Luận văn Phân tích thống kê tình hình tiền lương - thu nhập tại Xí nghiệp Vật liệu Hoá chất

Trong mấy năm qua, do nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quản lý quỹ lương và công tác trả lương theo sản phẩm, nắm vững những nguyên tắc cơ bản và biết vận dụng các biện pháp tổ chức thực hiện Xí nghiệp Vật liệu Hoá Chất đã khắc phục khó khăn, tiến hành có hiệu quả công tác quản lý tiền lương, đảm bảo được việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất, vừa tiết kiệm được quỹ lương, vừa tiết kiệm được lao động. Tuy nhiên, trong công tác quản lý tiền lương và trả lương theo sản phẩm còn tồn tại nhiều vấn đề rất đáng chú ý là việc lập kế hoạch tiền thiếu chính xác, việc chỉ đạo thực hiện còn lỏng lẻo, thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các ngành có liên quan. Từ đó gây ra nhiều lãng phí về vốn và nhân lực, đặc biệt là làm cho tốc độ tăng tiền lương thường cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động.

doc77 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích thống kê tình hình tiền lương - thu nhập tại Xí nghiệp Vật liệu Hoá chất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các anh hùng liệt sĩ Bắc Sơn, chống thấm hầm đèn Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, khách sạn Thắng Lợi Hà Nội... 3. Đặc điểm tổ chức sản xuất Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật Xí nghiệp Vật liệu Hoá chất cũng không ngừng lớn mạnh. Hiện tại xí nghiệp có đội ngũ công nhân lành nghề được đào tạo cơ bản để có thể thi công được các công trình với tầm cỡ lớn và trên mọi miền đất nước. Đội ngũ công nhân công trình được chia thành bốn đội: thi công lưu động và ba xưởng sản xuất + Xưởng mạ điện phân đặt tại trụ sở chính của xí nghiệp với 50 công nhân làm việc liên tục 3 ca/ngày + Xưởng mạ nhúng tại công ty cơ khí xây dựng Đại Mỗ với đội ngũ 50 cán bộ công nhân + Xưởng sản xuất vật liệu Composite đặt tại Tân Lập- Đan Phượng-Hà Tây với 50 công nhân làm việc 2 ca/ngày Các xưởng sản xuất gồm một quản đốc phân xưởng, một phó quản đốc phân xưởng, từ 1-2 nhân viên kỹ thuật, 1 thủ kho và khoảng 40 công nhân + Các đội công trình gồm 1 đội trưởng, 1 đội phó và từ 20 đến 25 công nhân( tuỳ theo quy mô và tính chất của từng công trình) Đội trưởng: phụ trách chung toàn đội, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về chất lượng công trình, tiến độ thi công và an toàn lao động trong toàn đội Đội phó: trợ giúp đội trưởng trong việc cung ứng, quản lý vật tư, theo dõi quá trình thi công, đồng thời quản lý các thành viên trong đội 4. Đặc điểm quy trình công nghệ 4.1 Quy trình mạ - Ngâm sản phẩm cần mạ vào bể axit HCL có nồng độ 7-8% - Đánh rỉ trên sản phẩm bằng cát vàng và bàn chải - Làm sạch hết hoá chất, cát bẩn và rỉ sắt qua 3 bể nước - Nhúng sản phẩm mạ vào bể trợ dung từ 2-3 phút - Cho sản phẩm vào lò để sấy khô - Nhúng sản phẩm(đã khô) vào bể mạ kẽm nóng chảy ở nhiệt độ 450-4550C - Nâng sản phẩm khỏi bể mạ rồi nhúng sản phẩm vào bể làm mát - Thụ động hoá bề mặt sản phẩm bằng dung dịch Cr2 nồng độ 1% Lớp kẽm bám trên bề mặt sản phẩm sau khi mạm đạt chiều dày từ 80- 120Mm, màu trắng ánh xanh, có tác dụng bảo vệ sản phẩm lâu dài trong mọi điều kiện thời tiết. 4.2 Quy trình sản xuất vật liệu Coposite - Tạo khuôn: căn cứ vào yêu cầu của khách hàng, phòng kỹ thuật thiết kế sản phẩm mẫu và giao cho xưởng CPs để làm khuôn theo đúng thiết kế. - Chống dính khuôn: dùng Wat 8 lau lên bề mặt khuôn. - Tạo bóng: Dùng gelcoat phun lên bề mặt khuôn (trên bề mặt Wat 8). Lớp gelcoat này còn có tác dụng chống tia tử ngoại và tạo màu sắc cho sản phẩm - Tạo hình sản phẩm: Vải mát thuỷ tinh được đặt vào khuôn (từ 2 đến 3 lớp tuỳ theo độ dày cần phải đạt được của sản phẩm), dùng keo (đã hoà lẫn với đóng rắn) đắp lê lớp vải mát. Dùng con lăn miết kỹ trên bề mặt sản phẩm để tránh tạo bọt và tách lớp. - Để sản phẩm khô, lấy ra khỏi khuôn rồi cắt bỏ lớp ba via, dùng giấy ráp đánh nhẵn bề mặt cắt. - Lắp đặt thử tại xưởng để kiểm tra. Sản phẩm sản xuất bằng vật liệu Coposite có ưu điểm bền đẹp, chịu được sự va đập mạnh, trọng lượng nhẹ, không bị phai màu trong quá trình sử dụng... 5. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Do đặc điểm tổ chức sản xuất của xí nghiệp là các công trình, các sản phảm của xí nghiệp phục vụ cả hai miền Bắc và Nam, xí nghiệp cũng thi công nhiều công trình ở phía Nam vì vậy ngoài trụ sở chính ở Hà Nội gồm ban giám đốc và 4 phòng chức năng xí nghiệp còn có một văn phòng đại diện đặt tại TP Hồ Chí Minh. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận: - Ban giám đốc +Giám đốc: phụ trách điều hành chung các công việc của xí nghiệp + Phó giám đốc: giúp giám đốc theo dõi tình hình cụ thể của từng bộ phận - Các phòng ban chức năng + Phòng kế hoạch: lập kế hoạch, điều độ sản xuất và theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng đã ký kết + Phòng kỹ thuật: quản lý kỹ thuật, lập dự toán Ban giám đốc Phòng kế toán Văn phòng đại diện Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch Xưởng mạ nhúng Các đội công trình Xưởng mạ điện phân Xưởng Coposite + Phòng kế toán: hạch toán kế toán, kiểm tra và phân tích các hoạt động kinh tế Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy quản lý 6.Thực trạng kinh doanh của xí nghiệp Bảng 1: Tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 1. Tổng giá trị sản xuất (Tr.đ) 10.746 12.752 13.978 17.206 2.Tổng doạnh thu (Tr.đ) 9.107 11.579 12.973 15.073 3.Tổng chi phí (Tr.đ) 8.809 11.225 12.569 14.504 4.Lợi nhuận (Tr.đ) 298 354 404 569 5. Lao động (người) 137 159 167 198 6. Năng suất lao động (Tr.đ/ng) 78,44 80,2 83,7 86,9 7.Thu nhập bq một lao động/tháng (Tr.