An ninh tài chính tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế

+ Tăng cường các giải pháp đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường nợ công của chính phủ như các giải pháp: tăng cường hiệu quả đầu tư công; tăng cường kiểm soát tốc độ tăng nợ công; cải thiện nguồn thu; nâng dự trữ ngoại hối để tăng khả năng trả nợ của nền kinh tế; xây dựng kế hoạch trả nợ; công khai, minh bạch để kiểm soát nợ công. + Nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống rửa tiền, phòng chống tội phạm trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đó là: Hoàn thiện cơ sở pháp lý đáp ứng yêu cầu trong nước và quốc tế; hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chủ yếu thực hiện chức năng phòng, chống rửa tiền; tăng cường hợp tác trong nước giữa các bộ, ngành, các cơ quan liên quan về phòng, chống rửa tiền; tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tội phạm toàn cầu. Các giải pháp đồng bộ về an ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam cần được tiến hành để đáp ứng cả về mặt chất lượng và số lượng, đảm bảo tính liên kết của các loại thị trường tạo cho thị trường hoạt động thống nhất trong thị trường tài chính.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu An ninh tài chính tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
36 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion AN NINH TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ Bùi Thanh Nga* Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 2/3/2020 Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 01/9/2020 Ngày bài báo được duyệt đăng: 28/9/2020 Tóm tắt: Đảm bảo an ninh tài chính ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối với mỗi quốc gia và toàn cầu trong xu thế ngày càng tự do thương mại, tự do lưu chuyển các dòng vốn. Thị trường tài chính phát triển qua các năm đã góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, Việt Nam có hệ thống tài chính, kinh tế còn nhỏ bé nên dễ bị tổn thương khi có các tác động của khủng hoảng tài chính, kinh tế của thế giới và những khó khăn từ nội tại nền kinh tế. Bài viết tập trung nghiên cứu về an ninh tài chính tại Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị để giữ ổn định thị trường tài chính trong quá trình hội nhập quốc tế. Tứ khóa: An ninh tài chính; Hội nhập quốc tế; Việt Nam. * Viện Kinh tế và Quản lý – Đại học Bách Khoa Hà Nội 1. Tổng quan về an ninh tài chính Dưới tác động ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa tài chính các quốc gia đối mặt với rủi ro tài chính ngày càng lớn và khủng hoảng tài chính đã trở thành mối đe dọa chủ yếu đến anh ninh kinh tế thế giới. Chính vì vậy, tăng cường an ninh tài chính, hoàn thiện và cải cách thể chế giám sát và tài chính, thiết lập cơ chế ứng phó cần thiết, cơ chế ngăn chặn rủi ro linh hoạt, tăng cường phối hợp và hợp tác với cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực tài chính, đã trở thành nội dung chính của an ninh tài chính. Thị trường tài chính bao gồm nhiều loại thị trường cùng hoạt động, trong đó, đặc biệt quan trọng là hoạt động của thị trường tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm hoạt động ổn định, an toàn, phát triển và nó có khả năng ngăn chặn khủng hoảng sẽ tạo tiền đề chủ yếu cho đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường tài chính. Thị trường tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thị trường này hoạt động đảm bảo an ninh tài chính sẽ tác động tích cực đảm bảo an ninh cho thị trường khác và ngược lại, thị trường này không đảm bảo an ninh tài chính sẽ tác động tiêu cực đến thị trường khác và tác động tiêu cực đến hoạt động của cả thị trường tài chính trong mối quan hệ quốc gia và trong một số trường hợp có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tài chính của cả khu Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Mở Hà Nội 71 (9/2020) 36-40 37Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion vực và ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tài