Tình hình hoạt động tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và chi nhánh BIDV Đông Đô

Thứ nhất, Chi nhánh đã từng bước xây dựng theo hướng một ngân hàng hiện đại hoạt động trong cơ chế thị trường: Vững chắc về năng lực, vị thế, uy tín; Sản phẩm dịch vụ đa dạng, chất lượng cao. Chi nhánh luôn là một trong những chi nhánh triển khai thí điểm và đầu tiên trong toàn hệ thống các dịch vụ ngân hàng bán lẻ: Dịch vụ ATM, thanh toán thẻ Visa, Master, chuyển tiền Western Union, BSMS, bán bảo hiểm Thứ hai, về quy mô hoạt động: tổng tài sản đến 31/12/2008 đã đạt 3.132 tỷ VNĐ tăng 1.662 tỷ VNĐ so với 31/12/2005 tăng 225 tỷ đồng so với 31/12/2007 Thứ ba, về hiệu quả kinh doanh, tại thời điểm 31/12/2008, chỉ tiêu ROA của chi nhánh đạt 1.58 % cao hơn mức Kế hoạch kinh doanh bình quân toàn hệ thống ( 0.92 % ) Thứ ba về cơ cấu nguồn thu: Tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng nguồn thu tăng dần qua các năm ( 5.3 % năm 2006, 9.1 % năm 2007, và 11% năm 2008) . Tuy nhiên nguồn thu chính của Chi nhánh vẫn là hoạt động từ tín dụng.

doc26 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 904 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và chi nhánh BIDV Đông Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Là một trong những Ngân hàng quốc doanh lớn tại Việt Nam, BIDV đã giành được rất nhiều những kết quả đáng khen ngợi trong hơn 50 năm hoạt động. Đặc biệt kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, BIDV ngày càng thể hiện rõ hơn vai trò của một ngân hàng tiên phong trong hệ thống ngân hàng Việt Nam trên nhiều lĩnh vực : tín dụng, huy động vốn, dịch vụ, tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực và là công cụ hữu hiệu của Chính phủ đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước. Chi nhánh BIDV Đông Đô đi vào hoạt động kể từ năm 2004 và hiện nay trở thành một trong những chi nhánh đứng đầu trong hệ thống BIDV Việt Nam. Mặc dù khoảng thời gian hoạt động không lâu nhưng chi nhánh đã đạt được một số kết quả như: là một trong những chi nhánh triển khai thí điểm và đầu tiên các dịch vụ ngân hàng bán lẻ như dịch vụ ATM, thanh toán thẻ Visa Được sự giới thiệu của Khoa Ngân hàng Tài Chính – Trường Đại học kinh tế quốc dân, em có cơ hội được thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô. Sau hơn một tháng thực tập dưới sự giúp đỡ của Tiến sĩ Đặng Ngọc Đức, các cán bộ nhân viên trong chi nhánh Ngân hàng Đông Đô đặc biệt là Phòng Quan hệ khách hàng 1 cùng sự nỗ lực của bản thân, em đã hiểu hơn về quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức và hoạt động của chi nhánh để từ đó hoàn thành bài bái cáo tổng hợp thực tập này. Bài Báo cáo thực tập tổng hợp của em gồm hai phần chính : Phần 1 : Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam ( BIDV ) và chi nhánh BIDV Đông Đô. Phần 2 : Kết quả Hoạt động kinh doanh của chi nhánh BIDV Đông Đô giai đoạn 2006 – 2008. Do thời gian thực tập chưa lâu nên bài báo cáo không tránh khỏi những hạn chế nhất định về cách trình bày và phân tích. Em rất mong nhận được sự đóng góp từ thầy để bài báo cáo tổng hợp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Phần 1 : Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam ( BIDV ) và chi nhánh BIDV Đông Đô Tổng quan chung Tên đầy đủ : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển nông thôn Việt Nam Tên giao dịch quốc tế : Bank for Investment and Development of Vietnam Tên gọi tắt : BIDV Địa chỉ : Tháp A, tòa nhà VINCOM, 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại : 042200422 Fax : 042200399 Website : bidv.com.vn Lược sử chung về quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Thời kỳ từ 1957- 1980: Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chính) - tiền thân của Ngân hàng ĐT&PTVN - được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ. Thời kì 1981 – 1990 Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 259-CP của Hội đồng Chính phủ. Thời kỳ 1990 – 2008 Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 401-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Mười năm thực hiện đường lối đổi mới (1990 - 2000): Nhờ việc triển khai đồng bộ các giải pháp nên kết quả hoạt động giai đoạn 10 năm đổi mới của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam rất khả quan, được thể hiện trên các mặt sau: Tự lo vốn để phục vụ đầu tư phát triển Phục vụ đầu tư phát triển theo đường lối Công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt Kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của Ngân hàng thương mại Hình thành và nâng cao một bước năng lực quản trị điều hành hệ thống Đổi mới công nghệ ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh Giai đoạn đổi mới và hội nhập (2000 – 2007) Sau 5 năm thực hiện Đề án cơ cấu lại (2001 – 2005) và thực hiện các cải cách khác trong năm 2006, 2007 đã tạo