Luận văn Đánh giá hiện trạng quản lý lực lượng thu gom rác dân lập

- Cần quan tâm đầu tư nhiều hơn vào việc thu gom, vận chuyển. Đầu tư đổi mới trang thiết bị. - Có các biện pháp quản lý thích hợp hơn đối với vấn đề VSMT hiện tại ở các nơi như khu công cộng, các kênh rạch và các bãi rác không đúng nơi quy định trên địa bàn quận. - UBND Thành phố nói chung và UBND Quận Bình Tân nói riêng phải có chính sách cụ thể cho chương trình nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. - Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn sắp tới, Quận Bình Tân cần phải quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên môn và quản lý của Quận, cũng như tăng cường trang thiết bị phục vụ cho hoạt động quản lý môi trường trên địa bàn. - Thực hiện công tác thu gom và hạn chế đến mức tối đa các bãi rác tự phát nhắm hạn chế hiện trạng ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra cũng như làm đẹp cảnh quan đô thị trong khu vực.

doc116 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 879 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiện trạng quản lý lực lượng thu gom rác dân lập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
om rác dân lập” để dùng vào việc thu tiền làm dịch vụ thu gom rác dân lập. Là đầu mối trực tiếp quan hệ với phòng Quản Lý Đô Thị Quận, phòng Tài Chính Kế Hoạch Quận và người dân trong việc quản lý chỉ đạo hoạt động của “Tổ thu gom rác dân lập” tại địa phương. Xét khen thưởng theo thẩm quyền và đề nghị cấp trên khen thưởng cho tập thể cá nhân trong “Tổ thu gom rác dân lập” ở đơn vị mình theo chế độ quy định của Nhà Nước. Phối hợp với phòng Quản Lý Đô Thị, phòng Tài Chính Kế Hoạch, đơn vị nhận thầu công tác quét thu gom và vận chuyển rác chọn vị trí các điểm hẹn, giao rác trên địa bàn Quận. Hướng dẫn trang bị bảo hộ lao động cho “Tổ thu gom rác dân lập” để đảm bảo an toàn lao động và an toàn giao thông. Thống nhất với phòng Quản Lý Đô Thị, phòng Tài Chính Kế Hoạch, Đơn vị nhận thầu công tác quét thu gom và vận chuyển rác về vị trí các điểm hẹn, giao rác từ “Tổ thu gom rác dân lập” cho xe cơ giới. Không tập kết rác ở những nơi đông dân cư, rác phải được thu gom chuyển đi trong ngày. Vận động, tuyên truyền các đơn vị, tổ chức, các nhân thực hiện hợp đồng thu gom rác với các đơn vị vệ sinh chuyên ngành. Phổ biến chủ trương chính sách của Thành phố về công tác Quản Lý Môi Trường Đô Thị đến từng khu phố, tổ dân phố và các “ Tổ thu gom rác dân lập”. Trách nhiệm của tổ kiểm tra, giám sát chất lượng vệ sinh (Phòng Quản Lý Đô Thị, phòng Tài Chính Kế Hoạch) Thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện xử lý vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị theo thẩm quyền. Nghiên cứu, đề xuất với UBND quận và các Phòng – Ban chức năng các chủ trương, chính sách, biện pháp giúp cho công tác quản lý vệ sinh đường phố và trên các tuyến kênh rạch đạt kết quả cao. 4.2.2.3 CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỰC LƯỢNG THU GOM RÁC DÂN LẬP CỦA TỪNG PHƯỜNG Phường An Lạc: Bảng 13. Danh sách các tổ rác dân lập STT Khu phố Số tổ thu gom Phương tiện Số hộ đăng ký Số hộ không đăng ký Tỷ lệ Tổng hộ Số tổ rác Số người Xe lam Ba gác 1 1 5 19 4 2 595 73 82% 446 2 2 5 17 5 1 615 317 66% 620 3 3 5 9 5 734 30 95% 600 4 4 2 6 2 1024 196 86% 1205 5 5 4 13 3 1 661 131 73% 364 6 6 5 14 5 1 656 196 77% 677 Tổng cộng 6 26 78 24 5 4285 943 80% 3912 (Nguồn UBND phường An Lạc) Trang bị bảo hộ lao động chưa được đồng nhất Khu dân cư Nam Long, khu dân cư Nam Hùng Vương, khu dân cư Chợ kiến Đức II chưa bàn gia tuyến đường quét rác. Phường An Lạc A Số lượng tổ thu gom gồm 14 tổ. Số lượng thành viên tham gia thu gom gồm 28 người. Các phương tiện thu gom gồm 10 xe lam, 6 xe ba gác. Số hộ đăng ký và không đăng ký thu gom rác phường chưa xác định được. Trang bị bảo hộ lao động chưa được đồng nhất. Phường Tân Tạo Số lượng tổ thu gom gồm 13 tổ. Số lượng thành viên tham gia thu gom gồm 26 người. Mỗi tổ có 2 thành viên. Các phương tiện thu gom gồm 13 xe kể cả xe lam và DASU. Đối với các tuyến đường chính thời gian thu gom từ 6 giờ sáng đến 7giờ 30 sáng. Đối với các hẻm thì thu gom đến 11 giờ. Phường chưa có điểm tập kết rác Hiện nay trên địa bàn phường các tuyến đường đều được thu gom rác, chỉ còn khoảng 300 hộ dân ở khu phố 1, 2, 3 chưa thực hiện thu gom vì đất trống người dân tự thiêu hủy. Hiện nay theo phường thống kê được có 4228 hộ đã thực hiện đăng ký thu gom rác, còn 398 hộ không đăng ký thu gom rác. Trong đó có 2726 hộ kinh doanh đăng ký thu gom rác. Phường Tân Tạo A Số lượng tổ thu gom rác gồm 8 tổ. Số lượng thành viên tham gia thu gom gồm 24 người. Trong đó mỗi tổ có 3 người. Các phương tiện thu gom rác gồm 8 xe lam. Trang thiết bị bảo hộ lao động chưa được đồng nhất. Các tuyến chính như Tỉnh Lộ 10, Nguyễn Cửu Phân, Trần Đại Nghĩa lấy rác trước 7 giờ. Các tuyến phụ như hẻm thì lấy rác đến chiều. Hầu hết các hộ đều được thu gom, có một số hộ tại khu phố 4, 5 (khoảng 400 hộ) chưa thực hiện đăng ký thu gom. Phường Bình Trị Đông Số lượng tổ thu gom rác gồm 35 tổ. Số lượng thành viên tham gia thu gom không thống kê được do nhân sự các tổ thường xuyên thay đổi. Rác thu gom từ các hộ dân tập trung tại trạm trung chuyển Phường Bình Hưng Hòa A, 3 tổ đổ rác bên bô rác Tân Hòa thuộc địa bàn quận 11. Các phương tiện thu gom rác gồm 35 xe ba gác. Thời gian thu gom rác không quy định. Tự hộ dân và tổ thu gom rác thỏa thuận. Phường Bình Trị Đông A Số lượng tổ thu gom rác gồm 14 tổ, 8 khu phố. Số lượng thành viên tham gia thu gom gồm 45 người. Các phương tiện thu gom rác gồm 2 xe lam, 11 xe ba gác, 1 xe đẩy tay. Điểm tập kết rác trên đường Tên Lửa, thời gian