoàn (cheabol) vốn được coi là những cỗ xe lớn của nền kinh tế Hàn Quốc trong những năm 30, nhưng từ năm 1997 các cheabol này đã trải qua những xáo trộn lớn cùng với sự khủng hoảng nền kinh tế Hàn Quốc. Phong cách quản lý truyền thống dựa trên tư tưởng Nho giáo và ý thức hệ gia trưởng thống trị trong các tập đoàn này, đây chính là những nguyên nhân khiến cho các tập đoàn trở nên kém linh hoạt trước những thay đổi của môi trường kinh doanh, các yếu tố đó đã bóp nghẹt tính sáng tạo cá nhân, làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty. 5.4.2. Cơ cấu thay đổi văn hoá doanh nghiệp Vấn đề thứ nhất: Sự xuất hiện động lực thay đổi Khi trong doanh nghiệp tồn tại những bất công, những mâu thuẫn đủ lớn để tạo ra sự đấu tranh, mà theo như H. Shein gọi là “những thông tin tiêu cực”, thông tin tiêu cực này có thể là: những thông tin về doanh số bán hàng, lợi nhuận giảm sút, khiếu nại của khách hàng tăng lên, hàng hoá kém chất lượng trả về nhiều, nhân viên xin nghỉ việc, chuyển công tác những thông tin này có thể chỉ mới phản ánh những triệu chứng đi xuống của văn hoá doanh nghiệp. Các thành viên của doanh nghiệp thực sự lo lắng, nghi ngờ khi những thông tin này liên quan đến những mục tiêu trọng yếu của doanh nghiệp. Vấn đề thứ hai: Thực hiện tái cơ cấu một cách thận trọng Khi đã xuất hiện động lực thay đổi thì quá trình thay đổi sẽ diễn ra. Thực chất đây là một quá trình trải nghiệm của mọi doanh nghiệp nên không thể không có những sai lầm nhất định. Sự thay đổi toàn diện nhất chính là sự thay đổi từ giá trị cốt lõi, tức là thay đổi từ lớp văn hoá thứ ba (những quan niệm chung). Điều này có thể minh hoạ trong quá trình “giảm biên chế”, “cải tổ cơ cấu” trong các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam trong những năm 90 là một ví dụ điển hình. Trong giai thời kỳ bao cấp, mọi công nhân đều quan niệm chung rằng họ được thuê theo biên chế tuyển dụng làm việc suốt đời cho đến khi nghỉ hưu và sẽ được hưởng lương hưu. Nhưng khi chuyển sang cơ chế thị trường do sức ép kinh tế bắt buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm biên chế để giảm chi phí nhân công. Cách thay đổi khôn ngoan và thận trọng là người ta không dùng từ “sa thải” mà đã dùng các cụm từ thay thế như “chuyển đổi cơ chế”, “cho về hưu non”, “về mất sức”, “giảm biên chế”, và họ áp dụng các biện pháp làm Học phần: Văn hóa kinh doanh và Tinh thần khởi nghiệp 13 cho người lao động không cảm thấy bất ngờ và quá mất bình đẳng, như họ trả lương một khoản để người lao động có cơ hội về thời gian và được trợ giúp kinh tế để họ chuyển đổi công việc của mình; doanh nghiệp dùng biện pháp tư tưởng là chúng ta được đối xử tốt và bình đẳng giữa mọi nhân viên. Vấn đề thứ ba: củng cố những thay đổi Khi đã tạo ra những thay đổi về văn hoá doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải củng cố lại hệ thống hành vi, các quan niệm chung mới được thiết lập và tạo ra những thông tin tích cực. Khi đã có được những thông tin tích cực từ môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, từ những cổ đông và đối tác, thì những quan niệm chung mới sẽ ngày càng phát triển và dần ăn sâu vào nhận