Kinh tế học - Chương 12: Quốc phòng

Những tính toán miêu tả trên đây đều dựa trên quy mô nhất định của các lực lượng của kẻ thù (các lực lượng hiện tại cộng thêm sự lớn mạnh theo dự đoán). Nhưng một khía cạnh có ý nghĩa của phân tích là hành vi của kẻ thù bị chi phối bởi các khoản chi tiêu cho quân sự của chúng ta, theo hai cách quan trọng như sau: một là, nếu chúng ta chi nhiều hơn thì họ cũng có thể chi nhiều hơn. Kết quả thuần túy về mặt lợi nhuận của chúng ta không thể tính với giả định cho rằng họ không có phản ứng gì. Mà cũng có thể là việc tăng chi tiêu sẽ dẫn đến lợi ích của chúng ta giảm đi: với mối đôla chúng ta chi ra, họ có thể chi hơn một đôla Quan điểm cho rằng chúng ta có thể dành được lợi thế do tiếp tục chi tiêu nhiều một phần dựa vào giả định Liên Xô có thể không đủ khả năng hoặc không thể địch nổi với chi tiêu của chúng ta. Tất nhiên, đây là vấn đề có thể đưa ra bàn cãi: vì thu nhập quốc dân của họ ít hơn của chúng ta rất nhiều, nên họ có nhiều khả năng giảm thiểu sức tiêu dùng của dân cư nước họ hơn chúng ta.

pdf22 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế học - Chương 12: Quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo trình kinh tế học - Joseph E. Stiglitz Chương 12: Quốc phòng Tổ chức quốc phòng Kiểm soát của thường dân Có sự tranh luận liên tục về mức độ tham gia của thường dân vào việc ra quyết định quân sự. Một số lập luận đã được đưa ra để tăng cường kiểm soát thường dân. Lập luận thứ nhất là, mỗi phân ngành của lực lượng quân sự dường như chỉ theo đuổi các mục đích riêng tư của mình. Ngành hải quan chú trọng hơn vào việc có được nhiều tàu sân bay hơn là tàu vận tải (mà ích lợi chủ yếu của việc đó là làm cho quân đội mạnh hơn). Ngay trong nội bộ một lực lượng thì những lợi ích đã được xác định có thể cưỡng lại những tiến bộ mới làm giảm quyền lực của họ. Ví dụ, mặc dù hải quân ý thức được giá trị của tên lửa Polaris, song nhiều đô đốc hải quân lại sợ rằng tăng chi tiêu vào tên lửa Polaris sẽ làm giảm những khoản chi tiêu hàng hải khác, và điều đó làm cho họ ít hăng hái đối với hệ thống mới. Chính Bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara là người đã thúc đẩy tăng tỷ lệ phóng tên lửa Polaris từ tàu ngầm tư 3 lên 10 quả trong một năm. Sự phối hợp còn rất hạn chế giữa các lực lượng thường đem lại thiệt hại cho Hoa Kỳ. Ví dụ kinh điển nhất là vụ xảy ra trong chiến tranh Mỹ- Tây Ban Nha. Việc chiếm Santiago đã bị chậm bốn tuần lễ do vị chỉ huy quân sự, tướng Shaffer và chỉ huy hải quân, đô đốc Sampson đã không thể nhất trí về kế hoạch hành động. Trong những năm gần đây, sự thất bại của hải quân và không quân trong việc thống nhất các yêu cầu kỹ thuật cho một loại máy bay mới, đã dẫn đến việc tăng chi phí lên rất lớn. Mặc dù Bộ Tổng tham mưu, gồm đại diện của các lực lượng đã nỗ lực khắc phục những vấn đề này thông qua sự phối hợp song họ đã không mấy thành công. Mỗi vị chỉ huy đều cảm nhận lòng trung thành đối với lực lượng của mình. Tướng Lemay, khi còn là chủ tịch Bộ Tổng tham mưu, đã nêu vấn đề làm bằng chứng trước Quốc hội như sau: ” tôi không đòi hỏi tính khách quan. Điều đã rõ là tôi thiên vị lực lượng không quân, lực lượng bảo vệ đất nước chúng ta. Tuy nhiên, đã và sẽ tiếp tục công bằng đối với các lực lượng khác như kinh nghiệm của tôi cho phép”. Trong Bộ Tổng tham mưu còn có vấn đề nữa là, khi kết thúc nhiệm kỳ phục vụ trong Bộ Tổng tham mưu, các chỉ huy trở về với lực lượng của mình. Những