Trước hết, chúng tôi cho rằng, khung
phân tích năng lực chính sách đã được giới
thiệu ở trên có ưu điểm ở tính bao quát, có
hệ thống; thừa nhận sự tham gia, tác động
của các chủ thể khác ngoài nhà nước trong
chu trình chính sách; phân tích các cấp độ,
bình diện khác nhau, và nhấn mạnh sự liên
hệ giữa các cấp độ, bình diện đó. Vì vậy, có
thể vận dụng khung phân tích này để xem
xét, đánh giá năng lực chính sách của một
quốc gia, chính phủ, cơ quan, tổ chức, hay
cá nhân những người tham gia vào chu trình
chính sách. Tuy nhiên, tùy vào bối cảnh cụ
thể, cần đánh giá mức độ, phạm vi tác động
của từng yếu tố năng lực, ở từng cấp độ một
cách phù hợp, linh hoạt. Có thể đối với chủ
thể A trong bối cảnh nhất định, cần chú ý
hơn đến năng lực phân tích, nhưng đối với
chủ thể B trong một bối cảnh khác cần đặt
trọng tâm vào năng lực vận hành, hay năng
lực chính trị; và ngược lại. Điều này đặc biệt
quan trọng đối với việc phân tích, đánh giá
năng lực chính sách của Quốc hội, ĐBQH –
những thiết chế đặc thù, lại ở Việt Nam với
những đặc điểm riêng về thể chế, văn hóa
chính trị - pháp lý.
Về năng lực pháp lý, chúng tôi cho rằng,
không nên coi năng lực pháp lý như một
thành tố hữu cơ thuộc năng lực chính sách
nói chung. Bởi lẽ, dù có mối liên hệ chặt chẽ,
giao thoa nhau, chính sách và pháp luật vẫn
là hai lĩnh vực khác biệt nhau, với những đặc
điểm, yếu tố khác nhau. Mặt khác, khi xem
xét năng lực chính sách, vẫn cần phải gắn
với việc phân tích năng lực pháp lý, sự tác
động tương hỗ qua lại giữa hai khái niệm
này. Bên cạnh đó, có thể xem xét lại để bổ
sung những nội dung cụ thể khác hoặc điều
chỉnh một số nội dung trong khung năng lực
pháp lý nêu trên cho phù hợp hơn
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Án phí dân sự và vướng mắc trong thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
43Số 12 (412) - T6/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
1. Một số quy định cần lưu ý về án phí
dân sự
1.1. Phân loại án phí dân sự
Căn cứ vào từng loại vụ án
Theo quy định của điểm b khoản 1 Điều
3 Nghị quyết số 326, án phí dân sự gồm có
các loại án phí giải quyết tranh chấp về dân
sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động. Ngoài ra, án phí dân
sự còn được tính trong trường hợp Tòa án
giải quyết cả phần dân sự trong vụ án hình
sự (khoản 1 Điều 21 Nghị quyết số 326).
Mức án phí Tòa án được quy định tại Danh
mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo
Nghị quyết số 326.
Căn cứ vào giá ngạch
Án phí dân sự chia thành án phí dân sự
có giá ngạch và án phí dân sự không giá
ngạch. Khoản 2 và 3 Điều 24 Nghị quyết số
326 quy định như sau:
- Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ
án mà trong đó yêu cầu của đương sự không
phải là một số tiền hoặc không thể xác định
được giá trị bằng một số tiền cụ thể.
Ví dụ như: Tranh chấp về ly hôn, tranh
chấp về cấp dưỡng nuôi con, tranh chấp về đòi
tài sản cho mượn, cho ở nhờ; tranh chấp về
quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền
sử dụng đất mà Tòa án không xem xét giá trị,
chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp
ÁN PHÍ DÂN SỰ VÀ VƯỚNG MẮC TRONG THỰC TIỄN
Dương Tấn Thanh*
*Thẩm phán TAND thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Án phí dân sự; Bộ luật Tố tụng
dân sự;
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 28/03/2020
Biên tập : 18/04/2020
Duyệt bài : 21/04/2020
Article Infomation:
Key words: Fees for the civil court; the
Civil Procedure Code;
Article History:
Received : 28 Mar. 2020
Edited : 18 Apr. 2020
Approved : 21 Apr. 2020
Tóm tắt:
Án phí dân sự là khoản tiền mà đương sự trong vụ án có nghĩa
vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định của Tòa án.
