Đánh giá hiệu quả của phương pháp chườm
ấm khi trẻ sốt cao, chúng tôi dựa trên sự giảm
nhiệt độ trung bình của hai nhóm (nhóm 1 được
uống thuốc hạ sốt và chườm ấm, nhóm 2 chỉ
được uống thuốc hạ sốt đơn thuần) và theo dõi
trong 30 phút đầu. Sau 15 phút, chúng tôi nhận
thấy, nhiệt độ giảm trung bình của nhóm 1 là 1,1
± 0,3 độ C, trung bình trẻ nhóm 2 chỉ giảm được
0,4 ± 0,3 độ C (p < 0,01). Như vậy, trung bình
nhóm 1 giảm hơn nhóm 2 là 0,7oC.
Sau 30 phút, nhiệt độ giảm trung bình của
nhóm 1 là 2,3 ± 0,5 độ C, còn nhóm 2 là 1,8 ± 0,6
độ C. Nhiệt độ giảm trung bình của nhóm 1 hơn
nhiệt độ giảm trung bình của nhóm 2 sau 30
phút là 0,5oC.
Những số liệu trên đã chứng tỏ chườm ấm
kết hợp với uống thuốc hạ sốt rõ ràng giảm
nhiệt được nhiều hơn và nhanh hơn so với việc
chỉ uống thuốc hạ sốt đơn thuần. Điều này rất
có ý nghĩa khi trẻ sốt cao vì việc hạ sốt kịp thời
để tránh những nguy co co giật cho trẻ là vô
cùng cần thiết, đặc biệt đối với những trẻ có tiền
sử co giật do sốt.
14 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 17 khảo sát kiến thức chăm sóc trẻ bị sốt của các bà mẹ và nhận xét tác dụng hạ nhiệt của phương pháp chườm bằng nước ấm cho trẻ khi sốt cao ại bệnh viện Việt Nam Cu Ba, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 112
17 KHẢO SÁT KIẾN THỨC CHĂM SÓC TRẺ BỊ SỐT CỦA CÁC BÀ MẸ
VÀ NHẬN XÉT TÁC DỤNG HẠ NHIỆT CỦA PHƯƠNG PHÁP CHƯỜM
BẰNG NƯỚC ẤM CHO TRẺ KHI SỐT CAO
TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM CU BA
Trần Thị Lan Phương*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng của phương pháp chườm ấm khi trẻ sốt cao trong thời gian đến khám và nằm
viện, đồng thời khảo sát kiến thức nhận biết và cách xử trí chăm sóc của các bà mẹ đối với trẻ khi sốt cao.
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có can thiệp. Đối tượng của
nghiên cứu là tất cả các trẻ nhi bị sốt đến khám và điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Việt Nam Cu Ba.
Kết quả: Kết quả cho thấy có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê khi ta chọn những trẻ sốt cao trên 390C nhưng
chưa dùng thuốc hạ sốt trước đó 6 giờ và chia hai nhóm ngẫu nhiên để nghiên cứu: Nhóm một chỉ dùng thuốc hạ
nhiệt Paracetamol. Nhóm hai: kết hợp dùng thuốc Paracetamol với chườm cơ thể bằng nước ấm. Theo dõi nhiệt
độ của hai nhóm này sau 15 phút thấy nhóm một giảm 1,1 ± 0,3 độ; nhóm 2 là 0,4 ± 0,3 độ. So sánh sự giảm
nhiệt độ của hai nhóm sau 30 phút thấy nhiệt độ giảm trung bình của nhóm một là 2,3 ± 0,5, nhóm hai là 1,8 ±
0,6.
Kết luận: Chườm ấm kết hơp với uống thuốc hạ sốt có tác dụng giảm nhiệt tốt hơn so với chỉ dùng uống
thuốc hạ sốt đơn thuần.
Từ khóa: Chườm ấm cho trẻ- sốt cao.
ABSTRACT
KNOWLEDGE SURVEY OF CARING FOR CHILDREN WITH FEVER OF MOTHERS AND
ANTIPYRETIC EFFECT OBSERVATION OF HOT THERAPEUTIC COMPRESS APPLIANCE
METHOD FOR CHILDREN WITH HIGH FEVER AT PEDIATRICS VIET NAM - CU BA HOSPITAL
Tran Thi Lan Phuongl* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 112 - 125
Objectives: Evaluating effect of Hot therapeutic compress appliance method when children being high fever
during examination and treatment in the hospital, at the same time, knowledge survey of mother’s recognition
and behaviour to children with high fever.
Methods: Interfered research design of horizontal description. Subject of the research is all children with
fever that examine and treat at Pediatrics of Vietnam - Cuba Hospital.
Results: Shown that there are significant changes to statistics when selecting children with fever above 390C
but have not used febrifuge before that 6h at least and separating two random group for research: group 1 only
uses febrifuge of Paracetamol. Group 2 combines using Paracetamol with Hot therapeutic compress appliance.
Monitoring temperature of these two groups after 15 minutes, group 1 reduces 1.1 ± 0.3 degrees; group 2 is 0.4 ±
0.3 degrees. Comparising temperature decrease of two groups after 30 minutes, result shown that average decrease
temperature of group 1 is 2.3 ± 0.5, group 2 is 1.8 ± 0.6.
Conclusions: Hot therapeutic compress appliance combined with take febrifuge has antipyretic effect better
than only taking simple febrifuge.
* Trường Đại Học Thăng Long Hà Nội
Tác giả liên lạc:ĐD Trần Thị Lan Phương, ĐT:0982951089, Email:lanphuong_11@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 113
Key words: Hot therapeutic compress appliance for children with high fever.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Đây
là một phản ứng có lợi bảo vệ cơ thể trước sự
xâm nhập của các yếu tố lạ như vi rút, vi khuẩn,
các tác nhân vật lý cũng như các yếu tố khác.
Tuy nhiên, bên cạnh ý nghĩa bảo vệ cơ thể, sốt
(đặc biệt là khi trẻ sốt cao) có thể có những tác
động bất lợi, gây rối loạn hoạt động của các cơ
quan như tim mạch, hô hấp, thần kinh, rối loạn
chuyển hoá, gây mất nước và các chất điện
giải Đặc biệt, sốt cao có thể gây co giật, nguy
hiểm đến tính mạng trẻ và có thể có những di
chứng thần kinh sau này.
Việc nhận biết trẻ sốt, xử trí và chăm sóc trẻ
sốt đúng cách sẽ làm giảm những tác động có
hại của sốt đối với trẻ. Đây là vấn đề tưởng như
đơn giản nhưng trên thực tế, có nhiều bà mẹ
chưa biết đánh giá con mình bị sốt, chưa biết
cách xử trí và chăm sóc khi trẻ sốt và cũng chưa
biết hết được tác hại của sốt đối với trẻ để biết
cách phòng ngừa. Với những trẻ có tiền sử co
giật do sốt hoặc trẻ sốt cao có nguy cơ co giật,
việc hạ nhiệt kịp thời là rất quan trọng.
Hiện nay, Paracetamol là loại thuốc hạ sốt
thường được sử dụng cho trẻ vì tính an toàn và
thuốc này hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá.
Tuy nhiên, thuốc đạt được nồng độ đỉnh trong
huyết thanh cũng phải sau 30 – 60 phút. Bên
cạnh việc hạ sốt bằng Paracetamol, cần kết hợp
với phương pháp vật lý chườm ấm để hạ nhiệt
kịp thời, hạn chế nguy cơ giật cho trẻ.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát kiến thức nhận biết, xử trí và chăm
sóc trẻ sốt của các bà mẹ có con bị sốt đến khám
và điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Việt Nam –
Cu Ba.
Nhận xét tác dụng của phương pháp chườm
ấm để hạ nhiết khi trẻ sốt cao.
