Vài nét về tình hình hoạt động của chi nhánh trong thời gian vừa qua và phương hướng phát triển trong năm tiếp theo

Chi nhánh Thăng Long hoạt động hiệu quả liên tục song kết quả đạt được chưa cao , chưa phát huy hết khă năng của mình. Chi nhánh Thăng Long có lợi thế lớn là chi nhánh của NHNN&PTNT Việt Nam , lại đóng trên địa bàn thủ đô nên khả năng huy động vốn và cho vay rất lớn nhưng chi nhánh chủ yếu là cho vay các doanh nghiệp quốc doanh ( chiếm 67,2 %), cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm 21,3% tổn dư nợ. Ngày nay , sự phát triền của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là rất mạnh mẽ và được Nhà nước khuyến khích nên nhu cầu vốn của thành phần này là rất lớn. Chi nhánh Thăng Long lại có khả năng huy động vốn rất lớn nên việc hạn chế cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là một hạn chế rất lớn . Khó khăn chủ yếu ở đây là thủ tục vay , việc vay ở chi nhánh Thăng Long đòi hỏi phải có thủ tục phức tạp và thời gian chờ đợi lâu nếu so với các ngân hàng thương mại cổ phần. Trong cơ cấu dư nợ của chi nhánh Thăng Long cũng chủ yếu là cho vay ngắn hạn(năm 2003 là 62%) trong khi đó trung hạn là 23% và dài hạn là 15% trên tổng dư nợ. Do mạng lưới rộng lại có thể được luân chuyển vốn từ NHNN&PTNT Việt Nam (nếu cần thiết) nên nguồn vốn của cảu chi nhánh là ổn định do đó việc tỷ trọng cho vay trung và dài hạn thấp cũng là một lãng phí lớn do cho vay trung và dài hạn được hưởng lãi suất cao. Việc cho vay trung và dài hạn có rủi ro cao nên ngoài việc đảm bảo nguồn vốn thì công việc thẩm định là rất quan trọng , diều đó càng đòi hỏi việc thành lập phòng thẩm định của chi nhánh là cấp bách.

doc29 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vài nét về tình hình hoạt động của chi nhánh trong thời gian vừa qua và phương hướng phát triển trong năm tiếp theo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Sau một thời gian học tập tại trường và thời gian ngắn thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam chi nhánh Thăng Long, được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong trường và các cô chú cán bộ chi nhánh , em đă bước đầu có những kiến thức thực tế về hoạt động kinh doanh của chi nhánh Thăng Long . Sau đây là những nét khái quát về chức năng, nhiệm vụ, mô hình quản lí, hoạt động kinh doanh và các nhận định ban đầu về chi nhánh Thăng Long Do mới thực tập được một thời gian ngắn và bước đầu có những bỡ ngỡ nhất định nên em chưa thể khái quát đầy đủ về mọi khía cạnh của chi nhánh Thăng Long . Em sẽ nêu một cách đầy đủ hơn trong nội dung của Chuyên đề thực tập tốt nghiệp sắp tới. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hữu Nam Phần nội dung I/Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT - chi nhánh Thăng Long Trước đây chi nhánh Thăng Long chính là Sở giao dịch I của NHNo&PTNT Việt Nam . Quá trình phát triển của chi nhánh được tóm lược qua các mốc thời gian sau: - Ngày 24/5/1990 , chính phủ ban hành quyết định công nhận NHNo&PTNT Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước được xếp hạng đặc biệt, là một bước ngoặt để NHNo&PTNT Việt Nam thực sự là một ngân hàng thương mại có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính. Ngày 6/3/1991,Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam ban hành quyết định 15/QĐ-NHNo thành lập sở giao dịch I trực thuộc Trung tâm điều hành NHNo&PTNT Viêt‏‏ Nam. -Ngày 1/4/1991, sở giao dịch đã khai trương hoạt đông tại C7, Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nộivới 20 cán bộ , nhân viên được điều động từ các chi nhánh trong hệ thồng NHNo&PTNT Việt Nam về sở làm việc với 3 phòng: Phòng Kế toán, phòng Kinh doanh, phòng Ngân quỹ và tổ Hành chính. Hoạt động với 3 nhiệm vụ chính được Tổng giám đốc đề ra là: Một là, sở giao dịch là nơi triển khai và hoạt động thí điểm các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ,thực hiện các thể lệ, chế độ mới ban hành của NHNo&PTNT Việt Nam trước khi áp dụng cho toàn hệ thống. Hai là, trực tiếp kinh doanh tiền tệ- tín dụng(Phần nội tệ) trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Ba là, thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam giao. Kết quả đạt được bước đầu là: Sau 21 tháng hoạt động đến 31/12/1992, Tổng dư nợ đạt 13 tỷ đồng, đạt dư nợ bình quân 650 triệu đồng/nhân viên;Tổng nguồn huy động được là 33,6 tỷ đồng , dạt bình quân 1,7 tỷ đồng/nhân viên. -Tháng 1/1993 , ngoài 3 nhiệm vụ ban đầu,sở giao dịch I còn được Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam giao thêm nhiệm vụ quản lí 23 tỉnh phía bắc (Từ Hà Tĩnh trở ra). Sở giao dịch I được làm đầu mối thanh toán, điều chuyển vốn trong hệ thống quyết toán kế hoạch tín dụng và tài chính với các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam. Do nhiệm vụ phức tạp nên số cán bộ ở sở đã tăng đến 40 người. - Đến tháng 9/1994. sở giao dịch I được Tổng giám đốc giảm nhiệm vụ quản lí khu vức phía Bắc để tập trung vào nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh , được nhận khoán tài chính