Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán mới xuất hiện ở Việt Nam, có lẽ vậy nên với công chúng vấn đề thông tin thị trường còn rất yếu và chưa phát huy được tác dụng, mà tính chính xác và kịp thời là yếu tố cần thiết của thị trường chứng khoán. bởi vậy người đầu tư chứng khoán cần phải nắm chắc được mọi thông tin của thị trường liên quan đến các loại chứng khoán giao dịch. Đặc biệt là với công chúng đầu tư không chuyên, đôi khi có cái nhìn rất mơ hồ về lĩnh vực đầu tư vào chứng khoán. Nhìn chung qua 3 tháng hoạt động thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ta thấy nổi lên một số vấn đề gây ảnh hưởng không khả quan cho thị trường chứng khoán Việt Nam, đó cũng là một câu hỏi lớn đang đặt ra cho các nhà kinh tế nhằm cải thiện và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.

doc10 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Lời mở đầu Công nghiệp hoá là bước phát triển tất yếu mà mỗi dân tộc, mỗi đất nước phải trải qua. Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, nền kinh tế ở nước ta cần phải giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề quan trọng. Trong đó vốn là chìa khoá để thực hiện công nghiệp hóa. Để công nghiệp hoá với tốc độ nhanh cần có cơ chế chính sách và biện pháp huy động được nhiều vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Một trong những biện pháp thực hiện huy động mọi nguồn vốn có thể huy động được khởi động mọi nguồn vốn trong nước khuyến khích dân chúng tiết kiệm và thu hút mọi nguồn vốn nhàn dỗi vào đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đó là thị trường chứng khoán. Qua những kinh nghiệm quốc tế đã cho thấy việc sử dụng các giải pháp tài chính có một ý nghĩa quan trọng cho sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán, đặc biệt là ở khu vực các thị trường mới nổi. Để xây dựng được một thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh và bền vững, trong bối cảnh nền kinh tế quốc tế cũng như trong nước đang vấp phải hàng loạt các khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu. Chính phủ đã đưa ra hàng loạt các biện pháp tạo bước đệm ban đầu cho sự hình thành thị trường chứng khoán ở Việt Nam đã bước đầu đi vào thời điểm có tính quyết định. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần nghiên cứu đánh giá kinh nghiệm sử dụng các giải pháp tính chất phát triển của thị trường chứng khoán tại các nước mới nổi và khả năng áp dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam. Trên cơ sở đó góp phần tạo dựng cơ sở cho việc xây dựng và phát triển một thị trường chứng khoán vững chắc và hoàn thiện. B: nội dung I. thị trường chứng khoán ở việt nam 1. Cơ cấu và nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán - Thị trường chứng khoán là nơi các chứng khoán được phát hành và trao đổi. Thị trường chứng khoán là bộ phận của thị trường vốn do đặc tính của chứng khoán trong việc huy động vốn dài hạn. 1.1. Cơ cấu thị trường chứng khoán Xét về cơ cấu trong thị trường chứng khoán khi ta căn cứ vào tính chất các chứng khoán được giao dịch Thị trường chứng khoán có thể được chia thành thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, và thị trường sản phảm phát sinh - Thị trường cổ phiếu là thị trường nơi các cổ phiếu được phát hành và giao dịch. Thị trường trái phiếu cũng gồm có thị trường trái phiếu sơ cấp và thị trường trái phiếu thứ cấp. - Thị trường các sản phẩm phát sinh bao gồm các hợp đồng tương lai, các hợp đồng lựa chọn. Còn nếu căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn thì thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán lần đầu được