ra bước chuyển biến căn bản về chất trong hoạt động của BIDV, làm tiền đề cho giai đoạn phát triển mới. Những thành quả đó được thể hiện trên một số bình diện sau đây: Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao Cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn Lành mạnh hóa tài chính và năng lực tài chính tăng lên rõ rệt Đầu tư phát triển công nghệ thông tin Đầu tư, tạo dựng tiềm lực cơ sở vật chất và mở rộng kênh phân phối sản phẩm Không ngừng đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới Chuẩn bị tốt các tiền đề cho Cổ phần hóa BIDV Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phát triển theo mô hình Tập đoàn Mô hình hoạt động Mục tiêu Trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Nhiệm vụ: Kinh doanh đa  ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế Đất nước Phương châm hoạt động - Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV. - Chia sẻ cơ hội- Hợp tác thành công. Chính sách kinh doanh Chất lượng – tăng trưởng bền vững – hiệu quả an toàn Khách hàng- đối tác Là cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính - Có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới; - Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội ngân hàng ASEAN, Hiệp hội các định chế tài chính phát triển Châu Á – Thái Bình Dương (ADFIAP), Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. Sản phẩm dịch vụ: - Ngân hàng: Cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại - Bảo hiểm: Bảo hiểm, tái bảo hiểm tất cả các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ - Chứng khoán:   Môi giới chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Tư vấn đầu tư (doanh nghiệp, cá nhân); Bảo lãnh, phát hành; Quản lý danh mục đầu tư - Đầu tư Tài chính:      + Chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu)                                + Góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án. Cam kết: - Với khách hàng: + Cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích  nhất . + Chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp - Với các đối tác chiến lược:  “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”. - Với Cán bộ Công nhân viên: + Đảm bảo quyền lợi hợp pháp, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần . + Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công theo phương châm “mỗi cán bộ BIDV phải là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Đông Đô ( BIDV Đông Đô ) Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng BIDV chi nhánh Đông Đô được thành lập trên cơ sở nâng cấp phòng giao dịch 2 của Sở Giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đi vào hoạt động ngày 31/07/2004 theo quyết định 191/QĐ-HĐQT ngày 5/7/2004 của hội đồng quản trị BIDV. Là một trong những chi nhánh tiên phong đi đầu trong hệ thống BIDV chú trọng triển khai nghiệp vụ thẻ, lấy phát triển dịch vụ đem lại tiện ích cho khách hàng làm nền tảng , hoạt động theo mô hình giao dịch một cửa với quy trình nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và công nghệ tiên tiến theo đúng dự án hiện đại hóa ngân hàng Việt Nam hiện nay. Sự phát triển của BIDV chi nhánh Đông Đô hiện nay phù hợp với tiến trình thực hiện chương trình cơ cấu lại, gắn liền đổi mới toàn diện và phát triển vững chắc với nhịp độ tăng trưởng cao, phát huy truyền thống phục vụ đầu tư phát triển, đa dạng hóa khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả an toàn hệ thống theo đòi hỏi cơ chế thị trường. Khi thành lập, chi nhánh gặp nhiều khó khăn như trụ sở đặt nơi có nhiều tổ chức tín dụng lớn đang hoạt động, nhân viên ít thiếu kinh nghiệm. Nhưng sau hơn 2 năm hoạt động, tới 2005 bằng nhiều cố gắng chi nhánh đã trở thành một trong những đơn vị hoạt động kinh doanh có hiệu quả và là một đơn vị tiêu biểu trong toàn hệ thống. Bằng chứng là chi nhánh đã được BIDV Việt Nam khen thưởng là 1 trong 10 chi nhánh đứng đầu toàn hệ thống về huy động vốn. Riêng 6 tháng đầu năm 2006, nợ quá hạn dưới 10 %, không có nợ khớ thu; thu dịch vụ đạt 80 % năm 2005. Đến năm 2008, Chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khich lệ trong hoạt động, thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Chính phủ và BIDV Việt Nam : năm 2008 theo chỉ thị của Chính phủ chi nhánh đã hạn chế cho vay tín dụng trung và dài hạn, hạn chế cho vay tiêu dùng, có chính sách lãi suất cho vay ưu đãi và đảm bảo đủ nguồn cung ngoại tệ đối với các nhóm trọng yếu, triển khai theo mô hình AT2 xây dựng lại chức năng nhiệm vụ của các phòng tổ, bổ nhiệm nhân sự đúng chuyên môn nguyện vọng vào các phòng tổ. Cụ thể một số kết quả đạt được : Thứ nhất, Chi nhánh đã từng bước xây dựng theo hướng một ngân hàng hiện đại hoạt động trong cơ chế thị trường: Vững chắc về năng lực, vị thế, uy tín; Sản phẩm dịch vụ đa dạng, chất lượng cao. Chi nhánh luôn là một trong những chi nhánh