Khảo sát mức độ hài lòng của du khách nội địa về du lịch Nam Du

Kết luận Quần đảo Nam Du là một vùng hải đảo xa xôi của tỉnh Kiên Giang, còn nhiều khó khăn như vấn đề điện sinh hoạt, nước ngọt cho người dân, Phát triển du lịch ở Nam Du không chỉ giúp người dân địa phương có điều kiện cải thiện điều kiện sống của họ mà còn góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Du lịch Nam Du có nhiều điều kiện phát triển bởi vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ; con người thân thiện, mến khách; có nguồn hải sản tươi sống; Tuy nhiên, từ sự phân tích ở trên cho thấy du lịch ở đây vẫn còn nhiều hạn chế và du khách vẫn còn thể hiện sự chưa hài lòng ở mức cao. Bài viết đưa ra những tiêu chí đo lường sự hài lòng của du khách về du lịch ở Nam Du và từ đó có những giải pháp giúp du lịch ở Nam Du phát triển theo hướng bền vững.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mức độ hài lòng của du khách nội địa về du lịch Nam Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 27 (52) - Thaùng 4/2017 100 Khảo sát mức độ hài lòng của du khách nội địa về du lịch Nam Du A survey on the level of domestic tourists’ satisfaction of Nam Du islands ThS. Phan Thị Dang Trường Đại học Cần Thơ Phan Thi Dang, M.A. Cantho University Tóm tắt Tác giả phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với 125 du khách nội địa khi đến du lịch tại Nam Du. Về thời gian lấy mẫu được thực hiện trong 4 tháng (từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 02 năm 2016). Trong nghiên cứu này, tác giả đánh giá mức độ hài lòng của du khách dựa vào sự chênh lệch giữa giá trị cảm nhận và giá trị mong đợi; tác giả cũng sử dụng SPSS và phương pháp thống kê, phân tích dựa trên kết quả điều tra bảng hỏi du khách nội địa để phân tích những nhân tố ảnh hưởng mạnh đến sự hài lòng của du khách. Từ đó tác giả có một số giải pháp giúp du lịch Nam Du phát triển phù hợp hơn. Từ khóa: sự hài lòng, giá trị cảm nhận, giá trị mong đợi, du lịch, Nam Du, Kiên Hải, Kiên Giang, đồng bằng sông Cửu Long. Abstract The author used a questionnaire to interview 125 domestic tourists travelling at Nam Du. The sampling was made in 4 months (from December 2015 to February 2016). In this survey, the author evaluated the level of domestic tourists’ satisfaction based on the differences between their perceptions and expectations. SPSS and statistics were employed for data analysis according to the survey results from domestic visitors with a purpose of identifying the factors strongly influencing their satisfaction. Consequently, the author can offer some solutions to promote Nam Du tourism more appropriately. Keywords: satisfaction, perception, expectation, tourism, Nam Du, Kien Hai, Kien Giang, MeKong Delta. 1. Đặt vấn đề Quần đảo Nam Du thuộc huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm 21 đảo lớn nhỏ chịu sự quản lý của xã An Sơn và Nam Du. Nam Du có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển như môi trường tự nhiên hoang sơ, đẹp; có nhiều bãi tắm đẹp; con người thân thiện, mến khách; có nhiều đặc sản nổi tiếng; Du lịch tại Nam Du còn khá sơ khai và chủ yếu dựa vào người dân địa phương làm du lịch theo loại hình du lịch nghỉ tại nhà dân. Du khách khi đến Nam Du sẽ nghỉ lại những nhà dân tại xã Nam Du. Hiện tại ở đây chưa có những nhà hàng, khách sạn đạt