phát hành còn thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Chúng luôn có mối quan hệ tương tác gắn bó với nhau. Nếu không có thị trường sơ cấp thì không có hàng hoá để lưu thông trên thị trường thứ cấp . Nhưng nếu không có sự tồn tại của thị trường thứ cấp thì thị trường sơ cấp cũng khó có thể phát triển và hoạt động có hiệu quả. Vì thế sự hoạt động của thị trường thứ cấp dù không làm tăng thêm vốn đầu tư cho nền kinh tế song sự tồn tại và hoạt động nhịp nhàng của thị trường thứ cấp lại làm cho thị trường sơ cấp hoạt động có hiệu quả và phát triển . 1.2. Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán. Để đạt được mục tiêu hoạt động có hiệu quả điều hành công bằng và phát triển ổn định thị trường chứng khoán phải hoạt động dựa trên những nguyên tắc cơ bản nhất định sau: - Thị trường chứng khoán phải hoạt động trên cơ sở cạnh tranh tự do, các nhà phát hành, nhà đầu tưđược tự do tham gia và rút khỏi thị trường. Giá cả thị trường phản ánh quan hệ cung cầu về chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty. - Thị trường chứng khoán phải hoạt động dựa trên nguyên tắc giao dịch công bằng, để bảo đảm những lợi ích cho những người tham gia tất cả giao dịch phải được thực hiện trên cơ sở những quy định chung, những người tham gia thị trường chứng khoán đều bình đẳng trong việc thực hiện những quy định này . - Thông tin là một yếu tốquan trọng đối với người đầu tư chứng khoán. bởi vậy các thông tin có tác dụng đến sự thay đổi giá cả của chứng khoán cần phải công khai cung cấp cho các nhà đầu tư, cần tạo cho họ cơ hội đầu tư như nhau. đồng thời cũng là biện pháp ngăn chặn các hành vi gian lận trong kinh doanh các thông tin được công khai thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của số giao dịch các công ty chứng khoán và các tổ chức có liên quan khác. - Tên thị trường chứng khoán, các giao dịch được thực hiện thông qua tổ chức môi giới để đảm bảo các loại chứng khoán được giao dịch là chứng khoán thực tế và hợp pháp, tránh sự giả mạo lừa đảo trong giao dịch. Các công ty chứng khoán bằng việc thực hiện các nhiệm vụ của mình đảm nhận vai trò trung gian cho cung và cầu chứng khoán gặp nhau. 2. Sự cần thiết ra đời thị trường chứng khoán ở Việt Nam Để phục vụ các mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và hoà nhập vào các nề kinh tế trong khu vực phát triển thị trường vốn đã trở thành một nhu cầu cấp bách đối với nền kinh tế nước ta. Trong khi nền kinh tế của cả nước đã đạt được những bước phát triển tương đối vững chắc đó là sự ổn định chính trị xã hội đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát được đẩy lùi, đời sống nhân dân được nâng cao, nền kinh tế bắt đầu có tích luỹ cho đầu tư phát triển, thị trường vốn Việt Nam lại tỏ ra thay đổi một cách chậm chập dẫn đến ngồn cung ứng vốn trung và dài hạn không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của qúa trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, Đặc biệt là sự chậm chễ trong các bước chuẩn bị cho sự ra đời của thị trường chứng khoán có thể coi là một cản trở lớn nhất trong quá trình phát triển thị trường vốn Việt Nam. Bởi vậy, tại văn kiện Đại hội lần thứ VIII của đảng đã chỉ rõ việc phát triển thị trương vốn cuốn hút các nguồn vốn chung và dài hạn qua ngân hàng và qua các công ty tài chính để đáp ứng nhu cầu cho vay đầu tư phát triển, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng thị trường chứng khoán phù hợp với điều kiện của Việt Nam và định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hơn nữa với các chức năng của mình thị trường chứng khoán còn là trung tâm thu nhận, phân