Khảo sát tần suất huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp gối hoặc khớp háng nghiên cứu quan sát dịch tễ học

BÀN LUẬN VÀ KẾT LUẬN Qua kết quả phân tích của Leizorovicz A. và cộng sự (nghiên cứu SMART) tần suất DVT không triệu chứng trên bệnh nhân châu Á sau mổ thay khớp háng là 60% còn thay khớp gối là 70%. Còn kết quả báo cáo của Piovella F. và cộng sự trên 19 trung tâm ở các quốc gia châu Á thì tần suất DVT không triệu chứng sau mổ chung cho mổ thay khớp háng và gối là 40%. Như thế là không có sự khác biệt về nguy cơ TTHKTM sau mổ thay khớp háng và khớp gối giữa các bệnh nhân châu Á so với các bệnh nhân châu Âu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi với tần suất DVT là xấp xỉ 40% cho phẫu thuật thay khớp háng, như thế nguy cơ TTHKTM sau mổ của các bệnh nhân Việt Nam cũng tương tự như các bệnh nhân châu Á khác. Hầu hết các nước tiên tiến ở châu Á đều hình thành Guideline điều trị phòng ngừa TTHKTM sau mổ thay khớp háng và khớp gối nhằm giảm biến chứng Thuyên tắc phổi mà nguy cơ tử vong rất cao, ngoài ra cũng giảm các phiền toái khác do huyết khối tĩnh mạch sâu. Việt Nam ta trong lộ trình hội nhập thế giới và khu vực, chuyên ngành Chấn Thương Chỉnh Hình cần có các nghiên cứu đi sát với các trọng điểm mà các đồng nghiệp ở khu vực quan tâm. Với kết quả về tần suất DVT ở bệnh nhân Việt Nam sau mổ thay khớp háng và gối là xấp xỉ 40%, tương đồng với kết quả của bệnh nhân ở khu vực, sẽ là tiền đề để các phẫu thuật viên chỉnh hình Việt Nam hoàn thành Guideline phòng ngừa TTHKTM cho riêng mình, phù hợp với trình độ phát triển của ngành y tế trong nước, sức khỏe của con người Việt Nam cũng như điều kiện phát triển kinh tế xã hội nói chung

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 45 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tần suất huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp gối hoặc khớp háng nghiên cứu quan sát dịch tễ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 250 KHẢO SÁT TẦN SUẤT HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU Ở CHI DƯỚI TRÊN BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI HOẶC KHỚP HÁNG NGHIÊN CỨU QUAN SÁT DỊCH TỄ HỌC Võ Văn Tâm*, Nguyễn Vĩnh Thống* TÓM TẮT VTE sau mổ thay khớp hang hoặc thay khớp gối chưa có báo cáo nào tại Việt Nam. Chúng tôi muốn nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu sau mổ. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, 103 bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên khám lâm sàng và siêu âm, theo dõi sau 1 tuần, 2 tuần, 3 tháng. Kết quả: Tỷ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu sau thay khớp háng hoặc khớp gối cũng tương đương kết quả nghiên cứu của 19 trung tâm các quốc gia trên thế giới: 40% Từ khóa: thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch sâu, ABSTRACT THE RATE OF DEEP VENOUS THROMBOSIS RELATED TO HIP AND KNEE ARTHROPLASTY – A STUDY IN CHORAY HOSPITAL Vo Van Tam, Nguyen Vinh Thong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 250-256 Background: VTE after Orthopaedic operation is a dangerous complication. There was no detail report about this problem in Vietnam. So, we wanted to study the prevalence of VTE after hip and knee replacement. Menthod and Materials: Cross prospective randomized study. 