Luận văn Thiết kế Ebook hóa học lớp 12, phần Crom - Sắt - Đồng hỗ trợ học sinh tự học

MỤC LỤC MỞ ĐẦU .1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4 1.2. Đổi mới phương pháp dạy học .7 1.2.1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học 7 1.2.2. Vai trò của CNTT trong đổi mới PPDH .8 1.2.3. Dạy học tích cực 10 1.3. Tự học 12 1.3.1. Sự cần thiết của tự học 12 1.3.2. Khái niệm tự học .13 1.3.3. Chu trình tự học .14 1.4. Ứng dụng CNTT trong dạy học .18 1.4.1. Thực trạng về ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông 18 1.4.2. Ứng dụng ELearning trong dạy học 21 1.5. Sách điện tử (E-Book) .27 1.5.1. Khái niệm 27 1.5.2. Ưu điểm và hạn chế của sách điện tử 28 1.5.3. Giới thiệu các phần mềm thiết kế EBook .29 Tóm tắt chương 1 35 Chương 2. THIẾT KẾ EBOOK PHẦN CROM-SẮT-ĐỒNG LỚP 12 NÂNG CAO 37 2.1. Tổng quan về chương trình Hóa học 12 nâng cao 37 2.1.1. Cấu trúc chương trình 37 2.1.2. Mục tiêu và phương pháp dạy học chương “Crom-sắt-đồng” 38 2.2. Nguyên tắc thiết kế EBook 45 2.3. Qui trình thiết kế E-Book .48 2.4. Cấu trúc E-Book 50 2.4.1. Cấu trúc của trang chủ .50 2.4.2. Cấu trúc trang “Giới thiệu” .56 2.4.3. Trang “Luyện tập giúp trí nhớ” .58 2.4.4. Trang “Bài tập tự luận” .60 2.4.5. Trang “Bài tập trắc nghiệm” .62 2.4.6. Trang “Thư giãn” 64 2.4.7. Trang “Bảng tuần hoàn” 65 2.4.8. Trang “Phim tư liệu” .66 2.5. Nội dung của EBook 68 2.5.1. Hệ thống lý thuyết .68 2.5.2. Hệ thống câu hỏi và bài tập .69 2.5.3. Trang thư giãn .76 2.5.4. Bảng tuần hoàn 80 2.5.5. Phim tư liệu .81 Tóm tắt chương 2 84 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .86 3.1. Mục đích thực nghiệm .86 3.2. Đối tượng thực nghiệm 86 3.3. Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm 88 3.4. Tiến hành thực nghiệm 89 3.4.1. Chuẩn bị 90 3.4.2. Tiến hành thực nghiệm 90 3.5. Kết quả thực nghiệm 95 3.5.1. Kết quả bài kiểm tra của học sinh .95 3.5.2. Nhận xét của giáo viên về EBook .97 3.5.3. Nhận xét của học sinh về E-Book .103 Tóm tắt chương 3 108 KẾT LUẬN 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO .115 PHỤ LỤC

pdf151 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2643 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế Ebook hóa học lớp 12, phần Crom - Sắt - Đồng hỗ trợ học sinh tự học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a học hơn (4,6 điểm).  Một số nhận xét khác của GV:  GV Trần Thị Tú Anh trường PTDL Quốc tế, TP. HCM: “Phần nội dung ebook làm tôi cũng khá khủng hoảng vì tính chi tiết của nó, HS có thể tự nghiên cứu từ dễ đến khó phù hợp với trình độ của bản thân, chính vì điều này làm ebook "có vẻ dài". Tuy nhiên, được này mất kia, trong quá trình thiết kế, chắc chắn tác giả đã đầu tư vào ý tưởng, đặt mình vào cương vị một HS khi cầm ebook trên tay. HS cần gì? Những điều rất nhỏ, cơ bản, không biết hỏi ai, các em có thể tìm ở ebook, những điều mới mẻ các em muốn biết thêm cũng có trong ebook. Nên tôi nghĩ rằng, nếu ebook được phát triển thêm ra các chương khác, các khối lớp khác thì là một điều tuyệt vời.”  GV Vũ Thị Mỹ Ngọc trường THPT Nguyễn Chí Thanh, TP. HCM: “Cromsắtđồng là chương có lượng kiến thức nhiều và khó, đòi hỏi nhiều thời gian nếu muốn truyền đạt mọi thứ, điều này gần như không thể thực hiện với thời lượng làm việc ngắn ở trên lớp. Để nắm chắc kiến thức của chương, không có con đường nào khác là HS phải tự học ở nhà! EBook chính là giải pháp hữu hiệu, vẹn toàn cho đối tượng HS trung bình trở lên. GV chúng tôi hoan nghênh đóng góp của tác giả cho ngành. Nếu nội dung EBook được phát triển cho cả chương trình môn Hóa lớp 12 thì nó thực sự trở thành phương tiện hữu dụng cho GV và HS bên cạnh hai cuốn sách giáo khoa và bài tập.”  GV Nguyễn Ngọc Mai Chi trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên: “Phần thư giãn, tác giả đã đưa vào 4 mục: Lịch sử Hóa học, Tiểu sử các nhà khoa học, Thí nghiệm vui và Một số thông tin khoa học. Về hình thức, EBook được thiết kế có nội dung như thế là khá hay, HS thường thích thú về những thông tin này … Tuy nhiên, tác giả cần ưu tiên cho những thông tin về đời sống có liên quan đến 103 các crom  sắt  đồng hoặc nói về nhà hóa học trực tiếp khám phá ra các nguyên tố trên. Nếu được như thế sẽ tăng thêm tính mới mẻ và HS sẽ thấy thú vị hơn khi học chương này.”  GV Nguyễn Thị Thanh Hà trường THPT Tây Thạnh, TP. HCM đã có một số nhận xét: “Cách trình bày logic, dễ hiểu, dễ sử dụng (từ lí thuyết  câu hỏi luyện tập  tự luận  trắc nghiệm). Phần câu hỏi luyện tập là ý tưởng hay, giúp HS ghi nhớ lí thuyết trước khi vận dụng vào giải quyết bài tập. Nội dung tìm chỗ sai của phương trình hóa học rất hay (phần luyện tập bài Fe), giúp HS củng cố chắc kiến thức đã học. Phần trả lời: ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa, rất thuận tiện cho HS không có nhiều thời gian. Phần Bài tập tự luận: phong phú, đa dạng, nhiều chủ đề. Đặc biệt là mục phương pháp, tác giả hướng dẫn chi tiết, dễ hiểu, nhất là phần cân bằng cromat và đicromat (nội dung mà HS luôn thấy khó hiểu). Phần Bài tập trắc nghiệm hay ở chỗ cho HS đọc đề, gợi ý qua phần hướng dẫn, rồi mới đưa ra cách giải chi tiết. Tuy nhiên số lượng câu hỏi trắc nghiệm hơi ít.” 3.5.3. Nhận xét của học sinh về E-Book Chúng tôi đã nhận được 82 trên tổng số 130 phiếu nhận xét của các em học sinh. Bảng 3.12. Thống kê số lượng phiếu nhận xét của học sinh STT Trường THPT Lớp Số lượng phiếu nhận xét/ sĩ số 1. Phú Nhuận 12A3 25/ 43 2. Tây Thạnh 12A1 31/ 45 3. Nguyễn Chí Thanh 12C2 26/ 42 Bảng tổng hợp số liệu thống kê từ các phiếu đã thu thập được trình bày dưới đây. 104 Bảng 3.13. Nhận xét của học sinh về E-Book Mức độ (1) Kém (2) Yếu (3) Trung bình (4) Khá (5) Tốt Tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5 TB Đánh giá về nội dung 1. Tính chính xác của kiến thức 0 0 0 6 74 4,9 2. Tính khoa học, sư phạm  Câu hỏi, bài tập được thiết kế từ dễ đến khó 0 0 4 38 38 4,4  Kỹ năng giải bài tập được rèn lặp lại qua mỗi bài học mới 0 0 5 36 39 4,4  Bài tập vừa sức với trình độ chung của học sinh 0 0 5 27 48 4,5 3. Tính đầy đủ, đa dạng  Kiến thức cơ bản được tóm tắt một cách đầy đủ 0 0 1 11 68 4,8  Các câu truy vấn giúp tái hiện hầu hết kiến thức cần nhớ 0 0 2 30 48 4,6  Hệ thống bài tập đầy đủ các dạng thường gặp 0 0 3 27 50 4,6 Đánh giá về hình thức  Nhất quán về cách trình bày 0 0 6 27 47 4,5  Dễ truy cập vào các mục cần thiết 0 0 5 28 47 4,5  Giao diện đẹp, màu sắc hài hòa 0 4 20 34 22 3,9 Đánh giá về tính khả thi 105  Phù hợp với nhu cầu tự học của học sinh 0 0 4 25 51 4,6  Hỗ trợ tốt cho các đối tượng HS (từ trung bình trở lên) 0 0 5 27 48 4,5  Thuận tiện khi sử dụng với máy tính 0 0 5 18 57 4,6  Không đòi hỏi cấu hình máy tính mạnh 0 0 4 13 63 4,7 Đánh giá về hiệu quả sử dụng E-Book  Hỗ trợ tốt cho học sinh tự học 0 0 3 28 49 4,6  Cải thiện khả năng làm bài và ghi nhớ kiến thức cho HS 0 0 2 22 56 4,7  Góp phần tăng mức độ hứng thú học tập bộ môn 0 0 10 34 36 4,3 Nhận xét theo các mức độ: (1): Kém; (2) Yếu; (3) Trung bình; (4) Khá; (5) Tốt.  