18 một số yếu tố ngoại cảnh ở bệnh phòng ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ tại bệnh viện nhi trung ương

So sánh giấc ngủ của trẻ trước khi vào viện và khi nằm viện Thời gian ngủ của trẻ trước khi vào viện từ 12h -14h chiếm tỷ lệ cao nhất, mùa hè (32,7%) và mùa đông (36,7%), trẻ ngủ nhiều nhất vào thời điểm từ 17h00-7h30 hôm sau. Khi trẻ nằm viện, không có sự khác biệt về thời gian ngủ TB/ngày của trẻ ở 4 khoa điều trị. Trẻ ngủ nhiều nhất vào thời điểm 17h00-7h30 hôm sau. Giờ ngủ TB/ngày không có sự khác biệt giữa hai mùa. So sánh trước khi trẻ vào viện và khi nằm viện thấy thời gian ngủ của trẻ khi nằm viện đều giảm so với trước khi vào viện (p<0,05) và không có sự khác biệt giữa hai mùa. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến giấc ngủ của trẻ Mức độ tiếng ồn đo được cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép ở cả hai thời điểm đo và cả hai mùa. Tiếng ồn ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ với r = -0,34, p<0,05 (buổi trưa) và r = - 0,29, p<0,05 (buổi tối). Ánh sáng và nhiệt độ phòng bệnh có sự tương quan nghịch biến với giấc ngủ của trẻ. Diện tích phòng bệnh có mối tương quan đồng biến với giấc ngủ của trẻ với r = 0,21, p<0,05 (buổi trưa) và r = 0,19, p<0,05 (buổi tối).

pdf7 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 18 một số yếu tố ngoại cảnh ở bệnh phòng ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ tại bệnh viện nhi trung ương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 160 18 MỘT SỐ YẾU TỐ NGOẠI CẢNH Ở BỆNH PHÒNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẤC NGỦ CỦA TRẺ TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG Hà Thị Huyền* TÓM TẮT Mục tiêu: So sánh giấc ngủ của trẻ trước và trong thời gian nằm viện, đồng thời mô tả một số yếu tố của môi trường bệnh phòng ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, đối tượng của nghiên cứu là những trẻ nằm điều trị nội trú tối thiểu 05 ngày. Kết quả: Cho thấy có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê giữa thời gian ngủ/ngày của trẻ ở nhà và ở viện tại cả hai thời điểm mùa hè (ở nhà = 11,2 giờ, ở viện = 10,9 giờ) cũng như mùa đông (ở nhà = 12,2 giờ, ở viện = 10,5 giờ). Trong số các yếu tố môi trường được nghiên cứu, cường độ tiếng ồn, cường độ ánh sáng sáng, nhiệt độ buồng bệnh, số bệnh nhân trong phòng và tần suất đi lại của người nhà có liên quan nghịch biến đến thời gian ngủ của trẻ. Ngược lại, có mối liên quan đồng biến giữa diện tích buồng bệnh và thời gian ngủ của trẻ. Kết luận: Như vậy, thời gian ngủ của trẻ khi nằm viện giảm đáng kể so với trước khi vào viện. Các yếu tố môi trường bệnh phòng liên quan cả đồng biến lẫn nghịch biến với thời gian trẻ ngủ. Do đó, điều dưỡng cần có biện pháp can thiệp phù hợp để nâng cao giấc ngủ của trẻ trong thời gian điều trị nội trú. Từ khóa: Trẻ em, giấc ngủ. ABSTRACT ENVIRONMENTAL FACTORS AFFECTING CHILDREN’S SLEEP AFTER HOSPITALIZATION IN NATIONAL CHILDREN’S HOSPITAL Ha Thi Huyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 160- 165 Objectives: To compare pediatric patients’ sleep before and after hospitalization, and investigate the relationships between environmental factors and children’s sleep. Methods: Descriptive study. Results: Showed a significant reduction in sleeping time of children after hospital admission in both summer (at home = 11.2 hours, in