103 patients who suffered hip and knee replacement had duplex ultrasound to find out if there was VTE after operation 1week, 2 weeks and 3months. Results and Discussion: 40% of involved patients had VTE after operation 2 weeks. Our results are similar to other world-wide reports. Conclusion: Prevalence of VTE after hip and knee replacement in Vietnam is high. Keywords: Deep Venous Thrombosis, Venous – Thrombo – Embolism, ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, vấn đề thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE: Venous – Thrombo – Embolism) sau phẫu thuật được các phẫu thuật viên chỉnh hình đặc biệt quan tâm, cả ở phương Tây cũng như trong khu vực, nhất là sau phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối. Tỷ lệ bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch cho thấy rất cao đến 40 – 60% theo các báo cáo nghiên cứu dịch tễ ở các những nước phương Tây và cả những nước Á Châu. Các biến chứng của thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch như chúng ta biết là rất nguy hiểm như thuyên tắc phổi (PE: Pulmonary Embolism) dễ dẫn đến tử vong, ngoài ra huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT: Deep Venous Thrombosis) cũng có gây một số phiền toái tại chỗ. Tuy nhiên vì TTHKTM về lâm sàng khó chẩn đoán, cụ thể sự xuất hiện DVT diễn ra một cách âm thầm trong 80% trường hợp, chỉ có 20% trường hợp là có triệu chứng như đau nhức, phù nề, căng cứng bắp chân Nhiều nước trong khu vực đã có báo cáo dịch tễ về tần suất DVT và PE ở nước của mình. Việt Nam ta hiện chưa có báo cáo số liệu về vấn đề này, nhận thấy yêu cầu cần có nghiên * Khoa Chấn thương chỉnh hình BV Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Văn Tâm; ĐT: 0983372342; Email: bsnguyenvantam@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 251 cứu cơ bản về TTHKTM, nhóm nghiên cứu chúng tôi gồm các PTV chuyên khoa CTCH BV Chợ Rẫy phối hợp cùng công ty Bayer thực hiện đề tài xác định tần suất DVT trên bệnh nhân mổ thay khớp háng hoặc khớp gối tại BV Chợ Rẫy Hình 1: Khoảng 80% HKTMS diễn ra âm thầm trên lâm sàng. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Tổng quan về nghiên cứu Các phẫu thuật chỉnh hình lớn như phẫu thuật thay toàn bộ khớp háng và thay toàn bộ khớp gối thường có nguy cơ hình thành thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Các nguy cơ này được mô tả trong tam chứng Virchow bao gồm: ứ trệ tĩnh mạch, tổn thương nội mạc mạch máu, và kích thích tính tăng đông. Các phẫu thuật chỉnh hình thay toàn bộ khớp háng và toàn bộ khớp gối sử dụng xi măng hoặc băng garo làm tăng đáng kể VTE (DVT/PE) vì chúng có thể hoạt hóa dòng thác đông máu. Theo các nghiên cứu về sự hình thành cục máu đông trong thời gian phẫu thuật, khả năng do tác động đục ống tủy xương và ảnh hưởng của xi măng làm tăng nguy cơ đông máu. Theo J. Parmet và cộng sự, những bệnh nhân phẫu thuật chi dưới có thắt garo hơi đều có nguy cơ VTE cao hơn. Các ứ trệ tuần hoàn sau phẫu thuật kết hợp với tác dụng hóa học của xi măng xương có thể gây tăng tần suất VTE sau mổ thay khớp háng và khớp gối. Nếu không được điều trị phòng ngừa thì tỷ lệ này có thể tăng cao hơn nữa. Guideline của Hội các PTV lồng ngực của Mỹ (ACCP: American College of Chest Physicians) năm 2012 và Guideline của Hội các PTHV chỉnh hình Mỹ (AAOS: American Association of Orthopedic Surgeons) năm 2011, cũng đã nêu những phẫu thuật lớn của CTCH, đặc biệt đại phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối là yếu tố nguy cơ cao cho VTE, do đó họ đã hoàn thành guideline nhằm hướng dẫn điều trị phòng ngừa TTHKTM. Tuy nhiên ở Việt Nam, nhiều phẫu thuật viên chỉnh hình vẫn cho rằng tần suất mắc VTE ở người châu Á cũng như ở Việt Nam không cao, trừ trường hợp bệnh nhân có sẳn những bệnh lý làm tăng nguy cơ TTHKTM như béo phì, tiểu đường, bệnh lý tim mạch Do đó việc phòng ngừa TTHKTM sau phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối không được quan tâm. Tổng quan về nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng Ngoài