TỔNG QUAN
Đại cương
Sốt là tình trạng tăng nhiệt độ của cơ thể do
đáp ứng đặc hiệu về mặt sinh học, qua trung
gian và được kiểm soát bởi hệ thần kinh trung
ương. Trẻ được xem là có sốt khi nhiệt độ đo ở
hậu môn là từ 38oC trở lên hoặc nhiệt độ đo ở
hõm nách từ 37,5oC trở lên(2). Trẻ sốt cao khi
nhiệt độ đo ở hõm nách trên 39oC.
Cần phân biệt sốt với các nguyên nhân khác
gây tăng thân nhiệt như nhiễm nóng. Sốt là triệu
chứng của nhiều bệnh lý liên quan đến nhiễm
khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn.
Xác định trẻ sốt
Để xác định trẻ sốt, cách chính xác nhất là đo
thân nhiệt cho trẻ bằng nhiệt kế.
Các vị trí đo thân nhiệt
Các vị trí có thể đo thân nhiệt cho trẻ là
miệng, hõm nách, hậu môn và màng nhĩ.
Đo thân nhiệt ở miệng
Trẻ được xác định là sốt khi nhiệt độ đo ở
miệng ≥ 37,8oC. Vị trí đo này có thể cho kết quả
chính xác nhưng dễ gây nguy hiểm cho trẻ vì có
thể trẻ cắn đầu nhiệt kế gây vỡ dẫn đến tình
trạng ngộ độc thuỷ ngân. Do đó, đo thân nhiệt ở
miệng chỉ nên áp dụng cho trẻ trên 5 tuổi và cần
sử dụng loại nhiệt kế có đầu cảm nhận nhiệt
bằng chất liệu mềm. Việc vệ sinh đầu nhiệt kế
trước và sau khi đo là rất cần thiết để tránh lây
nhiễm giữa các bệnh nhi.
Đo thân nhiệt ở hậu môn
Nhiệt độ hậu môn phản ánh nhiệt độ trung
tâm của cơ thể. Trẻ được coi là sốt khi nhiệt độ
hậu môn ≥ 38oC. Khi đo thân nhiệt ở hậu môn,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 114
cần chú ý bôi vaselin vào đầu nhiệt kế, nhẹ
nhàng và thận trọng đưa từ từ đầu nhiệt kế vào
hậu môn bé. Động tác này nếu làm mạnh hoặc
vội vàng có thể làm tổn thương niêm mạc hậu
môn hoặc có thể làm thủng trục tràng. Nhiệt kế
dùng để đo đường hậu môn cần được đánh dấu
riêng, tránh dùng lẫn để đo đường miệng. Sau
khi đo cần vệ sinh sạch sẽ nhiệt kế.
Đo thân nhiệt ở nách
Vị trí này thường được các bà mẹ sử dụng
nhiều vì thuận tiện và dễ đo. Nhiệt độ hõm
nách là nhiệt độ ngoại vi của cơ thể, do đó, trẻ
được coi là sốt khi nhiệt độ ở hõm nách >
37,5oC. Khi đo cần lưu ý đặt đầu nhiệt kế vào
giữa hõm nách.
Đo thân nhiệt ở tai (màng nhĩ)
Nhiệt độ màng nhĩ là nhiệt độ trung tâm
cơ thể, giống như nhiệt độ đo ở hậu môn.
Hiện nay trên thị trường có loại nhiệt kế đo ở
tai cho kết quả nhanh và ít gây khó chịu cho
trẻ. Tuy nhiên, số đo có thể dao động nếu cha
mẹ đặt nhiệt kế không đúng vị trí hoặc trẻ < 3
tháng có lỗ tai quá nhỏ.
* Thân nhiệt của trẻ có thể đo ở nhiều vị trí
khác nhau nhưng điều quan trọng là phải biết
đo đúng cách và khi theo dõi thân nhiệt cho trẻ
cần nhất quán về dụng cụ đo và nơi lấy nhiệt.
Cách đo thân nhiệt các bà mẹ hay làm khi
trẻ sốt
Khi trẻ sốt, nhiều bà mẹ đo thân nhiệt cho
con bằng nhiệt kế nhưng cũng không ít các bà
mẹ cảm nhận nhiệt độ của con mình bằng cách
sờ tay lên trán hoặc người con. Cách đo này
không chính xác do chủ quan của từng người.
Hơn nữa, với cách đo này, các mẹ không thể biết
con mình sốt bao nhiêu độ để xử trí kịp thời.
Cơ chế bệnh sinh của sốt
Cơ chế gây sốt
Những chất gây sốt ngoại sinh (các vi sinh
vật và độc tố của chúng) kích thích những tế bào
của vật chủ phóng thích ra những chất gây sốt
nội sinh. Chất gây sốt nội sinh gây sốt bởi sự
khởi đầu những thay đổi chuyển hóa của trung
tâm điều nhiệt nằm ở vùng hạ đồi. Sự tổng hợp
Prostaglandine- E2 có vai trò quan trọng sự
nâng lên của điểm ngưỡng nhiệt.
Khi điểm ngưỡng nhiệt của vùng hạ đồi
được nâng lên, sẽ hoạt hóa bộ phận tác động
điều hòa thân nhiệt: Quá trình tạo nhiệt (tăng
trương lực cơ, ớn lạnh) và bảo tồn nhiệt (co
mạch) sẽ chiếm ưu thế hơn quá trình thải
nhiệt (dãn mạch, đổ mồ hôi) cho đến khi nhiệt
độ của máu tưới vùng hạ đồi đạt tới điểm
ngưỡng nhiệt mới.
Các giai đoạn của quá trình sốt
Giai đoạn tăng thân nhiệt (sốt lên)
Trong giai đoạn này, sản nhiệt tăng và thải
nhiệt giảm làm mất cân bằng nhiệt (sinh
nhiệt/thải nhiệt > 1). Cơ thể phản ứng giống như
bị nhiễm lạnh.
Biểu hiện của phản ứng tăng thân nhiệt là
sởn gai ốc, tăng chuyển hóa và tăng chức năng
hô hấp, tuần hoàn, mức hấp thu oxy có thể tăng
gấp 3 hay 4 lần bình thường. Đồng thời có phản
ứng giảm thải nhiệt, gồm co mạch da (da nhợt,
giảm tiết mồ hôi), do đó, bệnh nhân thường tìm
tư thế phù hợp và đòi đắp chăn. Trường hợp
chất gây sốt có tác dụng mạnh, bệnh nhân có thể
thấy rùng mình, ớn lạnh, rét run, khiến thân
nhiệt tăng rất nhanh. Giai đoạn này, việc sử
dụng các thuốc hạ nhiệt hầu như không có tác
dụng, chườm lạnh cũng ít hiệu quả, chỉ làm mất
thêm năng lượng của cơ thể.
Giai đoạn thân nhiệt ổn định ở mức cao (sốt đứng)
Giai đoạn này sản nhiệt không tăng hơn
nhưng thải nhiệt bắt đầu tăng lên (mạch da dãn
rộng) đạt mức cân bằng với tạo nhiệt (sinh
nhiệt/tạo nhiệt = 1) và đều ở mức cao. Tuy nhiên
chưa có mồ hôi. Tùy theo số lượng và hoạt tính
của chất gây sốt, trạng thái và tuổi của người
bệnh mà thân nhiệt chỉ tăng ít: sốt nhẹ (38oC),
hoặc tăng nhiều: sốt vừa (38oC – 39oC), sốt cao
và rất cao (39oC- 41oC). Thân nhiệt trong giai
đọan “sốt đứng” có thể ổn định (gọi là sốt liên
tục) hoặc thay đổi (sốt dao động), thậm chí tạm
về bình thường (sốt cách quãng: Cơn sốt cách
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 115
nhau một hay vài ngày). Tất cả phụ thuộc vào
loại vi khuẩn với chất gây sốt đặc trưng của mỗi
loại.
Biểu hiện của giai đoạn này: Da từ tái trở
nên đỏ, nóng nhưng khô (không mồ hôi); thân
nhiệt ngoại vi tăng do mạch ngoại biên bắt đầu
giãn (giúp thải nhiệt); hô hấp, tuần hoàn và sự
hấp thu oxy đều giảm so với giai đoạn đầu
nhưng vẫn ở mức cao gấp 1,5 hay 2 lần so với
bình thường, thân nhiệt vẫn duy trì ở mức cao.
Lúc này có thể làm tăng thải nhiệt như dùng
thuốc hạ sốt để hạn chế, nếu thân nhiệt đe dọa
lên quá cao.
Giai đoạn thân nhiệt trở về bình thường (sốt lui).
Sự sản nhiệt ở giai đoạn này bị ức chế dần
để trở về bình thường và thải nhiệt tăng rõ (sinh
nhiệt/thải nhiệt < 1). Nhờ vậy thân nhiệt trở về
bình thường.
Biểu hiện: Giai đoạn này cơ thể phản ứng
giống như nhiễm nóng giai đoạn đầu. Có thể
thấy sự hấp thu oxy và mức chuyển hóa trở về
mức tối thiểu, có giãn mạch ngoại vi, vã mồ hôi,
tăng bài tiết nước tiểu (do đó có thể gặp biến
chứng như tụt huyết áp nếu gặp điều kiện thuận
lợi như đứng dậy đột ngột, vận cơ đột ngột;
hoặc có thể giảm thân nhiệt nhanh và nhiễm
lạnh nếu gặp điều kiện thuận lợi, như gió lùa,
tiếp xúc lạnh, tắm lạnh)(3).
Ý nghĩa sinh học của sốt
Sốt là một đáp ứng có lợi cho cơ thể bởi vì
các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng:
Khi sốt, khả năng tiêu diệt vi khuẩn tăng.
Hoạt động đề kháng của cơ thể tăng: Tăng
hoạt động của hệ miễn dịch, tăng hiện tượng
thực bào, tăng hoạt động diệt khuẩn của bạch
cầu đa nhân trung tính, tăng tổng hợp
interferon, tăng tổng hợp kháng thể. Tuy nhiên
ở nhiệt độ cao (từ 40oC trở lên), tác dụng này có
thể không có và đôi khi hiệu quả ngược lại.
Giảm lượng sắt trong huyết thanh (do tăng
hấp thu sắt vào hệ võng nội mô và giảm hấp thu
sắt từ ruột vào máu) đồng thời tăng lượng
protein gắn sắt, feritin. Vì vậy, nồng độ sắt tự do
trong máu giảm, làm giảm sự sinh sản của vi
khuẩn vì vi khuẩn tăng nhu cầu về sắt khi ở
nhiệt độ cao(2).
Các bất lợi của sốt
Các rối loạn chuyển hoá trong sốt
Chuyển hóa năng lượng
Trong sốt có tăng chuyển hóa và qua đó
tăng tạo năng lượng để chi dùng cho các nhu
cầu tăng sản nhiệt (không qua ATP) và tăng
chức năng một số cơ quan (qua ATP). Tuy nhiên
mức tăng này không lớn. Tăng thân nhiệt lên 1
độ mới làm tăng chuyển hóa lên 3-5%. Cơ chế
chủ yếu tiết kiệm năng lượng trong sốt là giảm
thải nhiệt. Nhờ vậy cơ thể chỉ cần sản nhiệt gấp
2-3 lần trong vòng 10-20 phút là đủ tăng thân
nhiệt lên 39oC hay 40oC, sau đó mức tăng
chuyển hoá chủ yếu để tăng chức năng cơ quan
hơn là để duy trì thân nhiệt cao.
Chuyển hóa Glucid
Glucid là năng lượng chủ yếu sử dụng ở giai
đoạn đầu của sốt (thương số hô hấp = 1,0). Có
thể thấy Glucose huyết tăng lên (đôi khi đến
mức có Glucose niệu), dự trữ Glycogen ở gan
giảm đi và có thể cạn kiệt nếu sốt cao 40oC và
cơn sốt kéo dài trên 4 giờ. Lúc này cơ thể tự tạo
Glucid từ Protid (ở gan) để có thể khai thác năng
lượng từ Lipid. Trường hợp sốt cao và kéo dài
có thể làm tăng acid lactic trong máu, nói lên sự
chuyển hóa yếm khí của Glucid.
Chuyển hóa Lipid
Lipid luôn luôn bị huy động trong sốt, chủ
yếu từ giai đoạn hai, nhất là khi nguồn Glucid
bắt đầu cạn. Có thể thấy nồng độ acid béo và
triglycerid tăng trong máu. Chỉ khi sốt cao kéo
dài, mới có rối loạn chuyển hoá Lipid, đó là tăng
nồng độ cetonic – chủ yếu do thiếu Glucid – góp
phần quan trọng gây nhiễm acid trong một số
cơn sốt.
Chuyển hóa Protid
Tăng tạo kháng thể, bổ thể, bạch hầu, enzym
làm cho sự huy động dự trữ Protid tăng lên
trong sốt là điều không tránh khỏi. Có thể thấy
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 116
nồng độ urê tăng thêm 20-30% trong nước tiểu ở
một cơn sốt thông thường. Ngoài ra, trong một
số trường hợp sốt Protid còn bị huy động vì độc
tố, và nhất là để trang trải nhu cầu năng lượng
(khi nguồn Glucid cạn kiệt). Đó là các cơ chế
quan trọng gây suy mòn trong một số trường
hợp sốt.
Chuyển hóa muối nước và thăng bằng acid – base
Chuyển hóa muối nước: Ở giai đoạn đầu
thường ngắn chưa thấy rõ sự thay đổi, có thể
tăng mức lọc cầu thận do tăng lưu lượng tuần
hoàn nhưng từ giai đoạn 2, hormon ADH của
hậu yên và adosteron của thượng thận tăng tiết,
gây giữ nước và giữ natri (qua thận và tuyến mồ
hôi), nhưng có tăng bài tiết K và P. Có thể thấy
da khô, lượng nước tiểu giảm rõ nhưng đậm
đặc, tỷ trọng cao. Tình trạng ưu trương trong cơ
thể (do tích các sản phẩm chuyển hoá) và do
mất nước qua hơi thở làm bệnh nhân khát (đòi
uống). Ở giai đoạn 3 (sốt lui) ống thận và tuyến
mồ hôi được giải phóng khỏi tác dụng của ADH
và aldosteron nên có tăng bài tiết nước tiểu, vã
mồ hôi, thân nhiệt trở về bình thường.
Thay đổi chức năng các cơ quan trong sốt
Thay đổi chức năng thần kinh
Sốt sẽ không gặp các triệu trứng thần kinh
như: nhức đầu, chóng mặt, lú lẫn chỉ thấy cảm
giác buồn ngủ- nói lên sự ức chế của vỏ não.
Tuy nhiên, cùng một thân nhiệt (39oC), người
sốt có các triệu chứng thần kinh nhẹ hơn và dễ
chịu đựng hơn so với khi nhiễm nóng; người
trưởng thành dễ chịu đựng hơn so với trẻ nhỏ
tuổi (ví dụ, người lớn không co giật khi sốt 40oC
hay 41oC, nhưng trẻ 2 tuổi có thể co giật ngay từ
39,5oC hoặc thấp hơn).
Thay đổi chức năng tuần hoàn
Hệ tim mạch hoàn toàn đáp ứng yêu cầu
trong sốt. Sốt 40oC hay 41oC chỉ làm tăng thêm
24 hay 30 nhịp tim.Trung bình tăng 1 độ trong
sốt là nhịp tim tăng thêm 8-10 nhịp/phút. Huyếp
áp không tăng. Tuy nhiên, ở giai đoạn ba, khi cơ
thể đào thải nhiều nước có thể biến chứng làm
tụt huyết áp nếu đứng dậy đột ngột.
Khi trẻ sốt cao, các mạch ngoại vi thường co
lại làm tay chân trẻ lạnh và nổi vân tím trên da.