như các đơn vị thành viên khác, đồng thời là nơi nhận các lệnh của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam về: Hạch toán vốn quỹ của NHNo&PTNT Việt Nam , hạch toán điều chuyển vốn nội tệ , đầu mối thanh toán với các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội và một số công việc khác. Từ giữa năm 1998, sở giao dịch I được Tổng giám đốc cho phép kinh doanh ngoại tệ , thanh toán quốc tế. Kết quả đạt được rất khả quan: Tính đến 31/12/2000, riêng tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ đạt số dư 33 triệu USD. -Hết quí I năm 2001, sở giao dịch đã kỉ niệm 10 năm ngày thành lập với những kết quả rất đáng tự hào: Tổng dư nguồn đạt 2264 tỷ đồng, bình quân 29 tỷ/nhân viên tăng 65 lần so với thời điểm 31/12/1992. Dư nợ đạt 403 tỷ đồng, đạt bình quân 5,5 tỷ/nhân viên tăng 31 lần so với thời điểm 31/12/1992. Bình quân mỗi cán bộ làm ra 1tỷ lãi ròng mỗi năm. Số cán bộ đã tăng lên 84 trong đó 96% có trình độ đại học. Số phòng đã là 5 phòng , 2 tổ, 2 chi nhánh (Số liệu tính đến 31/12/2000) -Từ tháng 4/2001 đến tháng 4/3003, sở giao dịch tiếp tục hoạt động hiệu quả với: Tổng nguồn đạt 5939 tỷ đồng tăng 2,6 lần so với cuối năm 2000 Tổng dư nợ đạt 688 tỷ đồng tăng 1,7 lần so với cuối năm 2000 Tháng 4/2003, NHNo&PTNT Việt Nam đã cơ cấu lại các đơn vị thành viên, qua đó sở giao dịch I được chuyển thành chi nhánh Thăng Long . Như vậy, đến 4/2003 chi nhánh Thăng Long mới chính thức ra đời với chức năng và nhiệm vụ mới. Đến 31/12/2003 (Tức là chưa đầy 1 năm hoạt động ) , chi nhánh đã đạt được những thành tích rất tốt: Tổng nguồn đạt 5939 tỷ đồng Tổng dư nợ đạt 1791 tỷ đồng. II/khái quát về NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh thăng long 1.chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh. Cũng như mọi chi nhánh cấp 1 khác , từ khi được thành lập chi nhánh đã được NHNo&PTNT Việt Nam giao cho chức năng nhiệm vụ cụ thể: 1.1. Chức năng. Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn theo phân cấp của NHNo&PTNT Việt Nam Tổ chức điều hành kinh doanh ,kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo lệnh của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam 1.2.Nhiệm vụ. 1.2.1.Huy động vốn. -Khai thác và nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toáncủa các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ. -Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng thời kỳ. -Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế ,cá nhân trong và ngoài nước. -Được vay vốn của các tổ chức tín dụng trong nước khi được Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam cho phép. 1.2.2. Cho vay. -Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế. -Cho vay ngắn hạn , trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ đối với cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế. 1.2.3.Kinh doanh ngoại hối. Huy động , cho vay, mua bán, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khácvề ngoại hối theo chính sách quản lí ngoại hối của chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam. 1.2.4.Kinh doanh dịch vụ. Thu chi tiền mặt; mua bán vàng bạc; máy rút tiền tự động; dịch vụ thẻ tín dụng; két sắt; nhận, cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá; dịch vụ thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tín dụng, cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước; các dich vụ khác mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép. 1.2.5.Cân đối ,điều hoà vốn với các chi nhánh trên địa bàn. 1.2.6.Đầu tư. Đầu tư với các hình thức: Hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khio được NHNN cho phép. 1.2.7.Thực hiện thanh toán, kinh doanh và phân phối thu nhậptheo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. 1.2.8.Làm dịch vụ cho ngân hàng phục vụ người nghèo. 1.2.9.Quản lí‏‎ khách sạn , nhà nghỉ… của NHNo&PTNT Việt Nam nếu được Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam giao. 1.2.10.Thực hiện công tác tổ chức, đào tạo cán bộ, đào tạo thi đua khen thưởng theo cấp uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt Nam. 1.2.11.Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. 1.2.12.Tổ chức phổ biến , hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, ngành Ngân hàng và NHNo&PTNT Việt Nam. 1.2.13.Nghiên cứu , phân tích kinh tế liên quan tiền tệ , tín dụngvà đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. 1.2.14.Chấp hành đầy đủ các báo cáo thống kê theo chế độ quy định và yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc. 1.2.15.Thực hiện các nhiệm vụ khác được Tổng giám đốc giao. 2.Mô hình cơ cấu tổ chức của chi nhánh Thăng Long. 2.1.Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam. Các đơn vị trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam được tổ chức theo mô hình sau: Công ty trực thuộc đơn vị sự nghiệp Chi nhánh cấp I Sở giao dịch Quỹ tiết kiệm Phòng giao dịch Trụ sở chính Phòng giao dịch Quỹ tiết kiệm Quỹ tiết kiệm Quỹ tiết kiệm Phòng giao dịch P. giao dịch Văn phòng đại diện Chi nhánh cấp ii Chi nhánh cấp iii Quỹ tiết kiệm Trong đó chi nhánh Thăng Long là chi nhánh cấp I thuộc NHNo&PTNT Việt Nam đặt tại số 4- Phạm Ngọc Thạch-Đống Đa- Hà Nội. Tại trung tâm của chi nhánh ( Số 4-Phạm Ngọc Thạch) gồm có 9 phòng chuyên môn, các đơn vị trực thuộc là 9 chi nhánh và 1 phòng giao dịch . Các đơn vị trức thuộc được cơ cấu theo sơ đồ sau: Phòng kt-kt nội bộ Phòng hành chính P.thanh toán quốc tế Phòng vi tính Phòng ngân quỹ P.tổ chức cán bộ &đào tạo Phòng kế hoạch Chi nhánh lê văn hưu Chi nhánh Phan đình phùng Chi nhánh Nguyễn Khuyến Chi nhánh Nguyễn đình chiểu Chi nhánh Láng thượng Chi nhánh Tây sơn Chi nhánh Chợ mơ Chi nhánh Trung yên chi nhánh thăng long Phòng kế hoạch Phòng kế toán Phòng tín dụng Phòng gd Hàng gà Các chi nhánh của chi nhánh Thăng Long có 2 phòng cơ bản là: Phòng kế toán-Ngân quỹ và phòng Tín dụng. NgoàI ra một số chi nhánh còn được phép mở các phòng giao dịch. Cụ thể là: CN Chợ mơ có 2 phòng giao dịch CN Tây Sơn có 1 phòng giao dịch. CN Định Công có 1 phòng giao dịch. 3.Chức năng , nhiệm vụ của từng phòng , ban . Chức năng , nhiệm vụ của từng phòng được NHNo&PTNT Việt Nam quy định chung cho các chi nhánh của mình thông qua Phụ lục kèm theo quyết định số169/QĐ-HĐQT ngày 7/9/2000 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Cụ thể như sau: 3.1. Phòng kế hoạch -Nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn ở địa phương. -Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn , trung hạn và dài hạntheo định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam -Tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn. -Cân đối nguồn vốn , sử dụng nguồn vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh của chi nhánh Thăng Long. Tổng hợp, phân tích kinh doanh quí, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết tổng kết . -Đầu mối thựchện thông tin phòng ngừa rủi ro và rủi ro tín dụng. -Tổng hợp báo cáo chuyên đề theo quy định. -Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh Thăng Long giao. 3.2.Phòng tín dụng. -Nghiên cứu, xây dựng chiến lược khách hàng ; phân loại khách hàng và đề xuấtcác chiính sách ưu đãi với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: Sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng với sản xuất lưu thông và tiêu dùng. -Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. -Thẩm định các dự án , hoàn thiện hồ sơ trình NHNo&PTNT Việt Nam theo phân cấp uỷ quyền. -Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong nước và nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc chính phủ ,bộ, nghành khácvà các tổ chức kinh tế , cá nhân trong và ngoài nước. Xây dựng và thực hiện các mô hịnh tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn Hà Nội , đồng thời theo dõi đánh giá , sơ kết, tổng kết, đề xuất cho Tổng giám đốc nhân rộng. Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn , tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. Giúp giám đốc chi nhánh thực hiện kiểm tra , chỉ đạo hoạt động tín dụng đối với các chi nhánh của chi nhánh Thăng Long. Tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giấm đốc chi nhánh Thăng Long giao. 3.3.Phòng Kế toán. -Trực tiếp hạch toán kế toán , thốn kê theo quy định của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam. - Xây dựng chỉ tiêu tài chính ; quyết toán kế hoạch thu chi tài chính , quỹ tiền lương đối với các chi nhánh của NHNo&PTNT trên địa bàn trình NHNo&PTNT Việt Nam phê duyệt. - Tổn hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. -Quản lí, sử dụng thiết bị thông tin , điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. - Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh Thăng Long giao. 3.4.Phòng Ngân quỹ. -Xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch thu- chi tài chính, kế hoạch quỹ đối với chi nhánh Thăng Long . -Quản lí và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam. - Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định. - Chấp hành các quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh Thăng Long giao. 3.5. Phòng Vi tính. -Tổng hợp , thống kê và lưu trữ dữ liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. - Sử lí các nghiệp vụ kĩ thuật liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ tín dụng, hạch toán các nghiệp vụ khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh. -Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định. -Quản lí , bảo dưỡng và sửa chữa máy moá thiết bị tin học. - Làm dịch vụ tin học. -Thực hiện các nhiệm vụ được giám đốc chi nhánh Thăng Long giao. 2.6.Phòng hành chính - Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quí của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh Thăng Long phê duyệt. - Xây dựng và phát triển chương trình giao ban nội bộ của chi nhánh và các chi nhánh trực thuộc chi nhánh. Trực tiếp làm thư kí tổng hợp cho giám đốc. - Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng , hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh Thăng Long. -Thực thi pháp luật cố liên quan đến an ninh trật