cơ hội thăng cấp của họ chắc chắn phụ thuộc vào mức độ phục vụ đối với lực lượng của chính mình. Do đó, những người đưa ra chế độ kiểm soát thường dân cho rằng, chỉ có một Bộ Quốc phòng mạnh mẽ mới có thể thực hiện được vai trò sống còn trong việc đánh giá một cách khách quan các phương cách yêu cầu ngân quỹ. Những người phản đối chế độ này thì cho rằng người thường dân thiếu trình độ chuyên môn và kinh nghiệm để đưa ra những đánh giá quân sự như thế. Vấn đề tổ chức các quyết đinh quốc phòng đã được đưa vào luật mới có hiệu lực từ ngày 1-10-1986, trao quyền lực lớn hơn cho Chủ tịch Bộ tổng tham mưu là người cố vấn quân sự chính cho Tổng thống, cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Hội đồng An ninh quốc gia. Luật mới đã giảm bớt sự chồng chéo giữa các lực lượng quân sự và trao nhiều quyền hạn hơn cho hải quân và không quân báo cáo trực tiếp với chỉ huy lực lượng của mình về các vấn đề hành chính và ngân sách, và với các chỉ huy tại chỗ về các kế hoạch chiến tranh và các trận đánh. Mua sắm cho quốc phòng Như chúng tôi đã lưu ý Chương 7, Bộ Quốc phòng mua phần lớn hàng hóa của mình từ các chủ thầu tư nhân. Phần lớn những việc mua này không được thực hiện trên thị trường cạnh tranh bình thường, ở đó có nhiều người mua và người bán. Còn ở đây chỉ có một người mua tầm cỡ lớn, đó là Chính phủ Hoa Kỳ. Có một số ít người (và luôn luôn chỉ có một số ít thôi) có khả năng cung cấp máy bay, như hãng Lockheed, Boeing, và Mc Donnell-Douglas, họ đang cạnh tranh với nhau. Để có thể có được đánh giá tốt nhất, chính phủ thường phải nhờ vào việc đấu thầu; những chủ thầu đặt giá bán cho chính phủ, ví dụ như 1000 xe tăng với các thông số kỹ thuật nhất định, và chính phủ sẽ mua của người nào bán giá thấp nhất. Tuy vậy, thường thường vẫn xảy ra tình trạng giá lên rất cao, cao hơn mức chi phí sản xuất mà người sản xuất ban đầu dự tính. Đôi khi đòi hỏi cả chính phủ và chủ thầu tư nhân cùng chia sẻ phần chi phí tăng lên này; loại hợp đồng này gọi là hợp đồng chia chi phí. Ngay cả khi hợp đồng không yêu cầu chia sẻ chi phí một cách rõ ràng nếu chi phí vot lên, thì chính phủ vẫn có thể trả được tất cả hoặc phần lớn chi phí này tăng lên này. Chủ đầu tư có thể kêu ca rằng chi phí tăng lên là do thay đổi yêu cầu thiết kế; những thay đổi này thường đi kèm với những phát minh ra một loại vũ khí mới, cụ thể là khi phát minh đó xảy ra trong một thời kỳ khoảng vài ba năm, và thường khó xác định mức độ tăng chi phí do thay đổi thiết kế. Trong những trường hợp khác, chủ thầu tư nhân chỉ có thể nói rằng họ không thể hoàn thành hợp đồng nếu không có vốn bổ sung; khi đó chính phủ có thể lựa chọn giữa việc mất việc mất hết số tiền đã chi hoặc thương lượng thỏa thuận đối với chủ thầu. Và nếu chính phủ định kiện chủ thầu vì phá vỡ hợp đồng thì sự chậm trễ của việc sản xuất và sử dụng vũ khí đó có thể đã rất tốn kém rồi. Quân đội đã bị chỉ trích mạnh mẽ vì thủ tục mua sắm. Sự tăng chi thường xảy ra, có nghĩa là công chúng hoặc đại diện của công chúng trong Quốc hội ít khi có được quan điểm đúng đắn về giá một con tàu, 1 hệ thống phòng thủ, 1 xe tăngvào thời điểm có quyết định mua những thứ đó. Điều đó, cũng có nghĩa là chính phủ ít biết được trên thực tế chính phủ có thể ký được hợp đồng với người sản xuất và có chi phí thấp nhất hay không; tất cả những gì mà chính phủ biết được là chính phủ trao hợp đồng cho hãng đấu thầu đặt giá thấp nhất. Những nguyên nhân tăng chi phí lên là gì? Trong trường