triển khai thí điểm và đầu tiên trong toàn hệ thống các dịch vụ ngân hàng bán lẻ: Dịch vụ ATM, thanh toán thẻ Visa, Master, chuyển tiền Western Union, BSMS, bán bảo hiểm Thứ hai, về quy mô hoạt động: tổng tài sản đến 31/12/2008 đã đạt 3.132 tỷ VNĐ tăng 1.662 tỷ VNĐ so với 31/12/2005 tăng 225 tỷ đồng so với 31/12/2007 Thứ ba, về hiệu quả kinh doanh, tại thời điểm 31/12/2008, chỉ tiêu ROA của chi nhánh đạt 1.58 % cao hơn mức Kế hoạch kinh doanh bình quân toàn hệ thống ( 0.92 % ) Thứ ba về cơ cấu nguồn thu: Tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng nguồn thu tăng dần qua các năm ( 5.3 % năm 2006, 9.1 % năm 2007, và 11% năm 2008) . Tuy nhiên nguồn thu chính của Chi nhánh vẫn là hoạt động từ tín dụng. Thứ tư, về mạng lưới hoạt động, hiện nay chi nhánh có 10 điểm giao dịch trong đó có 5 phòng giao dịch, 3 quỹ tiết kiệm, 1 điểm giao dịch. Trong tháng 12/2008, chi nhánh đã bàn giao 1 PGD cho chi nhánh Thanh Xuân với số dư huy động vốn đạt 30 tỷ đồng với hơn 1200 khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Chi nhánh quản lý 12 máy ATM đặt trên các quận Đống Đa, Ba Đình, Thanh Xuân phát hành vơi hơn 21.874 thẻ ATM, phục vụ hơn 44.000 khách hàng cá nhân và 1.343 các TCTD, TCKT.trên địa bàn Hà Nội. Kết quả thực hiện và các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2006 – 2008 ( theo Tài liệu hội nghị triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2009 ) STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Thực hiện Phần trăm ( so với 2006) Thực hiện Phần trăm (so với 2007 ) 1 Tổng tài sản 2444 2935 20.09% 3132 6.712% 2 Huy động vốn bình quân 1754 2619 49.32% 2734 4.391% 3 Huy động vốn cuối kỳ 2341 2784 18.92% 2975 6.861% 4 Dư nợ tín dụng 1460 2257 54.59% 2324 2.969% 5 Thu dịch vụ ròng 9 17.9 98.89% 30.3 69.274% 6 Chênh lệch thu chi 41.2 77.2 87.38% 89.5 15.933% 7 Trích DPRR 11 32 190.91% 20.5 -35.938% 8 Lợi nhuận sau thuế 0.18 0.24 33.33% 0.34 41.667% Cơ cấu tổ chức Đứng đầu chi nhánh là giám đốc, dưới giám đốc có 5 bộ phận hỗ trợ cho hoạt động quản lý của giám đốc bao gồm 3 phó giám đốc và các phòng quản lý rủi ro và kế hoạch tổng hợp. Cơ cấu này có sự thay đổi so với giai đoạn 2008 khi lúc đó chỉ có 2 phó giám đốc. Mỗi phó giám đốc trực tiếp phụ trách quản lý các phòng ban khác nhau. Giám đốc TC kế tóan Phó giám đốc 1 Quản lý rủi ro Phó giám đốc 2 Kế hoạch tổng hợp Phó giám đốc 3 Điện toán Tổ chức hành chính QL và DVKQ Quản trị tín dụng Thanh toán quốc tế Quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch Quan hệ khách hàng 1 Quan hệ khách hàng 2 Phòng giao dịch 1, 2,3,5 Dịch vụ khách hàng Phó giám đốc thứ nhất quản lý các phòng Tài chính kế toán, Điện toán và Tổ chức hành chính. Phòng tài chính kế toán : Quản lý và thực hiện công tác hạch toán chi tiết, kế toán tổng hợp; Thực hiện công tác hậu kiểm với hoạt động tài chính kế toán; quản lý giám sát tài chính; quản lý thông tin và lập báo cáo. Phòng điện toán : Trực tiếp thực hiện theo đúng thẩm quyền đúng quy định quy trình công nghệ thông tin tại Chi nhánh; Hướng dẫn đào tạo, hỗ trợ kiểm tra các phòng đơn vị về công nghệ thông tin. Phòng tổ chức hành chính : Thực hiện các công tác về tổ chức nhân sự, công tác hành chính, công tác quản trị hậu cần. Phó giám đốc thứ hai quản lý hoạt động các phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ; Dịch vụ khách hàng; Quản trị tín dụng; Thanh toán quốc tế. Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ : Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất nhập quỹ; Đề xuất tham mưu về các biện pháp điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ . Phòng dịch vụ khách hàng : Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng; Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và BIDV; Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ đúng đắn của các chứng từ giao dịch. Phòng Quản trị tín dụng : Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định và quy trình của BIDV và chi nhánh; Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của các phòng quan hệ khách hàng theo đúng quy trình của BIDV; Chịu trách nhiệm về an toàn trong tác nghiệp các Phòng Phòng Thanh toán quốc tế : Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng; phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị tiếp cận phát triển khách hàng; Phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh. Phó giám đốc thứ ba trực tiếp quản lý các phòng Quan hệ khách hàng 1,2; các Quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch; Phòng giao dịch 1,2,5: Tháng 9/2008, chi nhánh chính thức triển khai theo mô hình TA2, xây dựng lại chức năng nhiệm vụ của các phòng tổ bổ nhiệm nhân sự đúng chuyên môn. Do vậy cơ cấu tổ chức của BIDV Đông Đô có sự thay đổi, trong đó phải kể đến việc tách phòng tín dụng trước đây thành hai phòng hoạt động tín dụng riêng rẽ với tên gọi cũng