Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (Evfta): Những tác động tới phát triển của Việt Nam

Kết luận Việc thực thi các cam kết của Hiệp định EVFTA sẽ mở ra những cơ hội và triển vọng to lớn, là đòn bẩy quan trọng giúp Việt Nam cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn, bền vững hơn. Cùng với các FTA khác, Hiệp định EVFTA sẽ tạo khuôn khổ hợp tác kinh tế - thương mại lâu dài, ổn định và tạo động lực cho quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với các đối tác lớn. Tuy nhiên, để tận dụng được những cơ hội mà Hiệp định mang lại, Việt Nam cần cải cách mạnh mẽ trong cả khu vực công và khu vực tư nhân, mở cửa thị trường dịch vụ, hoàn thiện sửa đổi hệ thống pháp luật có liên quan đến các cam kết trong Hiệp định, như sở hữu trí tuệ, mua sắm công,., và có những giải pháp để nâng cao chất lượng thu hút và sử dụng dòng vốn FDI vào Việt Nam, cải thiện năng suất lao động, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam và của cả nền kinh tế./.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (Evfta): Những tác động tới phát triển của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẤN ĐỀ HÔM NAY 7Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 10/2020 * Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia Hiệp định EVFTA được coi là một trong những hiệp định thương mại tự do (FTA) toàn diện và tham vọng nhất mà EU ký kết với một quốc gia đang phát triển; là một FTA thế hệ mới, có nhiều nội dung cam kết vượt ra khỏi phạm vi cắt giảm thuế quan và thuận lợi hóa thương mại. Những cam kết này sẽ điều chỉnh các vấn đề về trao đổi hàng hoá dịch vụ, cách thức, tổ chức sản xuất hàng hoá và dịch vụ đó, bao gồm cả cách thức nhà nước ban hành các quy định pháp luật, vấn đề cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, vấn đề quan hệ lao động và nhiều nội dung khác. HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU (EVFTA): NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM Lương Văn Khôi * Tóm tắt: EU là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam; chiếm tỷ trọng lớn với trên 90% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với châu Âu; là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai (sau Mỹ); hiện xếp thứ 4 trong số các nhà đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam với EU (EVFTA) có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2020 mở ra những cơ hội và triển vọng to lớn cho phát triển quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam-EU; sẽ là đòn bẩy quan trọng giúp Việt Nam cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh; từ đó giúp Việt Nam đạt mức tăng trưởng mới, phát triển cả kinh tế, xã hội và khoa học công nghệ. Từ khóa: Hiệp định EVFTA, Việt Nam – EU. Summary: The EU is one of the most important partners of Vietnam; accounting for a large proportion with over 90% of import-export turnover of Vietnam with Europe; is the fourth largest trading partner of Vietnam and the second largest export market (after the US); currently ranks 4th among the largest FDI investors in Vietnam. In that context, the Free Trade Agreement between Vietnam and the EU (EVFTA) coming into force from August 1, 2020 opens up great opportunities and prospects for developing the Vietnam - EU comprehensive cooperation and partnership; will be an important lever to help Vietnam reform its economic institutions, improve the investment and business environment, thereby helping Vietnam achieve new growth rate and