hợp vũ khí mới thì những sai sót trong những việc dự tính chi phí là phổ biến. Nhưng tại sao lại nghiêng về những sai sót này? Tức là, tại sao lại có xu thế có tính hệ thống trong đánh giá thấp việc chi phí? Một phần nguyên nhân là do quá trình đấu thầu cạnh tranh; những nhà thầu biết rằng họ phải có giá thấp để thắng thầu. Chế độ chia sẻ chi phí (hiểu ngầm hoặc nêu rõ) có nghĩa rằng còn khá ít chế độ phạt liên quan đến làm thầu quá thấp. Tuy vậy, có việc phạt đối với làm thầu quá cao, cụ thể là khi các hãng khác làm giá thấp (chẳng hạn như bằng cách sử dụng dự tính chi phí tối ưu nhất), thì hãng bỏ thầu cao sẽ thua. Hơn nữa, phần lớn chuyên môn kỹ thuật, khả năng đánh giá tính hợp lý của các dự tính chi phí lại thuộc về những người có lợi ích cố định ở kết quả, đó là các chủ thầu quốc phòng tham gia đấu thầu, là các sĩ quan quân sự những người muốn có hệ thống quốc phòng có thể là tốt nhất cho ngành của mình. Ngoài việc giảm phạt đối với việc bỏ thầu thấp, chế độ chia sẻ chi phí còn có bất lợi khác nữa: đó là người thắng thầu có rất ít sự kích thích để sản xuất có hiệu quả. Thực vậy, một số hợp đồng có dạng cộng thêm chi phí. Tức là chính phủ trả bất kỳ giá nào để có được loại vũ khí đó, cộng thêm 10% chẳng hạn. Những hợp đồng này gây nên tính không có hiệu quả vì càng chi nhiều thì càng nhận được nhiều tiền của chính phủ. Tại sao chính phủ lại tham gia vào các hợp đồng chia sẻ chi phí mặc dù có những bất lợi đó? Tại sao ngay cả khi không có các điều khoản thể hiện trong hợp đồng về việc cùng chịu chi phí mà chính phủ vẫn đồng ý chi trả ít nhất là một phần chi phí tăng lên đó? Một phần nguyên nhân chia sẻ chi phí là sự không chắc chắn ở ngay trong sự triển khai hệ thống vũ khí mới. Điều tốt nhất một hãng có thể làm nhưng chúng tôi đã nói, là dự tính chi phí. Nếu có hợp đồng trả tiền cố định thì chủ thầu sẽ phải chịu rủi ro lớn; ngay cả khi chủ thầu đó rất có năng lực thì vẫn có thể gặp những khó khăn khi triển khai hệ thống vũ khí đó làm tăng chi phí lên cao hơn mức trả cố định mà chủ thầu có thể chấp nhận được. Trong trường hợp này các chủ thầu sẽ bị lỗ lớn. Nếu các hãng không chịu mạo hiểm mà cứ đòi bồi thường cho việc phải chịu rủi ro. Tốt hơn là chính phủ nên chịu rủi ro. Bằng cách thỏa thuận hợp đồng chia sẻ rủi ro, chính phủ nhận phần lớn rủi ro, nhưng đồng thời việc đó cũng làm giảm bớt sự kích thích tính hiệu quả. Mặc dù đó là cơ sở quan trọng để ký hợp đồng chia sẻ chi phí, song một số nhà phê phán của Lầu Năm góc lập luận rằng, các lực lượng khác rất có lợi khi chính phủ đồng ý trả tất cả hoặc một phần chi phí tăng lên. Một số lớn các sĩ quan khi về hưu đã có được các vị trí trong các cơ sở công nghiệp tư nhân đặc biệt với các hãng thầu của ngành quốc phòng. Các nhà phê bình cho rằng đây là động cơ khiến các sĩ quan quân đội thỏa hiệp với yêu cầu của các nhà thầu quốc phòng. Còn những người ủng hộ chế độ này, mặc dù chấp nhận rằng còn nhiều điều không hoàn hảo vẫn cho rằng chế độ đó đã có được một mức cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu quốc phòng và ít nhất cũng hạn chế phần nào mức độ phi hiệu quả. Hãng thầu nào thực hiện kém hơn các hãng khác sẽ thấy khó khăn trong việc kiếm được các hợp đồng. Chế độ quân dịch và chế độ tình nguyện Chính phủ thường phải tuyển lao động cho quân đội bằng cách khác hẳn với các ông chủ khác tuyển lao động: chính phủ bắt buộc thanh niên phục vụ trong các lực lượng vũ trang. Phần lớn các nước thực