Luận văn Công tác tổ chức hạch toán kế toán tại công ty Giầy Thăng Long

Sau một thời gian thực tập tại phòng Tài vụ của công ty Giầy Thăng long, em thấy rằng Công ty Giầy Thăng long là một Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh có hiệu quả và tuân thủ khá đầy đủ chế độ kế toán do Nhà nước ban hành. Tuy nhiên, giữa thực tế và lý thuyết luôn có một khoảng cách nhất định và tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cũng như khả năng vận dụng linh hoạt của bộ máy kế toán mà công tác hạch tóan kế toán được tổ chức, thực hiện sao cho phù hợp trong đó công ty Giầy Thăng Long là một ví dụ. Tại đây, công tác hạch toán kế toán đã được tổ chức một cách khoa học, phối hợp được chức năng, nhiệm vụ của các phần hành với nhau góp phần làm giả nhẹ khối lượng công việc kế toán nhưng vãn đảm bảo được các yêu cầu của quản lý. Những thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ về tình hình tài sản và nguồn vốn cũng như các khoản doanh thu, chi phí do bộ phận kế toán cung cấp đã là mọt công cụ quan trọng giúp ban quản lý của công ty đưa ra được các quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo chỗ đứng vững chắc cho công ty trên thị trường.

doc53 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác tổ chức hạch toán kế toán tại công ty Giầy Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í Nguyên, vật liệu trực tiếp +Chi phí sản xuất chung Việc phân loại chi phí sản xuất như trên là do căn cứ vào công dụng của chi phí cũng như mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng và rất thuận tiện cho việc tính giá thành sản phẩm. *Đối tượng tập hợp chi phí tại Công ty Giầy Thăng Long Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là doanh nghiệp xuất khẩu, sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng từ nước ngoài. Mỗi đơn đặt hàng, khách hàng lại có những yêu cầu riêng về mẫu mã, chất lượng, kích cỡ. Hơn nữa, các loại giầy khác nhau phải sử dụng những loại vật liệu đặc chủng khác nhau.Vì vậy, công ty lựa chọn phương pháp hạch toán theo đơn đặt hàng(lệnh sản xuất) để xác định chi phí sản xuất thực tế phát sinh cho mỗi đơn hàng(lệnh sản xuất). Kế toán lập thẻ tính giá thành, hạch toán chi phí sản xuất cho từng đơn hàng, định kỳ(hàng tháng) tổng hợp lại chi phí. Theo đó đối tượng tính giá thành là giá bình quân một đôi giầy trong đơn hàng, lệnh sản xuất. Để tập hợp chi phí sản xuất cho từng đơn hàng công ty theo dõi và tập hợp chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho từng đơn, chi phí nhân công trực tiếp cho từng đơn. Những chi phí sản xuất chung như điện nước không thể theo dõi và tập hợp chi phí cho từng đơn hàng nên công ty tập hợp chi phí sản xuất chung trong tháng cho toàn công ty sau đó đem phân bổ cho các đơn hàng sản xuất trong tháng theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong tháng. *Kỳ tính giá thành: Tại Công ty Giầy Thăng Long, Kế toán chi phí theo dõi, tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất phát sinh của từng đơn hàng theo từng tháng. Như vậy, thời điểm để kế toán tập hợp , phân bổ chi phí cho các đơn đặt hàng là vào cuối mỗi tháng, còn thời kỳ mà chi phí sản xuất của mỗi đơn hàng được tập hợp là từng tháng. *Phân loại giá thành Cũng bởi đặc điểm sản xuất kinh doanh theo đơn đặt hàng và đặc điểm của mặt hàng giầy là rất đa dạng nên khi nhận được đơn đặt hàng thì hoặc khách hàng gửi hàng mẫu đến cho công ty hoặc công ty đưa hàng mẫu giới thiệu nên phòng Kế hoạch vật tư luôn xác định được cụ thể sản phẩm của đơn đặt hàng đó sử dụng những loại nguyên vật liệu nào, tiêu hao khỏang bao nhiêu, ( bằng cách tiến hành bóc tách giầy mẫu). Vì vậy, công ty sử dụng chủ yếu 2 loại giá thành sản xuất là giá thành thực tế và giá thành định mức. Giá thành định mức được phòng Kế hoạch vật tư đưa ra sau khi tiến hành bóc tách giầy mẫu trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại mỗi thời điểm nhất định. Đây cũng là căn cứ để phòng Kế hoach vật tư lập lệnh cấp phát vật tư cho mỗi đơn hàng. Giá thành thực tế được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh và tổng số đôi giầy hoàn thành. Về giá bán sản phẩm, trên cơ sở giá thành định mức, công ty và bạn hàng sẽ cùng thoả thuận để đi đến thống nhất một mức giá bán nhất định tuỳ theo từng đơn hàng. 2.2.2.Tổ chức hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Những vấn đề chung về hạch toán nguyên vật liệu đã được trình bày trong mục 2.1.1, sau đây chỉ đề cập tới vấn đề tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng đơn hàng vào cuối tháng. Nguyên tắc quan trọng nhất khi hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty Giầy Thăng Long là nguyên vật liệu phát sinh cho đơn hàng(lệnh sản xuất) nào thì tập hợp trực tiếp cho đơn hàng đó. Trong tháng 3/2002, lấy 2 đơn đặt hàng sau làm ví dụ: Đơn hàng JETTIDE(lệnh 1/3TL) bắt đầu sản xuất ngày 2/3/2002 hoàn thành ngày 30/3/2002 tức là đơn hàng này phát sinh và hoàn thành trong tháng 3 Đơn hàng FAREAST (lệnh 3/64CL)phát sinh trong tháng 3(11/3/2002) hoàn thành trong tháng 4. Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho 2 đơn hàng này trong tháng 3 là: + JETTIDE có chi phí vật liệu :19.891.540; công cụ, dụng cụ : 15.410.975 ; tổng cộng là: 35.302.515 +FAREAST trị giá vật liệu cho sản xuất tháng 3 là: 39.608.265 còn giá trị công cụ, dụng cụ chưa tập hợp cho tháng này. Những chi phí này được tập hợp từ các phiếu xuất vật tư cho từng đơn hàng(lệnh sản xuất) như đối với đơn hàng JETTIDE và đã minh hoạ cụ thể trên Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ – biểu 12- mục 2.1.4. Bảng phân bổ này do kế toán vật tư lập vào cuối tháng và chuyển sang cho kế toán chi phí, giá thành sản phẩm để làm căn cứ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh cho các đơn hàng sản xuất trong tháng. Trình tự vào sổ tổng hợp đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty Giầy Thăng Long được khái quát như sau: Chứng từ gốc về chi phí và Bảng phân bổ BK 4 BK 5 Thẻ tính giá thành NKCT 7 Sổ cái TK 621, 154 :Ghi hàng ngày :Ghi định kỳ Như vậy, từ Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ – biểu 12 nói trên vào Bảng kê số 4 – biểu 13 và Bảng kê số 5- biểu 14– mục 2.1.4 Sau đó, lấy số liệu trên Bảng kê số 4 lập thẻ tính giá thành sản phẩm cho 2 đơn đặt hàng như biểu 21 và 22 trang 40 - mục 2.2.5. Do NKCT 7 chỉ được mở vào cuối năm nên không minh hoạ. Cuối tháng kế toán lấy số phát sinh Nợ TK 621 trên Bảng kê 4 vào sổ cái TK 621 và sổ cái TK 154 như sau: Biểu 16: Bộ,tổng