economic, social, science and technology development. Key words: EVFTA Agreement, Vietnam - EU. VẤN ĐỀ HÔM NAY 8Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 10/2020 1. Những nội dung chính của Hiệp định a) Về cắt giảm thuế quan, thuận lợi hoá thương mại: Về thuế nhập khẩu, hai Bên cam kết dành cho nhau thuế quan ưu đãi, cắt giảm theo lộ trình. Sau 10 năm, về cơ bản thuế quan được đưa về bằng 0, trong đó EU đưa ra mức cắt giảm nhanh hơn so với Việt Nam, cụ thể như sau: Cam kết của EU - Xóa bỏ ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực đối với 85,6% số dòng thuế, tương đương khoảng 70,3% kim ngạch xuất khẩu (KNXK) hiện tại của Việt Nam sang EU. - Sau 07 năm, sẽ xóa bỏ thuế quan đối với tổng cộng 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% KNXK hiện tại của Việt Nam sang EU. - Đối với số dòng thuế còn lại, áp dụng hạn ngạch với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Cam kết của Việt Nam - Xóa bỏ thuế quan ngay đối với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% KNXK hiện tại của EU sang Việt Nam. - Sau 7 năm, sẽ xóa bỏ tổng cộng 91,8% số dòng thuế, tương đương 97,1% KNXK. - Sau 10 năm, sẽ xóa bỏ thuế quan đối với tổng cộng 98,3% số dòng thuế, tương đương 99,8% KNXK của EU sang Việt Nam. - Áp dụng hạn ngạch với số dòng thuế còn lại với mức thuế quan như cam kết trong WTO, hoặc áp dụng lộ trình xóa bỏ đặc biệt (như thuốc lá, xăng dầu, bia, linh kiện ô tô, xe máy). -Không áp dụng đối với phương tiện động cơ đã qua sử dụng có mã HS 8702, 8703 và 8704 (Điều 7.2 Chương 2 Hiệp định EVFTA). EU mở cửa khá nhiều cho mặt hàng nông sản của Việt Nam, đặc biệt hàng thuỷ sản. Với nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo có lộ trình tương đối dài, trung bình trong khoảng từ 3 đến 7 năm. Về phía Việt Nam, những mặt hàng nhập khẩu dùng cho sản xuất như máy móc thiết bị, nguyên liệu, hoá chất có lộ trình cắt giảm nhanh; hàng hoá tiêu dùng cuối cùng được cắt giảm chậm hơn. Về thuế xuất khẩu, hai bên cam kết không áp dụng bất kỳ loại thuế, phí xuất khẩu nào trừ các trường hợp được bảo lưu (chỉ có Việt Nam bảo lưu). Việt Nam và EU sẽ không áp dụng loại thuế, phí nào riêng đối với hàng xuất khẩu mà không áp dụng cho hàng tiêu thụ nội địa và không áp dụng mức thuế, phí đối với hàng xuất khẩu cao hơn mức áp dụng cho hàng tiêu thụ nội địa. Về thuận lợi hóa thương mại và hải quan, các điều khoản về thuận lợi hóa thương mại trong Hiệp định EVFTA hướng tới giải quyết những vấn đề phi thuế quan tại biên giới nhằm thuận lợi hóa thương mại mà không ảnh hưởng đến hiệu quả các biện pháp kiểm soát hải quan. b) Về hàng rào phi thuế quan: Các cam kết về các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) và các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) của Hiệp định EVFTA được xây dựng trên nền tảng của hiệp định về SPS, TBT trong WTO, được thừa nhận và vẫn tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ và có tính linh động trong quá trình trao đổi thương mại. Ngoài ra, Hiệp định cũng bao gồm các cam kết theo hướng giảm bớt hàng rào phi thuế quan khác, như cam VẤN ĐỀ HÔM NAY 9Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 10/2020 kết về cấp phép xuất khẩu/nhập khẩu, thủ tục hải quan nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai bên. c) Về xuất xứ hàng hóa: Quy tắc xuất xứ theo Hiệp định EVFTA, về cơ bản, tương đối giống với các FTA khác mà Việt Nam đã tham gia; song, đối với một số ngành/mặt hàng thì quy tắc xuất xứ lại lỏng hơn, như mặt hàng dệt may (áp