thức của các thành viên cho đến khi lại xuất hiện những thông tin tiêu cực để thay đổi 5.4.3. Một số cách thức thay đổi văn hoá doanh nghiệp Thay đổi nhỏ ở mức độ tổng thể và chi tiết Trong trường hợp doanh nghiệp không chịu sức ép quá nhiều từ môi trường kinh doanh và người sáng lập vẫn còn có ảnh hưởng nhất định vẫn còn dính dáng ít nhiều thì sự thay đổi sẽ không lớn lắm, những giá trị cột lõi vẫn còn phát huy tác dụng thì sẽ tiếp tục được duy trì. Tuy nhiên các cấp lãnh đạo vẫn đem theo những giá trị mới đưa vào xây dựng văn hoá doanh nghiệp, chúng được hình thành ở các mức khác nhau. • Mức tổng thể: Giá trị cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp về cơ bản vẫn được giữ nguyên, nhưng các giá trị văn hoá thuộc lớp thứ nhất và thức hai được thay thế, bổ sung ở mức độ cao hơn, đa dạng hoá và có sự đổi mới hơn. Chẳng hạn như có xếp mới thì phong cách làm việc, bầu không khí làm việc... sẽ có những thay đổi nhất định theo phong cách của sếp mới. • Thay đổi chi tiết: Thay đổi ở mức độ một số bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp (thay đổi các tiểu văn hoá) phù hợp với điều kiện mới của môi trường kinh doanh. Ví dụ: sự thay đổi của phòng marketing, phòng bán hàng cho phù hợp với những biến động của thị trường. Những thay đổi này có hiệu quả và thích hợp sẽ ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Thay đổi tự giác Trong trường hợp này, vai trò của người lãnh đạo không phải là người áp đặt nên những giá trị văn hoá mới, mà phải làm cho mỗi nhân viên trong doanh nghiệp tự ý thức được việc cần phải thay đổi và kiểm soát được quá trình thay đổi. Các thành viên phải tự nhận thức được những mặt còn tồn tại của doanh nghiệp cũng như các nguyên nhân dẫn Học phần: Văn hóa kinh doanh và Tinh thần khởi nghiệp 14 đến tồn tại đó để cùng nhau tìm cách giải quyết vấn đề, các thành viên như là một chủ thể giải quyết vấn đề. Thay đổi nhờ nhân rộng điển hình Điều này đòi hỏi nhà quản lý cấp cao phải có được tầm nhìn rộng để xác định xem nền văn hoá doanh nghiệp của mình còn thiếu những yếu tố nào cần được bổ sung và tiến hành như thế nào, đồng thời phải tìm ra được những cá nhân điển hình có những quan niệm chung phù hợp, có khả năng tạo ra sự thay đổi trong doanh nghiệp, có những ảnh hưởng nhất định trong doanh nghiệp. Khi đó nhà lãnh đạo sẽ cân nhắc họ lên làm các vị trí quản lý cao hơn trong doanh nghiệp. Phong cách làm việc của họ dần dần sẽ có ảnh hưởng đến các thành viên khác trong doanh nghiệp và hướng nề văn hoá phát triển theo hướng đã định. Thay đổi nhờ phát huy một cách có trật tự những nền tiểu văn hoá tiêu biểu Chúng ta không thể phủ nhận rằng, sức mạnh của nền văn hoá doanh nghiệp trong thời kỳ này nằm trong sự đa dạng hoá của các nền tiểu văn hoá. Một cách có ý thức hoặc không, các nhà lãnh đạo thường đánh giá điểm mạnh yếu của các nền tiểu văn hoá, đồng thời sớm muộn cũng sẽ nghiêng về một nền văn hoá cụ thể. Những thành viên thuộc nền tiểu văn hoá này sẽ được ưu ái hơn; có thể được thăng chức (dĩ nhiên là một cách hợp lý và trật tự). Tại các vị trí cao hơn các thành viên này có cơ hội để phát triển và nhân rộng các giá trị mà