tự , phòng chống cháy nổ tại cơ quan. - Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của NHNo&PTNT . - Là đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh. - Trực tiếp quản lí con dấu của chi nhánh; thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân , phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh Thăng Long . - Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động ; quản lí nhà tập thể, nhà nghỉ của cơ quan. - Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, quảng caó, tiếp thị theo chỉ đạo của ban lãnh đạo chi nhánh. - Là đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá, tinh thầnvà thăm, hỏi ốm đau, hiếu, hỷ của cán bộ, nhân viên. - Thực hiện các nhiệm vụ khác của chi nhánh do giám đốc chi nhánh giao. 3.7.Phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo. - Xây dựng quy định về lề lối làm việc trong chi nhánh và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bạn Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn theo quy chế khoán tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước. Tổng hợp , theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch , đào tạo. Đề xuất , hoàn thiện và lưu giữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước, Đảng, ngành ngân hàng trông việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Trực tiếp quản lí hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh Thăng Long quản lí và hoàn tất hồ sơ, chế độ với những cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, của ngành ngân hàng. Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh. Chấp hành công tác thống kê, kiểm tra chuyên đề. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao. 3.8.Phòng Thanh toán quốc tế. Đây là phòng mới được thành lập để đáo ứng nhu cầu thanh toán quốc tế ngày càng cao của khách hàng. Phòng Thanh toán quốc tế cố nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu , xây dựng chiến lược kinh doanh các sản phẩm dịch vụ , tín dụng về ngoại tệ và thanh toán quốc tế. - Hoàn thiện chất lượng các sản phẩm cũ, đẩy mạnh nghiên cứu các sản phẩm mới để đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán quốc tế của khách hàng. -Đề xuất với lãnh đạo về xu hướng, chiến lược, các biện pháp phát triển cho phù hợp với ngân hàng mình trong từng thời kì về hoạt đọng thanh toán quốc tế. -Là đầu mối quan hệ với khách hàng là người nước ngoài, với các ngân hàng nước ngoài, thúc đẩy sự hợp tác quốc tế giữa NHNo&PTNT với các ngân hàng khác trên thế giới. - Làm các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. 3.9.Phòng Kiểm tra , kiểm toán nội bộ. -Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh Thăng Long và các chi nhánh của chi nhánh Thăng Long theo Nghị quyết của hội đồng quản trị (HĐQT) và chỉ đạo của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. - Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật, NHNo&PTNT . - Giám sát việc chấp hành các quy định của Ngân hàng Nhà nước về bảo đảm an toàn trong hoạt động tiền tệ , tín dụng và dịch vụ ngân hàng. - Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính , báo cáo cân đối kế toán, việc tuân thủ các nguyên tắc , chế độ, chính sách kế toán theo quy định của Nhà nước, ngành ngân hàng. - Báo cáo Tổng giám đốc NHNo&PTNT , giám đốc chi nhánh Thăng Long kết quả kiểm tra và đề xuất các biện pháp xử lí , khắc phục khuyết điểm, tồn tại. -Giải quyết đơn thư , khiếu tố liên quan đến hoạt động của chi nhánh Thăng Long trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNo&PTNT . -Tổ chức giao ban thường kỳ về công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với các chi nhánh của chi nhánh Thăng Long ; sơ kết , tổng kết công tác kiểm tra, kiểm toán theo quy định. - Làm đầu mối trong việc kiểm toán độc lập, thanh tra, kiểm soát của ngành ngân hàng và các cơ quan pháp luật khác đến làm việc với chi nhánh Thăng Long . -Thực hiện báo cáo chuyên đề và nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh Thăng Long , trưởng ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ giao. III/ Vài nét về tình hình hoạt động của chi nhánh trong thời gian vừa qua và phương hướng phát triển trong năm tiếp theo. 1.Tình hình hoạt động. Trong báo cáo đánh giá kết quả hoạt động năm 2003 vừa qua thì kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh được tổng kết qua bảng sau: Biểu thống kê các chỉ tiêu kinh doanh 2003 Đơn vị : Tỷ đồng VND, USD Chỉ tiêu Kế hoạch 2003 31/12/03 31/12/03 So sánh So KH So 2002 Tổng nguồn 7752 5939,414 5920 76% 100% Nguồn VND 5392,062 5340 99% USD quy đổi 547,352 580 106% $ nguyên tệ 35534348 40000000 113% Tổng dư nợ 1207 688,474 1820 151% 264% Bằng VND 624,746 1360 218% USD quy đổi 63,728 460 722% $ nguyên tệ 4137738 29538000 714% Nợ quá hạn 24 23,716 32 133% 135% Tỷ lệ NQH 3% 3% 2% 59% 51% Số lao động 200 185 210 105% 114% NV/cán bộ 32,105 28,190 88% DN/cán bộ 3,721 8,667 233% 1.1.Nguồn vốn . Tổng nguồn đạt 5920 tỷ đồng bằng 100% so với đầu năm , đạt 76% so với kế hoạch. Chiếm 4,22% thị phần so với các NHTM