Án phí dân sự hiện nay được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2015 và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30
tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định
về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và
lệ phí Tòa án (Nghị quyết số 326). Trong phạm vi bài viết này,
tác giả đề cập đến một số quy định về án phí dân sự cần lưu ý và
một số vướng mắc trong thực tiễn hiện nay.
Abstract:
Fees for the civil court is the amount of money paid by the
involving parties in the law case to the state budget under a
court’s decision. The current fees for the civil court are
prescribed in the Civil Procedure Code of 2015 and the
Resolution No. 326/2016/UBTVQH14 of December 30, 2016 of
the National Assembly Standing Committee on the norms of fees
and charges for civil courts, exemption, reduction, receipt,
management and utilization (Resolution No. 326). Within the
scope of this article, the author mentions a number of provisions
on fees for civil courts and issues arising in the current practices.
Số 12 (412) - T6/202044
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
về quyền sử dụng đất; trường hợp một bên yêu
cầu công nhận hợp đồng mua bán tài sản,
chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một bên
yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán tài sản,
chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và
đều không có yêu cầu gì khác
- Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà
trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền
hoặc là tài sản có thể xác định được bằng
một số tiền cụ thể.
Ví dụ, tranh chấp về các loại hợp đồng,
tranh chấp về chia tài sản chung, tranh chấp
về chia thừa kế, tranh chấp về bồi thường
thiệt hại tài sản, tranh chấp về quyền sở hữu
tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất
mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản
hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng
đất theo phần, tranh chấp hợp đồng mua bán
tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất,
một bên yêu cầu trả lại tiền, đặt cọc và phạt
cọc, một bên chấp nhận trả số tiền cọc đã
nhận và không chấp nhận phạt cọc
Như vậy, điểm khác biệt giữa vụ án dân
sự có giá ngạch và vụ án dân sự không có
giá ngạch là trong vụ án dân sự có giá ngạch
thì yêu cầu của đường sự là tiền, còn trong
vụ án dân sự không có giá ngạch thì đương
sự không có yêu cầu là tiền.
Theo trình tự giải quyết vụ án
Án phí dân sự gồm án phí dân sự sơ
thẩm và án phí dân sự phúc thẩm theo quy
định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 24
Nghị quyết số 326.
1.2. Một số quy định ngoại lệ về nghĩa
vụ chịu án phí dân sự
Về nguyên tắc, nghĩa vụ chịu án phí dân
sự sơ thẩm, phúc thẩm được thực hiện theo
quy định của Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2015 (BLTTDS năm 2015) và các
Điều 26 và 29 Nghị quyết số 326. Tuy nhiên,
nghĩa vụ dân sự sơ thẩm vẫn có một số
trường hợp được xem như là ngoại lệ cần
phải lưu ý như sau:
- Trường hợp thứ nhất: trước khi mở
phiên tòa, đương sự, bị cáo thỏa
thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt
hại và đề nghị Tòa án ghi nhận việc bồi
thường thiệt hại thì họ không phải chịu án
phí dân sự sơ thẩm (điểm f khoản 1 Điều 23
Nghị quyết số 326).
- Trường hợp thứ hai: đương sự tự thỏa
thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng
và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản
án, quyết định trước khi Tòa án tiến hành
hòa giải thì đương sự không phải chịu án phí
dân sự sơ thẩm đối với việc phân chia tài sản
chung (điểm d khoản 5 Điều 27 Nghị quyết
326).