dụng quy tắc xuất xứ từ vải trở đi và có cơ chế linh hoạt, cho phép sử dụng vải được sản xuất từ các đối tác cùng có FTA với EU và Việt Nam để được hưởng ưu đãi thuế quan). Theo cam kết trong Hiệp định, hàm lượng nguyên vật liệu không có xuất xứ được tính dựa trên giá xuất xưởng và tỉ lệ yêu cầu phổ biến là giá trị đầu vào không vượt quá 70% giá xuất xưởng. Về cơ chế cấp chứng nhận xuất xứ (C/O), bên cạnh cơ chế truyền thống, Hiệp định cho phép một số nhà xuất khẩu được tự cấp C/O. EU hiện đang xây dựng hệ thống đăng ký cho các doanh nghiệp xuất khẩu tự cấp C/O, trong khi Việt Nam vẫn chưa áp dụng cơ chế này. d) Về mở cửa thị trường dịch vụ: Việt Nam cam kết mở cửa thị trường dịch vụ cho EU cao hơn cam kết trong WTO, hoặc ít nhất là tương đương mức cao nhất về mở cửa thị trường trong các FTA khác. Theo đó, Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ cho các doanh nghiệp của EU như đối với các nước thành viên ASEAN và Hiệp định CPTPP. Ngược lại, các cam kết của EU dành cho Việt Nam cũng cao hơn so với cam kết của EU trong WTO và tương đương mức cam kết cao nhất của EU trong các FTA gần đây. Theo quy định của nội dung tự do hóa đầu tư trong Hiệp định, hai bên cam kết các nghĩa vụ về tự do hóa đầu tư bao gồm: tiếp cận thị trường; đối xử quốc gia; đối xử tối huệ quốc; cấm các yêu cầu hoạt động (không áp dụng các yêu cầu về tỷ lệ xuất khẩu, tỷ lệ nội địa hóa, dành ưu đãi cho hàng hóa trong nước, yêu cầu về chuyển giao công nghệ,). e) Về đầu tư: Hiệp định EVFTA có các cam kết về tự do hóa và mở cửa thị trường đầu tư. Theo đó, Việt Nam và EU cam kết không phân biệt đối xử với nhà đầu tư của bên kia khi tìm kiếm cơ hội đầu tư ở lãnh thổ của mình, trên cơ sở dành cho nhà đầu tư đó sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với nhà đầu tư của nước mình, hoặc nhà đầu tư của nước thứ ba khác. Việt Nam và EU có biểu cam kết cụ thể ghi rõ những ngành, lĩnh vực có áp dụng từng loại cam kết và những ngành, lĩnh vực không áp dụng các cam kết đó. Về mở cửa thị trường, cam kết của Việt Nam về dịch vụ và đầu tư trong Hiệp định cao hơn đáng kể so với cam kết của Việt Nam trong WTO dù vẫn áp dụng cách tiếp cận “chọn - cho”. Về thuận lợi hóa đầu tư, hai bên cam kết dành quyền thiết lập các khoản đầu tư trên lãnh thổ nước mình cho nhà đầu tư của bên kia, cam kết không áp dụng các hạn chế về tiếp cận thị trường. Về bảo hộ đầu tư, Hiệp định có các cam kết về: đảm bảo an toàn cho vốn và tài sản của nhà đầu tư; đối xử công bằng, thỏa đáng và bảo hộ an toàn đầy đủ cho nhà đầu tư nước ngoài; không trưng thu quốc hữu hóa trái pháp luật tài sản của nhà đầu tư và bồi thường thỏa đáng trong trường hợp trưng thu, quốc hữu hóa; bồi thường cho nhà đầu tư trong trường hợp tài sản của nhà đầu tư bị phá hoại do việc dùng vũ lực không cần thiết trong trường hợp chiến tranh; cho phép nhà đầu tư tự do chuyển vốn và lợi nhuận ra nước ngoài, Về giải quyết tranh chấp đầu tư, hai bên đã cùng nhau xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư thường trực thay thế cho cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo vụ việc thường được thể hiện trong các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư truyền thống. VẤN ĐỀ HÔM NAY 10Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 10/2020 Tóm lại, các cam kết rộng và sâu về đầu tư của Hiệp định EVFTA sẽ thay thế các hiệp định đầu tư song phương (BIT) giữa Việt Nam và các nước thành viên EU, giúp Việt Nam tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế, hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh ở Việt Nam, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư EU kinh doanh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, những điểm tiến bộ của Hiệp định EVFTA so với BIT sẽ giúp Việt Nam đạt được cân bằng giữa việc thu hút đầu tư và bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. f) Về thương mại điện tử: Hiệp định EVFTA nhấn mạnh một số nguyên tắc về thương mại điện tử (TMĐT), bao gồm: (i) Không đánh thuế đối với các hoạt động truyền dẫn điện tử; và (ii) Hợp tác trong giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan tới TMĐT, như: công nhận chữ ký số và thúc đẩy dịch vụ chữ ký số, trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ trung gian truyền dẫn, lưu trữ dữ liệu điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong môi trường TMĐT, xử lý tin nhắn rác, g) Về sở hữu trí tuệ: Chương về sở hữu trí tuệ (SHTT) của Hiệp định EVFTA bao gồm các cam kết về các nguyên tắc bảo hộ quyền SHTT, phạm vi quyền SHTT, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, thông tin bí mật, giống cây trồng, vấn đề hết quyền và thực thi quyền SHTT. Điểm khác của cam kết về SHTT trong hiệp định này so với Hiệp định CPTPP là các cam kết về công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đền bù cho việc xử lý đơn xin cấp phép lưu hành dược phẩm, bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nguyên tắc tối huệ quốc. h) Về giải quyết tranh chấp: Hiệp định EVFTA thiết lập cơ chế giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh giữa Việt Nam và EU trong việc diễn giải và thực thi các cam kết của Hiệp định. Cơ chế này áp dụng đối với hầu hết các Chương của Hiệp định và được đánh giá là nhanh và hiệu quả hơn cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO ở một số mặt, như: (1) Quy định đây là phương thức giải quyết tranh chấp cuối cùng, khi các bên không giải quyết được tranh chấp bằng các hình thức khác; (2) Cơ chế này bao gồm các quy trình và thời hạn cố định để giải quyết tranh chấp, theo đó hai bên trước tiên phải tham vấn, nếu tham vấn không đạt được kết quả, một trong hai bên có thể yêu cầu thiết lập một Ban hội thẩm bao gồm các chuyên gia pháp lý độc lập; (3) Hiệp định EVFTA cũng dự liệu một cơ chế khác mềm dẻo hơn: cơ chế trung gian, để xử lý các vấn đề liên quan tới các biện pháp có ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư và thương mại song phương. i) Về mua sắm công: Các cam kết về nguyên tắc mua sắm công trong Hiệp định EVFTA được dựa vào Hiệp định mua sắm của Chính phủ trong WTO (GPA). Với việc tham gia Hiệp định EVFTA và Hiệp định CPTPP, lần đầu tiên Việt Nam cam kết mở cửa thị trường mua sắm chính phủ (MSCP). Chương MSCP của Hiệp định EVFTA đặt ra các quy tắc, quy trình trong quá trình lựa chọn nhà thầu với mức độ yêu cầu cao về tính công bằng, công khai, minh bạch. Đối với một số nghĩa vụ liên quan đến đăng tải thông tin, thời gian trong đấu thầu, giải quyết tranh chấp, sử dụng biện pháp ưu đãi trong nước, Việt Nam có thời gian chuyển đổi để thực hiện các nghĩa vụ này. Về mở cửa thị trường, Việt Nam cam kết cho phép các nhà thầu EU tham dự thầu các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định, tức là gói thầu đáp ứng đầy đủ các điều kiện về chủ thể mua sắm, đối tượng mua sắm, giá gói thầu và các điều kiện khác theo cam kết của Việt Nam trong Bản chào mở cửa thị trường. k) Về phát triển bền vững: Hiệp định VẤN ĐỀ HÔM NAY 11Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 10/2020 