lấy rác từ 7 – 9 giờ sáng. Hiện thu gom 11 tuyến chính và 350 hẻm. Có khoảng 3500 hộ đăng ký thu gom, trong đó có 48 cơ sở đăng ký thu gom. Còn 2900 hộ không đăng ký thu gom rác. Phường Bình Trị Đông B Số lượng tổ thu gom rác gồm 12 tổ, 5 khu phố. Số lượng thành viên tham gia thu gom gồm 50 người. Các phương tiện thu gom rác gồm 8 xe lam, 3 xe ba gác máy, 1 xe tải nhỏ. Điểm tập kết rác trên đường Tên Lửa. Bảng 14. Thống kê phương tiện thu gom và vận chuyển Tổ thu gom rác Loại, phương tiện Biển số kiểm soát Màu sơn 1 Xe lam 3293 Màu cam 2 Xe lam Màu cam 4 Xe ba gác náy Màu cam 3, 5, 6, 7 Xe lam, xe tải nhỏ 4434, 54L0574 Màu cam 8 Xe lam Màu cam 9 Xe ba gác máy (2 chiếc) Màu cam 10 Xe lam Màu cam 11 Xe lam (2 chiếc) 2786, 1620 Màu cam 12 Xe lam 0728 Màu cam Bảng 15. Phạm vị thu gom của các tổ trong phường Bình Trị Đông B Tổ Địa bàn thu gom 1 Tiểu khu 2, 3 – khu phố 1, Tỉnh Lộ 10, Tên Lửa 2 Khu phố 2, khu phố 3. 3 Tiểu khu 1 4 Khu phố 2 5 Khu phố 1 6 Khu phố 3 7 Tiểu khu 1 8 Hồ Ngọc Lãm – Khu phố 5 9 Tổ 90 – 98 khu phố 4, 5 10 Hẻm sinco khu phố 4 11 Quốc lộ 1A 12 Khu y tế kỹ thuật cao – khu phố 4 (Nguồn UBND phường Bình Trị Đông B) Tổng số hộ trên địa bàn tính đến ngày 28 – 4 – 2007 có 4493 hộ đăng ký thu gom rác, còn 428 hộ chưa đăng ký thu gom. Trong đó thống kê được Khu phố Số hộ không đăng ký thu gom rác 1 105 2 156 3 97 4 54 5 38 Phường Bình Hưng Hòa Số lượng tổ thu gom rác gồm 16 tổ. Các phương tiện thu gom gồm 10 xe lam, 5 xe ba gác, 1 xe DASU. Thời gian thu gom rác tại hộ dân từ 5 giờ đến 7 giờ sáng. Địa điểm tập kết rác tại trạm trung chuyển đường Bình Long, một số tập kết tại Hóc Môn. Các tuyến đường đã thu gom gồm Quốc Lộ 1A, Tân Kỳ Tân Quý, đường số 5, số 11, số 15, số 9, đường 26/3, đường số 8, Phạm Đăng Giảm, đường số 3, Lê Trọng Tấn, đường số 18. Có khoảng 4271 hộ ký hợp đồng thu gom rác. Phường Bình Hưng Hòa A Số lượng tổ thu gom rác gồm 23 tổ, 17 khu phố. Số lượng thành viên tham gia thu gom rác gồm 69 người. Các phương tiện thu gom rác gồm 29 xe lam, 19 xe ba gác, 1xe ISUZU loại nhỏ. Thời gian lấy rác do người dân thương lượng cùng các tổ rác, cách ngày lấy rác 1 lần. Thời gian tập kết rác từ 6 giờ sáng đến 18 giờ. Các tuyến thu gom rác trải đều trên 17 khu phố. Theo thống kê có 8900 hộ đăng ký thu gom rác. Phường Bình Hưng Hòa B Số lượng tổ thu gom rác gồm 9 tổ. Số lượng thành viên tham gia thu gom rác gồm 27 người. Phương tiện thu gom gồm 10 xe lam, 1 xe ép, 3 xe tải nhở, 2 xe cải tiến. Thời gian tập kết rác tại điểm hẹn là 11 giờ, tại đường Bình Long. Thời gian thu gom rác hộ dân từ 7 giờ đến 10 giờ, cách ngày lấy rác một lần. 4.2.2 HỆ THỐNG QUẢN LÝ KỸ THUẬT Rác đường phố Rác khu dân cư Rác hộ gia đình Rác của CSSX, tiểu thủ công nghiệp Quét đường Thu gom Vận chuyển Bãi tập kết Hình 2. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG QUẢN LÝ KỸ THUẬT QUẬN BÌNH TÂN 4.2.2.1 HỆ THỐNG THU GOM RÁC Hệ thống thu gom rác trên địa bàn quận Bình Tân chỉ tồn tại lực lượng thu gom rác dân lập. Lực lượng thu gom rác dân lập đảm nhiệm thu gom rác từ các hộ dân, rác chợ, rác ở các cơ quan, trường học và kết hợp quét đường,... Theo chương trình quản lý rác dân lập của Quận Bình Tân, hiện nay Quận có khoảng 350 người đăng ký hành nghề rác dân lập, sinh hoạt ở 159 tổ rác dân lập thuộc 10 phường. Lực lượng thu gom rác dân lập thu gom thường thu gom trực tiếp. Thu gom trực tiếp là người công nhân vệ sinh đến từng hộ gia đình mang dụng cụ chứa có rác đến đổ vào phương tiện chuyên chở rác. Rác phát sinh từ các hộ dân được hầu hết lực lượng thu gom rác dân lập thu gom đưa về tập trung tại các điểm hẹn, bãi tập kết rác chờ xe ép đến lấy. Các công nhân thu gom rác dân lập dùng xe đẩy tay vào từng con hẻm thu gom rác, công việc thực hiện cho đến khi đầy thùng rác 150 lít, họ sẽ đẩy ra nơi có xe ba gác hoặc xe tải nhỏ thu gom gần đó và cho lên các xe đó và tiếp tục công việc cho đến khi hoàn thành hết các hộ gia đình mà họ giao kèo thu gom. Trong khi đó thì các công nhân khác dùng xe đẩy tay, xe ba gác, xe lam, xe tải nhỏ lấy rác ở từng hộ gia đình ở mặt tiền đường lớn, công việc cũng được thực hiện cho đến khi đầy và sau đó chuyển về điểm hẹn, bô rác hoặc bãi tập kết rác. Một xe thu gom rác dân lập có thể thu gom 150 – 400 hộ gia đình tùy theo các loại xe. THời gian thu gom rác dân lập từ 6 giờ sáng đến 10 giờ 30 hoặc đến 5- 6 giờ chiều, công việc lấy rác diễn ra chậm do số lượng xe thu gom rác ít, có xe một ngày làm 3 ca do số lượng nhà cần thu gom nhiều mà số lượng xe thu gom lại ít. Lực lượng thu gom rác dân lập chịu sự quản lý của UBND phường, tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy. Một thực tế phải chấp nhận hiện nay là người thu gom rác dân lập sở hữu tuyến thu gom của mình. Người sở hữu có thể trực tiếp thu gom hoặc thuê lại người khác thu gom, họ có thể sang nhượng lại tuyến thu gom cho người khác với một giá nào đó. Những người thu gom trực tiếp thu gom này có thể tự tổ chức để thu gom và cũng có thể vận động thêm các thành viên trong gia đình phụ giúp. Thời gian thu gom và lệ phí thu gom được thỏa thuận giữa hộ thu gom dân lập và các hộ gia đình. Tiến hành ký hợp đồng thu gom rác hộ dân với các mức giá thu gom cụ thể như sau: Hộ gia đình thu không quá 10.000 đồng/hộ. Nhà trị trung bình 20.000 đồng/hộ. Đối với các công ty, doanh nghiệp, cơ sở snả xuất tùy thuộc vào khối lượng rác thải mà có mức thu thỏa thuận giữa các bên (mức thu tối đa không vượt 100.000 đồng/đơn vị). Nếu vượt quá số tiền này phải có ý kiến của phường. Hiện nay, trên địa bàn Quận Bình Tân có 159 tổ thu gom với 350 người thực hiện. Thường đối với xe đẩy tay có thùng rác 150 lít để lấy rác trong các