hospital = 10.9 hours) and winter (at home = 12.2 hours, in hospital = 10.5 hours). The intensity of noise, light, and the temperature of the room, number of roommates, and frequency of walking around of caregivers negatively associated with children’s sleep. In contrast, size of the patients’ room was positively related to children’s sleep. Conclusions: The sleeping time of children significantly reduced after hospitalization. There were many environmental factores both negatively and positively associated with children’s sleep. This study pointed to a need for a proper nursing intervention with regard to improve pediatric patients’ sleep after hospital admission. Key words: Children, sleep. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngủ và nghỉ ngơi là một trong các nhu cầu cơ bản của con người. Giấc ngủ có vai trò như một quá trình phục hồi và tái tạo năng lượng của cơ thể (2,1,4,7,8). Nhu cầu ngủ khác nhau theo tuổi, sự phát triển tâm thần, thể chất và các yếu tố môi trường. Nhóm người * Trường Đại học Dân Lập Thăng Long. Tác giả liên lạc: CN. Hà Thị Huyền, ĐT: 0976084696, Email: huyenha84@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 161 già, người ốm đau bệnh tật và trẻ em có nhu cầu ngủ cao hơn. Đặc biệt đối với bệnh nhi thì việc chăm sóc, điều trị cần thể hiện tính toàn diện, vừa chữa khỏi bệnh vừa đảm bảo trẻ phát triển bình thường về thể chất và tâm thần(6). Tìm hiểu về ảnh hưởng của một số yếu tố đến giấc ngủ bước đầu có thể gợi ý người điều dưỡng đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhi nói chung và chăm sóc giấc ngủ cho bệnh nhi nói riêng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ, tuy nhiên trong khuôn khổ đề tài này nhóm nghiên cứu chỉ đề cập đến một số yếu tố thuộc môi trường bệnh phòng vì đây là những yếu tố liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên. Mục tiêu nghiên cứu So sánh giấc ngủ của trẻ trước khi vào viện và trong thời gian nằm viện. Mô tả một số yếu tố của môi trường bệnh phòng ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành trên 109 bệnh nhi điều trị nội trú tối thiểu 05 ngày tại khoa Ngoại, khoa Tiêu hoá, khoa Tim mạch, khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhi Trung Ương và nhóm các đối tượng chăm sóc chính cho trẻ. Loại trừ các trẻ mắc bệnh tâm thần, đang sử dụng thuốc an thần hoặc đang sốt, khó thở. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Nội dung và biến số nghiên cứu Thời gian ngủ và tình trạng giấc ngủ Mỗi trẻ sẽ được thu thập các thông tin sau: Thời gian ngủ trung bình/ ngày trước khi vào viện (giờ/ ngày). Thời gian ngủ trung bình/ ngày khi nằm viện (giờ/ ngày). Tình trạng giấc ngủ: Có 3 mức đ ộ: Ngủ sâu, ngủ hay giật mình và ít ngủ hay quấy khóc. Các thông tin trên được nghiên cứu viên theo dõi và phỏng vấn qua người chăm sóc chính của trẻ. Yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ Âm lượng tiếng ồn TB (dB). Cường đ ộ ánh sáng TB (lux). Nhiệt đ ộ phòng TB (oC). Số trẻ trong phòng (bệnh nhi). Số trẻ nằm cùng giường (bệnh nhi). Tổng số người chă m sóc (người). Số lượt ra – vào của nhân viên y tế (lượt). Số lượt ra – vào của người nhà bệnh nhân (lượt). Phương pháp và công cụ nghiên cứu Phỏng vấn: Sử dụng phiếu theo dõi thời gian ngủ và tình trạng giấc ngủ của trẻ trong 05 ngày tại bệnh viện. Đo âm lượng tiếng ồn và cường độ ánh sáng tại vị trí đầu giường trẻ nằm, đếm số trẻ nằm cùng giường (ghép giường), tính thời gian ngủ và quan sát tình trạng giấc ngủ của trẻ. Đồng thời lấy các thông số về nhiệt độ phòng, tổng số trẻ trong phòng, tổng số người trông trẻ, số lượt người ra – vào phòng (bao gồm cả nhân viên y tế và người nhà của trẻ). Xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Epi Data nhập và xử lý số liệu, tính ra tỷ lệ %, sử dụng T-test và test ANOVA để so sánh các số trung bình, tìm mối tương quan nhị biến. Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành tại bệnh viện Nhi TW vào mùa hè và mùa đông năm 2009. KẾT QUẢ Nhóm bệnh nhi hay gặp nhất là từ 12-24 tháng (45,9%), tuổi trung bình là 21,0 ± 2,7 tháng với nam 58,7%, nữ 41,3%. Bệnh nhi phân bố tương đối đồng đều giữa Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 162 các khoa nghiên cứu, khoa Ngoại 22,9%; khoa Tim mạch 26,6%; khoa Tiêu hoá 24,8%; khoa Hô hấp 25,7%. So sánh thời gian ngủ của trẻ trước khi vào viện và khi nằm viện Bảng 1. So sánh thời gian ngủ của trẻ. Thời điểm ngủ Mùa đông Mùa hè Trước vào viện Sau khi vào viện p Trước vào viện Sau vào viện p Sáng 7h30 - 11h30 1,9 ±0,8 1,2 ±1,2 < 0,05 1,2 ± 1,2 0,9 ± 0,8 < 0,05 Trưa 11h30 - 13h30 0,8 ±0,8 0,6 ±0,6 < 0,05 1,0 ± 0,4 0,8 ± 0,6 < 0,05 Chiều 13h30 – 17h00 1,6 ±1,3 1,4 ±1,3 < 0,05 1,7 ± 1,2 1,3 ± 1,3 < 0,05 Từ 17h00 -7h30 hôm sau 7,9 ±3,1 6,8 ±3,0 0,05 Giờ ngủ TB/ngày 12,2±3,1 10,5 ±3,3 < 0,05 11,2 ± 2,9 10.9 ± 2.9 < 0,05 * Nhận xét: Thời gian ngủ của trẻ khi nằm viện đều giảm so với trước khi vào viện. So sánh giữa 2 mùa thấy có sự khác biệt về thời gian ngủ ở hai thời điểm là sáng từ 7h30-11h30 (p<0,05 )và trưa từ 11h30-13h30 (p<0,001), các thời điểm còn lại cũng như tổng giờ ngủ TB/ngày không có sự khác biệt. Bảng 2. So sánh tỷ lệ trẻ theo các mức độ ngủ giữa các thời điểm trong ngày. Mức độ Thời điểm Ngủ sâu Ngủ hay giật mình Ít ngủ hay quấy khóc Tổng n % n % n % n % Sáng 7h30-11h30 55 50,5 30 27,5 24 22,0 109 100 Trưa 11h30-13h30 34 31,2 36 33,0 39 35,8 109 100 Chiều 13h30-17h00 41 37,6 37 33,9 31 28,5 109 100 Từ 17h00-7h30 hôm sau 76 69,7 22 20,2 11 10,1 109 100 * Nhận xét: Tỷ lệ trẻ ngủ sâu cao nhất vào thời điểm từ 17h00-7h30 hôm sau, tỷ lệ trẻ ít ngủ, quấy khóc cao nhất vào thời điểm từ 11h30-13h30. Một số yếu tố của môi trường bệnh phòng ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ Bảng 3. Mức độ tiếng ồn đo tại 2 thời điểm buổi trưa và buổi tối. Thời điểm Tiêu chuẩn cho phép Mùa hè (X ± Sd) Mùa đông (X ± Sd) p 11h30 – 13h30 (Buổi trưa) ≤ 40 dB 65,3 ± 8,3 63,4 ± 7,6 <0,05 17h00 – 7h30 (Buổi tối) ≤ 30 dB 68,1 ± 8,6 65,2 ± 10,6 <0,05 * Nhận xét: Giá trị đo được đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Bảng 4. Một số yếu tố môi trường buồng bệnh ở 4 khoa nghiên cứu Khoa Các yếu tố Ngoại (n=25) Tim mạch (n=29) Tiêu hóa (n=27) Hô hấp (n=28) P Diện tích phòng bệnh (m2) 28,2 ± 12,1 26,3 ± 6,6 29,2 ± 14,8 27,4 ± 9,3 >0,05 Tiếng ồn (dB) 62,9 ± 4,3 62,5 ± 5,2 63,2 ± 3,9 66,3 ± 6,6 >0,05 Cường độ ánh sáng (Lux) 137,1 ± 81,6 102,7 ± 76,6 125,9 ± 88,2 135,8 ± 88,2 >0,05 Nhiệt độ phòng bệnh (0C) 29,2 ± 3,7 27,2 ± 3,7 26,1 ± 3,3 29,8 ± 2,7 <0,001 Số BN trong phòng (người) 8,13 ± 2,5 10,2 ± 2,5 12,4 ± 3,9 9,0 ± 3,5 <0,05 Số BN nằm cùng giường(người) 0,57 ± 0,67 0,41 ± 0,51 0,85 ± 0,4 0,93 ± 0,8 <0,05 Tần suất đi lại của NVYT (lượt) 1,62 ± 1,8 2,43 ± 0,8 2,74 ± 1,6 2,59 ± 2,6 >0,01 Tần suất đi lại của người nhà BN (lượt) 22,54 ± 9,2 42,0 ± 17,0 48,8 ± 16,2 29,7 ± 11,5 <0,001 * Nhận xét: Có sự khác biệt giữa 4 khoa về nhiệt độ phòng bệnh (p<0,001), số BN trong phòng (p<0,05), số BN nằm cùng giường (p<0,05), tần suất đi lại của người nhà BN (p<0,001). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 163 Bảng 5. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Tên biến Từ 11h30-13h30 Từ 17h00-7h30 X ± sd r p X ± sd r p Giờ ngủ TB của trẻ 0,7 ± 0,68 1 7,7 ± 2,2 1 Diện tích buồng bệnh (m2) 27,2 ± 13,4 0,21 <0,05 27,2 ± 13,4 0,19 <0,05 Tiếng ồn (dB) 65,7 ± 9,1 -0,34 <0,05 64,0 ± 6,3 -0,29 <0,05 Cường độ chiếu sáng (Lux) 124,4 ± 69,9 -0,11 0,05 Nhiệt độ buồng bệnh (0C) 27,9 ± 4,0 -0,19 0,05 Số BN trong phòng (người) 10,0 ± 4,0 -0,14 <0,001 9,4 ± 3,9 -0,15 <0,001 Số BN nằm cùng giường (người) 1,0 ± 1,0 -0,004 >0,05 0,65 ± 0,64 -0,09 >0,05 Tần suất đi lại của nhân viên y tế (lượt) 2,3 ± 1,8 -0,04 >0,05 2,7 ± 2,6 -0,01 >0,05 Tần suất đi lại của người nhà bệnh nhân (lượt) 37,8 ± 20,2 -0,18 0,05 * Nhận xét: Có sự tương quan yếu giữa thời gian ngủ trưa của trẻ và diện tích buồng bệnh với r=0,21; p<0,05. Mối tương quan là đồng biến. Có sự tương quan trung bình giữa thời gian ngủ trưa của trẻ và âm lượng tiếng ồn với r= -0,34; p<0,05. Mối tương quan là nghịch biến. Có sự tương quan yếu giữa thời gian ngủ tối của trẻ và âm lượng tiếng ồn với r= -0,29, p<0,05. Mối tương quan là nghịch biến. BÀN LUẬN So sánh thời gian ngủ của trẻ trước khi vào viện và khi nằm viện Thời gian ngủ của trẻ trước khi vào viện Tổng thời gian ngủ trong ngày từ 12-14 giờ chiếm tỷ lệ cao nhất (mùa hè 32,7%, mùa đông 36,7%). Với độ tuổi trung bình là 21,0 tháng, kết quả trên phù hợp với đặc điểm sinh lý của lứa tuổi này và cũng tương tự kết quả trong nghiên cứu của Steven Doughen (3). Lý do là khi ở nhà, trẻ em luôn là đối tượng được các gia đình ưu tiên quan tâm, chăm sóc đặc biệt, trẻ được tạo mọi điều kiện về ăn uống, vui chơi giải trí, ngủ nghỉ tốt nhất tuỳ theo điều kiện của mỗi gia đình. Thời gian ngủ của trẻ cao nhất vào thời điểm từ 17h00-7h30 hôm sau. Kết quả này phù hợp với đặc điểm sinh lý của con người nói chung và trẻ em nói riêng. Thời gian ngủ và tình trạng giấc ngủ của trẻ khi nằm viện Thời gian ngủ của trẻ giữa 4 khoa chỉ có sự khác biệt vào thời điểm buổi sáng từ 7h30-11h30 (p<0,05) và không có sự khác biệt về thời gian ngủ TB/ngày của trẻ ở 4 khoa nghiên cứu. Trẻ ngủ nhiều nhất vào thời điểm từ 17h00 hôm trước-7h30 hôm sau và vào hai thời điểm từ 7h30-11h30, từ 11h30-13h30 trẻ ngủ nhiều hơn về mùa đông. Sự khác biệt giữa hai mùa được giải thích là do bệnh phòng vào mùa đông đỡ oi bức, ngột ngạt hơn mùa hè. Kết quả cho thấy vào 17h00-7h30 số trẻ có giấc ngủ sâu chiếm đa số và mùa đông cao hơn mùa hè. Đây cũng là khoảng thời gian dài nhất trong ngày trẻ ít bị tác động bởi môi trường xung quanh hơn cả. Điều này có thể là do ban ngày trẻ bị tác động nhiều hơn từ môi trường xung quanh nên khó ngủ hơn. So sánh thời gian ngủ của trẻ trước khi vào viện và khi nằm viện Thời gian ngủ TB/ngày của trẻ khi nằm viện thấp hơn trước khi trẻ vào viện (p<0,05) và tất cả các thời điểm ban ngày, thời gian ngủ trong bệnh viện của trẻ đều giảm (p<0,05). Kết quả này phù hợp với một số tác giả khác về tác động của môi trường tới giấc ngủ (4,5). Vào mùa hè, ở thời điểm từ 17h00-7h30 hôm sau thấy thời gian ngủ khi trẻ nằm viện cao hơn trước khi vào viện. Dù sự khác biệt trên chưa có ý nghĩa nhưng điều này có thể được giải thích là do nhu cầu ngủ của trẻ em nói chung, bệnh nhi nói riêng là rất cao, nên khi ban ngày trẻ ngủ bị ít đi do tác động từ bên ngoài thì ban đêm trẻ có xu hướng ngủ bù lại, dù điều kiện không thật thoải mái. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 164 Ảnh hưởng của một số yếu tố ở bệnh phòng đến giấc ngủ của trẻ Tiếng ồn Kết quả tại bảng 3 đo được về tiếng ồn tại các bệnh phòng cho thấy mức độ tiếng ồn đều vượt quá mức cho phép đối với môi trường bệnh viện(9). Kết quả này tương tự như Christina Smith. Bảng 5 cho thấy tiếng ồn đo được trong bệnh phòng trung bình trên 65dB có ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ với hệ số r = - 0,34 (vào buổi trưa) và – 0,29 (vào buổi tối), tương quan là nghịch biến và rất có ý nghĩa với p<0,05. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả Chistina Smith và Tomoyuki Kawada(5) về ảnh hưởng của tiếng ồn đến giấc ngủ của trẻ. Ánh sáng và nhiệt độ phòng bệnh Bảng 5 cho thấy vào buổi trưa, thời gian ngủ của trẻ cũng chịu tác động của ánh sáng và nhiệt độ với tương quan yếu, tuy nhiên cũng có ý nghĩa với p<0,05. Điều này có thể được giải thích là các nguồn sáng trong bệnh phòng thường là cố định, người chăm sóc có thể đặt trẻ nằm theo các hướng phù hợp để trẻ không bị ánh sáng chiếu trực tiếp. Về nhiệt độ thì có thể do chúng tôi lấy trung bình nhiệt độ của hai mùa nên chưa thấy rõ mối tương quan của yếu tố này với giấc ngủ của trẻ. Diện tích phòng bệnh Diện tích phòng bệnh có mức độ tương quan yếu với thời gian ngủ của trẻ. Mối tương quan là đồng biến. Số bệnh nhi trong phòng Yếu tố này có mối tương quan nghịch biến với thời gian ngủ của trẻ, dù mối tương quan là yếu nhưng cũng có ý nghĩa với p<0,01. Diện tích bệnh phòng là cố định trong khi số bệnh nhi tăng cao, tức là diện tích bệnh phòng/BN rất chật trội. Thêm vào đó trẻ em lại là đối tượng chưa kiểm soát được hành vi (quấy khóc, hét) cũng là nguyên nhân tăng sự ồn ào trong phòng bệnh. Tần suất đi lại của người nhà bệnh nhi Yếu tố này có mối tương quan nghịch biến với thời gian ngủ của trẻ. Trên thực tế do ý thức còn hạn chế mà có nhiều người trong số những người thăm nuôi trẻ vẫn ăn uống tại bệnh phòng, đi lại và nói chuyện bình thường dẫn đến bệnh phòng ồn ào và có nhiều mùi khó chịu. So sánh về các yếu tố môi trường bệnh phòng giữa 4 khoa nghiên cứu Số bệnh nhi trong phòng bệnh và số bệnh nhi nằm cùng giường có sự khác biệt với p<0,05. Tuy nhiên, sự khác biệt trên chưa tạo được sự khác biệt về thời gian ngủ TB/ngày giữa 4 khoa. Có sự khác biệt lớn về tần suất đi lại của nhà bệnh nhi (p<0,001) ở 4 khoa, kết quả này phụ thuộc vào ý thức của người thăm nuôi trẻ. KẾT LUẬN So sánh giấc ngủ của trẻ trước khi vào viện và khi nằm viện Thời gian ngủ của trẻ trước khi vào viện từ 12h -14h chiếm tỷ lệ cao nhất, mùa hè (32,7%) và mùa đông (36,7%), trẻ ngủ nhiều nhất vào thời điểm từ 17h00-7h30 hôm sau. Khi trẻ nằm viện, không có sự khác biệt về thời gian ngủ TB/ngày của trẻ ở 4 khoa điều trị. Trẻ ngủ nhiều nhất vào thời điểm 17h00-7h30 hôm sau. Giờ ngủ TB/ngày không có sự khác biệt giữa hai mùa. So sánh trước khi trẻ vào viện và khi nằm viện thấy thời gian ngủ của trẻ khi nằm viện đều giảm so với trước khi vào viện (p<0,05) và không có sự khác biệt giữa hai mùa. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến giấc ngủ của trẻ Mức độ tiếng ồn đo được cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép ở cả hai thời điểm đo và cả hai mùa. Tiếng ồn ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ với r = -0,34, p<0,05 (buổi trưa) và r = - 0,29, p<0,05 (buổi tối). Ánh sáng và nhiệt độ phòng bệnh có sự tương quan nghịch biến với giấc ngủ của trẻ. Diện tích phòng bệnh có mối tương quan đồng biến với giấc ngủ của trẻ với r = 0,21, p<0,05 (buổi trưa) và r = 0,19, p<0,05 (buổi tối). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 165 KHUYẾN NGHỊ Giảm ánh sáng trong phòng bệnh trong giờ nghỉ trưa và buổi tối bằng cách tắt bớt một số bóng đèn chiếu sáng trong phòng và làm rèm che ở các cửa sổ. Nên tập trung sự thăm nuôi của người nhà vào buổi tối. Người Điều dưỡng cần làm giảm tiếng ồn trong bệnh phòng bằng cách nhắc nhở những người thăm nuôi trẻ thực hiện đúng nội quy khoa phòng và không gây ồn ào trong phòng bệnh vào giờ nghỉ để góp phần giúp trẻ ngủ tốt hơn, nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bennett M (2003), "Sleep and rest in PICU", Paediatric Nursing, volume 15(1), page 3-5. 2. Bộ môn Nhi (2006), Bài giảng Nhi khoa tập I, Nhà xuất bản Y học, tr. 30-36. 3. Dowghen S (2007) All about sleep, access to 4. Erb K, Burke B (2000), Fundamentals of Nursing, Edition 6th, page 1062-1064. 5. Kawada T (2004) "The effect of noise on health of children", Journal Nippon Medical School 2004, volume 71, page 5-10. 6. Lê Văn An, Nguyễn Thị Anh Phương (2008), Đ iều dưỡng Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, tr.29. 7. Trần Thị Thuận (2008), Điều dưỡng cơ bản I, Nhà xuất bản Y học, tr. 182-201. 8. Vena C, Parker K, Cunningham M, Clark J and McMillan S (2004), "Sleep-Wake Disturbances in People with Cancer. Part 1: An Overview of sleep, sleep Regulation and effects of Disease and treatment", Oncology Nursing forum, volume 31(4), page 735-738. 9. WHO (1999), Guidelines for Community Noise, page 62. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 166 EVALUATING THE EFFECTIVENESS OF NURSING CARE IN NEWBORN WITH RESPIRATORY DISTRESS AT THE NEONATAL WARD, PEDIATRIC DEPARTMENT, HUE CENTRAL HOSPITAL............................................ 77 Tran Thi Yen Linh, Le Thi Hao, Cao Thi Phuong Oanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 77 - 82 .............................................................................................................................................................. 77 KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICE OF MOTHERS IN HAND, FOOT AND MOUTH DISEASE PREVENTION ......................................................................................................................................................... 83 Vo Thi Tien, Ta Van Tram * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 83 - 86 ........................... 83 PREVALENCE OF OVERWEIGHT, OBESITY AMONG CHILDREN 4-6 YEARS OLD IN MY THO CITY, TIEN GIANG PROVINCE IN 2012 ..................................................................................................................................... 87 Tran Phuong Binh, Ta Van Tram * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 87 - 92 .................. 