trên địa bàn. Trong đó: - Nguồn nội tệ : 5340 tỷ đạt 84% kế hoạch -Ngoại tệ quy đổi : 580 tỷ đạt 88% kế hoạch. Cơ cấu nguồn như sau: 1.1.1.Nếu phân theo thời hạn nguồn huy động: Kỳ hạn Số tiền(Tỷ đồng) Tỷ trọng Tiền gửi không kỳ hạn 2200 37% Tiền gửi dưới 12 tháng 1420 24% Kỳ hạn từ 12 đén 24 tháng 1850 31,2% Tiền gửi kỳ hạn 60 tháng 450 7,8% 1.1.2.Phân theo tính chất của nguồn vốn: Đối tượng Số tiền Tỷ trọng Tiền gửi tiết kiệm 1000 17% TG của tổ chức kinh tế – xã hội 2920 49% Tiền gửi của tổ chức tín dụng 2000 34% 1.2.Dư nợ. Tổng dư nợ đạt 1820 tỷ đồng tăng 164% so với 2002, chiếm 2,5% thị phần trên địa bàn. Trong đó : Dư nợ nội tệ : 1360 Tỷ đồng Ngoại tệ quy đổi : 460 Tỷ đồng Nếu phân theo kỳ hạn cho vay: Thời hạn Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng Ngắn hạn 1130 62% Trung hạn 415 23% Dài hạn 275 15% Nếu phân dư nợ theo thành phần kinh tế: Thành phần kinh tế Số tiền(Tỷ đồng) Tỷ trọng Doanh nghiệp NN 1174 62,7% DN ngoài quốc doanh 420 21,3% Cá nhân , hộ gia đình 306 16% 1.3.Nợ quá hạn. Số dư nợ quá hạn cuối năm 32 tỷ đồng tăng 8 tỷ so với đầu năm. Tỷ lệ nợ quá hạn 2% / Tổng dư nợ 1.4.Các hoạt động khác. 1.4.1.Hoạt động bảo lãnh. Doanh số bảo lãnh trong năm: 76,942 tỷ đồng Số dư bảo lãnh cuối năm : 6,554 tỷ đồng Trong đó: Bảo lãnh dự thầu: 1709 tỷ đồng Bảo lãnh thực hiện HĐ 3348 tỷ đồng Bảo lãnh khác: 2442 Tỷ đồng 1.4.2.Trích lập dự phòng rủi ro và xử lí rủi ro. Tổng số phải trích trong năm 25,823 tỷ đồng Số đã xử lí rủi ro 0 tỷ đồng Số dư nợ thu được sau xử lí 0,081 tỷ đồng Số dư táI sản có trích lập rủi ro 33,264 tỷ đồng Số dư tàI khoản dự phòng rủi ro 25,823tỷ đồng 1.5.Kết quả tài chính. Kết quả hoạt động tài chính được thể hiện trong bảng sau : Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2002 31/12/2003 Tỷ lệ Tỷ trọng So với đầu năm Tổng thu 243,675 390,114 100% 160% Thu từ tín dụng 81,171 114,232 29,2% 142% Thu từ dịch vụ 2,2 3,5 1% 177% Thu thừa vốn 143,244 271,982 69,8% 190% Thu khác 18,060 Tổng chi 193,981 235,893 100% 122% Chi về huy động vốn 182,965 211,523 89,7% 116% Chi khác 11,016 24,370 10,3% 221% Quỹ thu nhập 49,694 154,221 310% Lãi xuất đầu vào 0,67% 0,64% 96% Lãi xuất đầu ra 0,42% 0,4% 95% Chênh lệch lãi xuất 0,25% 0,24% 96% 1.5.1.Tổng thu : 390 tỷ đồng tăng 59% so với năm 2002. Trong đó: Thu từ hoạt động tín dụng: 114,7 tỷ(Chiếm : 29,2%) Thu từ hoạt động dịch vụ: 3,9 tỷ (Chiếm 1%) Thu từ phí thừa vốn: 271,9%(Chiếm : 69,8 %) 1.5.2.Tổng chi: 235,9 tỷ đồng , tăng so với năm 2002 là 21%. Trong đó: Chi huy động vốn: 211,5 tỷ(chiếm 29,5%) Hệ số tiền lương đạt được là 3,1 1.6.Nhữnh giải pháp mà chi nhánh Thăng Long đã áp dụng. 1.6.1.Công tác quản lí , điều hành. Với độ ngũ 55 cán bộ cuả chi nhánh , công việc điều hành, quản lí rất được coi trọng và tiến hành thường xuyên. -Giám đốc đã ban hành quy chế làm việc của ban giám đốc , có phân công nhiệm vụ trong ban giám đốc cụ thể bằng văn bản, khi giám đốc và phó giám đốc đi vắng đều có văn bản uỷ quyền. -Các thành viên trong ban giám đốc được phân công theo các nghiệp vụ cụ thể. - Triển khai công việc được thông qua hội nnghi giao ban cán bộ chủ chốt, sau hội nghị giao ban có văn bản cụ thể kết luận tại hội nghị để các đơn vị tổ chức thực hiện. -Các văn bản chỉ đao của cấp trên đều được ban giám đốc sao, gửi cho các bộ phận đẻ triển khai thực hiện. 1.6.2.Công tác đào tạo. Chi nhánh đã bố trí, tổ chức được các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ : Mở 4 lớp về nghiệp vụ kế toán, tín dụng , kho quỹ(100% cán bộ đều dự học) Chất lượng đào tạo tốt : Chi nhánh đã mời nhiều chuyên gia có uy tín về chuyên môn cũng như kinh nghiệm, cuố mỗi khoá học đều có kiểm tra chất lượng. Đội ngũ cán bộ sau khi được đào tạo dã nâng cao được trình độ nghiệp vụ, tiếp thu được vhững kiến thức mới, từng bước đáp ứng yêu cầu kinh doanh. Tuy nhiên, trìng độ cán bộ không đồng đều , địa điểm bố trí chật hẹp đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng các buổi học. 1.6.3.Công tác tin học. -Đã triển khai cho 100% chi nhánh và phong giao dịch các chương trình ứng dụng do trung tâm công nghệ thông tin chuển giao. -Thực hiện chưong trình hiện đại hoá công tác thnh toán, chi nhánh Thăng Long đã triển khai tới 3 chi nhánh của mình . Thực hiện thanh toán thẻ ATM trên máy ATM, nối mạng giao dịch với khách hàng lớn. - Thường xuyên kiểm tra và giúp chi nhánh , phòng giao dịch khai báo dữ liệu đúng và đầy đủ. - Tuy nhiên , số máy tính còn chưa đáp úng được yêu cầu, làm hạn chế quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 1.6.4.Các biện pháp nâng cao năng lực tài chính , tạo động lực trong hoạt động kinh doanh. 