phối và giao lưu các nguồn vốn tiết kiệm cho đầu tư của toàn xã hội gắn bó hữu cơ trong sự phát triển đồng bộ hệ thống tài chính tiền tệ, cấu thành nền tài chính quốc gia và là một loại cơ sở hạ tầng về tài chính của nền kinh tế giúp cho đồng vốn đầu tư đi vào các ngành, những doanh nghiệp biết tạo ra hiệu quả thông qua sự định hướng của thị trường vốn. Mặt khác, với tốc độ tốt thị trường chứng khoán cung cấp sự dự báo tuyệt vời về chu kì kinh doanh trong tương lai, tạo ra môi trường không thể thiếu cho chương trình cổ phần hoá thành công vững chắc, đồng thời việc cổ phần hoá cũng tạo động lực phát triển thị trường chứng khoán và thị trường cũng giúp chúng ta có thể dùng hình thức đầu tư vào công ty, cho nhà nước vay dài hạn qua các loại trái phiếu, chuyển dịch vốn một cách dễ dàng. Hiện tại ở nước ta, môi trường kinh tế xã hội nói chung có những yếu tố thuận lợi Để hình thành phát triển thị trường chứng khoán. song có chứng khoán mới chỉ là điều kiện cần, điều quan trọng hơn có ý nghĩa quyết định đến sự huy động vốn có hiệu quả trong phạm vi toàn xã hội là phải tạo môi trường lưu chuyển vốn. Do đó, hình thành và phát triển thị trường chứng khoán là yêu cầu tất yếu khách quan trong tiến trình đổi mới kinh tếa thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. II. thực trạng của thị trường chứng khoán việt nam. 1. Tình hình của thị trường chứng khoán kể từ khi thành lập đến nay Mặc dù ra đời muộn hơn thị trường chứng khoán luandon, newyork trên 200 năm, phải mất 3 năm chuẩn bị kể từ ngày Uỷ ban chứng khoán nhà nước chính thức thành lập và mặc dù quy mô ban đầu còn khiêm tốn với một sàn giao dịch nhỏ 6 công ty chứng khoán, 4 công ty cổ phần được niêm yết, song dưới góc độ lịch sử phát triển Việt Nam, thì sự ra đời của trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là một cái mốc, một dấu ấn rất lớn lao đánh dấu một bước phát triển đúng hướng, đầy ý nghĩa của công cuộc đổi mới, kinh tế của nước ta nói chung và thị trường tài chính ( thị trường vốn)nói riêng. Tuy nhiên sau một thời gian ngắn hoạt động, trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đang còn tồn tại nhiều vấn đề khá gian nan và không mấy sáng sủa trên tất cả các mặt môi trường đầu tư, khuôn khổ pháp lý, thông tin và năng lực về thị trường chứng khoán quá ít chủng loại và khối lượng từng chủng loại hàng hoá trên thị trường. Phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000 chỉ có hai loại cổ phiếu được niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, đó là cổ phiếu của công ty cơ điện lạc (REE) và công ty cổ phần cap và vật liệu viễn thông (SACOM) đến phiên giao dịch lần thứ 4 có thêm 3 loại chứng khoán nữa đó là: Cổ phiếu của Công ty cổ phần Giấy Hải phòng (Hapaco), Công ty cổ phần kho vận giao nhận ngoại thương (transimex) và trái phiếu chính phủ CP1-c100. Những phiên giao dịch tiếp theo có loại trái phiếu rất ít người mua và bán tính đến đầu tháng 11/2000 thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được tổng số giá trị khoảng hơn 40 tỷ VNĐ chỉ bằng 1/10 của một ngày giao dịch tại số giao dịch chứng khoán Jakarta. Điều này có thể lý giải được là do hàng hoá giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam không chỉ ít về chủng loại mà còn ít về số lượng, mỗi loại đặc biệt là tình hình trái phiếu, tình trạng này đã gây ra mất cân đối cung cầu một cách nghiêm trọng. Vậy yếu tố nào làm cho trái phiếu chính phủ giao dịch với khối lượng thấp ?về vấn đề này, các nhà kinh tế đã dưa ra một số nguyên nhân cơ bản đó là : do tâm lý người đầu tư cho rằng cổ phiếu thì được hưởng cổ tức cao hơn so với khoản lợi