Một số giải pháp nâng cao chất lượng công trình xây dựng cơ bản tại Doanh nghiệp Bắc Hồng huyện Than Uyên - Tỉnh Lai Châu

1. Năng lực hành nghề xây dựng được quy định đối với cá nhân tham gia hoạt động xây dựng. Năng lực hoạt động xây dựng được quy định đối với tổ chức tham gia hoạt động xây dựng. 2. Năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân được xác định theo cấp bậc trên cơ sở trình độ chuyên môn do một tổ chức chuyên môn đào tạo hợp pháp xác nhận, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp. Cá nhân hoạt động thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, giám sát thi công xây dựng, khi hoạt động độc lập phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp và phải chịu trách nhiệm cá nhân về công việc của mình. 3. Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo cấp bậc trên cơ sở năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức.

doc78 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 978 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công trình xây dựng cơ bản tại Doanh nghiệp Bắc Hồng huyện Than Uyên - Tỉnh Lai Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông bằng máy bơm nước, bao tải đay. * Biện pháp đổ bê tông: - Cốt pha và cốt thép được lắp dựng hoàn chỉnh tuần tự. - Mỗi lớp đổ bê tông dày từ 0,3 – 0,4 m đổ đều trên toàn bộ diện tích bê tông. - Trong khi đổ bê tông không làm di chuyển cốt thép, cốt pha và những chi tiết đặt sẵn. - Khi đầm bê tông phải đảm bảo độ đặc chắc, không bị phân tầng. - Mạch ngừng đổ bê tông móng là những vị trí mà bên thiết kế và Chủ đầu tư cho phép. * Bảo dững bê tông: - Sau khi đổ bê tông xong từ 2 đến 3 giờ ( về mùa nóng và 10 đến 12 giờ thiết tiết lạnh phải che đậy bằng bao tải và tưới nước bằng máy bơm, bề mặt bê tông phải luôn ẩm ướt. - Dùng xi măng pooc lăng khi nhiệt độ môi trường> 15 độ thời tiết khô thì 7 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên. - Trong mọi trường hợp không đổ bê tông trắng mặt. - Nước bảo dưỡng bê tông phải là nước máy hoặc đã được sử lý. - Sau khi bê tông đạt tới cường độ 15 K/ cm2 mới cho phép đi trên bề mặt. - Trong quá trì bảo dưỡng không được và chạm làm chấn động hệ thống chống đỡ cốt pha, cốt thép chờ. - Sau khi tháo dỡ cốt pha xong cốt pha dài, giằng, dầm móng, vệ sinh sạch sẽ mặt bê tông, dùng máy trắc đạc kiểm tra lại tìm cọc, ngang ngang của các trục móng rồi căn cứ vào hồ sơ thiết kế để xác định lại tim cột để tíên hành đổ bê tông cột. b. Đổ bê tông cột: Công tác bê tông cốt thép có cột gồm những phần việc sau: - Vệ sinh và nắn chỉnh các thép chờ của cột. - Lắp đặt cốt thép cột, cốt pha kim loại kết hợp cốt pha gỗ. - Gia công cốt pha cột bằng thép L63*4 , chống cốt pha bằng cây cống kim loại tăng giảm và cây chống gỗ. - Cứ 1,5 m – 1,8 m theo chiều cao của cột để một cửa đổ, đổ bê tông thành từng lớp cao 0,3 m. - Đàm bê tông bằng đầm dùi. - Bảo dưỡng bê tông. - Lấy mẫu bê tông theo quy phạm. - Tháo dỡ cốt pha khi bê tông đạt cường độ và thời gian quy định. 8. Công tác xây móng bằng gạch: Gồm những công việc sau: - Xác định tim, cột khối xây. - Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, máy móc và dụng cụ, mặt bằng thi công. * Yêu cầu và tác dụng của vữa: - Vữa xây phải đúng mác thiết kế. Thi công theo tiêu chuẩn TCVN 4459 – 1987. - Vữa phải có tính dẻo và độ sệt, khả năng giữ nước và đảm bảo dễ xây. - Tính dẻo của vữa để có thể dải thành lớp mỏng, đặc, đều và cân bằng được viên gạch, đảm bảo cho việc phân phối đều ứng suất trong khối xây . Độ sệt của vữa phải đảm bảo dễ dàng đảo trên mặt khối xây và không trồi ra ngoài trong thời gian thi công. - Vữa có tác dụng liên kết các viên gạch trong khối xây dựng với nhau, tạo nên một loại vật liệu liên kết khối mới. - Vữa trộn bằng máy trộn. * Yêu cầu đối với gạch xây: - Cường độ của gạch được biểu thị bằng mác hay số liệu của gạch. Mác gạch là biểu thị cường độ chịu nén, chịu uốn của các mẫu thử. Yêu cầu cường độ của gạch phải từ 75 – 100kg/ cm. Gạch dùng trong khối xây phải là gạch tuy nen, gạch chỉ loại A. Thực hiện theo tiêu chuẩn hiện hành TCVN 4085 – 85. * Yêu cầu của khối xây: - Khối xây phải đảm bảo nguyên tắc kỹ thuật: Ngang, bằng, thẳng đứng, mặt phẳng, vuông góc, không trùng mạch, tạo thành một khối đặc trắc. Gạch trước khi xây phải nhúng nước. - Vữa xây phải đúng mác. Thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 4085 – 85 - Thời tiết khô hanh tường mới nước giữ ẩm. Tránh va chạm mạnh không được vận chuyển vật liệu, dụng cụ đè trực tiếp nên khối xây đang hoặc mới xây xong. - Phải tuân thủ theo yêu cầu của thiết kế kiến trúc về kiểu trong khối xây. Khi xây xong mỗi khối xây phải kiểm tra độ ngang bằng, mốc cao độ. - Trong khối xây chiều dày trung bình của mạch vữa ngan là 12 mm, mạch dọc là 8mm không được lớn hơn 15 mm. - Mạch xây phải no vữa, khối xây trụ, cạnh, góc phải chọn gạch nguyên đẹp. - Không được dùng gạch vụn, ngói vụ chèn trong lòng khối xây. - Trong các giai đoạn thi công khi ngừng khối xây chỉ cho phép để mỏ giật cấp. - Các viên gạch ngang phải là gạch nguyên không phụ thuộc vào kiểu xây. - Hàng đầu tiên của khối xây ( hàng dưới cùng ) và hàng trên cùng đều phải xây ngang. - Khi xây tường móng phải căng dây hai bên mặt. - Hết ca làm việc tường mới xây phải được che chắn cẩn thận. - Sau khi thi công xong toàn bộ những công việc của phần móng. Nhà thầu mời chủ đầu tư, bên giám sát kỹ thuật đến nghiệm thu phần móng để tiến hành tiếp công việc lấp đất móng đến cốt cần thiết, sau đó tiến hành đổ bê tông giằng móng. 9. Công tác đổ bê tông giằng móng: - Các yêu cầu về vật tư, vật liệu vẫn được áp dụng như đã dùng với công tác đổ bê tông móng, trình tự thi công giằng móng được tiến hành như sau: - Sau khi Nhà thầu được phép lấp đất, đầm chặt phần móng dưới, kiểm tra lại tim cốt giằng. - Lắp dựng cốt thép giằng móng. - Ghép cốt pha. - Kiểm tra nghiệm thu cùng bên A rồi tiến hành đổ bê tông. - Bê tông cho giằng móng dùng loại bê tông trộn tại công trường bằng máy trộn, vận chuyển bằng xe cải tiến, đổ bằng tay, đầm dùi 1.5KW. - Công tác bảo dưỡng tháo dỡ cốt pha tương tự như đã thi công móng. Thi công đúng hồ sơ thiết kế và thực hiện đúng tiêu chuẩn hiện hành TCVN 4453 – 95 ( Kết cấu BT – BTCT ) - Độ sụt của bê tông kiểm tra theo TCVN 3105 – 93. 