Luận văn Thực trạng của công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đô thị tại Thành phố Hà Nội

Đất đai và nhà ở có một vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của một ngành, một địa phương, một vùng và trong cả nước. Việc sử dụng đất đai và nhà ở làm sao cho có hiệu quả là vấn đề cốt lõi trong mỗi quá trình phát triển : Hiện nay khi nhu cầu về đất và nhà ở ngày càng tăng càng đòi hỏi có sự quản lí một cách chặt chẽ để tránh những hiện tượng vi phạm trong sử dụng đất, tránh sự sử dụng lãng phí, kém hiệu quả. Muốn như vậy thì Nhà nước phải thông qua các công cụ của mình kiểm soát một cách chặt hơn việc sử dụng đất đai. Bằng việc tiến hành xây dựng một hệ thống hồ sơ địa chính thông qua công tác đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở Nhà nước có căn cứ quản lí để tiến hành quản lí một cách hiệu quả. Nước ta đang trong quá trình Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá, kéo theo đó là quá trình đô thị hoá , đặc biệt ở các đô thị lớn diễn ra với tốc độ nhanh và với quy mô lớn, phù hợp với sự chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Chính vì vậy vấn đề đất đai và nhà ở đô thị diễn ra hết sức sôi động, đặc biệt là thị trường bất động sản đã và đang bắt đầu hình thành. Nhà nước cần có các biện pháp để quản lý chặt chẽ quỹ đất đai và nhà ở đô thị . Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, quản lý phát triển quỹ nhà ở đô thị do vậy công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở đô thị đang đặt ra những yêu cầu bức bách cần được nhanh chóng hoàn thiện. Qua nghiên cứu đề tài này đã giúp em hiểu được thực trạng của công tác đăng ký kê khai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đô thị của Thành Phố Hà Nội hiện nay. Trong đề tài này em đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác cấp GCN quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đô thị, và đẩy nhanh công tác cấp GCN theo Nghị định 60/CP và Quyết định 69/QĐ-UB giúp cho công tác quản lý đất đai và nhà ở đô thị đạt hiệu quả cao và đáp ứng yêu cầu của các chủ sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở đô thị.

doc77 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng của công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đô thị tại Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện cấp được tổng số là 37.101 giấy chứng nhận đạt 106,24% so với kế hoạch năm 2001 được UBND Thành phố giao và tăng hơn 5 lần so với năm 1999 và tăng 1,2 lần so với năm 2000. Trong đó có khu vực Quân Đội đã đạt tỷ lệ rất cao là 221.80% so với kế hoạch, một số quận huyện đã cấp được số lượng rất lớn GCN như: quận Hai Bà Trưng cấp được 8341 (GCN) đạt tỷ lệ 104.40% so với kế hoạch, quận Đống Đa cấp được 6701 (GCN) đạt tỷ lệ 111.68% so với kế hoạch, quận Ba Đình cấp được 3584 (GCN) đạt tỷ lệ 102.40% so với kế hoạch, quận Tây Hồ cấp được 3640 (GCN) đạt tỷ lệ 104.00 % so với kế hoạch, huyện Từ Liêm cấp được 652 (GCN) đạt tỷ lệ 130.40% so với kế hoạch. Bên cạnh đó vẫn còn có một số huyện chưa hoàn thành được kế hoạch đã đặt ra như huyện Sóc Sơn chỉ đạt 70.21% kế hoạch, huyện Đông Anh đạt 77.30% so với kế hoạch đặt ra. Kết quả này có được nhờ một số những nguyên nhân chủ yếu sau: a) Thuận lợi. - Việc cải cách hành chính trong công tác xét cấp Giấy chứng nhận tại các quận, huyện như giảm bớt thành viên hội đồng xét duyệt, đơn giản hoá phương thức phân loại hồ sơ tại cấp phường, giảm bớt công tác xét duyệt cấp quận (chỉ xét những trường hợp vướng mắc).. nhờ đó số lượng hồ sơ xét cấp Giấy chứng nhận đã tăng nhanh và chất lượng cũng được nâng cao hơn. - Sở Địa chính – Nhà đất đã kịp thời tìm hiểu các vướng mắc còn tồn tại trong quá trình cấp giấy chứng nhận và đề xuất trình UBND Thành phố các biện pháp tháo gỡ kịp thời nhiều vấn đề như vấn đề chia tách thửa, vấn đề nhà ngoài đê, chỉ giới bảo vệ sông Nhuệ… đã tạo điều kiện giải toả nhiều hồ sơ tồn đọng tại các phòng Đại chính – Nhà đất quận, huyện. - Công tác viết giấy chứng nhận đã được cải tiến, trang bị máy vi tính tăng thêm, đồng thời phòng đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cơ sở hỗ trợ công tác viết giấy chứng nhận nên đã kịp thời đáp ứng tiến độ thụ lý hồ sơ của toàn Thành phố. - Nhờ có sự quan tâm chỉ đạo tích cực của Bộ Quốc phòng nên công tác cấp giấy chứng nhận của khu vuực quân đội đã có tiến bộ vượt bậc, đạt 221,80% kế hoạch năm 2001. - Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại các khó khăn vướng mắc làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện nhiệm vụ, đó là: b) Khó khăn. - Nguồn gốc nhà đất của Thành phố Hà Nội rất phức tạp do nguyên nhân lịch sử để lại. Có tới gần 95% quỹ nhà đất không có giấy tờ hợp lệ. Trong nội thành cũ phần lớn quỹ nhà ở thuộc diện nhà vắng chủ, cải tạo, công tư hợp doanh, nhà người Hoa…vv. Qua quá trình cải tạo XHCN đã hình thành các khu nhà đan xen sở hữu, tình trạng tranh chấp khiếu kiện trong sử dụng rất nhiều. Khu vực các quận mới sáp nhập vào nội thành thì tình trạng dân tự chuyển đổi đất nông nghiệp, đất ao hồ sang làm nhà ở rất phổ biến. Thực trạng lấn chiếm đất đai, mua đi bán lại nhiều lần không đăng ký đã làm ảnh hưởng nhiều tới tiến độ phân loại và xét duyệt hồ sơ cấp Giấy chứng nhận. - Hồ sơ kê khai đăng ký nhà ở, đất ở trên toàn Thành phố đã hoàn thành từ cuối năm 1998, đến nay có biến động nhiều (thay đổi chủ, chia tách thửa, giải phóng mặt bằng…) nên khi xét duyệt lại phải tiến hành kiểm tra lại từng trường hợp do vậy mất nhiều công sức và thời gian. Mặt khác do nhân dân chưa thực sự quan tâm và chưa chấp hành nghiêm chỉnh các thủ tục đăng ký bổ sung hồ sơ do đã có thay đổi trong quá trình sử dụng cũng làm ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện. - Những vướng mắc về quy hoạch tuy đã được Thành phố tháo gỡ nhưng vẫn còn nhiều trở ngại khi thực hiện. Thí dụ như khu vực ngoài đê có trên 10.000 hộ dân thuộc 4 quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình và Tây Hồ nhưng do vấn đề đảm bảo hành lang thoát lũ sông Hồng nên các quận còn rất thận trọng khi xét duyệt cấp Giấy chứng nhận. Thị trấn Cầu Diễn – Từ Liêm có 2/3 số hộ dân có nhà ở dọc hai bên bờ sông Nhuệ trong hành lang bảo vệ sông đã xin ý kiến cơ quan thuỷ lợi nhưng chưa có trả lời nên chưa xét được. - Số lượng cấp Giấy chứng nhận phụ thuộc chủ yếu vào lượng hồ sơ phân loại tại cấp phường, thị trấn. Với lực lượng cán bộ địa chính phường như hiện nay (1người/1phường) không đủ để thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Do vậy để đảm bảo tiến độ cần cho phép các phường, thị trấn và các phòng Địa chính – Nhà đất quận, huyện được ký hợp đồng bổ sung thêm cán bộ địa chính và không bố trí kiêm nhiệm việc khác. - Xác định thời gian sử dụng đất để từ đó đề ra mức thu các nghĩa vụ tài chính khi cấp Giấy chứng nhận là khâu phức tạp nhất và được thực hiện tại cấp phường, do đó cần phải nghiên cứu đề xuất chính sách mang tính đột phá để tháo gỡ thì mới đẩy nhanh được công tác cấp Giấy chứng nhận. - Hồ sơ kê khai đăng ký tại các phường, thị trấn đều được lập từ năm 1998, đến nay đã có biến động thay đổi khá nhiều vì vậy khi xét đều phải bổ sung sửa đổi lại hồ sơ, mất nhiều thời gian chuẩn bị trước khi xét duyệt. - Giai đoạn đầu năm 2001 công tác phân loại hồ sơ ở cấp phường, thị trấn hầu như không tiến triển do các đơn vị cơ sở còn chưa ưu tiên đúng mức cho công tác thực hiện Nghị định 60/CP. - Các quận, huyện chưa bố trí đủ lực lượng cán bộ cần thiết để thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận. Các phòng Địa chính – Nhà đất quận, huyện còn phải tham gia nhiều công tác khác đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng và giải quyết tranh chấp nên chưa tập trung lực lượng cho việc xét cấp Giấy chứng nhận. Các huyện ngoại thành vẫn chú trọng tập trung đẩy mạnh công tác thực hiện Nghị định 64/CP nên công tác thực hiện 60/CP còn làm rất chậm, một số huyện như Sóc Sơn, Đông Anh chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch năm. * Một số kiến nghị và giải pháp. Tăng cường cán bộ chuyên môn để phân loại và chuẩn bị hồ sơ ở cấp phường, thị trấn (kể cả áp dụng chế độ hợp đồng lao động). Đề nghị đôn đốc đẩy mạnh tiến độ thực hiện, kiên quyết không giảm chỉ tiêu, phấn đấu hoàn thành kế hoạch cấp Giấy chứng nhận năm 2001. UBND các phường, thị trấn có trách nhiệm đăng ký vào Sổ Địa chính và Sở cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp đã được Thành phố cấp giấy chứng nhận (kể cả các trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận sau khi mà nhà theo Nghị định 61/CP). Khi người sử dụng muốn thực hiện các quyền theo luật định yêu cầu phòng Địa chính Nhà đất quận, huyện hướng dẫn UBND xã phường, thị trấn thực hiện thủ tục theo quy định tại Nghị định 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ. - Chỉ tiêu cấp Giấy chứng nhận đã được HĐND và UBND Thành phố giao cho từng quận huyện theo chỉ tiêu pháp lệnh. Vì vậy đề nghị HĐND và UBND Thành phố chỉ đạo lãnh đạo chính quyền các cấp tập trung đẩy mạnh tiến độ để hoàn thành kế hoạch cấp Giấy chứng nhận năm 2001 đã đề ra. Đồng thời đề nghị các cơ quan báo, đài. Đoàn luật sư cần ủng hộ tuyên truyền giải thích giúp đỡ nhân dân hiểu rõ và quan tâm thực hiện tốt các yêu cầu Thành phố đề ra để đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận. - Mục tiêu của công tác cấp Giấy chứng nhận là để phục vụ công tác quản lý là chính, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân thực hiện các quyền theo luật định trong giao dịch dân sự, thông qua đó sẽ thu được nhiều lợi ích lớn hơn ngoài yếu tố kinh tế. Tuy nhiên các chính sách của Nhà nước hiện nay lại chú trọng nhiều đến vấn đề thu nghĩa vụ tài chính khi cấp Giấy chứng nhận . Do đó từ khâu phân loại hồ sơ đến khâu xét duyệt và thẩm định đều phải thận trọng tập trung cho vấn đề này làm mất nhiều thời gian và ảnh hưởng tới tiến độ cấp Giấy chứng nhận. Mặt khác để tạo dựng được chỗ ở hiện nay, người dân Thành phố đã phải mất khá nhiều tiền của nhất là khi giá đất đang tăng đột biến, nay phải nộp thêm các khoản thu chi phí cấp Giấy chứng nhận sẽ không được sự hưởng ứng của đa số người dân có thu nhập thấp. Đề nghị HĐND và UBND thành phố kiến nghị với Chính phủ không thu tiền sử dụng đất đối với các trường hợp sử dụng đất từ 15/10/1993 trở về trước (vấn đề này đã được nêu ra tại hội nghị làm việc giữa lãnh đạo Bộ xây dựng, các Bộ và lãnh đạo UBND Thành phố và được Bộ tài chính ủng hộ). Như vậy sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho việc hoàn thành kế hoạch cấp Giấy chứng nhận năm 2001 và đẩy nhanh tiến độ thực hiện trong các năm sau. * Nhiệm vụ thực hiện năm 2002: Năm 2001 công tác cấp giấy chứng nhận theo Nghị định 60/CP đã có nhiều tiến bộ, nhưng năm 2002 vẫn còn những khó khăn và thách thức đang chờ đợi, dó là: - Càng ngày hồ sơ xét duyệt càng phức tạp do những trường hợp dễ đã được giải quyết xong chỉ còn lại những trường hợp phức tạp, nhiều vướng mắc phải xử lý. - Hồ sơ kê khai đăng ký đã thực hiện trước đây nay đã có nhiều biến động trong sử dụng do vậy đòi hỏi phải sửa đổi bổ sung làm ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ của công tác xét duyệt. Đặc biệt nhiều khu vực đã có quy hoạch chi tiết được duyệt hoặc nằm trong các dự án chuẩn bị giải phóng mặt bằng nên ảnh hưởng đáng kể đến công tác xét cấp giấy chứng nhận. Trên cơ sở kết quả thực hiện năm 2001 và dự kiến thực hiện cấp giấy chứng nhận trong năm 2002 do các quận, huyện đề nghị, Sở Địa chính – Nhà đất tổng hợp dự kiến kế hoạch như sau: Biểu 8: Dự kiến kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở năm 2002. ( Đơn vị tính: GCN) Quận, huyện Tổng GCN cần cấp Thực hiện đến hết năm 2001 Số lượng GCN còn phải cấp Dự kiến KH 2002 Hoàn Kiếm 5593 3280 2313 1500 Hai Bà Trưng 51258 15344 35914 9000 Ba Đình 18011 7909 10102 3500 Đống Đa 33000 14080 18920 6000 Tây Hồ 18146 7613 10533 3500 Cầu Giấy 16924 7984 8940 3500 Thanh Xuân 17844 7931 9913 3500 Từ Liêm 2840 1454 1386 800 Gia Lâm 9323 3998 5325 2000 Đông Anh 2445 1953 492 492 Sóc Sơn 680 498 182 182 Thanh Trì 1950 763 1187 700 Quân đội 17000 2768 14232 5000 Tổng 195.014 75.575 119.439 39.674 ( Nguồn: Kế hoạch thực hiện cấp GCN năm 2002) Để thực hiện được chỉ tiêu nêu trên cần phải. - Quán triệt phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”, chọn khâu đột phá để tổ chức thực hiện. Cố gắng hoàn thành dứt điểm tại một số khu vực được lựa chọn, nhất là một số phường, thị trấn còn ít khối lượng. - Tiến hành cải cách hành chính thường xuyên nhằm giảm bớt các thủ tục thừa, giải quyết kịp thời các vướng mắc của cơ sở. Đồng thời phải thường xuyên bồi dưỡng và đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện nhất là ở cấp cơ sở trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. - Tổ chức theo dõi và đôn đốc thường xuyên tình hình thực hiện tại cấp cơ sở (phường, thị trấn), kịp thời đề xuất các biện pháp tháo gỡ trình UBND Thành phố và các cơ quan chỉ đạo cấp trên xin ý kiến chỉ đạo thực hiện, không làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc. -Tổ chức thí điểm phân cấp cho 1 quận và 1 huyện cấp giấy chứng nhận trong năm 2002 để rút kinh nghiệm và tạo đà cho các năm sau: 2.4 Công tác cấp GCN QSDĐ & QSHNO theo NĐ 60/CP và QĐ 69/QĐ-UB trong năm 2002. Biểu 9 : Tiến độ cấp GCN theo Nghị định 60/CP và