1.6.4.1.Hoạt động huy động vốn. - Chi nhánh đã hiện đại hoá hệ thống thanh toán, đã tuyên truyền và tiếp thị phát hành thẻ ATM . Chi nhánh đã đa dạng hoá các phương thức huy động vốn kết hợp với sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất để thu hút tiền gửi của các tầng lớp dân cư, của các thành phần kinh tế. - Chi nhánh đã chú trọng đến huy động vốn trung và dài hạn, khuyến khích các tổ chức kinh tế gửi tiền có kỳ hạn nên nguồn vốn trung và dài hạn tăng so với các năm trước đây, tuy tỷ trọng vẫn còn tương đối thấp. 1.6.4.2.Công tác tín dụng. - Chi nhánh Thăng Long đã có những điều chỉnh phù hợp với các quy định mới của Chính phủ, của NHNN như : Cơ chế bảo đảm tiền vay, cơ chế điều hành lãi tín dụng , quy chế đồng tài trợ... - Chi nhánh Thăng Long đã có nhiều biện pháp tích cực đẩy manh cho vay với các loại hình doanh nghiệp , chú trọng các hình thức như : Đồng tài trợ, cho vay tiêu dùng... - Thường xuyên phối hợp với các ban, nghành để tháo gỡ khó khăn , vưỡng mắc trong quan hệ ngân hàng – khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn thủ đô. - Chủ động tìm hiểu và tiếp cận với khách hàng, củng cố khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới, có chính sách ưu đãi với những khách hàng có tiềm lực tài chính, có uy tín trong hoạt động tín dụng và khách hàng vay vốn để sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu có thu ngoại tệ...nhờ tốc độ tăng dư nợ đạt khá. -Chất lượng tín dụng ngày càng cao thể hiện : + Thẩm định hồ sơ, kiểm tra trước, trong, sau khi giải ngân. +Thực hiện nghiêm túc phân tích, phân loại tín dụng, xử lí nợ. +Thường xuyên việc kiểm tra , phân tích nợ xấuđẻ trích dự phòng rủi ro và đảm bảo thực hiện lành mạnh hoá tàI chính. + Chú trọng công tác thẩm định và phương án vay vốn của khách hàng. 1.6.4.3.Hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Năm 2003 , tỷ giá giữa VND và USD có nhiều biến động theo chiều hướng tăng liên tục , tuy nhiên những tháng cuối năm mức tăng đã được kiểm soát và giảm dần ở mức chấp nhận. Chi nhánh Thăng Long đã bám sát tỷ giá trên thị trường để điều hành nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ . Kết quả đạt được : Tổng doanh số mua vào : 70 triệu USD giảm 33 triệu ( -33%) so với năm 2002. Tổng doanh số bán ra : 80 triệu USD giảm 27 triệu USD (-26%) so với năm 2002. Doanh số thanh toán hàng xuất : Gồm 56 món bằng 1,6 triệu USD tăng 0,172 triệu USD (12%) so với năm 2002 Doanh số thanh toán hàng nhập : 256 món bằng 116 triệu USD tăng 30,7 triệu USD (36%0 so với năm 2002. Tuy nhiên, việc tăng trưởng trong hoạt đông thanh toán quốc tế đã gây khó khăn cho cán bộ trong xử lí nghiệp vụ do trình độ hạn chế. Chưa cập nhật được tỷ giá gây phản ứng cho khách hàng. 1.6.4.4.Hoạt động kế toán thanh toán. Chi nhánh Thăng Long đã thực hiện hạch toán đầy đủ , kịp thời , đúng chế độ và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh , phục vụ khách hàng thuận tiện , an toàn với phong cách lịch sự , nhanh nhạy nên đã để lại uy tín cao cho khách hàng. 1.6.4.5.Hoạt động ngân quỹ. - Tổng thu tiền mặt trong năm : 10020 tỷ đồng tăng 5768 tỷ đồng ( 135%) so với 2002. - Tổng chi trong năm : 9924 tỷ đồng tăng 5670 tỷ đồng (133%) so với năm 2002. - Trả tiền thừa cho khách hàng : 134 món với 81 triệu đồng bằng VND, 10 món bằng 7500 USD. - Phát hiện tiền giả và thu giữ tiền giả là : 15,3 triệu đồng. - Luôn chấp hành nghiêm túc chế độ quản lí kho quỹ: + Ra vào kho. + Kiểm quỹ hàng ngày + Thu chi , giao nhận tiền + Vận chuyển tiền +Trang bị phương tiện để đảm bảo an toàn kho quỹ. 1.6.4.6.Hoạt động kiểm tra , kiểm toán. Để kiểm tra , kiểm toán được bảo đảm dúng kỷ cương, dúng quy trình nghiệp vụ, ban giám đốc chi nhánh đã cử 1 phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ- phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ chủ động xây dựng chương trình kiểm tra, kiểm toán nội bộ hàng thàng, hàng quí, hàng năm và giao việc cụ thể cho từng cán bộ- nên công tác kiểm tra, kiểm toán được duy trì đều đặn hàng tháng. 1.6.4.7.Công tác hành chính. Làm tốt các công tác phục vụ và bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh doanh của đơn vị được tốt. 1.6.5.Các phong trào thi đua. Chi nhánh ngay từ đầu năm đă phát động nhiều phong trào thi đua: Hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2003 lập thành tích chào mừng 15 năm ngày thành lập ngành và đồn nhận danh hiệu anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. Phong trào phát huy sáng kiến cảI tiến kỹ thuật nghiệp vụ , đẩy mạnh nghiên cứu , ứng dụng khoa học kỹ thuật. Phong trào văn nghệ, thể thao được thực hiện đều đặn đã khuyến khích đư 1.7.Nguyên nhân đạt được kết quả trên và bài học kinh nghiệm. 