tiêu chuẩn để phát triển du lịch do vấn đề điện, nước ngọt chưa được đảm bảo đầy đủ. PHAN THỊ DANG 101 Trong du lịch, sự hài lòng của du khách được xem là thước đo cho sự phát triển du lịch tại một địa điểm cụ thể. Từ việc khảo sát mức độ hài lòng của du khách tại các điểm du lịch để đánh giá những khía cạnh ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch ở đó và từ đó có những hướng điều chỉnh hợp lý. Đối với Nam Du, tác giả tập trung đánh giá những khía cạnh ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa, đây là thị trường du khách chiếm tỷ lệ cao ở Nam Du. Thêm vào đó, tác giả cũng phân tích những nhân tố ảnh hưởng mạnh đến sự hài lòng của du khách nội địa. Từ đó, tác giả có những giải pháp nhằm giúp du lịch ở Nam Du phát triển phù hợp hơn. 2. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng công thức S = P – E (Satisfaction = Perception - Expectation) để đo khoảng cách giữa giá trị cảm nhận và mong đợi. Nếu P = E thì giá trị cảm nhận bằng giá trị mong đợi, du khách cảm thấy hài lòng; nếu P > E thì giá trị cảm nhận lớn hơn giá trị mong đợi, du khách cảm thấy vượt mức hài lòng; nếu P < E thì giá trị cảm nhận nhỏ hơn giá trị mong đợi, du khách cảm thấy dưới mức hài lòng. Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 125 du khách nội địa du lịch tại Nam Du bằng bảng hỏi trong thời gian 4 tháng (12/2015- 02/2016). Phương pháp lấy mẫu là phi xác xuất thuận tiện. Sau khi sàng lọc còn lại 125 mẫu hợp lệ. Phần mềm SPSS 16.0 được dùng để xử lý bảng hỏi thông qua các phương pháp sau: thống kê mô tả, kiểm định Chi – bình phương, kiểm định trị trung bình của hai mẫu phối hợp từng cặp (Paired – Samples T - Test), đánh giá độ tin cậy thang đo (Scale Reliability Analysis), phân tích tương quan giữa hai biến số (sử dụng hệ số tương quan Pearson) và phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis). 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Khái quát mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu bao gồm 48% nam và 52% nữ với cơ cấu độ tuổi dưới 25 (23%), từ 25 – 34 (30%), từ 35 – 44 (26%), từ 45 – 54 (15.5%) và trên 54 (5.5%). Trình độ học vấn của du khách phần lớn là đại học (26%), cao đẳng (24.5%), trung cấp (22.5%), trung học phổ thông (15%), trung học cơ sở (6.5%), tiểu học (3%), trên đại học (2.5%). Nghề nghiệp của du khách đa phần là kinh doanh – buôn bán (27.5%), cán bộ viên chức (23%), sinh viên (22%), công nhân (12.5%), nông dân (10%), bộ đội – công an (3.5%) và cán bộ hưu trí (1.5%). Những yếu tố hấp dẫn du khách khi lựa chọn du lịch Nam Du là khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, đẹp (39%); khí hậu trong lành, mát mẻ (28.5%); thích hợp cho hoạt động dã ngoại, cắm trại (18%); sự thân thiện, mến khách của người dân địa phương (9%) và thưởng thức đặc sản (5.5%). Về những hoạt động của du khách khi đến các địa điểm du lịch Nam Du gồm: tắm biển (22.5%), tham gia các trò chơi ở biển (20.5%), mua sắm (20.5%), thưởng thức đặc sản (20%), tìm hiểu đời sống người dân địa phương (16.5%). 