họ tiếp thu được của nền tiểu văn hoá của mình ra toàn doanh nghiệp. Thực chất phương pháp này là nhân rộng điển hình trong thời kỳ đầu của doanh nghiệp. Thay đổi thông qua phát triển doanh nghiệp – xây dựng hệ thống thử nghiệm song song Sự phát triển doanh nghiệp được coi như là một quá trình thay đổi các kế hoạch, được chỉ đạo từ trên xuống, bao gồm cả sự thay đổi cơ sở vật chất và con người. Dĩ nhiên không phải bất kỳ kế hoạch phát triển nào cũng bao gồm cả kế hoạch thay đổi văn hoá. Để thực hiện phương pháp này, doanh nghiệp sẽ xây dựng một hệ thống thử nghiệm song song nhằm truyền bá, giáo dục những giá trị văn hoá mới, những quan niệm chung mới. Phương pháp này có thể thành công hay thất bại và gặp những sai lầm nhất định và thời gian thực hiện cũng rất lâu nhưng đây là phương pháp không gây xáo trộn và tâm lý lo lắng nhiều cho các thành viên. Thay đổi nhờ áp dụng công nghệ mới Nhà lãnh đạo có thể dựa vào sự ảnh hưởng của công nghệ mới để thay đổi nền văn hoá doanh nghiệp, khi một công nghệ sản xuất mới được áp dụng thì cũng có những tác Học phần: Văn hóa kinh doanh và Tinh thần khởi nghiệp 15 động nhất định đối với nền văn hoá doanh nghiệp tuỳ theo mức độ thay đổi công nghệ mới. Có thể nói công nghệ thông tin hiện nay có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, bên cạnh việc sử dụng thư điện tử, thương mại điện tử, hệ thống thông tin nội bộ (LAN), doanh nghiệp ngày càng chú trọng xây dựng trang Web của mình nhằm giới thiệu sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của công ty Điều đó làm thay đổi tác phong, lề thói làm việc của nhân viên, từ đó dần dần làm thay đổi những niềm tin, giá trị thuộc lớp thứ ba. Thay đổi nhờ thay thế các vị trí trong doanh nghiệp Những giá trị văn hoá và các quan niệm chung của doanh nghiệp có thể thay đổi nếu như doanh nghiệp đổi mới cấu trúc các nhóm, cơ cấu doanh nghiệp, hoặc thay đổi nhà lãnh đạo. Phương pháp hữu hiệu nhất để thay đổi là thay thế giám đốc điều hành (CEO), giám đốc mới có thể thay đổi các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp bằng những người phù hợp với phong cách lãnh đạo và đường lối chiến lược mới, xoá bỏ dần nền tiểu văn hoá vốn là gốc hình thành nền văn hoá doanh nghiệp cũ (có nghĩa là xây dựng văn hoá mới trên cơ sở thay thế người đứng đầu nền văn hoá cũ). Thay đổi do các vụ scandal và việc phá vỡ các huyền thoại, biểu tượng Khi đạt đến giai đoạn này doanh nghiệp đã có những triết lý và huyền thoại nhất định về quá trình hình thành và phát triển của mình. Tuy nhiên, nhiều khi những triết lý, khẩu hiệu, các nguyên tắc mà doanh nghiệp đưa ra lại không hoàn toàn phù hợp với quan niệm chung tiềm ẩn trong bản thân nền văn hoá ấy; thể hiện sự không ăn khớp giữa các lớp văn hoá thứ nhât, thứ hai và thứ ba. Do vậy khi thực hiện dễ xảy ra các vụ scandal, một số giá trị bị phá vỡ, những lời than phiền trong nội bộ doanh nghiệp xuất hiện, dư luận xã hội chỉ trích mạnh mẽ, báo giới vào cuộc và công chúng sự thực biết và hiểu về doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc có thể thay thế các vị trí lãnh đạo hay ít nhất cũng phải nhìn nhận lại vấn đề và như vậy sẽ có