EVFTA có một Chương khá toàn diện về thương mại và phát triển bền vững, bao gồm một số nội dung quan trọng, như: (1) Cam kết thực thi các tiêu chuẩn lao động cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), các công ước của ILO (không chỉ các Công ước cơ bản); các hiệp định đa phương về môi trường mà mỗi bên đã ký kết/gia nhập; cam kết gia nhập các công ước cơ bản của ILO mà mỗi bên chưa tham gia; (2) Thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) có dẫn chiếu tới các thông lệ quốc tế về vấn đề này; (3) Biến đổi khí hậu và các cam kết bảo tồn và quản lý bền vững đa dạng sinh học; (4) Các điều khoản tăng cường minh bạch và trách nhiệm giải trình. 2. Một số tác động chính của Hiệp định tới Việt Nam EU và Việt Nam là hai nền kinh tế có tính bổ sung xuất khẩu cao, do đó Hiệp định EVFTA sẽ có những tác động trực tiếp tích cực đến tăng trưởng, xuất nhập khẩu, đầu tư, ngân sách,, của Việt Nam. Bên cạnh đó, tác động gián tiếp của Hiệp định thông qua yêu cầu cải cách thể chế cũng sẽ mang lại những ảnh hưởng tích cực tới nền kinh tế. a) Tác động tới tăng trưởng kinh tế: Hiệp định sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thông qua các kênh thương mại, đầu tư và cải thiện môi trường thể chế. Việc giảm và bãi bỏ thuế quan dẫn đến gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang EU, kích thích nền kinh tế thực tăng trưởng và phát triển, đóng góp tích cực cho tổng cầu và gia tăng thu nhập từ các yếu tố sản xuất. Mức thuế thấp hơn cũng giúp giảm chi phí của doanh nghiệp, nhờ đó gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và thu nhập thực của các hộ gia đình. Hiệp định EVFTA cũng có tác động mạnh thu hút FDI vào Việt Nam để tận dụng lợi thế trong xuất khẩu sang EU, từ đó làm tăng nguồn vốn phục vụ cho tăng trưởng và góp phần cải thiện năng suất. Ngoài ra, tác động tới thể chế nhằm cải thiện môi trường kinh doanh sẽ thúc đẩy tăng trưởng của doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy mức độ tăng trưởng chung của cả nước. b) Tác động tới xuất nhập khẩu: Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và EU mang tính bổ trợ cho nhau, nhưng lợi thế bổ trợ thương mại này đang giảm đi. Trước hết về xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường EU trong những năm gần đây vẫn là các sản phẩm truyền thống có thế mạnh, như: hàng điện tử; túi xách, ví, vali, mũ và ô dù; giày dép; dệt may; hải sản; hàng nông sản,... Đặc biệt, mặt hàng điện thoại, linh kiện điện tử mới bắt đầu được xuất khẩu từ năm 2011, nhưng đã có mức tăng trưởng khá. Do chệnh lệch về thuế quan giữa mức MFN và thuế quan ưu đãi trong Hiệp định EVFTA là khá cao, việc cắt giảm thuế quan sẽ đem lại lợi ích to lớn cho xuất khẩu; hàng xuất khẩu của Việt Nam có khả năng thâm nhập sâu hơn vào các thị trường trọng điểm của EU. Thị trường xuất khẩu cũng được đa dạng hóa; nhiều thị trường mới phát triển nhanh chóng nhờ có Hiệp định EVFTA. Theo ngành, Hiệp định mang lại cơ hội lớn đối với nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các ngành dệt may, da giày và thực phẩm. Đây là những ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn. Bên cạnh đó, một số ngành có thể sẽ giảm xuất khẩu sang EU do năng lực xuất khẩu (lao động và các nguồn lực khác) sẽ dịch chuyển sang các ngành khác, do tổng năng lực sản xuất và xuất khẩu là có hạn. Tác động tích cực đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, doanh nghiệp và của nền kinh tế nhờ vào việc: tiếp cận thị trường xuất khẩu có sự ưu đãi về