chính toàn cầu. Các chỉ tiêu đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường tiền tệ và ngân hàng bao gồm: Các chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu cho tổ chức và cả hệ thống, chỉ tiêu giới hạn tín dụng; tỷ lệ về khả năng chi trả; giới hạn góp vốn mua cổ phần; tỷ lệ cấp tín dụng trong tổng nguồn vốn huy động; giới hạn tối đa về tỷ lệ nợ quá hạn; tỷ lệ lợi nhuận thu được. Các chỉ tiêu đánh giá mức chịu đựng của từng tổ chức tham gia thị trường và cả hệ thống để đảm bảo tránh được các tác động của các cuộc khủng hoảng. Một số dạng khủng hoảng tài chính phổ biến như: khủng hoảng ngân hàng (Banking Crisis); khủng hoảng nợ quốc gia (National Debt Crisis); khủng hoảng tiền tệ (Monetary Crisis); khủng hoản thị trường chứng khoán (Crisis of Security market); khủng hoảng cán cân thanh toán (Crisis of Balance of payment); khủng hoảng cán cân vãng lai (Crisis of current Account); khủng hoảng cán cân vốn (Crisis of capital Account); khủng hoảng khả năng thanh khoản (Crisis of Liquidity); khủng hoảng ngân sách (Crisis of Government Budget). Bốn nhân tố đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường tài chính là tính ổn định, tính an toàn, tính phát triển và khả năng chống đỡ sự tác động của các cuộc khủng hoảng. Trong các thị trường cấu phần tạo thành thị trường tài chính cũng được đảm bảo bởi bốn nhân tố quyết định chung như thị trường tài chính. Đó là tính ổn định, tính an toàn, tính phát triển và khả năng chống đỡ khủng hoảng của thị trường tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm. Ngoài ra các nhân tố tác động mạnh mẽ đến thị trường tài chính đó là ảnh hưởng của nợ công, đáp ứng các tiêu chuẩn về phòng, chống rửa tiền của các quốc gia, của các tổ chức tài chính. 2. Đánh giá thực trạng an ninh tài chính tại Việt Nam trong hội nhập quốc tế Việt Nam từ một hệ thống ngân hàng theo cơ chế bao cấp đã hình thành hệ thống ngân hàng, trong đó Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò chức năng Ngân hàng Trung ương, Ngân hàng của chính phủ và hệ thống các tổ chức tín dụng bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng hợp tác, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và hơn 1.100 quỹ tín dụng nhân dân. Đây là những tiền đề đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của thị trường tiền tệ và ngân hàng Việt Nam. Với quy mô hoạt động của thị trường tiền tệ và ngân hàng hiện nay là khá lớn đối với hoạt động của toàn bộ nền kinh tế, do đó phải đảm bảo an ninh tài chính cho hoạt động của thị trường tiền tệ và ngân hàng Việt Nam, tức là phải bảo đảm tính ổn định, tính an toàn và phát triển cho thị trường mang tính sống còn để ổn định và phát triển kinh tế. Thực chất của vấn đề nợ xấu trong ngành ngân hàng đang là chủ đề, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng mà Chính phủ, các ngành, các cấp, phải tập trung xử lý. Nếu không xử lý tốt sẽ gây hậu quả rất xấu cho nền kinh tế, đe dọa an ninh của thị trường tài chính. Theo báo cáo của tổ chức tín dụng, nợ xấu hạch toán nội bảng đến tháng 4/2013 là 136 ngàn tỷ Việt Nam 38 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion đồng, chiếm 4,7% so với tổng dư nợ tín dụng. Tính đến cuối tháng 12 năm 2012, dư nợ cho vay của Ngân hàng Nhà nước đến các tổ chức tín dụng khoảng 130 ngàn tỷ Việt Nam đồng. Trong những năm qua thị trường tiền tệ và ngân hàng Việt Nam hoạt động chưa có tính ổn định cao do tác động của các yếu tố bất lợi của kinh tế vĩ mô toàn cầu và của nội tại nền kinh tế Việt Nam. Nếu tính đầy đủ các yếu tố để đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường tiền tệ và ngân hàng Việt Nam những năm qua, đó là yếu tố ổn định, an toàn, phát triển và chống đỡ được các cuộc khủng hoảng từ bên ngoài hoặc từ trong nội tại nền kinh tế thì các yêu tố này đều mong manh, thiếu vững chắc. Lạm phát năm 2011 tăng cao (18,6%); sang năm 2012, đột ngột giảm xuống còn (6,81%). Như vậy, để giải quyết kịp thời khả năng mất an ninh tài chính của thị trường tài chính của Việt