đường hẻm nhỏ là một người, xe ba gác đẩy, ba gác máy là có 2 người, còn xe lam là 2 – 3 người. Rác được thu gom với tần suất 2,5 lần/ngày. 4.2.2.2 LỰC LƯỢNG THU GOM RÁC DÂN LẬP Những nội dung điều tra lần lượt như sau số lượng các tuyến thu gom trên địa bàn Quận Bình Tân, qui trình thu gom, cách thức lấy rác, thời gian hoạt động, phạm vi phục vụ, khối lượng rác thu gom được, chất lượng vệ sinh môi trường khi lấy rác và khi vận chuyển, trang bị bảo hộ lao động của công nhân. Mức độ ảnh hưởng khi làm việc thu gom đến người dân, giao thông và môi trường xung quanh. Số lượng nhân công làm việc, thành phần phế liệu thu gom được, lộ trình và thời gian thu gom. Kết quả điều tra Bảng 16. Thống kê lực lượng thu gom rác dân lập tại 10 phường Phường Số tổ thu gom Phương tiện Số hộ đăng ký Số hộ không đăng ký Số tổ rác Số người Xe lam Xe ba gác Loại khác An lạc 26 78 24 5 4285 943 An lạc A 14 28 10 6 Chưa xác định Tân tạo 13 26 - 10 - 4228 300 Tân tạo A 8 24 8 - 2416 400 Bình trị đông 35 Chưa xác định - 35 Chưa xác định Bình trị đông A 14 45 2 11 1 (xe đẩy tay) 3500 3000 Bình trị đông B 12 50 6 3 2 (xe tải) 4493 428 Bình hưng hòa 16 Chưa xác định 10 5 1 (xe đa su) 4271 Chưa xác định Bình hưng hòa A 12 69 29 19 - 8900 Chưa xác định Bình hưng hòa B 9 27 10 - 6 (1xe ép+3 xe tải+2 xe cải tiến) Chưa xác định Qui trình thu gom Rác phát sinh từ các hộ dân được hầu hết lực lượng dân lập thu gom đưa về tập trung tại các điểm hẹn chờ xe ép rác đến lấy. Người thu gom đẩy phương tiên thu gom từ nơi tập trung đến vị trí lấy rác đầu tiên của tuyến thu gom, trung bình mất 15 phút, lấy rác từ các hộ gia đình bỏ vào xe thu gom (nếu rác chứa trong bịch nylong), hoặc đổ rác từ thùng chứa rác của hộ gia đình lên xe thu gom và trả lại thùng rác về vị trí cũ, sau đó tiếp tục lấy rác của hộ gia đình tiếp theo, trung bình thời gian dừng lại để thu gom rác của một hộ mất từ 30 giây đến 1,5 phút do khối lượng rác và cách thức lấy rác của mỗi hộ khác nhau và người thu gom còn phân loại và thu nhặc ve chai. Thời gian di chuyển giữa hai hộ trung bình từ 1 – 3 phút, tuy nhiên có một số tuyến thu gom các hộ không liền nhau mà cách quãng nên thời gian di chuyển mất khoảng 15 phút. Quá trình này được thực hiện cho đến khi xe thu gom chứa đầy rác. Khi đó, xe thu gom sẽ được đẩy đến điểm hẹn hay bô rác để chuyển rác sang xe vận chuyển. Cách thức lấy rác Cách thức lấy rác tại các hộ gia đình cũng khác nhau không theo phương thức nhất định. Người thu gom có thể thu gom theo 1 bên đường, vào nhà lấy thùng rác đổ lên xe đồng thời thu lượm phế liệu. Thông thường họ đẩy xe dừng lại tại một vị trí rồi htu gom các nhà xung quanh vị trí này sau đó đẩy xe tới vị trí khác để tiếp tục công việc. Đối với một số tuyến thu gom ở tại các hẻm nhỏ thì việc thu gom sẽ bắt đầu từ cuối hẻm thu gom ngược ra, do con hẻm nhỏ thông thường người thu gom sẽ dùng xe đẩy tay tự chế để đi vào các con hẻm để lấy rác của các hộ dân rồi đẩy ra xe thu gom chính. Một số tuyến chỉ cử đại diện một người thu gom, đi vào hẻm để thu gom rác từ hộ dân. Chủ yếu rác hộ dân được cho vào bịch nylong và để trước nhà để thuận tiện cho người thu gom. Lộ trình và thời gian thu gom: Nhiều tuyến thu gom trên địa bàn quận Bình Tân có sự đức quãng do các hộ đăng ký thu gom một dây rác không liên tục nhau mà cứ cách một khoảng lại có vài nhà đăng ký thu gom, một khoảng lại có nhà không đăng ký thu gom. Việc thu gom thường diễn ra không liên tục làm mất nhiều công sức và thời gian vận chuyển. Các thành phần phế liệu thu lượm trong quá trình thu gom: nhựa, nylong, thủy tinh, kim loại, giấy,... Loại phương tiện Một số đi thu gom với các phương tiện được tài trợ là xe thùng 660 lít (màu vàng) và một số khác làm việc với phương tiện tự trang bị như xe ba gác (1000 – 2000 lít), xe ba bánh, xe thùng tự chế bằng sắt có thể tích khoảng 660 lít. Một số người thu gom còn chế thêm “gộng” sắt cho xe thùng và dùng xe gắn máy kéo. Bên cạnh đó họ còn trang bị một số các đồ dùng, dụng cụ cần thiết cho công việc thu gom của họ như: cuốc, xẻng, cần xé hốt rác,... tùy thuộc vào tính chất công việc và tuyến thu gom của họ. Có nhiều trường hợp trong khi vận chuyển các loại phương tiện tự chế gây cản trở, gây tai nạn giao thông và làm rơi vải số lượng rác trên đường. Dụng cụ bảo hộ lao động: Lực lượng dân lập có trang bị cho mình một số đồ bảo hộ lao động như: đồng phục, ủng, găng tay, khẩu trang, nón,... Tuy nhiên, khi đến điểm khảo sát, chúng ta có thể dễ dàng thấy được một số hình ảnh tiếp xúc trực tiếp với rác, một số công nhân thu gom không cần biết đến các dụng cụ bảo hộ lao động, hay chỉ dùng những dụng cụ không đảm bảo yêu cầu. Sau khi thu gom như vây họ lại ăn uống ngay tại điểm hẹn, bãi tập kết rác nên dễ lây nhiễm bệnh. Hiện nay chỉ có 04 Phường đã thực hiện trang bị đồng phục cho lực lượng thu gom rác dân lập gồm: Tân Tạo, Bình Trị Đông B, Bình Hưng Hòa, Bình Hưng Hòa A. Các Phường còn lại chưa trang bị. Chất lượng vệ sinh Tại các điểm hẹn, các vị trí lấy rác. Rác thường đổ ra làm mất vệ sinh, một số nơi không được quét dọn. Trong quá trình di chuyển, một số trường hợp có sự rơi vải rác trên đường, thậm chí thậm chí còn có nhiều nước rò rỉ gây mùi hôi và làm mất mỹ quan đường phố. Thời gian bắt đầu thu gom Tùy vào từng tuyến đường thu gom của mình mà người thu gom bắt đầu thực hiện công việc thu gom sớm hay muộn. Theo quy định thì việc thu gom diễn ra bắt đầu từ 6 giờ sáng đến 18 giờ là kết thúc. Qua kết quả khỏa sát có ghi nhận được một số trường hợp: trong cùng một tuyến thu gom nhưng hôm nay người này thu gom, mai đến lược người khác, hoặc chỉ trên một đoạn đường ngắn có tới hai chủ xe thu gom