Tài liệu ôn thi môn Quản lý nhà nước về kinh tế

Tài liệu ôn thi môn Quản lý nhà nước về kinh tếCâu 1: Nhà nước là gì? Nhà nước ra đời từ các nguyên nhân nào? Nguyên nhân nào cơ bản nhất? Vì sao? Câu 2. Thể chế hành chính Câu 3: Quản lý nhà nước đối với xã hội là gì? Có những đặc điểm gì? Câu 4: Thiết chế Nhà nước là gì? Nó bao gồm những nội dung nào? Nội dung nào quan trọng nhất?Vì sao? Câu 5. Thể chế hoạt động của nhà nước là gì? Nó bao gồm các loại nào? Loại nào quan trọng nhất? Vì sao? Câu 6: công cụ quản lý xã hội của nhà nước là gì? Nó bao gồm các loại nào? Loại nào là quan trọng nhất? vì sao? Câu 7. Mục tiêu quản lý xã hội của nhà nước? Câu 8: Hàng hóa công cộng là gì? Ai có trách nhiệm cung cấp loại hàng hóa này? Hàng hóa công cộng có những đặc điểm cơ bản nào? Đặc điểm nào là quan trọng nhất? Vì sao? Câu 9: Dịch vụ công là gì? Ai có trách nhiệm cung cấp loại dịch vụ này? Dịch vụ công có những đặc điểm cơ bản nào? Đặc điểm nào là quan trọng nhất? Vì sao? Câu 10: So sánh bản chất của nhà nước CHXHCN Việt Nam với các nhà nước khác trong thời đại ngày nay và rút ra các kết luận quan trọng. Câu 11. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thiết chế dựa trên nguyên tắc nào? Nguyên tắc nào là quan trọng nhất? Vì sao? Câu 12: Vì sao nước ta lại phải thực hiện cải cách hành chính nhà nước? Các nước khác có phải làm như thế không? Vì sao? Câu 13: Nhà nước có những chức năng quản lý nào?. Chức năng nào là quan trọng nhất ? Vì sao? Câu 14: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý xã hội theo các nguyên tắc nào? Nguyên tắc nào là quan trọng nhất? Vì sao?

doc4 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 3341 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn thi môn Quản lý nhà nước về kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 12: Vì sao nước ta lại phải thực hiện cải cách hành chính nhà nước? Các nước khác có phải làm như thế không? Vì sao? 1.Nhà nước ta phải thực hiện cải cách hành chính Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách ổn định và phát triển kinh tế xã hội, giữ vững và tăng cường chính trị, đưa đất nước cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Tốc độ tăng trưởng GDP tăng trung bình gần 7%/năm: đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, quan hệ đối ngoại được mở rộng; đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA) liên tục tăng cao qua từng năm. Song song với cải cách kinh tế, Việt Nam đã thực hiện có kết quả một số đổi mới quan trọng trong hệ thống chính trị, tiến hành cải cách một bước nền hành chính quốc gia, tiếp tục xây dựng NNXHCN Việt Nam. Quá trình phát triển này có sự đóng góp không nhỏ của nền hành chính quốc gia. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém đó là do công cuộc cải cách hành chính của nước ta trong những năm qua còn bộ lộ nhiều bất cập: -Cải cách hành chính nước ta đang được triển khai cùng các cuộc cải cách khác -cải cách hành chính hiệu quả còn thấp, có nguyên nhân về nhận thức. Nhận thức của chúng ta về một nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN còn rất hạn chế, điều đó cũng ảnh hưởng nhất định đến kết quả cải cách ở các lĩnh vực, trong đó có cải cách hành chính. - Mặc dù những năm gần đây có chuyển biến tích cực trong sự chỉ đạo của Chính phủ, nhưng nhìn chung chưa có sự chỉ đạo kiên quyết, tập trung của chính phủ, thủ tướng chính phủ đối với toàn bộ quá trình cải cách hành chính trong phạm vi cả nước. - Các thành viên chính phủ, chủ tịch UBND các tỉnh chưa thực sự thường xuyên thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính trong phạm vi trách nhiệm của mình. Ban chỉ đạo cải cách hành chính các cấp hoạt động còn hình thức, chưa phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp trong chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ cải cách đã xác định. - Chế độ công vụ, công chức mới chưa hoàn chỉnh, đội ngũ cán bộ công chức còn chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ quản lý mới trong quá trình chuyển đổi. Chế độ tiền lương vẫn chưa được cải cách cơ bản theo yêu cầu của