- Trường hợp thứ ba: Tòa án đã tiến
hành hòa giải; tại phiên hòa giải, đương sự
không thỏa thuận việc phân chia tài sản
chung của vợ chồng nhưng đến trước khi mở
phiên tòa các bên đương sự tự thỏa thuận
phân chia tài sản chung của vợ, chồng và yêu
cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định
thì được xem là các bên đương sự thỏa thuận
được với nhau về việc giải quyết vụ án trong
trường hợp Tòa án hòa giải trước khi mở
phiên tòa và phải chịu 50% mức án phí dân
sự sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản
mà họ được chia (điểm đ khoản 5 Điều 27
Nghị quyết số 326).
- Trường hợp thứ tư: các đương sự thỏa
thuận được với nhau về mức cấp dưỡng và
phương thức cấp dưỡng trước khi mở phiên
tòa nhưng có yêu cầu Tòa án ghi nhận trong
bản án, quyết định thì người có nghĩa
vụ cấp dưỡng phải chịu 50% mức án phí dân
sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân
sự không có giá ngạch (điểm b khoản 6 Điều
27 Nghị quyết số 326).
1.3. Về miễn, giảm án phí dân sự
Về trường hợp được miễn án phí dân sự
sơ thẩm
Theo quy định của Điều 12 Nghị quyết
số 326, những trường hợp sau đây được
miễn nộp tiền án phí:
- Nguyên đơn là người lao động khởi
45Số 12 (412) - T6/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ
cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi
thường về tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi
thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt
hợp đồng lao động trái pháp luật;
- Nguyên đơn là người yêu cầu bồi
thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín;
- Đương sự là trẻ em; cá nhân thuộc hộ
nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người
khuyết tật; người có công với cách mạng;
đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thân
nhân liệt sĩ được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ;
- Trẻ em theo Luật Trẻ em năm 2016 là
người dưới 16 tuổi;
- Người cao tuổi theo Luật Người cao
tuổi năm 2009 là người từ đủ 60 tuổi trở lên;
- Theo quy định của khoản 1 Điều 2
Luật Người khuyết tật năm 2010, “Người
khuyết tật là người bị khiếm khuyết một
hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm
chức năng được biểu hiện dưới dạng tật
khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp
khó khăn”. Điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-
CP hướng dẫn Luật người khuyết tật, chia
khuyết tật thành loại sau:
(1) Khuyết tật vận động là tình trạng
giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ,
chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong
vận động, di chuyển.
(2) Khuyết tật nghe, nói là tình trạng
giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả
nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ
ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi
thông tin bằng lời nói.
(3) Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm
hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh
sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều
kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
(4) Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình
trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm
soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với
những lời nói, hành động bất thường.
(5) Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm
hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu
hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy
nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải
quyết sự việc.
(6) Khuyết tật khác là tình trạng giảm
hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho
hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp
khó khăn mà không thuộc 05 trường hợp
khuyết tật nêu trên.
- Xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, Danh
sách xã đặc biệt khó khăn được quy định tại
Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017
của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Danh
sách thôn đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã
an toàn khu vào diện đầu tư của Chương
trình 135 giai đoạn 2017 – 2020.
- Thân nhân Liệt sĩ theo quy định tại
Điều 14 Pháp lệnh Ưu đãi Người có công
với cách mạng năm 2005 gồm: Cha đẻ, mẹ
đẻ; Vợ hoặc chồng; Con; Người có công
nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ.
Về trường hợp được giảm án phí dân sự
Theo quy định của Điều 13 Nghị quyết
số 326, trường hợp sau đây được giảm nộp
án phí: Người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn
đến không có đủ tài sản để nộp án phí có xác
nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người
đó cư trú. Mức án phí được Tòa án giảm là
50% mức tạm án phí mà người đó phải nộp.