3.2. Mức độ hài lòng của du khách nội địa về du lịch Nam Du a) Về môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên ở Nam Du vẫn còn mang vẻ đẹp hoang sơ và ít bị tác động từ con người như hòn Lớn, bãi Ngự, bãi Chệt, hòn Dầu, hòn Nồm, hòn Mấu, bãi Chướng, hòn Ngang, hòn hai bờ đập, hòn Sơn và đồi Ma Thiên Lãnh. Du khách đánh giá về môi trường tự nhiên nơi đây qua các KHẢO SÁT MỨC Đ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH N I ĐỊA VỀ DU LỊCH NAM DU 102 biến sau: cảnh quan thiên nhiên đẹp, hoang sơ (0.00**); bãi biển rộng, đẹp, sạch sẽ (0.10 **); nước biển sạch, trong xanh (0.15 ** ). Tất cả các biến đo lường điều ở mức hài lòng (P = E) và vượt mức hài lòng (P > E). b) Về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ở Nam Du chưa thực sự hoàn thiện: đường sá nhỏ hẹp và không bằng phẳng; bãi đỗ xe và bến thuyền nhỏ hẹp, không sạch sẽ; nhà vệ sinh công cộng chưa có, du khách sử dụng nhà vệ sinh cùng với hộ dân. Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ở Nam Du cần được đầu tư nhiều hơn. Mức độ hài lòng của du khách đối với các biến đo lường về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Nam Du được thể hiện như bảng 1 Bảng 1. Mức độ hài lòng của du khách về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Biến đo lường P – E Biểu hiện Kết luận 1. Đường sá thuận tiện, rộng rãi 2. Bãi đỗ xe rộng rãi, sạch sẽ 3. Bến thuyền rộng rãi, an toàn, sạch sẽ 4. Nhà vệ sinh đầy đủ, sạch sẽ - 0.40 ** - 0.42 ** - 0.39 ** - 0.37 ** P < E P < E P < E P < E Dưới mức hài lòng Dưới mức hài lòng Dưới mức hài lòng Dưới mức hài lòng **: Mức ý nghĩa thống kê, α ≤ 0.01 c) Về cơ sở lưu trú Du khách đến Nam Du sẽ nghỉ tại nhà dân ở đảo Nam Du. Các nhà nghỉ khá đơn giản và không gian khá chặt hẹp. Hộ dân tham gia vào du lịch ở đây là tự phát và điều này gây khó khăn cho các nhà quản lý. Thêm vào đó, vấn đề cung cấp điện, nước ngọt ở các nhà nghỉ cũng hạn chế. Đối với cơ sở lưu trú tại Nam Du còn nhiều bất cập và du khách cảm thấy chưa hài lòng về cơ sở lưu trú thể hiện qua các biến như: sạch sẽ, thoáng mát, tiện nghi (-0.21 **); rộng rãi, an toàn (-0.20**); nhân viên phục vụ chuyên nghiệp (-0.22**) và vị trí thuận lợi (-0.35**) – tất cả các biến đo lường đều ở dưới mức hài lòng (P < E). d) Về phương tiện vận chuyển tham quan Phương tiện vận chuyển tham quan chủ yếu là thuyền. Đây là những chiếc thuyền đánh cá của ngư dân được sửa chữa lại để phục vụ du lịch. Việc cung cấp áo phao trên mỗi thuyền đều ở mức hạn chế. Du khách đánh giá dưới mức hài lòng về các biến đo lường về phương tiện vận chuyển tham quan: có đầy đủ áo phao (-0.39 **); rộng rãi, thoải mái, sạch sẽ (-0.36 **); độ an toàn cao (-0.35**); tốc độ phù hợp (-0.37**); thân thiện môi trường (-0.34 **); nhân viên có tính chuyên nghiệp cao (-0.33 ** ). e) Về dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí Về dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí ở các địa điểm du lịch do các hộ dân làm chủ, mang tính tự phát; các dịch vụ này chưa đảm bảo về không gian, an toàn và vệ sinh. Du khách thể hiện sự không hài lòng thông qua các biến đo lường như: sự rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ ở các nhà ăn (-0.21 **); có nhiều sản phẩm, hàng lưu niệm (-0.44**) và các dịch vụ giải trí phù PHAN THỊ DANG 103 hợp (-0.30**). Mức độ hài lòng của du khách về dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí ở dưới mức hài lòng (P < E). g) Về an ninh, trật tự và an toàn Vấn đề an ninh, trật tự và an toàn ở đây còn nhiều bất cập, đặc biệt là vào cuối tuần khi một lượng lớn du khách đến đây. Du khách không hài lòng về tình trạng chèo kéo, thách giá (-0.30 **); có ăn xin (-0.31 **); có trộm cắp (-0.34**). Tất cả các biến đo lường đều ở dưới mức hài lòng (P < E). h) Về hướng dẫn viên du lịch Hướng dẫn viên ở đây có hai đối tượng: hướng dẫn viên của công ty du lịch và hướng dẫn viên là người dân địa phương. Nhìn chung, hướng dẫn viên của các công ty du lịch có sự chuyên nghiệp và tác phong phục vụ tốt hơn là hướng dẫn viên địa phương. Mức độ hài lòng của du khách về hướng dẫn viên thể hiện qua các biến đo lường sau: sự thân thiện, lịch sự và nhiệt tình (-0.29**); tính chuyên nghiệp cao (-0.25 **); có kỹ năng thuyết trình(-0.35**) và kiến thức tổng hợp tốt (-0.29**). Tất cả các biến đo lường đều dưới mức hài lòng (P < E). i) Về giá cả các loại dịch vụ Giá cả một số dịch vụ tương đối hợp lí và du khách đánh giá như sau: giá cả ăn uống phù hợp (0.00**), giá cả các mặt hàng mua sắm phù hợp (0.00**) và giá cả lưu trú (0.00 **). Tất cả các biến đo lường ở mức hài lòng (P = E). Tóm lại, du khách đánh giá dưới mức hài lòng về phần lớn các biến đo lường về du lịch Nam Du. Chỉ có 3 biến về môi trường tự nhiên và 3 biến về giá cả các loại dịch vụ là ở mức hài lòng và vượt mức hài lòng. Trong khi đó có đến 24 biến đo lường là ở dưới mức hài lòng. Từ đó cho thấy phát triển du lịch ở Nam Du còn nhiều hạn chế và cần phải có những giải pháp phù hợp để du lịch Nam Du phát triển hài hòa, phù hợp hơn. Ở bảng 2, du khách chỉ đánh giá hài lòng 2 tiêu chí trên 8 tiêu chí (trên 4 điểm). Ở mức bình thường đối với 3 tiêu chí và ở mức không hài lòng đối với 3 tiêu chí còn lại. Bảng 2: Sự hài lòng của du khách về du lịch Nam Du Tiêu chí Số trung bình Độ lệch chuẩn Kết luận 1. Môi trường tự nhiên 2. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 3. Cơ sở lưu trú 4. Phương tiện vận chuyển tham quan 5. Dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí 6. An ninh, trật tự, an toàn 7. Hướng dẫn viên du lịch 8. Giá cả các loại dịch vụ 4.10 2.15 2.11 3.48 2.17 3.49 3.45 4.07 0.78 0.79 0.76 0.77 0.78 0.76 0.75 0.74 Hài lòng Không hài lòng Không hài lòng Bình thường Không hài lòng Bình thường Bình thường Hài lòng KHẢO SÁT MỨC Đ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH N I ĐỊA VỀ DU LỊCH NAM DU 104 Sự hài lòng của du khách về du lịch Nam Du là môi trường tự nhiên và giá cả các loại dịch vụ. Tuy nhiên, đối với yếu tố cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí thì du khách chưa hài lòng. Du lịch Nam Du chưa thực sự nhận được sự đầu tư về hệ thống nhà hàng, khách sạn và cách phục vụ của người dân chưa mang tính chuyên nghiệp cao. Và ở mức bình thường đối với các yếu tố còn lại như bảng 2. Du khách cảm thấy khá hấp dẫn về du lịch Nam Du (đạt 3.74 điểm). Ở độ tin cậy 95% cho thấy có sự khác nhau về nghề nghiệp, độ tuổi và giới tính với sự đánh giá sức hấp dẫn về du lịch ở đây. Bảng 3: Sự tương quan giữa mức độ hài lòng, dự định quay trở lại và giới thiệu đến người khác của du khách Mức độ hài lòng Sự quay trở lại Giới thiệu Mức độ hài lòng Tương quan Pearson 1 Sig. (2-phía) Sự quay trở lại Tương quan Pearson .545 ** 1 Sig. (2-phía) .000 Giới thiệu Tương quan Pearson .600 ** 1 Sig. (2-phía) .000 **: Mức ý nghĩa  ≤ 0.01 Từ bảng 3 cho thấy: với mức ý nghĩa  = 0.01, độ tin cậy là 99% (kiểm định Pearson, 2 – phía), mức độ hài lòng tương quan thuận với dự định quay lại du lịch ở những lần tiếp theo của du khách. Theo Cao Hào Thi [5], |r| < 0.4: tương quan yếu; |r| = 0.4 – 0.8: tương quan trung bình; |r| > 0.8: tương quan mạnh. Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa hai biến, r = 0.545, tương quan trung bình. Còn đối với mức độ hài lòng tương quan thuận với dự định giới thiệu đến khách du lịch khác của du khách. Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa hai biến, r = 0.600, tương quan trung bình. 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch Nam Du Tác giả sử dụng 8 biến đo lường: (1) Môi trường tự nhiên; (2) Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; (3) Cơ sở lưu trú; (4) Phương tiện vận chuyển tham quan; (5) Dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí; (6) An ninh, trật tự và an toàn; (7) Hướng dẫn viên du lịch và (8) Giá cả các dịch vụ để phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch Nam Du. Để loại bỏ những biến đo lường có hệ số tương quan biến - tổng hiệu chỉnh (corrected item - total correclation) nhỏ hơn 0.3 (do không đủ độ tin cậy) và đảm bảo Cronbach’s Alpha từ 0.8 - 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 - 0.8 thì thang đo lường sử dụng được. Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo các biến ở bảng 4 cho thấy, không có biến nào có hệ số tương quan biến PHAN THỊ DANG 105 nhỏ hơn 0.5 và Cronbach’s Alpha = 0.850. Vậy thang đo lường các biến là tốt, do đó 8 biến đo lường đều phù hợp để phân tích nhân tố khám phá ở các bước tiếp theo. Bảng 4: Cronbach’s Alpha Biến quan sát Cronbach’s Alpha =0.850 Tương quan biến – tổng hiệu chỉnh Cronbach’s Alpha nếu loại biến này 1. Môi trường tự nhiên 2. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 3. Cơ sở lưu trú 4. Phương tiện vận chuyển tham quan 5. Dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí 6. An ninh, trật tự và an toàn 7. Hướng dẫn viên du lịch 8. Giá cả các loại dịch vụ 0.744 0.605 0.601 0.712 0.607 0.737 0.728 0.735 0.814 0.801 0.804 0.809 0.802 0.811 0.810 0.810 Dùng kiểm định KMO (Kaiser – Meyer – Olkin Measure of sampling adequacy) và kiểm định Bartlett (Bartlett’s Test of Sphericity) để kiểm tra mức độ phù hợp của dữ liệu. Theo Lê Văn Huy [1] KMO ≥ 0.9: rất tốt; KMO ≥ 0.8: tốt; KMO ≥ 0.7: được; KMO ≥ 0.6: tạm được; KMO ≥ 0.5: xấu và KMO < 0.5: không thể chấp nhận được. Nếu kiểm định Bartlett có giá trị Sig. > 0.05 không nên áp dụng phân tích nhân tố [3,4]. Sau khi kiểm định, chỉ số KMO của dữ liệu = 0.887 và Bartlett có giá trị Sig. = 0.000 < 0.05: có ý nghĩa thống kê (xem bảng 5). Dữ liệu thích hợp cho phân tích nhân tố khám phá. Bảng 5: Kiểm định KMO and Bartlett KMO and Bartlett’s Test Kaiser – Meyer – Olkin Measure of sampling adequacy Bartlett’s Test of Sphericity Approx.Chi – square df Sig. .887 395.388 29 0.000 Trong phân tích nhân tố, tác giả sử dụng phép trích Principal Components với phép quay Varimax. Dựa vào bảng ma trận nhân tố (bảng 6) ta thấy các biến đo lường đều có phần chung với một và chỉ một nhân tố. KHẢO SÁT MỨC Đ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH N I ĐỊA VỀ DU LỊCH NAM DU 106 Bảng 6: Ma trận nhân tố sau khi xoay Biến đo lường Nhân tố 1 1. Môi trường tự nhiên 2. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 3. Cơ sở lưu trú 4. Phương tiện vận chuyển tham quan 5. Dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí 6. An ninh, trật tự, an toàn 7. Hướng dẫn viên du lịch 8. Giá cả các loại dịch vụ 0.925 0.841 0.855 0.862 0.860 0.865 0.840 0.857 Nhằm đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của phân tích nhân tố khám phá, cần loại những biến đo lường có hệ số tải nhân tố không đạt tiêu chuẩn ở từng nhân tố. Hệ số nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của phân tích nhân tố khám phá [3,4]. 0.3 < Hệ số tải nhân tố ≤ 0.4 được xem là đạt mức tối thiểu, 0.4 < Hệ số tải nhân tố ≤ 0.5: quan trọng, hệ số tải nhân tố > 0.5: có ý nghĩa thực tiễn. Theo Lê Văn Huy [1] nếu chọn tiêu chuẩn 0.3 < Hệ số tải nhân tố ≤ 0.4 thì cỡ mẫu ít nhất là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố > 0.55, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì chọn hệ số tải nhân tố là 0.75. Mẫu nghiên cứu là 125, vì vậy biến đo lường được chọn khi có hệ số tải nhân tố > 0.55. Từ bảng 6 cho thấy, tất cả các biến đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.55. Bảng 7: Ma trận điểm số nhân tố Biến đo lường Nhân tố 1 1. Môi trường tự nhiên 2. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 3. Cơ sở lưu trú 4. Phương tiện vận chuyển tham quan 5. Dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí 6. An ninh, trật tự, an toàn 7. Hướng dẫn viên du lịch 8. Giá cả các loại dịch vụ 0.315 0.232 0.252 0.275 0.263 0.284 0.219 0.255 PHAN THỊ DANG 107 Dựa vào bảng 7, ta có các phương trình điểm số nhân tố sau: F = 0.315 X1 + 0.232X2 + 0.252X3 + 0.275X4 + 0.263X5 + 0.284X6 + 0.219X7 + 0.255X8 Sự hài lòng của du khách nội địa đối với du lịch Nam Du chịu sự tác động của 8 nhân tố X1 (Môi trường tự nhiên), X2 (Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch), X3 (Cơ sở lưu trú), X4 (Phương tiện vận chuyển tham quan), X5 (Dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí), X6 (An ninh, trật tự và an toàn), X7 (Hướng dẫn viên du lịch) và X8 (Giá cả các loại dịch vụ). Trong đó, X1, X6, X4 có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của du khách vì có điểm số nhân tố lớn nhất lần lượt là: 0.315, 0.284, 0.275. 4. Giải pháp Để du lịch ở Nam Du phát triển hài hòa và phù hợp hơn, tác giả có một số giải pháp sau: - Đối với môi trường tự nhiên: Gìn giữ những cảnh quan tự nhiên mang vẻ đẹp hoang sơ, hạn chế việc xây dựng hoặc sự can thiệp của con người vào môi trường tự nhiên. Chính quyền địa phương cần tuyên truyền người dân tích cực tham gia gìn giữ môi trường tự nhiên như không xả rác xuống biển, bến cảng, cần có những thùng rác cố định để du khách và người dân bỏ rác đúng nơi quy định. - Đối với cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng như cung cấp điện sinh hoạt và nước ngọt đến Nam Du. Đường sá cũng cần nâng cấp và mở rộng hơn để phục vụ cho du lịch và sinh hoạt người dân. Các bến thuyền cần vệ sinh sạch sẽ và nâng cấp cho phù hợp hơn cho hoạt động du lịch. Các bãi xe ở các địa diểm du lịch cần quy hoạch chỗ để xe và đảm bảo an toàn. Đối với nhà vệ sinh cũng cần cung cấp đủ nước. Đối với các bãi tắm cần đảm bảo các nhà vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng, đủ nước ngọt và an toàn cho du khách. - Đối với cơ sở lưu trú: Đẩy mạnh tìm nguồn đầu tư để hoàn thiện cơ sở lưu trú ở đây. Đẩy mạnh hợp tác giữa người dân và các nhà đầu tư để phát triển các nhà nghỉ, khách sạn đạt chuẩn du lịch. Đào tạo nhân viên phục