được thay đổi thành phòng Quan hệ khách hàng 1 và Quan hệ khách hàng 2. Phòng Quan hệ khách hàng 1 : Đối tượng khách hàng có sự khác biệt đối với Phòng Quan hệ khách hàng 2 : các doanh nghiệp không bao gồm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực hiện công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng: Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm ( sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại dịch vụ ) Chịu trách nhiệm thiết lập duy trì, phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng, thu thập và cập nhật hồ sơ thông tin khách hàng Công tác tín dụng Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng Theo dõi quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng. Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng. Chịu trách nhiệm đầy đủ về : Tìm kiếm khách hàng, kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin khách hàng khi cung cấp báo cáo đầy đủ để phục vụ cho việc xét cấp tín dụng cho khách hàng Các nhiệm vụ khác ( theo yêu cầu của cấp trên ) Phòng Quan hệ khách hàng 2 : Thực hiện công tác tiếp thị và phát triển khách hàng; Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ; Công tác tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ Công tác tín dụng cho khách hàng cá nhân . Các phòng giao dịch; quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch Các loại hình sản phẩm dịch vụ tại chi nhánh Về cơ bản Chi nhánh đã triển khai hầu hết các loại hình dịch vụ BIDV đang cung cấp cho khách hàng như : Các sản phẩm tiền gửi : Tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, gửi một nơi rút nhiều nơi Các sản phẩm tín dụng : tín dụng bảo lãnh, tín dụng dành cho các Các sản phẩm dịch vụ khác : Dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong nước và quốc tế; dịch vụ thẻ ATM, WU, Homebanking, Indirectbanking, Dịch vụ thu hộ cước Viettel, các dịch vụ Bảo hiểm, Dịch vụ thanh toán lương tự động, dịch vụ Vntopup. Tuy nhiên do đặc thù khách hàng của Chi nhánh nên còn một số dịch vụ chưa được triển khai như : Dịch vụ CCS, Hàng hóa tương lai Phần 2 : Kết quả Hoạt động kinh doanh của chi nhánh BIDV Đông Đô giai đoạn 2006 - 2008 Công tác nguồn vốn ( theo Tài liệu hội nghị triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2009 ) STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 tỷ Thực hiện (tỷ) Phần trăm ( so với 2006) Thực hiện (tỷ) Phần trăm (so với 2007 ) Huy động vốn 2,107 2,789 32.368% 2,975 6.669% 1 Theo loại hình huy động Huy động dân cư 1,475 1,396 -5.350% 1,481 6.089% Huy động tổ chức kinh tế 632 1,393 120.377% 1,494 7.251% 2 Theo loại hình tiền VNĐ 1,433 1,924 34.310% 2,429 26.221% Ngoại tệ 674 641 -4.924% 546 -14.821% 3 Theo kì hạn Dưới 1 năm 1,011 1,510 49.278% 1,661 10.015% Trên 1 năm 1,095 975 -10.991% 1,314 34.769% Có thể thấy nguồn vốn huy động tại chi nhánh tăng qua các năm. Năm 2006, tổng vốn huy động chỉ đạt 2,107 tỷ đồng thì sang đến năm 2007, nguồn vốn này tăng thêm 32.368 % đạt 2,789 tỷ đồng song đến năm 2008 mặc dù tổng huy động có tăng nhưng tốc độ tăng đã chậm lại: tổng huy động đạt 2,975 tỷ đồng với tốc độ là 6.669 % so với 2007. Tuy nhiên sự thay đổi này là hoàn toàn phù hợp với tình hình thị trường trong từng năm. Năm 2007, khi thị trường chứng khoán Việt Nam có sự gia tăng mạnh mẽ, một lượng vốn nhàn rỗi lớn bằng VNĐ trong dân cư được gửi chủ yếu trong ngân hàng với kỳ hạn dưới 1 năm để phục vụ cho mục đích đầu tư. Do vậy sự gia tăng nguồn vốn năm 2007 có sự đóng góp chủ yếu từ sự gia tăng của nguồn tiền gửi bằng VNĐ dưới 1 năm : nguồn tiền này đã tăng tới gần 50 % so với năm 2006 chiếm 55 % tổng huy động năm 2007 ( 1.510 tỷ đồng). Nguồn vốn VNĐ năm 2007 cũng có sự tăng trưởng tốt tăng 35 % chiếm gần 70 % tổng huy động ( đạt 1.924 tỷ đồng ). Về loại hình huy động, năm 2007, mặc dù huy động dân cư vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng huy động song đã có sự sụt giảm mạnh so với năm 2006 : huy động dân cư chiếm khoảng 50 % huy động nhưng đã giảm 5 % so với năm 2006 trong khi đó huy động từ tổ chức kinh tế lại tăng trưởng mạnh, hơn 120 % đạt mức ngang bằng đối với huy động từ dân cư là 1.393 tỷ đồng. Sang năm 2008, cùng với sự khó khăn chung của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam, BIDV Đông Đô cũng đã gặp phải sự suy giảm trong nguồn vốn huy động. Mặc dù tổng huy động ở tất cả các loại hình đều tăng song tốc độ tăng đã giảm mạnh đáng kể so với 2007. Huy động từ dân cư chỉ tăng có 6,089 % đạt 1,481 tỷ đồng trong khi đó huy động từ TCKT là 7,251 % đạt 1,494 tỷ đồng. Sự gia tăng này là do chi nhánh luôn tạo các mooits quan hệ tốt với khách hàng truyền thống, đội ngũ giao dịch viên nhiệt tình phục vụ khác hàng nên vẫn có nguồn tiền gửi ổn định. Trong nguồn vốn của TCKT, tiền gửi có kì hạn đạt 1.105 tỷ tăng 384 tỷ đồng do trong năm 2008 lãi suất tăng cao các