thuế quan, giảm được chi phí các yếu VẤN ĐỀ HÔM NAY 12Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 10/2020 tố đầu vào; được chuyển giao công nghệ và nhập khẩu các yếu tố đầu vào với giá rẻ hơn theo các điều kiện ưu đãi. Bên cạnh những yếu tố tác động tích cực thì việc thực thi Hiệp định sẽ làm gia tăng áp lực cạnh tranh; việc cắt giảm thuế quan có thể khiến luồng hàng nhập khẩu từ các nước thành viên trong Hiệp định vào Việt Nam tăng lên, tạo sức ép cạnh tranh lớn hơn ngay trên thị trường trong nước, đặc biệt đối với nhóm hàng nông sản, vốn gắn liền với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong hội nhập là nông dân và nông thôn. Về nhập khẩu, EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam; tốc độ tăng nhập khẩu từ EU bình quân là 11,7%/ năm (giai đoạn 2014-2018), cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu sang EU (10,7%), song kim ngạch nhập khẩu từ EU của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 6% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, do đó việc gia tăng nhập khẩu từ EU chưa phải là mối quan tâm lớn. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ EU là những mặt hàng sản phẩm trong nước chưa sản xuất được hoặc còn thiếu, như: máy móc-thiết bị- dụng cụ, dược phẩm và nguyên phụ liệu dệt may, da giầy (chiếm gần 40%). Dưới tác động của Hiệp dịnh EVFTA, nhập khẩu của Việt Nam từ EU sẽ tăng nhanh do mức thuế quan Việt Nam đối với hàng nhập khẩu của EU trước khi Hiệp định có hiệu lực ở mức cao. Tuy nhiên, gia tăng nhập khẩu sẽ không tập trung vào thời điểm ngay sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực vì Việt Nam có lộ trình xoá bỏ thuế dài, từ 7-10 năm. Những mặt hàng có tốc độ nhập khẩu tăng nhanh là các sản phẩm thịt bò, thịt lợn, sản phẩm đồ da. Nhập khẩu dịch vụ cũng sẽ tăng mạnh, nhất là các dịch vụ tài chính, bảo hiểm, hàng không và vận tải biển. Nhóm hàng Việt Nam được dự báo tăng nhập khẩu nhiều nhất từ EU là phương tiện và thiết bị vận tải, máy móc thiết bị, dệt may, điện thoại và linh kiện điện tử. c) Tác động của các biện pháp phi thuế quan: Do EU là thị trường khó tính, yêu cầu chất lượng sản phẩm hàng hóa cao, nên Việt Nam đối mặt với yêu cầu cao về kiểm dịch động, thực vật; quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm; chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); khai báo nguồn gốc gỗ hợp pháp. Những mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU sẽ có thể phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, kiểm tra truy xuất nguồn gốc, kiểm soát chặt chẽ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa,..., từ đó gây áp lực cho các doanh nghiệp Việt Nam và các cơ quan nhà nước quản lý lĩnh vực chuyên ngành. d) Tác động tới ngân sách nhà nước: Việc cắt giảm thuế quan tuy ảnh hưởng ngay và trực tiếp tới giảm thu NSNN, nhưng lại có tác động tích cực gián tiếp tới tăng nguồn thu ngân sách địa phương thông qua việc kích thích khu vực kinh tế thực, cụ thể là khu vực doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển. Theo tính toán của nhiều tổ chức, thu ngân sách nhà nước sẽ giảm khá lớn trong giai đoạn đầu, song tác động tích cực của Hiệp định tới thu ngân sách sẽ được phát huy tốt hơn trong trung và dài hạn khi tăng trưởng kinh tế, kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu và dòng vốn FDI vào Việt Nam được cải thiện. e) Tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài: Tác động của mở cửa đầu tư, cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan, kỳ vọng tăng trưởng kinh tế và thương mại và kỳ vọng về đổi mới thể chế, cải thiện môi trường đầu tư làm tăng sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư từ các nước trong và ngoài EU. Hiệp định EVFTA có thể tạo cơ hội lớn cho Việt Nam thu hút thêm các nhà đầu tư EU đầu VẤN ĐỀ HÔM NAY 13Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 10/2020 tư vào một số lĩnh vực, ngành nghề có tiềm năng, như: công nghiệp chế biến/ chế tạo sử dụng công nghệ cao, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ ngân hàng, tài chính Tuy nhiên, để tạo được dòng đầu tư từ EU vào Việt Nam, điều quan trọng là việc chuẩn bị từ phía Việt Nam về môi trường đầu tư kinh doanh, nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thuật tốt vì các nhà đầu tư EU cũng như các dự án EU hướng tới là những ngành mới và chất lượng cao. Do EU là khu vực có trình độ công nghệ phát triển cao, FDI từ EU gia tăng cũng có thể đem theo thiết bị công nghệ cao và bí quyết số hóa công nghiệp của châu Âu; Vì vậy, sẽ giúp hỗ trợ sự phát triển của các ngành sản xuất Việt Nam thông qua tác động lan toả công nghệ mà vẫn sử dụng rất nhiều nguồn nhân lực ở trong nước. f) Tác động tới cải cách thể chế: Việc thực thi Hiệp định sẽ thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, cụ thể: Hiệp định sẽ giúp tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm thông qua gia tăng cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hơn nữa thị trường; giúp thúc đẩy luồng vốn đầu tư chất lượng cao của EU vào Việt Nam; tạo điều kiện cải thiện các chuẩn mực an toàn và chất lượng cho sản phẩm Việt Nam. Việt Nam sẽ được hưởng mức giá thấp hơn đối với công nghệ và nguyên vật liệu chất lượng cao nhập khẩu từ EU, qua đó giúp nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm; đồng thời, tạo ra sức ép cạnh tranh để doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh của mình. 3) Kết luận Việc thực thi các cam kết của Hiệp định EVFTA sẽ mở ra những cơ hội và triển vọng to lớn, là đòn bẩy quan trọng giúp Việt Nam cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn, bền vững hơn. Cùng với các FTA khác, Hiệp định EVFTA sẽ tạo khuôn khổ hợp tác kinh tế - thương mại lâu dài, ổn định và tạo động lực cho quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với các đối tác lớn. Tuy nhiên, để tận dụng được những cơ hội mà Hiệp định mang lại, Việt Nam cần cải cách mạnh mẽ trong cả khu vực công và khu vực tư nhân, mở cửa thị trường dịch vụ, hoàn thiện sửa đổi hệ thống pháp luật có liên quan đến các cam kết trong Hiệp định, như sở hữu trí tuệ, mua sắm công,..., và có những giải pháp để nâng cao chất lượng thu hút và sử dụng dòng vốn FDI vào Việt Nam, cải thiện năng suất lao động, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam và của cả nền kinh tế./. Tài liệu tham khảo (1) Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu (tiếng Việt và tiếng Anh) (2) Trung tâm WTO-VCCI và British Embassy Hà Nội, tháng 3/2019. Tự do hóa trong lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam. (3) Mutrap, 2017. Impact Assessment EU-Vietnam FTA. Mutrap EU-Vietnam. European Trade Policy and Investment Support Project. (4) Trung tâm WTO VCCI và Friedrich-Naumann-Stiftung für die Freiheit, tháng 3/2019. Hoa quả Việt Nam vượt qua các rào cản của thị trường EU để tận dụng cơ hội từ EVFTA. Ngày nhận bài: 14/09/2020

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhiep_dinh_thuong_mai_tu_do_viet_nam_eu_evfta_nhung_tac_dong.pdf
Tài liệu liên quan