đ/ng) 0,572 0,580 0,598 0,610 Mặc dù mới thành lập nhưng bằng khả năng và nỗ lực của chính mình xí nghiệp đã và đang phát triển không ngừng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, từng bước khẳng định uy tín của mình trên thị trường. Điều đó thể hiện ở tổng gía trị sản xuất, doanh thu, lợi nhuận của công ty tăng lên qua các năm, kéo theo sự tăng lên của lao động. Qua đó, góp phần vào việc giải quyết việc làm cho người lao động. Thu nhập bình quân đầu người ở mức cao và liên tục tăng góp phần cải thiện cuộc sống cho người lao động, nâng cao mức thu nhập trung bình trong xã hội Để thể hiện điều này ta lấy hai năm 2000-2001 để phân tích: Nhìn vào bảng ta thấy tổng giá trị sản xuất tăng lên qua hai năm. Năm 2001 tổng giá trị sản xuất đạt 17.206 triệu đồng tăng so với năm 2000 là 3.228 triệu đồng hay 23,09% Tổng doanh thu của xí nghiệp cũng tăng lên qua hai năm 2000- 2001. Năm 2001 tổng doanh thu đạt 15.073 triệu đồng tăng so với năm 2000 là 2.064 triệu đồng hay 16,19%. Mặc dù mới chỉ thành lập nhưng qua kết quả trên ta thấy được sự phát triển trong sản xuất của xí nghiệp. Mặt khác, xí nghiệp trực thuộc Bộ Quốc Phòng cho nên có một số sản phẩm xí nghiệp sản xuất ra thuộc vào loại mới của Việt Nam và là sản phẩm độc quyền không có sự cạnh tranh trên thị trường nên sản phẩm của xí nghiệp ít được thay đổi mẫu mã, kiểu dáng do đó có phần nào hạn chế hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian tới xí nghiệp cần có chính sách và biện pháp để khắc phục những khó khăn để nâng cao hiệu quả sản xuất hơn nữa. Tổng chi phí sản xuất năm 2001 là 14.504 triệu đồng tăng so với năm 2000 là 1.935 triệu đồng hay 15,4%. Như trên ta thấy doanh thu năm 2001 tăng 16,19% so với năm 2000 như vậy tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu. Điều đó tốt cho xí nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Nhưng do xí nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm có hoá chất độc hại ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống xung quanh, vì vậy xí nghiệp cần phải tăng nhiều chi phí cho việc cải tiến máy móc, trang thiết bị và cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Do đó chi phí của xí nghiệp có phần tăng lên, điều này sẽ không tốt cho xí nghiệp vì vậy trong thời gian tới xí nghiệp cần phải hạn chế mức độ ô nhiễm khi sản xuất sản phẩm. Lợi nhuận của xí nghiệp chính là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh mà xí nghiệp đạt được.Năm 2001 lợi nhuận đạt 569 triệu đồng tăng so với năm 2000 là 165 triệu đồng hay 40,84%. Từ những con số này ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp tương đối tốt, lợi nhuận thường xuyên tăng lên so với kế hoạch. Điều đó tạo điều kiện cho xí nghiệp mở rộng sản xuất, đầu tư nâng cao cơ sở sản xuất, tăng vốn sản xuất kinh doanh. Để tăng lợi nhuận, xí nghiệp đã không ngừng tăng hết khả năng của lao động thông qua việc sử dụng lao động và nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên đi đôi với việc nâng cao trình độ nghiệp vụ tổ chức hợp lý cán bộ. Bảng 2: Biến động lao động bình quân của xí nghiệp thời kỳ 1995 – 2001 Chỉ tiêu Năm Lao động bình quân (người) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (người) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (giảm) (%) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 1995 60 - - - - - - 1996 71 11 11 118,33 118,33 18,33 18,33 1997 95 24 35 133,80 158,33 33,80 58,33 1998 137 42 77 144,21 228,33 44,21 128,33 1999 159 22 99 116,05 265 16,05 165 2000 167 8 106 105,03 280 5,03 180 2001 198 31 138 118,56 330 18,56 230 Bình quân 23 122,01 22,01 Trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, lao động là yếu tố có tính chất quyết định nhất, sử dụng tốt nguồn lao động biểu hiện trên các mặt số lượng và thời gian lao động, tận dụng hết khả năng lao động kinh tế của người lao động là một yếu tố hết sức quan trọng làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đặc điểm của trang thiết bị, công nghệ như ngày nay, đòi hỏi đội ngũ cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp phải có trình độ cao. Số lượng lao động và chất lượng lao động là một trong những yếu tố cơ bản quyết định quy mô kết quả sản xuất kinh doanh, chất lượng lao động được biểu hiện bằng một số chỉ tiêu như : năng suất lao động, bậc thợ, tỷ lệ công nhân kỹ thuật. Trong đó, năng suất lao động được đánh giá là sự biểu hiện rõ nhất, tập trung nhất của chất lượng lao động. Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình tiền lương - thu nhập tại xí nghiệp vật liệu hoá chất Phân tích cơ cấu tiền lương - thu nhập của lao động trong xí nghiệp Thu nhập của người lao động là tất cả những khoản thu mà người lao động nhận được từ việc cung ứng lao động của mình. Bao gồm cả tiền lương, tiền công, tiền thưởng, tiền ăn ca. Thu nhập của người lao động gồm hai phần: tiền lương cơ bản và các khoản thu khác. Trong đó, tiền lương cơ bản chiếm tỷ trọng lớn. Tuỳ theo điều kiện từng ngành, từng vùng, đặc điểm phong tục tập quán, thời điểm mà doanh nghiệp thay đổi thu nhập của người lao động đối với tỷ trọng các bộ phận chi phí hợp lý, nhằm khai thác tối đa có hiệu quả tinh thần lao động của người lao động, cũng như điều chỉnh cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Theo xu hướng chung hiện nay của các doanh nghiệp là: tỷ trọng tiền lương so với thu nhập càng giảm, các khoản thu khác ngoài lương thì tăng lên. Số liệu của xí nghiệp cho ta thấy điều đó. Bảng 3: Cơ cấu thu nhập của lao động trong xí nghiệp Đối tượng 2000 2001 Tổng thu nhập (ng.đ) Tiền lương Tiền thưởng Các khoản khác Tổng thu nhập Tiền lương Tiền thưởng Các khoản khác Trị số (ng.đ) Tỷ trọng Trị số (ng.đ) Tỷ trọng Trị số (ng.đ) Tỷ trọng Trị số (ng.đ) Tỷ trọng Trị số (ng.đ) Tỷ trọng Trị số (ng.đ) Tỷ trọng 1.CNTTSX 6448 5202 80,68 303 4,69 943 14,62 6588 5322 80,78 343 5,2 923 14,01 2.NVQL 8880 7122 80,2 622 7 1137 12,8 9223 7402 80,25 650 7,05 1171 12,7 Qua bảng cơ cấu thu nhập ta thấy tỷ trọng tiền lương trong tổng thu nhập chiếm tỷ lệ rất cao, qua đó ta cũng thấy tỷ trọng tiền lương của CNTTSX cao hơn của Mặt khác, việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng của xí nghiệp cho đến nay chưa có tác dụng khuyến khích người lao động phát huy hết khả năng lao động của mình. Năm 2001 so với năm 2000 tỷ trọng tiền thưởng của NVQL có phần tăng lên nhưng không đáng kể. Ngược lại tỷ trọng các khoản khác của CNTTSX giảm do xí nghiệp đã giảm mức phụ cấp độc hại bằng việc xí nghiệp đã mua sắm các trang thiết bị hiện đại và các thiết bị bảo hộ để tránh tối đa mức độc hại trong quá trình sản xuất. Chứng tỏ xí nghiệp đã có sự quan tâm đến điều kiện làm việc của người lao động, giúp cho người lao động an tâm lao động để thu được năng suất cao hơn. Cơ cấu thu nhập của lao động trong xí nghiệp được thể hiện qua biểu đồ sau: Cơ cấu thu nhập bình quân của CNTTSX Cơ cấu thu nhập bình quân của NVQL 2.Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích biến động của các chỉ tiêu 2.1 Phân tích biến động tổng quỹ lương Bảng 4: Biến động tổng quỹ lương của xí nghiệp thời kỳ 1995 – 2001 Chỉ tiêu Năm Tổng quỹ lương (ng.đ) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (ng.