10. Công tác lấp đất hố móng: - Thi công lấp đất móng chia làm hai đợt. Đợt 1 tiến hành hoàn thành các công tác dưới móng, lấp lần 1 để thi công giằng móng. Đợt 2 là sau khi thi công xong giằng móng. - Sau khi thi công xong phần móng có biên bản nghiệm thu A – B. Nhà thầu được tiến hành lấp đất hố móng bằng các giải pháp sau: - Diện tích nền móng trước khi lấp đất phải dọn tạp chất, gỗ vụn và xử lý những diện tích có bùn nước. - Dùng đất đào móng để lấp lại hố móng. Đất đắp phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Đủ độ ẩm theo quy định, nền đất khô. Trước khi đầm phải phun n ư ớc, n ếu đ ất ư ớt ph ải ph ơi kh ô. Đất phải đ ư ợc làm nh ỏ không lẫn t ạp ch ất. - V ận chuyển đất đổ v ào hố móng bằng xe cải ti ến v à d ụng cụ thô sơ khác. San m ỗi lớp d ày 0,2 m – 0,3 m bằng quốc xẻng. - Đầm đất đảm bảo độ chặt thiết kế bằng đầm cóc MICASA. Những diện t ích nhỏ hẹp không đ ầm đ ược bằng m ấy thì đầm bằng thủ công 11. Công tác lấp đất tôn nền. - Khi hoàn thành công việc lấp đất hố móng, nhà thầu tiếp tục thi công lấp đất tôn nền đến cao độ thiết kế gồm những công việc và biện pháp thi công sau. - Dọn vệ sinh sạch sẽ diện tích mặt nền, sau đó san phẳng diện tích đắp. - Những yêu cầu đất dùng đắp nền nhà: + Không lẫn tạp chất và hữu cơ như cỏ rác. + Đất phải được làm nhỏ, đảm bảo độ ẩm theo quy định. - Vận chuyển đất đổ vào hố móng bằng xe cải tiến và dụng cụ thô sơ khác. San mỗi lớp dày 0,2m – 0,3m bằng cuốc xẻng. - Đầm đất đảm bảo độ chặt thiết kế bằng đầm cóc MICASA. Trong khi đầm lưu ý: + Đủ độ ẩm theo quy định, nền đất khô. Trước khi đầm phải phun nước, nếu đất ướt phải phơi khô. + Mặt nền đắp phải san phẳng trước khi đầm. + Mỗi lớp đất phải lấy mẫu để thí nghiệm độ chặt của đất. Thi công phần nhà: - Công trình có kết cấu: Khung cột, dầm, sàn mái, lanh tô bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Thép Tisco, xi măng PC30 Trung ương, xây ngăn bằng gạch chỉ tuy nen. - Cốt thép gia công tại xưởng, được bố trí tại hiện trường, đánh dấu bó theo ký hiệu của bộ phận của kết cấu, vận chuyển đến công trình bằng xe chuyên dùng. - Cốt pha sử dụng bằng cốt pha thép định hình kết hợp với cốt pha gỗ ván, cây chống gỗ. - Đầm bê tông bằng đầm bàn, đầm dùi công xuất 1,5kw. - Bảo dưỡng bê tông bằng máy bơm và bao tải đay. Biện pháp thi công cuả Nhà thầu theo trình tự từ dưới nên trên bằng các giải pháp sau: 1. Thi công cột: - Kết cấu công trình gồm các loại cột vuông, cột hình chữ nhật. - Trước khi thi công cột Nhà thầu kiểm tra lại các trục ngang , dọc, định vị vị trí cột cho đúng, đánh dấu trục bằng sơn đỏ trên trục tường móng theo hai trục đảm bảo cho cột thẳng theo hai phương. - Căn cứ vào từng tầng các cột phải đổ bê tông tới dạ dưới của dầm. a. Gia công cốt thép: - Thép sử dụng trong công trình đạt theo tiêu chuẩn TCVN5574– 1991. - Trước khi gia công Nhà thầu có chứng chỉ chất lượng sản phẩm xuất trình cán bộ giám sat A, Chủ đầu tư, Ban QLDA nếu đạt yêu cầu mới được đưa vào thi công. - Việc cắt nối thép dùng phương pháp cơ học, không dùng phương pháp nhiệt. Uốn thép phải tiến hành từ từ với tốc độ chậm bằng phương pháp cơ học. - Trước khi gia công và lắp dựng : + Bề mặt phải sạch, không có bùn đất, dầu mỡ, sơn không có vẩy rỉ sắt hoặc các hoá chất có hại khác có thể gây tác động phá hoại cốt thép hoặc làm giảm liên kết giữa bê tông và cốt thép. Những yêu cầu trên Nhà thầu phải đảm bảo duy trì tới khi đổ bê tông. + Độ cong vênh của thép không vượt quá sai số cho phép của lớp bảo vệ cốt thép. + Cốt thép phải đặt đúng vị trí theo bản vẽ thiết kế, cốt thép phải được neo buộc kê trên mặt cốt pha cho nó không bị xe dịch biến dạng quá mức cho phép. Trong quá trình đổ bê tông. Độ sai lệch trong quá trình đổ bê tông, lắp dựng theo tiêu chuẩn TCVN5724 – 93, TCVN4453 – 95. + Cốt thép cột được gia công cắt uốn bằng máy tại xưởng, phân loại bó, đánh dấu vận chuyển đến vị trí lắp bằng xe cải tiến và xe chuyên dùng, vận chuyển lên cao bằng cần cẩu hoặc cần vận thăng. (Cắt uốn theo TCVN8874 – 91) + Sử dụng giàn giáo kim loại để buộc thép ở trên cao. + Sau khi buộc xong cốt thép, buộc miếng kê cốt thép bằng vữa xi măng đúc sẵn. khoảng cách theo phương thẳng đứng 500mm – 700 mm. + Buộc các râu thép để liên kết giữa tường và cột theo đúng chỉ dẫn của thiết kế .(Buộc thép, hàn thép, theo tiêu chuẩn TCVN5724 – 93). + Nghiệm thu cốt thép trước khi ghép cốt pha. b. Gia công lắp dựng cốt pha cột: - Ván khuân phù hợp với TCVN 5724 – 92. - Ghép cốt pha bằng cốt pha thép định hình, có để cửa độ ở độ cao 2m để đổ, để dầm, cửa cũng được định hình để dẽ bịt lại trong quá trình đổ bê tông. Chân cột có để lỗ vệ sinh (sẽ bịt lại trong quá trình đổ bê tông). - Gông cốt pha cột bằng sắt T75x75 siết chặt bu lông đảm bảo cốt pha thẳng đứng và kín khít. - Căn chỉnh cốt pha cột đảm bảo đúng tim chuẩn và thẳng đứng theo hai phương vuông đó. Cột chống kim loại một đầu gắn vào cốt pha , đầu còn lại được bắt vào cốt thép của sàn ( cốt thép này được cắt bỏ khi tháo rỡ cốt pha ). - Kiểm tra nghiệm thu cốt pha cột, hệ thống văng chống, giàn giáo thao tác. c. Đổ bê tông cột: - Vận chuyển bê tông bằng phương tiện chuyên dùng, đổ bê tông vào cột bằng xô, kết hợp với máng tôn hoặc ván. - Sử dụng nhân công đổ bê tông cột, đầm bê tông bằng đầm dùi 1,5kw. Bảo dưỡng bê tông cột theo đúng quy phạm: sau khi đổ bê tông được 8h phải tưới nước bảo dưỡng và mỗi ngày phải tưới ít nhất 5lần , ban đêm 2 lần liên tục trong một tuần . Cốp pha được tháo rỡ sau 24h về mùa hè, 48h về mùa đông. - Bê tông đổ cột được lấy mẫu theo quy định tại hiện trường thí nghiệm có giám sát của Chủ đầu tư, cứ 20m3 lấy một tổ mẫu gồm 03 mẫu. một mẫu thí nghiệm trong 7ngày , 1mẫu thí nghiệm sau 28 ngày, 1 mãu lưu BQL DA. - Trong khi thi công cột bê tông cốt thép Nhà thầu thường xuyên xem xét, đọc bản kỹ bản vẽ thiết kế để đặt thép chờ cho các công tác sau. 2. Biện pháp thi công dầm sàn toàn khối. a. Những yêu cầu chung khi thi công cốp pha thép và gỗ: - Thiết kế chê tạo cốp pha phải đảm bảo an toàn và hoàn thiện bề mặt sau này. - Cốp pha phải cứng, kín khít, không biến dạng trong quá trình đổ và đầm bê tông. - Cốp pha và các kết cấu chống của nó phải chính xác và có hình dạng kích thước đúng thiết kế. - Đối với dầm có kích thước >500mm, Nhà thầu có biện pháp cụ thể đảm bảo không bị nở nang khi đổ và đầm bê tông. - Cốp pha được thiết kế chịu được tổ hợp tải trọng bao gồm: + Trọng lượng bản thân. +Áp lực bê tông lúc đổ. + Tải trọng của kết cấu. + Tải trọng gió. + Các loại tải khác. Trước khi lắp dựng cốt pha Nhà thầu sẽ trình bày chi tiết về hệ thống cốt pha sử dụng cùng với tất cả các bộ phận