cục: Đơn vị: Sổ cái Tài khoản:621 Tháng 3 năm 2002 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK, đối ứng nợ Với Tk này . Tháng 2 Tháng 3 . Cộng TK152 4.915.704.364 TK 153 593.284.980 Cộng số phát sinh Nợ 5.508.989.344 Cộng số phát sinh Có 5.508.989.344 Số dư cuối tháng Nợ Số dư cuối tháng Có Biểu 17: Bộ,tổng cục: Đơn vị: Sổ cái Tài khoản:154 Tháng 3 năm 2002 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK, đối ứng nợ Với Tk này . Tháng 2 Tháng 3 . Cộng TK621 5.508.989.344 TK622 2.263.402.162 TK 627 598.433.311 Cộng số phát sinh Nợ 8.366.626.817 Cộng số phát sinh Có 11.358.397.373 Số dư cuối tháng Nợ 19.501.374.306 16.604.241.580 Số dư cuối tháng Có 2.2.3.Tổ chức hạch toán chi phí nhân công trực tiếp *Trình tự và phương pháp tập hợp chi phí nhân công trưc tiếp Sau khi nhận được lệnh sản xuất, các xí nghiệp giao kế hoạch sản xuất trực tiếp xuống từng phân xưởng. Tại mỗi phân xưởng có các nhân viên thống kê, thực hiện việc theo dõi, ghi chép số sản phẩm hoàn thành trong tháng của từng đơn hàng. Cuối tháng, các xí nghiệp phải nộp bảng lương lên phòng tổ chức Lao động tiền lương kèm bản kê sản phẩm làm được trong tháng chi tiết theo từng lệnh sản xuất (từng đơn hàng) cùng với phiếu nhập kho sản phẩm có đầy đủ chữ ký của các bộ phận có liên quan, bảng chấm công Bộ phận tiền lương có nhiệm vụ kiểm tra số lượng sản phẩm tính lương xem có vượt hơn lệnh sản xuất không và đánh giá có đúng với loại giầy đó không. Căn cứ vào số lượng sản phẩm làm được trong tháng và đơn giá định mức tiền lương cụ thể, kế toán tiền lương tính ra chi phí nhân công trực tiếp trong tháng. Trong chi phí nhân công trực tiếp tính cho mỗi đơn hàng có 4 bộ phận: + Tiền lương theo sản phẩm +Tiền thưởng tính theo lương sản phẩm +Tiền lương thời gian và lương của bộ phận quản lý phân xưởng,quản lý xí nghiệp +Các khoản trích theo lương như BHYT, BHXH, KPCĐ *Tập hợp chi phí tiền lương theo sản phẩm cho từng đơn hàng Dựa vào bảng kê sản phẩm hoàn thành trong tháng của các phân xưởng: phân xưởng chuẩn bị sản xuất, phân xưởng may, phân xưởng giầy và xí nghiệp đế cao su(phân xưởng cán luyện cao su, phân xưởng đóng đế), kế toán lương xác định số sản phẩm hoàn thành của từng đơn hàng trong từng phân xưởng. Đơn giá tiền lương được quy định cho từng phân xưởng sản xuất giầy. Bảng đơn giá tiền lương do phòng kỹ thuật và bộ phận tiền lương của phòng tổ chức lập. Ví dụ cho 2 đơn hàng như sau: Đơn hàng Kiểu giầy CBSX May Giầy CLCS Đế Tổng đơn giá(đồng) JETTIDE 203437 214 1.030 1.092 163 719 3218 FAREAST Superganext 150 978 905 130 - 2163 Kế toán tiền lương lấy số sản phẩm hoàn thành từng đơn hàng trong tháng ở từng phân xưởng nhân với đơn gía xác định để tính số tiền lương sản phẩm của từng phân xưởng, cộng lại để có tổng lương sản phẩm tháng của toàn công ty. Trong tháng 3/2002 chi phí lương sản phẩm của 2 đơn đặt hàng như sau: +JETTIDE: có 3000 sản phẩm hoàn thành : 9.564.000 +FAREAST: có chi phí tiền lương sản phẩm tháng 3 là: 6.015.717 *Tập hợp chi phí tiền thưởng Tiền thưởng được xếp loại từng tháng thông qua các chỉ tiêu đã quy định tại Đại hội công nhân viên chức và do ban thi đua chấm điểm xét duỵêt tỷ lệ cho từng xí nghiệp và phòng ban. Trong tháng 3/2002,không phát sinh chi phí tiền thưởng. *Tập hợp chi phí tiền lương theo thời gian và lương của bộ phận quản lý phân xưởng, quản lý xí nghiệp Vì lương thời gian, lương quản lý không thể tính được trực tiếp cho từng đơn hàng nên tổng lương thời gian, lương quản lý sẽ được tính cho cả 4 xí nghiệp. Căn cứ vào lương sản phẩm bình quân toàn xí nghiệp kết hợp với hệ số mà Đại hội công nhân viên chức đề ra, thống kê xí nghiệp tính ra lương thời gian và lương quản lý của xí nghiệp nộp lên cho kế toán lương, kế toán lưong tính ra tổng lương của toàn công ty và xác định hệ số phân bổ lương thời gian và quản lý cho mỗi đơn hàng theo công thức: Hệ số phân bổ = Tổng lương thời gian và quản lý lương thời gian và quản lý Tổng lương sản phẩm và thưởng theo sản phẩm Trong tháng 3/2002 hệ số này là: 0,15 nên tiền lương thời gian và lương quản lý phân bổ cho 2 đơn hàng là: + JETTIDE: 9.564.000 * 0,15 = 1.434.600 + FAREAST: 6.015.717 * 0,15 = 902.358 *Tập hợp các khoản trích theo lương -KPCĐ: theo quy định, KPCĐ được trích theo tỉ lệ 2% trên tổng tiền lương tính toàn bộ vào chi phí của công ty -BHXH: trích theo lương cơ bản mà lương cơ bản của mỗi đơn hàng là rất khó xác định nên BHXH được phân bổ cho từng đơn hàng theo hệ số phân bổ được tính như sau: Hệ số phân bổ BHXH = Số tiền BHXH phải trích trong tháng Tổng tiền lương toàn công ty trong tháng Trong tháng 3/2002, hệ số này là 0,096 Sau đó, tiền BHXH tính vào chi phí mỗi đơn hàng bằng: Tiền BHXH đơn hàng i = Tổng lương đơn hàng i * Hệ số phân bổ BHXH Vậy tiền BHXH phân bổ cho 2 đơn hàng là: + JETTIDE: (9.564.000 + 1.434.600) * 0,096 = 1.055.865 + FAREAST: (6.015.717 + 902.358) * 0,096 = 664.135 - BHYT: Tương tự như BHXH, được phân bổ theo hệ số phân bổ tính theo công thức: Hệ số phân bổ BHYT = Số tiền BHYT phải trích trong tháng Tổng tiền lương công ty trong tháng Trong tháng 3/2002, hệ số này là: 0,012 Do đó, tiền BHYT phân bổ cho 2 đơn hàng là: +JETTIDE: (9.564.000 + 1.434.600) * 0,012 = 131.983 + FAREAST: (6.015.717 + 902.358) * 0,012 = 83.017 Từ những số liệu trên lập Bảng phân bổ tiền lương tháng 3 như biểu 18(trang bên). Bảng phân bổ này được lập vào cuối tháng, là sản phẩm đầu ra của kế toán tiền lương và sản phẩm đầu vào của kế toán chi phí , giá thành, làm căn cứ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh cho từng đơn hàng(lệnh sản xuất). Trình tự vào sổ tổng hợp đối với chi phí nhân công trực tiếp khái quát theo sơ đồ sau: Chứng từ gốc về chi phí và Bảng phân bổ BK 4 BK 5 Thẻ tính giá thành NKCT 7 Sổ cái TK 622, 154 : Ghi hàng ngày : Ghi định kỳ Như vậy, từ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH nói trên vào Bảng kê số 4 – biểu 13 và Bảng kê số 5- biểu 14 đã trình bày trong mục 2.1.4 Sau đó, lấy số liệu trên Bảng kê số 4 lập thẻ tính giá thành sản phẩm cho 2 đơn đặt hàng như biểu 21và 22 trang 40 - mục 2.2.5. Do NKCT 7 chỉ được mở vào cuối năm nên không minh hoạ. Cuối tháng kế toán lấy số phát sinh Nợ TK 622 trên Bảng kê 4 vào sổ cái TK 622 như sau: Biểu 19: Bộ,tổng cục: Đơn vị: Công ty Giầy Thăng Long Sổ cái Tài khoản:622 Tháng 3 năm 2002 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK, đối ứng nợ Với Tk này . Tháng 2 Tháng 3 . Cộng TK334 2.006.562.200 TK 338 256.839.961 Cộng số phát sinh Nợ 2.263.402.162 Cộng số phát sinh Có 2.263.402.162 Số dư cuối tháng Nợ Số dư cuối tháng Có Lấy số liệu từ Bảng kê 4 vào sổ cái TK 154 – biểu 17 –trang 30. 