tức mà trái phiếu mang lại, bên cạnh đó công chúng lại thiếu thông tin về cách định giá trái phiếu và cách đánh giá mức phí giao dịch trái phiếu khá cao. Mặt khác lãi suất chưa hấp dẫn. Tất cả những nguyên nhân do đó khiến cho các nhà đầu tư đổ dồn sang mua cổ phiếu, tạo thêm hiệu ứng mạnh cho thị trường cổ phiếu đã khan hiếm lại càng khan hiếm hơn. - Diễn biến giá cổ phiếu không bình thường: Như ta đã biết ngay từ phiên giao dịch đầu tiên khối lượng hàng hoá quá ít ỏi và sự chênh lệch giữa cung cầu khá lớn đã làm cho giá liên tục tăng. Giá phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu REE là 16.000/CPSAM là 17.000đ/CP đã đạt con số là 22.000đ và 25.200đ về dự báo trong thời gian tới giá cổ phiếu còn tăng nữa. 2. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của thị trường chứng khoán Để đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động an toàn, công khai, công bằng và hiệu quả, bảo vệ được quyền lợi hợp pháp cho người đầu tư trong quản lý hoạt động của thị trường, Uỷ ban chứng khoán nhà nước đã sử dụng cả hai biện pháp: hành chính và khinh tế Biện pháp quản lý hành chính đầu tiên đã được áp dụng ngay tại phiên giao dịch đầu tiên bằng cách công bố mức giá tiền cho cổ phiếu REE và SAM với mục đích định hướng thị trường, đồng thời giúp nhà đầu tư có giá để tham chiếu và đưa ra quyết định. Nhưng nhiều nhà kinh tế lại cho rằng cách này mang tính chủ quan đánh giá không đúng giá trị của cổ phiếu công ty niêm yết và hệ quả là một thời gian dài cổ phiếu TMS không có mặt trên sàn giao dịch. Biện pháp quản lý hành chính đầu tiên đã được áp dụng ngay tại phiên giao dịch thứ hai qua việc sửa đổi biên độ giao động giá từ 5% xuống còn 2% nhằm mục đích tránh biến động lớn cho thị trường khi có sự chênh lệch cao giữa mua và bán. Qua đó ta thấy được biện pháp hành chính chỉ có thể phần nào khống chế được tình trạng “Cung” không đáp ứng được “ Cầu “ giải pháo căn bản là cần phải có biện pháp kinh tế để kích “Cung”. Biện pháp kinh tế được áp dụng trong phiên giao dịch thứ 4 với việc tung ra thị trường hai loại cổ phiếu mới là TMS là HAP và trái phiếu chính phủ CP1-0100. Tuy nhiên kết quả không mấy khả quan, biện pháp kinh tế này đưa ra cũng chưa đủ liều lượng và mặc dù chính phủ đã có một số biện pháp khác để cứu vãn nhưng tình hình cũng không cải thiện được là bao. III. Giải pháp Qua thực trạng của thị trường giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ta thấy rõ được nguyên nhân sâu xa đã khiến cho thị trường chứng khoán Việt Nam không được như mong đợi và làm giảm lòng tin đối với người đầu tư. để khắc phục được tình trạng đó, theo tôi thị trường chứng khoán Việt Nam cần phải có những giải pháp sau: + Tình hình thông tin cho hoạt động kinh doanh chứng khoán còn hạn chế Thị trường chứng khoán mới xuất hiện ở Việt Nam, có lẽ vậy nên với công chúng vấn đề thông tin thị trường còn rất yếu và chưa phát huy được tác dụng, mà tính chính xác và kịp thời là yếu tố cần thiết của thị trường chứng khoán. bởi vậy người đầu tư chứng khoán cần phải nắm chắc được mọi thông tin của thị trường liên quan đến các loại chứng khoán giao dịch. Đặc biệt là với công chúng đầu tư không chuyên, đôi khi có cái nhìn rất mơ hồ về lĩnh vực đầu tư vào chứng khoán. Nhìn chung qua 3 tháng hoạt động thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ta thấy nổi lên một số vấn đề gây ảnh hưởng không khả quan cho thị trường chứng khoán Việt Nam, đó cũng là một câu hỏi lớn đang đặt ra cho các nhà kinh tế nhằm cải thiện và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. + Tăng cung hàng hoá trên thị trường chứng khoán: Bằng