khác nhau – điều này gây ra nhiều vấn đề bất lợi cho việc quản lý. Nhiều trường hợp công nhân đi thu gom không đúng giờ quy định, có khi công nhân tới thu gom nhưng không có người dân ở nhà, hoặc đúng giờ người dân bỏ rác ra ngoài nhưng không có người thu gom tới lấy làm mất mỹ quan đường phố. 4.2.2.3 HỆ THỐNG CÁC ĐIỂM HẸN Những nội dung điều tra lần lượt như sau: Số lượng các điểm hẹn trên địa bàn Quận Bình Tân. Địa điểm của các điểm hẹn. Quy trình làm việc tại từng điểm hẹn. Thời gian hoạt động của các điểm hẹn. Khả năng tiếp nhận rác tại các điểm hẹn. Phạm vi phục vụ của điểm hẹn. Khối lượng rác thu gom được tại các điểm hẹn. Chất lượng vệ sinh môi trường tại các điểm hẹn. Trang bị bảo hộ lao động của công nhân. Mức độ ảnh hưởng của điểm hẹn đến người dân và môi trường xung quanh. Số lượng công nhân làm việc tại các điểm hẹn. Thành phần phế liệu được thu gom tại các điểm hẹn. Phương pháp điều tra khảo sát: Tại vị trí các điểm hẹn, rác tiếp tục được thu gom bằng các xe có công suất lớn hơn nhằm giảm chi phí vận chuyển rác. Do đó vai trò của các điểm hẹn là hết sức cần thiết trong hệ thống thu gom vận chuyển rác. Nhằm khảo sát quá trình thu gom rác tại các điểm hẹn, chúng tôi tiến hành làm các công tác sau: Điều tra tất cả các vị trí điểm hẹn (điểm tập kết rác trên địa bàn Quận). Bố trí thời gian khảo sát liên tục trong quá trình diễn ra các hoạt động tại điểm hẹn. Trò chuyện, trao đổi ý kiến với người dân về tính phù hợp của điểm hẹn (vị trí, giao thông, mỹ quan, môi trường,...) Ghi các số liệu cần thiết vào phiếu điều tra. chụp các ảnh cần thiết có liên quan. Kết quả điều tra: Hiện nay trên địa bàn quận Bình Tân có 2 điểm hẹn chính là Bình Long và Tên Lửa. Một số phường vẫn chưa có điểm hẹn. Diện tích tương đối, khoảng 1000m2, số lượng công nhân 25 – 30 người. Thời gian tiếp nhận rác của bãi theo quy định là bắt đầu từ 18 giờ trở đi nhưng trên thực tế khảo sát thì thời gian không xác định. Do các tổ đi thu gom chỉ đi theo giờ đã thương lượng với các hộ dân nên thời gian giao rác tại các điểm hẹn không có giờ thống nhất. Do nhân lực thu gom rác ở từng phường còn chưa đủ đáp ứng nên có nhiều tuyến công nhân thu gom phải thu gom 2 – 3 lần/ngày. Một số công nhân vẫn chưa được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động khi làm việc và cũng không vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn uống tại đây. 4.3 NHẬN XÉT Thuận lợi: Công tác thực hiện thu gom của đa số các tổ đi vào hoạt động tượng đối ổn định, thực hiện thu gom rác đúng lộ trình và tập kết đúng giờ giấc quy định, đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người dân. Hàng tháng và hàng quý, UBND các phường thực hiện hợp giao ban định kỳ với các tổ thu gom rác đã được ban hành Quyết Định thành lập, nhằm đưa ra những giải pháp kịp thời khi gặp khó khăn trong công tác thu gom. UBND phường đã ban hành Quyết Định thành lập các tổ thu gom rác cụ thể ở từng phường, quản lý các tuyến thu gom, xử lý nhanh những thắc mắc cử nhân dân liên quan đến tình trạng thu gom rác. Hiện UBND các phường đang từng bước hướng các tổ thu gom rác đi vào hoạt động theo đúng quy chế đã ban hành. Đồng thời triển khai đến các trưởng ban điều hành khu phố vận động người dân thực hiện đăng ký đổ rác, đảm bảo vệ sinh môi trường chung quanh. Khó khăn: Để thực hiện Quyết Định số 2475/2004/QĐ – UB ngày 10/12/2004 về “phân cấp quản lý dịch vụ thu gom rác dân lập” và Quyết Định số 2494/2004/QĐ – UB ngày 10/12/2004 về việc “ban hành bản quy chế tạm thời về tổ chức hoạt động của lực lượng làm nhiệm vụ thu gom rác dân lập trên địa bàn Quận Bình Tân” UBND 10 phường tiếp nhận đội ngũ thu gom rác từ Công Ty Dịch Vụ Công Ích huyện Bình Chánh. Do đó công tác quản lý và thu gom rác dân lập còn gặp nhiều khó khăn, cụ thể như sau: Lực lượng thu gom rác dân lập đều là người từ các tình thành khác vào nhập cư, không rõ lai lịch địa chỉ nên việc quản lý của phường còn gặp khó khăn. Vẫn còn diễn ra tình trạng “đầu nậu rác” với hình thức một người đứng ra kinh doanh mua lại đường rác, sau đó tự thuê mướn lao động trực tiếp thu gom. Do đó việc quản lý gặp nhiều khó khăn cụ thể như: phường Bình Trị Đông đang gặp khó khăn về hiện tượng “đầu nậu rác” dưới dạng 1 người tự đứng ra mua đường dây đổ rác và thuê người thu gom với mức lương tự khoán không theo đúng quy định. Hiện tượng phường chưa nắm bắt được nhân sự thu gom rác trên các tuyến đường cụ thể phường An Lạc A vẫn còn tình trạng một số tuyến đường thu gom rác dân lập không dưới sự quản lý của phường nhưng vẫn tồn tại và hoạt động công khai. Điều này rất dễ xảy ra việc tranh chấp giữa các tổ thu gom gây khó khăn trở ngại cho tổ thu gom cũng như đối với việc quản lý của phường. Ngoài những yếu tố khó khăn khách quan của UBND các phường do trong tình hình mới của quá trình quản lý thu gom rác dân lập thì một số phường chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý thu gom rác dân lập theo đúng Quyết Định số 2494/2004/QĐ – UB ngày 10/12/2004 cụ thể là Bình Trị Đông, An Lạc A tình hình thu gom rác của các “Tổ thu gom rác dân lập” chưa đi vào hoạt đọng ổn định. Các tổ thu gom rác không thực hiện hợp đồng với các hộ dân, thu gom không có biên lai rõ ràng. Thu gom cả phần rác công nghiệp của các cơ sở sản xuất chung với rác sinh hoạt. Thu gom không đúng lộ trình và giờ giấc quy định, phương tiện thu gom rác do các tổ tự trang bị nên không phù hợp vệ sinh gây mất vẻ mỹ quan đô thị. UBND phường chưa thực hiện giải quyết các khiếu nại của người dân về việc kực lượng thu gom rác dân lập không theo quy định và xử lý các hộ không thực hiện hợp đồng thu gom. 4.4 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ 4.4.1 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Quận chưa áp dụng phân loại rác tại nguồn. Rác được thu gom ở một số các cơ sở nhỏ chưa được phân loại, hầu hết rác sinh hoạt và rác thải nguy hại được gom chung lại. Cũng như một số cơ sở in ấn, cơ sở sữa chữa ô tô, môtô... Các chất thải như lọ chứa mực in, dầu nhớt cũ, thùng chứa dầu nhớt được thải ra ngoài chung với rác thải sinh hoạt. Trình độ văn hóa của nhân viên thu gom đa phần là 5/12 – 9/12. Hầu hết là người nhập cư không phải dân địa phương. Nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn. UBND phường là cơ quan trực tiếp tổ chức quản lý, chỉ đạo điều hành mọi mặt hoạt động của “Tổ thu gom rác dân lập” nhưng vẫn chưa thể hiện rõ được vai trò của mình. Lực lượng thu gom của một số phường vẫn chưa xác định rõ như phường Bình Hưng Hòa, phường Bình Trị Đông. Việc phân công cho từng tổ gặp khó khăn, khối lượng rác trong khu vực sẽ không được thu gom một cách triệt để. Hình thức tuyên truyền vận động người dân trong trương trình “Vì đường phố không rác chưa đạt được hiệu quả cao. Được thể hiện ở việc còn nhiều hộ dân chưa ký hợp đồng thu gom rác. Hầu hết những hộ này bỏ rác ở những khu đất trống và kênh rạch. Trang thiết bị bảo hộ lao động còn thiếu quá nhiều, công nhân thu gom phải làm việc thường xuyên trong môi trường ô nhiễm, họ trực tiếp tiếp xúc với các loại vi trùng, trứng giun,... Nhưng thiết bị bảo hộ thì không đủ đáp ứng có trường hợp người thu gom bị thương như: bị thủy tinh cắt chảy máu, bị vật nhọn đâm trúng,... phải đi bệnh viện gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân. Sự thiếu ý thức của người dân về vấn đề vệ sinh môi trường như vứt rác bừa bãi nơi công cộng và một số nơi khác như cống rãnh, sông rạch, ao hồ,... vô tình tạo nên những bãi rác tự phát nhỏ làm ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan môi trường đô thị. Đồng thời làm ô nhiễm môi trường không khí do phát sinh mùi hôi từ những bãi rác không hợp vệ sinh này. Gây ngập úng sau những cơn mưa kéo dài do lượng rác thải chắn các đường thoát nước mưa làm ách tắt dòng chảy ở các hệ thống cống, kênh rạch gây ô nhiễm nguồn nước. Trên địa bàn Quận hiện tượng “đầu nậu rác” vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để gây khó khăn cho các phường trong việc phân chia khu vực thu gom rác của các tổ như phường Bình Trị Đông, phường Bình Trị Đông B. Một số chủ đầu xe rác dân lập thu phí không đúng qui định. Một số hộ gia đình phải chi trả cho chi phí thu gom là 30.000 – 40.000đ/tháng. Với chi phí như vậy một số hộ đã không chi trả và không ký hợp đồng thu gom họ tự bỏ rác ở nhưng nơi đất trống không tốn chi phí mà vẫn bỏ rác được. Việc xử lý những vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị vẫn chưa thấy áp dụng ở địa bàn Quận dẫn đến hiện tượng bỏ rác bừa bãi chưa hạn chế được. 4.4.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ KỸ THUẬT Không có sự quản lý và bố trí thu gom theo thời gian và các lộ trình hợp lý gây cản trở giao thông. Có một số phương tiện thu gom được công nhân tự chế để tăng thêm diện tích thùng, gây nguy hiểm cho công nhân và người đi đường khi vận chuyển, có khi công nhân cố tình ép rác vào xe dẫn đến hiện tượng vải rác trên đường phố khi gặp mặt đường gồ ghề. Hiệu quả làm việc chưa cao do người thu gom bị động, do phải phụ thuộc vào thời gian lấy rác của xe ép. Ở đây trong quá trình khảo sát có ghi nhận được những trường hợp xe hư không đến lấy rác buộc người thu gom phải ngồi chờ nhiều giờ liên tục để đổ rác. Đặc biệt khi trời mưa nước rác từ các xe ba gác chảy ra đường rất mất vệ sinh. Một số trường hợp bố trí lấy rác thu gom không kịp thời, không hợp lý và không thuận tiện cho việc thu gom dẫn đến việc ngồi chờ đợi đổ rác một cách vô ích và việc phải đi một quãng đường khá xa để đổ rác vừa tốn thời gian và công sức một cách vô ích. Một số con hẻm nhỏ sâu không có người thu gom, người dân phải tự bỏ rác dẫn tới việc trên địa bàn phát sinh một số bãi rác, làm mất vệ sinh môi trường đô thị. Có nhiều tuyến đường công nhân thu gom rác ngày 2 lần, nhưng cũng có một số trường hợp 2 – 3 ngày công nhân không đến thu gom, hoặc thu gom chậm trễ làm cho rác bốc mùi và phát sinh nước cũng như côn trùng gây bệnh. Trong quá trình khảo sát đã chứng kiến trường hợp lực lượng thu gom khi vận chuyển rác về điểm hẹn, vì xe rác quá đầy trong lúc vận chuyển làm rời vải rác ra đường với một số lượng lớn nhưng không dừng lại thu gom gây mất vệ sinh và ảnh hưởng tới hệ thống giao thông trên đường phố. Rác được thu gom và cách trí thời gian thu gom chưa hợp lý, triệt để, tập trung rác tại bãi trung chuyển khá lâu. Một phần lượng rác thải bị thải xuống kênh rạch, sông ngòi trong và ngoài địa bàn Quận còn quá nhiều chưa có biện pháp thu gom và xử lý đúng cách, làm ách tắc dòng chảy, gây ô nhiễm nguồn nước và dịch bệnh lan tràn theo nguồn nước từ nơi này đến nơi khác. Tại các phường, tình hình quản lý thu gom rác qua khảo sát điều tra thực tế cho thấy: Tại đây chủ yếu chỉ có đội dân lập thu gom song tình trạng rác nhìn chung ở các phường chưa được thu gom một cách tích cực. Cần triển khai thêm các đội dân lập để công việc thu gom hoàn chỉnh hơn, nhất là ở các vùng giáp ranh với các quận lân cận. Hiện tại do quá trình chỉnh trang đô thị nên các tuyến đường còn đang thi công dỡ dang, gây rất nhiều khó khăn cho công tác thu gom vận chuyển rác ở một số phường của địa bàn Quận. CHƯƠNG V ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ 5.1 CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ 5.1.1 CÔNG CỤ PHÁP LÝ Xử phạt hành chính: Áp dụng xử phạt hành chính (mức phạt đề gnhị) với các