những giá trị mới được ra đời. 5.4.4. Các dạng văn hoá doanh nghiệp 5.4.4.1. Phân theo sự phân cấp quyền lực Học phần: Văn hóa kinh doanh và Tinh thần khởi nghiệp 16 Bảng 2.6: Bốn loại hình văn hóa doanh nghiệp phân theo sự phân cấp quyền lực Loại hình Đặc tính cơ bản Sức mệnh tiềm năng Điểm yếu tiềm năng VĂN HÓA NGUYÊN TẮC • Quản lý dựa vào công việc hơn là dựa vào phẩm chất cá nhân. • Không linh hoạt. • Các quyết định đưa ra trên cơ sở quy trình và hệ thống. • Thăng tiến nếu tuân thủ các nguyên tắc. • Tổ chức khách quan và khẳng định. • Ổn định, trật tự và chắc chắn. • Chất lượng vững chắc và số lượng đầu ra được duy trì. • Dòng thông tin và quyền lực rõ ràng. • Xung đột được hạn chế thấp nhất do áp dụng thường xuyên các nguyên tắc. • Chậm phản ứng với những thay đổi trên thị trường. • Cán bộ tuân thủ nguyên tắc hơn là đưa ra những quyết định hiệu quả. • Cán bộ tập trung vào họp hành. • Sáng tạo bị kìm hãm. VĂ N HÓA QUYỀN HẠN • Quản lý trên cơ sở quyền lực cá nhân lãnh đạo. • Cấu trúc dựa vào sự tiếp cận lao động. • Các quyết định dựa trên cơ sở những gì lãnh đạo sẽ làm trong các tình huống tương tự. • Thăng tiến đạt được thông qua việc tỏ rõ lòng trung thành với lãnh đạo. • Được xem như là câu lạc bộ của những người cùng chí hướng. • Thời gian phản ứng nhanh nhất là lúc khủng hoảng. • Lãnh đạo đem lại sự ổn định và sự rõ ràng. • Ban hành quyết định thường dựa trên cơ sở những gì lãnh đạo muốn. • Có thể kiểm soát được xung đột. • Không có hiệu quả và tắc nghẽn trở nên thường xuyên. • Những tin xấu được lãnh đạo giữ lại. • Kết quả phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của lãnh đạo. • Cán bộ cố gắng làm vui lòng lãnh đạo là thực hiện những quyết định đúng đắn. VĂ • Quản lý được • Hợp tác và hỗ trợ • Nhu cầu của Học phần: Văn hóa kinh doanh và Tinh thần khởi nghiệp 17 N HÓA ĐỒNG ĐỘI coi như là việc hành chính lặt vặt. • Các cấu trúc dựa trên cơ sở tinh thông nghiệp vụ. • Các quyết định được ban hành trên cơ sở hợp tác lẫn nhau. • Đạt được thăng tiến do có nhiều đóng góp. • Thường coi trọng con người hơn là lợi nhuận. ở mức độ cao. • Đem lại kết quả tốt cho công việc. • Cung cấp cho khách hàng dịch vụ có chuẩn mực cao. • Tăng cường thông tin tốt. cán bộ được đưa ra ưu tiên theo nhu cầu nhiệm vụ. • Ban hành quyết định chậm. • Tính sáng tạo và kết quả của cá nhân bị hạn chế. • Xung đột làm giảm năng suất lao động. Bài 5: Văn hóa doanh nghiệp 134 TXQTVH01_Bai5_v1.0014105215 V ĂN HÓA SÁNG TẠO • Quản lý là việc tiếp tục giải quyết vấn đề. • Cơ cấu linh hoạt hơn là cứng nhắc. • Các quyết định ban hành trên cơ sở tài năng chuyên môn của các cá nhân. • Thăng tiến thông qua sự thực thi công việc. • Động cơ làm việc cao và khuyến khích không khí làm việc. • Sử dụng tối đa tài năng và kỹ năng của cán bộ. • Giám sát và theo dõi cán bộ. • Cán bộ có cơ hội để phát triển hàng loạt các kỹ năng và kiến thức. • Không khí ganh đua và nhẫn tâm. • Khó kiểm soát và trực tiếp đối với các thành viên. • Thường có tính cách kiêu ngạo, tự cao, tự đắc. • Cạnh tranh thiếu xây dựng giữa các nhóm công tác. Học phần: Văn hóa kinh doanh và Tinh thần khởi nghiệp 18 • Tài năng là cơ sở