hiện chế độ quân dịch trong thời chiến, và nhiều nước (như Hy Lạp, Thụy Sĩ) còn thực hiện chế độ quan dịch ngay cả trong thời bình. Sau chiến tranh Việt Nam, chế độ quân dịch đã bị hủy bỏ ở Hoa Kỳ và chế độ quân tình nguyện được hình thành. Việc cá nhân buộc phải vào các lực lượng vũ trang có lẽ là tiền lương trả cho họ ít hơn tiền công trên “thị trường” trả cho những hoạt động tương tự. Chế độ quân dịch có thể được coi là một loại thuế đối với một số người được chọn trong dân chúng. Thế này là không công bằng và phi hiệu quả. Không công bằng vì nó chỉ đánh vào một số người nhất định trong dân cư, những nam thanh niên khỏe mạnh từ 18-26. Và không phải tất cả các mọi người thuộc nhóm lứa tuổi này đều được lựa chọn. Những năm đầu của chiến tranh Việt Nam các cá nhân được hưởng chế độ miễn quân dịch nếu đang đi học phổ thông hoặc làm trong một số ngành nghề nhất định. Có sự thiên vị lớn trong các chế độ miễn quân dịch này: con trai của tầng lớp trung lưu được hưởng chế độ miễn quân dịch nhiều hơn của tầng lớp nghèo. Chế độ quân dịch gây ra hai loại phi hiệu quả. Đối với một số cá nhân, chi phí cơ hội, đó là số tiền công trả trước, do phải vào quân đội, ít hơn nhiều so với những người khác. Thị trường thực hiện một chức năng quan trọng là phân bổ lao động với trình độ tay nghề và khả năng khác nhau vào những nơi sử dụng hiệu quả nhất. Chế độ quân dịch không tính đến chi phí cơ hội của các cá nhân. Thuế thực tế đánh vào một số người này lại cao hơn đánh vào những người khác. Hai là, chế độ quân dịch có thể dẫn đến việc quân đội không tính đến toàn bộ chi phí của các chương trình khác nhau có thể thay thế. Bởi vì, chế độ này làm cho công nhân rẻ hơn nếu yêu cầu phải trả công cao hơn mới thuê tuyển người làm, cho nên quân đội không thể thay thế người bằng máy móc một cách thích hợp. Song, những người thích chế độ quân dịch và phản đối chế độ quân tình nguyện đã đưa ra một số lý do. Trước đó, đó là những bất công liên quan đến quân đội tình nguyện. Vì người nghèo sẽ bị thu hút vào quân đội, do đó gánh nặng chiến tranh và sẽ rơi nhiều hơn vào người nghèo. Những người có quan điểm này vẫn giữ ý kiến cho rằng nên phân các quyền hạn và nghĩa vụ theo nguyên tắc thị trường. Chúng tôi sẽ nêu lại quan điểm này ở chương cuối cùng với tên gọi là chủ nghĩa bình quân đặc thù. Nghĩa vụ đánh nhau và mạo hiểm với cái chết vì đất nước mình là một trong các nghĩa vụ đó. Hai là, những người phê phán chế độ quân tình nguyện lo lắng về tính hiệu quả của các lực lượng vũ trang. Nếu chỉ có những người có chi phí cơ hội thấp hơn phục vụ trong quân đội thì chất lượng của lực lượng vũ trang có thể thấp. Có một giải pháp hiện nhiên cho vấn đề này: đó là bất kỳ người chủ thuê nhân công nào gặp vấn đề tương tự sẽ tìm cách tăng tiền công lên mức có thể tuyển được người xin vào đó, đến khi thu hút được đủ số lượng người giỏi để đạt được trình độ chất lượng mong muốn. Nhưng nếu Quốc hội lại thiện cận đến mức là không phân bổ đủ tiền để trả lương cho quân đội, lúc đó nền quốc phòng của chúng ta có thể phải chịu hậu quả là chất lượng nhân sự sẽ thấp. Phân tích hiệu quả – chi phí Các mục tiêu đa dạng Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, một hệ thống vũ khí nhất định phục vụ nhiều mục tiêu. Công suất cầu không vận sẽ có giá trị đặc biệt trong việc cung cấp trọng lượng nhỏ cho mặt trận ở xa khi có thông báo ngắn. Nhưng Kaufman đòi hỏi rằng “đó khó có thể là lý do nhằm mở rộng cầu không vận. Có thể có tác động tương tự bằng cách triển khai các lực lượng ở châu Âu và biển Ả rập và những thiết bị đang được bố trí ở hai mặt trận đó cộng với cầu không vận hiện hành”. Vấn đề tương tự cũng nảy sinh trong các thảo luận về máy bay ném bom B-70 do lực lượng không quân đề nghị. Máy bay dự định thay cho B-52 là loại máy bay chủ yếu của Hoa Kỳ. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là ném bom nguyên tử vào các mục tiêu đã định trước. Mc Namara lập luận rằng, có thể đạt được các mục đích tương tự bằng tên lửa sẽ rẻ hơn. Và trên thực tế, ông đã đồng ý rằng, tên lửa có một số lợi thế: đòi hỏi ít thời gian hơn (cần 15-30 phút thay cho 2-3 giờ) để đạt đến các mục tiêu thì các máy bay ném bom thì có sức tàn phá hơn trên mặt đất so với cả tên lửa Polaris đặt ngầm dưới biển. Không có hai hệ thống phòng thủ nào giống nhau cả, và những người ủng hộ máy bay ném bom thì cho rằng chúng có các chức năng khác tốt hơn tên lửa. Đặc biệt các tướng lĩnh của không quân, những người tán dương máy bay B-70, thì cho rằng nó có khả năng trinh sát mà tên lửa không làm được. Điều đó sẽ giúp phá hủy hiệu quả hơn các tên lửa của Liên Xô còn lại sau lần tấn công đẩu tiên của chúng ta. Giả sử B-70 có khả năng phá hủy tất cả các tên lửa vượt đại dương thì nó cũng không thể phá hủy các tên lửa phóng từ tàu ngầm. Do đó, với việc mua sắm máy bay B-70, thì khả năng giảm sự chết chóc là rất nhỏ. Các kịch bản để lựa chọn Những ví dụ trên đây minh họa kiểu phân tích thiết yếu cho việc đánh giá giá trị của hệ thống vũ khí. Một phần quan trọng của phân tích này đòi hỏi phải cân nhắc những kịch bản khác nhau, ví dụ như sự tấn công trên một mặt trận bằng vũ khí thông thường có thông báo trước, và bằng vũ khí thông thường nhưng không có thông báo trước, và bằng vũ khí thông thường nhưng không có thông báo trước, tấn công trên hai mặt trận bằng vũ khí thông thường hoặc bằng vũ khí hạt nhân. Khi đó chúng ta phải biết biết chắc được rằng, ví dụ một hệ thống vũ khí hạt nhân. Khi đó chúng ta phải biết chắc được rằng, ví dụ một hệ thống vũ khí hoặc phần chi tiêu tăng lên cho các con tàu hải quân có tác động như thế nào đối với kết quả của kịch bản đó. Ví dụ, chúng ta có thể tính toán khả năng tấn công lần thứ hai đối với hệ thống tên lửa mới (tức là số mega-tôn của các vũ khí hạt nhân có thể được cung cấp) mà chúng ta có thể có sau khi bị Liên Xô tấn công. Hay chúng ta có thể tính số lượng quân đội tăng thêm mà chúng ta có thể đưa ra nước ngoài trong vòng 30 ngày sau khi nổ ra các cuộc chiến trên một mặt trận, do mua quá nhiều máy bay vận tải. Do đó, một hệ thống quốc phòng có thể có hiệu quả hơn trong một kịch bản này và hệ thống khác lại hữu hiện hơn trong kịch bản khác. Việc chi tiêu nhiều hơn (để mua cả hai hệ thống) có thể tăng cường khả năng quân sự của chúng ta, nhưng lại phải giải đáp: chúng ta cần đánh giá tính đúng đắn của các kịch bản khác nhau và hậu quả tăng thêm chi tiêu của mỗi kịch bản đó. Trên cơ sở đó, có thể có được một số đánh giá xem bao nhiêu thì đủ. Thay thế/lựa chọn trong phân bổ kinh phí quốc phòng Những ví dụ trên đây minh họa kiểu phân tích thiết yếu cho việc đánh giá giá trị của hệ thống vũ khí. Một phần quan trọng của phân tích này đòi hỏi phải cân nhắc những kịch bản khác nhau, ví dụ như sự tấn công trên một mặt trận bằng vũ khí thông thường có thông báo trước, và bằng vũ khí thông thường nhưng không có thông báo trước, và bằng vũ khí thông thường nhưng không có