Luận văn Sự tương đồng và khác biệt về nội dung giữa truyện thơ Tày và truyện thơ Thái

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dân tộc Việt Nam là một cộng đồng bao gồm nhiều dân tộc. Bên cạnh dân tộc Việt là dân tộc chủ thể, còn có các dân tộc thiểu số khác sống rải rác trên mọi miền đất nước. Các dân tộc có khác nhau, đều chung nguồn gốc Bách Việt. Từ những buổi đầu dựng nước cho đến ngày nay, các dân tộc thiểu số đã có nhiều đóng góp đáng kể trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước, xây dựng truyền thống lịch sử, văn hoá của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, ngoài tính chung, mỗi dân tộc đều có văn hoá riêng, có ngôn ngữ, phong tục tập quán, cũng như văn học nghệ thuật riêng. Văn học dân gian các dân tộc thiểu số có những thành tựu độc đáo với những sắc thái riêng biệt. Diện mạo của văn học dân gian Việt Nam được nhìn nhận đầy đủ, chính xác hơn trên mối quan hệ tổng thể với văn học dân gian các dân tộc thiểu số. Đó là một nền văn học dân gian thống nhất, đa dạng. Cho nên, việc nghiên cứu, tìm hiểu văn học dân gian các dân tộc thiểu số là cần thiết, thể hiện rõ đường lối dân tộc, đường lối văn hoá và văn nghệ của Đảng ta, đó là bình đẳng dân tộc, phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, nhằm góp phần vào việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam vừa thống nhất vừa đa dạng. Dân tộc Tày và dân tộc Thái là hai dân tộc có số dân đông đứng ở vị trí thứ hai, thứ ba sau dân tộc Kinh (dân tộc Việt), là cư dân bản địa, giữ vai trò chủ thể từ nhiều ngàn năm nay ở khu vực Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam. Đây là hai cộng đồng người có tính thống nhất cao, sớm có ý thức tộc người, cùng chung hệ ngôn ngữ Tày - Thái và có nhiều nét tương đồng trong sự đan xen chặt chẽ tự nhiên. Xã hội Tày và Thái tiến triển khá nhanh cùng với sự ra đời của nhà nước cổ đại đầu tiên và hùng mạnh nhất ở vùng Đông Nam Á, nhất là từ khi bắt đầu xây dựng nhà nước phong kiến sau công nguyên. Do đó, nghiên cứu tiến trình phát triển của văn học dân gian Việt Nam đương nhiên không thể tách rời việc nghiên cứu văn học dân gian của hai dân tộc Tày và Thái. Nói đến nền văn học dân gian dân tộc Tày và Thái, không thể không nói đến truyện thơ, đây là một thể loại phổ biến và tiêu biểu ở nhiều dân tộc, được nhân dân các dân tộc yêu thích trong đó có dân tộc Tày và Thái. Khi nghiên cứu văn học dân gian Tày và Thái, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu so sánh là cần thiết để đi tìm những mặt tương đồng và khác biệt trong kho tàng truyện thơ các dân tộc để làm sáng tỏ thêm tính thống nhất trong đa dạng của nền văn hoá, văn học dân gian Việt Nam. Đây cũng là việc làm cần thiết để tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn bó, giao lưu văn hoá giữa các dân tộc. Dân tộc Tày và dân tộc Thái, nhờ có hệ thống chữ Nôm, đã lưu truyền được nhiều tác phẩm truyện thơ có giá trị cho tới ngày nay, đóng góp một phần không nhỏ tạo nên diện mạo truyện thơ của các dân tộc thiểu số nói chung. Truyện thơ của dân tộc Tày và dân tộc Thái gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của người Tày và người Thái, là niềm tự hào của họ. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học quan tâm, nghiên cứu về truyện thơ Tày và truyện thơ Thái. Tuy nhiên đó là những công trình nghiên cứu riêng biệt. Trong khoa nghiên cứu văn học dân gian, chưa có những công trình nghiên cứu so sánh giữa các dân tộc. Đến với truyện thơ Tày và truyện thơ Thái, chúng tôi thực sự bị cuốn hút bởi những vấn đề mà các tác phẩm văn học dân gian đó đặt ra, mặc dù nó dường như rất cũ như trong các thể loại văn học dân gian khác cũng và đã thể hiện, song nó cũng rất thân thuộc, gần gũi bởi những vấn đề có tính chất thời đại, mang màu sắc dân tộc, gần gũi với đại chúng nhân dân . Bằng việc thực hiện đề tài: “Sự tương đồng và khác biệt về nội dung giữa truyện thơ Tày và truyện thơ Thái” (ở một số tác phẩm tiêu biểu), chúng tôi muốn giới thiệu tới những ai quan tâm đến văn học Tày, Thái nói chung và truyện thơ Tày, Thái nói riêng