hành vi sau: Biện pháp này áp dụng cho toàn bộ địa bàn Quận Bình Tân: Vứt rác bừa bãi nơi công cộng: phạt 50.000 đồng/lần, nhặt rác trở lại vào thùng. Vứt rác xuống dòng nước: phạt 60.000 đồng/lần, nhặt lại bỏ vào thùng. Các cơ quan trường học nào không thực hiện tốt việc thu gom rác, gây mùi hôithối cho môi trường xung quanh, phạt 200.000 đồng/lần vi phạm, sau đó phải quét dọn cho thạt sạch và bỏ rác vào đúng nơi qui định, nếu tái phạm sẽ tăng mức phạt lên cao hơn nữa. Để có sự chấp thuận của cộng đồng, cần tiến hành lắp đặt nhiều thùng rác công cộng hơn nữa, thực hiện vệ sinh đường phố và các nơi công cộng sạch và thường xuyên hơn. Các tổ thu gom rác cũng cần có nhận thức: quét cho sạch, thu gom hết rác để người dân thấy đó mà noi theo. Muốn tiến hành biện pháp trên thì mỗi phường phải thành lập 1 tổ, tổ này được gọi là công an môi trường. Phải am hiểu về môi trường và có chứng nhận đẫ qua khóa đào tạo. Mỗi nhóm có thể có 2 – 3 người. Một số văn bản pháp luật liên quan đến quản lý rác thải như sau: Quy chế quản lý chất thải rắn (rác thải đô thị) của UBND thành phố có nêu rõ: Điều 1: Đối với rác sinh hoạt: được thải ra từ các sinh hoạt hằng ngày như: ăn, ở, làm việc, buôn bán. Đối với rác xây dựng: được thải trong quá trình xây dựng, phá dỡ, cải tạo các công trình như xà bần, đất cặn, bùn cống, nhánh cây. Đối với rác y tế: được thải trong quá trình chữa bệnh như bông, băng, kim tiêm, bộ phận người bệnh bị cắt bỏ. Điều 2: Phí vệ sinh là khoản đống góp bắt buộc, mọi các nhân và các tổ chức trên địa bàn Tp.HCM đều có nghĩa vụ nộp tiền lấy rác theo phường thức căn cứ vào hộp đồng thực hiện dịch vụ lấy rác do ngành vệ sinh (kể cả rác dân lập) ký trực tiếp với mỗi hộ dân, đại diện tập thể đơn vị,... Điều 3: Mọi cá nhân, tổ chức (kể cả cá nhân, tổ chức nước ngoài) đang sinh sống, hoạt động trên địa bàn Tp.HCM đều phải chấp hành nghiêm chỉnh các qui định trong quy chế này. (Nguồn trích quy chế quản lý chất thải rắn) Tại điều 7 điểm C trong pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Nghị định 49/CP ban hành ngày 15 thánh 8 năm 1996 của chính phủ: “Cấm vứt rác, xác động vật, chất thải hoặc bất cứ vật gì gây ô nhiễm ra nơi công cộng hay vào chỗ có vòi nước giếng, nước ăn, ao đầm, hồ mà thường ngày người dân sử dụng trong sinh hoạt đều được xử lý theo pháp luật”. Điều 27 nghị định 175/CP ngày 8 tháng 10 năm 1994 của CP về hướng dẫn thi hành luật BVMT quy định: “1. Mọi cơ sở sản xuất kinh doanh, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng có các chất thải ở dạng rắn, lỏng, khí cần xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường khi thải ra ngoài cơ sở mình, công nghệ xử lý các loại chất trên phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. 2. Chất thải sinh hoạt tại các Tp đô thị, khu công nghiệp cần được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy chế quản lý chất thải. 3. Chất thải có chứa vi sinh vật, vi trùng gây bệnh cần phải được xử lý nghiêm ngặt trước khi thải vào các khu chứa chất thải công cộng theo quy định hiện hành. 4. Chất thải các loại hóa chất độc hại, khó phân hủy phải được xử lý theo công nghệ riêng, không được thải vào các khu chứa chất thải sinh hoạt.” Quy định 126/2004/CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà: Điều 33: Xử phạt tổ chức, cá nhân vi phạm về thu gom, vận chuyển và đổ rác thải: “1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đến 100.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân đổ rác không đúng nơi quy định. 2. Phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân thu gom vận chuyển không đúng nơi quy định. 3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp sau: Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra. Buộc thực hiện đúng qui định về an toàn, bảo vệ môi trường,...” QĐ 5424 của UBND Thành phố về việc đưa hoạt động “làm rác dân lập” vào thực hiện theo quy chế thống nhất chung toàn Thành Phố... Như vậy nhờ công cụ pháp lý, ta có thể quản lý rác từ nguồn phát sinh. 5.1.2 CÔNG CỤ KINH TẾ Hệ thống ký quỹ hoàn trả Ký quỹ hoàn trả là một công cụ kinh tế khá hiệu quả trong việc thu hồi lại các sản phẩm sau khi đã sử dụng để tái chế hoặc tái sử dụng, đồng thời cũng tạo ra một nguồn kinh phí đáng kể để chi trả cho việc xử lý các chất thải loại bỏ sau khi sử dụng. Ký quỹ hoàn trả nghĩa là người tiêu dùng phải trả thêm một khoản tiền khi mua sản phẩm (đó coi như là tiền thế chân cho bao bì sản phẩm). Khi những người tiêu dùng hay những người sử dụng các sản phẩm ấy, trả bao bì và các phế thải của chúng cho người bán hay một trung tâm nào đó được phép để tái chế hoặc để thải bỏ, thì khoản tiền ký quỹ của họ sẽ được hoàn trả lại. Hiện tại, ta có thể áp dụng hệ thống ký quỹ hoàn trả cho các sản phẩm hoặc là bền lâu hoặc là có thể sử dụng lại hoặc là không bị tiêu hao, tiêu tán trong quá trình tiêu dùng như bao bì của đò uống, các bình ắc qui, xi măng, bao bì đựng thức ăn gia súc,... Phí sản phẩm Phí sản phẩm là phí được công thêm vào giá các sản phẩm khi sử dụng những sản phẩm gây ra ô nhiễm hoặc là ở giai đoạn sản xuất, hoặc ở giai đoạn tiêu dùng (sảm phẩm sẽ sinh ra chất thải không trả lại được). Phí sản phẩm sẽ được đánh vào phân bón, thuốc trừ sâu, nguyên vật liệu, lốp xe, dầu nhờn, xăng, bao bì,... Hiện nay chúng ta cũng đã sử dụng hình thức này đó là bán xăng, dầu được thực hiện bằng cách định giá bán xăng, dầu trong đó cộng thêm khoản lệ phí gia thông. Hiệu quả của phí đánh vào sản phẩm hoặc đầu vào của sản phẩm phụ thuộc vào sự có được các vật phẩm thay thế nghĩa là áp dụng công cụ này khuyến khích chủ sản xuất không dùng những nguyên vật liệu mà tạo ra bao bì gây ô nhiễm