Quyết định 69/ QĐ-UB tính đến ngày 10/4/2002. (Đơn vị: GCN) Quận, huyện Tổng GCN cần cấp Đã thực hiện đến hết 2001 KH 2002 Thực hiện đến10/4/2002 % đạt so với KH 2002 Tổng số đã cấp % đạt so với tổng số cần cấp GCN Hoàn Kiếm 5593 3280 1500 66 4.40% 3346 59.82% Hai Bà Trưng 51258 15344 9000 0 0.00% 15344 29.93% Ba Đình 18011 7909 3500 668 19.09% 8577 47.62% Đống Đa 33000 14080 6000 254 4.23% 14334 43.44% Tây Hồ 18246 7613 3500 210 6.00% 7823 43.11% Cầu Giấy 16924 7984 3500 339 9.69% 8323 49.18% Thanh Xuân 17844 7931 3500 529 15.11% 8460 47.41% Từ Liêm 2840 1454 800 0 0.00% 1454 51.20% Gia Lâm 9323 3998 2000 65 3.25% 4063 43.58% Đông Anh 2445 1953 492 0 0.00% 1953 79.88% Sóc Sơn 680 498 182 0 0.00% 498 73.24% Thanh Trì 1950 763 700 28 4.00% 791 40.56% Quân đội 17000 2768 5000 0 0.00% 2768 16.28% Tổng 195.014 75575 39674 2159 5.44% 77734 39.86% ( Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện NĐ 60/CP và QĐ 69/QĐ-UB về cấp GCN của Hà Nội đầu năm 2002) Bước sang năm 2002 Sở Địa Chính-Nhà Đất Thành Phố Hà Nội với mục tiêu đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, cho nên ngày 01/3/2002, UBND Thành Phố Hà Nội có Quyết định số 1415/QĐ-UB Về việc uỷ quyền cho UBND quận Hai Bà Trưng và UBND các huyện : Đông Anh, Từ Liêm, Sóc Sơn, Thanh Trì và Gia Lâm cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị. Thực hiện kế hoạch mà UBND Thành phố Hà Nội đã đặt ra trong năm 2002 Sở Địa Chính-Nhà Đất Thành Phố Hà Nội đã triển khai thực hiện công tác kê khai đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở. Kết quả đạt được trong 4 tháng đầu năm về tình hình thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở rất chậm chạp. Thể hiện ở chỗ trung bình cả Thành Phố Hà Nội chỉ đạt được 5% so với kế hoạch năm 2002 mà trong khi đó thời gian đã chiếm quá 1/3 năm. Như vậy có thể nói công tác kê khai đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trong mấy tháng vừa qua là quá chậm so với kế hoạch. Ta thấy rằng khu vực quân đội trong 4 tháng vừa qua không thực hiện được một hồ sơ nào. Quận Hai Bà Trưng đạt 0% so với kế hoạch, huyện Từ Liêm đạt 0,00%, huyện Sóc Sơn đạt 0,00%, huyện Gia Lâm đạt 3,25%%, huyện Đông Anh đạt 0,00%, huyện Thanh Trì đạt 4,00%.( Các Quận Hai Bà Trưng, huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Từ Liêm, Thanh Trì và Gia Lâm) được UBND Thành Phố Hà Nội ra Quyết Định uỷ quyền cho các phòng địa chính nhà đất quận huyện thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận huyện kể từ ngày 15/3/2002 đối với những trường hợp thuộc khoản a,Điều 1 Quyết Định số 1415/QĐ-UB ngày 01/3/2002 của UBND Thành Phố. Đối với các quận khác mặc dù vẫn do Sở Nhà Đất Hà Nội trực tiếp cấp Giấy chứng nhận nhưng kết quả vẫn rất thấp như: Quận Đống Đa đạt 4,23%, quận Hoàn Kiếm đạt 4,40%, quận Tây Hồ đạt 6,00%, riêng khu vực Quân Đội chưa thực hiện được một hồ sơ nào. Quận Ba Đình thực hiện tích cực nhất nhưng cũng chỉ đạt 19,09%so vơi kế hoạch. Như vậy trong thời gian còn lại Sở Nhà Đất Thành Phố Hà Nội cần phải nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác kê khai đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở thì mới đạt được kết quả tốt mà kế hoạch đã đề ra trong năm 2002 nhằm đáp ứng được yêu cầu của các chủ sử dụng đất ở và nhà ở. Về tổ chức thực hiện Thành phố đã thực hiện phân cấp mạnh cho các cấp thực hiện, đặc biệt là cấp phường, thị trấn. Trách nhiệm chính hiện nay là cấp phường thực hiện kê khai đăng ký và phân loại hồ sơ để cấp quận, huyện xét duyệt trình Thành phố ký cấp giấy chứng nhận. Kế hoạch cấp Giấy chứng nhận đã được HĐND và UBND Thành phố giao cụ thể cho từng quận, huyện dưới hình thức chỉ tiêu pháp lệnh, mỗi quận huyện lại giao chỉ tiêu cho từng phường, thị trấn. Là cơ quan chuyên ngành của Thành phố, Sở Địa chính – Nhà đất đã tổ chức cử cán bộ trực tiếp thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra và đôn đốc thực hiện tại phường và quận, đồng thời nghiên cứu đề xuất trình Thành phố các biện pháp tháo gỡ các vướng mắc còn tồn tại 3.Đánh giá về công tác cấp GCN quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở đô thị Thành phố Hà Nội 3.1Thành tựu đã đạt được. Trong những năm qua công tác đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở tại đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã đạt được những thành quả rất to lớn. Để thực hiện Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 UBND Thành Phố Hà Nội đã có quyết định 3564/QĐ-UB nhằm cụ thể hoá Nghị định 60/CP trên địa bàn Thành phố.Trong thời gian đầu thực hiện QĐ 3564/QĐ-UB về việc lập hồ sơ đăng ký kê khai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội được thực hiện rất nhanh chóng và đạt hiệu quả cao, tuy nhiên trong quá trình thực hiện ngày càng gặp một số vấn đề khó khăn rắc rối mà QĐ 3564/QĐ-UB không giải quyết được, trước tình hình đó UBND Thành phố ra Quyết định 69/QĐ-UB ngày 18/8/1999 thay thế QĐ3564/QĐ-UB. Qua các biểu ta thấy rằng công tác cấp GCN bắt đầu được thực hiện từ năm 1997 từ 2 phường thí điểm Kim Liên và Láng Thượng, cuối năm 1998 trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã cấp được 2800 (GCN) khu vực đô thị. Bắt đầu từ năm 1999 trở đi công tác cấp GCN ngày càng được đẩy nhanh, thể hiện năm 1999 toàn Thành phố cấp được 7.394 (GCN), năm 2000 toàn Thành phố cấp được 31.060 (GCN) đạt tỷ lệ 15.87% so với tổng số GCN của toàn Thành phố cần cấp, tăng gấp 4.2 lần so với năm1999, năm 2001 toàn Thành phố cấp được 37.101 (GCN) đạt tỷ lệ 18.95% so với tổng số GCN của toàn Thành phố cần cấp, tăng gấp 5.01 lần so với năm 1999 và tăng gấp 1.2 lần so với năm 2000. Sang năm 2002 trong 4 tháng đầu năm toàn Thành phố cấp được 2159 (GCN), Tổng số GCN đã cấp hiện tại là 77.734 (GCN), đạt tỷ lệ 39.68% so với tổng số GCN cần cấp là 195.734 (GCN) trên cả địa bàn Thành phố Hà Nội. Số GCN mà Thành phố còn phải cấp trong thời gian tới là 118.000 (GCN). Đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở đô thị cho các tổ chức, hộ gia đình, các cá nhân sử dụng đất là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Nó phù hợp với tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Những tồn tại, vướng mắc. Công tác chỉ đạo ở một số quận huyện chưa thực sự quan tâm chú ý đúng mức tới công tác cấp Giấy chứng nhận , cụ thể chưa triển khai kịp thời công tác tập huấn quán triệt nhiệm vụ cho cán bộ các cấp thực hiện kế hoạch của UBND và Nghị quyết của HĐND Thành phố đề ra, nhất là chưa bố trí đủ lực lượng cán bộ để thực hiện công tác này từ quận tới phường. Công tác phân loại hồ sơ, xác nhận thời gian sử dụng đất, ranh giới không tranh chấp cho các hộ gia đình nộp hồ sơ tại