Thay đổi chức năng hô hấp
Hệ hô hấp hoàn toàn đảm nhiệm chức năng
tăng thông khí. Tuy nhiên ngoài tác dụng giúp
thải một số nhiệt, tăng thông khí ở nhiệt độ cao
cũng góp phần làm mất một lượng nước đáng
kể (khô miệng và mũi họng, khát).
Rối loạn chức năng tiêu hoá
Hệ tiêu hóa giảm chức năng toàn bộ nặng
hay nhẹ tùy mức tăng thân nhiệt trong sốt. Các
dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa thường đến sớm
như:
+ Giảm tiết mọi dịch (nước bọt, dịch dạ dày,
tụy, mật, ruột) gây đắng miệng, lưỡi trắng, chán
ăn, khó tiêu.
+ Giảm co bóp và giảm nhu động khiến lâu
tiêu, đầy bụng, táo bón.
+ Giảm hấp thu. Hầu hết, khi hết sốt, chức
năng tiêu hóa mau chóng hồi phục, tăng cảm
giác ngon miệng.
Thay đổi tiết niệu
Do tăng tuần hoàn qua thận và co mạch
ngoại vi nên giai đoạn đầu của sốt có tạm tăng
bài tiết nước tiểu. Ở giai đoạn hai có giảm rõ rệt
lượng nước tiểu và mồ hôi do tác dụng ADH. ở
giai đoạn ba hết tác dụng của ADH nên có tiết
nhiều nước tiểu và mồ hôi.
Thay đổi chức năng nội tiết
Nhiều tuyến nội tiết có vai trò quan trọng
trong cơ chế bệnh sinh của sốt, giúp thực hiện ý
nghĩa đề kháng và bảo vệ của sốt trước các tác
nhân có hại cho cơ thể như: Thyroxin, adrenalin,
noradrenalin làm tăng chuyển hóa. Aldosteron
và ADH làm tăng giữ nước và muối(3).
Xử trí sốt
Thuốc Paracetamol
Khi trẻ sốt > 38,5oC (nhiệt độ hõm nách), cần
cho trẻ uống thuốc hạ sốt.
Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt, được
dùng phổ biến nhiều nhất vì được cho là an
toàn. Thuốc được hấp thu nhanh chóng qua
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 117
đường tiêu hoá. Thuốc tác động lên vùng dưới
đồi gây hạ nhiệt do giãn mạch và tăng lưu
lượng máu ngoại biên. Nồng độ đỉnh trong
huyết tương đạt trong vòng từ 30- 60 phút sau
khi uống với liều điều trị.
Liều điều trị của Paracetamol là 10 – 15
mg/kg/lần, khoảng các giữa các lần dùng là 4
– 6 giờ.
Với liều điều trị thông thường, paracetamol
hầu như không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, khi
dùng liều cao (> 10 g), sau thời gian tiềm tàng 24
giờ sẽ xuất hiện hoại tử tế bào gan và có thể dẫn
tới tử vong sau 5 – 6 ngày.
Hạ sốt bằng phương pháp vật lý
Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, bên cạnh việc
sử dụng thuốc hạ sốt, có thể kết hợp với các biện
pháp làm tăng thải nhiệt qua da.
Chườm ấm
Đây là phương pháp hiệu quả và hiện nay
đang được khuyến khích sử dụng vì có nhiều
ưu điểm. Nguyên lý của phương pháp này là
làm tăng thải nhiệt qua da. Nước ấm làm giãn
các mạch máu dưới da giúp tăng quá trình thải
nhiệt. Khi chườm nước ấm, một lớp nước mỏng
được tạo trên bề mặt da, chính sự bay hơi của
lớp nước này sẽ làm tăng thải nhiệt qua da. Mặt
khác, chườm nước ấm làm trẻ thấy dễ chịu,
không bị lạnh và tránh được nguy cơ viêm phổi.
Các phương pháp vật lý khác
Ngâm trẻ vào bồn nước
Phương pháp này không nên sử dụng vì cơ
chế thải nhiệt chủ yếu là do bay hơi qua da. Nếu
ngâm trẻ vào bồn nước thì sẽ giảm sự bay hơi
qua da của trẻ làm hạn chế sự thải nhiệt của cơ
thể.
Lau cồn
Hiện nay, phương pháp này không được sử
dụng vì cồn có thể có nguy cơ hít cồn qua hơi
thở và hấp thu cồn qua da, có thể làm tổn
thương hệ thần kinh của trẻ.
Chườm nước lạnh
Trước đây, quan niệm chườm nước lạnh sẽ
làm giảm nhiệt do truyền nhiệt qua da nhưng
thực tế, phương pháp này ít hiệu quả. Trái với
chườm nước ấm, nước lạnh làm co mạch dưới
da làm hạn chế quá trình thoát nhiệt. Mặt khác,
khi trẻ sốt, nhiệt độ cơ thể trẻ cao tương đối so
với môi trường nên trẻ thường có cảm giác rét
run, vì thế, khi chườm nước lạnh càng làm cho
trẻ run, chính sự run này lại làm tăng quá trình
sản nhiệt. Nước lạnh chườm cho trẻ cũng làm
tăng nguy cơ viêm phổi cho trẻ. Chính vì những
lý do này mà hiện nay, phương pháp chườm
nước lạnh được khuyến cáo không nên áp dụng.
Dán miếng dán hạ sốt
Hiện nay trên thị trường có bán một số loại
miếng dán hạ sốt tác dụng theo cơ chế vật lý.
Thành phần chủ yếu của chúng là Hydrogen, có
tac dụng hấp thu nhiệt và phân tán ra ngoài.
Một số có chứa tinh dầu bạc hà, khi bay hơi sẽ
có tác dụng làm hạ nhiệt. Tuy nhiên, hiệu quả
của những miếng dán này còn chưa được chứng
minh một cách rõ rệt.
Các phương pháp hạ sốt khác mà các bà mẹ
hay dùng
Trong dân gian, khi trẻ sốt, các bà mẹ hay
dùng những phương pháp khác để hạ nhiệt cho
con mình như cho trẻ uống nước lá nhọ nồi, đắp
lá nhọ nồi, đắp khăn ướt trên trán trẻ. Thực tế
cho thấy những phương pháp này thường ít
hiệu quả. Nhiều bà mẹ khi thấy trẻ sốt cao, rét
run còn đắp chăn cho con vì sợ con mình lạnh.
Đây là một quan điểm sai lầm vì trẻ không
những không hạ sốt mà còn có thể làm trẻ tăng
nhiệt độ và tăng nguy cơ co giật
Xử trí co giật do sốt
Một trong những biến chứng của sốt cao là
co giật. Đây là một cấp cứu mà các bà mẹ phải
xử trí khẩn trương và đúng cách để tránh nguy
cơ tử vong và di chứng thần kinh cho trẻ.
Khi trẻ co giật do sốt, cần nhanh chóng cho
trẻ dùng thuốc hạ sốt bằng cách đặt hậu môn
nếu trước đó trẻ chưa được dùng. Tuyệt đối
không được ghì chặt trẻ. Dùng miếng gạc sạch
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 118
đặt giữa hai hàm răng trẻ để tránh cho trẻ cắn
phải lưỡi và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế
gần nhất để kịp thời điều trị.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn lựa
Tất cả những bệnh nhi bị sốt đến khám và
điều trị tại khoa Nhi của Bệnh viện Việt Nam –
Cu Ba.
Những bà mẹ của những em bé này.
Tiêu chuẩn loại trừ
Những bệnh nhi không sốt.
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 07/ 2010 đến tháng 09/2010.
Địa điểm nghiên cứu
Khoa Nhi Bệnh viện Việt Nam – Cu ba Hà
Nội.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có can thiệp.
Cỡ mẫu nghiên cứu
212 trẻ bị sốt đến khám tại khoa Nhi Bệnh
viện Việt Nam – Cu ba từ tháng 07 đến tháng 09
năm 2010.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện.