2.2.4. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung tại Công ty Giầy Thăng Long được tính cho cả 4 xí nghiệp và bao gồm các khoản sau: + Chi phí nhân công gián tiếp gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng cơ điện . + Chi phí khấu hao Tài sản cố định + Chi phí vật liệu dùng cho sản xuất chung + Chi phí công cụ, dụng cụ + Chi phí dịch dụ mua ngoài *Tập hợp chi phí nhân công gián tiếp Thống kê phân xưởng cơ điện chuyển bảng chấm công được phòng tổ chức cán bộ duyệt cho kế toán lương. Căn cứ vào lương sản phẩm bình quân chung của toàn bộ 4 xí nghiệp, kế toán lương tính ra số tiền lương phải trả cho phân xưởng cơ điện. Ngoài ra, cũng giống như trường hợp tính lương nhân công trực tiếp, hàng tháng tiền thưởng được xét duyệt theo quy định trên lương sản phẩm. Trong tháng 3/2002, tổng tiền lương phải trả cho phân xưởng cơ điện là : 41.699.133 còn các khoản trích theo lương bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ là: 5.399.117 và đã được minh hoạ như trong Bảng phân bổ tiền lương và BHXH –biểu 18 trong mục 2.2.3 *Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ Việc trích khấu hao TSCĐ của công ty được thực hiện theo QĐ số 1062 TC/QĐ/CSTC của Bộ tài chính. Hàng năm công ty đăng ký tổng mức khấu hao cơ bản với Cục quản lý doanh nghiệp. Trong năm 2002, tổng mức khấu hao đăng ký là: 5.629.000.000 trong đó của bộ phận quản lý là: 300.684.000, bộ phận sản xuất chung là : 5.328.316.000 Đối với bộ phận quản lý doanh nghiệp, áp dụng phương pháp khấu hao đều nghĩa là: Mức khấu hao = Mức khấu hao 1 năm trích mỗi tháng 12 tháng Như vậy, mức khấu hao TSCĐ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp trong tháng 3/2002 là: 300.684.000 = 25.057.000 12 Đối với bộ phận sản xuất chung, việc phân bổ khấu hao phức tạp hơn do đặc diểm hoạt động của công ty. Mùa sản xuất của công ty từ tháng 9 năm nay đến tháng 4 năm sau xuất phát từ nhu cầu đặt hàng của khách để đáp ứng mùa vụ, còn từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm đơn đặt hàng ít hơn, thưa hơn. Do vậy mức khấu hao TSCĐ mỗi tháng trong năm cho bộ phận sản xuất là không giống nhau. Mỗi tháng tuỳ theo mức độ hoạt động của sản xuất, tháng nào công suất hoạt động lớn sẽ có mức khấu hao lớn hơn và ngược lại. Theo đó, mỗi tháng, mức khấu hao tính vào chi phí của bộ phận sản xuất là khác nhau sao cho phù hợp với thực tế hoạt động nhưng phải đảm bảo tổng mức khấu hao đã đăng ký trong năm. Có thể thấy chỉ tiêu Doanh thu phản ánh tương đối chính xác mức độ hoạt động sản xuất của tháng đó nên mức khấu hao từng tháng được công ty phân bổ theo tiêu thức Doanh thu trong tháng. Nghĩa là: Mức khấu hao = Tổng mức khấu hao năm* Tổng doanh thu tháng i tháng i Tổng doanh thu(kế hoạch) cả năm Theo kế hoạch tổng công ty duyệt cho Công ty Giầy Thăng Long chỉ tiêu doanh thu năm 2002 là 115.000.000.000 và doanh thu tháng 3 là :12.159.913.579 Vậy mức khấu hao tháng 3 = 5.328.316 * 12.159.913.579 = 56.340.750 cho bộ phận sản xuất chung 115.000.000.000 Tuy nhiên, nếu lấy chỉ tiêu doanh thu tháng theo thực tế thì tổng doanh thu ước tính trong năm sẽ khác tổng doanh thu thực tế năm như vậy nêú khấu hao phân bổ theo tiêu thức thực tế thì sẽ có tình trạng tổng mức khấu hao 12 tháng sẽ lớn hơn hoặc nhỏ hơn mức khấu hao đã đăng ký. Do đó trong tháng 12, công ty sẽ lấy tổng mức khấu hao đăng ký trừ đi mức khấu hao đã trích của 11 tháng đầu năm để có mức khấu hao phải trích. Cụ thể Bảng phân bổ khấu hao của Công ty Giầy Thăng Long trong tháng 3 như sau: Bảng phân bổ khấu hao Tháng 3 năm 2002 Bộ phận sử dụng Tổng cộng TK 627 Chi phí sản xuất chung TK 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 56.340.750 25.057.000 81.397.750 *Tập hợp chi phí vật liệu cho sản xuất chung Những vật liệu như than đốt lò hơi phục vụ cho việc hấp giầy và một số vật liệu khác mà việc xuất dùng chúng không thể tính cho 1 đơn đặt hàng cụ thể nào sẽ được tập hợp trong khoản mục này. Chi phí vật liệu cho sản xuất chung tháng 3/2002 là : 78.923.884 được phản ánh trên Bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ, dụng cụ biểu 12 – trang 25. *Tập hợp chi phí công cụ, dụng cụ Như đã nói, đối với công việc sản xuất giầy, có 3 loại công cụ, dụng cụ quan trọng: Form giầy, dao chặt, khuôn đế. Trong tháng 3/2002 + Form giầy: giá trị xuất dùng là 8.688.168 + Khuôn đế : giá trị xuất dùng là 35.413.760 + Dao chặt xuất dùng với tổng trị giá là 5.661.710 Ngoài ra còn có các công cụ, dụng cụ nhỏ( kìm, kéo..) trị giá xuất dùng là : 6.018.152 Như vậy tổng giá trị công cụ, dụng cụ được phân bổ phục vụ cho sản xuất chung tháng 3 năm 2002 là: 8.688.168 +6.018.152 + 35.413 + 5.661.710 = 55.781.790 và được minh hoạ như trên Bảng phân bổ nguyên vật liệu ,công cụ, dụng cụ – biểu 12 trang 25. *Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm tiền điện, tiền nước phục vụ cho hoạt động sản xuất của cả 4 xí nghiệp. Để tập hợp khoản mục chi phí này, kế toán căn cứ vào số liệu trên các NKCT liên quan như NKCT 1, NKCT 2, NKCT 5, NKCT 10. Cụ thể trong tháng 3 năm 2002, các chi phí này bao gồm các khoản được phản ánh như trên bảng tập hợp chi phí sản xuất chung sau đây: STT Khoản mục chi phí sản xuất chung Số tiền 1 Chi phí nhân công gián tiếp - Tiền lương -KPCĐ,BHXH,BHYT 47.098.250 41.699.133 5.399.117 2 Chi phí khấu hao TSCĐ 56.340.750 3 Chi phí vật liệu chung 78.923.884 4 Chi phí công cụ, dụng cụ 55.781.790 5 Chi phí dịch vụ mua ngoài -Chi bằng tiền mặt -Chi bằng tiền gửi -Chi bằng tiền vay -Chi bằng tiền tạm ứng 360.288.637 15.877.337 187.829.220 156.507.000 75.080 Cộng 598.433.311 Tại Công ty Giầy Thăng Long chi phí sản xuất chung được phân bổ cho mỗi đơn hàng theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ của mỗi đơn hàng. Trước hết, kế toán tính hệ số phân bổ theo công thức: Hệ số phân bổ chi phí = Tổng chi phí sản xuất chung trong tháng sản xuất chung Tổng chi phí nhân công trực tiếp trong tháng Tiếp đó, phân bổ chi phí sản xuất cho từng đơn hàng bằng cách: Chi phí sản xuất chung = Tổng chi phí nhân công * Hệ số phân bổ phân bổ cho đơn hàng i trong tháng đơn hàng i Trong tháng 3/2002 Hệ số phân bổ chi phí chung là: 598.433.311 = 0,27 2.195.207.065 Đơn JETTIDE có chi phí nhân công trực tiếp là: 13.088.334 chịu chi phí sản xuất chung là : 13.088.334 * 0.27 = 3.533.850 Đơn hàng FAREAST có chi phí nhân công trực tiếp là : 8.232.509 chịu chi phí chung