phường, thị trấn là khâu then chốt, nhưng việc thực hiện ở nhiều phường còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu kế hoạch đề ra. Tổ chức bộ máy xét duyệt cấp GCN còn cồng kềnh, qua nhiều giai đoạn, dẫn đến quá trình xét duyệt cấp GCN mất rất nhiều thời gian. Hiện còn rất nhiều hồ sơ tồn đọng chưa được giải quyết, gây khó khăn cho người sử dụng. Phương thức giao GCN cho người sử dụng chậm chạp không đáp ứng được sự mong mỏi của nhân dân. Nhiều phường, thị trấn còn buông lỏng công tác công tác tổ chức đăng ký kê khai cấp GCN . Đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ còn thiếu dẫn đến hiện tượng làm đi làm lại nhiều lần trong quá trình cấp GCN. Hệ thống bản đồ chi tiết các loại tỷ lệ còn thiếu, hoặc không chính xác với thực trạng cũng gây rất nhiều khó khăn cho công tác cấp GCN. 3.3 Nguyên nhân chủ yếu. - Thực trạng hồ sơ kê khai đăng ký nhà ở, đất ở trên toàn Thành phố rất phức tạp biến động nhiều quá trình thất lạc giấy tờ, mua bán trao tay, thay đổi chủ, chia tách thửa, hiện tượng nhẩy dù, lấn chiếm đất công,vi phạm qui hoạch , đền bù giải phóng mặt bằng…diễn ra khá phổ biến. Nên khi xét duyệt lại phải tiến hành kiểm tra lại từng trường hợp do vậy mất nhiều công sức và thời gian. Mặt khác do nhân dân chưa thực sự quan tâm và chưa chấp hành nghiêm chỉnh các thủ tục đăng ký bổ sung hồ sơ do đã có thay đổi trong quá trình sử dụng cũng làm ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện. Công tác chỉ đạo ở một số quận, huyện chưa thực sự quan tâm chú ý đúng mức tới công tác cấp Giấy chứng nhận cụ thể chưa triển khai kịp thời công tác tập huấn quán triệt nhiệm vụ cho cán bộ các cấp thực hiện kế hoạch của UBND và Nghị quyết của HĐND Thành phố đề ra, nhất là chưa bố trí đủ lực lượng cán bộ để thực hiện công tác này từ quận tới phường. Trong nhiều năm qua công tác quản lí nhà đất bị buông lỏng hiện tượng mua bán nhà đất diễn ra khá phổ biến không thông qua cơ quan quản lí đất đai. Do vậy có rất nhiều chủ nhà không có giấy tờ hợp lệ họ không đăng kí cấp giấy chứng nhận vì khi nhận giấy chứng nhận chủ nhà phải nộp một khoản tiền khá lớn. Việc tổ chức kê khai đăng kí lập hồ sơ nhà đất và xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu vực đô thị theo nghị định 60/CP có liên quan đến nhiều ngành như xây dựng, Địa chính, Nhà đất, Tài chính, nhưng xác định phạm vi trách nhiệm của từng ngành trong việc tổ chức kê khai, cấp giấy chứng nhận chưa được xác định rõ ràng. Việc phối hợp chỉ đạo chưa được dám định chặt chẽ. Cơ sở trang thiết bị để thực hiện đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn lạc hậu thiếu thốn. Việc ban hành các văn bản để xử lí các vấn đề phát sinh trong quá trình đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, hệ thống văn bản còn chưa đồng bộ. Công tác chỉ đạo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn chưa tập trung và chuyên sâu. ý thức chấp hành luật của người dân chưa cao, chưa có sự hiểu biết về pháp luật đã làm cho công tác cấp giấy chứng nhận gặp nhiều khó khăn. phần thứ ba. Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà đất của Thành phố Hà Nội. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở nói chung và công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở nói chung là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước. Công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hửu nhà ở có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình ổn định kinh tế , xã hội nói chung và các chủ thể sử dụng đất nói riêng. Đất ở và nhà ở là một nhu cầu không thể thiếu trong hoạt động thường ngày của mỗi con người. Nó là nhu cầu nảy sinh quan trọng không kém nhu cầu ăn, mặc. Dưới bất kỳ một chế độ xã hội nào, mục đích của chế độ quản lý đất đai do Nhà nước thi hành đều là bảo vệ chế độ sở hữu đất đai. Đó cũng là biểu hiện tính giai cấp của chế độ quản lý đất đai. Marx đã nói: “Quyền sở hữu đất đai chính là nguồn gốc đầu tiên của mọi của cải…”. Đất đai không chỉ là tư liệu sản xuất mà còn là khách thể tạo nên mối quan hệ đất đai mang tính xã hội. Quản lý đất đai XHCN được thiết lập trên nền tảng chế độ công hữu XHCN về đất đai, là một biện pháp Nhà nước dùng để bảo vệ chế độ công hữu đất đai. Hiện nay, sự hỗn loạn về quyền sở hữu đất, việc xâm chiếm, mua bán và chuyển nhượng trái phép quyền sở hữu đất đai vẫn là những hiện tượng phổ biến, làm tổn hại nghiêm trọng đến chế độ công hữu đất đai XHCN. Quản lý đất đai là một biện pháp, cách thức quan trọng mà Nhà nước dùng để ngăn chặn hoặc hạn chế những hành vi xâm phạm chế độ công hữu đất đai XHCN, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu đất đai và quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu đất đai và người sử dụng đất đai, ổn định phương thức sử dụng đất đai XHCN. Công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở là một nội dung quan trọng trong quản lý Nhà nước về đất đai. Thông qua việc đăng ký đất đai và nhà ở các cơ quan quản lý nằm bắt được thực trạng tình hình sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở đến từng thửa đất từng chủ sử dụng cụ thể. Do vậy thực hiện công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận là một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở, hạn chế những tiêu cực sai phạm trong quá trình sử dụng đất đai và nhà ở. Đất đai là một yếu tố đầu vào không thể thiếu của bất cứ ngành sản xuất nào. Cùng với xu hướng thị trường hoá các yếu tố sản xuất thì đất đai ngày càng trở nên có giá và được công nhận trên thị trường. Để đưa quan hệ đất đai tham gia vào nền kinh tế thị trường thì vấn đề đầu tiên phải quan tâm là xác định mối quan hệ sở hữu và sử dụng đất đai và nhà ở. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở là một chứng thư pháp lý công nhận chủ sử dụng đất và sở hữu nhà ở có đầy đủ những quyền đã được pháp luật công nhận, đủ khả năng thực hiện các giao dịch trên thị trường bất động sản. Thông qua việc thực hiện công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở một mặt Nhà nước có đầy đủ những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở mặt khác thông qua công tác này Nhà nước thừa nhận và tạo điều kiện cho chủ sử dụng đất và sở hữu nhà có đầy đủ tư cách thực hiện các quyền được Nhà nước thừa nhận. Như vậy có thể nói việc thực hiện công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở là một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở, từng bước tạo điều kiện hành lang pháp lý cho việc hình thành, phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam. * Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác cấp GCN quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đô thị của Thành phố Hà Nội. Chiến lược phát triển ngành Địa chính đến năm 2000 đề ra mục tiêu hoàn thiện hệ thống quản lý Nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ, phấn đấu đến năm 2010 đạt được trình độ của một ngành Địa chính hiện đại ngang mặt bằng các nước phát triển trong khu vực, đáp ứng yêu cầu cơ bản là thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ trên phạm vi cả nước. Muốn được như vậy đòi hỏi ngành Địa chính- Nhà đất phải có những sự biến chuyển mọi mặt cả về chất lẫn lượng của công tác quản lý. Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản và thực tế công tác quản lý Nhà nước về đất đai nhà ở mà cụ thể là công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, em xin mạnh dạn đề xuất một số những giải pháp theo em là có thể mang lại những hiệu quả khi thực hiện. Thực hiện quy hoạch. Quy hoạch là cơ sở quan trọng để tiến hành cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở . Thông qua quy hoạch sử dụng đất đai và phát triển nhà ở mới nắm vững được quỹ nhà, đất hiện có từ đó tiến hành kê khai và cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở đô thị.Vừa qua từ ngày 9 đến 13 tháng 10 năm 2001, Hà Nội đã công bố công khai quy hoạch tổng thể Thành phố đến năm 2020. Mặc dù vẫn còn một số vướng mắc trong quy hoạch tổng thể nhưng đã cho thấy Hà Nội một định hướng rõ ràng trong tương lai. Xây dựng và phát triển thủ đô vững mạnh đồng thời cũng đáp ứng được tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở đô thị, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận. Nhà nước nên xây dựng quy hoạch tổng thể trong thời gian dài, quy hoạch từng quận, sau đó trên cơ sở quy hoạch đã có mà xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở theo hiện trạng . 2. Giải pháp về tổ chức xét duyệt cấp giấy chứng nhận Đăng ký Nhà nước về đất đai và nhà ở là công tác pháp chế công nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở hợp pháp của từng chủ sử dụng đất đối với từng thửa đất, với từng loại đất. Việc đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Người sử dụng đất tại phường nào phải đăng ký quyền sử dụng đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại phường đó. Đất đai và chính sách đất đai có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của bất cứ một quốc gia nào trên thế giới. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia tuỳ theo điều kiện đất đai của mình mà đề ra những chính sách quản lý đất đai khác nhau, nhưng vẫn nhằm một mục đích chung là làm sao quản lý hiệu quả nhất nguồn lực này của quốc gia. Để có thể hình thành được thị trường đất đai, mang quyền sử dụng đất đai ra làm hàng hoá mua bán trên thị trường thì trước hết phải có người sở hữu đích thức của hàng hoá đó. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở là dấu hiệu kết thúc quá trình đăng ký quyền sử dụng đất hợp pháp. Vì vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà là chứng thư pháp lý xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước và người sử dụng đất, giúp người có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tư các pháp lý khi có nhu cầu dịch chuyển, chuyển đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Nơi nào, người nào chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở thì nơi đó Nhà nước chưa thể phát huy quyền là nghĩa vụ của mình trong sử dụng đất, tài nguyên đất đai chưa thể được khai thác với hiệu quả kinh tế – xã hội cao nhất và việc chuyển nhượng, chuyển đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà chỉ mang tính chất trao tay, chỉ có giá trị giữa người mua và người bán, không có tính chất pháp lý và khi có tranh chấp xảy ra thì không được luật pháp bảo vệ. Để phát huy cao độ năng lực nội sinh, đồng thời thu hút đầu tư của nước ngoài không một Nhà nước nào loại bỏ qua đăng ký hệ thống đăng ký và cấp giấy chứng nhận về đất đai và nhà ở. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà cho mọi đối tượng là một giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình quản lý Nhà nước về đất đai nhà ở của Việt Nam nói chung và của Thành phố Hà Nội nói riêng. Do phải giải quyết nhiều vấn đề mang tính chất lịch sử nên việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở theo tinh thần của pháp luật hiện hành là không đơn giản, có quy trình giấy tờ cần phải tuân thủ và nhiều hạn chế của tồn tại. Hơn nữa, do sự phát triển không đồng đều về kinh tế – xã hội giữa các địa phương nên công việc này không thể tiến hành đồng loạt về thời gian, không gian mà phải lựa chọn những vùng, những đối tượng cần làm trước và phải có kế hoạch hoàn thành cơ bản trong một thời gian ổn định. Do vậy, trong những năm tới đối với những chủ sử dụng đất, sở hữu nhà chưa có giấy chứng nhận thì ta nên coi trọng và tôn trọng hiện trạng sử dụng đất hơn là tìm hiều ngọn ngành về lịch sử hình thành và phát triển của nó. Thực tế sử dụng đất ổn định, không tranh chấp quyền lợi hoà thuận xóm giềng là một cơ sở quan trọng chứng nhận quyền lợi, hoà thuận xóm giềng là một cơ sở quan trọng chứng nhận quyền sử dụng chính đáng của chủ sử dụng đất. Đó cũng là mối quan tâm sâu sắc của người muốn mua bán đất. Để làm được việc này, Nhà nước nên đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của đơn vị chính quyền nhỏ nhất là UBND phường cùng với hệ thống cụm dân cư và tổ dân phố cũng như cảnh sát khu vực, những người hàng ngày lăn lộn với cuộc sống và tình hình dân cư địa phương, là người biết rõ nhất tình hình sử dụng đất đai ở khu vực mình. Trong thời kỳ quá độ chuyển đổi nền kinh tế cũng không nên trông chờ vào một sự hoàn hảo ngay từ đầu, nôn nóng để đạt được thành tích như các nước phát triển. Trong khi chờ đợi để hoàn thành các thủ tục đất đai để nhận được quyền sử dụng đất chính thức, một công việc đòi hỏi phải thực hiện trong nhiều năm tới, có nên chăng có một hình thức quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà tạm thời cho các đối tượng chưa đủ điều kiện để tạo điều kiện công khai hoá việc chuyển dịch đất đai và nhà ở, đưa công tác quản lí nhà đất đô thị dần dần đi vào nề nếp. Nhanh chóng cấp tạm thời giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và công khai hoá việc chuyển dịch các quyền này sẽ tạo điều kiện làm trong sạch bộ máy quản lí nhà đất đô thị. Người chủ sử dụng đất sẽ chủ động hơn trong việc tìm kiếm một phương án kinh tế tối ưu cho mảnh đất của mình. Guồng máy kinh tế - xã hội sẽ vận hành trơn tru hơn và mọi mâu thuẫn có liên quan tới nhà đất cũng sẽ dễ dàng được giải quyết hơn. Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở là việc làm thường xuyên rất quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở, nhịp độ của nó tỷ lệ thuận với nhịp độ tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Tổ chức tốt công việc này chính là tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển. Để phát huy vai trò tích cực của mình, Nhà nước cần tổ chức lại lực lượng đăng ký nhà đất, đồng thời phải có chính sách càng cụ thể càng tốt để giải quyết những tồn đọng lịch sử có liên quan đến chế độ sở hữu, sử dụng nhà đất và xử lí những nhà đất không phù hợp với quy hoạch phát triển, bảo tồn những bất động sản có giá trị văn hoá, lịch sử trong quá trình phát triển và đô thị hoá. 3. giải pháp về nhân sự: Chiến lược phát triển ngành địa chính đến năm 2010 đề ra các mục tiêu như: Hoàn thiện hệ thống quản lí Nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ; Phấn đấu đến năm 2010 đạt trình độ một ngành địa chính hiện đại ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Có hệ thống chính sách pháp luật hoàn chỉnh, hệ thống đo đạc bản đồ cơ bản thống nhất, hệ thống qui hoạch kế hoạch sử dụng đất đai trở thành công cụ quản lí để Nhà nước tiến hành việc giao đất cho thuê và thu hồi đất; hệ thống đăng kí đất đai hiện đại... Để đạt được mục tiêu đó, ngành Địa chính phải có một đội ngũ cán bộ công chức mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, nắm vững tri thức và công nghệ hiện đại của thế giới, hiểu rõ những yêu cầu đang đặt ra, có khả năng vận dụng tổ chức thực hiện giải quyết những nhiệm vụ đó đúng thực tiễn. Song chúng ta phải thấy rằng so với yêu cầu đó hiện đội ngũ cán bộ công chức của chúng ta chưa đáp ứng được, thực tế một phần không nhỏ các cán bộ được đào tạo từ những chuyên ngành ít liên quan đến nghiệp vụ quản lí đất đai. Phần lớn số cán bộ địa chính phường chỉ mới qua các lớp tập huấn, một số ít đào tạo trung cấp song thực tế chỉ đủ khả năng thực thi một số công việc đơn giản , chưa đủ kiến thức về chính sách pháp luật đất đai về nội dung quản lý về các qui trình qui phạm trong công tác kê khai đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Đó là những nguyên nhân làm hạn chế hiệu lực , hiệu quả của công tác quản lí Nhà nước về đất đai nhà ở nói chung và của công tác đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở nói riêng. Tình hình đó đặt ra nhiệm vụ lớn cho công tác đào tạo và tuyển dụng cán bộ. Phải bám sát trên cơ sở nhu cầu và khả năng phát triển để từ đó có biện pháp đào tạo cụ thể. Do vậy, với mục tiêu xây dựng cán bộ địa chính các cấp đủ về số lượng, vững vàng chính trị, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực quản lí, nghiên cứu khoa học kỹ thuật và chỉ đạo thực tiễn trong lĩnh vực quản lí đất đai và đo đạc bản đồ theo tiêu chuẩn cán bộ công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển ngành chính qui hiện đại: Để đạt được mục tiêu này, các giải pháp đặt ra là phải đào tạo và tiến hành đào tạo lại theo mọi cấp độ: Đào tạo đại học và sau đại học: Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường đại học, các viện nghiên cứu có liên quan tổ chức các khoa, bộ môn địa chính, xây đựng kế hoạch chương trình ngành học địa chính bậc đại học và sau đại học. Đào tạo cao đẳng: Từng bước tăng cường năng lực để nâng cấp các trường trung học địa chính thuộc Tổng Cục Địa chính thành trường cao đẳng địa chính, xây dựng kế hoạch chương trình ngành học địa chính bậc cao đẳng . Đào tạo trung học : Tăng cường năng lực của. các trường trung học địa chính trực thuộc Tổng Cục Địa Chính, phối hợp với các bộ ngành có liên quan và Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội chỉ đạo xây dựng, củng cố, tăng cường năng lực các khoa, bộ môn địa chính của các trường trung học chuyên nghiệp địa phương. Tổ chức đào tạo lại cán bộ trung học địa chính cho các địa phương theo kế hoạch đào tạo. Đào tạo nghề: Tổng Cục Địa Chính xây dựng, ban hành kế hoạch đào tạo, chương trình đào tạo nhân viên địa chính, giáo trình môn học thống nhất, phối hợp, với Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Bộ Lao Động và Thương Binh Xã Hội hướng dẫn Uỷ Ban Nhân Dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các trường đào tạo cán bộ của địa phương thực hiện . Cuối cùng là đào tạo lại : Xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu, tổ chức các trung tâm đào tạo thực hiện đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, quản lí Nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ. Ngoại ngữ, tin học, công nghệ cao cho cán bộ công nhân, viên chức ngành địa chính. Tuy nhiên vấn đề quan trọng tại thời điểm hiện tại là việc nâng cao trình độ cho các cán bộ địa chính địa phương nhất là cán bộ địa chính cấp phường, bởi thực tế các cán bộ địa chính cấp Phường có đủ điều kiện theo dõi sát sao những biến động cụ thể của từng thửa đất thuộc địa bàn mình quản lí. 4. Giải pháp hoàn thiện các văn bản pháp luật về đất đai. Văn bản pháp luật là cơ sở pháp lý quan trọng, thông qua hệ thống các văn bản về đất đai và nhà ở mà cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận theo đúng luật định. Hiện nay, hệ thống luật và pháp lệnh về đất đai, nhà ở chưa thật đồng bộ, chưa sát thực tế. Ngay như Nghị định 60/CP của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị vẫn còn vướng mắc, các quy định chưa sát thực với hoàn cảnh, 90% nhà ở, đất ở đô thị Việt Nam hiện nay chưa có giấy tờ hợp lệ gây tình trạng chậm trễ trong công tác cấp GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị. Theo em, vấn đề cơ bản hiện nay là cần sửa đổi nhanh một số điều trong Nghị định 60/CP cho phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có những quy định mới giúp đỡ, tạo điều kiện đem lại lợi ích thiết thực hơn cho người dân như việc cho phép ghi nợ vào giấy chứng nhận, được hưởng một cách giá trị những quyền lợi khi có được giấy chứng nhận…cho dân thấy được lợi ích của việc cấp giấy chứng nhận để họ tích cực tham gia kê khai đăng ký để được cấp giấy chứng nhận đặc biệt là người dân đô thị, bởi đó là những nơi diễn ra các hoạt động sử dụng giá trị của việc cấp giấy chứng nhận nhiều nhất. Ngoài ra, ngay cả việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị vẫn còn chưa thống nhất gây ra tâm lý khó hiểu cho người dân. Cần có những giải pháp để cấp giấy chứng nhận nhanh chóng theo một mẫu quy định thống nhất. Cải cách thủ tục hành chính Việc hợp nhất và hoạt động theo mô hình Sở Địa chính-Nhà đất, Hà Nội đã đạt được những hiệu quả ban đầu trong công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. Sở Địa chính-Nhà đất đã nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ đăng ký hồ sơ, xử lý các thủ tục liên quan đến nhà đất đô thị tiến tới cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị nhanh chóng, đơn giản hoá bộ máy, ít đầu mối và phân trách nhiệm theo cấp rõ ràng. Từ những kinh nghiệm cải cách thủ tục hành chính sẵn có, Hà Nội cần tăng cường đơn giản thủ tục, tạo sự ngắn gọn, dễ làm, dễ hiểu đối với từng khâu, từng công đoạn (kể cả với hình thức thu tiền) nhất là tránh sự rườm rà trong công tác phân loại hồ sơ, xét duyệt để cấp Giấy chứng nhận bởi đây là những đầu mối dễ gây ra tình trạng tiêu cực nhất. 5.Vấn đề tài chính trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở: Thực tế hiện nay cho chúng ta thấy rằng, vấn đề tài chính trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đang có những vướng mắc cần phải tiến hành giải quyết trong thời gian tới. Có thể nói vấn đề tài chính là một khó khăn trở ngại lớn trong việc thực hiện công tác đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Trước khi chính phủ ban hành Quyết định cấp giấy chứng nhận ghi nợ tiền sử dụng đất số lượng giấy chứng nhận được đăng kí cấp chỉ đạt khoảng hơn 10 % (theo báo cáo của Tổng cục địa chính), đây là một vấn đề đáng lo ngại. khi Hà Nội chúng ta đặt mục tiêu là cấp xong giấy chứng nhận cho các đối tượng thuộc diện cấp giấy chứng nhận đến năm 2002. Việc ban hành qui định cho phép người dân ghi nợ vào giấy chứng nhận đã làm cho số lượng giấy chứng nhận được cấp tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, khi mà giá đất đặc biệt là đất đô thị ngày càng cao (có khi lên đến hàng tỉ đồng) thì việc nộp tiền sử đụng đất cũng là một gánh nặng lớn đối với hầu hết người sử dụng đất. (Mặc dù có chính sách ghi nợ tiền sử dụng đất nhưng dù sao thì nợ vẫn phải trả). Chính vì vậy chúng ta vẫn chưa tiến hành cấp giấy chứng nhận xong cho các đối tượng đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. Thậm chí một số trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận nhưng vẫn chưa đến nhận do không có tiền để nộp. Để hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận Nhà nước nên có chính sách giảm thiểu hơn nữa tiền sử dụng đất. Mặc dù chính sách giao đất có thu tiền sử dụng là một biện pháp hiệu quả nhằm khai thác sử dụng đất đai tốt hơn nhưng thực tế nếu các khoản nộp qúa cao thì rất dễ dẫn đến tình trạng trốn tránh không nộp thuế và do đó không thực hiện được mục tiêu đề ra là cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng để quản lí nhà và đất tốt hơn. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách thuế phù hợp, nhất là cần giảm thuế về quyền sử dụng đất, thuế trước bạ. Như vậy thì công tác đăng kí cấp; giấy chứng nhận mới dược tiến hành một cách thuận lợi, người sử dụng đất mới thực hiện nghĩa vụ này một cách tự nguyện. 6. Vấn đề thanh tra trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở: Công tác thanh tra được xác lập như một chức năng thiết yếu, một công cụ đắc lực cho cơ quan quản lí Nhà nước thông qua công tác thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện, ngăn ngừa những thiếu sót sai phạm trong quá thanh quản lí điều hành, tính thiếu khá thi, thiếu thực tế của các qui định pháp luật trong quá trình thực hiện, qua đó đề xuất những kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền biện pháp khắc phục, điều chỉnh nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả công tác quan lí Nhà nước về đất đai nhà ở nói chung và công tác đăng kí cấp giấy chứng nhận nói riêng. Công tác đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở không thể tiến hành được nếu không có các số liệu về đo đạc, đánh giá, phân loại đất và các bản đồ địa chính. Việc thiết lập các bản đồ địa chính phải tuân thủ theo các qui định kĩ thuật thống nhất do cơ quan quản lí về đất đai nhà ở Trung Ương ban hành. Tuy nhiên trên thực tế công tác đo đạc,khảo sát lập bản đồ địa chính hiện nay vẫn không đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn kĩ thuật của cơ quan quản lí đất đai Trung ương. Chính vì vậy tiến độ đăng kí xét cấp giấy chứng nhận bị ảnh hưởng rất nhiều. Do đó để tăng cường hiệu quả công tác đăng kí cấp giấy chứng nhận thì việc tiến hành thanh tra các công tác đo đạc, khảo sát lập bản đồ Địa chính là hết sức cần thiết. Công tác này cần tập trung vào một số nội dung cơ bản sau: Tiến hành kiểm tra việc chỉ đạo, thực hiện kế hoạch hàng năm của công tác đo đạc khảo sát lập bản đồ địa chính. Kiểm tra kết qủa và chất lượng các sản phẩm đo đạc khảo sát thành lập bản đồ. Đây là công việc chủ yếu, quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả của chất lượng sản phẩm đo đạc bản đồ. Bởi trên thực tế hiện nay công tác được thiết lập bản đồ địa chính được thực hiện rất nhiều nhưng lại do nhiều cơ quan tiến hành đo đạc khảo sát và lập bản đồ do vậy chất lượng nhiều khi không được đảm bảo. - Kiểm tra các tư liệu đo đạc bản đồ hiện có, việc lưu trữ hồ sơ và tư liệu đo đạc bản đồ. - Kiểm tra việc sử dụng kinh phí trong công tác đo đạc thành lập bản đồ, tránh tình trạng kinh phí cấp cho việc đo đạc lập bản đồ nhưng lại được sử dụng vào một mục đích khác. Công tác đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở được tiến hành khi đã có sự xác nhận rõ ràng về nguồn gốc sử dụng đất. Việc xác định về nguồn gốc này lại do hội đồng kê khai cấp phường cung cấp. Những thành viên của hội đồng kê khai đăng kí nhà ở đất ở hiện nay thường không nắm bắt hết được nguồn gốc sử đụng đất và nhà ở của từng hộ gia đình. Hồ sơ về quản lí nhà đất không được cập nhật thường xuyên và lưu trữ đầy đủ qua các giai đoạn do bị buông lỏng trong thời gian dài. Quá trình xét duyệt cấp giấy chứng nhận lại chỉ chủ yếu dựa trên cơ sở cung cấp hồ sơ của hội đồng cấp phường. Vì vậy rất dễ phát sinh tình trạng tiêu cực, sai sót như xác định sai thời điểm sử dụng, mục đích sử dụng.. ( mà nội dung này lại liên quan đến vấn đề nộp tiền sử dụng đất.). Quyền lợi của người sử dụng đất và cả của Nhà nước phụ thuộc vào nội dung xác nhận của hội đồng cấp phường, trong khi trình độ nghiệp vụ, phạm vi trách nhiệm của đội ngũ cán bộ địa chính cấp phường còn hạn chế. Chính vì vậy vấn đề thanh tra công tác đăng kí cấp giấy chứng nhận là một thực tế đòi hỏi trong thời điểm hiện nay. Việc thanh tra, kiểm tra công tác đăng kí cấp giấy chứng nhận tập trung vào các nội dung chính sau: - Kiểm tra việc chỉ đạo đôn đốc thực hiện của UBND các cấp đối với việc tiến hành công tác cấp giấy chứng nhận. Kiểm tra việc tuân thủ các qui định của ngành về quá trình đăng kí, thủ tục đăng kí. . - Kiểm tra việc thiết lập, bảo quản, lưu trữ hồ sơ địa chính của cơ sở. Trên cơ sở đó chúng ta có thể đảm bảo tiến hành công tác đăng kí cấp giấy chứng nhận một cách chính xác, công bằng tránh phát sinh những vấn đề tiêu cực gây ảnh hưởng xấu đến