một vài sự tương đồng, khác biệt cơ bản về nội dung. Hy vọng chúng tôi sẽ có được những thu nhận ban đầu thực sự xác đáng, khoa học đối với kho tàng truyện thơ của hai dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở đó, chúng tôi nhận thấy đề tài “Sự tương đồng và khác biệt về nội dung giữa truyện thơ Tày và truyện thơ Thái” vừa phù hợp với nhu cầu của thực tiễn, vừa đáp ứng được đòi hỏi của khoa học chuyên ngành. Đây chính là lý do khiến chúng tôi lựa chọn đề tài này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ngày nay, việc giữ gìn và bảo lưu các giá trị văn hoá, văn học của các dân tộc thiểu số là một trong những vấn đề bức xúc bởi các giá trị văn hoá tinh thần của các dân tộc này đang ngày càng bị mai một theo thời gian. Đây là một trong những vấn đề đang được Đảng và Nhà nước quan tâm. Vì thế, đã có rất nhiều công trình sưu tầm, nghiên cứu về truyện thơ nói chung và truyện thơ Tày, truyện thơ Thái nói riêng. MỤC LỤC MỞ ĐẦU . 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 2.1. Những công trình nghiên cứu chung về truyện thơ 3 2.2. Những công trình sưu tầm, nghiên cứu về truyện thơ Tày . 5 2.3. Những công trình sưu tầm, nghiên cứu về truyện thơ Thái 10 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài . 15 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 15 5. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu khảo sát . 16 6. Đóng góp mới của luận văn 17 7. Bố cục luận văn 17 Chương 1. SỰ TưƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT VỀ ĐỀ TÀI, CHỦ ĐỀ GIỮA TRUYỆN THƠ TÀY VÀ TRUYỆN THƠ THÁI 18 1. Sự tương đồng và khác biệt về đề tài 19 1.1. Sự tương đồng về đề tài . 20 1.1.1. Đề tài tình yêu nam nữ dưới chế độ cũ 20 1.1.2. Đề tài số phận người phụ nữ trong xã hội cũ . 25 1.2. Sự khác biệt về đề tài . 28 1.2.1. Trong truyện thơ Tày, đề tài về người nghèo khổ chiếm ưu thế 28 1.2.2. Trong truyện thơ Thái, đề tài chính nghĩa được thể hiện đậm nét 32 2. Sự tương đồng và khác biệt về chủ đề 34 2.1. Sự tương đồng về chủ đề . 35 2.1.1. Truyện thơ Tày và truyện thơ Thái đều mang chủ đề tố cáo, lên án chế độ ép gả trong xã hội cũ . 35 2.1.2. Truyện thơ Tày và truyện thơ Thái đều tập trung vào chủ đề về quyền sống tự do của con người trong xã hội cũ 38 2.2. Sự khác biệt về chủ đề . 42 Chương 2. SỰ TưƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT VỀ Tư TưỞNG, TÌNH CẢM, THÁI ĐỘ CỦA NHÂN VẬT GIỮA TRUYỆN THƠ TÀY VÀ TRUYỆN THƠ THÁI . 47 1. Sự tương đồng và khác biệt về quan niệm, suy nghĩ của nhân vật đối với cuộc sống . 48 1.1. Sự tương đồng trong quan niệm, suy nghĩ của nhân vật đối với cuộc sống 48 1.1.1. Nhân vật trong truyện thơ Tày và truyện thơ Thái đều mang tư tưởng “số mệnh” theo quan niệm duy tâm thần bí . 48 1.1.2. Sống có tình có nghĩa là điều mà nhân vật trong truyện thơ Tày và truyện thơ Thái luôn tâm niệm . 54 1.2. Sự khác biệt trong quan niệm, suy nghĩ của nhân vật đối với cuộc sống 66 2. Sự tương đồng và khác biệt về tình cảm và thái độ của nhân vật 73 2.1. Sự tương đồng về tình cảm và thái độ của nhân vật . 73 2.1.1. Tình yêu chân thành, chung thuỷ 73 2.1.2. Thái độ cam chịu của nhân vật khi bị ép duyên . 78 2.2. Sự khác biệt về tình cảm và thái độ của nhân vật . 82 Chương 3. CƠ SỞ LỊCH SỬ, XÃ HỘI CỦA SỰ TưƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT VỀ NỘI DUNG GIỮA TRUYỆN THƠ TÀY VÀ TRUYỆN THƠ THÁI 89 1. Xét về phương diện lịch sử hình thành và phát triển của hai dân tộc . 89 1.1. Nguồn gốc tộc người . 89 1.2. Quá trình phát triển kinh tế và địa bàn sinh tụ 94 2. Xét về quan hệ văn hoá giữa hai dân tộc trong bối cảnh cộng đồng quốc gia đa dân tộc . 100 2.1. Quan hệ giao lưu văn hoá tự nhiên 100 2.2. Yêu cầu thống nhất trong đa dạng của một quốc gia đa dân tộc . 110 KẾT LUẬN . 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO 119 PHỤ LỤC 125 .

pdf149 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2133 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sự tương đồng và khác biệt về nội dung giữa truyện thơ Tày và truyện thơ Thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc255.pdf