Đánh giá về nội dung: Có thể nhận ra mức tin cậy trong đánh giá của các em HS là cao khi đồng loạt có các điểm số tương đương với phần đánh giá của GV: 4,9; 4,4 và 4,4 cho các mục: tính chính xác của kiến thức, tính khoa học của hệ thống bài tập (biểu hiện ở việc sắp xếp từ dễ đến khó và dạng bài tập có lặp lại qua mỗi bài học mới). Qua ba điểm số này, chúng tôi đã rút ra bài học là cần phải tổ chức thêm khâu phản biện trước khi xuất bản EBook. Dù khâu thiết kế có làm cẩn thận đến đâu, rà soát kỹ đến mức nào đi nữa thì thiếu sót vẫn có thể xuất hiện trong sản phẩm. Nếu tổ chức tốt khâu phản biện thì chất lượng EBook thành phẩm chắc chắc sẽ tốt hơn, hoàn hảo hơn nữa. Điểm số 4,5 cho “Tính vừa sức” trong đánh giá của HS là lớn hơn so với GV (4,2) cho thấy các em nhìn vấn đề sát hơn. Chúng tôi khẳng định như vậy xuất phát 106 từ hai cơ sở: Một là các em là người sử dụng trực tiếp sản phẩm EBook để lĩnh hội kiến thức mới, trực tiếp giải từng bài tập, trả lời từng câu hỏi trong EBook thì chắc chắn sẽ có cảm nhận chính xác hơn về độ khó của hệ thống bài tập trong EBook. Do đó, điểm số 4,5 của các em là sát với thực tế hơn. Hai là các bài tập được đưa vào EBook chủ yếu lấy ý tưởng từ các bài tập trong hai cuốn sách giáo khoa và bài tập. Theo chúng tôi, độ khó của hệ thống bài tập được xây dựng như thế là vừa phải so với mặt bằng chung của HS hiện nay. Điểm số 4,6 cho mục “Giúp tái hiện kiến thức” là cao hơn so với GV (4,3) cũng là một đánh giá sát thực tế hơn. Thật vui mừng khi được các em HS đánh giá cao cho phần mà chúng tôi cho là đóng góp mới của EBook, đó là hệ thống các câu hỏi luyện tập ở dạng “Hỏi và đáp” ngắn gọn, dễ nhớ. Có thể kết luận là muốn những EBook về sau thành công hơn, cần khai thác mạnh phần luyện tập với các câu hỏiđáp ngắn.  Đánh giá về hình thức: Nếu ở phần nội dung đạt điểm số cao hơn thì ở phần hình thức, EBook nhận được những điểm số thấp hơn so với GV: cách trình bày nhất quán (4,5 so với 4,6), giao diện tương đối đẹp (3,9 so với 4,6), dễ truy cập vào các mục cần thiết (4,5 so với 4,7). Rõ ràng cần phải có bản thiết kế giao diện phù hợp hơn nữa với lứa tuổi HS. Một bài học nữa rút ra được ở đây là, trong thiết kế hình thức, phải coi trọng yếu tố tâm lý lứa tuổi. Được như vậy, chắc chắn những EBook sau này sẽ được các em nhiệt liệt đón chào.  Đánh giá về tính khả thi: Toàn bộ điểm số trong phần này đều cao hơn một ít so với đánh giá của GV cũng đã khẳng định thêm tính thực tiễn của EBook. Rõ ràng là EBook đã tiếp cận các em dễ dàng hơn; sự năng động hơn trong tiếp thu cái mới của thế hệ trẻ đã tạo cơ sở để các em ghi những điểm tốt hơn cho EBook như: phù hợp với nhu cầu tự học (4,6 so với 4,4), thuận tiện khi sử dụng với máy tính (4,6 so với 4,5). 107  Đánh giá về hiệu quả sử dụng: Một điều thật thú vị khi quan sát điểm số ở phần này: hoàn toàn giống đánh giá của GV. Những đánh giá cao về hiệu quả sử dụng EBook của cả thầy và trò đã cho phép chúng tôi rút ra kết luận: EBook đã phục vụ tốt cho việc tự học của HS (4,6), EBook đã góp phần làm tăng mức độ hứng thú học tập môn Hóa học (4,3), giúp cho HS nhớ bài tốt hơn và khả năng giải bài tập được cải thiện đáng kể (4,7). 108 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Sau khi chọn được 4 trường THPT thuộc địa bàn TP. HCM để tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi tuần tự thực hiện các công việc như sau: 1. Soạn thảo kế hoạch thực nghiệm  Lập danh sách các lớp thực nghiệm và đối chứng, kèm theo tên của GV bộ môn và sĩ số học sinh ở mỗi lớp.  Xác định phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả thực nghiệm.  Xây dựng qui trình thực nghiệm chung.  Xây dựng qui trình tham khảo ý kiến GV về EBook.  Lập kế hoạch lên lớp để GV thực hiện.  Soạn đề kiểm tra trắc nghiệm cuối chương “Cromsắtđồng” 2. Tiến hành thực nghiệm  Gởi CD đến 4 trường, kèm theo phiếu tham khảo ý kiến GV và HS.  Thống nhất với GV về những nội dung trong kế hoạch giảng dạy ở 5 lớp thực nghiệm và 5 lớp đối chứng.  Tổ chức cho kiểm tra 1 tiết sau khi học xong chương, thu phiếu trả lời.  Thu hồi các phiếu tham khảo ý kiến. 3. Kết quả thực nghiệm Thông qua việc áp dụng nghiêm ngặt các bước của quá trình thực nghiệm EBook, chúng tôi thâu thập số liệu và tiến hành xử lý toán học thống kê điểm kiểm tra một tiết ở 10 lớp (gồm 5 lớp thực nghiệm và 5 lớp đối chứng). Kết quả như sau:  Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra của lớp thực nghiệm luôn luôn cao hơn lớp đối chứng.  Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra của lớp thực nghiệm đều cao hơn lớp đối chứng. Như vậy, EBook đã đạt được thành công trong việc góp phần nâng cao hiệu quả tự học của HS. 109 Mặt khác, sau khi tổng hợp số liệu từ các phiếu nhận xét của GV và HS, chúng tôi nhận thấy EBook đã đạt được những điểm số cao rất khích lệ. EBook đã được phần lớn GV và HS nồng nhiệt đón nhận và đánh giá cao ở nhiều mặt. 110 KẾT LUẬN 1. Những kết quả thu được từ đề tài nghiên cứu Trong quá trình thiết kế và thực nghiệm EBook, chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn do hạn chế về kỹ thuật tin học. Mặt khác, thời điểm thực nghiệm năm học này môn Hóa học không được chọn làm môn thi tốt nghiệp phổ thông. Tuy vậy, đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ đặt ra, đề tài cũng đã đạt được một số kết quả sau: 1.1. Nghiên cứu một số tài liệu làm cơ sở lí luận của đề tài  Nghiên cứu những khóa luận, luận văn về thiết kế EBook và website Hóa học đã thực hiện ở các năm trước.  Tìm hiểu các xu hướng đổi mới PPDH và sự thay đổi của PPDH trong những năm gần đây, đặc biệt quan tâm đến xu hướng dạy học có sự hỗ trợ của CNTT.  Nghiên cứu lí luận và thực tiễn về hoạt động tự học.  Nghiên cứu về EBook. 