1.7.1.Nguyên nhân đạt được kết quả trên. - Sự điều hành quản lí của ban lãnh đạo chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đi đúng quỹ đạo điều hành của NHNo&PTNT Việt Nam. - Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp lãnh đạo chi nhánh với các phòng ban , chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc. - Công tác tiếp thị , công tác đoàn thể hoạt động công đoàn được quan tâm. 1.7.2.Bài học kinh nghiệm. Năm 2003 chi nhánh đã tích cực thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra như: Tăng nguồn vốn huy động , mở rộng đầu tư, tìm kiếm hướn đầu tư mới , mở rộng mạng lưới hoạt động. Trong quá trình hoạt động chi nhánh đã rút ra đực một số bài học: Công tác điều hành - Điều hành theo chương trình cụ thể , có kiểm tra đôn đốc, quyết toán . - Có ý tưởng , kế hoạch kinh doanh sáng tạo và biết triển khai những ý tưởng đó thành hiện thực - Xây dựng nội bộ doàn kết thống nhất trên cơ sở phát huy đầy đủ , thống nhất , đúng đắn cơ chế dân chủ đảm bảo điều hành có kỷ cương , kỷ luật, đúng pháp luật. Công tác khách hàng. - thường xuyên tiếp cận với khách hàng để nắm được từng yêu cầu, nguyện vọng cũng như thễ mạnh của từng khách hàng. - Làm tốt công tác marketing đẻ mở rộng thị phần và đa dạng hoá các hình thức đầu tư , phát triển các loại dịch vụ mới. Về mạng lưới hoạt động. NHNo&PTNT nổi tiếng với mạng lưới rộng lớn nhất cả nước và có sức manh lớn nhất về vốn tự có nên có thể dễ dàng phát triển theo chiều rộng.Thực hiện “ nhiều người hơn một người”, cần phải mở rộng mạng lưới hoạt động để mọi người dân hiểu biết và tiếp cận giao dịch với ngân hàng thuận tiện . Công tác cán bộ Tích cực, chăm lo công tác đào tạo đội ngũ cán bộ . Thực hiện tốt công tác tuyển dụng cán bộ , đồng thời thường xuyên nâng cao trình độ cán bộ hiện có. - Thường xuyên chăm lo, tạo động lực mới cho người lao động, có những chính sách cụ thể như: Tiền thưởng, trợ cấp, tham gia hoạt động xã hội...đẻ khuyến khích người lao động. thưõng xuyên tổ chức các phong trào thi đua, khen thưởng để tạo sự phấn khởi, cố gắng trong lao động góp phần nâng cao năng suất lao động. - Tinh thần lao đông hăng say cuă cán bộ, nhân viên toàn chi nhánh. Đó là vài nét hoạt động trong chi nhánh trong năm qua của chi nhánh Thăng Long . 2.Mục tiêu, phương hướng hoạt động của chi nhánh trong năm tới. 2.1. Mục tiêu - Nguồn huy động tăng từ 20%-30% so với năm 2003. - Tổng dư nợ tăng từ 30%-40% so với năm 2003. - Tỷ lệ cho vay trung và dàI hạn bằng 30% - 40% tổng dư nợ - Nợ quá hạn dưới 3% tổng dư nợ. - Quỹ thu nhập tăng từ 5% - 10%. - Tiền lương đảm bảo đủ cho công nhân viên và trích lập được các quỹ , thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước và ngân hàng cấp trên. 2.1. Giải pháp thực hiện. - Tìm kiếm nguồn tiền gửi từ các dự án. - Đa dạng các hình thức huy động vốn. - Mở các dịch vụ đại lí đa dạng: Chuyển phát nhanh , thẻ tín dụng, rút tiền tự động… - Tiếp cận và mở rộng thị phần đầu tư: Cho vay tiêu dùng, cho vay mua cổ phần, cho vay người đi lao động nước ngoài có thời hạn… tăng dư nợ theo hướng chuyển dịch cơ cấu đầu tư. - Tăng cương kiểm tra , giám sát khoản vay, cho vay và kinh doanh của khách hàng định kỳ nhằm nắm bắt kịp thời thông tin , tình hình kinh doanh và sử dụng vốn vay của khách hàng đẻ có hướng xử lí khi cần thiết. - Đôn đốc thu hồi nợ đến hạn , giảm thiểu trích rủi ro , tránh tồn đọng vốn nhằm thu hồi vốn để tái đầu tư . - Mở thêm các điểm giao dịch , phấn đấu năm 2004 có khoảng 20 chi nhánh và phòng giao dịch. - Xây dựng chương trình công nghệ thông tin hiện đại để đáp ứng được yêu cầu kinh doanh. - Mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ , tay nghề cho cán bộ , công nhân viên. Thực hiện tốt công tác giám sát, kiểm tra, kiểm toán nội bộ. -Xây dựng đoàn kết nội bộ , phối hợp chặt chẽ giữa Đảng, chính quyền, đoàn thể để đảm bảo đoàn kết , thống nhất , dân chủ kỷ cương trong mọi hoạt động. IV/ Nhận xét của bản thân đối với hoạt động của chi nhánh Thăng Long . Chi nhánh Thăng Long là chi nhánh cấp I của NHNN&PTNT Việt Nam , lại đóng trên địa bàn thủ đô Hà Nội, có nhiều chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc nên có thể thấy đây là một chi nhánh lớn. Chi nhánh Thăng Long không chỉ hoạt động ở một lĩnh vực nghiiệp vụ mà kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nghiệp vụ khác nhau bẵng cả VND và ngoại tệ, với cả các đối tác trong nước và nước ngoài. Có thể nhận xét một cách khái quát như sau. 3.Về các phòng ban của chi nhánh. Với các nghiệp vụ kinh doanh của chi nhánh thì các phòng ban hiện có của chi nhánh đã đáo ứng tốt yêu cầu công việc. Tuy nhiên để chi nhánh hoạt động hiệu quả và phát triển tốt trong tương lai thì chi nhánh cần phải có thêm phòng Marketing và phòng Thẩm định. Bởi vì vai trò của các phòng này là rất cần thiết cho một ngân hàng lớn như chi nhánh Thăng Long . Thứ nhất , về phòng Marketing , Từ trước đến nay công tác Marketing không được quan tâm đúng mức đối với các ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh. Các ngân hàng này thường bị động đợi khách hàng tìm đến giao dịch với ngân hàng chứ không chủ động đi tìm khách hàng. Nhiều khách hàng mặc dù có nhu cầu giao dịch nhưng không biết các thủ tục như thế nào gây ra tâm lí e ngại đặc biệt đôí với người chưa bao giờ tới ngân hàng . Trong kinh tế thị trường , có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng và giữa ngân hàng với các tổ chức tài chính khác nêm việc không chủ động tìm khách hàng, không hiểu khách hàng sẽ bị tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh và gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh.Chính vì thế sự ra đời của phòng Marketing là rất cần thiết đối với chi nhánh Thăng Long . Phòng Marketing sẽ vạch ra chiến lược kinh doanh của