Nghị quyết TW7 khóa VIII năm 1999 chưa đảm bảo đời sống của cán bộ, công chức và gia đình đội ngũ cán bộ nhân viên. Thủ tục hành chính tuy đã có những tiến bộ nhất định nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều phức tạp, rườm rà, gây không ít phiền toái cho doanh nghiệp và người dần; chủ yếu vẫn theo cơ chế “xin – cho”. Cơ chế “một cửa” tuy được tuyển khai rất rộng rãi nhưng nhiều nơi, nhiều chỗ còn mang nhiều tính hình thức, chưa có chuyển biến thực sự về chất trong quan hệ giữa Nhà nước với công dân. - Cơ cấu bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương chưa thực sự tinh gọn, vẫn còn nhiều đầu mối, nhiều tầng cấp trung gian. Bộ máy Chính phủ hiện nay với 22 Bộ, cơ quan ngang Bộ vẫn là nhiều so với các nước trên thế giới, đa số các Bộ vẫn được tổ chức theo mô hình Bộ đơn ngành, đơn lĩnh vực. Cơ cấu tổ chức bên trong của các Bộ, số lượng cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, cấp huyện lại đang có xu hướng tăng thêm đầu mối. Bộ máy cồng kềnh, nhiều đầu mối như hiện nay tất yếu dẫn đến tình trạng chồng chéo, trùng lắp về chức năng, thẩm quyền và sức ỳ, sự trì trệ, quan liêu của bộ máy là không thể tránh khỏi. - Phương thức quản lý điều hành của bộ máy hành chính các cấp chậm được đổi mới; chế độ làm việc tập thể, quyết định theo đa số trong Chính phủ và UBND các cấp mặc dù có nhiều hạn chế, nhược điểm nhưng chậm được thay đổi trong khi hoạt động quản lý điều hành hành chính, cũng giống như các dạng quản lý điều hành khác, đòi hỏi phải theo chế độ thủ trưởng, phải đề cao vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu thì mới đảm bảo nhanh nhạy, hiệu lực, hiệu quả. - Việc ổn định các đơn vị hành chính chưa được thực hiện theo tinh thần của chương trình tổng thể CCHC. Vấn đề chia tách các đơn vị hành chính ở cả 3 cấp vẫn tiếp tục diễn ra. Mặt khác, xu hướng nâng cấp tổ chức, nâng loại đơn vị hành chính cũng đang diễn ra khá phổ biến hiện nay. Việc chia tách đơn vị hành chính, nâng cấp tổ chức kéo theo nó là sự gia tăng đáng kể về cơ cấu bộ máy và biên chế nhân lực, về chi tiêu ngân sách đang đi ngược lại với tinh thần CCHC hiện nay và ngược với thông lệ chung của thế giới hiện đại. - Nhìn chung, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước, mặc dù công tác đào tạo bồi dưỡng những năm qua được tăng cường đáng kể nhưng do nội dung và phương pháp đào tạo chậm đổi mới một cách cơ bản và do ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc học tập, bồi dưỡng chưa cao, nền nhìn chung trình độ, năng lực thực tế, nhất là về kiến thức quản lý hành chính và kỹ năng thực thi công vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ Cán bộ công chức còn nhiều hạn chế, bất cập trước yêu cầu cải cách, mở cửa, hội nhập hiện nay. - Các thể chế về quản lý cán bộ, công chức, tuy có nhiều sửa đổi, bổ sung song vẫn chưa có sự đổi mới cơ bản, mạnh mẽ mang tính cải cách, từ việc tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, bãi miễn, đến đào tạo bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, chính sách đãi ngộ (tiền lương, thưởng), đánh giá cán bộ, công chức… Đáng chú ý là việc triển khai thực hiện một số thể chế, chính sách mới trong quản lý cán bộ, công chức vừa chậm, vừa không đảm bảo yêu cầu, chất lượng mà có phần mang tính hình thức (chẳng hạn như chế độ thi tuyển, tiêu chuẩn bằng cấp, học vị…). - Công tác kiểm tra, thanh tra công vụ và xử lý cán bộ, công chức có vi phạm pháp luật tiến hành chưa nghiêm minh, chưa thường xuyên, thiếu khách quan, công bằng dẫn đến kém hiệu quả, ít tính giáo dục, răn đe, làm gương… Do vậy đạo đức công vụ, trách nhiệm của công chức chậm được nâng cao. .