là : 8.232.509 * 0.27 = 2.222.777 Trình tự vào sổ tổng hợp đối với chi phí sản xuất chung khái quát theo sơ đồ sau: Chứng từ gốc về chi phí và Bảng phân bổ BK 4 Thẻ tính giá thành NKCT 7 Sổ cái TK 627, 154 : Ghi hàng ngày : Ghi định kỳ Như vậy, từ Bảng tập hợp chi phí sản xuất chung nói trên vào Bảng kê số 4 – biểu 13 đã trình bày trong mục 2.1.4 Sau đó, lấy số liệu trên Bảng kê số 4 lập thẻ tính giá thành sản phẩm cho 2 đơn đặt hàng như biểu 21 và 22trang 40 - mục 2.2.5. Do NKCT 7 chỉ được mở vào cuối năm nên không minh hoạ. Cuối tháng kế toán lấy số phát sinh Nợ TK 627 trên Bảng kê 4 vào sổ cái TK 627 – biểu 20(trang bên) Biểu 20: Bộ,tổng cục: Đơn vị: Sổ cái Tài khoản:627 Tháng 3 năm 2002 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK, đối ứng nợ Với Tk này . Tháng 2 Tháng 3 . Cộng TK334 41.699.133 TK338 5.399.117 TK214 56.340.750 TK152 78.923.884 TK153 55.781.790 TK111 15.877.337 TK112 187.829.220 TK311 156.507.000 TK141 75.080 Cộng số phát sinh Nợ 598.433.311 Cộng số phát sinh Có 598.433.311 Số dư cuối tháng Nợ Số dư cuối tháng Có 2.2.5.Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại công ty Công ty Giầy Thăng Long Tại Công ty Giầy Thăng Long, kế toán chi phí giá thành lập thẻ tính giá thành cho từng đơn hàng, trên đó theo dõi tất cả các chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến đơn hàng đó. Cuối tháng, đơn hàng nào hoàn thành thì xác định tổng giá thành sản xuất của đơn hàng đó rồi tính giá thành đơn vị thực tế 1 đôi giầy của đơn hàng đó theo công thức: Giá thành sản xuất = Tổng chi phí sản xuất thực tế phát sinh thực tế 1 đôi giầy Tổng số đôi giầy hoàn thành Tuy nhiên do mỗi đơn hàng có nhiều loại giầy, kích cỡ và mầu sắc khác nhau nên đơn giá thực tế này chỉ là đơn giá bình quân chung của mỗi đơn. Khi tính giá thành sản phẩm xong, thẻ tính giá được lưu giữ để làm căn cứ cho việc tính giá thành sản phẩm nhập kho và tính toán giá vốn hàng bán của đơn hàng đó. Qua đây cũng thấy, việc phân công kế toán chi phí giá thành kiêm kế toán tiêu thụ của phòng Tài vụ công ty là hợp lý, thuận tiên cho công tác hạch toán kế toán thực tế. Trường hợp cuối tháng, đơn hàng naò chỉ hoàn thành một phần thì căn cứ vào đơn giá định mức nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phân bổ cho mỗi đôi giầy hoàn thành cùng với số lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng, kế toán tính ra giá trị sản phẩm hoàn thành trong tháng rồi xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng theo công thức: Giá trị sản phẩm dở dang = Tổng chi phí sản xuất – Tổng giá trị sản phẩm hoàn cuối tháng thực tế phát sinh thành trong tháng Do những đơn đặt hàng này chưa hoàn thành nên kế toán tiếp tục lưu giữ thẻ tính giá để làm căn cứ tập hợp chi phí cho các tháng sau. Khi đơn hàng hoàn thành, kế toán lại tiến hành tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tính đơn giá bình quân như bình thường. Thẻ tính giá thành cho các đơn hàng JETTIDE và FAREAST sẽ được mở như sau căn cứ vào các bảng phân bổ số 1 và 2 biểu 21: Thẻ tính giá thành Đơn hàng: JETTIDE Lệnh sản xuất:1/3TL Số lượng: 3000 đôi Tháng NVL TIền lương BHXH BHYT KPCĐ Chi phí sx chung Tổng phát sinh Tổng gía trị sản phẩm hoàn thành Sản phẩm dở dang 3 35.302.515 10.998.600 3.387.568 3.533.850 53.222.533 53.222.533 0 Đơn giá : 17.740,8 đ/đôi biểu 22: Thẻ tính giá thành Đơn hàng: FAREAST Lệnh sản xuất:3/64CL 4 Số lượng: 5004 đôi Tháng NVL TIền lương BHXH BHYT KPCĐ Chi phí sx chung Tổng phát sinh Tổng gía trị sản phẩm hoàn thành Sản phẩm dở dang 3 39.608.265 6.918.075 885.512 2.222.777 49.634.629 35.124.364 14.510..265 4 ( Đơn giá định mức : 20.600,8 đ/đôi, hoàn thành 1705 đôi) 2.3.Tổ chức hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ 2.3.1.Phương thức tiêu thụ thành phẩm Như đã nói, sản phẩm của Công ty Giầy Thăng Long chủ yếu hướng về xuất khẩu đặc biệt là các thị trường như EU, Hàn quốc, Nhật bản Đây là các thị trường lớn, sức tiêu thụ mạnh nhưng công ty đã có nhiều bạn hàng quen thuộc tại những nước này do đã trải qua một thời gian hoạt đông tương đối dài( hơn 10 năm). Nhờ vậy phương thức xuất khẩu trực tiếp là phương thức tiêu thụ chính được công ty lựa chọn. Trước tiên công ty có thể gửi Fax hoặc gửi hàng mẫu để chào hàng hoặc khách hàng đưa giầy mẫu đến yêu cầu sản xuất thử. Nếu hàng mẫu được khách hàng chấp nhận, hai bên sẽ đi đến ký kết hợp đồng cho đơn hàng đó. Công việc tìm kiếm đơn hàng và nghiên cứu thị trường sẽ do phòng Thị trường và giao dịch nước ngoài của công ty đảm nhiệm. Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu bao gồm các bước: KKý hợp đồng xuất khẩu Kiểm tra L/C Xin giấy phép xuất khẩu Chuẩn bị hàng Làm thủ tục hải quan Giao hàng lên tàu Mua bảo hiểm Làm thủ tục thanh toán Giải quyết khiếu nại Đối với thị trừơng trong nước, phương thức tiêu thụ chủ yếu cũng là phương thức trực tiếp do hiện nay thị phần trong nước của công ty khá nhỏ( chỉ khoảng 5-10 % tổng sản phẩm sản xuất). Tuy nhiên thời gian tới, công ty đang có chiến lược mở rộng thị trường nội địa bởi với dân số gần 80 triệu người, Việt nam sẽ là một thị trường đầy tiềm năng đối với lĩnh vực này. Với mục tiêu đó, công ty dự định tổ chức tiêu thụ theo phương thức gửi bán đại lý để quảng bá sản phẩm của mình, đồng thời cố gắng tận dụng thời gian đơn đặt hàng ít (từ tháng 5 đến tháng 8) để tập trung sản xuất phục vụ cho thị trường trong nước. 2.3.2.Tổ chức hạch toán ban đầu nghiệp vụ bán hàng *Chứng từ sử dụng Đối với nghiệp vụ bán hàng, chứng từ nguồn là Hợp đồng mua bán và các cam kết khác về mua bán giầy. Còn chứng từ bán hàng gồm có: Hoá đơn giá trị gia tăng, Hoá đơn thương mại, Hoá đơn bán hàng, Hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho. *Quy trình luân chuyển chứng từ Đối với nghiệp vụ xuất khẩu Khách hàng Phòng giao dịch Kế toán tiêu thụ Giám đốc Nghiệp vụ Bán hàng Đề nghị Kiểm tra L/C Lập HĐBH Ký HĐBH được mua hàng và phiếu XK và phiếu XK Thủ kho kế toán ngân hàng Ngân hàng Kế toán Bảo quản, lưu trữ Xuất kho Chuẩn bị bộ Chấp nhận Ghi sổ hồ sơ thanh toán Sau khi công ty ký hợp đồng sản xuất, khách hàng chỉ định ngân hàng của mình(Ngân hàng người mua) mở L/C(Letter of credit). Đây là hình thức thanh toán thư tín dụng thông qua ngân hàng được sử dụng phổ biến trong hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Tiếp đó, ngân hàng của người mua thông báo cho ngân hàng được công ty chỉ định(ngân hàng của người bán) về L/C đã mở. Phòng thị trường và giao dịch nước ngoài của công ty có nhiệm vụ kiểm tra các điều khoản khách hàng nêu trong L/C. Nếu công ty chấp nhận các điều khoản này thì tiến hành sản xuất. Trong trường hợp công ty chưa đồng ý với các điều khoản trong L/C thì sẽ đưa ra các đề nghị của mình, ngân hàng của người bán thông báo lại với ngân hàng của người mua và ngân hàng này sẽ thông báo cho khách hàng. Cứ như vậy đến khi nào cả hai bên đều nhất trí về các điều kiện mua, bán thì mới tiến hành sản xuất. Như với đơn hàng JETTIDE, bắt đầu sản xuất ngày 2/3/2002, hoàn thành ngày 30/3, thời hạn giao hàng vào 5/4/2002. Đến thời hạn giao hàng, kế toán tiêu thụ lập Hoá đơn bán hàng theo mẫu sau Công ty Giầy Thăng Long hoá đơn thương mại Địa chỉ: 411-Tam trinh_HBT_HN Commercial Invoice Theo công văn số. Mã số thuế: 0100103873-1 (liên 1:lưu) Ký hiệu:A A/99 Ngày(Date): 5/4/2002 Số: 00751 1.Tên khách hàng: (customer’s Name): JETTIDE Mã số thuế: 2.