1.2. Sử dụng các phần mềm chính: Adobe Photoshop CS4, Adobe Flash CS3 và Microsoft word 2003 để thiết kế EBook chương “Crom  sắt  đồng” gồm các nội dung sau:  Lý thuyết: toàn bộ kiến thức trong chương được tóm tắt thành 7 bài học cô đọng, dễ nhớ. Hệ thống lý thuyết được bổ sung thêm bài 1, cung cấp những kiến thức khái quát về các nguyên tố trong chương, giúp HS hiểu được sự khác biệt về tính chất của các nguyên tố nhóm B so với nhóm A.  Câu hỏi luyện tập: theo sau mỗi bài học là một hệ thống các câu hỏi luyện tập. Có tất cả 223 câu hỏi được biên soạn theo 5 dạng, giúp HS ghi nhớ kiến thức khá nhẹ nhàng: dạng câu hỏi ngắn, hoàn thành phương trình hóa học, hoàn thành sơ đồ phản ứng, câu hỏi “Đúng  Sai”, tìm chỗ sai của một phương trình hóa học.  Bài tập tự luận: căn cứ vào sách giáo khoa, sách bài tập và tài liệu chuẩn kiến thức, toàn bộ bài tập trong chương được chia thành 17 chủ đề: cấu hình 111 electron nguyên tử, tính số oxi hóa, bổ túc và cân bằng phản ứng oxi hóa  khử, phân loại phản ứng oxi hóa  khử, crom và hợp chất, sắt và hợp chất, đồng và hợp chất, phân biệt  tách rời  điều chế, viết phương trình hóa học, chứng minh tính chất hóa học, ứng dụng  sản xuất, bài toán tính theo phương trình hóa học, toán hỗn hợp  hợp kim, toán kim loại + muối, giải toán bằng các phương pháp bảo toàn, bài toán hiệu suất phản ứng. Có tất cả 205 bài tập tự luận kèm theo phương pháp giải và bài giải chi tiết, một số bài đòi hỏi suy luận nhiều thì có phần hướng dẫn trước, bài giải sau.  Bài tập trắc nghiệm: là loạt bài tập giúp HS tiếp cận với đề thi Tuyển sinh đại học và cao đẳng. Có tất cả 70 câu được biên soạn cẩn thận, kèm theo hướng dẫn cần thiết và bài giải.  Thư giãn: gồm các bài viết về lịch sử hóa học, tiểu sử các nhà hóa học, thí nghiệm vui và tin khoa học.  Bảng tuần hoàn: với 111 nguyên tố hóa học, bảng tuần hoàn cung cấp đầy đủ các thông tin khoa học cần thiết cho HS. Mỗi nguyên tố đều kèm theo hình ảnh rõ nét; ngoài ra, còn giới thiệu thêm mức năng lượng của các obitan và cấu trúc electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố.  Phim tư liệu: gồm 12 video clips thí nghiệm minh họa tính chất của các nguyên tố trong chương. 1.3. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá đề tài  Thực nghiệm việc sử dụng EBook và đánh giá kết quả học tập của HS khi học chương 7  “Crom - sắt - đồng” được tiến hành tại 10 lớp của 04 trường phổ thông gồm 05 lớp thực nghiệm và 05 lớp đối chứng, với tổng số 440 học sinh. Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy nhóm các HS sử dụng EBook để học tập chương “Crom  sắt  đồng” đã đạt được kết quả cao hơn nhóm các HS không sử dụng EBook. 112  Tham khảo ý kiến của 45 GV và 82 HS qua các phiếu nhận xét, kết quả cho thấy EBook đã đạt được các yêu cầu sau:  Về nội dung, EBook đã đáp ứng được yêu cầu xây dựng phần luyện tập và bài tập là chính, phần lý thuyết chỉ là hỗ trợ thêm.  Về hình thức, EBook được thiết kế bắt mắt, có sức thu hút người dùng, có tính thẩm mĩ khá cao.  Về tính khả thi, EBook được xem như một gia sư của HS đồng thời là người bạn của GV, EBook là tài liệu cần thiết cho việc tự học của số đông HS có sức học từ trung bình trở lên.  Về tính hiệu quả: việc sử dụng EBook để tự học chương “Crom  sắt  đồng” góp phần làm cho kết quả học tập của học sinh được nâng lên, năng lực tự học cũng nâng cao, kiến thức và kỹ năng thu nhận được bền vững. 2. Kiến nghị và đề xuất Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau:  Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo cho các công ty sản xuất đồ dùng dạy học thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu và sản xuất EBook phục vụ dạy học. Để có thể xuất bản những sản phẩm EBook có chất lượng, cần phối hợp lực lượng thầy cô giáo  những người trực tiếp giảng dạy với các kỹ thuật viên tin học chuyên ngành Web và đồ họa. Tập hợp được hai lực lượng này trong cùng một tổ chức, chúng tôi tin chắc rằng ngành Giáo dục nước nhà sẽ sớm có những tài liệu điện tử thiết thực, góp phần vào việc thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, cải thiện được chất lượng đào tạo  vấn đề thời sự khá nóng hiện nay.  Đối với các công ty Thiết bị trường học: Hiện nay, EBook định hướng hỗ trợ tự học là nhu cầu có thật. Số lượng trường THPT trên cả nước là rất lớn, nên có thể nói là “cung” chưa đáp ứng được “cầu”. Rõ ràng, quy luật cung cầu cho thấy việc xuất bản EBook càng sớm càng mang lại lợi nhuận không nhỏ cho các nhà sản xuất. Chúng tôi kiến 113 nghị công ty Thiết bị trường học ở các địa phương trong cả nước cùng nhau phân chia việc thực hiện EBook, mỗi địa phương một cấp lớp hoặc một nội dung. Như thế, chỉ cần một năm, chúng ta sẽ có trong tay trọn bộ EBook phục vụ đắc lực cho công tác đào tạo của ngành Giáo dục.  Đối với thầy cô giáo và các em HS: Trong tương lai gần, các EBook lý thuyết và bài tập Hóa học phổ thông chất lượng cao và thiết thực sẽ xuất hiện nhiều. Chắc hẳn rằng chúng sẽ được GV và HS đón nhận nồng nhiệt. Tuy nhiên, dùng EBook không đúng cách sẽ phản tác dụng! Xuất phát từ quan niệm EBook sẽ là người thầy thay thế cho GV khi HS tự học ở nhà, chúng tôi kiến nghị với các thầy cô giáo: cần nghiên cứu kỹ nội dung của EBook, hướng dẫn các em  nhất là đối tượng HS có sức học trung bình cách dùng EBook sao cho hiệu quả cao nhất. HS sử dụng EBook để tự học càng tốt thì chất lượng học tập càng cao, gánh nặng về sự quá tải của chương trình học đặt trên vai thầy cô sẽ giảm, thầy cô sẽ có thêm thời gian để chăm chút vào bài giảng theo phương pháp mới. Như thế, hiệu quả đào tạo chắc chắn sẽ được cải thiện. 3. Hướng phát triển của đề tài  Hướng trước mắt, có thể xuất bản nhiều EBook định hướng lý thuyết hoặc định hướng bài tập ở tất cả các khối lớp. Vẫn còn nhiều định hướng khác như: EBook dành cho HS yếu, muốn tự luyện lại căn bản; EBook dành cho các thí sinh chuẩn bị thi vào đại học; EBook theo từng chuyên đề như bài tập nâng cao, hướng dẫn tự làm thí nghiệm hóa học, tuyển tập các video clips về bài giảng (EBook dành cho HS không thể đến lớp học); EBook về các đề thi olympic Hóa học trong và ngoài nước, …  Hướng lâu dài, có thể tích hợp EBook vào hầu hết các chương trình đào tạo ở nhiều bậc học để gia tăng khả năng học tự lực, tích cực cho người học. Dùng hệ thống EBook chất lượng cao sẵn có để hỗ trợ cho sự phát triển của ELearning, làm nền tảng vững chắc cho “lớp học số” trong tương lai. 114 Do hạn chế về khả năng của bản thân cũng như về các điều kiện thực tế khách quan khác nên thiếu sót là không thể tránh khỏi. Kính mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình của quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Chúng tôi hy vọng rằng những đóng góp của luận văn, trong chừng mực nào đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học, làm cho nền giáo dục Việt Nam có thể sánh kịp nền giáo dục tiên tiến của thế giới. 