của quyền lực. • Tập trung vào kết quả. 5.4.4.2. Phân theo cơ cấu và định hướng về con người và nhiệm vụ Khi nghiên cứu các khía cạnh về văn hóa tổ chức, Trompenaars đã đề xuất việc sử dụng hai thể liên tục. Một cái phân biệt giữa cơ cấu ngang bằng và cơ cấu có thứ bậc, cái còn lại nghiên cứu định hướng về con người và nhiệm vụ. Theo hai thể liên tục này (được minh họa trong hình dưới đây) ông đã xác định và miêu tả 4 loại hình văn hóa tổ chức khác nhau gọi là: Văn hóa gia đình, văn hóa tháp Eiffen, văn hóa tên lửa được định hướng, văn hóa lò ấp trứng. THÁP EIFFEL Văn hoá định hướng nguyên tắc GIA ĐÌNH Văn hoá định hướng quyền lực Văn hoá định hướng hoàn thành LÒ ẤP TRỨNG Văn hoá định hướng dự án TÊN LỬA ĐƯỢC ĐỊNH HƯỚNG Bình đẳng Thứ bậc Nhấn mạnh nhiệm vụ Nhấn mạnh cá nhân Hình 2.9: Văn hoá theo cơ cấu và định hướng về con người và nhiệm vụ Bảng 2.7: Tóm tắt đặc trưng của 4 loại văn hóa doanh nghiệp theo cách phân loại của Trompenaars Học phần: Văn hóa kinh doanh và Tinh thần khởi nghiệp 19 Văn hóa tổ chức Đặc trưng V ăn hoá gia đình Văn hoá tháp Eiffel Vă n hoá tên lửa V ăn hoá lò ấp trứng Quan hệ giữa nhân viên Q uan hệ mở rộng trong cả tổ chức họ tham gia. Vai trò cụ thể trong hệ thống của mối quan hệ được yêu cầu. Những nhiệm vụ đặc biệt trong một hệ thống vì mục tiêu chung. Cá c mối quan hệ phát tán, tự phát vì một quy trình sáng tạo. Quan điểm về chức quyền Đị a vị trao cho “một bậc phụ huynh” gần gũi và có quyền năng. Địa vị trao cho những vai trò cấp cao, có khoảng cách song vẫn có quyền lực. Địa vị do những thành viên trong nhóm dự án có đóng góp trong việc đạt được mục tiêu. Đị a vị do các cá nhân có sự sáng tạo và tạo được tăng trưởng. Bài 5: Văn hóa doanh nghiệp TXQTVH01_Bai5_v1.0014105215 135 Văn hóa tổ chức Học phần: Văn hóa kinh doanh và Tinh thần khởi nghiệp 20 Đặc trưng V ăn hoá gia đình Văn hoá tháp Eiffel Vă n hoá tên lửa V ăn hoá lò ấp trứng Cách nghĩ và học hỏi D ựa vào trực giác, chính luận, và sửa chữa khuyết điểm. Logic, phân tích, tính toán để đạt được hiệu quả. Tập trung vào vấn đề, chuyên nghiệp, thực tế và giám sát lẫn nhau. Tậ p trung vào các quy trình, sáng tạo, không theo dự tính, được tạo cảm hứng trong công việc. Quan điểm về con người Cá c thành viên trong gia đình. Nguồn nhân lực. Các chuyên gia. Nh ững người cùng sáng tạo. Cách thức thay đổi Th ay đổi “người cha” trong gia đình. Thay đổi quy định và quy trình. Thay đổi mục tiêu khi đã đạt được. Th ay đổi một cách tự phát, ngẫu nhiên. Cách tạo động lực và trả công Cả m thấy hài lòng Thăng tiến lên một vị trí cao Th am gia vào quá Học phần: Văn hóa kinh doanh và Tinh thần khởi nghiệp 21 khi được yêu quý và tôn trọng. Quản lý trên quan điểm cá nhân. hơn, vai trò lớn hơn. Quản lý bằng miêu tả công việc. Trả công theo hiệu quả công việc hay giải pháp cho những vấn đề. Quản lý theo quan điểm khách quan. trình tạo ra một điều mới mẻ. Quản lý bằng lòng say mê nhiệt tình. Phê bình và giải quyết mâu thuẫn C ố gắng không bình luận khi người khác bị phê bình, giữ thể diện cho người khác, không để mất quyền lực. Phê bình tức là buộc tội và không phù hợp nếu không có những thủ tục phân xử những