doanh nghiệp có nguồn dư thừa đều chuyển sang tiền gửi có kì hạn vì vậy làm giảm nguồn vốn thanh toán ( giảm 206 tỷ đồng so với năm 2007 ). Tại chi nhánh nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế tập trung chủ yếu vào một số tổ chức lớn như : Bảo hiểm tiền gửi 240 tỷ đồng, Cty CP QT Vietel 76 tỷ đồng, Cty CPCK Techcombank 100 tỷ đồng. Đáng chú ý là huy động trung và dài hạn năm 2008 tăng thêm 35 % trong khi năm 2007 giảm 11 %. Điều này cũng đặt ra những vấn đề trong quản lý nguồn vốn của ngân hàng năm 2009 vì năm 2008, lãi suất tăng cao ( có lúc lên tới gần 20 % ) do vậy hầu hết nguồn vốn huy động này có chi phí huy động khá cao trong khi lãi suất cho vay năm 2009 lại có xu hướng giảm do vậy nếu không có biện pháp quản lý thích hợp thì có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009. Về loại hình tiền: huy động VNĐ luôn chiếm ưu thế hơn so với huy động ngoại tệ khi tỷ trọng huy động loại này luôn trên 50 % so với huy động ngoại tệ. Huy động bằng VNĐ chiếm 68 %, 75 % , 81 % đạt 1,433, 1,924, 2,429 tỷ đồng lần lượt trong các năm 2006, 2007, 2008. Về tốc độ tăng trưởng, VNĐ cũng có xu hướng tăng cao qua các năm: năm 2007 là gần 35 %, năm 2008 là 26 %. Trong khi đó huy động ngoại tệ năm 2008 đạt 546 tỷ đồng giảm 95 tỷ so với 2007, do năm 2008 tỷ giá ngoại tệ biến động thất thường, nền kinh tế Mỹ lâm vào tình trạng suy thoái vì vậy nguồn kiều hối chuyển về giảm hơn so với các năm trước. ( theo Tài liệu hội nghị triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2009 ) Chỉ tiêu 12/2006 12/2007 12/2008 Huy động VNĐ/Tổng huy động 68 75 81 Huy động ngoại tệ / THĐ 32 25 19 HĐ ngắn hạn / THĐ 48 62 73 HĐ dài hạn / THĐ 52 38 27 HĐ dân cư / THĐ 70 53 50 HĐ TCKT / THĐ 30 17 50 Công tác tín dụng Bảng dư nợ giai đoạn 2006 – 2008 ( theo Tài liệu hội nghị triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2009 ) STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 tỷ Thực hiện(tỷ) Phần trăm ( so với 2006) Thực hiện(tỷ) Phần trăm (so với 2007 ) Tổng dư nợ 1,460 2,257 54.589% 2,324 2.969% 1 Theo thời gian Ngắn hạn 773.8 1,263.9 63.34% 1,145.7 -9.35% Trung dài hạn 686.2 993.1 44.72% 1,178.3 18.65% 2 Theo thành phần kinh tế DNNN 335.8 790.6 135.45% 581 -26.51% DN ngoài quốc doanh 1,124.2 1,466.4 30.44% 1,743 18.86% 3 Theo tài sản đảm bảo Có TSĐB 861.4 1,286.5 49.35% 1,440.9 12.00% Không có TSĐB 598.6 970.5 62.13% 883.1 -9.00% 4 Theo loại tiền VNĐ 1,130.0 1,655.5 46.51% 1,533.8 -7.35% Ngoại tệ 330.0 601.5 82.27% 790.2 31.37% Nhìn chung dư nợ tín dụng trong giai đoạn này có sự tăng trưởng qua các năm : năm 2006 dư nợ là 1,460 tỷ đồng thì năm 2007 , dư nợ đã tăng gấp đôi ( 54.6 %) đạt 2,257 tỷ đồng; năm 2008 mức tăng trưởng dư nợ lại có xu hướng giảm mặc dù xét về tuyệt đối thì vẫn tăng : đạt 2,324 tỷ đồng chỉ tăng một lượng khá nhỏ 2.969 %. Cũng giống như tình hình huy động vốn, thì mức tăng trưởng này nhìn chung là phù hợp với xu hướng chung trên thị trường từng năm. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng tín dụng nói chung của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam lên tới 51,39% do vậy tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh đạt gần 55 % cũng là con số phù hợp. Sang đến năm 2008 do chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ để kiềm chế lạm phát, hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn do vậy tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng chậm lại ( chỉ ở mức dưới 20 % ) . Điều này cũng thể hiện rõ trong tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2008 chỉ tăng ở mức khá thấp 2.969 %. Về Cơ cấu tín dung : Do năm 2007, tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng cao nên tình hình tín dụng theo từng loại hình cũng đều tăng trưởng ở mức rất cao. Dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn đều ở mức cao so với 2006 : dư nợ ngắn hạn đạt 1,263.9 tỷ đồng tăng 63.34% , dư nợ trung dài hạn đạt 993.1 tỷ đồng tăng gần 45 %. Song năm 2007, tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn của chi nhánh không đạt được chỉ tiêu kế hoạch do hội sở đề ra. Nguyên nhân là do chi nhánh được hội sở chính ủy nhiệm cho ký kết một số hợp đồng tín dụng trung và dài hạn nhưng vẫn chưa giải ngân được. Nếu so sánh những số liệu tín dụng năm 2007 với năm 2008 thì rõ ràng tín dụng năm 2007 đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ : năm 2008 dư nợ ngắn hạn thậm chí còn giảm 9.35 % trong khi dư nợ trung dài hạn chỉ tăng trưởng 18.65 %. Năm 2008, Chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp để giảm tỷ lệ dư nợ TDH như giãn tiến độ giải ngân dừng giải ngân các dự án được thẩm định trong năm 2007, tuy nhiên do các điều khoản cam kết với doanh nghiệp nên trong 2008, dư nợ trung và dài hạn vẫn tăng 182 tỷ đồng so với 31/12/2007, đồng thời tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh thấp hơn nhiều so với kế hoạch đề ra trong năm 2007 nên đẩy tỷ lệ trung và dài hạn co hơn mức xây dựng ban đầu, vượt kế hoạch TW cho phép. Theo thành phần kinh tế dù cho tốc độ tăng trưởng dư nợ có chậm lại ( tốc độ tăng trưởng 2007 gấp 20 lần năm 2008 ) song nhìn chung dư nợ đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn chiếm ưu thế hơn so với doanh nghiệp nhà nước. Tỷ trọng dư nợ NQD đạt 75 % tổng dư nợ ( kế hoạch là 74.8 %, năm 2007 là 65 % ). Điều này cũng phù hợp với mục tiêu hoạt động của chi nhánh: đó là xác định đối tượng khách hàng kinh doanh chính của chi nhánh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, cá thể và chủ động tìm kiếm các khách hàng có nền tài chính ổn định, có uy tín trên thị trường, chuyển biến nhanh nhạy với sự điều tiết của thị trường. Tỷ trọng dư nợ có TSĐB cũng thay đổi phù hợp với điều kiện chung tăng 49.35 % năm 2007 và chỉ tăng 12 % năm 2008. Xét về loại tiền thì dư nợ bằng VNĐ chiếm tỷ trọng rất lớn ( chiếm trên 60 % ). Về tốc độ tăng trưởng thì cũng có diễn biến tăng trưởng giống như trên : dư nợ bằng VNĐ năm 2007 tăng 46.51 % so với 2006 trong khi dư nợ bằng ngoại tệ tăng khá cao ( 82.27 % ). Sang đến năm 2008, dư nợ bằng VNĐ lại giảm 7.35 % đạt 1,533 tỷ đồng trong khi dư nợ bằng ngoại tệ vẫn tăng khá cao 31.37 % đạt 790.2 tỷ đồng. Về tình hình thu nợ : Doanh số thu nợ trung và dài hạn 1497.68 1321.86 717.27 188.92 509.82 654.53 528.35 812.04 843.15 - 200.00 400.00 600.00 800.00 1,000.00 1,200.00 1,400.00 1,600.00 2006 2007 2008 DNNN DN ngoài quốc doanh Nhìn vào bảng trên có thể thấy tình hình thu nợ ở chi nhánh khá tốt đều tăng qua các năm. Xét về doanh số thu nợ ngắn hạn: năm 2007 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt tới 1,431.14 tỷ đồng với mức tăng trưởng 91.42 %, tăng lượng tuyệt đối là 683.49 tỷ đồng. Doanh số thu nợ ngắn hạn ở khu vực doanh nghiệp NQD có xu hướng tăng cao qua các năm trong khi tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn tại khu vực DNNN lại có xu hướng giảm: năm 2007 khối ngoài quốc doanh có doanh số thu nợ tăng trưởng mạnh ở mức 89.51 % thì đến 2008 , con số này là 1,203.8 tỷ đồng tăng 10.59 %. Trong khi đó ở khối DNNN năm 2008 , doanh số thu nợ chỉ ở mức 252.522 tỷ đồng giảm 10.59 % so với 2007 Về doanh số thu nợ trung dài hạn, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn chiếm ưu thế hơn so với các doanh nghiệp quốc doanh trong khi về tốc độ thu nợ thì các doanh nghiệp nhà nước lại cao hơn. Năm 2007, doanh số thu nợ ở nhóm nhà nước chỉ chiếm 38.57 % nhưng tốc độ tăng trưởng lên tới 169.9 % trong khi đó ở nhóm NQD, tốc độ chỉ ở mức 53.69 %. Sang đến năm 2008, tỷ lệ này là 44 % còn tốc độ vẫn cao hơn hẳn so với khối ngoài quốc doanh : 28.38 % trong khi ngoài quốc doanh con số này chỉ ở mức khiêm tốn 3.83 %. Điều này cũng đặt ra một vấn đề trong quản trị tín dụng tại ngân hàng: đối với các dự án dài hạn thì nên tập trung vào đối tượng là doanh nghiệp quốc doanh trong khi với các doanh nghiệp NQD thì nên hướng tới các khoản tín dụng ngắn hạn. Về Chất lượng và hiệu quả tín dụng : ( theo Tài liệu hội nghị triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2009 ) Năm 2006 2007 2008 (%) (%) Phần trăm so với 2006 (%) Phần trăm so với 2007 Tỷ lệ nợ quá hạn 14 0.12 -2 4.2 4.08 Trích lập DPRR ( tỷ ) 11 190.91% 20.5 -35.94% Tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm qua các năm : năm 2006 do bắt đầu áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nên tỷ lệ nợ quá hạn ở mức khá cao 14 % nhưng đến năm 2007, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 0.12 %. Nhưng đến năm 2008, tỷ lệ này lại tăng thêm 4.08% đạt mức 4.2 %. Mặc dù tỉ lệ nợ quá hạn này chưa đến mức quá cao trong toàn hệ thống song đặt ra những vấn đề trong quản lý nợ quá hạn tại Chi nhánh. Việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho phép ngân hàng đánh giá rủi ro hoạt động tín dụng chính xác hơn nhưng cũng có khả năng gia tăng tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng. Điều này cũng thể hiện nỗ lực của chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Trong năm 2008, nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống tài chính gặp rất nhiều khó khăn, lãi suất cho vay tăng cao nên nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, đây cũng là một nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh năm vừa qua vẫn còn ở mức khá cao. Chi nhánh đang tiếp tục áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ để giảm thấp tỷ lệ này, tuy nhiên do một phần ảnh hưởng biến động kinh tế ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên mức giảm tỷ lệ này sẽ chậm hơn mong muốn. Dự báo năm 2009, nền kinh tế sẽ còn gặp nhiều khó khăn do vậy có khả năng làm gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2009 , đòi hỏi chi nhánh phải có nhiều giải