Địa chỉ: (Customer’s address) : 3.Hợp đồng số: (Contract No): 4.Phương thức thanh toán: (Payment Term): 5.Điều kiện giao hàng: (Delivery Term): FOB HAI PHONG 6. Ngày giao hàng: (Delivery Date): 5/4/2002 STT Item No Mô tả hàng hoá Description Đơn vị Unity(Pair) Số lượng Quantity Đơn giá Unit price(USD) Thanh toán Amout(USD) 1 Giầy vải Đôi 3000 2,31 6.930 Cộng tiền hàng (Value of goods) Thuế suất thuế GTGT (Rate of V.A.T) Tiền thuế GTGT (V.A.T) Số tiền phải thanh toán (Total Amount) 6.930 Số tiền bằng chữ (Say in words): Sáu nghìn chín trăm ba mươi nghìn đô la Mỹ chẵn Chữ ký khách hàng(Customer’s signature) Thăng long shoes companny Giám đốc(Director) Hoá đơn thương mại được lập thành 4 liên: Liên gốc lưu tại quyển màu đen, liên 2 màu đỏ giao cho khách hàng, liên 3 màu xanh để luân chuyển giữa thủ kho và kế toán, liên 4 màu vàng giao cho kế toán ngân hàng. Phiếu xuất kho được lập theo mẫu giống như phiếu xuất kho vật tư rồi chuyển cho Kế toán trưởng ký sau đó trình lên cùng với Hoá đơn thương mại để Giám đốc ký duyệt. Căn cứ vào Phiếu xuất kho, Hoá đơn bán hàng đã duyệt, thủ kho tiến hành xuất kho hàng hoá. Hàng đựơc chuyển đến địa điểm giao nhận là cảng Hải Phòng và tính theo giá FOB nên trong trường hợp này công ty không phải mua bảo hiểm và chỉ chịu trách nhiệm đối với hàng cho đén khi hàng được kiểm nhận chuyển lên tàu tại cảng Hải phòng. Sau đó nếu hàng có xảy ra hư hỏng trên đường vận chuyển thì sẽ thuộc về trách nhiệm của khách hàng. Sau khi hoàn tất thủ tục giao hàng, kế toán ngân hàng chuẩn bị một bộ hồ sơ thanh toán gửi cho ngân hàng của mình bao gồm : Hoá đơn bán hàng đã ký nhận, bảng kê các loại giầy, vận đơn hoàn hảo..). Nếu ngân hàng của người bán chấp nhận thanh toán thì sẽ gửi giấy báo Nợ cho công ty sau đó đòi tiền từ ngân hàng của người mua, lúc đó phí ngân hàng này do khách hàng chịu, còn nếu ngân hàng của người bán không chấp nhận thanh toán hộ, họ sẽ thông báo cho ngân hàng của người mua đề nghị thanh toán và khi ngân hàng của người mua chuyển tiền đến ngân hàng của người bán thì ngân hàng này sẽ gửi giấy báo Nợ cho công ty để hoàn thành thủ tục thanh toán. Nhận được giấy báo Nợ từ ngân hàng, kế toán ngân hàng tiến hành ghi sổ nghiệp vụ thanh toán của khách hàng. Mặt khác, sau khi hàng hoá đã được giao nhận, kế toán tiêu thụ sẽ định khoản, ghi nhận Giá vốn : Nợ TK 632: 53.222.533 Có TK 155: 53.222.533 Giá bán của đơn hàng: Nợ TK 131: 105.495.390 Có TK 511: 105.495.390 vào các chứng từ, sổ sách có liên quan như phiếu Xuất kho, bảng kê 8, bảng kê 11 Đáng chú ý là khi xuất kho sản phẩm chuyển bán công ty không ghi nhận giá trị hàng xuất qua TK 157 như quy định mà chỉ ghi nhận giá vốn như bút toán trên sau khi hàng đã giao nhận. *Đối với trường hợp tiêu thụ nội địa Vì với thị trường nội địa, công ty chỉ bán buôn và bán lẻ trực tiếp, số lượng tiêu thụ không nhiều nên thường bán hàng thu tiền mặt. Quy trình luân chuyển như sau Người mua hàng Kế toán tiêu thụ Giám đốc,Kế toán trưởng Nghiệp vụ bán hàng Đề nghị được Lập HĐBH, Ký HĐBH, Phiếu XK mua hàng PXK Kế toán tiền mặt Thủ quỹ Thủ kho Kế toán Bảo quản, lưu trữ Phiếu thu Thu tiền Xuất kho Ghi sổ Trước hết, người mua có nhu cầu mua hàng đề nghị được mua hàng( có thể giao dịch trực tiếp) sau đó kế toán tiêu thụ tiến hành lập Hoá đơn bán hàng và phiếu xuất kho nhưng thường kế toán không lập riêng HĐBH và phiếu XK mà lập luôn Hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho theo mẫu Số 02-BH ban hành theo QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ tài chính. Hoá đơn bán hàng nội địa được lập thành 3 liên: Liên gốc màu đen lưu tại quyển, liên 2 màu đỏ giao cho khách hàng, liên 3 màu xanh dùng để luân chuyển giữa thủ kho và kế toán . Sau đó Kế toán trưởng và Giám đốc sẽ lần lượt ký duyệt vào Hoá đơn bán hàng. Căn cứ vào HĐBH, kế toán tiền mặt lập phiếu thu theo mẫu: 01-TT do Bộ tài chính ban hành ngày 1 tháng 11 năm 1995. Đặt giấy than viết một lần thành 3 liên: liên gốc lưu tại quyển, liên 2 giao cho người nộp tiền, liên 3 dùng để luân chuyển . Thủ quỹ thu tiền và ghi số thực thu vào phiếu thu rồi ký xác nhận. Thủ kho tiến hành xuất kho trên cơ sở Hoá đơn bán hàng và phiếu thu. Khi nghiệp vụ bán hàng kết thúc, kế toán định khoản, xác định Giá vốn: Nợ TK 632 Có TK 155 Giá bán: Nợ TK 111 Có TK 511 Có TK 3331 vào các chứng từ, sổ sách có liên quan Bảng kê 8, phiếu xuất, .. Trong trường hợp bán chịu, căn cứ vào Hoá đơn đã duyệt, thủ kho xuất kho và ghi số thực xuất vào phiếu xuất kho rồi chuyển lên cho kế toán ghi sổ. Bút toán ghi nhận giá vốn như cũ, bút toán ghi nhận giá bán như sau: Nợ TK 131 Có TK 511 Có TK 3331 2.3.3.Hạch toán tổng hợp và chi tiết nghiệp vụ bán hàng áp dụng hình thức sổ NKCT, trình tự hạch toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty Giầy Thăng Long như sau: Chứng từ gốc tiêu thụ BK 8,11 NKCT 8 Sổ cái TK 511,512,531,532,632 Báo cáo tài chính : Ghi hàng ngày : Ghi định kỳ Từ các chứng từ gốc về tiêu thụ sản phẩm trong tháng 3 năm 2002, lên bảng kê số 8 và bảng kê 11 như sau: Biểu 23 Bảng kê 8 Nhập , xuất, tồn- Thành phẩm, hàng hoá Tháng 3 năm 2002 Số dư đầu kỳ: 4.687.447.368 STT Chứng từ Diễn giải Ghi nợ TK 155 ghi có các TK Ghi có TK 155 ghi nợ các TK SH NT 154 632 Số lượng Tiền Số lưọng Tiền Xuất khẩu -NEDDIN -FOOTECH –JETTIDE . 