- Cơ chế quản lý ngân sách, tài sản công còn nhiều yếu kém, bất hợp lý, chưa khuyến khích tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân thụ hưởng ngân sách; chưa đổi mới cơ bản theo hướng quản lý dựa trên kết quả đầu ra như yêu cầu của chương trình CCHC tổng thể, đồng thời lại tạo nhiều kẽ hở cho tình trạng lãng phí, tham nhũng phổ biến, tràn lan, chậm được khắc phục. 2. Cải cách hành chính ở các nước lCải cách hành chính ở Trung Quốc: Chính quyền chuyển từ "vô hạn" đến "hữu hạn" Kể từ khi thực hiện đường lối mở cửa (năm 1978) đến nay, Trung Quốc đã trải qua 5 giai đoạn cải cách hành chính, nhưng đáng chú ý nhất là 3 giai đoạn cải cách gần đây, đặc biệt là từ khi nước này gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nội dung chính của cải cách hành chính giai đoạn 3 (từ năm 1995 đến năm 1998) là, lấy việc tách dần quản lý hành chính nhà nước và quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp làm nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời từng bước tiến hành cơ cấu lại doanh nghiệp quốc doanh và điều chỉnh chức năng của bộ máy quản lý nhà nước trong quan hệ với doanh nghiệp. Giai đoạn 4 của cải cách hành chính (từ năm 1998 đến năm 2002) có nội dung chủ yếu là, tiến hành những bước đi mạnh mẽ, trên quy mô lớn trong việc cải cách bộ máy hành chính nhà nước các cấp, từ trung ương đến địa phương, cơ sở. Trong đó, chú trọng đến phương thức lãnh đạo của Đảng, phương thức hoạt động của các đoàn thể, cải cách mạnh hai cơ quan lập pháp và tư pháp; đồng thời, tiến hành nhiệm vụ trọng tâm là cơ cấu lại Chính phủ thông qua việc điều chỉnh các chức năng của Chính phủ cho phù hợp với sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo quan hệ cung - cầu, nhằm tạo cơ chế vững chắc cho quá trình hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế theo xu hướng toàn cầu hóa. Trong 4 năm của giai đoạn này, Trung Quốc đã giảm 900 trên tổng số 2.000 cơ cấu tổ chức các cấp chính quyền và giảm 50% biên chế trong bộ máy hành chính. Nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn 5 (từ năm 2003 đến nay) là, phát huy những kết quả đã đạt được trong các giai đoạn trước, tiến sâu vào công cuộc cải cách nhằm mục tiêu thay đổi thực sự chức năng của chính quyền theo kiểu cũ, theo hướng chuyển từ chính quyền vô hạn (làm mọi việc) sang chính quyền hữu hạn (chỉ quản lý ở tầm vĩ mô bằng luật pháp), không làm thay các doanh nghiệp và chính quyền cấp dưới. Với những bước đi cụ thể, rõ ràng trong mỗi giai đoạn, đến nay bộ máy hành chính nhà nước của Trung Quốc đã có những thay đổi căn bản. Nền hành chính quốc gia Trung Quốc đã tương đối mạnh, điều hành hiệu quả toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước. lCơ chế phi tập trung hóa và việc coi trọng đạo đức công chức ở Nhật Bản Nhật Bản là nước có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ). Từ những năm 70 của thế kỷ trước, Chính phủ nước này đã thực hiện cải cách hành chính. Nhưng phải đến những năm gần đây công cuộc cải cách hành chính ở Nhật Bản mới thực sự sâu rộng và tạo ra nhiều chuyển biến mới, với mục tiêu là xây dựng một bộ mặt nhà nước mới, một xã hội mới để phát triển và phồn vinh. Trước hết, công cuộc cải cách hành chính ở Nhật Bản tập trung vào việc thay đổi thể chế hành chính theo hướng làm trong sạch và lành mạnh hóa nền hành chính quốc gia để Chính phủ gần dân hơn, ngày càng thấu hiểu những tâm tư và nguyện vọng chính đáng của dân. Theo đó, Chính phủ Nhật Bản kiên quyết giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết; giảm sự can thiệp trực tiếp và có tính mệnh lệnh của nhà nước trong các giao dịch dân sự, tạo cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh,... Nét mới trong cải cách hành chính ở Nhật Bản những năm gần đây là đã thiết lập được cơ chế phi tập trung hóa. Từ khi Luật Khung về phi tập trung hóa được thông qua, Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành phân quyền mạnh hơn cho địa phương và cải tổ bộ máy chính phủ. Hiện nay, chính quyền địa phương có vai trò rộng lớn hơn trong việc thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn hành chính của mình. Chính phủ trung ương tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và phát triển của quốc gia. Đồng thời, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng hai bộ luật rất quan trọng liên quan đến công chức là Luật Công chức và Luật Đạo đức công chức. Theo đó, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân của công chức, cũng như việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho công chức, chú trọng năng lực và kết quả công tác của công chức là những vấn đề mà Chính phủ Nhật Bản hết sức quan tâm. Bởi vì, chỉ có như vậy mới bảo đảm cho quá trình tuyển dụng công chức diễn ra thực sự nghiêm túc và bảo đảm cho công chức luôn là hình mẫu của công dân Nhật Bản đích thực để mọi người noi theo. l Chiến lược cải cách công vụ ở Xin-ga-po Khác với Trung Quốc và Nhật Bản, Xin-ga-po là nước nhỏ bé hơn nhưng đã đi được một bước khá dài trong công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia. Những năm gần đây, trọng tâm của cải cách hành chính ở Xin-ga-po là tập trung giải quyết vấn đề con người công chức và quá trình thực thi các nhiệm vụ công. Theo các nhà lãnh đạo Xin-ga-po, cải cách hành chính phải đạt được mục tiêu xây dựng nền công vụ có hiệu quả, hiệu lực, đội ngũ công chức nêu cao tinh thần liêm chính, tận tụy và có chất lượng hoạt động dịch vụ cao. Để đạt được mục tiêu đề ra, Chính phủ Xin-ga-po đã áp dụng bộ quy chuẩn ISO 9000 trong hoạt động của bộ máy hành chính, coi đó vừa là công cụ cải tiến lề lối làm việc, vừa là công cụ đánh giá năng lực và phân loại công chức, theo hướng lấy hiệu quả công việc làm thước đo. Đi đôi với nhiệm vụ đó, Chính phủ tiến hành cải cách triệt để các thủ tục hành chính, chuyển từ bắt buộc, can thiệp sang khuyến khích, hỗ trợ, có tính chất dịch vụ cao. lNguyên tắc công bằng, minh bạch và công khai trong cải cách hành chính ở Hàn Quốc Ở Hàn Quốc, việc cải cách chế độ công vụ và công chức được đẩy mạnh trong khoảng 10 năm trở lại đây, theo hướng đổi mới cơ chế tuyển dụng, đưa yếu tố cạnh tranh vào chế độ tuyển dụng trên nguyên tắc công bằng, minh bạch và công khai; đồng thời, xây dựng cơ chế đánh giá công chức gắn với điều chỉnh hợp lý hóa chế độ tiền lương. Kết quả là, từ năm 1997 đến nay, bộ máy hành chính của Hàn Quốc đã giảm được 7% tổng biên chế; hiện tại chỉ còn khoảng 576.000 người (bình quân 1.000 dân chỉ có 27 công chức). Điểm nổi bật nhất trong cải cách hành chính ở Hàn Quốc là việc hình thành một chính phủ điện tử. Hiện nay, Hàn Quốc đã hoàn tất việc kết nối mạng trực tuyến từ trung ương đến địa phương và ngược lại, nhằm thiết lập hệ thống xử lý công việc hành chính trong nội bộ các cơ quan hành chính thông qua mạng điện tử. Theo đó, công chức có trách nhiệm trả lời trực tiếp các ý kiến, kiến nghị của dân và của doanh nghiệp trên mạng in-tơ-nét trong thời gian sớm nhất. Làm như vậy, không chỉ tiết kiệm được rất nhiều thời gian của cả hai phía, mà còn giảm bớt sức ép về tâm lý, sự quan ngại của người dân đối với công chức và ngược lại. lVề chế độ tự quản của địa phương ở Phi-líp-pin Phi-líp-pin là một trong số ít quốc gia ban bố các đạo luật liên quan đến việc phân cấp, phân quyền cho chính quyền ở các địa phương từ rất sớm. Theo đó, toàn bộ đất nước Phi-líp-pin được chia thành 13 khu vực hành chính và ở mỗi khu vực này, Chính phủ trung ương đều được thiết lập. Nhờ vậy, người dân Phi-líp-pin cảm thấy gần gũi với Chính phủ hơn và Chính phủ cũng thấy gần dân hơn. Sự ra đời của Bộ luật Chính quyền địa phương (năm 1991) đã tạo cơ sở pháp lý cho việc cải cách sâu rộng nền hành chính của quốc gia này. Theo quy định của Bộ luật, chính quyền địa phương được thực hiện chế độ tự trị. Các nước phải cải cách vì: Mục tiêu của cải cách là thay đổi nhận thức về vai trò và chức năng của Nhà nước trong bối cảnh phát triển mới, chứ không chỉ là nhằm giảm bộ máy, giảm số lượng công chức. Đây là một giải pháp tổng hợp từ nhận thức đến quan điểm và những quy tắc, phương thức tổ chức hoạt động nhằm chuyển đổi vai trò của Nhà nước, mà trước hết là tạo được nhận thức về sự thay đổi vai trò của Nhà nước, thích hợp với yêu cầu mới của nền kinh tế và xã hội phát triển.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccau 12.doc
  • doc.muc luc.doc
  • docxcau 1.docx
  • doccau 10.doc
  • doccau 11.doc
  • doccau 13.doc
  • doccau 14.doc
  • docxcau 2.docx
  • doccau 4.doc
  • doccau 5.doc
  • doccau 6.doc
  • docxcau 7.docx
  • doccau 9.doc
  • docxCâu 15.docx
  • docxCâu 3.docx
  • doccâu 8.doc
Tài liệu liên quan