vụ các nhà nghỉ có tác phong và chuyên môn. Đồng thời đảm bảo các phòng luôn sạch sẽ, thoáng mát, đầy đủ tiện nghi và an toàn. Điện, nước ngọt tại các nhà nghỉ cũng cần được đảm bảo. - Đối với phương tiện vận chuyển tham quan: Phương tiện vận chuyển tham quan tại Nam Du là thuyền, vì vậy việc trang bị những thuyền du lịch đạt chuẩn và đảm bảo độ an toàn cho du khách thì cần được quan tâm hơn. - Đối với dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí: Các địa điểm ăn uống cần đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát và tiện nghi cho du khách. Các loại hải sản cung cấp đến du khách cần được bảo quản tốt và an toàn thực phẩm. Các loại dịch vụ giải trí cũng phải phù hợp với văn hóa người Việt và cần đầu tư để phát triển các loại dịch vụ giải trí lành mạnh. - Đối với an ninh, trật tự và an toàn: Không để tình trạng ăn xin; chèo kéo, thách giá và trộm cắp diễn ra tại các điểm du lịch. Chính quyền địa phương cần đẩy mạnh tuần tra tại các điểm du lịch. Đồng thời chính quyền địa phương cần có những chương trình tư vấn để người tham gia vào du lịch cảnh giác đối với những đối tượng xấu. - Đối với hướng dẫn viên du lịch: Đẩy mạnh tập huấn cho các hướng dẫn viên là người dân địa phương về kỹ năng và nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch. - Đối với giá cả các loại dịch vụ: Giá KHẢO SÁT MỨC Đ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH N I ĐỊA VỀ DU LỊCH NAM DU 108 cả các dịch vụ tại các điểm du lịch cần điều tiết cho phù hợp hơn. Mỗi sản phẩm, mặt hàng cần có sự niêm yết giá rõ ràng, thống nhất giá giữa những hộ dân tham gia vào kinh doanh, buôn bán phục vụ du lịch. 5. Kết luận Quần đảo Nam Du là một vùng hải đảo xa xôi của tỉnh Kiên Giang, còn nhiều khó khăn như vấn đề điện sinh hoạt, nước ngọt cho người dân, Phát triển du lịch ở Nam Du không chỉ giúp người dân địa phương có điều kiện cải thiện điều kiện sống của họ mà còn góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Du lịch Nam Du có nhiều điều kiện phát triển bởi vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ; con người thân thiện, mến khách; có nguồn hải sản tươi sống; Tuy nhiên, từ sự phân tích ở trên cho thấy du lịch ở đây vẫn còn nhiều hạn chế và du khách vẫn còn thể hiện sự chưa hài lòng ở mức cao. Bài viết đưa ra những tiêu chí đo lường sự hài lòng của du khách về du lịch ở Nam Du và từ đó có những giải pháp giúp du lịch ở Nam Du phát triển theo hướng bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Văn Huy (2015), Phân tích nhân tố và kiểm định Cronbach-Alpha, https://www.scribd.com/doc/43261603/Ch- III-Factor-Analysis-Cronbach-Alpha/ (ngày truy cập 10/07/2015). 2. Phạm Côn Sơn (2005), Non nước Việt Nam: Sắc nét Nam Bộ, Nxb Phương Đông, Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Cao Hào Thi (2015), Tương quan hồi quy và tuyến tính, 20thuyet%20Tuong%20quan-- Hoi%20quyy.pdf/ (truy cập ngày 10/06/2015). 4. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, tập 1& tập 2, Nxb Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2011), Thống kê ứng dụng trong kinh tế - xã hội, Nxb Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày nhận bài: 04/4/2016 Biên tập xong: 15/4/2017 Duyệt đăng: 20/4/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_muc_do_hai_long_cua_du_khach_noi_dia_ve_du_lich_nam.pdf
Tài liệu liên quan