6.192 22.004 3.000 182.957.877 1.133.781.150 146.597.490 6.192 1.600 3000 182.957.877 860.490.306 146.597.490 Nội địa 148.537.700 cán thô 217.684.579 Tổng 11.354.139.373 11.306.800.023 Số dư cuối kỳ: 4.105.527.587 Từ bảng kê 8, bảng kê 11 vào NKCT 8 biểu 25 Cuối tháng kế toán tổng hợp số liệu từ các Nhật ký và Bảng kê vào sổ cái các TK 511, 632, 911(Trong tháng 3/2002 không phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán) Bộ,tổng cục: Đơn vị: Sổ cái Tài khoản:511 Tháng 3 năm 2002 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK, đối ứng nợ Với Tk này . Tháng 2 Tháng 3 . Cộng TK911 12.187.789.696 Cộng số phát sinh Nợ 12.187.789.696 Cộng số phát sinh Có 12.187.789.696 Số dư cuối tháng Nợ Số dư cuối tháng Có Bộ,tổng cục: Đơn vị: Sổ cái Tài khoản:632 Tháng 3 năm 2002 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK, đối ứng nợ Với Tk này . Tháng 2 Tháng 3 . Cộng TK155 11.306.800.023 Cộng số phát sinh Nợ 11.306.800.023 Cộng số phát sinh Có 11.306.800.023 Số dư cuối tháng Nợ Số dư cuối tháng Có Bộ,tổng cục: Đơn vị: Sổ cái Tài khoản:911 Tháng 3 năm 2002 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK, đối ứng nợ Với Tk này . Tháng 2 Tháng 3 . Cộng TK 632 11.306.800.023 TK641 76.608.101 TK642 776.505.455 Tk 421 27.876.117 Cộng số phát sinh Nợ 12.187.789.696 Cộng số phát sinh Có 12.187.789.696 Số dư cuối tháng Nợ Số dư cuối tháng Có Báo cáo tài chính được lập vào cuối năm bằng cách tổng hợp số dư cuối tháng 12 của các tài khoản lấy trên các sổ cái, như theo mẫu với kết cấu dọc đã quy định của Bộ Tài chính. Phần 2: Nhận xét chung và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Giầy Thăng Long 1.Nhận xét chung về tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Công ty Giầy Thăng Long Sau một thời gian thực tập tại Công ty Giầy Thăng Long, với những hiểu biết của bản thân, em có rút ra một số các nhận xét về tình hình hoạt động của công ty nói chung và về tổ chức hạch toán kế toán nói riêng như sau: 1.1.Những vấn đề đã làm được Ngay từ những ngày đầu, Công ty Giầy Thăng Long đã được thành lập với mục tiêu sản xuất giầy xuất khẩu- mục tiêu chiến lược của ngành Da giầy Việt nam. Cho đến nay, với hơn 10 năm hoạt động, công ty đã trải qua bao thăng trầm và đã đạt được những thành công nhất định. Tổng doanh thu năm 2001 đạt trên 100 tỷ, sản lượng sản xuất không ngừng tăng lên, giải quết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động và đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách nhà nước. Để có được những thành công chung, toàn thể cán bộ và công nhân viên trong công ty đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, nâng cao trình độ quản lý và kỹ năng sản xuất nhằm tự hoàn thiện để đứng vững trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt. Trong đó, bộ máy kế toán của công ty góp một phần đáng kể đưa công ty đến được với những thành công hôm nay. Nhìn chung bộ máy kế toán của công ty được tổ chức khá hợp lý, hoạt động khá nền nếp, phân công lao động kế toán tương đối hoàn chỉnh, khai thác được những nguyên tắc cơ bản của tổ chức hạch toán kế toán. Về nhân công, phòng kế toán bao gồm có tám người, đều đã có trình độ Đại học chuyên ngành kế toán và trải qua ít nhất hai năm kinh nghiệm, không ngừng học hỏi nghiên cứu, hăng say làm việc, nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công việc, biết phối hợp làm việc nhịp nhàng giữa các phần hành kế toán, kịp thời cung cấp các báo cáo tài chính cho quản trị doanh nghiệp và các cơ quan chức năng. Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ đây là hình thức sổ phù hợp với các doanh nghệp sản xuất kinh doanh với quy mô lớn và trình độ lao động kế toán cao, đảm bảo cho hạch toán kế toán của công ty thực hiện tốt những chức năng, nhiệm vụ trong quá trình quản lý sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thông tin chính xác, đầy đủ, nhanh chóng cho quản lý. Việc vận dụng hệ thống Tài khoản, sổ sách, chứng từ tại công ty được thực hiện đúng chế độ, tuân thủ những nguyên tắc chung của kế toán. Đồng thời, quy trình luân chuyển chứng từ, sổ sách đã được tổ chức khoa học, chặt chẽ, qua đó tăng cường hiệu quả làm việc, lập báo cáo tài chính chính xác, hợp lý. Đặc biệt, do đặc điểm sản xuất kinh doanh theo đơn đặt hàng nên việc lựa chọn đối tượng tập hợp chi chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng là hết sức hợp lý, khoa học. Nó đảm bảo tập hợp chi phí một cách chính xác, đồng thời vẫn đơn giản, tiện lợi trong việc hạch toán với thực tế sản xuất sản phẩm gồm nhiều loại, ít giống nhau cả về yêu cầu mẫu mã, kích cỡ, mầu sắc nhưng đều phải trải qua 4 giai đoạn: Chuẩn bị sản xuất, may, đóng đế và hoàn chỉnh giầy. Mặt khác, việc quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo định mức là rất chặt chẽ. Khi có lệnh sản xuất sẽ kèm theo cả lệnh cấp phát vật tư, chính vì vậy việc xuất vật liệu cho quá trình sản xuất thường không xảy ra hiện tượng xuất thừa. Khi tiến hành sản xuất, nếu như vật liệu phục vụ bị thiếu thì bộ phận thiếu tiến hành lập đề nghị cấp phát bổ sung, sau đó đề nghị này sẽ được bộ phận có thẩm quyền xét duyệt, nếu như được chấp nhận thì thủ kho mới được xuất kho vật liệu để bổ sung. Ngoài ra, việc áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm hoàn thành ở công ty đã góp phần khuyến khích được tinh thần lao động, ý thức tiết kiệm trong hoạt động sản xuất của công nhân. Đồng thời, hiện nay chi phí sản xuất chung của công ty đựơc tập hợp cho cả công ty sau đó cuối tháng chi phí sản xuất chung được phân bổ cho các đơn hàng phát sinh trong tháng theo tiêu thức tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất là rất khoa học vì làm ra càng nhiều sản phẩm thì tiền lương của công nhân càng cao do vậy mọi chi phí chung cho đơn hàng đó càng lớn. Việc đánh giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng của công ty theo phương pháp lấy tổng chi phí sản xuất phát sinh của mỗi đơn hàng trên thẻ tính giá thành trừ đi gía trị sản phẩm hoàn thành tính trên cơ sở đơn giá định mức của mỗi đôi giầy là khá đúng đắn, rất phù hợp với đặc điểm đối tượng hạch toán và việc mở thẻ tính giá riêng cho từng đơn hàng do đơn gía định mức được đặt ra là tương đối chính xác và chênh lệch không đáng kể so với đơn giá thực tế. 1.2.Những vấn đề còn tồn tại Bên cạnh những ưu điểm đã nêu ở trên, công tác hạch toán kế toán tại Công ty Giầy Thăng Long vẫn còn một số vấn đề cần được đề cập sau đây: Về phương pháp tính giá vật tư Như đã trình bày, việc mua vật tư phục vụ sản xuất được thực hiện theo lệnh nhập vật tư cho từng đơn hàng căn cứ trên định mức vật tư đã xác định đồng thời việc cấp vật tư cũng được thực hiện theo lệnh cấp phát kèm lệnh sản xuất đã được phòng Kế hoạch vật tư lập dựa vào định mức vật tư. Nghĩa là vật tư nhập xuất đều trên cơ sở định mức vật tư đã xác định, do đó là tương đối khớp