pháp cụ thể để có thể kiểm soát tỷ lệ nợ quá hạn trong phạm vi cho phép. Công tác dịch vụ và phát triển sản phẩm ( theo Tài liệu hội nghị triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2009 )  Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng thu dịch vụ ròng 9 17.9 30.3 69.3% Thu từ kinh doanh ngoại tệ - 1.77 6.2 250% Bảo lãnh - 8.8 15 70.5% ( - : không có số liệu ) Thu dịch vụ ròng đến 31/12/2008 đạt 30.3 tỷ đồng chiếm 34 % chênh lệch thu đến hoàn thành 105 % KHKD. So với 2007, thu dịch vụ của chi nhánh đã tăng thêm 69.3 % nhưng vẫn thấp hơn mức tăng trưởng năm 2007 ( tăng thêm gần 100 % so với 2006 ). Nhìn chung nguồn thu từ dịch vụ của chi nhánh vẫn chủ yếu từ các dịch vụ truyền thống như bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ và thanh toán còn các sản phẩm khác có triển khai nhưng kết quả thu nhập không đáng kể chỉ chiếm hơn 1 % tổng thu dịch vụ. Cụ thể kết quả từ một số hoạt động như sau : Thu từ kinh doanh ngoại tệ : Doanh thu năm 2008 đạt 105 triệu USD , đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ cho hơn 300 doanh nghiệp trả nợ vay và thanh toán nước ngoài. Thu phí đạt 6.2 tỷ đồng hoàn thành 130 % kế hoạch. Nguyên nhân là do những tháng giữa năm nhu cầu thanh toán và trả nợ nhiều, tỷ giá chênh lệch cao nên doanh thu vượt kế hoạch nhưng đến cuối năm do sự quản lý của NHNN về tỷ giá và nguồn cung hạn chế nên doanh số chỉ bằng một nửa tháng đầu năm nên nguồn cung lúc này được dành chủ yếu cho các lĩnh vực ngành nghề thiết yếu. Bảo lãnh : Thu phí bảo lãnh đạt 15 tỷ đồng tăng so với năm 2007 là 6.2 tỷ đồng, chiếm 50 % tổng thu dịch vụ. Số dư bảo lãnh đạt 804 tỷ đồng trong đó nhiều nhất là bảo lãnh tiền ứng trước đạt 457 tỷ đồng chiếm 57 % tổng dư bảo lãnh. Thanh toán quốc tế : Doanh số hoạt động này đạt tuyệt đối là 271 triệu USD. Hoạt động nhập khẩu hạn chế do chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất cho vay cao tỉ giá biến động. Doanh số L/C nhập khẩu đạt 162 triệu USD, thu phí đạt 2.37 tỷ đồng. Nghiệp vụ chuyển tiền đi đến khá ổn định trung bình 431/ tháng với tổng thu phí là 1.35 tỷ đồng. Một số dịch vụ khác cũng đạt được nhiều kết quả tốt : năm 2008 thu ròng từ hoạt động kinh doanh thẻ đạt 247 triệu đồng hoàn thành 84 % kế hoạch năm 2008, tăng trưởng 28 % so với 31/12/2007. Đến hết năm 2008 chi nhánh đã triển khai và quản lý 11 máy. Tổng số thẻ phát hành trong năm 2008 đạt 5,334 thẻ.Về chất lượng dịch vụ thẻ của Chi nhánh trong năm 2008 đã có nhiều cải tiến, như số lỗi giao dịch thẻ giảm, hệ thống ATM hoạt động ổn định. Nhiều biện pháp cải tiến chất lượng dịch vụ đã được đưa ra như thành lập tổ ATM, bố trí bộ phận tiếp quỹ ATM riêng rẽ, xử lý kịp thời các vướng mắc cũng như các sự cố xảy ra đối với khách hàng. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như nguồn thu dịch vụ vẫn chủ yếu đến từ một số dịch vụ truyền thống như bảo lãnh kinh doanh ngoại tệ và thanh toán, các sản phẩm khác có triển khai nhưng kết quả thu nhập không đáng kể chỉ chiếm hơn 1 % tổng thu dịch vụ. Ngoài ra, công tác marketing quảng bá các sản phẩm còn thấp. Hiện nay Chi nhánh đang nghiên cứu để in biểu phí cụ thể chi tiết theo biểu phí NHNN quy định vừa để công khai mức phí đồng thời quảng cáo các sản phẩm dịch vụ không đặc trưng chỉ phục vụ một số đối tượng khách hàng để khách hàng tham khảo và tìm đến chi nhánh khi có nhu cầu. Hiệu quả kinh doanh Tính đến hết 31/12/2008, chênh lệch thu chi đạt 89.5 tỷ đồng hoàn thành 105 % kế hoạch kinh doanh tăng trưởng 16 % so với năm trước. Cụ thể : Tổng thu của chi nhánh đạt 391 tỷ đồng trong đó : thu từ tín dụng đạt 304 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 78 % đây vẫn là nguồn thu chủ yếu của chi nhánh. Thu từ mua bán vốn với TW đạt 45 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 11 % tổng nguồn thu. Thu từ dịch vụ đạt 42 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 115 nguồn thu. Như vậy thu nhập từ lĩnh vực tín dụng chiếm tỷ trọng lớn, thu từ huy động vốn đạt tỷ trọng thấp mặc dù huy động vốn là mảng nghiệp vụ mạnh của chi nhánh nhưng do sự cạnh tranh gay gắt về nguồn vốn trên địa bàn nên chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất bán vốn FTP cho TW không cao nên nguồn thu từ hoạt động này giảm so với năm trước. Thu lãi ròng / tổng thu nhập thuần 21% cao hơn so với năm trước 3 %. Thu phi lãi / Tổng thu nhập thuần 11% cao hơn so với năm trước 3.5 %. Năm nay do hoạt động tín dụng bị hạn chế, nợ quá hạn tăng cao, huy động vốn với chi phí cao nên chi nhánh tập trung nhiều vào dịch vụ, đây là nguồn thu an toàn và hiệu quả. Thực hiện tiết kiệm chi phí : Chi phí quản lý 24.7 tỷ đồng chiếm 6.3 % tổng chi phí giảm hơn so với năm trước 2.7 % mặc dù số nhân viên, quy mô năm 2008 và chi phí thuê nhà tiền lương của chi nhánh cao hơn 2007. Trích DPRR năm 2008 chi nhánh trích 20.5 tỷ đồng