Trình tự, thủ tục miễn, giảm án phí dân sự
Theo các quy định của Điều 14, 15 Nghị
quyết số 326, người đề nghị được miễn,
giảm án phí phải có đơn đề nghị nộp cho Tòa
án có thẩm quyền kèm theo các tài liệu,
chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp
được miễn, giảm. Đơn đề nghị miễn, giảm
án phí phải có các nội dung sau đây: Ngày,
tháng, năm làm đơn; Họ, tên, địa chỉ của
người làm đơn; Lý do và căn cứ đề nghị
miễn, giảm.
Số 12 (412) - T6/202046
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
Thẩm quyền miễn, giảm án phí được
quy định như sau: Thẩm phán được Chánh
án Tòa án cấp sơ thẩm phân công có thẩm
quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng
án phí phúc thẩm. Trước khi mở phiên tòa
sơ thẩm hoặc phúc thẩm, Thẩm phán được
Chánh án Tòa án phân công giải quyết vụ án
có thẩm quyền xét miễn, giảm án phí cho
đương sự có yêu cầu. Tại phiên tòa, Hội
đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm có
thẩm quyền xét miễn, giảm án phí cho
đương sự có yêu cầu khi ra bản án, quyết
định giải quyết nội dung vụ án. Quy định về
việc người xin miễn, giảm án phí phải làm
đơn yêu cầu là một điểm mới của Nghị quyết
số 326 so với các văn bản quy định về án
phí, lệ phí Tòa án trước đây.
2. Một số bất cập trong thực tiễn
Trong quá trình giải quyết các vụ án dân
sự, vẫn còn những vướng mắc liên quan đến
vấn đề án phí dân sự cần được tháo gỡ như sau:
2.1. Vướng mắc về tính án phí chia tài
sản chung của vợ chồng trong trường hợp
vợ chồng có nghĩa vụ tài sản đối với người
khác
Điểm e khoản 5 Điều 27 Nghị quyết số
326 quy định: “5. Đối với vụ án hôn nhân và
gia đình thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ
thẩm được xác định như sau:. e) Trường
hợp các đương sự có tranh chấp về việc chia
tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung
của vợ chồng, Tòa án tiến hành hòa giải, các
đương sự thống nhất thỏa thuận được về việc
phân chia một số tài sản chung và nghĩa vụ
về tai sản chung, còn một số tài sản chung
và nghĩa vụ về tài sản chung không thỏa
thuận được thì các đương sự vẫn phải chịu
án phí đối với việc chia toàn bộ tài sản chung
và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng”.
Quy định này có thể hiểu như sau:
Trường hợp vợ chồng có tranh chấp về việc
chia tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản
chung của vợ chồng đối với người khác mà
nếu vợ chồng không thỏa thuận được hết
việc phân chia toàn bộ số tài sản chung và
nghĩa vụ về tài sản chung đối với người khác
thì họ phải chịu án phí đối với việc chia toàn
bộ tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung
của vợ chồng. Đối với án phí nghĩa vụ tài sản
chung của vợ chồng đối với người khác thì
đã có quy định rõ ràng. Tuy nhiên, đối với
án phí chia toàn bộ tài sản chung của vợ
chồng thì hiện có hai cách tính khác nhau.
Cách thứ nhất: Vợ chồng chỉ chịu án phí
dân sự sơ thẩm có giá ngạch tương ứng giá
trị phần tài sản mà họ thực tế được hưởng
sau khi trừ đi nghĩa vụ tài sản của họ đối với
người khác. Bởi vì, khoản 2 Điều 147 của
BLTTDS năm 2015 quy định: “Trường hợp
các đương sự không tự xác định được phần
tài sản của mình trong khối tài sản chung và
có yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản
chung đó thì mỗi đương sự phải chịu án phí
sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản
mà họ được hưởng”. Cách tính này cũng
tương tự như hướng dẫn trước đây của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
(TANDTC) tại điểm c khoản 3 Điều 13 Nghị
quyết số 01/2012/NQ-HĐTP ngày
13/6/2012 hướng dẫn áp dụng một số quy
định của pháp luật về án phí, lệ phí tòa án,
cụ thể như sau: “3. Trường hợp vợ chồng có
nghĩa vụ về tài sản đối với người khác và
người này có yêu cầu độc lập, yêu cầu vợ
chồng phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà
Tòa án chấp nhận yêu cầu độc lập đó thì
nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm như sau:
c) Vợ chồng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm
đối với phần tài sản họ được chia sau khi trừ
đi giá trị phần tài sản mà họ có nghĩa vụ đối
với người có yêu cầu độc lập”.