mâu thuẫn. Chỉ liên quan tới việc hoàn thành nhiệm vụ, sau đó nhận lỗi và sửa sai thật nhanh. Ho àn thiện những ý tưởng sáng tạo, không phủ định chúng. Học phần: Văn hóa kinh doanh và Tinh thần khởi nghiệp 22 5.4.4.3. Phân theo mối quan tâm đến nhân tố con người và mối quan tâm đến thành tích Văn hoá kiểu lãnh đạm Loại văn hoá này biểu hiện ở việc có rất ít mối quan tâm cả về con người lẫn thành tích. Trong nền văn hoá này, các cá thể chỉ chú trọng đến lợi ích của chính mình. Xu hướng thờ ơ có thể xuất hiện ở bất cứ một tổ chức nào. Ví dụ, các doanh nghiệp như IBM, công ty sản xuất giấy Scott, thời báo Hoa Kì có chính sách cắt giảm các chương trình thưởng. Các cử chỉ để tỏ lòng biết ơn rất đơn giản như tặng những chiếc đồng hồ, nhẫn kỉ niệm hay tổ chức các bữa ăn thân mật hay gửi thiếp chúc mừng sinh nhật người nhà nhân viên giờ đây cũng bị lãng quên. Nhiều công ty coi những nhân viên lâu năm như những cành khô và chẳng đóng góp được gì cho thành tích của công ty cả. Thái độ này chính là biểu hiện sự thờ ơ của các công ty này. Văn hoá kiểu chăm sóc Loại văn hoá này quan tâm cao độ tới con người nhưng ít quan tâm đến thành tích. Nếu xét về khía cạnh đạo đức thì văn hoá này thật là lý tưởng. Hãng hàng không Tây Nam từ lâu đã có tiếng là quan tâm đến nhân viên của mình. Mỗi năm công ty tổ chức một buổi tiệc đứng phát thưởng cho nhân viên, những bữa tiệc này được xem là đang Bài 5: Văn hóa doanh nghiệp 136 TXQTVH01_Bai5_v1.0014105215 cạnh tranh với với lễ trao giải Academy Award của Hàn lâm viện điện ảnh khoa học Mỹ. Chủ trì bữa tiệc là giám đốc điều hành Herb Kelleher, là một ông chủ rất khôn khéo trong văn hoá công ty này. Các nhân viên nhất loạt “yêu công ty” bởi vì công ty đã quan tâm và chăm sóc họ. Sự trung thành của nhân viên ở hãng này rất cao. Người ta còn kháo nhau chuyện ông Keller đi tới chỗ để hàng hoá quần áo, khăn lông chở bằng máy bay để giúp nhân viên xếp dỡ hàng. Hãng hàng không Tây Nam tin rằng nếu các nhân viên được chăm sóc tốt thì các khách hàng cũng được chăm sóc và tính cạnh tranh của hãng sẽ vượt trội hơn. Văn hoá kiểu đòi hỏi nhiều Loại văn hoá này rất ít quan tâm đến con người mà quan tâm nhiều đến thành tích. Văn hoá này chú trọng vào lợi ích của cả tổ chức. Những thay đổi trong công ty dịch Học phần: Văn hóa kinh doanh và Tinh thần khởi nghiệp 23 vụ chuyển hàng liên hiệp nhấn mạnh điểm mạnh của văn hoá này trong công ty. Công ty này thường đòi hỏi rất nhiều từ nhân viên. Công ty này biết chính xác mình cần bao nhiêu nhân viên để chuyển 10 triệu gói hàng một ngày. Với cuộc cạnh tranh ngày càng cao, các lái xe phải làm việc vất vả hơn bao giờ hết, phải mang nhiều hành lí nặng hơn, lái xe nhanh hơn, và phải làm quá giờ nhiều hơn để lấy được chỗ tiền lương là 40.000 USD, các khoản lợi nhuận béo bở. Kết quả là, tổ chức y tế và an toàn nghề nghiệp đã thường xuyên tiến hành nhiều đợt kiểm tra công ty này về an toàn nghề nghiệp. Hơn thế nữa, công ty này còn bị toà án Seattle yêu cầu phải trả 12 triệu USD cho 2.000 lái xe vì đã buộc họ phải làm việc qua cả giờ cơm trưa. Một lái xe đã phàn nàn về công ty này và các luật lệ hà khắc của nó như sau: “Ông