đ) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (giảm) (%) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 1995 291456 - - - - - - 1996 368837 77381 77381 126,55 126,55 26,55 26,55 1997 501788 132951 210332 136,04 172,16 36,04 72,16 1998 752614 250826 461158 149,98 258,23 49,98 158,23 1999 887857 135243 596401 117,97 304,63 17,97 204,63 2000 964705 76848 673249 108,66 331 8,66 231 2001 1168184 203479 876728 121,09 401 21,09 301 Bình quân 146121,33 126,034 26,034 Qua bảng 4 ta thấy tổng quỹ lương qua các năm đều tăng nhưng xét tốc độ tăng ta thấy từ năm 1998 đến năm 2000 tốc độ tăng liên hoàn giảm dần. Cụ thể, năm 1998 tốc độ tăng đạt 49,99 % , đến năm 2000 giảm xuống còn 8,66 %. Điều đó chứng tỏ xí nghiệp cố gắng giảm chi phí một cách tối đa để thu được lợi nhuận cao, đây là điều tốt cho xí nghiệp. Nhưng đối với người lao động thì sự giảm này là điều không tốt. Bởi vì trong cuộc sống cái mà người lao động quan tâm nhất đó là phần thu nhập, thu nhập càng cao thì càng đảm bảo cho cuộc sống của họ và gia đình họ. Xét trong cả kỳ tốc độ tăng bình quân tổng thu nhập vẫn đạt 26,034% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là 146121 nghìn đồng. 2.2 Phân tích biến động tổng quỹ phân phối của lao động trong xí nghiệp Trong cuộc sống thu nhập giữ một vai trò quan trọng hết sức quan trọng. Thu nhập nối liền sản xuất với sản xuất , sản xuất với tiêu dùng, nối liền các thị trường hàng hoá tiêu dùng, dịch vụ với thị trường yếu tố sản xuất, làm cho sự vận động của kinh tế thị trường diễn ra thông suốt. Khi thu nhập của người lao động tăng thì đời sống của họ sẽ được cải thiện . Bảng 5: Biến động tổng quỹ phân phối của lao động trong xí nghiệp thời kỳ 1995-2001 Chỉ tiêu Năm Tổng quỹ phân phối (ng.đ) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (ng.đ) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (giảm) (%) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 1995 364320 - - - - - - 1996 460932 96612 96612 126,52 126,52 26,52 26,55 1997 627000 166068 262680 136,03 172,10 36,03 72,10 1998 940368 313368 576048 149,79 258,11 49,79 158,11 1999 1106640 166272 742320 117,68 303,75 17,68 203,75 2000 1198392 91752 834072 108,29 328,94 8,29 228,94 2001 1449360 250968 1085040 120,94 397,83 20,94 297,83 Bình quân 180840 125,85 25,85 Qua bảng tính toán trên ta thấy tổng quỹ phân phối của lao động trong xí nghiệp qua các năm đều tăng. Cụ thể, trong những năm đầu mới thành lập xí nghiệp tổng quỹ phân phối của người lao động chỉ đạt 364320 nghìn đồng, nhưng đến năm 2001 con số này đã lên đến 1449360 nghìn đồng. Nhưng xét tốc độ tăng giảm ta thấy từ năm 1998 đến năm 2000 tốc độ tăng liên hoàn giảm dần. Năm 1998 tốc độ tăng đạt 49,79 % đến năm 2000 tốc độ tăng giảm xuống còn 8,29 %. Tuy nhiên năm 2001 tốc độ tăng lại có xu hướng tăng, đạt 20,94 % tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là 250968 nghìn đồng. Xét trong cả thời kỳ tốc độ tăng trung bình đạt 25,85 % tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là 180840 nghìn đồng . 2.3 Phân tích biến động năng suất lao động Trong phạm vi doanh nghiệp, yếu tố tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ lành nghề và giảm bớt tổn thất về thời gian lao động sẽ làm hạ giá thành sản phẩm, giúp cho sản phẩm tăng lên. Điều này có tác dụng làm tăng quỹ lương của doanh nghiệp, từ đó dẫn đến việc tăng tiền lương và thu nhập, nâng cao đời sống của công nhân. Như vậy năng suất lao động và tiền lương – thu nhập có liên quan chặt chẽ với nhau. Năng suất lao động càng tăng thì tiền lương càng tăng. Năng suất lao động quyết định mức tiền công mà công nhân nhận được. Bảng 6: Biến động năng suất lao động Chỉ tiêu Năm Năng suất lao động (tr.đ/ng) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (tr.đ/ng) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (giảm) (%) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 1995 66 - - - - - - 1996 72,59 6,59 6,59 109,98 109,98 9,98 9,98 1997 74 1,41 8 101,94 112,12 1,94 12,12 1998 78,44 4,44 12,44 106 118,84 6 18,84 1999 80,2 1,76 14,20 102,24 121,51 2,24 21,51 2000 83,7 3,50 17,70 104,36 126,81 4,36 26,81 2001 86,9 3,20 20,90 103,82 131,67 3,28 31,67 Bình quân 3,48 104,69 4,69 Qua bảng phân tích trên ta thấy năng suất lao động của lao động qua các năm đều tăng. Cụ thể, năm 1995 năng suất lao động đạt 66 tr.đ/người/năm, nhưng đến năm 2001 tốc độ này đạt 86,9 tr.đ/người/năm. Điều này cho thấy qua các năm gần đây xí nghiệp đã chú trọng phát triển sản xuất theo chiều sâu, thể híện qua việc xí nghiệp đã mở các lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân, trang bị máy móc thiết bị hiện đại. Xét chung trong cả thời kỳ tốc độ tăng năng suất lao động đạt 4,69% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là 3,84 triệu đồng/người/năm. 2.4 Phân tích biến động tiền lương bình quân của lao động Tiền lương bình quân có ý nghĩa rất quan trọng nó phản ánh mức sống của cán bộ công nhân viên. Nếu tiền lương bình quân tăng thì đời sống của họ không ngừng được cải thiện và nâng cao.Tiền lương bình quân tăng lên là sự khuyến khích thiết thực cán bộ công nhân viên hăng hái công tác và cải thiện mức sống của họ. Năng suất lao động của cán bộ công nhân viên không ngừng tăng lên cũng làm cho tiền lương bình quân tăng lên với mức độ tương ứng. Bảng 7 : Biến động tiền lương bình quân Chỉ tiêu Năm Tiền lương bình quân (ng.đ/ng) Lượng tăng giảm tuyệt đối (ng.đ/ng) Tốc độ phát triển(%) Tốc độ tăng giảm(%) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 1995 4858 - - - - - - 1996 5195 337 337 106,94 106,94 6,94 6,94 1997 5282 87 424 101,68 108,73 1,68 8,73 1998 5494 212 636 104,01 113,09 4,01 13,09 1999 5584 90 726 101,63 114,94 1,63 14,94 2000 5777 193 919 103,45 118,92 3,45 18,92 2001 5900 123 1042 102,13 121,45 2,13 21,45 Bình quân 174 113,89 13,89 Qua bảng tính toán trên ta thấy thu nhập bình quân của người lao động trong xí nghiệp qua các năm đều tăng. Cụ thể, năm 1995 thu nhập bình quân đạt 4858 nghìn đồng /năm, năm 2001 con số này đạt 5900 nghìn đồng/năm. Điều này cho thấy đời sống của người lao động trong xí nghiệp được nâng cao do xí nghiệp không ngừng nâng cao năng suất lao động và do chính sách tiền lương của nhà nước nâng mức tiền lương tối thiểu từ 180 nghìn đồng lên 210 nghìn đồng.Tốc độ tăng bình quân tiền lương bình quân của lao động trong cả thời kỳ đạt 13,89% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là 174 nghìn đồng Từ bảng 6-7 cho ta thấy tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ tằng tiền lương bình quân. Điều này được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ biểu diễn tốc độ phát triển NSLĐ và tiền lương bình quân 3. Vận dụng phương pháp hồi quy tương quan phân tích xu hướng biến động của các chỉ tiêu Bảng 8: Một số chỉ tiêu chủ yếu về phân phối thu nhập Chỉ tiêu Năm Tổng quỹ lương (ng.