Cách tính thứ hai: Vợ chồng phải chịu
án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch tương
ứng giá trị phần tài sản mà họ được chia
nhưng không trừ đi nghĩa vụ tài sản của họ
đối với người khác. Bởi lẽ, tranh chấp chia
tài sản chung của vợ chồng và tranh chấp
nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người
47Số 12 (412) - T6/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
khác là hai quan hệ pháp luật khác nhau, bản
chất sự việc khác nhau. Không phải lúc nào
vợ chồng cũng được chia tài sản như nhau
và có nghĩa vụ tài sản đối với người khác
như nhau. Nếu tính án phí chia tài sản chung
củ vợ chồng sau khi trừ đi nghĩa vụ tài sản
thì có trường hợp nghĩa vụ tài sản nhiều hơn
giá trị tài sản mà vợ chồng được chia nên vợ
chồng không phải chịu án phí chia tài sản
chung của vợ chồng mặc dù họ được Tòa án
chia tài sản chung.
Một vướng mắc khác về tính án phí chia
tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp
vợ chồng có nghĩa vụ tài sản đối với người
khác, đó là trong trường hợp vợ chồng có có
tranh chấp về việc chia tài sản chung và
nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng đối
với người khác nhưng vợ chồng tự thỏa
thuận được việc phân chia toàn bộ số tài sản
chung và nghĩa vụ về tài sản chung đối với
người khác thì họ phải chịu án phí được tính
như thế nào. Tòa án có thể áp dụng quy định
tại điểm e khoản 1 Điều 27 Nghị quyết số
326 hay không và áp dụng cách tính nào.
2.2 Vướng mắc về tính án phí trong
trường hợp đương sự chỉ thỏa thuận được
một số yêu cầu của vụ án
Thực tiễn hiện nay cho thấy, có những
vụ án đương sự chỉ thỏa thuận được một
hoặc một số yêu cầu mà không thỏa thuận
được việc giải quyết toàn bộ vụ án. Nếu đưa
vụ án ra xét xử thì án phí cho yêu cầu đương
sự đã thỏa thuận được trước khi đưa vụ án
ra xét xử được tính như thế nào.
Ví dụ, trong vụ án ly hôn, nguyên đơn và
bị đơn thỏa thuận được việc ly hôn, trả nợ
chung cho người có yêu cầu độc lập nhưng
không thỏa thuận được việc chia tài sản chung
của vợ chồng. Trường hợp này, án phí ly hôn
và án phí đối với nghĩa vụ trả nợ được tính
như thế nào? Căn cứ quy định của pháp luật
hiện hành, có thể hiểu theo hai hướng sau:
Thứ nhất, do các đương sự không thỏa
thuận được việc giải quyết toàn bộ vụ án nên
Tòa án đã đưa vụ án ra xét xử. Vì vậy, các
đương sự phải chịu toàn bộ án phí theo quy
định chung như các vụ án thông thường
khác. Cụ thể là, nguyên đơn phải chịu án phí
dân sự đối với yêu cầu ly hôn; nguyên đơn
và bị đơn mỗi người phải chịu 50% án phí
theo quy định đối với số tiền phải trả nợ.