Phương pháp và công cụ thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu
Khảo sát kiến thức nhận biết và xử trí trẻ sốt của các
bà mẹ
Chúng tôi phỏng vấn các bà mẹ có con bị sốt
đến khám tại khoa qua bộ câu hỏi đã được thiết
kế. Đánh giá điểm kiến thức nhận biết và xử trí
trẻ sốt bằng cách chấm điểm những câu trả lời
của các mẹ dựa vào thang điểm định sẵn.
Trong số những trẻ bị sốt tham gia nghiên
cứu, chọn ra những trẻ sốt cao trên 39oC nhưng
chưa được dùng thuốc hạ sốt trước đó 6 giờ và
chia những trẻ này thành hai nhóm theo cách
chọn mẫu ngẫu nhiên, cứ 1 trẻ vào nhóm 1, trẻ
tiếp theo sẽ vào nhóm 2.
Nhóm 1 được dùng thuốc hạ sốt kết hợp với
phương pháp chườm ấm
Nhóm 2 chỉ được dùng thuốc hạ sốt đơn
thuần.
Theo dõi nhiệt độ của hai nhóm trẻ này 15
phút / lần trong 30 phút. So sánh sự giảm nhiệt
độ trung bình của hai nhóm sau 15 phút và sau
30 phút.
Cách đo thân nhiệt: Trẻ được đo thân nhiệt ở
hõm nách bằng nhiệt kế thủy ngân.
Thuốc hạ sốt được sử dụng cho trẻ là
Paracetamol với liều 10 – 15 mg/kg/lần.
Cách chườm ấm cho trẻ:
+ Chuẩn bị dụng cụ:
* Chậu nước ấm, nhiệt độ nước trong chậu
khoảng 37oC.
* Khăn bông mềm.
+ Đặt trẻ ở nơi thoáng, tránh gió lùa.
+ Cởi bớt quần áo trẻ.
+ Nhúng khăn bông vào nước ấm, vắt bớt
nước (không vắt kiệt). Lau nhẹ để tạo một lớp
nước mỏng ở đầu, thân mình, tay, chân, đặc biệt
là những vùng có mạch máu lớn như cổ, nách,
bẹn.
+ Theo dõi thân nhiệt cho trẻ trong quá trình
chườm ấm cứ 15 phút 1 lần.
+ Khi nhiệt độ cơ thể trẻ < 38oC, ngừng
chườm, lau khô người và mặc quần áo cho trẻ.
Công cụ thu thập số liệu
Bộ câu hỏi phỏng vấn.
Phiếu theo dõi thân nhiệt trẻ.
Nhiệt kế đo thân nhiệt cho trẻ.
Dụng cụ để chườm ấm cho trẻ:
+ Chậu đựng nước.
+ Khăn bông.
+ Phích đun nước nóng.
Thuốc Paracetamol 0,1g.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 119
Các biến số nghiên cứu
Trình độ học vấn của mẹ.
Nơi cư trú.
Cách nhận biết trẻ sốt.
Vị trí đo thân nhiệt trẻ mẹ thường đo.
Mốc nhiệt độ mẹ xác định là trẻ sốt.
Mốc nhiệt độ mẹ cho là trẻ sốt cao.
Mốc nhiệt độ mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ
sốt.
Kiến thức của mẹ về những rối loạn cơ thể
khi trẻ sốt cao.
+ Thở nhanh.
+ Mạch và nhịp tim nhanh.
+ Mệt mỏi.
+ Ăn uống kém.
+ Đau đầu.
+ Buồn nôn hoặc nôn.
+ Nổi vân tím trên da.
+ Run.
+ Co giật.
+ Mất nước và điện giải.
Dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của Bác
sĩ.
Việc quan tâm đến liều và khoảng cách giữa
các lần dùng thuốc hạ sốt của những mẹ không
theo hướng dẫn của Bác sĩ.
Những biện pháp hạ sốt khác mà các bà mẹ
sử dụng.
+ Uống nước lá nhọ nồi.
+ Đắp lá nhọ nồi.
+ Đắp khăn ướt.
+ Đắp chăn cho trẻ vì sợ lạnh.
+ Dán miếng dán hạ sốt.
+ Nới rộng quần áo.
+ Chườm nước lạnh.
+ Chườm nước ấm.
+ Không làm gì.
Xử trí của các bà mẹ nếu trẻ bị co giật do sốt.
+ Đặt thuốc hạ sốt đường hậu môn ngay
nếu trẻ chưa được dùng thuốc hạ sốt.
+ Đặt miếng gạc giữa hai hàm răng trẻ.
+ Ghì chặt trẻ.
+ Khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế gần
nhất.
+ Không biết làm gì.
Điểm kiến thức của các bà mẹ.
Nhiệt độ cơ thể lúc bắt đầu theo dõi.
Nhiệt độ cơ thể sau 15 phút.
Nhiệt độ cơ thể sau 30 phút.
Nhiệt độ giảm sau 15 phút.
Nhiệt độ giảm sau 30 phút.
Xử lý số liệu
Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata và
phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 15.0. Các
thuật toán thống kê: Tính tần suất, so sánh trung
bình của hai nhóm.
Đạo đức trong nghiên cứu
Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu
đều được giải thích cụ thể về mục đích, nội
dung nghiên cứu để đối tượng tham gia một
cách tự nguyện và cung cấp thông tin chính xác.
Tất cả các thông tin thu thập được chỉ phục
vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài, không
nhằm mục đích khác.
KẾT QUẢ
Kiến thức nhận biết và xử trí sốt của các bà
mẹ
Nhận biết sốt
Đa số các bà mẹ nhận biết trẻ sốt bằng cách
cảm nhận bằng tay (178 bà mẹ chiếm 84%).
178
34
Cảm nhận bằng
tay
Đo bằng nhiệt kế
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 120
Biểu đồ 1. Cách nhận biết sốt của các bà mẹ
1
193
8 10
Miệng
Hõm nách
Hậu môn
Màng nhĩ
Biểu đồ 2. Vị trí đo thân nhiệt cho trẻ
* Nhận xét: Hầu hết các bà mẹ (193 mẹ chiếm
91%) thường đo thân nhiệt cho trẻ ở hõm nách.
13
154
45
>37oC
>37,5oC
>38oC
Biểu đồ 3. Quan điểm của các bà mẹ về mốc nhiệt
xác định trẻ sốt (Đo ở hõm nách)
* Nhận xét: Phần lớn các bà mẹ (154 bà mẹ
chiếm 72,6%) quan niệm trẻ sốt khi nhiệt độ cơ
thể trẻ > 37,5oC.
44
115
38
15
>38oC
>38,5oC
>39oC
>39,5oC
Biểu đồ 4. Quan điểm của các bà mẹ về mốc nhiệt
được coi là trẻ sốt cao (Đo ở hõm nách)
* Nhận xét: Phần lớn các bà mẹ (115 mẹ
chiếm 54,3%) cho rằng trẻ sốt cao khi thân nhiệt
trẻ > 38,5oC.
Bảng 1. Sự hiểu biết của các bà mẹ về những rối loạn
cơ thể trẻ có thể gặp khi trẻ sốt cao
Các rối loạn khi trẻ sốt cao N %
Thở nhanh 47 22,2
Mạch và nhịp tim nhanh 46 21,7
Mệt mỏi 168 79,2
Ăn uống kém 170 80,2
Đau đầu 132 58,0
Buồn nôn và nôn 57 26,8
Nổi vân tím trên da 46 21,7
Run 72 34
Co giật 72 34
Mất nước và điện giải 53 25
* Nhận xét: Những triệu chứng rối loạn cơ
thể khi trẻ sốt cao được các bà mẹ biết nhiều
nhất là ăn uống kém, mệt mỏi, đau đầu.
Cách xử trí sốt
13
136
47
16
0
20
40
60
80
100
120
140
>37,5oC >38oC >38,5oC >39oC
Biểu đồ 5. Quan điểm về mốc nhiệt cần dùng thuốc
hạ sốt cho trẻ của các bà mẹ (Đo thân nhiệt ở hõm
nách)
* Nhận xét: Đa số các bà mẹ (136 mẹ chiếm
64,2%) cho rằng cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt
khi trẻ sốt > 38oC.