đ) Tổng quỹ phân phối (ng.đ) Tiền lương bình quân (ng.đ/ng) 1995 291456 364320 4858 1996 368837 460932 5195 1997 501788 627000 5282 1998 752614 940368 5494 1999 887857 1106640 5584 2000 964705 1198392 5777 2001 1168184 1449360 5900 3.1Phân tích xu thế biến động tổng quỹ lương Qua bảng số liệu ta vẽ được đồ thị biểu diễn xu hướng biến động của tổng quỹ lương Y Sequen ce 8 7 6 5 4 3 2 1 0 1200000 1000000 800000 600000 400000 200000 Observed Linear Đồ thị 1: Tổng quỹ lương Trong đó: + Trục y: là tổng quỹ lương (đơn vị: nghìn đồng) + Trục t: là thứ tự thời gian (đơn vị: năm) (tương ứng với khoảng thời gian từ năm 1995-2001) Nhìn vào đồ thị ta thấy xu hướng biến động tổng quỹ lương tăng qua các năm. Vì vậy hàm hồi quy tuyến tính để biểu thị xu thế biến động của tổng quỹ lương qua các năm có dạng: Các tham số a0, a1 được biểu diễn bằng hệ phương trình sau: (*) Bảng 9: Bảng tính các tham số của hàm hồi quy tuyến tính phân tích xu hướng biến động của tổng quỹ lương Năm Tổng quỹ lương (y) (ng.đ) Phần tính toán Thứ tự thời gian(t) ty 1995 291456 1 1 291456 254207 1996 368837 2 4 737674 404492 1997 501788 3 9 1505364 554777 1998 752614 4 16 3010456 705062 1999 887857 5 25 4439285 855347 2000 964705 6 36 5788230 1005632 2001 1168184 7 49 8177288 1155917 Tổng 4935441 28 140 23949753 Ta có hệ phương trình: => Phương trình biểu thị xu thế biến động của tổng quỹ lương có dạng: = 103922 + 150285.t Phương trình trên cho ta thấy: tổng quỹ lương chịu ảnh hưởng của yếu tố thời gian là 150285 nghìn đồng một năm. Còn ảnh hưởng của các yếu tố khác là 103922 nghìn đồng . Thay các giá trị t vào hàm hồi quy vừa tìm được ta có các giá trị ở bảng Từ đồ thị 1 ta thấy đường yt phản ánh giá trị thực tế, đường phản ánh giá trị lý thuyết. Đường nhẵn hơn đường yt do hồi quy đã giúp ta san bằng các yếu tố ngẫu nhiên. Do đó đườngthể hiện rõ xu hướng biến động của tổng quỹ lương. Dựa vào hàm hồi quy ta có thể dự báo tổng quỹ lương cho năm 2002, 2003 = 103922 + 150285 x 8 =1306202 (nghìn đồng) = 103922 + 150285 x 9 = 1456487 (nghìn đồng) Như vậy, dự báo đến năm 2002 tổng quỹ lương là 1306202 nghìn đồng, năm 2003là 145687 (nghìn đồng) 3.2 Phân tích xu thế biến động tổng quỹ phân phối Y Sequen ce 8 7 6 5 4 3 2 1 0 1600000 1400000 1200000 1000000 800000 600000 400000 200000 Observed Linear Tương tự như các chỉ tiêu trên ta cũng vẽ được đồ thị biểu thị xu thế biến động tổng quỹ phân phối Đồ thị 2: Tổng quỹ phân phối của lao động Trong đó: +Trục y: là tổng quỹ phân phối (đơn vị: nghìn đồng) + Trục t: là thứ tự thời gian (đơn vị: năm) (tương ứng với khoảng thời gian từ năm 1995-2001) Từ đồ thị ta cũng thấy tổng thu nhập có xu hướng tăng lên qua các năm.Vì vậy ta có thể sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để phân tích xu thế biến động của tổng quỹ phân phối Dựa vào số liệu thực tế ta có bảng tính sau: Bảng 10: Bảng tính toán các tham số của hồi quy tuyến tính phân tích xu hướng biến động của tổng quỹ phân phối Năm Tổng quỹ phân phối (y)(ng.đ) Phần tính toán t t.y 1995 364320 1 1 364320 305500,29 1996 460932 2 4 921864 496381,72 1997 627000 3 9 2016000 687263,15 1998 940368 4 16 3761472 878144,58 1999 1106640 5 25 5533200 1069026,01 2000 1198392 6 36 7190352 1259907,44 2001 1449360 7 49 10145520 1450788,87 Tổng 6147012 28 140 29932728 Từ số liệu bảng 10 thay vào (*) ta có hệ phương trình sau: => Phương trình biểu thị xu thế biến động của tổng quỹ phân phối có dạng: = 114618,86 + 190881,43 t Thay các giá trị của t vào hàm hồi quy vừa tìm được ta có các giá trị (cột 6 ở bảng tính toán trên) Dựa vào hàm hồi quy ta có thể dự báo tổng quỹ phân phối của người lao động qua các năm 2002, 2003 như sau: = 114618,86 +190881,43 x 8 = 1641668,86 (nghìn đồng) = 114618,86 + 190881,43 x 9 = 1832551,73 ( nghìn đồng) Như vậy, dự báo đến năm 2002 tổng quỹ phân phối của lao động trong xí nghiệp là 1641668,86 nghìn đồng, năm 2003 là 1832551,43 nghìn đồng. 3.3 Phân tích xu thế biến động tiền lương bình quân Từ số liệu thực tế ta vẽ được đồ thị biểu diễn xu thế biến động của tiền lương bình quân. Đồ thị 3 : Tiền lương bình quân của lao động Y Sequen ce 8 7 6 5 4 3 2 1 0 6000 5800 5600 5400 5200 5000 4800 Observed Linear Trong đó: + Trục y: là tiền lương bình quân (đơn vị: ng.đ/ng) + Trục t: là thứ tự thời gian (đơn vị: năm) (tương ứng với khoảng thời gian từ năm 1995-2001) Cũng như các chỉ tiêu trên, tiền lương bình quân của lao động trong xí nghiệp cũng có xu hướng tăng lên qua các năm. Nên ta sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để phân tích xu hướng biến động của tiền lương bình quân qua các năm Từ số liệu thực tế ta lập được bảng tính sau: Bảng 11: Bảng tính các tham số của hàm hồi quy tuyến tính phân tích xu thế biến động của tiền lương bình quân Năm Tiền lương bình quân (y) (ng.đ/ng) Phần tính toán t t.y 1995 4858 1 1 4858 4949,43 1996 5195 2 2 10390 5113,43 1997 5282 3 9 15846 5 277,43 1998 5494 4 16 21976 5441,43 1999 5584 5 25 27920 5605,43 2000 5777 6 36 34662 5769,43 2001 5900 7 49 41300 5933,43 Tổng 38090 28 140 156952 Thay vào (*) ta có hệ phương trình sau: => => Phương trình biểu hiện xu thế biến động của tiền lương bình quân có dạng: = 4785,43 + 164 t Từ phương trình trên cho thấy: tiền lương bình quân chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian là 164 nghìn đồng. Còn ảnh hưởng của các yếu tố khác là 4785,43 nghìn đồng Thay các giá trị của t vào hàm hồi quy vừa tìm được ta có giá trịở bảng trên Từ đồ thị 3 ta thấy đường yt phản ánh giá trị thực tế, đường phản ánh giá trị lý thuyết. Đường nhẵn hơn đường yt do hồi quy đã giúp ta san bằng các yếu tố ngẫu nhiên. Do đó đườngthể hiện rõ xu hướng biến động của tiền lương bình quân 4. Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích các chỉ tiêu. 4.1 Phân tích tổng quỹ lương 4.1.1 Phân tích tổng quỹ lương của CNTTSX Tổng quỹ lương của công nhân sản xuất trực tiếp được xác định bằng công thức sau: S F = S X x T Trong đó: F: tổng quỹ lương X: tiền lương bình quân T: tổng số lao động Ta có bảng số liệu sau: Bảng 12: Quỹ tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất Chỉ tiêu 2000 2001 So sánh ± % 1. FCNTTSX ( nghìn đồng) 608634 761046 152412 1,2504 2. Số CNTTSX ( người) 117 143 26 1,22 3.Lương bình quân CNTTSX/năm (ng.