sẽ thắc mắc họ đã vắt kiệt chúng tôi như thế nào”. Sau đó công ty này đã gặp phải vấn đề nghiêm trọng do nhân viên đình công và khách hàng ngày một ít đi. Văn hoá hợp nhất Loại văn hoá này kết hợp giữa sự quan tâm con nguời và thành tích. Một công ty trở nên hợp nhất hai yếu tố khi những nhà quản lí nhận ra rằng nhân viên đóng vai trò quan trọng – nhân viên có chất lượng sẽ giúp tăng thành tích của công ty. Rất nhiều công ty trong số ấy có Johnson & Johnson, Novell, công ty bảo hiểm nhân thọ Tây Bắc có nền văn hoá này. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là họ dửng dưng trước những vấn đề đạo đức. Ví dụ như mặc dù công ty Johnson & Johnson rất có danh tiếng, nhưng vài năm trước công ty này đã xé nhỏ hàng ngàn tài liệu liên quan đến những cuộc điều tra liên bang về việc liệu công ty có sử dụng trái phép thuốc trị mụn Retin – A để làm kem xoá nếp nhăn hay không. Hậu quả là án phí và tiền phạt lên tới gần 7.5 triệu USD và ba nhân viên cao cấp đã bị sa thải. Liệu sự thật này có ảnh hưởng đến văn hoá của Johnson & Johnson hay không để những hành vi này không bị lặp lại nữa. Phát ngôn viên của công ty cho biết công ty không tin rằng những hành động của công ty lại vi phạm luật marketing của FDA, điều này khiến cho công ty phải nghi ngờ. Văn hoá của một tổ chức – gồm những tiêu chuẩn đạo đức, các chuẩn tắc, niềm tin, và tập quán có thể nhận ra bằng việc tiến hành kiểm soát văn hoá. Một cuộc kiểm soát văn hoá là sự ước định tiêu chuẩn đạo đức của tổ chức. Những vấn đề này có thể giúp tổ chức nhận ra văn hoá doanh nghiệp nào vi phạm đạo đức. Như chúng ta đã biết, văn hoá doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng trong việc đưa ra các quyết định có đạo đức. Nếu văn hoá doanh nghiệp khuyến khích hay Học phần: Văn hóa kinh doanh và Tinh thần khởi nghiệp 24 thưởng cho các hành vi vô đạo đức thì chắc chắn nhân viên sẽ hành động vô đạo đức. Bài 5: Văn hóa doanh nghiệp TXQTVH01_Bai5_v1.0014105215 137 Nếu như văn hoá của một tổ chức ra lệnh cho nhân viên, và nếu tiêu chuẩn đạo đức này bị xã hội coi là hành vi vô đạo đức thì xã hội sẽ nhìn nhận tổ chức và những thành viên trong tổ chức ấy là vô đạo đức. Ví dụ như các doanh nhân thường bị coi là vô đạo đức bởi vì thỉnh thoảng họ sử dụng những chiêu thức bán hàng làm cho khách hàng mua những thứ họ không cần hoặc không muốn. Nếu như mục tiêu bản chất của công ty là kiếm được càng nhiều lợi nhuận càng tốt thì văn hoá trong các công ty này sẽ ấp ủ các hành vi vi phạm tiêu chuẩn đạo đức của xã hội. 5.4.4.4. Phân theo vai trò của nhà lãnh đạo Văn hóa quyền lực Đặc trưng chính của mô hình này là thủ trưởng cơ quan nắm quyền lực hầu như tuyệt đối. Thái độ của tổ chức mang định hướng quyền lực thường có thái độ tấn công đối với các tổ chức khác, “nhẹ” nhất là “thu mua” hay “sáp nhập”. Các nhân viên trong tổ chức này thường có biểu hiện tham vọng quyền lực cao, thậm chí có thể hi sinh lợi ích kinh tế để được vị trí cao trong doanh nghiệp. Văn hóa gương mẫu Vai trò chính của lãnh đạo trong mô hình tổ chức này là làm gương cho cấp dưới noi theo. Nói cách khác, lãnh đạo thường phải là một nhân vật có tầm cỡ về tài