thông báo trước, tấn công trên hai mặt trận bằng vũ khí thông thường hoặc bằng vũ khí hạt nhân. Khi đó chúng ta phải biết biết chắc được rằng, ví dụ một hệ thống vũ khí hạt nhân. Khi đó chúng ta phải biết chắc được rằng, ví dụ một hệ thống vũ khí hoặc phần chi tiêu tăng lên cho các con tàu hải quân có tác động như thế nào đối với kết quả của kịch bản đó. Ví dụ, chúng ta có thể tính toán khả năng tấn công lần thứ hai đối với hệ thống tên lửa mới (tức là số mega-tôn của các vũ khí hạt nhân có thể được cung cấp) mà chúng ta có thể có sau khi bị Liên Xô tấn công. Hay chúng ta có thể tính số lượng quân đội tăng thêm mà chúng ta có thể đưa ra nước ngoài trong vòng 30 ngày sau khi nổ ra các cuộc chiến trên một mặt trận, do mua quá nhiều máy bay vận tải. Do đó, một hệ thống quốc phòng có thể có hiệu quả hơn trong một kịch bản này và hệ thống khác lại hữu hiện hơn trong kịch bản khác. Việc chi tiêu nhiều hơn (để mua cả hai hệ thống) có thể tăng cường khả năng quân sự của chúng ta, nhưng lại phải giải đáp: chúng ta cần đánh giá tính đúng đắn của các kịch bản khác nhau và hậu quả tăng thêm chi tiêu của mỗi kịch bản đó. Trên cơ sở đó, có thể có được một số đánh giá xem bao nhiêu thì đủ. Một số vấn đề nảy sinh trong việc phân bổ chi tiêu cho quốc phòng Mục tiêu so với phương tiện Thường thường trong các cuộc tranh luận về phòng thủ có sự nhầm lẫn giữa mục tiêu và phương tiện. Không nên xem việc có được các hệ thống vũ khí khác nhau là mục tiêu tự thân, mà là phương tiện để đạt được mục tiêu bảo vệ, ví dụ như việc phá hủy một phần nào đó kho vũ khí của Nga trong trận tấn công đầu tiên của Liên Xô. Khi tính toán cần thấy tên lửa rẻ nhất không nhất thiết là có hiệu quả nhất. Ví dụ, giả sử rằng tên lửa Polaris đặt ngầm dưới biển đắt gấp hai lần tên lửa đặt trên mặt đất, nhưng trong trận thử đầu, 75% tên lửa mặt đất bị phá hủy, trong khi đó không có quả tên lửa Polaris nào bị phá cả. Để có một quả tên lửa mặt đất tồn tại được sau khi bị tấn công, chúng ta cần lắp đặt 4 quả. Do đó, chi phí “hiệu quả” của tên lửa đặt ngầm dưới biển bằng một nửa chi phí của tên lửa đặt trên mặt đất. Hạch toán chi phí đầy đủ Một sai sót nữa thường gặp phải trong phân tích quốc phòng là không thể tính hết được mọi chi phí của các hệ thống phòng thủ. Không phải chỉ có chi phí nghiên cứu và triển khai, mà còn cả chi phí nhân sự và chi phí cần thiết để bảo hành hệ thống đó nữa. Thiếu thông tin đầy đủ này thì khó có thể lựa chọn một cách có hiệu quả được. Có thể sự thiên vị đối với các dự án có vốn đầu tư thấp, nhưng chi phí nhân sự và bảo dưỡng lại cao. Đổi mới theo công nghệ Nhiều người trong quân đội ước mong có thật nhiều vũ khí hiện đại. Điều đó tự nó là mục tiêu. Các hệ thống phòng thủ mới đều được triển khai nhằm tận dụng lợi dụng lợi thế của công nghệ mũi nhọn, còn các loại vũ khí cũ thì có thể bị bỏ phí vì đã có được hệ thống vũ khí tiên tiến. Các nhà kinh tế lập luận rằng, thiết bị mới hơn không nhất thiết có hiệu quả hơn xét về mặt chi phí. Vấn đề có nên vào khi nào hủy bỏ các công nghệ cũ và áp dụng các công nghệ mới nên gắn với tất cả các mục tiêu tổng thể của phòng thủ. Thiết bị mới hơn có thể không thấy mấy đáng tin cậy và có thể đòi hỏi chi tiêu nhiều hơn cho bảo dưỡng. Bao nhiêu là đủ? Giá trị của phân tích cận biên — Khi phân bổ một ngân sách quốc phòng nhất định, cần phải xem xét tác động của chi tiêu đối với các mục tiêu quốc phòng khác nhau. Khi đánh giá xem chúng ta có nên chi thêm quốc