tiến độ cấp giấy chứng nhận. 7. Một số các giải pháp hỗ trợ khác: .Giải pháp áp dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật tiên tiến vào công tác kê khai đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đô thị: Như công nghệ đo vẽ bản đồ số, chụp ảnh vệ tinh, quản lý hồ sơ bằng cách nối mạng xuống các cơ sở phường, thị trấn và với các quận ,huyện, để quản lý thống nhất và chặt chẽ đạt hiệu quả cao. Giải pháp tuyên truyền phổ biến cho các đối tượng hiểu được hiệu quả của việc đăng kí cấp giấy chứng nhận. Thông qua đó họ có được sự nhận thức đúng đắn và ủng hộ việc thực hiện công tác thực hiện công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính theo công nghệ cao, điện tử hoá tự động hoá việc thực hiện công tác để có được một hệ thống thông tin chính xác phục vụ cho công tác đăng kí xét duyệt cấp giấy chứng nhận. Nhà nước cần đầu tư kinh phí thoả đáng cho các cơ sở tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các công tác phục vụ cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở như công tác đo đạc bản đồ địa chính, công tác qui hoạch sử dụng đất nhất là những bản qui hoạch chi tiết tỉ lệ 1/200 hoặc 1/500 làm cơ sở để xét duyệt cấp giấy chứng nhận . Ban hành các chính sách văn bản hướng dẫn đi sâu vào giải quyết những trường hợp cụ thể nhằm từng bước tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Quán triệt phương châm “dễ làm trước khó làm sau”, chọn khâu đột phá tại cấp phường để tổ chức thực hiện, tiến hành tổ chức cải tổ hành chính thường xuyên nhằm giảm bớt các thủ tục phiền hà, kịp thời phát hiện những vướng mắc của cơ sở để đề xuất những biện pháp giải quyết, không để gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. Phải tổ chức hợp lí lực lượng thực hiện cả về nhân lực lẫn thiết bị một cách tương xứng với khối lượng công việc đề theo kế hoạch nhằm đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện công việc. Tập trung chỉ đạo sâu sát tới cấp cơ sở, thường xuyên báo cáo tiến độ thực hiện để theo dõi đôn đốc các nơi có tiến độ chậm, tăng cường bổ xung kịp thời cán bộ thực hiện để đảm bảo kế hoạch được hoàn thành theo dự kiến. KếT LUậN. Đất đai và nhà ở có một vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của một ngành, một địa phương, một vùng và trong cả nước. Việc sử dụng đất đai và nhà ở làm sao cho có hiệu quả là vấn đề cốt lõi trong mỗi quá trình phát triển : Hiện nay khi nhu cầu về đất và nhà ở ngày càng tăng càng đòi hỏi có sự quản lí một cách chặt chẽ để tránh những hiện tượng vi phạm trong sử dụng đất, tránh sự sử dụng lãng phí, kém hiệu quả. Muốn như vậy thì Nhà nước phải thông qua các công cụ của mình kiểm soát một cách chặt hơn việc sử dụng đất đai. Bằng việc tiến hành xây dựng một hệ thống hồ sơ địa chính thông qua công tác đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở Nhà nước có căn cứ quản lí để tiến hành quản lí một cách hiệu quả. Nước ta đang trong quá trình Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá, kéo theo đó là quá trình đô thị hoá , đặc biệt ở các đô thị lớn diễn ra với tốc độ nhanh và với quy mô lớn, phù hợp với sự chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Chính vì vậy vấn đề đất đai và nhà ở đô thị diễn ra hết sức sôi động, đặc biệt là thị trường bất động sản đã và đang bắt đầu hình thành. Nhà nước cần có các biện pháp để quản lý chặt chẽ quỹ đất đai và nhà ở đô thị . Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, quản lý phát triển quỹ nhà ở đô thị do vậy công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở đô thị đang đặt ra những yêu cầu bức bách cần được nhanh chóng hoàn thiện. Qua nghiên cứu đề tài này đã giúp em hiểu được thực trạng của công tác đăng ký kê khai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đô thị của Thành Phố Hà Nội hiện nay. Trong đề tài này em đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác cấp GCN quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đô thị, và đẩy nhanh công tác cấp GCN theo Nghị định 60/CP và Quyết định 69/QĐ-UB giúp cho công tác quản lý đất đai và nhà ở đô thị đạt hiệu quả cao và đáp ứng yêu cầu của các chủ sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở đô thị. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Hoàng Cường đã hướng dẫn em hoàn thành tốt đề tài này.Em xin chân thành cảm ơn các cô các chú công tác tại Sở Địa Chính- Nhà Đất Hà Nội đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập và hoàn thành tốt đề tài này. Phụ lục Mẫu giấy: MụcI: Chủ sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở. Ông: Bà: Mục II : Thực trạng nhà ở và đất ở. a)Nhà ở. Địa chỉ: Tổng diện tích sử dụng: m2 Diện tích xây dựng: m2 Kết cấu nhà: Số tầng: b)Đất ở. Thửa đất số: Tờ bản đồ số: Diện tích: m2 Hình thức sử dụng: Riêng: m2 Chung: m2 c)Sơ đồ thửa đất: Hình dáng, kích thước, các mốc… Mục III. Thay đổi về chủ. Mục IV: Thay đổi về nhà ở, đất ở hoặc thế chấp. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đô thị được in ra làm 2 bản : Một bản chính màu xanh do Sở Địa Chính Nhà Đất lưu trữ. Một bản màu hồng được cấp cho chủ sử dụng. tàI LIệU THAM KHảO 1 PGS, TSKH Lê Đình Thắng - Giáo trình quản lí Nhà nước về đất đai và nhà ở - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 2. PGS, TSKLL Lê Đình Thắng - Giáo trình nguyên lí thị trường nhà đất Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 3. PGS.TS Ngô Đức Cát - Giáo trình Kinh tế tài nguyên đất - Nhà xuất bản nông nghiệp. 4. Tài liệu hội nghị công bố và triển khai: Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị và định hướng phát triển cấp nước đô thị Việt Nam đến năm 2020 Nhà xuất bản xây dựng. 5. Tài liệu qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2010. 6. Tài liệu Hội nghị đô thị toàn quốc lần thứ II. 7. Văn kiện đại hội đảng VI. 8. Luật đất đai năm 1993 và luật đất đai đã sửa đổi năm 1998. 9. Tạp chí Địa chính các số năm 1996, 1997, 1998, 2000. 10.Nghị định 6O/CP ngày 5/7/1994. 11. Công văn số 1427/CV- ĐC ngày 1 3/10/1995 của Tổng cục địa chính về việc hướng dẫn xử lí một số vấn đề về đất đai để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 12. Quyết định 69/QĐ-UB của UBND Thành Phố Hà Nội. 13. Thông tư 115/TT-BTC ngày 11/12/2000 và Nghị định 38/CP ngày 23/8/2000 của chính phủ về việc thu tiền sử dụng đất. 14. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện công tác đăng kí cấp giấy chứng nhận theo Quyết định 3564/QĐ-UB năm 1999. 15. Đánh giá kết quả thực hiện Nghị định 60/CP và QĐ 69 QĐ-UB của Hà Nội trong các năm 1999 đến 2002 của Sở Địa chính nhà đất Thành phố Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29864.doc
Tài liệu liên quan