đ/ng) 5202 5322 120 1,023 Ta có hệ thống chỉ số: 1,2504 = 1,023 x 1,22 (25,04%) (23%) (22%) Lượng tăng (giảm )tuyệt đối: (S F1 - S F0) = (S X1T1 – S X0T1) + ((S X0T1 – S X0T0) 152412 ng.đ = 17160 ng.đ + 135252 ng.đ Qua kết quả tính toán ta thấy tổng quỹ lương của CNTTSX năm 2001 tăng so với năm 2000 là 25,04% hay 152412 nghìn đồng là do các yếu tố sau: - Do tiền lương bình quân của CNTTSX tăng từ 5202 đến 5322 nghìn đồng hay 23% làm cho tổng quỹ lương của CNTTSX tăng 23% hay 17160 nghìn đồng. - Do số lượng CNTTSX tăng từ 117 đến 143 người làm cho tổng quỹ lương của CNTTSX tăng 22% hay 135252 nghìn đồng. Điều này chứng tỏ chất lượng lao động của xí nghiệp đang sử dụng đã tăng lên, đồng thời dây truyền sản xuất tăng thêm, mua thêm một số tài sản cố định cho nên xí nghiệp đã mở rộng quy mô sản xuất như tăng lao động, tạo công ăn việc làm cho người lao động. 4.1.2 Phân tích tổng quỹ lương của NVQL Bảng 13: Quỹ tiền lương của NVQL Chỉ tiêu 2000 2001 So sánh ± % 1.FNVQL/năm (nghìn đồng) 356100 407110 51010 1,14 2.Số NVQL (người) 50 55 5 1,1 3.Lương bq NVQL/năm (ng.đ/ng) 7122 7402 280 1.04 Ta có hệ thống chỉ số 1,144 = 1,04 x 1,1 (14,4%) (4%) (10%) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: 51010 ng.đ = 15390 ng.đ + 35610 ng.đ Qua kết quả tính toán ta thấy tổng quỹ lương của NVQL năm 2001 tăng so với năm 2000 là 14,4% hay 51010 nghìn đồng là do các yếu tố sau: - Do tiền lương bình quân của NVQL tăng từ 7122 đến 7402 nghìn đồng hay 4% làm cho tổng quỹ lương của NVQL tăng 4 % hay 15390 nghìn đồng. - Do số lượng NVQL tăng từ 50 đến 55 người làm cho tổng quỹ lương của NVQL tăng 10% hay 34736 nghìn đồng.Đây là nhân tố chủ yếu làm tăng tổng quỹ lương của NVQL 4.1.3 Phân tích tổng quỹ lương của toàn xí nghiệp: Tiền lương bình quân chung của toàn xí nghiệp: Tổng quỹ lương của toàn xí nghiệp: Bảng 14: Quỹ tiền lương của toàn xí nghiệp Chỉ tiêu Tiền lương bq-X ( ng. đ/ng) Số lao động-T( người) 2000 2001 2000 2001 1.CNTTSX 5202 5322 117 143 2.NVQL 7122 7402 50 55 Tổng 167 198 áp dụng công thức ta có: Ta có hệ thống chỉ số: 1,211 = 1,028 x 1,178 (21,1%) (2,8%) (17,8%) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: 203479 ng.đ = 31466 ng.đ + 172013 ng.đ Qua kết quả tính toán ta thấy tổng quỹ lương của toàn xí nghiệp năm 2001 tăng so với năm 2000 là 21,1% hay 203479 nghìn đồng là do: - Tiền lương bình quân chung của toàn xí nghiệp tăng từ 5777 nghìn đồng đến 5900 nghìn đồng làm cho tổng quỹ lương của toàn xí nghiệp tăng 2,8% hay 31466 nghìn đồng. - Số người trong xí nghiệp tăng từ 167 đến 198 người làm cho tổng quỹ lương của toàn xí nghiệp tăng 17,8% hay 172013 nghìn đồng. Vậy yếu tố chủ yếu quyết định tổng quỹ lương của toàn xí nghiệp là số lao động. Mặt khác, qua tiền lương bình quân ta thấy tiền lương của người lao động còn quá thấp. So với nền kinh tế thị trường như hiện nay thì số tiền này chỉ đủ mua một số mặt hàng thiết yếu. Vì vậy để tiền lương của người lao động được nâng cao hơn nữa xí nghiệp cần phải có những chính sách, biện pháp tích cực hơn để nâng cao mức tiền lương cho người lao động, giúp họ yên tâm sản suất. 4.2 Phân tích mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với các nhân tố về sử dụng tổng quỹ lương Để phân tích mối quan hệ giữa kết quả sản xuất kinh doanh với các nhân tố về sử dụng tổng quỹ lương ta sử dụng mô hình sau: Q = Hf x F Trong đó: Hf = ( Hiệu suất sử dụng quỹ lương) Bảng 15: Kết quả sản xuất Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2001 So sánh ± % 1.Tổng quỹ lương (F) Tr.đ 964,705 1168,184 203,479 1,21 2.Số công nhân có bq (T) Người 167 198 31 1,186 3.Tổng giá trị sản xuất (Q) Tr.đ 13977 17206,2 3229,2 1,231 Từ số liệu ta tính được các chỉ tiêu: Hf0 = 14,488 Hf1 = 14,729 Ta có hệ thống chỉ số 1,231 = 1,016 x 1,21 (23,1%) (1,6%) (21%) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: Q1 - Q0 = (Hf1 -Hf0)F1 + (F1 -F0)Hf0 3229,2 tr.đ = 281,532tr.đ + 2948 tr.đ Qua kết quả tính toán ta thấy giá trị sản xuất năm 2001 so với năm 2000 tăng 23,1% hay 3229,2 tr.đ là do các yếu tố sau: -Hiệu suất sử dụng quỹ lương tăng từ 14,488 đến 14,729 tr.đ hay 1,6% làm cho giá trị sản xuất tăng 1,6% hay 281,532 tr.đ - Do tổng quỹ lương tăng 203,479 tr.đ hay 21% làm cho giá trị sản xuất tăng 21% hay 2948 tr.đ. Đây là yếu tố chủ yếu làm tăng giá trị sản xuất 4.3 Phân tích mối quan hệ giữa năng suất lao động và tiền lương bình quân Mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương có ý nghĩa rất lớn , bởi vì một mặt nó nói lên mức độ cải thiện đời sống của người lao động, mặt khác nó góp phần vào việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng làm cho quan hệ giữa tiền lương và tăng năng suất lao động ngày càng chặt chẽ. Năng suất lao động càng tăng thì tiền lương càng tăng. Năng suất lao động quyết định mức tiền lương mà người lao động nhận được. Bảng 16: Tình hình lao động tiền lương của xí nghiệp Chỉ tiêu 2000 2001 Tốc độ phát triển(%) 1. Năng suất lao động bq (tr.đ/người) 83,7 86,9 1,038 2.Tiền lương bình quân một công nhân (tr.đ/ng) 5,7 5,9 1,035 Tốc độ phát triển năng suất lao động năm 2001 so với năm 2000 Năm 2001 so với năm 2000 năng suất lao động tăng 3,8% Tốc độ phát triển tiền lương bình quân năm 2001 so với năm 2000 => Năm 2001 so với năm 2000 tiền lương bình quân tăng 3,5% Nghiên cứu mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương bình quân ta dùng công thức: 1,003 lần hay 0,3% Kết quả tính toán cho thấy tốc độ tăng tiền lương bình quân chậm hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Điều này phù hợp với quy luật phát triển chung của bất kỳ doanh nghiệp nào. Hay nói cách khác tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân là 0,3%. 4.4 Phân tích mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với tiền lương bình quân Thu nhập của người lao động gắn bó chặt chẽ với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Nếu năng suất lao động cao, thu nhập của người lao động cũng cao điều đó phụ thuộc vào trình độ của người lao động, trình độ quản lý, trình độ tổ chức của xí nghiệp. Mối quan hệ giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và thu nhập của người lao động được thể hiện ở bảng sau: Bảng 17: Kết quả sản xuất kinh doanh và thu nhập của người lao động Năm Doanh thu(tr.đ) Thu nhập bình quân (ng.đ/ng) Thu nhập/doanh thu (ng.đ/tr.