việc nghiên cứu ban hành các chính sách cho phép chuyển công ty liên doanh thành công ty Cổ phần, khuyến khích công ty Cổ phần, công ty tư nhân, công ty liên doanh phát hành ra công chúng bằng việc ưư đãi thuế, cho vay thương mại... khuyến khích đưa thêm các loại cổ phiếu ưu đãi, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu công trình, trái phiếu doanh nghiệp chuyển đổi, chứng chỉ đầu tư... vào niêm yết. Nghiên cứu các chính sách ưu đãi đối với các quỹ đầu tư như ưu đãi thuế thu nhập tương tự như các nhà đầu tư cá nhân. + Tăng cường công tác thông tin: Để đảm bảo được lợi ích cho nhà đầu tư, sử lý nghiêm những trường hợp mua bán nội gián lũng đoạn thị trường... tiến tới giám sát các biện pháp hành chính để quản lý thị trường. Về lâu dài khi hàng hoá đa dạng chủng loại, nhiều về khối lượng thì nên cân nhắc điều chỉnh biên độ. Ngoài ra Uỷ ban chứng khoán nhà nước cần đưa vào các quy định cấm các tổ chức, các nhân cùng thực hiện lệnh mua và bán một loại chứng khoán trong một phiên giao dịch để tránh việc “làm giá” gây rối loạn thị trường. đối với các cổ phiếu có giá giao dịch đụng trần trong nhiều phiên liên tục thì nên đưa vào diện kiểm soát và có mức khống chế và biên độ giá giao động riêng cho loại cổ phiếu này. chưa nên cho phép công ty niêm yết mua lại cổ phiếu và chưa áp dụng việc giao dịch thâu tóm doanh nghiệp. * Cần thiết xây dựng thị trường chứng khoán phi tập trung(OTC) Hiện nay, do chưa có thị trường OTC, việc mua bán trao tay các cổ phiếu của các công ty chưa được niêm yết giá vẫn đang diễn ra một cách phức tạp và có nhiều khó khăn trong giao dịch. Vì vậy để hoàn thiện hệ thống thị trường chứng khoán Việt Nam về các phương tiện định giá và tổ chức thị trường tạo sự linh hoạt và thuận tiện hơn cho người tham gia thị trường. Tóm lại, để thị trường chứng khoán Việt Nam thực sự là một kênh huy động vốn cho nền kinh tế, phuc vụ cho công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, trước hết là ta phải tiến hành những biện pháp để ngăn ngừa các thực trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam mà ta đã thấy rõ qua thực trạng của thị trương giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có một số biện pháp mà tôi đã nêu trên, có như vậy thị trường chứng khoán mới phát triển bền vững, vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức. C. kết luận Nói chung, về quá trình hình thành thì việc thành lập thị trường chứng khoán không thể tiến hành một cách vội vã mà cần tiến hành từng bước thận trọng tuỳ theo các điều kiện của nền kinh tế. Nhưng đi vào thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán thì sự khẩn trương, cấp bách đưa ra những giải pháp lại là một vấn đề khá cần thiết. Sau một thời gian hoạt động củat thị trường giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ta có thể thấy được thực trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đang tồn tại một số vấn đề khá gian nan, gai góc đòi hỏi phải có những giải pháp chính xác khẩn trương. Các giải pháp tài chính mà tôi đã nêu trên dựa theo kinh nghiệm quốc tế đã cho thấy việc sử dụng các giải pháp tài chính rts có hiệu quả, nó chủ yếu tập trung vào các chính sách thúc đẩy cung và cầu là nhấn tố chính hình thành nên thị trường chứng khoán ở các nước. Bên cạnh đó việc thực hiện hiệu quả các giải pháp này chỉ có ý nghĩa khi các chính sách khuyến khích cung và cầu chứng khoán được nhà nước tập trung chỉ đạo và điều hành, với các giải pháp này tôi hy vọng góp phần hoàn thiện hơn đối với hệ thống các giải pháp tài chính phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7135.doc
Tài liệu liên quan