năng và đức độ, được mọi người sùng bái, kính phục. Các nhân viên thường chú trọng đến qui tắc, chuẩn mực, nề nếp trong mọi công việc. Văn hóa nhiệm vụ Vai trò người lãnh đạo không quá quan trọng như trong hai mô hình nêu trên. Chức vụ trong tổ chức theo mô hình này dựa trên nhiệm vụ được giao hơn là dựa trên hệ thống phân bố quyền lực. Các nhân viên thường được phân bố làm việc trong những nhóm xuyên chức năng tùy theo từng dự án nên ý thức quyền lực không cao. Văn hóa chấp nhận rủi ro Vai trò của người lãnh đạo là khuyến khích các nhân viên làm việc trong tinh thần sáng tạo, dám lãnh trách nhiệm, dám mạnh dạn xử lý một vấn đề theo định hướng phù hợp Học phần: Văn hóa kinh doanh và Tinh thần khởi nghiệp 25 với quyền lợi chung của tổ chức khi chưa nhận được chỉ thị trực tiếp từ cấp trên. Văn hóa đề cao vai trò cá nhân Trong các tổ chức nghiên cứu, có tính học thuật cao, như trường đại học hay các bộ phận chuyên trách nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) của các công ty lớn, vai trò của từng cá nhân tương đối có tính tự trị cao. Do đó vai trò của người lãnh đạo là khéo léo hướng dẫn những cá nhân có đầu óc sáng tạo cao vào các mục tiêu chung của tổ chức và không có thái độ phô trương quyền uy đối với họ. Văn hóa đề cao vai trò tập thể Vai trò của người lãnh đạo được hòa tan và chia sẻ cho một nhóm người theo kiểu bộ tộc, hội đồng kỳ mục, băng nhóm, bang hội... Dĩ nhiên, khi biết sử dụng sức mạnh của tập thể để hoàn thành các mục tiêu riêng của mình, người lãnh đạo trở thành “nhà độc tài” trong mô hình văn hóa quyền lực. Bài 5: Văn hóa doanh nghiệp 138 TXQTVH01_Bai5_v1.0014105215 Tóm lược cuối bài • Văn hóa doanh nghiệp là gì: các giá trị, các quan điểm, niềm tin, nguyên tắc, chuẩn mực... Chi phối mọi hoạt động của doanh nghiệp, tạo nên bản sắc riêng. • Cấp độ văn hóa doanh nghiệp: Có 3 cấp độ. • Vai trò của văn hóa doanh nghiệp: Tạo nên khả năng cạnh tranh, bộ gen của doanh nghiệp. • Các nhân tố tác động: Có nhân tố bên trong và bên ngoài. • Các giai đoạn và cơ cấu thay đổi văn hóa doanh nghiệp. • Các dạng văn hóa doanh nghiệp: Theo vai trò của nhà lãnh đạo, theo thành tích và quan tâm đến con người hay phân cấp quyền lực. Bài 5: Văn hóa doanh nghiệp TXQTVH01_Bai5_v1.0014105215 139 Câu hỏi ôn tập 1. Anh/chị nêu khái niệm về văn hóa doanh nghiệp? Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp? Và đưa ra ví dụ minh họa? 2. Những nhân tố nào tác động đến văn hóa doanh nghiệp? Theo anh/chị thì nhân tố nào Học phần: Văn hóa kinh doanh và Tinh thần khởi nghiệp 26 tác động mạnh nhất? Hãy giải thích? 3. Nếu doanh nghiệp có nền văn hóa mạnh sẽ có tác động như thế nào đến hoạt động kinh doanh? 4. Nếu doanh nghiệp có nền văn hóa yếu sẽ có tác động như thế nào đến hoạt động kinh doanh? 5. Tại sao cần phải xây dụng văn hóa doanh nghiệp? 6. Sự hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp có mấy giai đoạn? Nội dung của các giai đoạn đó? 7. Hãy trình bầy cơ cấu thay đổi văn hóa doanh nhiệp? Nội dung cụ thể cơ cấu thay đổi?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_van_hoa_kinh_doanh_va_tinh_than_khoi_nghiep_chuon.pdf
Tài liệu liên quan