105
107
107
Theo chỉ định của
BS
Tự ý dùng
Biểu đồ 6. Việc tuân theo chỉ định của bác sĩ khi
dùng thuốc hạ sốt cho trẻ
* Nhận xét: Trong số 212 bà mẹ được phỏng
vấn, chỉ có 105 bà mẹ (49,5%) thấy cần thiết
dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo hướng dẫn của
bác sĩ.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 121
50
57
Quan tâm đến liều
& khoảng cách
dùng
Không quan tâm
Biểu đồ 7. Việc quan tâm đến liều và khoảng thời
gian giữa các lần dùng thuốc của các bà mẹ tự ý cho
con dùng thuốc hạ sốt
* Nhận xét: Trong số 107 bà mẹ tự ý cho con
dùng thuốc hạ sốt, có 57 bà mẹ (53,3%) dùng
thuốc hạ sốt cho con bất cứ khi nào trẻ sốt mà
không quan tâm đến lượng thuốc hạ sốt đã
dùng trong ngày và khoảng cách giữa các lần
dùng.
Bảng 2. Các biện pháp hạ sốt khác các bà mẹ sử dụng
cho trẻ
Các phương pháp hạ sôt khác N %
Uống nước lá nhọ nồi 60 28,3
Đắp lá nhọ nồi 41 22,6
Đắp khăn ướt lên trán 91 42,9
Đắp chăn cho trẻ vì sợ lạnh 37 17,5
Dán miếng dán hạ sốt 61 28,8
Nới rộng quần áo 86 40,6
Chườm khắp cơ thể bằng nước lạnh 31 14,6
Chườm khắp cơ thể bằng nước ấm 95 44,8
Không làm gì 5 2,4
* Nhận xét: Trong số những bà mẹ được
phỏng vấn, vẫn còn một số bà mẹ có quan điểm
sai lầm khi xử trí trẻ sốt như đắp chăn cho trẻ
(37 mẹ chiếm 17,5%), chườm nước lạnh cho trẻ
(31 mẹ chiếm 14,6%)
Bảng 3. Kiến thức xử trí nếu trẻ bị co giật do sốt của
các bà mẹ
Các động tác xử trí N %
Ghì chặt trẻ 53 25,6
Không biết làm gì 40 18,9
Đặt thuốc hạ sốt đường hậu môn 126 59,4
Đặt miếng gạc giữa hai hàm răng trẻ 34 16,0
Khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất 206 97,2
* Nhận xét: Trong số các bà mẹ được
phỏng vấn, hầu hết các bà mẹ đều biết khẩn
trương đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ
bị co giật do sốt.
Đánh giá điểm kiến thức của các bà mẹ về
nhận biết và cách xử trí khi trẻ sốt
74
84
54
<50 điểm
50 - < 70 điểm
≥ 70 điểm
Biểu đồ 8. Điểm kiến thức nhận biết và xử trí sốt của
các bà mẹ
* Nhận xét:Trong số 212 bà mẹ, số bà mẹ có
điểm kiến thức trung bình từ 50 - < 70 điểm
chiếm tỉ lệ cao nhất (39,6%), số bà mẹ có kiến
thức tốt > 70 điểm chỉ có 25,5%.
Bảng 4. Điểm trung bình kiến thức theo trình độ học
vấn của mẹ
Tốt nghiệp PTTH hoặc dưới PTTH Trên PTTH p
Số bà mẹ 120 92
ĐIểm TB KT 49,3 ± 7,9 69,9 ± 12,9 0,000
* Nhận xét: Những bà mẹ có trình độ văn
hóa trên phổ thông trung học có điểm trung
bình kiến thức hơn nhóm những bà mẹ có
trình độ văn hóa dưới phổ thông trung học
29,6 điểm (p < 0,01).
Bảng 5. Điểm trung bình kiến thức theo nơi cư trú
của các bà mẹ
Nội thành Ngoại thành p
Số bà mẹ 175 37
Điểm TB KT 58,4 ± 14,8 57,2 ± 12,9 0,607
* Nhận xét: Điểm trung bình kiến thức của
các bà mẹ sống ở nội thành tương đương với
điểm trung bình kiến thức của các bà mẹ sống ở
ngoại thành (p > 0,05).
Đánh giá hiệu quả của phương pháp
chườm ấm khi trẻ sốt cao
Bảng 6. So sánh nhiệt độ giảm trung bình sau 15
phút của 2 nhóm
Nhóm 1 Nhóm 2 p
Nhiệt độ giảm trung bình
sau 15 phút 1,1 ± 0,3 0,4 ± 0,3 < 0,01
* Nhận xét: Sau 15 phút, nhiệt độ giảm trung
bình của những bệnh nhi nhóm 1 giảm 1,1 ± 0,3
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 122
độ C, nhiệt độ giảm trung bình của các bệnh nhi
nhóm 2 là 0,4 ± 0,3 độ C. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p < 0,01.
Bảng 7. So sánh nhiệt độ giảm trung bình sau 30
phút của 2 nhóm
Nhóm 1 Nhóm 2 p
Nhiệt độ giảm trung
bình sau 30 phút 2,3 ± 0,5 1,8 ± 0,6 < 0,01
* Nhận xét: Sau 30 phút, nhiệt độ giảm trung
bình của nhóm 1 là 2,3 ± 0,5 độ C, nhiệt độ giảm
trung bình của nhóm 2 là 1,8 ± 0,6 độ C. Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.
BÀN LUẬN
Kiến thức nhận biết và xử trí sôt của các bà
mẹ
Nhận biết trẻ sốt
Cách nhận biết trẻ sốt của các bà mẹ
Biểu đồ 1 cho thấy, 84% các bà mẹ nhận biết
con mình có sốt hay không bằng cách sờ tay vào
người trẻ, chỉ có số ít các bà mẹ có thói quen đo
nhiệt độ cho con bằng nhiệt kế. Việc cảm nhận
bằng tay để xác định con mình bị sốt là không
chính xác vì phụ thuộc vào chủ quan của từng
bà mẹ. Nhiều trẻ được mẹ cho là sốt nhưng trên
thực tế trẻ không sốt và ngược lại. Trong trường
hợp trẻ có sốt thì cảm nhận bằng tay cũng
không giúp người mẹ biết chính xác được con
mình sốt bao nhiêu độ để cho con uống thuốc
hạ sốt một cách hợp lý.
Vị trí đo thân nhiệt cho trẻ
Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy hầu hết
các bà mẹ (193 bà mẹ chiếm 91%) có thói quen
đo thân nhiệt cho con mình ở hõm nách trẻ,
chỉ có 1 mẹ đo ở miệng, 8 mẹ đo ở hậu môn và
10 mẹ đo thân nhiệt cho con ở màng nhĩ. Điều
này lý giải đo thân nhiệt ở hõm nách dễ thực
hiện và tương đối an toàn cho trẻ. Trên thị
trường, loại nhiệt kế để đo ở hõm nách
thường sẵn có và giá cả cũng phải chăng nên
thường được các bà mẹ lựa chọn. Đo thân
nhiệt ở miệng chỉ nên thực hiện với những trẻ
trên 5 tuổi vì có nguy cơ trẻ cắn vỡ đầu nhiệt
kế gây ngộ độc thủy ngân. Nhiều bà mẹ e
ngại đo thân nhiệt cho con ở hậu môn vì cách
này khó thực hiện, nếu không thao tác cẩn
thận, nhẹ nhàng dễ làm trẻ đau và có thể làm
tổn thương niêm mạc hậu môn, thậm chí có
thể làm thủng trực tràng của trẻ. Đo thân
nhiệt ở màng nhĩ cũng ít được các bà mẹ sử
dụng mặc dù cho kết quả nhanh và cũng ít
gây khó chịu cho trẻ. Lý do là loại nhiệt kế đo
ở màng nhĩ đắt, có ít trên thị trường và nhiều
mẹ không quen sử dụng.