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Duy Ái (2001), Tài liệu giáo khoa chuyên Hóa học 11-12, NXB Giáo dục. 2. Nguyễn Duy Ái, Từ Ngọc Ánh, Trần Quốc Sơn (1996), Bài tập Hóa học 12, NXB Giáo dục. 3. Nguyễn Duy Ái, Đào Hữu Vinh (2003), Bài tập Hóa học đại cương và vô cơ, NXB Giáo dục. 4. Phạm Dương Hoàng Anh (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức môn Hóa học phần Hiđrocacbon không no mạch hở dành cho học sinh THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 5. Nguyễn Duy Ái, Đào Hữu Vinh (2003), Bài tập Hóa học đại cương và vô cơ, NXB Giáo dục. 6. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, Tài liệu BDTX chu kỳ 1993-1996, Vụ giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 7. Bùi Long Biên (2005), 500 bài tập Hóa học vô cơ, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 8. Trịnh Văn Biều (1999), Nâng cao hiệu quả quá trình dạy học môn Hóa ở trường phổ thông trung học, Tài liệu BDTX chu kỳ 1997-2000, Trường ĐHSP TP. HCM. 9. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường ĐHSP TP. HCM. 10. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy Hóa học ở trường phổ thông, NXB ĐHQG TP. HCM. 11. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hoá học, Trường ĐHSP TP. HCM. 12. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, ĐHSP TP. HCM. 116 13. Nguyễn Hải Châu (chủ biên), Nguyễn Thanh Hưng, Đào Thị Thu Nga, Nguyễn Thanh Thúy, Vũ Anh Tuấn (2008), Chuẩn bị kiến thức ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng môn Hóa học, NXB Giáo dục. 14. Đỗ Mạnh Cường (2008), Giáo trình ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM. 15. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học Hóa học ở trường phổ thông và đại học, NXB Giáo dục. 16. Nguyễn Văn Cường (2006), Đổi mới phương pháp dạy học trung học phổ thông, Dự án phát triển Giáo dục trung học phổ thông (LOAN No1979- VIE). 17. Đỗ Mạnh Cường (2008), Giáo trình ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, NXB ĐHQG TP. HCM. 18. Nguyễn Đức Chuy (chủ biên), Đỗ Thị Hải, Nguyễn Thị Hương (2008), Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, NXB Giáo dục. 19. Nguyễn Tinh Dung, Hoàng Nhâm, Trần Quốc Sơn, Phạm Văn Tư (2002), Tài liệu nâng cao và mở rộng kiến thức Hóa học trung học phổ thông, NXB Giáo dục. 20. Trần Thị Đà, Nguyễn Thế Ngôn (2007), Hóa học vô cơ, NXB Đại học Sư phạm. 21. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 22. Phạm Bích Đào, Phạm Đình Hiến, Phạm Văn Hoan, Nguyễn Thị Thanh Thúy (2009), Trắc nghiệm Hóa học, NXB Giáo dục Việt Nam. 23. Đặng Văn Giáp (1997), Soạn thảo văn bản khoa học bằng kỹ thuật vi tính, NXB Giáo dục. 24. Nguyễn Thị Thu Hà (2008), Thiết kế sách giáo khoa điện tử (EBook) lớp 10 nâng cao chương “nhóm Halogen”. Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, ĐHSP TP. HCM. 117 25. Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash và Macromedia Dreamver để thiết kế website về lịch sử hóa học 10 góp phần nâng cao chất lượng dạy học, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 26. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội. 27. Phạm Văn Hoan (2002), Tuyển tập các bài tập Hóa học trung học phổ thông, NXB Giáo dục. 28. Lê Thị Xuân Hương (2007), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học chương Halogen lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 29. Nguyễn Thanh Khuyến (2006), Phương pháp giải các dạng bài tập trắc nghiệm Hóa học (đại cương và vô cơ), NXB ĐHQG HN. 30. R.A. LiĐin, V.A. Molosco, L.L.Anđreeva (2001), Tính chất lý hóa học các chất vô cơ, Bản dịch của Lê Kim Long và Hoàng Nhuận, Hiệu đính: Hoàng Nhâm, NXB Khoa học và Kỹ Thuật Hà Nội. 31. Nguyễn Thị Ánh Mai (2006), Thiết kế sách giáo khoa điện tử (E-book) các chương về lý thuyết chủ đạo sách giáo khoa hoá học lớp 10 THPT, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà Nội. 32. Phạm Duy Nghĩa (2006), Thiết kế Web site phục vụ việc học tập và ôn tập chương nguyên tử cho học sinh lớp 10 bằng phần mềm Macromedia Flash và Dreamweaver, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 33. Nguyễn Xuân Nghĩa (1995), Phương pháp và kỹ thuật trong nghiên cứu xã hội, NXB Giáo dục. 34. Quách Tuấn Ngọc (2005), Vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học, Báo cáo về ICT in Education. 35. Hoàng Nhâm (2000), Hóa học vô cơ, tập 1, 2, 3, NXB Giáo dục. 36. Trần Thị Tuyết Oanh (2007), Đánh giá và đo lường kết quả học tập, NXB ĐHSP. 118 37. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình – sách giáo khoa hoá học phổ thông (học phần PPDH 2), ĐHSP Hà Nội. 38. Trịnh Lê Hồng Phương (2008), Thiết kế học liệu điện tử chương oxi – lưu huỳnh lớp 10 hỗ trợ hoạt động tự học hóa học cho học sinh trung học phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 39. Đỗ Thị Việt Phương (2006), Ứng dụng Macromedia Flash MX 2004 và Dreamweaver MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho hoạt động tự học hoá học của học sinh phổ thông trong chương halogen lớp 10, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 40. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, NXB ĐHQG Hà Nội. 41. Nguyễn Hữu Thạc, Nguyễn Văn Thoại (2003), Bài tập trắc nghiệm Hóa học phổ thông, NXB Giáo dục. 42. Nguyễn Trọng Thọ (2002), Ứng dụng tin học trong giảng dạy hóa học, NXB Giáo dục. 43. Nguyễn Trọng Thọ (1997), Hóa học vô cơ, NXB Giáo dục. 44. Nguyễn Ngọc Anh Thư (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để tạo trang web hỗ trợ cho học sinh trong việc tự học môn hóa học lớp 11 nhóm Nitơ chương trình phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 45. Lê Trọng Tín (2006), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Hóa học, Tài liệu BDTX chu kỳ 2004-2007. Trường ĐHSP TP. HCM. 46. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998), Quá trình dạy – tự học, NXB Giáo dục. 47. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2004), Học và dạy cách học, NXB ĐHSP Hà Nội. 48. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Xuân Trường (chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Trần Quốc Đắc, Nguyễn Hữu Đĩnh, Phạm Văn Hoan, Lê Chi Kiên, Lê Mậu 119 Quyền, Vũ Anh Tuấn (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 môn Hóa học, NXB Giáo dục. 49. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), Nguyễn Xuân Trường (chủ biên), Trần Quốc Đắc, Đoàn Việt Nga, Cao Thị Thặng, Lê Trọng Tín, Đoàn Thanh Tường (2008), Sách giáo viên Hóa học 12 nâng cao, NXB Giáo dục. 50. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh (chủ biên), Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Cao Thị Thặng (2008), Sách giáo khoa Hóa học 12 nâng cao, NXB Giáo dục. 51. Lê Xuân Trọng (chủ biên), Ngô Ngọc An, Phạm Văn Hoan, Nguyễn Xuân Trường (2008), Bài tập Hóa học 12 nâng cao, NXB Giáo dục. 52. Nguyễn Xuân Trường (2003), Bài tập Hóa học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP. 53. Nguyễn Xuân Trường (2005), Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục. 54. Nguyễn Xuân Trường (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học hoá học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP. 55. Nguyễn Xuân Trường (2006), Trắc nghiệm và sử dụng trắc nghiệm trong dạy học hoá học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP. 56. Vũ Anh Tuấn (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 môn Hóa học, NXB Giáo dục. 57. Thái Duy Tuyên (1998). Những vấn đề cơ bản của Giáo dục học hiện đại, NXB. HN. 58. Phạm Thị Phương Uyên (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX 2004 và Macromedia Flash MX 2004 thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức cho học sinh môn hoá học nhóm oxi – lưu huỳnh chương trình cải cách, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 59. Nguyễn Đức Vận (2004), Các kim loại điển hình, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 120 60. Nguyễn Đức Vận, Nguyễn Huy Tiến (2008), Câu hỏi và bài tập Hóa học vô cơ, phần kim loại, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 61. Đào Hữu Vinh (2000), Hóa học sơ cấp  Các bài tập chọn lọc, NXB Hà Nội. 62. 63. 64. 65. 66. 67. 68. 69. 70. 71. 72. 73. 74. 75. 76. 77. 78. 79. 80. 81. 82. P1 PHỤ LỤC 1. Đề kiểm tra các lớp thực nghiệm và đối chứng. 2. Trích một số nội dung đã trình bày trong EBook.  Thẻ luyện tập giúp trí nhớ.  Thẻ bài tập tự luận.  Thẻ bài tập trắc nghiệm. P2 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI CHƯƠNG 5 Thời gian: 45 phút  30 câu trắc nghiệm 1. Cho các câu sau đây: a) Crom là kim loại có tính khử yếu hơn sắt. b) Nguyên tử crom có 6 electron độc thân. c) Crom có những tính chất hoá học giống nhôm. d) Các số oxi hóa của crom trong hợp chất là +1 đến +6. e) Hợp chất phổ biến nhất của crom trong tự nhiên là cromit. f) Không dùng phản ứng nhiệt nhôm để sản xuất crom. g) Crom là kim loại dễ nóng chảy. h) Thép chứa crom có độ cứng cao và khó gỉ. Biết oCr3 / CrE  = 0,74V; 2oFe / FeE  =  0,44V. Các câu sai gồm: A. a, b, d, g. B. a, c, d. C. a, f, g. D. a, c, d, g. Đáp án: C. 2. Cho phản ứng: KCrO2 + Br2 + KOH  K2CrO4 + KBr + H2O Khi cân bằng phản ứng trên, hệ số của KCrO2 là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Đáp án: B. 3. Sục khí Cl2 vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH. Chất tan có trong dung dịch sau phản ứng gồm: A. CrCl3, NaCl, NaClO, NaOH. P3 B. Na2CrO4, NaCl, NaOH. C. Na[Cr(OH)4], NaCl, NaClO, NaOH. D. Na2CrO4, NaCl, NaClO, NaOH. Đáp án: D. 4. Cho 0,1 mol CrCl2 tác dụng với dung dịch chứa 0,25 mol NaOH trong điều kiện có không khí. Khi phản ứng hoàn toàn thu được bao nhiêu gam kết tủa? A. 12,875 gam. B. 8,6 gam. C. 10,3 gam. D. 5,15 gam. Đáp án: D. 5. Cho 0,2 mol kali đicromat tác dụng với 0,5 mol natri sunfua trong môi trường chứa 1,5 mol H2SO4 (loãng). Biết 2 0 +6 3S S vaø Cr Cr   , khối lượng S thu được là A. 16 (gam). B. 19,2 (gam). C. 20,6 (gam). D. 32 (gam). Đáp án: A. 6. Các cặp oxi hóa  khử sau được sắp theo thứ tự tính oxi hóa tăng, tính khử giảm: 2 2 3 2 Mg Cr Cr Mg Cr Cr     Cho 0,15 mol Mg tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol CrCl3. Khi phản ứng hoàn toàn thu được A. MgCl2 (0,1 mol); CrCl2 (0,2 mol); Mg dư (0,05 mol). B. MgCl2 (0,15 mol); CrCl2 (0,3 mol). C. MgCl2 (0,15 mol); CrCl2 (0,15 mol); Cr (0,05 mol). D. MgCl2 (0,15 mol); CrCl3 (0,1 mol); Cr (0,1 mol). Đáp án: C. 7. Cho các phương trình hóa học: P4 (I) (NH4)2Cr2O7 ot¾ ¾® Cr2O3 + N2 + 4H2O (II) Cu2O + H2SO4  Cu + CuSO4 + H2O (III) CuS + 8HNO3  CuSO4 + 8NO2 + 4H2O Gọi N là loại phản ứng oxi hóa  khử nội phân tử; T là loại phản ứng tự oxi hóa  tự khử. Khẳng định nào sau đây đúng? A. I  T; II  N. B. I và II đều  N. C. I  N; II  T. D. I và III  N; II  T. Đáp án: C. 8. Để oxi hóa hết 0,2 mol CrBr3 bằng Cl2 trong môi trường NaOH cần dùng ít nhất bao nhiêu mol Cl2 và bao nhiêu mol NaOH? Biết trong phản ứng: 3 6 1 0 Cr Cr vaø Br Br     . A. 0,6 mol Cl2 và 1,6 mol NaOH. B. 0,3 mol Cl2 và 1,6 mol NaOH. C. 0,2 mol Cl2 và 0,8 mol NaOH. D. 0,6 mol Cl2 và 0,8 mol NaOH. Đáp án: A. 9. Cho m gam CrO3 tác dụng với NH3 dư, khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng chất rắn còn (m4,8) gam. Giá trị của m là A. 40. B. 30. C. 10. D. 20. Đáp án: D. 10. Cho các phương trình hóa học: (I). CrO + H2O  Cr(OH)2 (II). 2 CrO3 + 2 NaOH  Na2Cr2O7 + H2O P5 (III). Cr2O3 + 3H2SO4 (loãng)  Cr2(SO4)3 + 3H2O (IV). Cr + MgSO4  CrSO4 + Mg Những phản ứng không xảy ra trong thực tế là A. I, IV. B. I, II, IV. C. I, III, IV. D. I, II, III, IV. Đáp án: D. 11. X, Y, Z, T lần lượt là các hợp chất khác nhau của crom trong sơ đồ sau: Cr HCl X 2Cl Y 2ClNaOH Z 2 4H SOT T là chất nào sau đây? A. Na2CrO4. B. Na2Cr2O7. C. Na[Cr(OH)4]. D. Cr2(SO4)3. Đáp án: B. 12. Câu nào sau đây mô tả đúng hiện tượng thí nhiệm? A. Nung Cr(OH)2 trong không khí thu được chất rắn màu đen. B. Nung Cr(OH)2 trong chân không thu được chất rắn màu lục thẩm. C. Thêm dung dịch CrCl2 vào dung dịch NaOH xuất hiện kết tủa màu vàng. D. Thêm vài giọt dd NaOH vào dung dịch CrCl3 xuất hiện kết tủa màu da cam. Đáp án: C. 13. Phản ứng hoá học nào sau đây đúng? A. Fe2+ + 2Ag  Fe + 2Ag+ B. 2Fe + 6HNO3  2Fe(NO3)3 + 3H2 C. Cu + 2Fe3+  Cu2+ + 2Fe2+ D. FeO + 2HNO3  Fe(NO3)2 + H2O Đáp án: C. P6 14. Khẳng định nào sau đây sai? A. Tất cả oxit của sắt tác dụng với dd HCl đều tạo muối và nước. B. Fe2O3 không tạo khí NO2 khi tác dụng với HNO3 đặc nóng. C. FeO không thể bị khử bởi Al ở nhiệt độ cao. D. Fe(OH)2 bị oxi hóa trong không khí ẩm. Đáp án: C. 15. Phương pháp luyện thép nào sau đây có thể luyện được thép chất lượng cao? A. Phương pháp lò bằng. B. Phương pháp lò thổi oxi. C. Phương pháp lò điện. D. Phương pháp lò thổi oxi và phương pháp lò điện. Đáp án: A. 16. Xem xét một số tính chất vật lý: (I). Màu trắng bạc; (II). Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt; (III). Kim loại nhẹ; (IV). Dẻo, dễ rèn; (V). Dễ nhiễm từ; (VI) Cứng nhất trong các kim loại. Những tính chất nào kể trên là của Fe? A. I, V. B. II, III. C. II, IV, V. D. II, V, VI. Đáp án: C. 17. Toàn bộ chất trong dãy nào dưới đây có thể oxi hóa sắt thành hợp chất sắt(III)? A. AgNO3; H2SO4 đặc. B. HNO3; HCl. C. S; HNO3. D. O2, H2SO4 loãng. Đáp án: A. 18. Thí nghiệm nào sau đây xảy ra phản ứng oxi hóa  khử? A. Hòa tan FeO bằng dd HCl. P7 B. Cho AgNO3 dư tác dụng với dd FeCl2. C. Nhiệt phân Fe(OH)2 trong điều kiện không có không khí. D. Cho dd muối sắt(III) tác dụng với dd kiềm. Đáp án: B. 19. Chuyển hóa nào sau đây không thể thực hiện bằng 1 phương trình hóa học. A. FeSO4  Fe2(SO4)3. B. Fe3O4  Fe(NO3)3. C. Fe(OH)2  Fe. D. Fe(OH)2  Fe(OH)3. Đáp án: C. 20. Khẳng định nào sau đây đúng? A. Hòa tan FeO bằng dd HNO3 loãng thu được dd màu lục nhạt. B. Dung dịch FeSO4 làm mất màu tím của dd KMnO4 trong H2SO4. C. Sục khí clo vào dd FeCl2 thu được dd màu xanh lam. D. Fe(OH)2 tiếp xúc với không khí ẩm sẽ chuyển sang màu đỏ thẩm. Đáp án: B. 21. Cho 0,1 mol bột Fe tác dụng hoàn toàn với dd chứa 0,25 mol AgNO3. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là A. 21,1 gam. B. 18 gam. C. 24,2 gam. D. 30,25 gam. Đáp án: A. 22. Thực hiện thí nghiệm với dung dịch loãng chứa 4 mol HNO3. Trường hợp nào sau đây tạo ra thể tích khí NO lớn nhất trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất? A. 1 mol Fe. B. 1 mol FeO. C. 1 mol Fe3O4. P8 D. 1 mol Cu. Đáp án: A. 23. Cho 5,4 gam hỗn hợp Fe và Cr tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có 0,2 gam khí H2 thoát ra. Dung dịch thu được nếu đem cô cạn trong điều kiện không có không khí thì thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 16,05 (gam). B. 14,275 (gam). C. 28,55 (gam). D. 12,5 (gam). Đáp án: D. 24. Cho khí CO qua ống sứ đựng 0,6 mol hỗn hợp X gồm FeO và Fe2O3 nung nóng. Sau phản ứng thu được 40,8 gam chất rắn. Phần khí cho hấp thu vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 70 gam kết tủa. Số mol FeO trong X là A. 0,4 (mol). B. 0,5 (mol). C. 0,2 (mol). D. 0,3 (mol). Đáp án: B. 25. Chất nào sau đây oxi hóa được 0Cu thành 1Cu ? A. FeCl3. B. CuO ở 800C. C. HCl có mặt oxi. D. HNO3. Đáp án: B. 26. Thí nghiệm nào sau đây không điều chế được CuO tinh khiết? A. Nhiệt phân Cu(OH)2. B. Nhiệt phân CuCO3.Cu(OH)2. C. Nhiệt phân Cu(NO3)2. Formatted: Font: 8 pt, Not Superscript/ Subscript, Lowered by 2 pt Formatted: Font: 8 pt, Not Superscript/ Subscript, Lowered by 2 pt P9 D. Cho Cu tác dụng với O2 ở 800C. Đáp án: D. 27. Hóa chất nào sau đây không thể dùng để điều chế Ag từ hỗn hợp bột Ag, Cu? A. Fe(NO3)3. B. AgNO3. C. HCl có mặt oxi. D. HNO3. Đáp án: D. 28. Hiện tượng thí nghiệm nào sau đây mô tả sai? A. Cu(OH)2 tan trong dd NH3 tạo dd xanh lam. B. CuSO4 khan hấp thu nước thì chuyển thành màu xanh. C. Nung hỗn hợp CuO và Cu ở 800C thu được chất rắn màu đỏ. D. CuS tan trong dd HCl thành dd màu xanh. Đáp án: D. 29. Cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3 dư thấy thoát ra 1,792 lit NO (đkc). Khối lượng Cu tham gia phản ứng là A. 5,12 (gam). B. 7,68 (gam). C. 3,41 (gam). D. 12,8 (gam). Đáp án: B. 30. Cho CO dư qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm MgO và CuO nung nóng. Khi phản ứng hoàn toàn thu được 10,4 gam hỗn hợp rắn. Khí sinh ra được hấp thu vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 10 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 12 (gam). B. 14 (gam) C. 10,5 (gam). D. 20,4 (gam). Đáp án: A. Formatted: Font: 8 pt, Not Superscript/ Subscript, Lowered by 2 pt P10 TRÍCH MỘT SỐ NỘI DUNG ĐÃ TRÌNH BÀY TRONG EBOOK  THẺ LUYỆN TẬP GIÚP TRÍ NHỚ Bài 1: NGUYÊN TỐ CHUYỂN TIẾP A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT  Nguyên tố chuyển tiếp bao gồm các nguyên tố d và nguyên tố f. Các nguyên tố d có 2 phân lớp electron bên ngoài với cấu hình electron: (n1)d110 ns12  Crom, sắt, đồng là các nguyên tố chuyển tiếp thuộc chu kì 4 của bảng tuần hoàn: Nhóm IIIB IVB VB VIB VIIB VIIIB IB IIB Chu kì 4 21Sc 22Ti 23V 24Cr 25Mn 26Fe 27Co 28Ni 29Cu 30Zn Kim loại chuyển tiếp  Các nguyên tố chuyển tiếp có 4 đặc tính chung: (1). Đều là kim loại nên chúng được gọi là kim loại chuyển tiếp. (2). Có nhiều hóa trị, nhiều trạng thái oxi hóa. Do đó ứng với cùng kim loại:  Có sự thay đổi tính chất axit bazơ. Ví dụ: CrO (oxit baz); Cr2O3 (oxit lưỡng tính); CrO3 (oxit axit)  Có sự thay đổi tính chất oxi hóa  khử. Ví dụ: CrO (tính khử); CrO3 (tính oxi hóa) (3). Hợp chất thường có màu. (4). Có khả năng tạo phức chất. B. LUYỆN TẬP CÂU HỎI NGẮN Nguyên tố chuyển tiếp là những nguyên tố nào? Trả lời Nguyên tố chuyển tiếp là các nguyên tố d, f trong bảng tuần hoàn. Nguyên tố chuyển tiếp thuộc các nhóm nào trong bảng tuần hoàn? P11 Trả lời Nguyên tố chuyển tiếp thuộc các nhóm từ IB đến VIIIB trong bảng tuần hoàn. Tại sao gọi nguyên tố chuyển tiếp là kim loại chuyển tiếp. Trả lời Các nguyên tố chuyển tiếp đều là kim loại nên chúng được gọi là kim loại chuyển tiếp. Hãy cho biết cấu hình electron 2 phân lớp ngoài cùng của các kim loại chuyển tiếp thuộc chu kỳ 4 của bảng tuần hoàn (lấy số hiệu nguyên tử ở phần tóm tắt lí thuyết). Trả lời Cấu hình electron 2 phân lớp ngoài cùng của các kim loại chuyển tiếp thuộc chu kì 4 có dạng chung: 3d1 10 4s12. Cụ thể là: 21Sc 3d1 4s2 22Ti 3d2 4s2 23V 3d3 4s2 24Cr 3d5 4s1 25Mn 3d5 4s2 26Fe 3d6 4s2 27Co 3d7 4s2 28Ni 3d8 4s2 29Cu 3d10 4s1 30Zn 3d10 4s2 (Nếu không hiểu rõ bài giải này, hãy tham khảo qui tắc viết cấu hình electron) Vì sao cấu hình electron 2 phân lớp ngoài cùng của Cu không phải là 3d9 4s2? Cấu hình electron đúng của Cu như thế nào? Trả lời Có sự chuyển 1 electron từ 4s vào 3d để phân lớp d từ 3d9 (chưa bão hòa) thành 3d10 (bão hòa) bền hơn. Cấu hình electron của Cu là 3d10 4s1. Vì sao cấu hình electron 2 phân lớp ngoài cùng của Cr không phải là 3d4 4s2? Cấu hình electron đúng của Cr như thế nào? Trả lời Có sự chuyển 1 electron từ 4s vào 3d để phân lớp d từ 3d4 (chưa bão hòa) thành 3d5 (bán bão hòa) bền hơn. Cấu hình electron của Cr là 3d5 4s1. Có mối liên hệ nào giữa trạng thái oxi hóa với tính chất axitbazơ của các oxit kim loại chuyển tiếp? P12 Trả lời Oxit của cùng nguyên tố kim loại chuyển tiếp:  Nếu nguyên tố ở mức oxi hóa thấp, có tính bazơ. Ví dụ: CrO.  