đ) 2000 12973 598000 0,022 2001 15073 610000 0,025 Qua bảng ta thấy thu nhập của người lao động phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Biểu hiện chính là chi phí lao động mà xí nghiệp bỏ ra để thu được một triệu đồng doanh thu. Chi phí này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh càng tốt. Chi phí lao động bình quân tháng năm 2000 là 0,022 ng.đ để thu được một triệu đồng doanh thu, năm 2001 là 0,025 ng.đ. Qua đó ta thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp rất tổt do vậy thu nhập của người lao động cũng tăng từ 598 ng.đ năm lên 610 ng.đ 4.5 Phân tích chi phí tiền lương trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Bảng 18: Mối quan hệ giữa tiền lương và chi phí sản xuất Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 1.Tổng chi phí sản xuất (tr.đ) 3763 4347 6003 8809 11225 12569 14504 2.Chi phí tiền lương (tr.đ) 291,46 368,84 501,79 752,61 887,86 964,71 1168,18 3.Cơ cấu chi phí tiền lương trong tổng chi phí sản xuất (%) 0,078 0,085 0,084 0,083 0,079 0,076 0,08 Qua bảng trên ta thấy cơ cấu chi phí tiền lương trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của xí nghiệp có phần giảm các năm. Điều này rất tốt đối với xí nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đâycũng là vấn đề mà tất cả các doanh nghiệp đều quan tâm làm sao giảm chi phí một cách tối đa mà vẫn đảm bảo đạt kết quả tốt và thu được lợi nhuận tối đa. 4.6 Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh theo ảnh hưởng của các nhân tố về tiền lương Để phân tích kết quả sản xuất kinh doanh theo ảnh hưởng của các nhân tố về tiền lương ta thiết lập phương trình kinh tế. M = R x Xn x N x T Trong đó: M: lợi nhuận F : tổng quỹ lương NN : tổng số ngày làm việc thực tế T: số lượng lao động bình quân Theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp lợi nhuận + Năm 2000: 404( triệu đồng) + Năm 2001: 569( triệu đồng Bảng tính các chỉ tiêu Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2001 ± % 1. Tr.đ/tr.đ 0,419 0,487 0,068 1,162 2. Tr.đ/NN 0,0222 0,0245 0,0023 1,1036 3. Ngày 260 240 -20 - 0,923 4.T Người 167 198 31 1,186 Ta có hệ thống chỉ số(*): Thay vào (*) ta có: 1,408 tr.đ = 1,162 tr.đ x 1,1036 tr.đ x 0,923 tr.đ x 1,186 tr.đ (40,8%) (16,2%) (10,36%) (-0,077%) (18,6%) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: M1-M0 = (R1-R0)Xn1N1T1 + (Xn1-Xn0)R0N1T1+ (N1-N0)R0X0T1+ (T1-T0)R0Xn0N0 165 tr.đ = 79,394 tr.đ + 45,795 tr.đ + (-36,835) tr.đ + 74,973 tr.đ Qua kết quả tính toán ta thấy năm 2001 xí nghiệp đã phấn đấu lãi là 569 triệu đồng tăng 40,84% hay 165 triệu đồng so với năm 2000 là do: - Mức lợi nhuận trên một triệu đồng tăng 0,068 triệu đồng làm cho lợi nhuận tăng 16,2% hay 79,394 triệu đồng. - Tiền lương bình quân giờ tăng 0,0023 triệu đồng làm cho lợi nhuận tăng 10,36 % hay 45,795 triệu đồng. - Số ngày làm việc thực tế bình quân một công nhân giảm làm cho lợi nhuận giảm 0,077% hay 36,835 triệu đồng - Số lượng lao động tăng 31 người làm cho lợi nhuận tăng 18,6% hay 74,973 triệu đồng. Đây là nhân tố chủ yếu làm tăng lợi nhuận của xí nghiệp 4.7 Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tổng hợp đến kết quả sản xuất kinh doanh Bảng 19: Tình hình lao động của xí nghiệp trong hai năm 2000-2001 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2001 1.Tổng giá trị sản xuất (GO) Triệu đồng 13978 17206 2.Số lao động (T) Người 167 198 3.Tổng số ngày người làm việc trong năm () Ngày- người 43420 47520 Từ tài liệu trên ta tính được các chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2001 Tốc độ phát triển ( lần) 1.Tổng giá trị sản xuất (GO) Tr.đ 13978 17206 1,230 2.NSLĐ một ngày làm việc (Wn) Tr.đ/ngày 0,322 0,362 1,124 3.Số ngày làm việc bình quân của một lao động(N) Ngày/ người 260 240 0,923 4. Số lao động làm việc bình quân (T) Người 167 198 1,186 So sánh giá trị sản xuất năm 2001 với năm 2000 DGO = GO1 - GO0 = 17206 -13978 = + 3228 tr.đ Qua kết quả tính toán cho thấy giá trị sản xuất năm 2001 so với năm 2000 tăng 23,09% ứng với số tuyệt đối là 3228 triệu đồng Tốc độ phát triển của giá trị sản xuất năm 2001 với năm 2000(iGO =1,2309) được phân tích theo phương pháp chỉ số sau: IGO = iWn x iN x iT Hoặc iGO = iGO(Wn) x iGO(N) x iGO(T) 1,2309 = 1,124 x 0,923 x 1,186 Kết quả tính toán ta thấy tốc độ tăng trưởng GO năm 2001 so với năm 2000 đạt 23,09% là do - Tăng năng suất lao động một ngày làm việc làm GO tăng 3,6% - Tăng số ngày làm việc bình quân một lao động làm GO giảm 0,077% - Tăng số lao động làm việc làm GO tăng 18,6% Như vậy, giá trị sản xuất tăng 23,09% chủ yếu là nhờ phát triển sản xuất theo chiều rộng (tăng số lao động và tăng thêm số ngày ), còn tốc độ tăng giá trị sản xuất nhờ phát triển theo chiều sâu là do tăng năng suất lao động một ngày làm việc Sự tăng thêm của GO năm 2001 so với năm 2000 được phân tích như sau: Œ Phân tích theo phương pháp thay thế liên hoàn Gọi DGO(Wn), DGO(N), DGO(T) lần lượt là lượng tăng (giảm) về giá trị sản xuất năm 2001 so với năm 2000 do ảnh hưởng của các nhân tố Wn, N, T. Công thức tính từng lượng tăng (giảm) và kết quả tính toán theo số liệu đã cho như sau: + Do ảnh hưởng của nhân tố Wn: DGO(Wn) = Wn0.( iWn- 1).N1.T1 = 0,322.(1,124 -1).240.198 =1897,379 tr.đ + Do ảnh hưởng của nhân tố N: DGO(N) = Wn0.N0.( iN- 1). T1 = 0,322.260.(0.923 -1). 198 = - 1276,395 tr.đ + Do ảnh hưởng của nhân tố T: DGO(T) = Wn0.N0.T0( iT- 1) = 0,322.260.167.(1,186 -1) = 2600,510 tr.đ Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố: DGO = DGO(Wn) + DGO(N) + DGO(T) 3228 tr.đ = 1897,379 tr.đ+ (-1276,395) tr.đ + 2600,510 tr.đ Qua kết quả tính toán ta thấy sự gia tăng của giá trị sản xuất năm 2001 so với 2000 của xí nghiệp chủ yếu là do tăng số lao động và năng suất lao động một ngày làm việc Phân tích theo phương pháp ngược chiều với phương pháp thay thế liên hoàn Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến giá trị sản xuất như sau: + Do ảnh hưởng của nhân tố Wn: DGO(Wn) = Wn0.( iWn- 1).N0.T0 = 0,322.(1,124 -1).260.167 = 1733,674 tr.đ + Do ảnh hưởng của nhân tố N: DGO(N) = Wn1.N0.( iN- 1). T0 =0,362.260.(0,923 -1). 167 = - 1210,289 tr.đ + Do ảnh hưởng của nhân tố T: DGO(T) = Wn1.N1.T0( iT- 1) =0,362.240.167.(1,186 -1) = 2698,667 tr.đ Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố: D GO = DGO(Wn) + DGO(N) + D GO(T) 3228 tr.đ = 1733,674 tr.đ + (-1210,289) tr.đ + 2698,667 tr.