Mốc nhiệt xác định trẻ sốt
Theo kết quả biểu đồ 3, phẩn lớn các mẹ (154
mẹ - 72,6%) đã xác định đúng trẻ sốt khi nhiệt
độ cơ thể trẻ > 37,5oC. Tuy nhiên, còn một số mẹ
quan niệm trẻ > 37oC đã là sốt hoặc một số mẹ
lại cho rằng trẻ sốt khi thân nhiệt phải > 38oC.
Những quan niệm sai lầm này đều không tốt vì
nếu nhận định sai sẽ có những cách theo dõi và
xử trí không hợp lý đối với trẻ.
Mốc nhiệt độ được xác định là trẻ sốt cao
Nếu như phần lớn các bà mẹ xác định đúng
mốc nhiệt độ trẻ sốt thì đa phần trong số các mẹ
lại trả lời sai về mốc nhiệt độ trẻ sốt cao, chỉ có
38 mẹ (17,9%) xác định đúng trẻ sốt cao khi thân
nhiệt của trẻ > 39oC.
Sốt cao là một cấp cứu đối với trẻ vì khi
trẻ sốt cao sẽ gây ra những rối loạn chức năng
các cơ quan như hô hấp, tim mạch, thần kinh,
trong đó co giât là một biến chứng nguy hiểm
hay gặp ở trẻ. Chính vì thế, xác định đúng khi
nào trẻ sốt cao là rất quan trọng để kịp thời xử
trí hoặc cho trẻ đi cấp cứu, tránh cho trẻ
những biến chứng đáng tiếc. Một số mẹ cho
rằng nhiệt độ cơ thể của con họ > 39,5oC mới
là sốt cao. Chính sự kém hiẻu biết này của mẹ
khiến nhiều trẻ bị co giật vì sốt cao mà không
được uống thuốc hạ sốt và các biện pháp hạ
sốt khác. Ngược lại, nhiều mẹ lại cho rằng trẻ
> 38oC đã là sốt cao nên lo lắng và cho con
uống thuốc sớm một cách không cần thiết.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 123
Kiến thức về những rối loạn cơ thể trẻ khi
sốt cao của các bà mẹ
Theo kết quả bảng 1, những triệu chứng rối
loạn cơ thể được các bà mẹ biết đến nhiều nhất
là ăn uống kém (80,2% số bà mẹ biết triệu chứng
này), mệt mỏi (79,2%), đau đầu (58,0%). Những
triệu chứng khác như thở nhanh, nhịp tim
nhanh, nổi vân tím trên da, run, mất nước và
điện giải còn ít mẹ biết đến. Đặc biệt, co giật là
biến chứng nguy hiểm khi trẻ sốt cao nhưng còn
ít mẹ biết đến triệu chứng này. Qua đây, chúng
tôi thấy cần phải giáo dục kiến thức cho các bà
mẹ về những rối loạn cơ thể khi trẻ sốt cao để
các mẹ biết cách phòng tránh những rối loạn
này cho trẻ.
Kiến thức xử trí sốt của các bà mẹ
Quan điểm về mốc nhiệt (đo ở hõm nách) cần
dùng thuốc hạ sốt cho trẻ của các bà mẹ
Trong số 212 bà mẹ được phỏng vấn, chỉ có
47 mẹ (22,2%) cho con uống thuốc hạ sốt khi trẻ
sốt > 38,5oC, đa số các mẹ (64,2%) cho rằng cần
uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể trẻ >
38oC,(6,1%) các bà mẹ cho con uống hạ sốt khi
thân nhiệt của con mới >37,5oC và (7,5%) số bà
mẹ cho con dùng thuốc chỉ khi bé sốt > 39oC.
Việc cho con uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ
thể còn chưa đến mức phải uống thuốc hoặc con
sốt quá cao đều không có lợi cho trẻ. Sốt là phản
ứng có lợi của cơ thể, vì thế nếu cho trẻ uống
thuốc hạ sốt khi thân nhiệt trẻ < 38,5oC sẽ làm
hạn chế những tác dụng có lợi của sốt, hạn chế
khả năng diệt khuẩn, làm giảm hoạt động đề
kháng của cơ thể. Trái lại, nếu mẹ không kịp cho
con uống thuốc khi nhiệt độ cơ thể cao có thể
gây ra những rối loạn chức năng các cơ quan
đặc biệt trẻ sẽ có nhiều nguy cơ co giật do sốt.
Việc tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và tuân
thủ liều lượng, khoảng cách dùng thuốc hạ
sốt của các bà mẹ
Qua nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận được
chỉ có 49,5% các bà mẹ thấy cần thiết dùng thuốc
hạ sốt cho con theo hướng dẫn của bác sĩ. 51,5%
số mẹ còn lại tự ý dùng, trong số các bà mẹ này,
có đến 50 mẹ dùng thuốc cho con bất cứ khi nào
thấy trẻ sốt mà không quan tâm đến liều lượng
thuốc và khoảng cách giữa các lần dùng. Đây là
cách dùng thuốc có thể gây nguy hiểm cho trẻ vì
chúng ta đã biết, ở liều điều trị thông thường,
paracetamol an toàn cho trẻ và hầu như không
thấy có tác dụng phụ, nhưng nếu dùng quá liều
thuốc này có thể gây độc cho gan và liều cao có
thể dẫn tới tử vong. Vì thế, việc tuân theo hướng
dẫn của bác sĩ để dùng thuốc cho con đúng liều
lượng và khoảng cách giữa các lần dùng là rất
quan trọng, để đảm bảo hiệu quả của thuốc và
đảm bảo sự an toàn cho trẻ.
Các biện pháp hạ sốt khác mà các bà mẹ dùng
cho trẻ
Ngoài việc dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi bé
sốt, chúng tôi thấy các bà mẹ còn thực hiện một
số các biện pháp khác hỗ trợ như uống nước lá
nhọ nồi (28,3%), đắp lá nhọ nồi (22,6%), nới
rộng quần áo (40,6%), chườm nước ấm (44,8%),
dán miếng dán hạ sốt (28,8%), đắp khăn ướt lên
trán (42,9%). Bên cạnh đó, còn có một số mẹ có
những động tác không đúng khi xử trí sốt cho
con như đắp chăn cho trẻ vì thấy trẻ run (17,5%)
hay chườm cho trẻ bằng nước lạnh, thậm chí
chườm nước đá (14,6%).
Việc đắp chăn cho trẻ khi bé sốt không
những không hạ được sốt cho bé mà còn góp
phần làm tăng thân nhiệt có thể làm bé sốt cao
hơn. Chườm nước lạnh khi trẻ sốt cũng là
không nên vì việc hạ sốt bằng phương thức
truyền nhiệt qua da ít hiệu quả, hơn nữa, nước
lạnh sẽ làm co mạch ngoại vi và hạn chế quá
trình thoát nhiệt. Trẻ lạnh sẽ run, chính sự co cơ
do run làm tăng chuyển hoá và tăng thải nhiệt.
Mặt khác, nước lạnh sẽ làm tăng nguy cơ viêm
phổi ở trẻ.
Bên cạnh phương pháp dùng thuốc hạ sốt,
những biện pháp hỗ trợ đúng đắn như chườm
ấm, nới rộng quần áo trẻ sẽ góp phần điều trị
tích cực để trẻ hạ sốt kịp thời tránh những biến
chứng khi trẻ sốt cao cần được phổ biến rộng rãi
hơn nữa đến các bà mẹ. Những tác hại của việc
xử trí không đúng cũng cần được khuyến cáo
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 124
đến các bà mẹ không nên thực hiện. Rất may là
những bà mẹ thực hiện các động tác không
đúng này chiếm tỉ lệ thấp.