chính của nó. - Không được để lại vĩnh viễn vùng có cốt thép, đối với vùng yêu cầu chống thấm. - Trước khi lắp đặt cốt pha thì mặt trong của cốt pha được phủ một lớp chống dính, nó có thể là một trong những chất sau đây. + Sữa nhũ tương. + Dầu không pha có hoạt tính bề mặt. + Chất phụ gia chống dính. * Yêu cầu về độ võng của cốt pha: Trị số từ 0,3 – 33% nhịp của dầm sàn. - Nếu không có sự chỉ dẫn khác tất cả các cốt pha dầm, sàn dùng độ võng hướng lên trên. * Yêu cầu làm sạch và sử lý cốt pha trước khi lắp dựng: - Cốt pha dùng lại lần sau phải cọ sạch bê tông cũ, bùn, đất.bề mặt phải phẳng, nhẵn, cạnh phải thẳng mới được sử dụng. - Để tiện cho việc vận chuyện ván khuôn và đảm bảo bề mặt bê tông phẳng nhẫn, trước khi sử dụng lại phải sử lý bằng chất chống dính như ở trên. * Những yêu cầu đối với việc lắp đặt cốt pha. - Khi vận chuyển cẩu lắp phải nhẹ nhành, tránh va chạm, xô đầy, cốt pha bị biến dạng. Dây buộc phải chắc chắn. - Khi lắp đặt căn cứ vào các mốc trắc đạc tại công trình đồng thời dựa vào bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công để đảm bảo kích thước, vị trí của công trình. - Khe hở của các tấm cốt pha với bề mặt đổ giai đoạn trước phải kín khít chống mất nước xi măng. - Đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ cốt thép đúng như thiết kế chỉ định diều này chỉ có thể thực hiện bằng cách bố trí những côn kê thích hợp. Nhà thầu phải chủ động đảm bảo các con kê đủ cường độ. - Có lỗ vệ sinh cốt pha trước khi đổ bê tông. - Kiểm tra thật cẩn thận các chi tiết đặt sẵn, các lỗ xuyên qua kết cấu trong quá trình lắp đặt cốt pha. - Trong quá trình đổ bê tông thường xuyên kiểm tra hình dạng và vị trị của cốt pha nều thấy có dấu hiệu biến dạng, dịch chuyển phải dừng đổ và có biện pháp khắc phục xong mới đủ tiếp. * Biện pháp lắp cơ bản: - Lắp đặt hệ thống dàn giáo tổ hợp chữ H phía dưới lắp vít me để điều chỉnh độ cao và thuận tiện cho quá trình tháo dỡ cốt pha sau này, phía trên lắp đầu đỡ dầm. Căn chỉnh vít me để đầu trên đạt độ cao cần thiết, chân chống phải được kê ván ( 400 x 400 x 40 ) để tránh tải cục bộ. - Lắp thanh xà gồ 80 x 120 mm trên đỉnh cột chống tổ hợp. Ghép cốt pha đáy dầm bằng cốt pha thép Việt Trung, lắp thanh bằng góc, khoá cốt pha đáy dầm bằng khoá jun. - Ghép cốt pha thành dầm, khoá cốt pha với đáy dầm qua tấm bắt góc và giữa các tấm cốt pha thành dầm đống nẹp và văng chống. - Ghép cốt pha sẵn bằng cốt pha thép, vệ sinh mặt sàn. - Trong quá trình đổ bê tông thường xuyên bố trí thợ cốt pha trực để xử lý những sự cố xảy ra, đảm bảo không bị phình nờ, võng cốt pha. b. Công tác cốt thép dầm sàn: - Thép phải có lý lịch, chứng chỉ và được thử kiểm tra thí nghiệm theo tiêu chuẩn của Chủ đầu tư. - Thép phải đúng chủng loại, mã mác và cường độ thiết kế. - Thép trước khi gia công đã được đánh sạch rỉ và bụi bẩn. - Gia công thép ngay tại xưởng ở công trường bằng các máy cắt uốn liên hợp đánh số thứ tự cho từng cấu kiện. - Vận chuyển cốt thép ở mặt bằng dùng ô tô và xe cải tiến. - Cốt thép dầm sàn phải được kê bằng con kê xi măng cát vàng dày 2 – 2,5 cm. - Lắp dựng cốt thép dầm trước sau đó lắp dựng cốt thép sàn theo hồ sơ thiết kế. - Quy phạm về yêu cầu kỹ thuật lắp dựng cốt thép dầm sàn như lắp buộc cốt thép móng, cột dầm móng. - Trong quá trình đổ bê tông thường xuyên bố trí thợ sắt trực để xử lý những sự cố có thể xảy ra. c. Biện pháp đổ bê tông dầm sàn. * Những yêu cầu về công tác đổ bê tông: - Xe vận chuyển bê tông từ vị trí máy trộn đến vị trị đổ bê tông phải nhanh chóng yêu cầu ngăn ngừa phân tầng. - Tất cả các công tác đổ, dầm bê tông phải thực hiện dưới sự chỉ huy trực tiếp của Chủ đầu tư và giám sát của BQL. Trong quá trình đổ tránh làm di chuyển cốt thép, các chi tiết đặt sẵn, cốt pha. - Chiều dày mỗi lớp bê tông phải phù hợp với cốt pha và khả năng tác động của dầm. - Bê tông sử dụng máy đầm thao tác đúng quy định, đảm bảo dầm không sót mà không bị phân tầng, không làm sai lệch vị trí cốt thép. - Khi đổ bê tông công trình theo từng giai đoạn kiên tiếp. Nhà thầu phải lập bản vẽ thi công hoặc chỉ dẫn để xác định mạch ngừng đổ bê tông, các chi tiết liên kết và tiến độ thi công các khối đổ nhằm tránh các sự cố có thể xảy ra làm giảm chất lượng bê tông. - Trước khi đổ bê tông bề mặt mạch ngừng phải được xử lý theo đúng quy định kỹ thuật. Đặc biệt với các kết cấu có yêu cầu chống thấm phải có biện pháp ngừng hợp lý dùng các vật liệu phụ gia chuyền dùng loại trừ thấm. - Trước khi đổ bê tông Nhà thầu phải kiểm tra và lập biên bản nghiệm thu cốt pha, cốt thép ngoài ra phải kiểm tra tình trạng của máy trộn, máy đầm và các thiết bị vận chuyển bê tông khác. * Biện pháp đổ bê tông: - Bê tông được vận chuyển lên các sàn bằng máy vận thăng hoặc bằng cần cầu đến các vị trí đổ bằng xe cải tiến đi trên sàn công tác. - Hướng đổ bê tông vuông góc với dầm chính, đổ liên tục cho tới khi xong một sàn của một tầng. - Dầm bê tông bằng dầm bàn và dầm dùi 1,5 Kw - Khi đổ bê tông cần đặt sẵn các lỗ kỹ thuật xuyên qua sàn theo vị trí thiết kế để sau này tránh phải đục phá làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Đồng thời lập các cọc thép để liên kết với cây chống kim loại cho quá trình thi công cho giai đoạn sau: d. Công tác tháo dỡ cốt pha và bảo dưỡng bê tông dầm sàn: - Cốt pha dầm sàn chỉ được tháo dỡ khi được sự đồng ý của Chủ đầu t và kỹ sư giám sát, khi bê tông đạt cường độ cho phép. Quá trình tháo dỡ phải tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật, tháo dỡ theo trình tự tháo văng chống, ván thành, dỡ cột trống rồi tháo dỡ ván đáy, ván sàn. - Bê tông sau khi đổ và đầm thì bắt đầu đông kết và phát triển cường độ, quá trình này thực hiện bởi tác dụng thuỷ hoá của xi măng, quá trình này chỉ diễn ra ở nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Do đó để đảm bảo cho bê tông có được điều kiện đông kết thích hợp làm cho cường độ của nó tăng trưởng không ngừng thì phải tiến hành bảo dưỡng bê tông. Do đặc điểm của kết cấu công trình là bê tông đủ tại chỗ nên áp dụng phương pháp bảo dưỡng tự nhiên. - Bảo dưỡng tự nhiên: Sau khi đổ bê tông xong 2 -3 h (đối với khí hậu nóng và có gió ) hoặc 10 -12h (đối với thời tiết lạnh dưới 20 độ ) phải tiến hành che đậy mặt bê tông và rải cát tưới nước. Tưới nước tốt nhất là phun mưa nhân tạo số lần tưới phải đảm bảo bê tông không được khô trắng bề mặt. Khi che đạy có thể dùng những vật liệu giữ ẩm tốt. - Nước dùng cho bảo dưỡng bê tông phải thoả mãn tiêu chuẩn