nhau. Vì vậy, việc tính giá vật tư theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ sẽ không phản ánh đúng giá trị vật tư xuất dùng phục vụ cho từng đơn hàng dẫn đến chi phí sản xuất được tập hợp cho các đơn hàng cũng không phản ánh đúng giá trị của nó. Mặc dù trong điều kiện thực tế, giá trị vật tư tồn kho không lớn nên việc tính giá bình quân cả kỳ vẫn có thể chấp nhận được và tiện lợi cho việc hạch toán. Về việc hạch toán tiền lương Tại Công ty Giầy Thăng Long do các sản phẩm giầy đều trải qua 4 giai đoạn sản xuất tương ứng với 4 phân xưỏng nên tiền lương sản phẩm được tính dựa trên đơn giá định mức tại mỗi phân xưởng là hợp lý song ngoài ra trong chi phí nhân công trực tiếp còn có lương thời gian và lương nhân viên quản lý phân xưởng và xí nghiệp. Nhưng thực chất chi phí tiền lương quản lý nên tính vào chi phí sản xuất chung sau đó mới tiến hành phân bổ cho các đơn hàng vào cuối tháng theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp. Về việc hạch toán chi phí lãi vay Theo quy định chi phí lãi vay được tính vào chi phí hoạt động tài chính nhưng tại Công ty Giầy Thăng Long , chi phí lãi vay được tính cho chi phí quản lý doanh nghiệp. Việc hạch toán như vậy sẽ không phản ánh đúng bản chất của khoản mục chi phí này và làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên so với thực tế. Về việc hạch toán ngoại tệ Công ty Giầy Thăng Long là Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu nên số lượng các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ phát sinh nhiều. Hiện nay công ty đang sử dụng phương pháp hạch toán ngoại tệ theo tỷ giá thực tế. Việc này có ưu điểm là sẽ phản ánh chính xác hơn quy mô của các nghiệp vụ tại thời điểm phát sinh, tuy nhiên kế toán ngân hàng chỉ tiến hành điều chỉnh chênh lệch tỷ giá vào cuối tháng bằng cách lấy số dư ngoại tệ-TK 007 cuối tháng nhân với tỷ giá thực tế cuối tháng và trừ đi số dư tính theo đồng nội tệ cuối tháng (số dư này bằng số dư đầu tháng cộng số phát sinh nợ trong tháng theo tỷ giá thực tế trừ đi số phát sinh có theo tỷ giá thực tế). Nếu số chênh lệch này âm thì ghi vào phần chi còn nếu dương thì ghi vào phần thu. Song việc điều chỉnh này cũng có thể chỉ được thực hiện sau vài tháng trong trường hợp tỷ giá ngoại tệ không biến động lớn. Tiến hành hạch toán như thế không phản ánh chính xác số dư tiền ngoại tệ quy ra đồng nội tệ cuối tháng vì trong tháng tỷ giá thực tế khi phát sinh các nghiệp vụ là không hoàn toàn bằng nhau. Nếu thực hiện hạch toán theo tỷ giá thực tế thì cần phải điều chỉnh số dư các tài khoản có liên quan trước khi ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh tiếp theo theo tỷ giá thực tế tại thời điểm các nghiệp vụ đó phát sinh, như vậy mới đảm bảo độ chính xác của thông tin. 2.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Công ty Giầy Thăng Long Qua phân tích những ưu nhược điểm nói trên của tổ chức công tác hach toán kế toán dựa vào lý luận chung và thực tế trong thời gian thực tập, em xin đề xuất một số kiến nghị với hi vọng trong một chừng mực nào đó có thể góp phần hoàn thiện thêm công tác kế toán của công ty. *Đối với hạch toán vật tư Theo em, việc công ty tập hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp từ TK 152 vào Tk 621 cho từng đơn hàng là hợp lý nhưng nên theo dõi chi tiết hơn thành các loại vât liêu chính, vật liệu phụ bởi về nguyên tắc 2 loại vật liệu này có vai trò cấu thành khác nhau trong sản phẩm. Vật liệu chính cấu thành nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm giầy còn vật liệu phụ chỉ làm thay đổi màu sắc, hình dáng của sản phẩm.. Theo dõi chi tiết các loại nguyên vật liệu có thể giúp công ty đánh giá được đúng gía trị vật liệu chính cần sử dụng từ đó tìm ra biện pháp giảm gía thành sản phẩm . Đồng thời để đánh giá chính xác hơn giá trị vật tư xuất dùng phục vụ cho từng đơn hàng cụ thể, công ty nên sử dụng phương pháp tính giá vật tư theo giá thực tế đích danh. Nghĩa là khi xuất vật liệu nào sẽ tính theo giá thực tế của vật liệu đó. Như thế sẽ đảm bảo tính đúng chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm tuy việc theo dõi, hạch toán sẽ phức tạp hơn. *Đối với việc hạch toán chi phí sửa chữa lớn Tài sản cố định Quy trình sản xuất của công ty được thực hiện chủ yếu trên máy, để phục vụ cho việc sản xuất công ty đã trang bị rất nhiều loại máy móc thiết bị khác nhau như: máy chặt, máy may, máy cán thêm vào đó mỗi phân xưởng đều có kho riêng. Như vậy, TSCĐ tại công ty bao gồm nhiều loại khác nhau từ nhà xưởng cho đến máy móc, thiết bị, do đó để đảm bảo cho quá trình sản xuất được thực hiện thường xuyên, liên tục đòi hỏi công ty phải định kỳ sửa chữa TSCĐ, bảo dưỡng TSCĐ. Với quy mô tương đối lớn nên việc sửa chữa TSCĐ thường phát sinh nhiều, nhưng thực tế khi phát sinh chi phí sửa chữa TSCĐ thì công ty hạch toán luôn vào chi phí sản xuất chung sau đó tập hợp và phân bổ để tính giá thành. Việc làm như vậy của công tyy sẽ làm cho gía thành sản xuất không chính xác và không đồng đều vì kỳ nào phát sinh chi phí sửa chữa TSCĐ thì kỳ đó giá thành lại tăng đột biến. Do đó để không làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và giá thành sản phẩm trong một thời kỳ bởi những chi phí đã phát sinh nhưng có liên quan đến các kỳ sau, công ty nên thực hiện trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ vào TK 335. Như thế sẽ đảm bảo cho TSCĐ phục vụ sản xuất được bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời, quá trình sản xuất diễn ra liên tục, đặc biệt việc trích trước này sẽ không làm cho chi phí sản xuất bị tăng đôt biến khi có phát sinh sửa chữa. *Đối với việc xử lý thiệt hại sản phẩm hỏng Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về mầu sắc, kích cỡ, trọng lượng Vì thiệt hại sản phẩm hỏng trong sản xuất là một khoản không đáng có làm tăng chi phí sản xuất nên công ty cần hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại đó làm cho giá thành được hạ thấp và nâng cao được tỷ trọng sản phẩm sản xuất. Tại công ty do đặc điểm sản xuất là theo đơn đặt hàng và thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là thị trường nước ngoài nên sản phẩm hỏng không nhiều(chỉ chiếm khoảng 1 % trong tổng giá trị sản phẩm). Trong quá trình sản xuất sản phẩm có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực của nhân tố chủ quan như: người công nhân chưa thực sự quan tâm nhiều tới sản phẩm của mình hoặc cũng có thể nhân tố khách quan làm cho sản phẩm hỏng có phát sinh, đối với một doanh nghiệp sản xuất nói chung