nước Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Geerts WH và cộng sự (2008) đã cho thấy tần suất hiện mắc DVT không có triệu chứng trên bệnh nhân đại phẫu thuật khớp háng và khớp gối là từ 40 - 60% và DVT có triệu chứng thì thấp hơn nhiều. Các kết quả của nghiên cứu ENDORSE năm 2008 cũng cho thấy hình ảnh của tần suất ở nhiều nước trong đó có Thái Lan đều không khác biệt, tuy nhiên việc điều trị phòng ngừa VTE ở các nước châu Á vẫn còn chưa được quan tâm. Trong những năm gần đây, người ta thấy rằng qua các báo cáo không khác biệt về tần suất hiện mắc DVT giữa những bệnh nhân phương Tây và Á Châu sau phẫu thuật chỉnh hình. Trong phân tích của Leizorovicz A. và cộng sự (nghiên cứu SMART) trên các nghiên cứu cho thấy tần suất xuất hiện DVT không có triệu chứng trên bệnh nhân châu Á phẫu thuật Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 252 thay khớp háng lên đến hơn 60% và trong thay khớp gối là khoảng 70%. Hình 2: Chân P phù vì DVT sau mổ. Trích tài liệu của Mashio Nakamura – ISTH2011 Kyoto Japan Một nghiên cứu khác (nghiên cứu AIDA) của tác giả Piovella F. và cộng sự trên 19 trung tâm ở các quốc gia châu Á bao gồm Trung quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippine, Đài Loan và Thái Lan cho thấy tần suất của tổng DVT không có triệu chứng trên những bệnh nhân đại phẫu thuật khớp háng và khớp gối không có phòng ngừa thuyên tắc huyết khối chiếm hơn 40%. Trong nước Hiện chưa có nghiên cứu đánh giá tần suất mắc huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) trên bệnh nhân phẫu thuật thay toàn bộ khớp gối và khớp háng tại Việt Nam. Vì vậy một nghiên cứu trên tần suất VTE có triệu chứng và không có triệu chứng trên người Việt Nam là cần thiết nhằm hướng đến việc hình thành guideline phòng ngừa TTHKTM thường quy cho những bệnh nhân này hay không. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm nghiên cứu Khoa Chấn thương chình hình kết hợp với khoa Tim mạch can thiệp bệnh viện Chợ Rẫy. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 8/2011 đến tháng 01/2013. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu dịch tễ học tiến cứu quan sát lâm sàng về tỷ lệ hiện mắc DVT trên bệnh nhân phẫu thuật chương trình thay toàn bộ khớp gối hoặc khớp háng không dùng thuốc phòng ngừa huyết khối qua siêu âm Duplex tầm soát hai bên chi dưới một tuần và ba tuần sau phẫu thuật. Dữ liệu về nhân khẩu học, khám thực thể, các dấu hiệu sinh tồn và các đặc điểm khác như hút thuốc, uống rượu, tiểu đường, ung thư và bệnh sử thuyên tắc, huyết khối đều được ghi nhận lại. Bệnh nhân sẽ được theo dõi đến 3 tháng sau phẫu thuật bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nghi huyết khối tĩnh mạch sâu sau khi phẫu thuật chỉnh hình, tình trạng lâm sàng, bất kỳ biến cố mới và/hoặc các thủ thuật. Khi phát hiện có huyết khối kết quả sẽ được thông báo cho khoa phòng để có phác đồ điều trị thích hợp. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân đại phẫu thuật chương trình thay toàn bộ khớp háng hoặc khớp gối tại khoa Chấn thương chỉnh hình bệnh viện Chợ Rẫy. Cỡ mẫu 103 bệnh nhân được lên chương trình phẫu thuật thay toàn bộ khớp háng hoặc khớp gối và đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiến trình nghiên cứu Khám khởi đầu/chọn vào nghiên cứu Bệnh nhân mổ chương trình thay toàn bộ khớp háng và khớp gối mà không có điều trị phòng ngừa bằng thuốc kháng đông, chúng tôi sẽ thông tin cho bệnh nhân về nghiên cứu và về mẫu tình nguyện tham gia. Thu thập các thông tin của bệnh nhân về nhân khẩu học, khám thực thể, các dấu hiệu sinh tồn và các đặc điểm khác như hút thuốc lá, uống Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 253 rượu, tiểu đường, ung thư và bệnh sử bệnh huyết khối thuyên tắc. Khám 1 tuần (7 ± 3 ngày) sau phẫu thuật Đánh giá và ghi lại tình trạng lâm sàng, bất kỳ biến cố mới và/hoặc thủ thuật của bệnh nhân. Bệnh nhân được làm siêu âm Duplex, ACR 2010 (khuyến cáo của Trường môn Điện Quan Học Hoa Kỳ 2010), các dữ liệu sẽ được chuyên viên siêu âm đánh giá và phân tích mù một cách độc lập với sự nhận dạng bệnh nhân, các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng. Khi phát hiện có huyết khối kết quả sẽ được thông báo cho khoa phòng để có phác đồ điều trị thích hợp. Khám 3 tuần (20 ± 3 ngày) sau phẫu thuật. - Bác sĩ nghiên cứu đánh giá và ghi lại tình trạng lâm sàng, bất kỳ biến cố mới và/hoặc thủ thuật của bệnh nhân. - Bệnh nhân được làm siêu âm Duplex, ACR 2010, các dữ liệu sẽ được chuyên viên siêu âm đánh giá và phân tích mù một cách độc lập với sự nhận dạng bệnh nhân, các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng. - Khi phát hiện có huyết khối kết quả sẽ được thông báo cho khoa phòng để có phác đồ điều trị thích hợp. Khám 3 tháng (90 ± 3 ngày) sau phẫu thuật - Có thể thực hiện trong thời gian khám ngoại trú hay hỏi qua điện thoại (do bác sĩ nghiên cứu hay bác sĩ đại diện thực hiện) về tình trạng lâm sàng, bất kỳ biến cố mới. Điều trị đồng thời Các thuốc bệnh nhân hiện đang sử dụng để điều trị bệnh. Các xét nghiệm được sử dụng Duplex hai bên mạch máu chi dưới được thực hiện bởi hai chuyên gia về siêu âm tại khoa Tim mạch can thiệp. Tiêu chuẩn nhận vào và loại trừ đối tượng trong quá trình nghiên cứu Tiêu chuẩn nhận vào - Bệnh nhân nam và nữ ≥ 18 tuổi nhập viện để phẫu thuật thay khớp háng hay khớp gối không có dùng thuốc kháng đông. - Bệnh nhân đồng ý tự nguyện tham gia và nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân có hồ sơ bệnh sử DVT hay PE trong vòng 12 tháng qua. - Có thai và cho con bú - Phụ nữ có khả năng mang thai hoặc không dùng biện pháp ngừa thai đầy đủ trong thời gian nghiên cứu. - Bệnh nhân đang uống thuốc chống đông hay muốn uống thuốc chống đông. - Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu Cách thức cung cấp thông tin cho đối tượng Mỗi bệnh nhân khi có đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu sẽ được chúng tôi giải thích về mục đích nghiên cứu, xét nghiệm Duplex và thời gian theo dõi. Bệnh nhân sẽ nhận tờ thông tin về nghiên cứu để đọc và hoàn toàn có quyền quyết định tham gia vào nghiên cứu hay không. Khi đồng ý tham gia, bệnh nhân sẽ ký vào bản tình nguyện tham gia được viết thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. Bệnh nhân chỉ được nhận vào nghiên cứu và được tiến hành siêu âm Duplex 1 tuần và 3 tuần sau khi phẫu thuật thay khớp khi đã ký vào bản đồng ý tham gia. Trường hợp không đồng ý tham gia, bệnh nhân vẫn được theo dõi thường quy theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Tập huấn cho nhóm nghiên cứu Các bác sĩ tham gia nghiên cứu sẽ được họp hướng dẫn protocol và các ghi nhận vào mẫu bệnh án theo dõi bệnh nhân. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 254 Duplex hai bên mạch máu chi dưới được thực hiện bởi hai chuyên gia về siêu âm tại khoa Tim mạch can thiệp. Các vấn đề về y đức Bệnh nhân sẽ nhận tờ thông tin về nghiên cứu để đọc và hoàn toàn có quyền quyết định tham gia vào nghiên cứu hay không. Khi đồng ý tham gia, bệnh nhân sẽ ký vào bản tình nguyện tham gia. Bệnh nhân chỉ được nhận vào nghiên cứu và được tiến hành siêu âm Duplex 1 tuần và 3 tuần sau khi phẫu thuật thay khớp khi đã ký vào bản đồng ý tham gia. Trường hợp không đồng ý tham gia, bệnh nhân vẫn được theo dõi thường quy theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Bệnh nhân có quyền chấm dứt tham gia trong bất cứ giai đoạn nghiên cứu nào. Khi siêu âm phát hiện huyết khối, các kết quả sẽ được thông báo cho bác sĩ điều trị tại khoa phòng để có biện pháp điều trị thích hợp theo phác đồ của khoa. Kế hoạch thực hiện Nghiên cứu bắt đầu (FPFV) từ tháng 8/2011 đến tháng 01/2013. Kế hoạch theo dõi, giám sát Giữa đợt nghiên cứu 29/8/2012 đã báo cáo cho Hội đồng đạo đức Bệnh viện. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - Thông tin nhân khẩu học, chi tiết bệnh, thuốc dùng trước và sau phẫu thuật và các dữ liệu ban đầu khác. - Tỷ lệ xuất hiện DVT sau phẫu thuật 1 tuần và 3 tuần. - Tỷ lệ PE. Trong 103 bệnh nhân có 39 nam (37,86%) và 64 nữ (62,14%), trong đó có 98 người Kinh, 4 người Hoa và 1 người không rõ dân tộc. Bảng 1. Phân bố về giới tính Giới tính Tần số Tỷ lệ (%) Nam 39 37,86 Nữ 64 62,14 Tổng cộng 103 100,0 Bảng 2. Phân bố về dân tộc Dân tộc Tần số Tỷ lệ (%) Kinh 98 96,08 Hoa 4 3,92 Tổng cộng 102 100,0 Tuổi của người tham gia nghiên cứu nhỏ nhất là 27, lớn nhất 93, tuổi trung bình là 65,3 tuổi và độ lệch chuẩnlà 16,5 tuổi. Có 1 người không ghi tuổi (ID = 70). Bảng 3. Giá trị Tần số Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Tuổi 102 65,34 16,50 27 93 Cân nặng 103 54,53 6,61 40 70 Chiều cao 103 157,45 6,72 140 172 Thói quen hút thuốc lá và uống rượu Bảng 4. Thuốc lá Tần số Tỷ lệ (%) Không 86 83,50 Hút nhưng đã bỏ 11 10,68 Hút 6 5,82 Tổng cộng 103 100,0 Ở 6 người có khai báo số điếu thuốc có 4 người hút 10 điếu/ngày, 2 người còn lại hút 2 hoặc 5 điếu/ngày. Bảng 5. Số điếu hút trong ngày Tần số Tỷ lệ (%) 2 1 16,67 5 1 16,67 10 4 66,67 Tổng cộng 6 100,0 Bảng 6. Uống rượu Tần số Tỷ lệ (%) Không 84 81,55 Ít 13 12,62 Trung bình 5 4,85 Nhiều 1 0,97 Tổng cộng 103 100,0 Đa số bệnh nhân đều không hút thuốc (86%) và không uống rượu (82%). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 255 Bảng 7. Bệnh nền Nam (n = 39) Nữ (n = 64) Tổng (n = 103) Phép kiểm Suy tim Có 1 (3%) 1 (2%) 2 (2%) Fisher = 1 p= 1 (103) Không 38 (97%) 63 (98%) 101 (98%) Do suy tim Có 0 (0%) 1 (2%) 1 (1%) Fisher = 1 p= 1 (101) Không 38 (100%) 62 (98%) 100 (99%) Bệnh đông máu Có 0 (0%) 1 (2%) 1 (1%) Fisher = 1 p= 1 (103) Không 39 (100%) 63 (98%) 102 (99%) Loét tiêu hóa Có 2 (5%) 3 (5%) 5 (5%) Fisher = 1 p= 1 (103) Không 37 (95%) 61 (95%) 98 (95%) Dùng thuốc tránh thai (103) Có 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Fisher = 1 p= 1 Không 39 (100%) 64 (100%) 103 (100%) Dùng hormone thay thế Có 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Fisher = 1 p= 1 Không 39 (100%) 64 (100%) 103 (100%) Suy thận (103) Có 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Fisher = 1 p= 1 Không 39 (100%) 64 (100%) 103 (100%) Mức độ lọc cầu thận < 30ml/phút (103) Có 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Fisher = 1 p= 1 Không 39 (100%) 64 (100%) 103 (100%) Tiền sử huyết khối Có 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Fisher = 1 p= 1 Không 39 (100%) 64 (100%) 103 (100%) Đột quỵ Có 1 (3%) 0 (0%) 1 (1%) Fisher = 1 p= 0,379 (103) Không 38 (97%) 64 (100%) 102 (99%) Giảm tiểu cầu Có 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Fisher = 1 p= 1 Không 39 (100%) 64 (100%) 103 (100%) Bệnh phổi mạn tính (103) Có 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Fisher = 1 p= 1 Không 39 (100%) 64 (100%) 103 (100%) Xuất huyết tiêu hóa (103) Có 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Fisher = 1 p= 1 Không 39 (100%) 64 (100%) 103 (100%) Viêm gan Có 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Fisher = 1 p= 1 (103) Không 39 (100%) 64 (100%) 103 (100%) Suy gan Có 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Fisher = 1 p= 1 (103) Không 39 (100%) 