ngân hàng đảm bảo sự phát triển bền vững của chi nhánh nói riêng và của NHNN&PTNT Việt Nam nói chung. Phòng Marketing sẽ tìm hiểu , phân loại khách hàng đẻ chi nhánh có những chính sách cụ thể để phát huy những mặt mạnh của mình đồng thời giữ vững và phát triển thị phần. Thứ hai, về phòng thẩm định. Hiện nay , công việc thẩm định được tiến hành bởi các cán bộ thuộc phòng Tín dụng, tuy nhiên chính phòng thẩm định lại là người phê duyệt đè trình giám đốc quyết định cho vay cho nên quyết định của cán bộ thẩm định chịu chi phối của phòng tín dụng do đó cần phải có sự độc lập của hai phòng Tín dụng và Thẩm định. Hơn nữa việc thẩm định đòi hỏi phải có những cán bộ chuyên trách để có thể thẩm định có hiệu quả nhất là đối với các dự án lớn , phức tạp. 3. Về nhân sự của chi nhánh Thăng Long . Có thể nói con số 228 cán bộ nhân viên dài hạn và 71 cán bộ nhân viên ngắn hạn (Số liệu ngày 20/2/04) là quá nhiều đối với chi nhánh Thăng Long . Một ngân hàng hiện đại thường có số nhân viên rất ít về số lượng nhưng làm việc đa năng, hiệu quả. Chi nhánh Thăng Long cũng đã có những trang thiết bị hiện đại so với các ngân hàng ở Việt Nam nói chung nên việc sử dụng nhiều cán bộ nhân viên đến như vậy là lãng phí và không hiệu quả . Thực tế cho thấy công suất làm việc là không cao , các cán bộ, nhân viên thường có nhiều thời gian đẻ làm việc riêng. Chi nhánh nên tập trung vào chất lượng cán bộ để có được hiệu quả cao trong kinh doanh. 3.Về hoạt động kinh doanh. Chi nhánh Thăng Long hoạt động hiệu quả liên tục song kết quả đạt được chưa cao , chưa phát huy hết khă năng của mình. Chi nhánh Thăng Long có lợi thế lớn là chi nhánh của NHNN&PTNT Việt Nam , lại đóng trên địa bàn thủ đô nên khả năng huy động vốn và cho vay rất lớn nhưng chi nhánh chủ yếu là cho vay các doanh nghiệp quốc doanh ( chiếm 67,2 %), cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm 21,3% tổn dư nợ. Ngày nay , sự phát triền của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là rất mạnh mẽ và được Nhà nước khuyến khích nên nhu cầu vốn của thành phần này là rất lớn. Chi nhánh Thăng Long lại có khả năng huy động vốn rất lớn nên việc hạn chế cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là một hạn chế rất lớn . Khó khăn chủ yếu ở đây là thủ tục vay , việc vay ở chi nhánh Thăng Long đòi hỏi phải có thủ tục phức tạp và thời gian chờ đợi lâu nếu so với các ngân hàng thương mại cổ phần. Trong cơ cấu dư nợ của chi nhánh Thăng Long cũng chủ yếu là cho vay ngắn hạn(năm 2003 là 62%) trong khi đó trung hạn là 23% và dài hạn là 15% trên tổng dư nợ. Do mạng lưới rộng lại có thể được luân chuyển vốn từ NHNN&PTNT Việt Nam (nếu cần thiết) nên nguồn vốn của cảu chi nhánh là ổn định do đó việc tỷ trọng cho vay trung và dài hạn thấp cũng là một lãng phí lớn do cho vay trung và dài hạn được hưởng lãi suất cao. Việc cho vay trung và dài hạn có rủi ro cao nên ngoài việc đảm bảo nguồn vốn thì công việc thẩm định là rất quan trọng , diều đó càng đòi hỏi việc thành lập phòng thẩm định của chi nhánh là cấp bách. Đó là vài nhận xét mang tính chất quan sát và nghiên cứu sơ lược qua các báo cáo tài chính cơ bản mà em có được. kết luận Trên đây là vài nét cơ bản về chi nhánh Thăng Long – nơi em thực tập. Do thời gian ngắn, do trình độ hạn chế và do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác mà em chưa thể trình bày rõ hơn về ngân hàng nơi thực tập. Em xin cảm ơn PGS.TS Phan Thị Thu Hà là giáo viên trực tiếp hướng dẫn và các cán bộ , nhân viên NHNN&PTNT Việt Nam – chi nhánh Thăng Long đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này. Mục lục Lời nói đầu 1 Phần nội dung 2 I. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo & PTNT - Chi nhánh Thăng Long 2 II. Khái quát về NHNo & PTNT - Chi nhánh Thăng Long 4 1. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh 4 1.1. Chức năng 4 1.2. Nhiệm vụ 4 2. Mô hình cơ cấu tổ chức của chi nhánh Thăng Long 6 3. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, ban 10 3.1. Phòng kế hoạch 10 3.2. Phòng tín dụng 10 3.3. Phòng Kế toán 11 3.4. Phòng ngân quỹ 11 3.5. Phòng vi tính 12 3.6. Phòng hành chính 12 3.7. Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo 13 3.8. Phòng thanh toán quốc tế 14 3.9. Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ 14 III. Vài nét về tình hình hoạt động của chi nhánh trong thời gian vừa qua và phương hướng phát triển trong năm tiếp theo 15 1. Tình hình lao động 15 1.1. Nguồn vốn 16 1.2. Dư nợ 16 1.3. Nợ quá hạn 17 1.4. Các hoạt động khác 17 1.5. Kết quả tài chính 17 1.6. Những giải pháp mà chi nhánh Thăng Long đã áp dụng 18 1.7. Nguyên nhân đạt được kết quả trên và bài học kinh nghiệm 22 2. Mục tiêu, phương hướng hoạt động của chi nhánh trong năm tới 23 2.1. Mục tiêu 23 2.2. Giải pháp thực hiện 23 IV. Nhận xét của bản thân đối với hoạt động của chi nhánh Thăng Long 24 1. Về các phòng ban của chi nhánh 24 2. Về nhân sự của chi nhánh 25 3. Về hoạt động kinh doanh 26 Kết luận 27

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC686.doc
Tài liệu liên quan