thì vấn đề này không thể tránh khỏi. Hiện tại, mọi chi phí phát sinh do sản phẩm hỏng kế toán không tiến hành theo dõi riêng mà để toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm hỏng vào giá thành thực tế của đơn hàng có sản phẩm hỏng đó (kể cả chi phí vượt đinh mức). Điều này chưa hợp lý vì chưa gắn trách nhiệm của người công nhân trực tiếp sản xuất với sản phẩm của mình vì khi công nhân sản xuất sản phẩm hỏng, chi phí sản xuất sản phẩm hỏng chưa được xác định do vậy chưa xác định được trách nhiệm của người làm thiệt hại. Do vậy, để đánh giá thành phẩm được chính xác mà đặc biệt là làm giảm số lượng sản phẩm hỏng, gắn trách nhiệm của người sản xuất với kết quả sản xuất của mình, công ty cần hạch toán riêng chi phí sản phẩm hỏng từ đó xác định được trách nhiệm bồi thường thuộc về ai, làm cho giá thành sản xuất thể hiện đúng bản chất của nó. Công ty hiện đang áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, việc xác định được sản phẩm hỏng từ đó quy trách nhiệm cho người sản xuất sẽ góp phần khắc phục được tình trạng đua theo số lượng mà không quan tâm đến yếu tố chất lượng sản phẩm được sản xuất ra. Khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng sau khi trừ phần phế liệu thu hồi có thể khấu trừ vào tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất hay tính vào chi phí bất thường, chi phí quản lý doanh nghiệp tuỳ theo quyết định xử lý. *Đối với việc hạch toán chi phí lãi vay Công ty nên thực hiện theo đúng quy định là tập hợp khoản chi phí này vào chi phí hoạt động tài chính bởi nếu tập hợp trong chi phí quản lý như hiện nay sẽ làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp do đó làm giảm lợi tức từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp so với thực tế. *Đối với việc hạch toán ngoại tệ Như đã phân tích trong phần nhận xét chung, với đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty là thực hiện các đơn đăt hàng xuất khẩu, số lượng các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ lớn, diễn ra thường xuyên, công ty nên sử dụng phương pháp hạch toán ngoại tệ theo tỉ giá hạch toán sẽ thuận tiện hơn cho công tác kế toán và cũng chỉ thực hiện bút toán điều chỉnh tỉ giá vào cuối kỳ nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác và tin cậy của chỉ tiêu số dư TK 112. *Đối với công tác bán hàng Do công ty thực hiện các đơn đặt hàng xuất khẩu, thường có giá trị lớn và không phải khách hàng nào cũng ứng trước tiền khi đặt hàng nên nếu các khoản nợ phải thu khách hàng được thanh toán sớm, công ty sẽ có thể có dòng tiền chu chuyển phục vụ quá trình sản xuất lớn hơn và chủ động hơn. Song hiện tại, công ty không áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán cho khách hàng. Vì vậy để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm, công ty có thể đưa ra một số tỉ lệ chiết khấu nhất định tuỳ theo quy mô thanh toán. Khoản chiết khấu này công ty có thể hạch toán vào khoản mục chi phí hoạt động tài chính . Việc này có thể giúp công ty tăng tỉ trọng vốn tự tài trợ, giảm vốn vay, giảm chi phí lãi vay(chiếm 1 tỉ trọng không nhỏ trong tổng chi phí ) đồng thời nó cũng là cần thiết khi số dư của TK 131 trên Báo cáo tài chính quý I năm 2002 là khá lớn(trên 14 tỷ). *Về việc hiện đại hoá công tác kế toán: Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay, hệ thống thông tin phục vụ công tác quản trị doanh nghiệp cần phải nhanh nhạy, chính xác và phải phục vụ cho nhiều mục đích dưới nhiều khía cạnh của việc ra quyết định trong kinh doanh, Những đòi hỏi này khẳng định sự cần thiết sử dụng công cụ tính toán hiện đại vào việc xử lý thông tin kế toán. Với việc thực hiện kế toán thủ công, công việc dồn vào cuối tháng khá vất vả, mặt khác khi công việc quá nhiều có thể dẫn tới sai sót và cung cấp thông tin cho quản lý không kịp thời. Để khắc phục tình trạng này công ty nên nhanh chóng trang bị máy tính cho phòng kế toán đặc biệt là trong khi công ty đã có chương trình phần mềm kế toán đặc thù. Việc sử dụng vi tính vào công tác kế toán sẽ làm giảm nhẹ khối lượng công việc, tránh nhầm lẫn, sai sót, tiết kiệm thời gian và quan trọng hơn cả là cung cấp thông tin đa dạng, chính xác, kịp thời cho quản lý. Về phía Nhà nước Có thể nói ngành Công nghiệp Da-Giầy là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn hướng về xuất khẩu của Việt nam. Hiện nay, Nhà nước ta đã từng bước cải thiện môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh ở cả chiến lược dài hạn và những quyết sách ngắn hạn nhằm tạo sự thông thoáng để các doanh nghiệp phát huy hết năng lực sản xuất của mình trong đó có cả nghành da giầy. Song, đối với hoạt động xuất, nhập, khẩu của công ty Giầy Thăng long, việc xin giấy phép vẫn còn rất phức tạp, mất nhiều thời gian, đôi khi có thể làm chậm tiến độ giao hàng. Vì vậy Nhà nước nên cải tiến các khâu thủ tục, giấy tờ trong quản lý để hoạt động xuất, nhập khẩu của công ty có thể đạt hiêu quả cao hơn. Kết luận Sau một thời gian thực tập tại phòng Tài vụ của công ty Giầy Thăng long, em thấy rằng Công ty Giầy Thăng long là một Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh có hiệu quả và tuân thủ khá đầy đủ chế độ kế toán do Nhà nước ban hành. Tuy nhiên, giữa thực tế và lý thuyết luôn có một khoảng cách nhất định và tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cũng như khả năng vận dụng linh hoạt của bộ máy kế toán mà công tác hạch tóan kế toán được tổ chức, thực hiện sao cho phù hợp trong đó công ty Giầy Thăng Long là một ví dụ. Tại đây, công tác hạch toán kế toán đã được tổ chức một cách khoa học, phối hợp được chức năng, nhiệm vụ của các phần hành với nhau góp phần làm giả nhẹ khối lượng công việc kế toán nhưng vãn đảm bảo được các yêu cầu của quản lý. Những thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ về tình hình tài sản và nguồn vốn cũng như các khoản doanh thu, chi phí do bộ phận kế toán cung cấp đã là mọt công cụ quan trọng giúp ban quản lý của công ty đưa ra được các quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo chỗ đứng vững chắc cho công ty trên thị trường. Do trình độ và thời gian có hạn nên trong báo cáo này em mới chỉ đề cập tới một số vấn đề về công tác tổ chức hạch toán kế toán của công ty Giầy Thăng long nhưng đã cố gắng đưa ra những kiến nghị của bản thân với hy vọng có thể giúp hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán kế toán tại công ty để công ty ngày càng đạt được những thành công cao hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT1265.doc
Tài liệu liên quan