như nước dùng cho bê tông. 3. Công tác xây gạch: a. Những yêu cầu về công tác xây gạch. - Vữa phải có tính rẻo và độ sệt, khả năng giằng nước và đảm bảo dễ xây. - Tính dẻo của vữa để có thể dải thành lớp móng, đều và cân bằng được viên gạch, đảm bảo cho việc phân phối đều ứng suất trong khối xây. Độ sệt của vữa phải đảm bảo dễ dàn đều trên mặt khối xây và không trồi ra ngoài trong thời gian thi công. - Vữa có tác dụng liên kết các viên gạch trong khối xây với nhau, tạo lên một loại vạt liệu liền khối mới. - Vữa truyền và phân phối ứng suất trong khối xây từ viên gạch này sang viên gạch khác. - Vữa lấp đầy mạch trong khối xây. * Yêu cầu của khối xây: - Khối xây phải đảm bảo nguyên tắc kỹ thuật: Ngang, bằng, thẳng đứng, mặt phẳng, vuông góc, không trùng mạch tạo thành một khối đặc trắc. Gạch trước khi xây phải nhúng được. - Vữa xây phải đúng mác. - Thời tiết nóng, hanh khô tường mới xây phải tưới nước giữ ẩm. Tránh va chạm mạch, không được vận chuyển vật liệu, dụng cụ đè trực tiếp nên khối xây đang xây hoặc mới xây xong. - Phải tuân thủ theo yêu cầu của thiết kế kiến trúc về kiểu cách trong khối xây. Khi xây xong mỗi khối phải kiểm tra độ ngang bằng, mốc cao độ. - Trong khối xây chiều dày trung bình của mạch vữa ngang là 12 mm. Mạch dọc là 8 mm không được lớn hơn 15mm - Mạch xây phải no vữa, khối xây trụ, cạnh góc phải chọn gạch nguyên đẹp. - Không được dùng gạch vụn, ngói vụn chèn trong lòng khối xây. - Trong các giai đoạn thi công thi ngừng khối xây dựng chỉ cho phép để mỏ giật cấp. - Các viên gạch ngang phải là gạch nguyên không phụ thuộc vào kiểu xây. - Hàng đầu tiên của khối xây dựng ( hàng dứơi cùng ) và hàng trên cùng đều phải xây ngang. - Hết giờ làm việc tường mới xây phải che chắn cần thận. - Trước khi xây Nhà thầu phải nghiên cứu đầy đủ các bản vẽ liên quan. Kiến trúc (đặc biệt là chi tiết ) lanh tô, điện, cấp thoát nước.để phối hợp tránh làm đi làm lại. Các khối xây chi tiết kiến trúc đạt hình dạng như thiết kế quy định, lớp trát chỉ là trang trí. - Trong quá trình xây Nhà thầu chủ động cung cấp dà giáo cho công nhân, thao tác đà giáo thuận tiện, chắc chắn và tuân thủ theo quy định. b. Biện pháp xây dựng và yêu cầu kỹ thuật: - Dùng dàn giáo kim loại lắp dựng sàn công tác khi xây tường từ độ cao 1,5 m trở lên. - Xác định tim tường, đánh dấu, căng dây. - Trong quá trình xây tường thường xuyên kiểm tra độ thẳng đứng của tường bằng quả dọi. - Xây tường 220 và tường 110 đảm bảo ngang, bằng, thẳng, đứng, mặt phẳng, vuông góc, không trùng mạch, thành một khối đặc trắc, xây 3 hàng dọc 1 hàng ngang và những các hàng ngang phải là những viên gạch nguyên. - Thực hiện xây 2 dây với tường 220 trở nên. - Khi dừng thi công do mưa bão phải che chắn trên khối xây cho khỏi bị ướt. - Chú ý các dây thép liên kết giữa cột và tường gạch. - Không để quá nhiều gạch trên giáo. - Gạch phải nhúng nước trước khi xây. Khối xây vuông vắn, thẳng, phẳng, mạch nhỏ đều, mặt gạch xây sạch sẽ, khối xây đặc trắc, mắc vừa đúng thiết kế. 4. Biện pháp thi công cầu thang: - Cầu thang được thi công theo từng tầng đồng thời với việc thi công khung, dầm, sàn của tầng đó. - Công tác lắp dựng cốt pha chú ý bản thang phẳng, thẳng ( không để vênh ) đúng cao độ thiết kế, có chồng chéo vuông góc với bản thanh chống lực xô dọc trục. - Vữa bê tông có độ sụt từ 2 – 4 cm, mác theo thiết kế chỉ định, được vận chuyển dùng bàn xoa thép xoa ngay đến đó, đảm bảo cho mặt bê tông luôn phẳng nhẵnBảo dưỡng bê tông cốt thép theo quy phạm, sau khi bê tông cầu thang đạt cường độ tiến hành xây bậc gạch theo đúng thiết kế. C. Công tác thi công mái: - Công tác mái được thi công theo trình tự sau: + Xây tường thu hồi. + Lắp dựng xà gỗ. + Lợp mái. + Lắp đặt hệ thống chống sét. a. Xây tường thu hồi. - Vật liệu được vận chuyển lên sàn bằng máy vận thăng, sử dụng giàn giáo kim loại để phục vụ công tác xây. - Để xây từng tạo độ dốc, phải tiến hành định vị tim cốt tường một cách chính xác rồi mới tiến hành công tác xây. - Xây tường thu hồi theo đúng hồ sơ thiết kế, theo đúng quy phạm trong công tác xây và đảm bảo độ dốc theo thiết kế. - Trong quá trình xây Nhà thầu thường xuyên kiểm tra để đảm bảo độ chính xác. b. Lắp dựng xã gồ thép: Biện pháp lắp dựng: - Lắp dựng xà gỗ bằng cần cầu, khi lắp dựng phải đảm bảo phẳng, đúng độ phẳng, rồi lắp tiếp các xà gỗ ở khoảng giữa, chèn xà gỗ cố định, chắc chắn theo thiết kế. - Quá trình cẩu lắp xà gỗ ph ải tuyệt đối. tuân thủ các quy định về kỹ thuật và an toàn lao động. c. công tác lợp mái. - Mái lợp phải phẳng mặt, kín khít, đảm bảo độ dốc theo thiết kế, các tấm ở chân mái ở mép mái phải thẳng hàng. Các tấm lợp không được xếp xiên. Tấm trên đè lên tấm dưới ít nhất là 15cm. Trong một hàng hai mép cạnh tiếp giáp nhau phải phủ lên nhau ít nhất là 1 gợn sóng. - Quá trình thi công tuân thủ các quy định về quy phạm kỹ thuật cũng như công tác an toàn lao động . d. công tác lắp đặt hệ thống chống sét : công tác lắp đặt hệ thống chống sét được triển khai ngay sau khi kết thúc công tác lợp mái , để đảm bảo an toàn cho công trình và cho người lao động tham gia thi công công trình . -Khi thi công phần thu lôi tiếp đất , thi công phần tiếp đất trước sau đó mới thi công phần thu sét . Cọc tiếp đất phải được đóng xuống đất , dây tiếpđất phải được chôn dưới đất . - Thi công phần cột thu lôi chống sét phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật hiện hành và các quy trình quy phạm khi thi công trên cao. - Kim thu sét, dây dẫn cọc tiếp đất 10 phải được hàn với nhau để đảm bảo thu sét tốt. - Kim thu sét và dây dẫn thu sét 14 được sơn bằng sơn dẫn điện 2 lớp, đầu kim thu sét được mạ kẽm.