đ Ž Phân tích theo phương pháp biến động riêng Mức tăng( giảm) của chỉ tiêu phân tích (DGO ) luôn lớn hơn tổng mức tăng( giảm) do ảnh hưởng biến động của từng nhân tố (DGOxi) tức là: DGO > DGOxi (i = 1,2...,n) Sở dĩ như vậy là vì ngoài ảnh hưởng biến động riêng của từng nhân tố còn có ảnh hưởng biến động đồng thời( biến động chung) của chúng (ký hiệu DGO(c)) đến chỉ tiêu phân tích. Vì vậy ta phải có: DGO = DGOxi + DGO(c) Theo phương pháp này mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới GO được xác định như sau: + Do ảnh hưởng của nhân tố Wn: DGO(Wn) = Wn0.N0.T0.( iWn- 1) = 0,322.260.167(1,124 -1) =1733,674 tr.đ + Do ảnh hưởng của nhân tố N: DGO(N) = Wn0.N0.T0.( iN- 1) =0,362.260.167.(0,923 -1) = -1210,289 tr.đ + Do ảnh hưởng của nhân tố T: DGO(T) = Wn0.N0.T0( iT- 1) =0,322.260.167.(1,186 -1) = 2600,51 tr.đ + Do ảnh hưởng chung( biến dộng đồng thời) của các nhân tố DGO(c) = DGO - DGOxi = 3228 – 3123,895 = 104,105 tr.đ Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố: DGO = DGO(Wn) + DGO(N) + D GO(T) + D GO(c) 3228 tr.đ = 1733,674 tr.đ + (-1210,289) tr.đ + 2600,51 tr.đ +104,105 tr.đ  Phân tích theo phương pháp Ponomarjewa: Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới GO được phân tích như sau: + Do ảnh hưởng của nhân tố Wn DGO(Wn) = DGO = 1717,906 tr.đ + Do ảnh hưởng của nhân tố N: DGO(N) = DGO = -1066,764 tr.đ + Do ảnh hưởng của nhân tố T: DGO(T) = DGO = 2576,858 tr.đ Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố: DGO = DGO(Wn) + DGO(N) + D GO(T) 3228 tr.đ = 1717,906 tr.đ + (-1066,764) tr.đ + 2576,858 tr.đ Tóm lại, hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương và thu nhập. Để nâng cao tiền lương và thu nhập cho công nhân xí nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sản xuất hơn nữa, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng đồng thời nâng cao năng suất lao động. Bởi vì khi năng suất lao động càng tăng thì tiền lương của công nhân càng tăng. Mặt khác, để nâng cao tiền lương và thu nhập cho công nhân xí nghiệp cần phải có nhiều biện pháp, chính sách thích hợp hơn nữa Kiến nghị và giải pháp về tiền lương và thu nhập Như đã phân tích ở các phần trên, ta thấy tình hình tiền lương - thu nhập của lao động trong xí nghiệp có tăng lên nhưng không đáng kể, mức thu nhập vẫn còn thấp, cơ cấu thu nhập còn lao lạc hậu, tình trạng này do các nguyên nhân chủ yếu sau: - Do trong nhận thức coi tiền lương chỉ là yếu tố phân phối chứ không phải là yếu tố sản xuất - Do các chế độ, chính sách áp dụng về tiền lương không phù hợp với chức năng hoạt động của xí nghiệp Do lợi nhuận thu được bị hạn chế cho nên ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động Do năng suất lao động, năng suất lao động tăng thì tiền lương của lao động cũng tăng và ngược lại. Lao động trong xí nghiệp có trình độ chiếm tỷ trọng tương đối nhưng chủ yếu tập trung ở văn phòng, còn dưới các phân xưởng người có trình độ chuyên môn ít hoặc có nghiệp vụ chưa cao, làm việc chưa đúng với ngành nghề được đào tạo. Do đó có sự yếu kém trong quản lý đã làm giảm năng suất lao động, hiệu quả đạt được không cao. Do hệ thống pháp luật tiền lương, lao động và hiệu quả các chính sách nhà nước ta chưa hoàn thiện còn hạn chế, các chính sách giữa các ngành, các cấp quản lý chưa đồng bộ. Từ những nguyên nhân trên để khắc phục những tồn tại, những nguyên nhân làm thu nhập của người lao động thấp cần phải có những giải pháp sau: Trước hết: Về mặt nhận thức tư tưởng, cần phải nhận thức đúng đắn ý nghĩa và bản chất của tiền lương dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, nắm vững những vấn đề cơ bản như: quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, quan hệ giữa tăng năng suất lao động và tăng lương, nhất là nhận rõ yêu cầu cần thiết hiện nay phải tích luỹ vốn ban đầu, tăng tích luỹ cho nhà nước để đảm bảo các chi tiêu rất lớn cho xây dựng xã hội chủ nghĩa trong cả nước. Xác định rõ vị trí và tầm quan trọng của công tác quản lý tiền lương trong toàn bộ công tác quản lý của xí nghiệp. Xác định tác dụng của việc trả lương theo sản phẩm trong việc thúc đẩy tăng năng suất lao động, đồng thời góp phần cải thiện đời sống của công nhân. Chỉ có trên cơ sở nhận thức đúng đắn như vậy, thì cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý xí nghiệp mới không coi nhẹ côngtác quản lỹ quỹ tiền lương, không ngại khó trong việc thực hiện trả lương theo sản phẩm, không rơi vào quan điểm cải thiện đời sống một chiều... Chỉ có trên cơ sở nhận thức đúng đắn như vậy, thì công nhân mới kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng chạy theo thu nhập hoặc đòi hỏi cải thiện đời sống một cách thoát ly thực tế, chống thái độ làm ẩu, làm dối, chống thái độ khai man ngày công, sản lượng. làm cho mọi người nhận thức rõ chấp hành đúng đắnchính sách tiền lương, làm tốt công tác quản lý quỹ tiền lương, thực hiện tốt công tác trả lương theo sản phẩm. Có như vậy mọi người sẽ tích cực, phấn khởi, tự nguyện tham gia công tác quả lý quỹ tiền lương nói chung, thực hiện trả lương theo sản phẩm nói riêng, công tác quản lý tiền lương và trả lương theo sản phẩm mới biến thành một công tác có tính chất quần chúng rộng rãi. Thứ hai: Về tổ chức, chú trọng kiện toàn bộ phận chuyên trách làm công tác tiền lương và thực hiện trả lương theo sản phẩm, quy định rõ trách nhiệm, đồng thời có sự phân công bố trí chặt chẽ giữa các bộ phận nghiệp vụ của xí nghiệp, đặc biệt giữa các cán bộ tiền lương, kế toán tài vụ, cán bộ định mức và quản lý lao động. Xác định thái độ hợp tác chân thành, tranh thủ sự giúp đỡ của các cán bộ tài chính và Ngân hàng, tự chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về quản lý quỹ tiền lương, tự nguyện chịu sự giám đốc của các cơ quan đã được nhà nước phân công, tránh thái độ đối phó, gây khó khăn cho các cơ quan đó Tăng cường và cải tiến công tác ghi chép và hạch toán ban đầu, công tác thống kê, theo dõi tình hình, kịp thời phát hiện những sai lệch để uốn nắn. Tăng cường đi sâu đi sát thực tế sản xuất để hướng dẫn, kiểm tra công tác thường xuyên. Kết hợp công tác quản lý quỹ tiền lương với công tác quản lý lao động, quản lý giá thành, định kỳ tổ chức phân tích đánh giá tình hình, đề ra các biện pháp có hiệu quả để đưa công tác tiến lên có nề nếp. Kết hợp chặt chẽ công tác quản lý quỹ tiền lương với việc giáo dục chính trị, tư tưởng, tăng cường kỷ luật lao động, động viên thi đua, làm cho mọi người tự giác, tự nguyện tham gia phong trào phát huy hết sáng kiến hợp lý hoá sản xuất, cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động, hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất, hạ giá thành... Thứ ba: Xí nghiệp