Nam hiện nay là tìm ra nguyên nhân chính của nợ xấu và có bài học rút ra từ thực tiễn này và biện pháp xử lý tốt để tránh khỏi khủng hoảng nặng nề cho thị trường tiền tệ và ngân hàng, một cấu phần đặc biệt quan trọng của thị trường tài chính. + Nhóm nguyên nhân từ môi trường kinh tế trong nước và quốc tế: điều kiện kinh tế vĩ mô, trong nước và quốc tế không ổn định, như chính sách kích thích kinh tế, điều hành lạm phát, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là khu vực Châu Âu, đang tràn ngập trong khủng hoảng nợ công. Nợ đọng trong xây dựng cơ bản lớn dẫn đến nhiều công trình thi công dở dang, kéo dài, hiệu quả đầu tư thấp, tổng nợ đọng xây dựng cơ bản đến nay khoảng 100 ngàn tỷ Việt Nam đồng; sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa khó khăn, hàng tồn kho tăng cao; thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản sụt giảm mạnh và trì trệ kéo dài + Nhóm nguyên nhân từ phía các tổ chức tín dụng: năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng còn nhiều bất cập so với quy mô va tốc độ tăng trưởng tín dụng và mức độ rủi ro, vi phạm quy định pháp luật về hoạt động cấp tín dụng và an toàn hoạt động ngân hàng dẫn đến nợ xấu hơn ở nhiều tổ chức tín dụng, năng lực, trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ ngân hàng yếu kém, kể cả ở cấp lãnh đạo cao nhất. + Nhóm nguyên nhân từ phía khách hàng: khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng có tình hình tài chính kém lành mạnh, kinh doanh thua lỗ, sử dụng vốn vay sai mục đích, phương án đầu tư kém hiệu quả, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước còn nhiều hạn chế về năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh thấp, chậm được củng cố, đổi mới, khả năng tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu nhỏ, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, do đó ứng phó với thay đổi môi trường kinh doanh yếu. + Nhóm nguyên nhân từ cơ chế, chính sách: trong nhiều năm các chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó có chính sách tiền tệ còn nhiều điểm chưa nhất quán, thiếu ổn định do phải theo đuổi giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, khuôn khổ thể chế của Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là chính sách quản lý, quy chế an toàn và quy định về hoạt động đầu tư, tín dụng còn bấp cập, cơ chế trích lập phân loại nợ xấu chưa 39Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion đồng bộ và chưa chỉ đạo làm quyết liệt, hệ thống pháp luật còn bất cập, nhất là trong lĩnh vực quy hoạch, quản lý đất đai, phá sản, giải thể doanh nghiệp, cơ chế thu hồi tài sản, chiến lược phát triển của các bộ, ngành, địa phương còn nhiều bất cập. + Nhóm nguyên nhân từ thanh tra, giám sát: hiệu quả công tác thanh tra, giám sát còn hạn chế từ hệ thống thanh tra của Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng và thanh tra giám sát các chi nhánh tỉnh, thành phố. Công tác thanh tra, giám sát, quản lý của các bộ ngành cũng còn nhiều bất cập. Như vậy, có thể khẳng định rằng thị trường tiền tệ và ngân hàng Việt Nam hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, an ninh tài chính không được đảm bảo, tất cả các yếu tố của an ninh tài chính là: tính ổn định, an toàn, vững mạnh như khả năng chống đỡ với khủng hoảng đều có nguy cơ bị phá vỡ. Thị trường tiền tệ và ngân hàng Việt Nam hoạt động về cơ bản ổn định chưa cao, an toàn ở mức thấp và phát triển khó khăn, có khả năng lâm vào khủng hoảng do nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại tăng cao. 3. Một số khuyến nghị đảm bảo an ninh tài chính tại Việt Nam Tại quyết định số 450/QĐ-TTg năm 2012 về việc phê duyệt chiến lược tài chính đến năm 2020, với các mục tiêu tổng quát là: “Xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, tài chính tiền tệ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội; huy động, quản lý phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính trong xã hội, hiệu quả, công bằng, cải cách hành chính đồng bộ, toàn diện đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực của công tác quản lý giám sát tài chính”. Các giải pháp cụ thể đảm bảo an ninh cho thị trường tài chính Việt Nam là đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm, tăng cường an toàn của nợ quốc gia, các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống rửa tiền nhằm đảm bảo an ninh tài chính của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Để tránh tổn thương cho nền kinh tế, tạo cho hệ thống tài chính, ngân hàng, hoạt động ngày càng hiệu quả, hạn chế rủi ro, thị trường tài chính hoạt động an toàn, hiệu quả, Việt Nam cần xây dựng các giải pháp đảm bảo an ninh tài chính cho hoạt động của thị trường tài chính: + Đó là các giải pháp đảm bảo an ninh cho thị trường tiền tệ và ngân hàng Việt Nam: xây dựng, ban hành chính sách tiền tệ ổn định; xây dựng và thực thi chính sách an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng; tăng cường quản lý rủi ro trong các hoạt động của tổ chức tín dụng; xử lý sự cố bất thường trong hoạt động của tổ chức tín dụng; xử lý nợ xấu đảm bảo đến năm 2015 nợ xấu toàn tổ chức tín dụng Việt Nam về mức dưới 5%;phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trong các tổ chức tín dụng; xây dựng các giải pháp liên kết; xây dựng và thực thi nâng cao tính ổn định và an toàn trong hoạt động của thị trường liên ngân hàng, thị trường giữa tổ chức tín dụng và ngân hàng trung ương; quản lý, giám sát các danh mục đầu tư của tổ chức tín dụng. 40 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion + Tăng cường các giải pháp an ninh tài chính cho thị trường chứng khoán như: xây dựng và thực thi chính sách vĩ mô ổn định và phát triển; xây dựng, ban hành và giám sát thực thi các quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam; các giải pháp ổn định và phát triển, các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán; các giải pháp chủ yếu phát triển hệ thống giám sát thị trường chứng khoán; các giải pháp minh bạch, kiểm soát thông tin liên quan đến thị trường chứng khoán; các giải pháp tăng hàng hoá có chất lượng cho thị trường chứng khoán + Tăng cường các giải pháp đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường nợ công của chính phủ như các giải pháp: tăng cường hiệu quả đầu tư công; tăng cường kiểm soát tốc độ tăng nợ công; cải thiện nguồn thu; nâng dự trữ ngoại hối để tăng khả năng trả nợ của nền kinh tế; xây dựng kế hoạch trả nợ; công khai, minh bạch để kiểm soát nợ công. + Nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống rửa tiền, phòng chống tội phạm trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đó là: Hoàn thiện cơ sở pháp lý đáp ứng yêu cầu trong nước và quốc tế; hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chủ yếu thực hiện chức năng phòng, chống rửa tiền; tăng cường hợp tác trong nước giữa các bộ, ngành, các cơ quan liên quan về phòng, chống rửa tiền; tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tội phạm toàn cầu. Các giải pháp đồng bộ về an ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam cần được tiến hành để đáp ứng cả về mặt chất lượng và số lượng, đảm bảo tính liên kết của các loại thị trường tạo cho thị trường hoạt động thống nhất trong thị trường tài chính. Tài liệu tham khảo: [1]. Thủ tướng chính phủ nước Cộng hòa chủ nghĩa Việt Nam (2012), Phê duyệt chiến lược phát triển tài chính Việt Nam đến năm 2020, Quyết định 450/QĐ-TTg năm 2012 [2]. Tô Ngọc Hưng (2011), Hệ thống giám sát tài chính Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính [3]. Citi Groups, 05 November 2012, Discussion materials banking system reform [4]. Nouriel Roubini (2008), Ten Fundamental issues in reforming fi nancial Regulation and supervision in a world of fi nancial and globalization, fi nancial stability Forum on march 31,2008 Địa chỉ tác giả: Viện Kinh tế và Quản lý – Đại học Bách Khoa Hà Nội Email: nga.buithanh@hust.edu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfan_ninh_tai_chinh_tai_viet_nam_trong_dieu_kien_hoi_nhap_quoc.pdf
Tài liệu liên quan