nâng tổng số quỹ DPRR của chi nhánh lên 70 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 69 tỷ đồng tăng 23.8 tỷ đồng so với năm trước. Kế hoạch và nhiệm vụ trong giai đoạn 2009-2010 Quán triệt nhiệm vụ tín dụng năm 2009 là góp phần thực hiện 05 nhóm giải pháp của Chính phủ, chị thị 06 ngày 31/12/2008 của thống đốc NHNN về thực hiện các biện pháp của Chính phủ nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa, ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, gắn với việc kiểm soát chất lượng tín dụng. Tuân thủ nghiêm túc chỉ đạo của HĐQT tại công văn số 0023/CV-HĐQT ngày 09/01/2009 về trọng tâm công tác tín dụng trong quý 1 và 6 tháng năm 2009 Tập trung chuyển đổi phương thức hoạt động theo chỉ đạo của NHNN nhằm thỏa mãn cao nhất các nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, gia tăng nhanh hiệu quả và kiểm soát được rủi ro theo từng lĩnh vực kinh doanh chuẩn bị sẵn sàng cho cổ phần hóa BIDV. Phân nhóm khách hàng để xác định rõ năng lực của từng nhóm để chủ động phòng ngừa trước diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và trong nước tác động đến khách hàng và ngân hàng. Nâng cao chất lượng hoạt động đối với tất cả các nghiệp vụ để phục vụ tốt nhất các khách hàng, đảm bảo an toàn và kinh doanh hiệu quả. Nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ và đầu tư tiền gửi trên tổng thu nhập của chi nhánh. Bảng chỉ tiêu kế hoach năm 2009 ( theo Tài liệu hội nghị triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2009 ) STT Các chỉ tiêu cơ bản KH TW giao 2009 % tăng trưởng so với 2008 Kế hoạch phấn đấu 2009 1 Chênh lệch thu chi 99,6 11.2 105 2 Huy động vốn cuối kỳ 3500 17.6 3.526 3 Dư nợ tín dụng CK 2.650 14 2650 4 Tỷ lệ nợ xấu 7.5% 7.3% 5 Thu dịch vụ ròng 41 35 43 6 Định biên lao động 170 15.65 7 Trích dự phòng rủi ro 28 50 28 Kết luận Năm 2009, nền kinh tế kinh tế Việt Nam trong đó hệ thống ngân hàng tài chính Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong năm tới như lợi nhuận giảm sút, tỷ lệ nợ xấu có thể tăng, Đặc biệt vấn đề nợ xấu có khả năng gia tăng đang trở thành một trong những vấn đề được các ngân hàng hết sức quan tâm. Do đó vấn đề quản trị rủi ro tín dụng để phòng ngừa nợ xấu trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế đang ngày càng được nhiểu ngân hàng quan tâm. Tai hầu hết các nước trên thế giới, việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản trị rủi ro ngân hàng đang được áp dụng phổ biến . Tại Việt Nam, theo quyết định 493 của Ngân hàng nhà nước, hạn cuối là đến tháng 5/2008 tất cả các ngân hàng phải tiến hành phân loại nợ theo điều 7 có nghĩa là dựa vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ. Tuy nhiên cho tới nay, mới chỉ có hai ngân hàng là BIDV và MB là đã chính thức được NHNN cho phép thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ, còn các ngân hàng khác hoặc còn đang trong giai đoạn thử nghiệm hoặc vẫn đang thực hiện theo điều 6 quyết định 493. Tại BIDV, việc áp dụng hệ thống hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dưới sự tư vấn của Earn & Young được chính thức thực hiện từ năm 2006 và đến nay hệ thống này đang được ngày càng hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện thực tế và chuẩn mực quốc tế. Việc áp dụng hệ thống này đã giúp cho BIDV xác định chính xác tỷ lệ nợ xấu tại mỗi thời điểm, trợ giúp cho BIDV trong việc kiểm soát toàn bộ danh mục tín dụng cũng như đánh giá khách hàng vay vốn một cách thống nhất. Song BIDV cũng gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện như chất lượng nguồn nhân lực sử dụng, công nghệ chưa được hoàn thiện, phạm vi áp dụng mới chỉ dành cho đối tượng là doanh nghiệp trong khi khách hàng cá nhân vẫn đang được áp dụng theo điều 6 Qua hơn một tháng thực tập dưới sự giúp đỡ của các anh chị trong chi nhánh ngân hàng, em đã nhận thức phần nào những hạn chế và khó khăn này, từ đó làm cơ sở cho em lựa chọn đề tài báo cáo thực tập chuyên đề : Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong phân loại nợ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô. Mặc dù đây là một đề tài không mới nhưng do đây là lần đầu tiên nghiên cứu vấn đề này nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý và hướng dẫn của thầy để giúp em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn! Tài liệu tham khảo : Tài liệu Hội nghị Triển khai Kế hoạch kinh doanh năm 2009 – Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đông Đô. Quyết định V/v ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ chính của các Phòng / tổ Nghiệp vụ và các Phòng giao dịch, quỹ Tiết kiệm Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô. Website : bidv.com.vn Giáo trình Ngân hàng thưong mại - chủ biên PGS.TS Phan Thị Thu Hà- Trường Đại học kinh tế quốc dân Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5790.doc
Tài liệu liên quan