phòng hay không, chúng ta cũng cần biết thêm xem chúng ta sẽ được bảo vệ thêm bao nhiêu do phải chi thêm 1 tỷ đô la. Ví dụ sau đây của Charles Hitch, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng dưới chính quyền Kennedy-Johnson, sẽ minh họa vai trò của phân tích cận biên. giả sử mỗi quả tên lửa có được 50% khả năng thành công trong việc tiêu diệt mục tiêu. Có 100 mục tiêu mà chúng ta muốn phá hủy. Nếu phóng 100 quả tên lửa thì chúng ta có thể diệt được 50 mục tiêu, 200 quả – 75 mục tiêu, 300 quả – 87 mục tiêu, như được nêu trong hình 12.4. Hình 12.4: Vai trò của phân tích cận biên trong quốc phòng Như vậy hiển nhiên là kết quả giảm dần. Mỗi mục tiêu chỉ có thể bị hủy diệt một lần, và một số quả tên lửa phóng thêm sẽ rơi vào các mục tiêu đã bị hủy diệt thì số tên lửa được phóng thêm từ 400 – 500 chỉ đem lại có 3 mục tiêu bị hủy diệt. Chúng ta không cần đặt câu hỏi: có đáng mất 500 quả tên lửa để diệt 97 mục tiêu không, mà là câu hỏi: có cần mất thêm 100 quả để hủy diệt thêm 3 mục tiêu không. Kiểu phân tích này không phải dễ dàng. Nhưng bằng cách liên hệ cho tiêu với mục đích, và chỉ ra xem đạt được gì từ khoản chi thêm ta có thể hi vọng đề ra được những quyết định hợp lý là bao nhiêu thì đủ. Tuy vậy, khi đưa ra những tính toán đó, có một loạt vấn đề rất khó đánh giá cân nhắc, như vấn đề ngăn chặn. Chính sách ngăn chặn và chạy đua vũ trang Những tính toán miêu tả trên đây đều dựa trên quy mô nhất định của các lực lượng của kẻ thù (các lực lượng hiện tại cộng thêm sự lớn mạnh theo dự đoán). Nhưng một khía cạnh có ý nghĩa của phân tích là hành vi của kẻ thù bị chi phối bởi các khoản chi tiêu cho quân sự của chúng ta, theo hai cách quan trọng như sau: một là, nếu chúng ta chi nhiều hơn thì họ cũng có thể chi nhiều hơn. Kết quả thuần túy về mặt lợi nhuận của chúng ta không thể tính với giả định cho rằng họ không có phản ứng gì. Mà cũng có thể là việc tăng chi tiêu sẽ dẫn đến lợi ích của chúng ta giảm đi: với mối đôla chúng ta chi ra, họ có thể chi hơn một đôla Quan điểm cho rằng chúng ta có thể dành được lợi thế do tiếp tục chi tiêu nhiều một phần dựa vào giả định Liên Xô có thể không đủ khả năng hoặc không thể địch nổi với chi tiêu của chúng ta. Tất nhiên, đây là vấn đề có thể đưa ra bàn cãi: vì thu nhập quốc dân của họ ít hơn của chúng ta rất nhiều, nên họ có nhiều khả năng giảm thiểu sức tiêu dùng của dân cư nước họ hơn chúng ta. Nhưng đồng thời cũng có quan điểm cho rằng Liên Xô có thể bị sức mạnh quân sự của chúng ta chi phối theo cách khác: họ sẽ bớt hành động thù địch. Do vậy, khả năng của các kịch bản khác nhau, chiến tranh thông thường hay chiến tranh hạt nhân có thể bị tác động bởi năng lực quân đôi của chúng ta. Điều đó có vai trò quan trọng trong trong những bàn cãi của giới quân sự hiện nay. Những người ủng hộ việc tăng chi tiêu cho quân đội lập luận rằng, khả năng tấn công lần thứ hai được tăng cường sẽ làm giảm khả năng bị tấn công. Những người phê phán việc tăng chi tiêu cho quân sự thì lập luận rằng, một khi người ta đã rất tự tin vào khả năng phá hủy của kẻ thù với cuộc tấn công lần thứ hai, thì những khoản gia tăng thêm vào khả năng đó có giá trị ngăn chặn thêm rất thấp; họ tin rằng với lượng dự trữ vũ khí đạn dược hiện có, việc tăng thêm vũ khí sẽ ít có giá trị. Trong bài phát biểu nổi tiếng “Chiến tranh giữa các vì sao” tháng 3 năm 1983, Tổng thống Reagan đã đề nghị thay đổi chiến lược của Hoa Kỳ, từ chính sách ngăn chặn sang chính sách