64 (100%) 103 (100%) Đái tháo đường Có 1 (3%) 1 (2%) 2 (2%) Fisher = 1 p= 1 (103) Không 38 (97%) 63 (98%) 101 (100%) Ung thư (103) Có 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Fisher = 1 p= 1 Không 39 (100%) 64 (100%) 103 (100%) Rối loạn lipid máu (103) Có 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Fisher = 1 p= 1 Không 39 (100%) 64 (100%) 103 (100%) Đa số các bệnh nhân đều không có bệnh lý mạn tính. Bệnh lý mạn tính phổ biến nhất là loét dạ dày (5 người), suy tim (2 người), đái tháo đường (2 người), viêm gan (1 người), đột quỵ (1 người) và bệnh máu không đông (1 người). BÀN LUẬN VÀ KẾT LUẬN Qua kết quả phân tích của Leizorovicz A. và cộng sự (nghiên cứu SMART) tần suất DVT không triệu chứng trên bệnh nhân châu Á sau mổ thay khớp háng là 60% còn thay khớp gối là 70%. Còn kết quả báo cáo của Piovella F. và cộng sự trên 19 trung tâm ở các quốc gia châu Á thì tần suất DVT không triệu chứng sau mổ chung cho mổ thay khớp háng và gối là 40%. Như thế là không có sự khác biệt về nguy cơ TTHKTM sau mổ thay khớp háng và khớp gối giữa các bệnh nhân châu Á so với các bệnh nhân châu Âu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi với tần suất DVT là xấp xỉ 40% cho phẫu thuật thay khớp háng, như thế nguy cơ TTHKTM sau mổ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 256 của các bệnh nhân Việt Nam cũng tương tự như các bệnh nhân châu Á khác. Hầu hết các nước tiên tiến ở châu Á đều hình thành Guideline điều trị phòng ngừa TTHKTM sau mổ thay khớp háng và khớp gối nhằm giảm biến chứng Thuyên tắc phổi mà nguy cơ tử vong rất cao, ngoài ra cũng giảm các phiền toái khác do huyết khối tĩnh mạch sâu. Việt Nam ta trong lộ trình hội nhập thế giới và khu vực, chuyên ngành Chấn Thương Chỉnh Hình cần có các nghiên cứu đi sát với các trọng điểm mà các đồng nghiệp ở khu vực quan tâm. Với kết quả về tần suất DVT ở bệnh nhân Việt Nam sau mổ thay khớp háng và gối là xấp xỉ 40%, tương đồng với kết quả của bệnh nhân ở khu vực, sẽ là tiền đề để các phẫu thuật viên chỉnh hình Việt Nam hoàn thành Guideline phòng ngừa TTHKTM cho riêng mình, phù hợp với trình độ phát triển của ngành y tế trong nước, sức khỏe của con người Việt Nam cũng như điều kiện phát triển kinh tế xã hội nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. AAOS, (2011) Preveting VTE Disease in Patients Undergoing Elective Hip and Knee Arthroplasty Evidence – Based Guidelines and Evidence Report, Published by The American Academy of Orthopaedic Surgeons. 2. Nguyễn Văn Dũng (2013), “Tỷ lệ DVT sau phẫu thuật thay khớp háng hoặc khớp gối”, Báo cáo sơ bộ kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy. 3. Nguyễn Văn Trí (2013), “Giá trị của siêu âm Duplex phát hiện huyết khối tĩnh mạch sâu” Báo cáo “Sự cần thiết của khuyến cáo phòng ngừa thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch trong nước sau phẫu thuật chỉnh hình, Hội chấn thương chỉnh hình TP.HCM, ngày 08/3/2013. 4. Nguyễn Vĩnh Thống (2011), Đề cương nghiên cứu Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Chợ Rẫy. 5. Trần Văn Bé Bảy (2013), “Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE) sau phẫu thuật chỉnh hình (thay khớp háng/gối) và khuyến cáo của Hội Chấn thương chỉnh hình Mỹ”, Báo cáo “Sự cần thiết của khuyến cáo phòng ngừa thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch trong nước sau phẫu thuật chỉnh hình, Hội chấn thương chỉnh hình TP.HCM, ngày 08/3/2013. Ngày nhận bài: 19/03/2013 Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/08/2013 Ngày bài báo được đăng: 30/05/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_tan_suat_huyet_khoi_tinh_mach_sau_o_chi_duoi_tren_b.pdf
Tài liệu liên quan