87 EVALUATE THE RESPIRATORY INDEX BEFORE AND AFTER DOING CHEST PHYSICAL THERAPY IN NEONATE PNEMONIAE ......................................................................................................................................... 93 Do Thi Bich Van, Khu Thi Khanh Dung, Do Manh Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 93 - 97 .............................................................................................................................................................. 93 DETERMINING ORAL AND DENTAL DISEASE RATE OF PRIMARY PUPILS IN HA NOI CITY ....................... 98 Vu Thi Dinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 98 - 109 ............................................... 98 KNOWLEDGE SURVEY OF CARING FOR CHILDREN WITH FEVER OF MOTHERS AND ANTIPYRETIC EFFECT OBSERVATION OF HOT THERAPEUTIC COMPRESS APPLIANCE METHOD FOR CHILDREN WITH HIGH FEVER AT PEDIATRICS VIET NAM - CU BA HOSPITAL ......................................................................... 110 Tran Thi Lan Phuongl* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 110 - 123 .............................. 110 EFFICIENT USE GLUCOSE 30% TO REDUCE THE PAIN IN CHILD WHILE PERFORMING PROCEDURES AT GENERAL DEPARTMENT IN NATIONAL CHILDREN’S HOSPITAL.................................................................. 124 Nguyen Thi Thanh Khuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 124 - 140 ..................... 124 USING VAS PAIN CLASSIFICATION SCALE TO ASSESS LEVEL OF PAIN IN CHEST TRAUMA PATIENTS 2012 ........................................................................................................................................................................ 141 Nguyen Xuan Vinh, Nguyen Thi Sau, Pham Huu Lu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 141 - 146 .................................................................................................................................................................. 141 NURSING CARE OF HAND FOOT MOUTH DISEASE PATIENTS WITH SEVERE COMPLICATION TREATED WITH CONTINUOUS VENO-VENOUS HEMOFILTRATION ............................................................................... 147 Nguyen Viet Truong, Nguyen Minh Tien, Le Thi Uyen Ly * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 147 - 154 ......................................................................................................................................................... 147 SURVEY ANTIBIOTIC USE AND COST OF BRONCHOPULMONARY TREATMENT IN CHILDREN AT DEPARTMENT OF PEADIATRICS, THE MILITARY CENTRAL 108 HOSPITAL ................................................ 155 Trinh Thi Thu Chung, Tong Thi Hieu Tam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 155 - 159 ................................................................................................................................................................................ 155 ENVIRONMENTAL FACTORS AFFECTING CHILDREN’S SLEEP AFTER HOSPITALIZATION IN NATIONAL CHILDREN’S HOSPITAL ....................................................................................................................................... 160 Ha Thi Huyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 160- 165 ........................................ 160

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf18_mot_so_yeu_to_ngoai_canh_o_benh_phong_anh_huong_den_giac.pdf
Tài liệu liên quan