‚ - Hệ số điện trở của toàn bộ hệ thống phải đảm bảo Rđt <=4 Ω. Nếu điện trở lớn hơn phải đóng thêm cọc tiếp đất. D. Biện pháp thi công phần điện: 1. Nguồn gốc và thiết bị điện: - Công trình được cấp điện lấy từ nguồn điện 0,4 Kv về con sứ đón điện đặt trên sê nô mái rồi kéo dây tầng 1 đặt tại cầu thang, tầng 2 cốt + 5400 từ tủ điện tầng 2 đến đường điện công cộng đi dây đồng XLPE / DSTA/ PV2 x 16 + 1 x 10. Từ tủ tầng 1 lên tủ tầng 2 dùng dây cáp ruột đồng liên doanh Hàn Quốc 1 ( 2 x 10 ) mm2. - Dây trục chính đi dây dẫn ruột đồng vỏ bọc PVC liên doanh Hàn Quốc SL = 6 mm2 . - Dây từ trục chính xuống các ổ cắm đi dây dẫn ruột đồng vỏ bọc PVC liên doanh Hàn Quốc SL = 2.5mm2. Dây vào đèn dùng dây dẫn ruột đồng vỏ bọc PVC liên doanh Hàn Quốc SL= 1,5mm2. - Bảng điện đặt cách sàn 1,5 m. - Bóng đèn nung sáng có chụp thép tráng men trắng đặt cách trần 30cm. - Hộp áp tô mát bằng tôn đúc sẵn sơn cách điện có cánh cửa cài không khoá đặt cách sàn 1,5m. - Các thiết bị có số thứ tự cùng với số thứ tự của bảng điện ở phòng nào thì được điều khiển bằng bảng điện ở phòng đó. - Toàn bộ dây dẫn điện và thiết bị điện được dùng hãng liên doanh Hàn Quốc. b. Biện pháp thi công: - Đọc kỹ thiết kế kỹ thuật kết hợp cùng XDCB khi xây dựng phần thô cho tiến hành chừa rãnh, chừa các lỗ kỹ thuật, đặt ống bảo hộ, luồn dây điện ngầm trước khi trát trần. Khi XDCB trát trần, tường cho tiến hành đặt các hộp kỹ thuật ngầm trong tường. - Khi hoàn thiện xong mặt tường, trần cho tiến hành đấu nối mạng lắp k đặt các thiết bị điện hoàn chỉnh cho tiến hành đóng điện thử. Lưu ý đóng điện phải đóng từng phụ tải, nghiêm cấm việc đóng điện ồ ạt toàn công trình một lúc. Khi đóng điện thử tải hoàn thành cho tiến hành đo đạc kiểm tra các thông số kỹ thuật và quy trình quy phạm an toàn kỹ thuật điện. Nếu ổn định chính tỏ công trình thi công đảm bảo chất lượng, cho tiến hành lập hồ sơ hoàn công. Nghiệm thu bàn giao cho Chủ đầu tư và đưa vào khai thác sử dụng. E. Biện pháp thi công phần hoàn thiện: Công tác hoàn thiện đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và mỹ thuật công trình. Giải pháp và trình tự thi công hoàn thiện chính cho công trình như sau: - Giàn giáo và sàn công tác phục vụ cho công tác hoàn thiện là giàn kim loại. - Vừa hoàn thiện trộn bằng máy, xúc chuyển vào các hộc chuyên dùng, vận chuyển ngang bằng xe cải tiến, vận chuyển lên cao bằng máy vận thăng. - Thu dọn vệ sinh: Phế liệu từ các tầng trên được đổ vào hộp dẫn bằng tôn ở góc ngoài đầu nhà để đưa phế thải xuống đảm bảo an toàn và chống bụi. Vật liệu cồng kềnh bó thành từng bó chuyển xuống bằng máy vận thăng. - Trình tự hoàn thiện. + Bên trong theo trình tự từ dưới lên trên xen kẽ với quá trình thi công thô. + Bên ngoài từ trên xuống dưới. + Phần điện đi ngầm đều phải thi công trước khi trát. + Dưới đây là một số biện pháp thi công công việc hoàn thiện chính. 1. Công tác trát: a. Yêu cầu kỹ thuật của công tác trát: - Vữa phải bám trắc, đều vào mặt kết cấu của công trình. - Loại vữa và chiều dày lớp vữa phải đúng yêu cầu thiết kế. - Phải đạt được yêu cầu kỹ thuật, chất lượng cho từng loại mặt trát. + Mặt trái phải đẹp, toàn bề mặt vữa phẵng nhẵn, không gồ ghề, lồi lõm + Mặt trái phải sắc, ngang, ngang, thẳng đứng, không cong vênh. + Các cạnh góc phải vuông và cân đều nhau, các mặt trát cong phải lượn đều đặn không bị vặn. + Các đường gờ chỉ phải sắc, dày đều, thẳng, đúng hình dạng thiết kế. + Đảm bảo đúng và đủ các chi tiết cấu tạo, kiến trúc cấu tạo bằng vữa như: mối nối, băng đai, đế, đấu giọt chảy. + Vữa trát trộn bằng máy, vật liệu cho mỗi cối trộn phải cân đong, cát phải sàng. b. Công tác chuẩn bị trước khi xây: - Nhà thầu bố trị đội ngũ thợ có tay nghề cao từ bậc 4 trở lên đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật của công trình. - Nhà thầu có đầy đủ dụng cụ cho công tác trát như: Bàn xoa, bay các loại, thước các loại, thùng đựng vữa - Vữa trát phải đúng mác thiết kế, cát phải sàng, rửa cho sạch các tạp chất hữu cơ. - Bố trí giàn giáo cho công tác trát sao cho vữa chắc chắn vừa thuận tiện. - Mặt bằng khu vực trát phải được vệ sinh sạch sẽ. c. Chuẩn bị mặt trát: - Trước khi trát việc đầu tiên là phải làm sạch sẽ bề mặt trát, dùng chổi quét sạch bụi bám và các loại rêu sau đó phun nước cho sạch và làm ẩm bề mặt. Trường hợp bề mạt bị dính dầu mỡ, sơn nhất thiết phải tẩy rửa sạch mới được trát. Tường vừa xây xong không được trát ngay, sẽ làm hỏng kết cấu xây và bề mặt trát say này sẽ bị nứt do tường xây co ngót. Khoảng 1 hoặc 2 tuần sau khi xây là thời gian thích hợp nhất để trát. d. Trát tưởng: - Trước khi trát dùng thước tẩm ước thử các phía để biết độ lồi lõm của mặt trái. - Dùng vữa làm mốc trên mặt trát, mốc hình vuông 5 x 5 dày bằng chiều dày cần chát. Làm các mốc ở phía trên trước rồi thả dọi để làm các mốc ở dưới và giữa tường. Căn cứ vào mốc và thước tầm 2m để cán cho phẳng. Mặt vữa se thì dùng bàn xoa xoa cho nhẵn mặt, vừa xoa vừa dùng thước để kiểm tra độ phẳng của mặt trát. - Khi trát cần lưu ý: + Mạch ngừng giữa các đợt trát không nên để phẳng mà để răng cưa sẽ liên kết tốt với phần trát sau. + Đối với mặt bê tông khi trát phải có một lớp hồ xi măng bả lên mặt bê tông đã được làm ẩm rồi mới trát lớp sau để hạn chế tình trạng bong bộp. Trời nắng, khô phải có kế hoạch bảo dưỡng cho lớp trát. e. Trát trần: - Mặt trần là mặt bê tông nên trước khi trát phải cọ sạch và làm ẩm. Vữa trát phải đủ dẻo, nhão quá sẽ khó bám dính. Dùng bay hoặc dụng cụ thích hợp miết vừa thành từng lớp đều như vẩy cá sau đó dùng thước cán phẳng rồi mới xoa nhẵn. Trường hợp bê tông quá nhẵn thì trước khi trát nên vữa 1 lớp xi măng cát vàng, khoảng 4 -5 h sau trát thì vừa sẽ bám trắc vào tường, ít rơi vãi. - Yêu cầu chất lượng trát trần phải phẳng, giao tuyến của các mặt trần và tường phải phẳng, ngang bằng, vuông góc. g. Trát gờ, chỉ: - Trước khi trát phải căng dây và dùng nivô để làm mốc vữa ở mặt gờ, thành gờ, dạ gờ. Nếu gờ dài thì dựa vào thước để làm nhiều mốc vừa trát gờ cũng làm 2 lớp : Lớp lót và lớp mặt. Trước hết trát dạ gờ rồi trát thành gờ, sau cùng đến mặt thành gờ. Mặt vữa dạ vuông góc và tiếp xúc với mặt vữa tường. Mặt vữa thành gờ phải bằng mặt mốc và cạnh thước, cán thật phẳng và sắc cạnh. Mặt gờ phải trát nghiêng ra ngoài để tránh nước mưa. h. Trát cột vuông, bổ trụ, dầm. Trước khi trát phải căng dây và trát kiểm tra độ thẳng, góc vuông của kết cấu sau đó dùng thước để truyền mốc sang các mứt khác của kết cấu. Trường hợp có nhiều cột dầm liên tiếp nhau trên 1 hàng thì phải làm mốc cho 2 kết cấu 2 đầu hàng rồi dùng dây truyền mốc vào các kết cấu ở giữa. Sau khi làm mốc xong thì trát lớp lót và lớp ngoài. Trát cột, bổ trụ, dầm phải dùng 2 thước kẹp. Sau khi làm mốc xong thì phải trát lớp lót và lớp ngoài. Trá cột, bổ trụ, dầm phải dùng 2 thước kẹp. Trát xong phải căng dây kiểm tra lại cho thẳng. g. Công tác ốp lát đá GRANITE nền nhà,, cầu thang và bậc tam cấp. Các bước chuẩn bị đều như ốp lát đá GRANITE. Lót bằng vữa xi măng M 50 #, chiều dày 25 mm. Sau khi làm phẳng theo cốt, độ dốc quy định, dùng mũi bay kẻ ô hình quả trám khắp mặt lót để tạo độ kết dính chắc chắn cho 2 lớp mặt. Trước lúc lát phải vệ sinh và làm ẩm lớp lót. Sau khi lát xong phải lấy xi măng trắng lau mạch đều, phải đảm bảo yêu cầu thiết kế. * Tiêu chuẩn nghiệm thu: - Mặt lát nền, bậc cầu thang, bậc tam cấp phải phẳng đảm bảo yêu cầu thiết kế. - Cốt cao độ, độ dốc, màu sắc theo thiết kế quy định. - Lớp trát và lót có chiều dày, mác vữa theo đúng yêu cầu kỹ thuật. 