Thứ hai, việc Tòa án đưa vụ án ra xét xử
là do nguyên đơn và bị đơn không thỏa thuận
được yêu cầu chia tài sản chung. Tuy nhiên,
đây là vụ án hôn nhân và gia đình nên trong
vụ án có nhiều yêu cầu hoàn toàn độc lập với
nhau. Trong đó, có những yêu cầu các đương
sự đã thỏa thuận được trước khi mở phiên
tòa như yêu cầu ly hôn, yêu cầu thực hiện
nghĩa vụ trả nợ chung. Do đó, nguyên đơn
và bị đơn chỉ phải chịu 50% án phí dân sự
đối với yêu cầu ly hôn và 50% án phí đối với
số tiền phải trả nợ như trong trường hợp hòa
giải thành.
Về yêu cầu ly hôn thì tại Điều 55 Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về
thuận tình ly hôn như sau: “Trong trường
hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét
thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã
thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông
nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con
trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của
vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly
hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có
thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi
chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải
quyết việc ly hôn”. Công văn số
72/TANDTC-PC ngày 11/4/2017 của
TANDTC có nội dung hướng dẫn như sau:
Theo quy định của khoản 4 Điều 147
BLTTDS năm 2015, “trong vụ án ly hôn thì
nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không
phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay
không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.
Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi
bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ
thẩm”; điểm a khoản 5 Điều 27 Nghị quyết
số 326 quy định: “Nguyên đơn phải chịu án
Số 12 (412) - T6/202048
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không
phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay
không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.
Trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên
đương sự phải chịu 50% mức án phí”. Quy
định của khoản 4 Điều 147 BLTTDS năm
2015 và điểm a khoản 5 Điều 27 Nghị quyết
số 326 kế thừa, giữ nguyên quy định của
khoản 4 Điều 131 BLTTDS năm 2004. Do
không có sự thay đổi về nội dung của luật,
Hội đồng Thẩm phán TANDTC chưa có
hướng dẫn khác nên đối với vụ án ly hôn mà
các bên đương sự thuận tình ly hôn thì áp
dụng tương tự hướng dẫn tại khoản 2 Điều
16 Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTP ngày
13-6-2012 của Hội đồng Thẩm phán
TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy
định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án.
Cụ thể, trong vụ án ly hôn mà các bên đương
sự thuận tình ly hôn theo quy định của pháp
luật về hôn nhân và gia đình thì được xem là
các bên đương sự thỏa thuận được với nhau
về việc giải quyết vụ án trong trường hợp
Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên
tòa và các bên đương sự phải chịu 50% mức
án phí quy định (mỗi bên phải chịu 25% mức
án phí quy định)”. Như vậy, mặc dù bị đơn
đồng ý ly hôn theo yêu cầu của nguyên đơn;
nguyên đơn và bị đơn thỏa thuận được việc
trả nợ chung nhưng nguyên đơn và bị đơn
chưa thỏa thuận được việc chia tài sản chung
nên không coi là thuận tình ly hôn. Trong
trường hợp này, nguyên đơn phải chịu án phí
dân sự (đối với yêu cầu ly hôn). Đối với yêu
cầu trả nợ của người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan thì các đương sự đã thỏa thuận giải
quyết được tại phiên họp giải. Vì vậy, nghĩa
vụ chịu án phí của nguyên đơn và bị đơn đối
với số tiền phải trả nợ chỉ tính là 50% án phí
như trường hợp hòa giải thành.
2.3 Vướng mắc về tính án phí trong
trường hợp bị đơn trong vụ án ly hôn có
yêu cầu chia tài sản
Thực tiễn giải quyết vụ án hôn nhân và
gia đình hiện nay cho thấy, có trường hợp
nguyên đơn không yêu cầu chia tài sản
nhưng bị đơn có yêu cầu chia tài sản. Nếu
yêu cầu của bị đơn không được Tòa án chấp
nhận thì bị đơn có phải chịu án phí không.
Nếu bị đơn phải chịu án phí thì án phí là bao
nhiêu. Vấn đề này hiện nay vẫn còn các cách
hiểu khác nhau.