phòng thủ chiến lược (từ đó tên chính thức của chương trình mới là SDI (Strategic Defence Initiative, sáng kiến phòng thủ chiến lược). Mục tiêu của chương trình này là phát triển các hệ thống vũ khí có thể bảo vệ để không bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân, do đó làm cho vũ khí hạt nhân trở nên “bất lực và lỗi thời”. Như một nhà bình luận đã nêu ra, điều hứa hẹn về “sự sống còn chắc chắn” có thể thay cho mối đe dọa về sự phá hủy chắc chắn”. Việc triển khai được hệ thống vụ khí như vậy có khả thi hay không, hoặc những hy vọng có thể có được hệ thống gần như khoa học viễn tưởng đó, vẫn còn là chủ đề khoa học lớn đang tranh cãi. Đồng thời, có sự lo lắng là những khoản chi tiêu tăng lên này có làm cho khả năng tấn công tăng lên trong thực tế. giả sử nước Nga cho rằng, sau 10 năm sau nữa chúng ta sẽ xây dựng được hệ thống quốc phòng giúp chúng ta không bị hủy diệt và họ không đủ khả năng đưa ra được một hệ thống tương tự trong vòng 15 năm nữa. Nước Nga có thể cho rằng khi đó Hoa Kỳ sẽ có lợi nếu tấn công và người Nga có thể bị hủy diệt, còn chúng ta thì không bị. Và khi đó, vì có dự đoán như vậy, nước Nga được kích thích để triển khai một cuộc tấn công sớm, trước khi hệ thống phòng thủ của chúng ta có thể được vận hành. Với quan điểm tích cực hơn, một số người cho rằng chương trình SDI là một phần của thủ đoạn mặc cả lâu dài. Nước Nga có thể sẽ cố gắng để đối sánh tương ứng với Hoa Kỳ; nhưng vì nền kinh tế của họ cơ bản về cơ bản là yếu kém hơn, cho nên họ sẽ gặp khó khăn trong việc đối sánh đó và chúng ta hy vọng điều đó sẽ khiến họ phải thỏa hiệp về giảm vũ trang một cách đáng kể. Một phần vì lý do này mà khả năng giảm vũ trang được thỏa thuận theo cách đó dường như đã đạt được kết quả hơn trong những năm gần đây. Bước đi lớn đã đạt được năm 1987 khi Hoa Kỳ và Nga đồng ý rút tất cả các tên lửa tầm ngắn và tầm trung ra khỏi châu Âu. Tóm tắt Những người ủng hộ một chế độ kiểm soát của thường dân mạnh mẽ hơn đối với Bộ Quốc phòng lo lắng về việc thiếu sự phối hợp giữa các lực lượng quân đội và những thiên lệch trong việc đưa ra quyết định khi phải dựa quá nhiều vào các chuyên gia có quyền lợi được bảo đảm chắc chắn. Khi lựa chọn các cách sử dụng ngân quỹ phòng thủ thì sự phân tích tính hiệu quả chi phí là có lợi cho việc đảm bảo rằng những hệ thống vũ khí tốt nhất được sử dụng để đạt được những mục tiêu nhất định. Tuy vậy, thường thì có vô số các mục tiêu. Chúng ta cần xác định được lợi ích cận biên của việc chi tiêu thêm tiền theo những cách khác nhau với việc giả định những kịch bản khác nhau và mục tiêu khác nhau. Khi đánh giá các hệ thống vũ khí khác nhau, điều quan trọng là không được nhầm lẫn phương tiện với mục đích và phải hạch toán đầy đủ các chi phí lâu dài (kể cả bảo dưỡng nhân sự) liên quan tới mỗi hệ thống vũ khí đó. Các hệ thống mua sắm vũ khí thường được quân đội sử dụng bao gồm các hợp đồng cộng thêm chi phí có thể làm cho chi phí tăng lên rất cao. Chế độ quân dịch có thể xem như chế độ đánh thuế có lựa chọn. Mặc dù có cả những lý lẽ về công bằng và hiệu quả ủng hộ chế độ quân đội tình nguyện, vẫn có một số người cho rằng chế độ quân đội tình nguyện là không công bằng. Khi đánh giá các chương trình quốc phòng khác nhau, điều quan trọng là phải chú trọng vào những lợi ích đặc biệt có được nhờ chi tiêu thêm, nói cách khác là có sự phân tích cận biên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_12_6414.pdf
Tài liệu liên quan