2. Công tác lát nền. a. Yêu cầu kỹ thuật của công tác lát nền. Công tác lát nền phải đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật sau đây: - Mẫu gạch phải được BQLDA duyệt trước khi lát. - Đúng cao trình hoàn thiện mặt nền, sau khi lát - Mặt trát phải phẳng, chắc đều, không bong, bộp, nứt vỡ. - Vữa trát trộn bằng máy có độ sụt 4 – 5 cm. b. Công tác chuẩn bị trước khi lát: - Kiểm tra góc vuông của khu vực chuẩn bị lát. - Kiểm tra cốt mặt nền và cột hoàn thiện của mặt nề trước khi lát. - Dọn sạch mặt nền, sàn trước khi lát. c. Công tác lát: - Dùng ni vô và thước truyền cốt hoàn thiện xuống để làm mốc lát. Căn cứ vào cốt để dải vữa và đặt gạch lát ở mốc cho tất cả các góc. Mặt gạch lát mốc phải đúng cốt hoàn thiện. Làm gạch và mốc cứ 2m làm một mốc. - Quá trình lát luôn phải dùng thước dài đặt trên mặt viên gạch để kiểm tra độ phẳng của gạch lát, dùng vồ gỗ gỗ nhẹ lên bề mặt viên gạch để kiểm tra độ đặc của vữa lát. - Lát đúng chiều hoa do Nhà máy sản xuất. - Khoảng 1 đến 2 ngày sau khi lát có thể chèn mạch lát. Dùng hồ xi măng lỏng đổ tràn đầy trên toàn mạch lát dùng tấm gát là loại vật liệu mềm gạt đi gạt lại nhiều lần để hồ xi măng sau cùng dùng dẻ khô lau sạch bề mặt lát, mạch càng được chèn cẩn thận càng đảm bảo mặt lát bền lâu. 3. Gia công lắp dựng cửa : - Toàn bộ gỗ dùng sử dụng cho công trình phải tuân theo chỉ định của thiết kế. Gỗ phải khô, không bị cong vênh, nứt. Toàn bộ đồ gỗ được chế tạo lắp ghép tại xưởng theo bản vẽ thiết kế sau đó chuyển đến công trình.Têu cầu các cạnh của cửa phải thẳng. Mộng kín khít. Tất cả các phần tiếp xúc với bên ngoài phải được đánh bóng bằng giấy giáp không còn các vết đục trạm, xước hoặc có khuyết tật khác. Kính lắp cho cửa phải đúng độ dày, đúng màu quy định, khi lắp xong phải vệ sinh sạch sẽ, kính nứt, vỡ, xước phải được thay thế ngay. - Các nẹp kinh phải đảm bảo đầy đủ, kín khít và đảm bảo chắc chắn. * Lắp đặt cửa: - Cửa phải mở được nhẹ nhàng, không bị kích, không bị sát nền hoặc hở rộng. - Sau khi cho lắp cửa, cho vệ sinh và sơn lại những chỗ bị xước bong. - Các loại phụ kiện như chốt, khoá.được bắt đồng bộ với cửa để có thẻ sử dụng và bảo quản cửa được tốt. 4. Công tác quét vôi ve tưởng trần và các kết cấu khác: - Việc quét vôi ve tường đòi hỏi phải cẩn thận, mặt tường sau khi trát phải để thật khô mới tiến hành quét, tường nhà quét một nước trắng hai nước màu, các kết cấu khác như sê nô, mái, trần nhà.quét 3 nước trắng. - Mặt tường trước khi quét phải tiến hành vệ sinh sạch sẽ, khi quét lớp sau phải chờ lớp trước kho mới tiến hành quét, quét theo trình tự từ trên xuống, khi cần phải lắp sàn công tác bằng giàn giáo kim loại. - Các kết cấu, thiết bị kim loại được sơn bằng chống rỉ, sơn màu. Nhà thầu sẽ tuân thủ đúng màu sắc, chủng loại và số lớp do thiết kế chỉ định. Trước khi sơn kiểm tra chất lượng của mối hàn, vệ sinh bề mặt cần sơn, lớp sơn chống rỉ phải khô hoàn toàn mới được sơn lớp màu. Không sơn ở những nơi có bụi, bề mặt sơn phải khô, bóng đều không có lớp nhăn, rạn. 5. Công tác nghiệm thu hoàn công: - Việc nghiệm thu các công trình xây dựng Nhà thầu chú ý thực hiện để đảm bảo chất lượng công trình trên nguyên tắc. Bất kỳ một công việc nào sau mỗi giai đoạn thi công phải lập hồ sơ hoàn công, công việc chuyển tiếp nào đều phải được nghiệm thu và kết luận phần việc trước. Sau mỗi giai đoạn thi công phải lập hồ sơ hoàn công kèm theo biên bản nghiệm thu theo quy định. - Trình tự các bước hoàn công: + Hoàn công phần san gạt mặt bằng. + Hoàng công phần móng trước khi lắp đất. + Hoàn công phần cốt thép chờ chân cột trước khi đổ bê tông cột. + Hoàn công phần khung sàn bê tông cốt thép theo tầng. + Hoàn công phần xây dựng trước khi hoàn thiện. + Hoàn công phần kích thước hoàn thiện từng phần và tổng thể. + Hoàn công phần việc ngoại thất. + Công việc hoàn công do các cán bộ kỹ thuật A và B làm trên cơ sở biên bản nghiệm thu từng phần có xác nhận của cấp trên. Biện pháp ATLDD* VSMT - Trật tự an toàn Phòng chống cháy nổ I. Công tác an toàn lao động: 1. Yêu cầu chung: Để đảm bảo thi công an toàn mang lại hiệu quả kinh tế, cần thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp quy về an toàn lao động. Đặc biệt là quy phạm an toàn lao động trong xây dựng TCVN 5308 - 91 ; Quy phạm an toàn thiết bị năng TCVN 4244 – 86 ; Quy phạm an toàn điện trong xây dưng TCVN 4086 – 95; Lan can an toàn TCVN 4431 – 87 2. Biện pháp cụ thể: - Tại công trường phải thành lập một bộ phận chuyên về an toàn lao động và vệ sinh môi trường. - Phải lập biện pháp thi công chi tiết cho từng hạng mục công việc, trong các biện pháp đó thì biện pháp an toàn được quan tâm trước hết. Sau khi được cấp trên phê duyệt biện pháp thi công, phổ biến cho công nhân học xong mới được thi công. - Cán bộ công nhân ở công trường đều được hướng dẫn cơ bản về an toàn lao động. - Công nhân được khám sức khoẻ định kỳ, đảm bảo đủ sức khoẻ mới được làm việc. - Công nhân có tim mạch không được làm việc trên cao. Tại công trường mọi công nhân đều được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân thông thường như quần, áo, giầy, mũtuỳ từng công việc cụ thể được trang bị ủng, găng tay, dây an toàn - Tại công trường bố trí cán bộ y tế để sơ cấp cứu những tình huống bất thường xảy ra như điện giật, say nắng.và giải quyết những ca ốm sốt thông thường trước khi đưa vào bệnh viện điều trị. - Trên công trường có nội quy làm việc chung và quy định giờ làm việc, chức danh nghề nghiệp và quy định về kỷ luật lao động: Trong thời gian làm việc không được uống rượu, chất khích thích, không được đánh bài bạc trong công trường, không chứa chấp nghiện hút, mại dâm. - Huấn luyện công tác phòng cháy và trang bị bình bột chữa cháy. - Các hệ thống giàn giáo, cốt pha phục vụ thi công phải được nghiệm thu ghi vào biên bản mới ngặt về an toàn lao động. - Khi đổ bê tông trên sàn thì toàn bộ chu vi sàn công tác có lan can vững chắc. Hệ thống lan can sàn công tác được nghiệm thu ghi vào biên bản mới được đưa vào sử dụng. - Làm việc trên cao phải đeo dây an toàn, phải có lưới bảo hiểm khi làm việc trên cao, không được ném bất cứ một thứ gì trên cao xuống. Các máy móc vật tư yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. - Khi đổ bê tông trên sàn thì toàn bộ chu vi sàn công tác có lan can vững chắc. Hệ thống lan can sàn công tác được nghiệm thu cùng với cây chống có kỹ thuật A – B cùng xác nhận. Các ổ cắm điện được bố trí phù hợp. - Hệ thống điện chiếu sáng phục vụ làm đêm được bố trí đủ sáng cho mọi vị trí. - Không có bóng cây gây quang cho người lao động, phải giao cho thợ điện tại công trường quản lý theo dõi. - Không bố trí làm chồng nhau theo phương thẳng đứng để phòng vật liệu, dụng cụ rơi từ nơi làm trên xuống nơi làm dưới. - Những nơi làm nguy hiểm, nhiều người qua lại phải có biển về công tác an toàn lao động. - Khách đến làm việc tham quan phải được sự đồng ý hướng dẫn của ban chỉ huy công trường mới được vào công trình. 