Nếu nguyên tố ở mức oxi hóa cao, có tính axit. Ví dụ: CrO3.  Nếu ở mức oxi hóa trung gian, có tính lưỡng tính. Ví dụ: Cr2O3. Có mối liên hệ nào giữa trạng thái oxi hóa với tính chất oxi hóa  khử của các hợp chất của kim loại chuyển tiếp? Trả lời  Hợp chất chứa kim loại chuyển tiếp ở mức oxi hóa thấp có tính khử và tính oxi hóa, trong đó tính khử thường trội hơn. Ví dụ: CrO, FeO.  Hợp chất chứa kim loại chuyển tiếp ở mức oxi hóa cao có tính oxi hóa. Ví dụ: K2Cr2O7, FeCl3. Kim loại chuyển tiếp có những đặc tính chung nào? Trả lời Kim loại chuyển tiếp có 3 đặc tính chung: (1). Có nhiều hóa trị, nhiều trạng thái oxi hóa. Do đó ứng với cùng kim loại:  Có sự thay đổi tính chất axit bazơ. Ví dụ: CrO (oxit baz); Cr2O3 (oxit lưỡng tính); CrO3 (oxit axit)  Có sự thay đổi tính chất oxi hóa  khử. Ví dụ: CrO (tính khử); CrO3 (tính oxi hóa) (2). Hợp chất thường có màu. (3). Có khả năng tạo phức chất. Các nhận định sau đúng hay sai? (1). Các nguyên tố chuyển tiếp đều có 1 hoặc 2 electron ở lớp ngoài cùng. (2). Trong hợp chất, kim loại chuyển tiếp chỉ có số oxi hóa +1 hoặc +2. (3) Các oxit kim loại đều là oxit bazơ. (4) Các oxit phi kim đều là oxit axit. P13 Trả lời (1) Đúng, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố chuyển tiếp đều là ns12. (2) Sai, Fe có số oxi hóa +3 (trong Fe2O3, FeCl3, ...), Cr có số oxi hóa +3 (trong Cr2O3, CrCl3, ...) và số oxi hóa +6 (trong CrO3, K2Cr2O7, ...). (3) Sai, crom là kim loại nhưng CrO3 là oxit axit. (4) Sai, C là phi kim nhưng CO không là oxit axit.  THẺ BÀI TẬP TỰ LUẬN Chủ đề 1: CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ A. PHƯƠNG PHÁP 1. Qui tắc viết cấu hình electron  Viết cấu hình electron là diễn tả sự sắp xếp electron trên vỏ của một nguyên tử.  Vỏ nguyên tử được chia thành nhiều lớp, được đánh số thứ tự từ gần đến xa hạt nhân: lớp 1, 2, 3, 4, ...  Trong mỗi lớp có các phân lớp:  Lớp 1 có 1 phân lớp, kí hiệu: 1s.  Lớp 2 có 2 phân lớp, kí hiệu: 2s, 2p.  Lớp 3 có 3 phân lớp, kí hiệu: 3s, 3p, 3d.  Lớp 4 có 4 phân lớp, kí hiệu: 3s, 3p, 3d, 4f. ...  Trong cấu hình electron có những kí hiệu mà ta cần hiểu ý nghĩa của chúng. Ví dụ, kí hiệu 2s1 có nghĩa là phân lớp s trong lớp thứ 2 chứa 1 e.  Thao tác viết bao gồm bốn bước: Bước 1: Xác định số electron có ở vỏ nguyên tử. Ghi nhớ: Số electron = số hiệu nguyên tử Z (tra ở bảng tuần hoàn). P14 Ví dụ, Kí hiệu: 11Na nghĩa là số hiệu Z của Na là 11  Na có 11 electron. Bước 2: Sắp electron vào các phân lớp theo thứ tự năng lượng tăng dần. Ghi nhớ: Ví dụ, 11 electron của Na được sắp như sau:  Đầu tiên 2e được xếp vào phân lớp 1s, ta kí hiệu: 1s2.  Tiếp theo 2e được xếp vào phân lớp 2s, ta kí hiệu: 2s2.  Tiếp nữa 6e được xếp vào phân lớp 2p, ta kí hiệu: 2p6.  Còn 1e cuối được xếp vào phân lớp 3s, ta kí hiệu: 3s1. Bước 3: Sắp các phân lớp đã có electron theo thứ tự từ lớp nhỏ đến lớp lớn, ta được cấu hình electron. Ở ví dụ trên, ta có cấu hình electron của natri là 1s2 2s2 2p6 3s1 Cấu hình electron của Na cho thấy nó có 3 lớp electron: Lớp 1 có 2 electron. Lớp 2 có 2 + 6 = 8 electron. Lớp 3 có 1 electron, đây là electron hóa trị của Na. Bước 4: Dùng bảng tuần hoàn, tìm khí hiếm đứng gần nhất để viết gọn cấu hình electron. Ví dụ, 10Ne là khí hiếm gần 11Na nhất, cấu hình electron của Ne là: 1s2 2s2 2p6  Cấu hình electron của Na viết gọn là [Ne] 3s1 2. Từ cấu hình electron nguyên tử suy ra vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn (1) Electron năng lượng cao nhất (là electron cuối cùng ở bước 2):  Thứ tự năng lượng năng dần của các phân lớp là: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s ...  Phân lớp s chứa tối đa 2 electron.  Phân lớp p chứa tối đa 6 electron.  Phân lớp d chứa tối đa 10 electron. P15  Thuộc phân lớp s, ta gọi đó là nguyên tố s.  Thuộc phân lớp p, ta gọi đó là nguyên tố p.  Thuộc phân lớp d, ta gọi đó là nguyên tố d.  Thuộc phân lớp f, ta gọi đó là nguyên tố f. Ví dụ, Na là nguyên tố s vì electron năng lượng cao nhất của nó thuộc phân lớp s. (2) Nguyên tố s, p thuộc nhóm A. Nguyên tố d, f thuộc nhóm B của bảng tuần hoàn. Ví dụ, Na là nguyên tố s  Na thuộc nhóm A của bảng tuần hoàn. (3) Số lớp electron = số thứ tự chu kì. Ví dụ, Na có 3 lớp electron  Na thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn. (4) Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tố s, p = số thứ tự nhóm A. Ví dụ, Na thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn. 3. Cấu hình electron của crom và đồng  24Cr có cấu hình electron [Ar] 3d5 4s1 thay vì [Ar] 3d4 4s2  29Cu có cấu hình electron [Ar] 3d10 4s1 thay vì [Ar] 3d9 4s2 Giải thích 2 trường hợp trên: [Ar] 3d5 4s1 có đặc điểm bán bão hòa electron (phân lớp 3d chứa 5 electron). [Ar] 3d10 4s1 có đặc điểm bão hòa electron (phân lớp 3d chứa 10 electron). Cấu hình electron như thế có năng lượng thấp hơn nên bền hơn. 4. Từ vị trí trong bảng tuần hoàn suy ra tính chất của đơn chất  Nguyên tố thuộc nhóm VIIIA là khi hiếm.  Nguyên tố thuộc các nhóm B là kim loại.  Nguyên tố trong các nhóm A dưới đây: nền vàng là kim loại, nền xanh là phi kim. P16 IA IIA IIIA IVA VA VI VIIA 1 H 2 Li Be B C N O F 3 Na Mg Al Si P S Cl 4 K Ca Ga Ge As Se Br 5 Rb Sr In Sn Sb Te I 6 Cs Ba Tl Pb Bi Po At 5. So sánh với các nguyên tố kim loại khác Trong chu kì (từ trái qua phải) Trong nhóm A (từ trên xuống) Bán kính nguyên tử Giảm Tăng Độ âm điện Tăng Giảm Năng lượng ion hóa Tăng Giảm Tính kim loại Giảm Tăng Thế điện cực chuẩn Tăng Giảm Tính khử Giảm Tăng B. BÀI TẬP 1. Xác định số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử có Z lần lượt là a. 11; 12; 13. b. 27; 28; 29. Giải Từ cấu hình electron của mỗi nguyên tử ta suy ra số electron ở lớp ngoài cùng như sau: a. 1s2 2s2 2p6 3s1  có 1 electron ở lớp ngoài cùng. 1s2 2s2 2p6 3s2  có 2 electron ở lớp ngoài cùng. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1  có 3 electron ở lớp ngoài cùng. b. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d7 4s2  có 2 electron ở lớp ngoài cùng. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d8 4s2  có 2 electron ở lớp ngoài cùng. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1  có 1 electron ở lớp ngoài cùng. P17 Hãy cho biết tính chất nguyên tố của các nguyên tử có Z lần lượt là 21; 24; 30; 35. Giải Z = 21  Cấu hình electron: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2 Z = 24  Cấu hình electron: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1 Z = 30  Cấu hình electron: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2  Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố d  Chúng đều thuộc nhóm B của bảng tuần hoàn  Đều là kim loại. Z = 35  Cấu hình electron: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p5  Đây là nguyên tố p nên thuộc nhóm A. Có 3 lớp electron  thuộc chu kì 3. Có 7 electron lớp ngoài cùng  thuộc nhóm VIIA. Thuộc chu kì 3, nhóm VIIA là nguyên tố phi kim. So sánh bán kính nguyên tử, độ âm điện, năng lượng ion hóa thứ nhất, tính kim loại của các nguyên tử có Z bằng 11; 12; 19 Giải Nguyên tử 11X 12Y 19Z Cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s1 1s2 2s2 2p6 3s2 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 Vị trí trong BTH Chu kì 3, nhóm IA Chu kỳ 3, nhóm IIA Chu kỳ 4, nhóm IA X, Y cùng thuộc chu kì 3, trong đó X đứng trước Y nên:  Bán kính nguyên tử của X > Y.  Độ âm điện của X < Y.  Năng lượng ion hóa I1 của X < Y.  Tính kim loại của X > Y. X và Z cùng thuộc nhóm IA, trong đó Z dưới X nên:  Bán kính nguyên tử của Z > X.  Độ âm điện của Z < X.  Năng lượng ion hóa I1 của Z < X. P18  Tính kim loại của Z > X. Tổng hợp lại, ta có:  Bán kính nguyên tử: Z > X > Y.  Độ âm điện: Z < X < Y.  Năng lượng ion hóa I1: Z < X < Y.  Tính kim loại Z > X > Y.  THẺ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CROM 1. Cho phản ứng: ….Cr + …. Sn2+  .... Cr3+ + …. Sn a) Khi cân bằng phản ứng trên, hệ số của ion Cr3+ sẽ là A. 1 B. 2 C. 3 D. 6 b) Trong pin điện hoá Cr – Sn xảy ra phản ứng trên Biết oCr3 / CrE  = 0,74V; oSn2 / SnE  = 0,14V. Suất điện động chuẩn của pin điện hoá là A. -0,60V B. 0,88V C. 0,60V D. – 0,88V Hướng dẫn Để cân bằng phương trình ion, cần thực hiện như sau: 1. Xác định phương trình phản ứng thuộc loại oxi hóa  khử hay không? 2. Nếu là phản ứng oxi hóa  khử:  Xác định số electron cho, số electron nhận.  Xác định hệ số để cân bằng số electron chonhận.  Đưa hệ số vào phương trình phản ứng. 3. Nếu là phản ứng không oxi hóa  khử:  Xác định hệ số để cân bằng điện tích 2 vế.  Đưa hệ số vào phương trình phản ứng.  Cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố. Ví dụ 1: Cân bằng phản ứng: P19 ..... Cu + ..... Fe3+  .....Cu2+ + Fe2+ B1: Đây là phản ứng oxy hóa-khử. B2: Cu nhường 2e; Fe3+ nhận 1e  Phải nhân 2 cho Fe3+. B3: Cu + 2 Fe3+  Cu2+ + 2 Fe2+ Ví dụ 2: Cân bằng phản ứng: Al3+ + 23CO  + H2O  Al(OH)3 + CO2 B1: Đây là phản ứng không oxi hóa  khử (không có nguyên tố nào đổi số oxi hóa). B2: Vế phải không mang điện  Vế trái cũng không mang điện. Muốn vậy, phải có 2Al3+ và 3 23CO  thì vế trái trung hòa điện: 2Al3+ + 3 23CO  + H2O  Al(OH)3 + CO2 Cân bằng các nguyên tử Al, C, H ta được: 2Al3+ + 3 23CO  + 3H2O  2Al(OH)3 + 3CO2 Giải a. Đây là phản ứng oxi hóa  khử. Trong đó: Cr nhường 3e; Sn2+ nhận 2e  Phải nhân 2 cho Cr, nhân 3 cho Sn2+.  Hệ số Cr3+ là 2.  Đáp án: B. b. oCr3 / CrE  < o Sn2 / SnE   Điện cực Cr3+/Cr là cực âm; Sn2+/Sn là cực dương. Ta có: opinE = o o cöïcdöông cöïcaâmE E = 0,14  (0,74) = 0,6V  Đáp án: C. Cho các câu sau đây: a) Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt. b) Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazơ. c) Crom có những tính chất hoá học giống nhôm. d) Crom có những hợp chất giống những hợp chất của lưu huỳnh. P20 e) Trong tự nhiên, crom có ở dạng đơn chất. f) Phương pháp sản xuất crom là điện phân Cr2O3 nóng chảy. g) Kim loại crom có thể rạch được thủy tinh. h) Kim loại crom có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối. Biết oCr3 / CrE  = 0,74V; oFe2 / FeE  =  0,44V. Phương án gồm các câu đúng là: A. a, b, c. B. a, c, d. C. a, c, d, g, h. D. a, c, d, g. Giải a. Đúng. Do oCr3 / CrE  =  0,74V < oFe2 / FeE  =  0,44V. b. Sai. CrO là oxit bazơ; CrO3 là oxit axit; Cr2O3 là oxit lưỡng tính. c. Đúng (xem tính chất hóa học Cr và Al). d. Đúng.  Oxit cao nhất của lưu huỳnh là SO3; của crom là CrO3.  Hiđroxit tương ứng với oxit cao nhất của lưu huỳnh là H2SO4, của crom là H2CrO4. e. Sai. Trong tự nhiên, crom ở dạng quặng cromit FeO.Cr2O3. f. Sai. Cr2O3 có nhiệt độ nóng chảy rất cao (2340C) nên người ta không điện phân nóng chảy Cr2O3 vì tốn kém. Sản xuất crom hiện dùng phương pháp nhiệt nhôm. g. Đúng. Crom cứng hơn thủy tinh. h. Đúng. Xem bài crom.  Đáp án: C. Cho phản ứng: NaCrO2 + Br2 + NaOH  Na2CrO4 + NaBr + H2O Khi cân bằng phản ứng trên, hệ số của NaCrO2 là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Giải Na 3 Cr  O2 + o Br 2 + NaOH  Na2 6 Cr  O4 + Na 1 Br  + H2O P21 3 Cr  nhường 3e; oBr 2 nhận 2e  Để cân bằng electron, phải nhân 2 vào 3 Cr  và nhân 3 vào o Br 2  Hệ số của NaCrO2 là 2.  Đáp án: B. Phản ứng đã cân bằng: 2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH  2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O Cho các phản ứng: M + 2HCl  MCl2 + H2 (1) MCl2 + 2NaOH  M(OH)2 + 2NaCl (2) 4M(OH)2 + O2 + 2H2O  4M(OH)3 (3) M(OH)3 + NaOH  Na[M(OH)4] (4) M là kim loại nào sau đây? A. Fe B. Al C. Cr D. Pb Hướng dẫn  Hãy tập trung vào các phản ứng (3) và (4) để xác định M.  Sau khi định được M thì dùng phản ứng (1) và (2) để kiểm chứng lại kết quả. Giải  Phản ứng (4) cho thấy kim loại M có hóa trị 3 và M(OH)3 lưỡng tính.  Loại phương án A và D.  Phản ứng (3) cho thấy M(OH)2 có tính khử, phù hợp với Cr(OH)2.  Đáp án: C. Sục khí Cl2 vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH. Chất tan có trong dung dịch sau phản ứng gồm: A. CrCl3, NaCl, NaClO, NaOH. B. Na2CrO4, NaCl, NaOH. C. Na[Cr(OH)4], NaCl, NaClO, NaOH. D. Na2CrO4, NaCl, NaClO, NaOH. P22 Hướng dẫn  Trước khi sục khí clo, CrCl3 đã phản ứng với NaOH tạo Na[Cr(OH)4].  Khi sục khí clo vào, xảy ra 2 phản ứng:  Na[Cr(OH)4] tác dụng với Cl2 trong môi trường NaOH.  NaOH tác dụng với Cl2. Giải  Dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH có các phản ứng: CrCl3 + 3NaOH  Cr(OH)3 + 3NaCl Cr(OH)3 + NaOH  Na[Cr(OH)4] Chất tan có trong dung dịch ban đầu gồm: {Na[Cr(OH)4], NaOH, NaCl}.  Sục khí Cl2 vào: 2Na[Cr(OH)4] + 3Cl2 + 8NaOH  2Na2CrO4 + 6NaCl + 8H2O Cl2 + 2NaOH  NaCl + NaClO + H2O  Chất tan có trong dd sau phản ứng gồm: {Na2CrO4, NaClO, NaCl, NaOH dư}  Đáp án: D. Một oxit của nguyên tố R có các tính chất sau: - Tính oxi hoá rất mạnh. - Tan trong nước tạo thành dung dịch hỗn hợp H2RO4 và H2R2O7. - Tan trong dung dịch kiềm tạo ra anion 24RO  có màu vàng. Oxit đó là A. SO3. B. CrO3. C. Cr2O3. D. Mn2O7. Giải CrO3 + H2O  H2CrO4 2CrO3 + H2O  H2Cr2O7 CrO3 + 2NaOH  Na2CrO4 + H2O Màu vàng  Đáp án: B.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf90268LVHHPPDH030.pdf
Tài liệu liên quan