để tăng phần doanh thu do thu hút được nhiều người tiêu dùng bên cạnh đó người tiêu dùng cũng sẽ mua được sản phẩm tuy mắc hơn nhưng lại có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng. Nhìn chung, phí sản phẩm ít có tác dụng kích thích giảm thiểu chất thải, trừ khi mức phí được năng cao đáng kể. Lệ phí thu gom Nên áp dụng thu lệ phí thu gom theo đầu người trong mỗi hộ gia đình: Mức phí là 10.000 đồng/hộ/tháng đối với các hộ dân thường. Mức phí là 20.000 đồng/hộ/tháng đối với các biệt thự. Nhà nước cũng phải bao cấp một phần chi phí thu gom quét dọn rác, đặc biệt đối với các khu vực công cộng. 5.2 SỰ HỖ TRỢ CỦA CỘNG ĐỒNG 5.2.1 VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG Con người là tế bào xã hội, trách nhiệm của nhà nước là bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống tốt đẹp cho con người. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của trách nhiệm này là thu gom và thải bỏ rác ở các nơi công cộng trong Thành Phố cũng như trong địa bàn Quận nhằm giữ đường phố luôn sạch đẹp và đảm bảo cho sức khỏe của người dân được tốt hơn. Hiện nay, một số quốc gia cũng đã sử dụng các hệ thống tinh vi cho công tác thu gom, phân loại rác nhưng cũng không giải quyết được tình trạng rác thải này. Do đó, cần thiết phải cần có sự hợp tác, sự chung sức của công đồng dân cư và các cơ quan trong một nhiệm vụ cùng làm cho thế giới chúng ta sạch đẹp, đó cũng là ước mơ của toàn nhân loại trong một thế giới với sự bùng nổ dân số và các ngành công nghiệp hiện đại. Không có sự góp sức của cộng đồng thì sẽ vẫn còn thấy rác rơi vãi trên lề đường, trong hẻm, góc chợ, thậm chí cả sau nhà của chính họ đang sống. Sự hỗ trợ của công đồng nên tập trung vào các vấn đề sau: Đổ rác đúng giờ tại nơi mà xe thu gom rác sẽ đến thu rác. Không vứt rác ra đường và tại những nơi công cộng hay chung quanh các thùng rác ở Thành Phố. Thu gom rác trong nhà của các hộ dân nên đặt trong 2 thùng rác riêng biệt: Một thùng màu nâu đựng ve chai, kim loại, sành sứ, giấy carton,... Một thùng màu xanh đựng thức ăn thừa, vỏ trái cây, hoa quả hư thối,... và lưu ý trong mỗi thùng cần phải có đặt vào bao bì đúng cách. Tuy nhiên, để tăng phần góp sức của cộng đồng trong vấn đề vệ sinh cá nhân. Ta nên thêm vào những cách sau: Phần thưởng, có thể thực hiện các cách sau: Đưa ra các giải thưởng bằng tiền hoặc quà cho việc vệ sinh cá nhân của các hộ. Tuy nhiên, phương pháp này hơi tốn kém và cũng không nên làm vì khi không có phần thưởng thì họ không có cố gắng thi đua thực hiện. Cung cấp miễn phí túi nylong, thùng rác nhỏ hoặc lớn để khuyến khích họ phân loại rác cho tốt. Cách này cũng không tốn kém vì ta có thể thu thêm một ít vào lệ phí thu gom rác. Xử phạt khi xả rác ở nơi công cộng, phần này đã nêu ở phần trên. Phương pháp này có thể làm cho dân thực hiện tốt hơn vì họ sợ mất tiền trong khi chỉ cần bỏ vào đúng chỗ là xong. Một ví dụ điển hình của loại hình này là ở Singapore: vứt một mẫu thuốc lá ra đường sẽ bị phạt đến 100 đôla Singapore. Bằng cơ sở hợp tác, tự nguyện. Phương pháp này đòi hỏi phải giáo dục cộng đồng để họ thay đổi nhận thức của họ trong vấn đề vệ sinh cá nhân như là một lối sống tự nhiên. 5.2.2 NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG Phân loại chất thải rắn tại nguồn là một chương trình mới liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau trong công đồng xã hội. Trong đó sự tham gia của công đồng đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, việc triển khai phân loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn Quận Bình Tân cần được triển khai từng bước để có thể kịp thời điều chỉnh và thu được nhiều thành công. Lực lượng nòng cốt trong tuyên truyền và thực hiện chương trình bao gồm: Đơn vị thu gom dân lập. Đoàn viên thanh niên. Tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố. Phương tiện tuyên truyền: Tuyên truyền bằng truyền hình, đài phát thanh, báo trí, internet. Tuyên truyền bằng xe truyền thông cổ động. Tuyên truyền bằng băng rôn, áp phích, tờ rơi,... 5.3 DỰ BÁO DÂN SỐ VÀ TỐC ĐỘ PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN QUẬN BÌNH TÂN – TP.HCM ĐẾN NĂM 2020 Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống xã hội của người dân ngày càng được nâng cao và kéo theo tốc độ thải rác của mỗi người cũng tăng. Nói chung, tốc độ thải rác tính theo đầu người phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: mức sống, mức đô thị hóa, nhu cầu và tập quán sinh hoạt của người dân. Hiện nay, quận chưa có hệ thống thu gom rác hoàn chỉnh nên việc dự đoán khối lượng dựa vào số liệu thống kê rất dễ dẫn đến sai số rất lớn. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn tính khối lượng chất thải rắn sinh hoạt sẽ dựa trên ước tính theo dân số. Để phục vụ ch việc tính toán khối lượng rác cần phải dự đoán dân số của quận từ nay cho đến năm 2020 (từ 2006 – 2020) 5.3.1 DỰ BÁO DÂN SỐ ĐẾN NĂM 2020 Bảng 17. Dân số trên các phường – Quận Bình Tân năm 2006 Phường Diện tích (km2) Dân số (người) AN LẠC 4590,939 20.774 AN LẠC A 1406,534 23.461 BÌNH TRỊ ĐÔNG 3462,119 41.677 BÌNH TRỊ ĐÔNG A 3950,293 22.173 BÌNH TRỊ ĐÔNG B 4624,088 18.390 BÌNH HƯNG HÒA 4701,943 24.436 BÌNH HƯNG HÒA A 4244,991 49.157 BÌNH HƯNG HÒA B 7523,646 19.727 TÂN TẠO 5661,625 26.955 TÂN TẠO A 11721,733 18.661 Tổng 51.887,733 265.411 Theo Euler, có thể tính sự tăng trưởng dân số theo phương trình: Trong đó dân số của năm trước năm cần tính (người) dân số năm cần tính (người) r tốc độ gia tăng dân số hàng năm (%), r = 4,76% khoảng thời gian (năm), = 1 Bảng 18. Dân số đô thị Quận Bình Tân từ năm 2006 – 2020 Năm Tốc độ gia tăng dân số (%) Dân số (người) 2006 4,76 2007 