cần tổ chức tập huấn nghiệp vụ về xây dựng mức lao động, đơn giá tiền lương, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy chế trả lương Củng cố tổ chức bộ máy, làm công tác lao động tiền lương trong xí nghiệp, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ để đáp ứng ngay trước mắt và lâu dài Chấn chỉnh công tác định mức lao động để xây dựng định mức lao động hợp lý, là cơ sở cho việc xác định đúng đắn đơn giá tiền lương gắn với hoạt động của xí nghiệp Sớm xây dựng quy chế trả lương trong xí nghiệp để có điều kiện thực hiện, gắn hưởng thụ theo mức độ cống hiến. Đồng thời làm cơ sở để thực hiện quyền dân chủ của người lao động trong xí nghiệp theo quy định của nhà nước. Thứ tư: Xoá bỏ tiền lương bình quân trong tiền lương. Hiện nay tiền lương trong xí nghiệp còn đang nặng tính bình quân, điều này được thể hiện ở điều kiện và thời gian tăng lương, ở khoảng cách chênh lệch giữa các mức lương…Vì vậy phải tính lại sự cách biệt giữa các mức lương cũng như quy định lại các tiêu chuẩn điều kiện tăng lương của lao động. Thứ năm: Để tiền lương thực sự thể hiện chất lượng và số lượng lao động thì việc quan trọng là phải xác định được số lượng và phân định được chất lượng lao động. Số lượng lao động thường được đo bằng thời gian làm việc, hoặc số lượng công việc. Chất lượng lao động thể hiện ở mức độ phức tạp của công việc, chất lượng công việc hoàn thành. Trong xí nghiệp có một số công việc không dễ gì đếm được nên chất lượng lao động được đánh giá dựa vào trình độ của người lao động. Vì vậy việc xác định thang bảng lương đối với người lao động là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Thứ sáu: Trong xí nghiệp công tác thống kê chưa được chú trọng đang còn phụ thuộc vào các phòng ban khác do đó chưa phát huy được tác dụng. Vì vậy xí nghiệp cần phải nâng cao công tác thống kê hơn nữa. Công tác thống kê ngày càng quan trọng trong quản lý, cung cấp thông tin cho nhà quản lý một cách chính xác, nhanh chóng, đầy đủ. Thứ bẩy: Tiền thưởng là yếu tố chủ yếu khuyến khích vật chất đối với người lao động trong quá trình làm việc. Qua đó nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian làm việc. Do vậy xí nghiệp cần đưa ra nhiều hình thức thưởng như: thưởng giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng, thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng hoàn thành vượt mức năng suất lao động, thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu. Thứ tám: Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn nữa xí nghiệp cần phải có chiến lược về con người, công nghệ sản xuất, nguyên liệu… trong đó yếu tố con người góp phần không nhỏ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó để tiếp tục đạt hiệu quả sản xuất cao, thu được nhiều lợi nhuận xí nghiệp cần có biện pháp quy định gắn tiền lương với hiệu quả sản xuất kinh doanh, có nghĩa là với hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, thu được nhiều lợi nhuận cần phải tăng tiền lương cho người lao động. Đây là động lực kích thích cho người lao động làm việc, phát huy được nhiều sáng kiến, tích cực hơn trong công việc. Tóm lại tiền lương bao giờ cũng gắn chặt với sự phát triển kinh tế xã hội, trả lương đúng cho người lao động là đầu tư quan trọng cho ổn định và phát triển và cũng là đầu tư cho con người, không chỉ cho hiệu quả trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài, góp phần quan trọng làm lành mạnh, trong sạch bộ máy, làm cho mọi người yên tâm, chuyên cần với công việc, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân. Trả lương đúng và đủ còn là động lực thúc đẩy sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần xây dựng xã hội công bằng dân chủ văn minh. Kết luận Trong mấy năm qua, do nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quản lý quỹ lương và công tác trả lương theo sản phẩm, nắm vững những nguyên tắc cơ bản và biết vận dụng các biện pháp tổ chức thực hiện Xí nghiệp Vật liệu Hoá Chất đã khắc phục khó khăn, tiến hành có hiệu quả công tác quản lý tiền lương, đảm bảo được việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất, vừa tiết kiệm được quỹ lương, vừa tiết kiệm được lao động. Tuy nhiên, trong công tác quản lý tiền lương và trả lương theo sản phẩm còn tồn tại nhiều vấn đề rất đáng chú ý là việc lập kế hoạch tiền thiếu chính xác, việc chỉ đạo thực hiện còn lỏng lẻo, thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các ngành có liên quan... Từ đó gây ra nhiều lãng phí về vốn và nhân lực, đặc biệt là làm cho tốc độ tăng tiền lương thường cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Một điểm nữa là việc theo dõi tình hình, thống kê phân tích, đối chiếu mức thực hiện tiền lương với mức thực hiện sản lượng để tránh hiện tượng bội chi tiền lương tuyệt đối và tương đối của xí nghiệp tương đối tốt.Bên cạnh đó xí nghiệp luôn luôn cân đối tốc độ tăng tiền lương với tốc độ tăng năng suất lao động, đề phòng hiện tượng tiền lương tăng nhanh hơn tăng năng suất lao động. Tuy nhiên trong khi phân tích, đối chiếu xí nghiệp phải kiểm tra lại tính chính xác của số liệu, tránh bỏ sót các khoản đáng lẽ phải ghi vào quỹ tiền lương theo đúng quy định của nhà nước, mà không ghi. Cần đặc biệt chú ý kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép ban đầu. Trong quá trình thực tập tại xí nghiệp Vật liệu Hoá Chất do điều kiện thời gian và trình độ hiểu biết còn hạn chế bản luận văn này mới chỉ đi vào nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về tiền lương - thu nhập. Bên cạnh đó bản luận văn không thể tránh khỏi sai sót. Em mong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo và các cán bộ phòng kế hoạch của xí nghiệp để bản luận văn này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo- PGS.TS Phạm Ngọc Kiểm và các anh chị phòng kế hoạch của xí nghiệp đã giúp em hoàn thành luận văn này. Tài liệu tham khảo 1.Giáo trình lý thuyết thống kê - NXB Thống kê - Hà Nội - 1999. 2.Giáo trình thống kê doanh nghiệp - NXB Thống kê - Hà Nội - 1999 3.Giáo trình phân tích kinh tế xã hội và lập chương trình - NXB Giáo dục - 1996 4.Giáo trình thống kê môi trường - NXB Giáo dục - 1996 5. Công tác quản lý lao động tiền lương - NXB Lao động 6. Giáo trình lao động - ĐH KTQD - Hà Nội 7. Quản lý quỹ tiền lương- NXB Lao động 8. Tạp chí lao động và xã hội 9. Các văn bản quy định chế độ tiền lương mới- Bộ lao động- TBXH 10. Các tạp chí sách báo khác Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33903.doc
Tài liệu liên quan