Kiến thức xử trí nếu trẻ bị co giật do sốt
Khi được phỏng vấn sẽ làm gì nếu trẻ bị co
giật do sốt, có tới 97,2% các bà mẹ đều chọn
phương án khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế
gần nhất. Nhưng trước khi đưa trẻ đến cơ sở y tế
để cấp cứu, còn ít mẹ biết cách xử trí ngay tại
nhà. Có 59,4% các mẹ biết đặt thuốc hạ sốt
đường hậu môn nếu trước đó 4 đến 6 giờ trẻ
chưa dùng thuốc hạ sốt, chỉ có 16% số các mẹ
biết đặt miếng gạc giữa hai hàm răng trẻ để
tránh cho trẻ cắn phải lưỡi, 18,9% các bà mẹ
không biết phải xử trí thế nào và 25,6% các bà
mẹ có động tác sai là ghì chặt lấy trẻ để trẻ
đỡ giật.
Qua đây, chúng tôi thấy kiến thức xử trí nếu
trẻ co giật do sốt của các bà mẹ còn chưa tốt. Co
giật là một cấp cứu đòi hỏi phải xử trí kịp thời
và đúng cách, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính
mạng trẻ hoặc để lại những di chứng thần kinh
sau này. Những bà mẹ này cần được hướng dẫn
cụ thể cách xử trí đúng khi trẻ co giật để tránh
nguy hiểm cho trẻ.
Đánh giá kiến thức của các bà mẹ
Phân bố điểm kiến thức của các bà mẹ
Theo kết quả nghiên cứu, chúng tôi thấy
điểm kiến thức nhận biết và xử trí sốt của các bà
mẹ không đồng đều. Nhóm những bà mẹ có
điểm kiến thức tốt > 70 điểm chỉ chiếm 25,5%, số
bà mẹ có điểm kiến thức kém < 50 điểm còn
chiếm tỉ lệ cao (34,9%).
Điểm trung bình kiến thức theo trình độ học
vấn của các bà mẹ
Qua kết quả nghiên cứu, điểm trung bình
kiến thức của những bà mẹ có trình độ học vấn
trên phổ thông trung học cao hơn những bà mẹ
tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc dưới phổ
thông trung học là 29,6 điểm, sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Như vậy,
những bà mẹ có trình độ học vấn cao hơn sẽ có
sự hiểu biết tốt hơn về sốt cũng như những kiển
thức về sức khoẻ nói chung.
Điểm trung bình kiến thức theo nơi cư trú của
các bà mẹ
Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy điểm
trung bình kiến thức của những bà mẹ sống ở
nội thành cũng tương đương như điểm trung
bình kiến thức của những mẹ sống ở ngoại
thành (p > 0,05). Điều này có thể lý giải bởi sự
rộng khắp của các mạng lưới truyền thông
giáo dục sức khỏe đến người dân nội thành
cũng như ngoại thành.
Hiệu quả của phương pháp chườm ấm khi
trẻ sốt cao
Đánh giá hiệu quả của phương pháp chườm
ấm khi trẻ sốt cao, chúng tôi dựa trên sự giảm
nhiệt độ trung bình của hai nhóm (nhóm 1 được
uống thuốc hạ sốt và chườm ấm, nhóm 2 chỉ
được uống thuốc hạ sốt đơn thuần) và theo dõi
trong 30 phút đầu. Sau 15 phút, chúng tôi nhận
thấy, nhiệt độ giảm trung bình của nhóm 1 là 1,1
± 0,3 độ C, trung bình trẻ nhóm 2 chỉ giảm được
0,4 ± 0,3 độ C (p < 0,01). Như vậy, trung bình
nhóm 1 giảm hơn nhóm 2 là 0,7oC.
Sau 30 phút, nhiệt độ giảm trung bình của
nhóm 1 là 2,3 ± 0,5 độ C, còn nhóm 2 là 1,8 ± 0,6
độ C. Nhiệt độ giảm trung bình của nhóm 1 hơn
nhiệt độ giảm trung bình của nhóm 2 sau 30
phút là 0,5oC.
Những số liệu trên đã chứng tỏ chườm ấm
kết hợp với uống thuốc hạ sốt rõ ràng giảm
nhiệt được nhiều hơn và nhanh hơn so với việc
chỉ uống thuốc hạ sốt đơn thuần. Điều này rất
có ý nghĩa khi trẻ sốt cao vì việc hạ sốt kịp thời
để tránh những nguy co co giật cho trẻ là vô
cùng cần thiết, đặc biệt đối với những trẻ có tiền
sử co giật do sốt.
Trong nghiên cứu, chúng tôi thấy hiệu số
giữa sự giảm nhiệt độ trung bình của nhóm 1 so
với nhóm 2 sau 15 phút nhiều hơn là sau 30
phút. Điều này có thể lý giải rằng, sau 30 phút,
thuốc hạ sốt đã đạt được nồng độ đỉnh trong
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 125
huyết thanh và đã bắt đầu có tác dụng nên lúc
này, cả nhóm 1 và nhóm 2 đều hạ nhiệt tốt.
KẾT LUẬN
Qua khảo sát kiến thức nhận biết, xử trí sốt
của các bà mẹ có con đến khám và điều trị tại
khoa Nhi bệnh viện Việt Nam – Cu Ba và đánh
giá hiệu quả của phương pháp chườm ấm khi
trẻ sốt cao, chúng tôi có những kết luận sau:
Kiến thức nhận biết và xử trí sốt của các bà
mẹ
84% các bà mẹ còn xác định con sốt bằng
cách cảm nhận bằng tay.
91% các mẹ đo thân nhiệt cho con ở vị trí
hõm nách.
72,6% các mẹ đã biết xác định trẻ sốt khi
nhiệt độ hõm nách > 37,5oC.
Chỉ có 17,9% số bà mẹ xác định trẻ sốt cao
khi nhiệt độ hõm nách > 39oC.
Phần lớn các mẹ mới chỉ biết đến những rối
loạn cơ thể khi trẻ sốt cao như mệt mỏi, ăn uống
kém, đau đầu.
Chỉ có 22,2% các mẹ biết cho con uống thuốc
hạ sốt khi nhiệt độ hõm nách > 38,5oC.
Có 49,5% số các mẹ thấy cần thiết cho con
uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trong số những bà mẹ tự ý cho con dùng thuốc,
có 53,3% số bà mẹ không quan tâm đến liều và
khoảng cách giữa các lần dùng.
Ngoài thuốc hạ sốt, một số bà mẹ còn có
những động tác xử trí sai khi con sốt như đắp
chăn cho trẻ, chườm nước lạnh.
Nhiều mẹ còn chưa biết xử trí tại nhà nếu trẻ
bị co giật do sốt.
Kiến thức nhận biết và xử trí trẻ sốt của các
bà mẹ có trình độ trên phổ thông trung học tốt
hơn kiến thức của các bà mẹ tốt nghiệp phổ
thông trung học hoặc dưới phổ thông trung học.
Kiến thức nhận biết, xử trí sốt của những
mẹ ở nội thành và ngoại thành là tương
đương nhau.
Hiệu quả của phương pháp chườm ấm khi
trẻ sốt cao
Chườm ấm kết hợp với thuốc hạ sốt có tác
dụng giảm nhiệt độ tốt hơn là cho trẻ uống
thuốc hạ sốt đơn thuần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Dược lý Đại học Y Hà Nội, (2001), “Thuốc hạ sốt giảm
đau chống viêm”, Dược lý học, nhà xuất bản Y học, tr 184.
2. Bộ môn Nhi đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, (2007),
“Sốt ở trẻ em”, Nhi khoa tập 1,NHà xuất bản Y học, tr 379.
3. Phan Thị Thu Anh, (2007), “Sinh lý bệnh điều hòa thân nhiệt –
Sốt”, Sinh lý bệnh và Miễn dịch, Nhà xuất bản Y học, tr 133 –
138.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 17_khao_sat_kien_thuc_cham_soc_tre_bi_sot_cua_cac_ba_me_va_n.pdf