4,76 278.345 2008 4,76 291.909 209 4,76 306.135 2010 4,67 321.054 2011 4,76 336.669 2012 4,76 353.076 2013 4,76 370.282 2014 4,76 388.326 2015 4,76 407.250 2016 4,76 427.097 2017 4,76 447.911 2018 4,76 469.739 2019 4,76 492.631 2020 4.76 516.638 5.3.2 DỰ BÁO DIỄN BIẾN KHỐI LƯỢNG RÁC THẢI ĐẾN NĂM 2020 Theo bảng kết quả thống kê tốc độ phát sinh rác trên địa bàn Quận Bình Tân có tần suất xuất hiện nhiều nhất là khoảng (0,61 – 0,70) Kg/người.ngđ, cho thấy tốc độ phát sinh rác thải bình quân đầu người 0,64 Kg là rất phù hợp. Hệ số này tương đối phù hợp với hệ số phát thải bình quân đầu người của các khu đô thị của Tp.HCM. Dựa vào kết quả thống kê được ta chọn tốc độ phát thải là 0,64 người/ngđ trong giai đoạn từ 2006 – 2012, và tốc độ phát thải là 0.7 người/ngđ trong giai đoạn từ 2013 – 2020. Hình 3. Biểu đồ dân số Bảng 19. Dự báo diễn biến khối lượng rác sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân từ năm 2007 – 2020 Năm Dân số (người) Tốc độ thải (người/ngđ) Lượng rác thải (tấn/ngày) Mức độ thu gom dự kiến (%) Lượng rác được thu gom Tấn/ngày Tấn/năm 2006 265.411 0,64 169,863 82 139,288 50.840,007 2007 278.345 0,64 178,141 82 146,075 53.317,541 2008 291.909 0,64 186,822 82 153,194 55.915,753 2009 306.135 0,64 195,926 82 160,660 58.640,772 2010 321.054 0,64 205,475 82 168,489 61.498,536 2011 336.669 0,64 215,468 82 176,684 64.489,620 2012 353.076 0,64 225,969 82 185,294 67.632,414 2013 370.282 0.7 259,197 90 212,542 77.577,782 2014 388.326 0.7 271,828 90 222,899 81.358,180 2015 407.250 0.7 285,075 90 233,762 85.322,948 2016 427.097 0.7 298,968 90 245,154 89.481,092 2017 447.911 0.7 313,538 90 257,101 93.841,834 2018 469.739 0.7 328,817 90 269,630 98.415,018 2019 492.631 0.7 344,842 90 282,770 103.211,121 2020 516.638 0.7 361,647 90 269,550 108.240,827 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Với mục tiêu là đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt Quận Bình Tân nhằm đưa ra các giải pháp khống chế ô nhiễm. Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu rút ra được những kết luận: Chất thải rắn đô thị chưa thể áp dụng việc phân loại rác tại nguồn. Thông thường mọi loại chất thải đều được đổ thải lẫn lộn, gây hậu quả nghiêm trọng, lâu dài tới môi trường và con người đặc biệt là những người trực tiếp thu gom và xử lý. Việc thu gom rác còn tồn tại nhiều mặt hạn chế: Ý thức của người dân chưa cao, vứt rác bừa bãi gây mất mỹ quan và vệ sinh môi trường. Phương tiện thu gom, vận chuyển vừa thiếu vừa lạc hậu, bảo dưỡng kém, nhiều xe thu gom đã bị xuống cấp và hư hỏng nặng, không đảm bảo an toàn khi di chuyển gây mất mỹ quan Quận, dễ gây tai nạn giao thông và để rác rơi vãi ra đường phố. Việc bố trí các điểm hẹn không hợp lý. Một số phường hiện nay vẫn chưa có điểm hẹn phải mất một khoảng thời gian để tới điểm hẹn của phường lân cận. Từng phường không quản lý được các tổ rác dân lập do có đầu nậu đứng sau nên nhân sự thường xuyên thay đổi, do đó việc phân chia lại khu vực thu gom rác gặp nhiều khó khăn. Các tổ rác dân lập thu tiền trực tiếp của các hộ dân nên việc áp dụng biện pháp chế tài gặp nhiều khó khăn. Nhiều hộ gia đình vẫn chưa được thu gom, hầu như rác của các hộ này đều được bỏ tập trung tại các khu đất trống lân cận. Hiện tại do quá trình chỉnh trang đô thị nên các tuyến đường còn đang dỡ dang, gây khó khăn cho công tác thu gom vận chuyển rác trên địa bàn. Thực tế cho thấy trong thời gian vừa qua, chất thải rắn sinh hoạt đã góp phần không nhỏ vào việc làm tăng thêm mức độ ô nhiễm môi trường. Nếu không được quản lý chặt chẻ tại từng khâu thu gom – vận chuyển – xử lý. Hậu quả là có nhiều sự cố trong những năm gần đây. Dựa vào dự báo tải lượng chất thải rắn sinh hoạt thì theo đà tăng trưởng chung về kinh tế, tác giả dự đoán tải lượng chất thải rắn sinh hoạt của quận năm 2020 là 108.204,827 tấn/năm (năm 2006 là 50.840,007 tấn/năm) tăng gấp 2 lần. Nhưng hiện tại quận chỉ thu được khoảng 80 – 85 %, số lượng rác còn lại sẽ được thải thẳng xuống kênh rạch ao hồ. KIẾN NGHỊ Nhằm nâng cao hiệu quả của việc quản lý rác dân lập tại Quận Bình Tân, em đưa ra một số đề xuất dựa trên các kết quả điều tra thực tế sau: Thay đổi quy chế tạm thời về quản lý lực lượng thu gom rác dân lập do chủ trương của phường là giải tán các tổ rác dân lập hiện tại và ký hợp đồng với chủ đường rác và phường sẽ tập trung quản lý đối tượng này để tránh hiện tượng đầu nậu rác gây khó khăn trong việc thu gom. Cần quan tâm đầu tư nhiều hơn vào việc thu gom, vận chuyển. Đầu tư đổi mới trang thiết bị. Có các biện pháp quản lý thích hợp hơn đối với vấn đề VSMT hiện tại ở các nơi như khu công cộng, các kênh rạch và các bãi rác không đúng nơi quy định trên địa bàn quận. UBND Thành phố nói chung và UBND Quận Bình Tân nói riêng phải có chính sách cụ thể cho chương trình nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn sắp tới, Quận Bình Tân cần phải quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên môn và quản lý của Quận, cũng như tăng cường trang thiết bị phục vụ cho hoạt động quản lý môi trường trên địa bàn. Thực hiện công tác thu gom và hạn chế đến mức tối đa các bãi rác tự phát nhắm hạn chế hiện trạng ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra cũng như làm đẹp cảnh quan đô thị trong khu vực.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG CHINH.doc
  • bakBAN DO.bak
  • dwgBAN DO.dwg
  • docBIA LVAN.doc
  • docDANH MUC CAC BANG.doc
  • docDANH MUC CAC HINH.doc
  • docDANH MUC VIET TAT.doc
  • docLOI CAM ON.doc
  • docMUC LUC.doc
  • docNHIEM VU.doc
  • docPHU LUC 1.doc
  • docPHU LUC 2.doc
  • docPHU LUC 4.doc
  • docTAI LIEU THAM KHAO.doc
Tài liệu liên quan