1. Công tác vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy. - Nhà thầu thực hiện làm gọn, dọn sạch vật tư, vật liệu để đúng nơi quy định, máy móc thiết bị thi công được vệ sinh hàng ngày. - Các phế thải như bãi cát, gỗ vụn được tập kết gọn dùng xe chợ ra khỏi công trình. - Khi thu dọn vệ sinh trên tầng 2 thì Nhà thầu thu gom và vận chuyển xuống đất bằng ống tôn ở đầu nhà phía ngoài nhằm đảm bảo chống bụi, tránh ô nhiễm môi trường. - Công tác chuyển vật liệu vào công trường phải bịt bạt theo quy định của Sở giao thông công chính, nên vận chuyển vào ban đêm tránh các giờ cao điểm đông người. Các phế thải cũng được vận chuyển ra khỏi công trường vào ban đêm, xe phải bịt bạt, trên thùng xe bố trí vừa đủ tránh khi xe chạy phế thải văng ra ngoài. - Nước thải sinh hoạt và nước khi thi công được dồn vào đúng nơi quy định. - Công trình được thi công nên cao đến đâu toàn bộ mặt ngoài được che kín đến đó. - Bảo vệ cây xanh và môi trường xung quanh công trình. - Bảo vệ nguồn nước sinh hoạt. - Hoả hoạn xảy ra tại công trình đang thi công có rất nhiều nguyên nhân, bởi vậy để đảm bảo an toàn cho công trình và con người việc phòng cháy chữa cháy phải được quan tâm hàng đầu, đơn vị thi công phải lập một đội cứu hoả. - Có các tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy được treo tại, những nơi cần thiết như kho tàng, lán trại và các tầng đang thi công. - Chuẩn bị một số dụng cụ phòng cháy chữa cháy, những dụng cụ này được sơn đỏ đặt ở những nơi dễ thấy, dễ lấy. - Liên hệ với công an phòng cháy chữa cháy của địa phương để có biện pháp phòng chống cháy nổ, hàng ngày thu dọn rác, vỏ bao xi măng, giấy gỗ vụ để tiêu huỷ xử lý. - Các đường dây điện phục vụ thi công không đi qua các vật liệu dễ cháy, đề phòng chập điện. Nghiêm cấm mọi người mang chất dễ nổ, dễ cháy vào công trường. - Nghiêm cấm công nhân đốt lửa bừa bãi. - Khu vực hàn luôn phải dọn vệ sinh sạch sẽ gỗ, giấy vụ Công tác trật tự trị an - Để đảm bảo an ninh trật tự cho con người, máy móc thiết bị thi công và công trình. Nhà thầu sẽ thực hiện một số biện pháp sau: - Công trình phải có rào chẵn xung quanh, có cổng thường trực, có nội quy, mọi người không có nhiệm vụ không được ra vào công trường, phải có đèn bảo vệ ban đêm. - Liên hệ với Chính quyền và Công an sở tại, lực lượng bảo vệ địa phương để cùng lên phương án, hợp tác bảo vệ an ninh cho công trường. - Giáo dục cán bộ công nhân ý thức thực hiện tốt nội quy công trường, có ý thức bảo vệ tài sản con người. - Bố trí bảo vệ chuyên nghiệp làm việc ba ca, ca đêm có tối thiểu hai người để thường xuyên kiểm tra, bảo vệ công trường. - Chấp hành nội quy đăng ký tạm trú tạm vắng với chính quyền địa phương sở tại. - Toàn bộ công nhân làm việc trên công trường được mua bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. - Thiết bị xe máy thi công được mua bảo hiểm nhân sự đối với bên thứ ba. - Để đảm bảo an ninh trạt tự cho con người, máy móc thiết bị thi công và công trình. Nhà thầu sẽ thực hiện một số biện pháp sau: - Công trình phải có rào chắn xung quanh, có công thường trực, có nội dung, mọi người không có nhiệm vụ không được ra vào công trường, phải có đèn bảo vệ ban đêm. - Liên hệ với Chính quyền và Công an sở tại, lực lượng bảo vệ địa phương để cùng lên phương án, hợp tác bảo vệ an ninh cho công trường. - Giáo d ục cán bộ công nhân ý thức thực hiện tốt nội quy công trồng, có ý thức bảo vệ tài sản con người. - Bố trí bảo vệ chuyên nghiệp làm việc ba ca, ca đêm có tối thiểu hai người để thường xuyên kiểm tra, bảo vệ công trường. - Chấp hành nội quy đăng ký tạm trú tạm vắng với chính quyền địa phương sở tại . - Toàn bộ công nhân làm việc trên công trường được mua bảo hiểm y tế và bảo hiểm x ã h ội. - Thi ết bi xe máy thi công được mua bảo hiểm nhân sự đối với bên thứ ba. - Bảo vệ tài sản cho bên thứ ba: Đề ra nội quy mọi người làm việc trên công tr ường không đ ược xâm phạm danh giới làm việc và tài sản của bên thứ ba, khi thi công nếu gây ảnh hưởng đến bên thứ ba thì người phụ trách thi công phải có biện pháp đề phòng và thông báo cho bên thứ ba bi ết, trường hợp bất khả kháng gây ảnh hưởng thì Nhà thầu phải thương lượng và bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba. Kết thúc xây d ựng v à bảo hành công trình - Sau khi Nhà thầu làm xong khối lượng trong hợp đồng đã được nghiệm thu và bàn giao cho Chủ đầu tư. Nhà thầu sẽ di chuyển hết máy móc thiết bị thi công ra khỏi công trường và bàn giao mặt bằng cho Chủ đầu tư. Thời gian và trách nhiệm bảo hành tuân theo các quy định của Nhà nước. Thời gian bảo hành là 12 tháng. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI DOANH NGHI ỆP BẮC HỒNG HUYỆN THAN UYÊN TỈNH LAI CHÂU I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP. 1. Cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhu cầu của con người là rất đa dạng và phong phú, đặc biệt là khi mức sống của con người ngày càng được cải thiện và nâng cao. Nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở ăn lo, mặc ấm nữa mà cao hơn thế con người giờ đây quan tâm đến chất lượng cuộc sống. Nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của chất lượng sản phẩm đối với sự phát triển của doanh nghiệp, Doanh nghiệp xây dựng Bắc Hồng đã luôn quan tâm đến việc nâng cao năng suất cũng như chất lượng công trình của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể thực hiện tốt hơn nữa việc nâng cao chất lượng của công trình Doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp như: - Đảm bảo thực hiện sự hoạt động ổn định của các máy móc thiết bị bằng việc làm tốt công tác bảo dưỡng định kỳ máy móc (như thay dầu, mỡ linh kiện,...) - Lập hồ sơ bảo dưỡng định kỳ các máy móc thiết bị theo đúng quy định của nhà sản xuất. - Đào tạo nâng cao tay nghề công nhân cũng như cán bộ kỹ thuật. - Tiến hành kiểm tra, kiểm soát chất lượng ở mỗi khâu trong quá trình thi công, việc thực hiện các quy trình công nghệ, ... - Áp dụng các chế độ thưởng phạt thích đáng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của công nhân lao động. Sử dụng các biện pháp khuyến khích bằng tiền đối với những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc hay kỷ luật những cá nhân, tập thể vi phạm kỷ luật, không hoàn thành trách nhiệm. 2. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Mục tiêu của các doanh nghiệp là không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vì mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp luôn là tìm kiếm lợi nhuận để bù đắp chi phí sản xuất tránh những rủi ro gặp phải và để tồn tại và phát triển. Nếu không có lợi nhuận thì doanh nghiệp sẽ không thể trả công cho người lao động, duy trì việc làm lâu dài cho khách hàng và cộng đồng. Đồng thời xu thế nền kinh tế các nước hiện nay là mở cửa và hội nhập, các doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều, nhận thức và nhu cầu của con người ngày càng cao và đa dạng, điều này bắt buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh. Như vậy, các doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vì những lí do sau: -Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, môi trường cạnh tranh gay gắt thì nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều kiện để tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có thể làm tăng khả năng cạnh tranh, giữ doanh nghiệp đứng vững trên thị trường. Hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội và khả năng mở rộng vốn kinh doanh, đầu tư mua sắm trang thiết bị và máy móc hiện đại, tăng phạm vi quy mô kinh doanh bằng đồng vốn của mình, thực hiện văn minh thương nghiệp. Ngược lại, một doanh nghiệp nếu không biết nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì đến một lúc nào đó doanh nghiệp sẽ bị đào thải trước quy luật cạnh tranh của thị trường. -Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh góp phần giải quyết mối quan hệ giữa tập thể, nhà nước và người lao động. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có được sau quá trình sản xuất kinh doanh tăng, quỹ phúc lợi tập thể được nâng lên, đời sống người lao động tùng biết được cải thiện, nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước tăng lên. -Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một yêu cầu tất yếu của quy luật tiết kiệm, hiệu quả sản xuất kinh doanh và quy luật tiết kiệm có mối quan hệ mật thiết với nhau đó là hai mặt của một vấn đề. Thực hiện kiệm là một biện pháp để có hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Ngược lại, đạt được hiệu quả kinh doanh cao chứng tỏ doanh nghiệp đã thực hiện được nguyên tắc tiết kiệm. Bởi vì, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu so sánh biểu hiện mức độ chi phí trong một đơn vị, kết quả hữu ích trong một thời kỳ. Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì số chi phí bỏ ra sẽ ít hơn so với doanh nghiệp sản xuất không có hiệu quả. Do vậy, muốn tiết kiệm được tối đa chi phí sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nhất thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. *Tóm lại, hiệu quả sản xuất kinh doanh được coi như là những công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng của mình. Việc xét và tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh không những cho biết việc sản xuất kinh doanh đạt được ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích và tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện: tăng kết quả sản xuất kinh doanh và giảm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. * Ý nghĩa: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực hiện nay có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và bản thân doanh nghiệp nói riêng. Đối với nền kinh tế quốc dân thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ làm tiết kiệm nguồn lực đất nước, khả năng phát triển lực lượng sản xuất và trình độ hoàn thiện quan hệ sản xuất kinh doanh ngày càng cao. Đối với bản thân doanh nghiệp thì nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu cơ bản của mọi doanh nghiệp là giá trị lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường. Nó giúp cho doanh nghiệp bảo toàn phát triển vốn. Nói cách khác, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường, vừa giải quyết tốt đời sống người lao động, vừa mở rộng đầu tư, cải tạo và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Đối với cá nhân thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tạo ra đọng cơ thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, giúp cho năng suất lao động ngày một tăng lên. 3. Huy động vốn và kinh doanh có hiệu quả Sử dụng vốn kinh doanh trong kinh doanh là khâu có tầm quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Đối với những tài sản cố định kém hiệu quả chi nhánh có thể thanh lý ngay để giải phóng vốn, giải quyết hàng tồn kho bằng việc hoà vốn hoặc lỗ một chút để thu hồi vốn nhằm bổ sung số tiền đó vào việc quay vòng vốn, vào việc thanh toán. Bên cạnh đó Doanh nghiệp phải chú ý tích cực thu hồi nợ. Doanh nghiệp lên hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác số vốn hiện có và tình hình lỗ lãi của chi nhánh hàng tháng, hàng quý để Doanh nghiệp có biện pháp chấn chỉnh kịp thời Doanh nghiệp nên có kế hoạch lập dự trù và thực hiện kế hoạch mua bán vật tư theo sát thực tế, xây dựng các định mức dự trữ hợp lý. Nhu cầu mua bán của Doanh nghiệp cần phải mua bán của chi nhánh cần phải được tính toán kỹ tránh lưu kho quá nhiều. Mục tiêu của việc lập kế hoạch là đảm bảo làm sao vật tư, vật liệu nhập kho phải hợp lý cung cấp đủ đảm bảo kịp thời nhưng cũng không để tồn kho quá lâu ảnh hưởng dến công tác quay vòng vốn của Doanh nghiệp. 4. Giảm chi phí trong kinh doanh: - Việc cắt giảm chi phí trong kinh doanh cũng là biện pháp làm tăng lợi nhuận cho Doanh nghiệp. Giảm chi phí không có nghĩa là cắt giảm hoặc cắt xén một số khoản chi phí. Giảm chi phí có nghĩa là tiết kiệm, chỉ chi những khoản đáng chi mà vẫn phải đảm bảo hoạt kinh doanh được tiếp hành một cách thuận lợi và đảm bảo lợi nhuận thích đáng cho Doanh nghiệp, giúp cho Doanh nghiệp đứng vững trên thị trường II. KẾT LUẬN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7782.doc
Tài liệu liên quan