Cách hiểu thứ nhất, khoản 5 Điều 26
Nghị quyết số 326 quy định: “Bị đơn có yêu
cầu phản tố phải chịu án phí dân sự sơ thẩm
đối với phần yêu cầu phản tố không được
Tòa án chấp nhận”; điểm b khoản 5 Điều 27
Nghị quyết số 326 cũng quy định: “Các
đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình
có tranh chấp về việc chia tài sản chung của
vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự
sơ thẩm quy định tại điểm a khoản 1 Điều
24 của Nghị quyết này, còn phải chịu án phí
đối với phần tài sản có tranh chấp như đối
với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với
giá trị phần tài sản mà họ được chia”. Như
vậy, nếu yêu cầu chia tài sản chung của bị
đơn được Tòa án chấp nhận thì bị đơn phải
chịu án phí có giá ngạch tương ứng với giá
trị phần tài sản mà bị đơn được chia và nếu
yêu cầu chia tài sản của bị đơn không được
Tòa án chấp nhận thì bị đơn phải chịu án phí
dân sự sơ thẩm có giá ngạch, trừ trường hợp
bị đơn được miễn hoặc không phải chịu án
phí sơ thẩm. Việc buộc bị đơn phải chịu án
phí là thực hiện đúng quy định về nghĩa vụ
chịu án phí dân sự sơ thẩm được quy định
tại khoản 1 Điều 147 của BLTTDS; đó là:
“Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu
cầu của họ không được Tòa án chấp nhận,
trừ trường hợp được miễn hoặc không phải
chịu án phí sơ thẩm.”
Cách hiểu thứ hai, theo quy định của
điểm b khoản 5 Điều 26 Nghị quyết số 326,
đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình
có tranh chấp về việc chia tài sản chung của
vợ chồng phải chịu án phí đối với phần tài
sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự
có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài
sản mà họ được chia. Do đó, trường hợp bị
49Số 12 (412) - T6/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
đơn có yêu cầu chia tài sản chung nhưng
không được Tòa án chấp nhận thì bị đơn
không phải chịu án phí.
2.4. Vướng mắc về tính án phí khi Tòa
án công nhận sự thỏa thuận của đương sự
Đối với một vụ án dân sự, tại phiên hòa
giải nếu bị đơn đồng ý thực hiện nghĩa vụ
đối với nguyên đơn (ví dụ bị đơn đồng ý trả
nợ cho nguyên đơn) thì nguyên đơn có nghĩa
vụ phảo chịu án phí dân sự không. Vấn đề
này hiện nay cũng còn cách hiểu khác nhau.
Cách hiểu thứ nhất, khoản 1 Điều 147
BLTTDS năm 2015 quy định: “1. Đương sự
phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ
không được Tòa án chấp nhận, trừ trường
hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí
sơ thẩm”. Cụ thể hóa quy định này, khoản 2
Điều 26 Nghị quyết số 326 quy định: “2. Bị
đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm
trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của
nguyên đơn được Tòa án chấp nhận”. Do
yêu cầu của nguyên đơn được bị đơn chấp
nhận nên bị đơn phải là người phải chịu toàn
bộ (100%) án phí, nếu nguyên đơn không có
thỏa thuận chịu án phí thay cho bị đơn.
Cách hiểu thứ hai, quy định của khoản
1 Điều 147 BLTTDS năm 2015, khoản 2
Điều 26 Nghị quyết số 326 là quy định
chung, nên việc vận dụng quy định này vào
trường hợp cụ thể vụ án có đương sự thỏa
thuận giải quyết được vụ án trước khi mở
phiên tòa để buộc bị đơn chịu 100% án phí
là chưa chính xác. Cụ thể, trường hợp các
đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải
quyết vụ án trước khi mở phiên tòa thì án phí
được tính sau: “Trước khi mở phiên tòa, Tòa
án tiến hành hòa giải; nếu các đương sự thỏa
thuận được với nhau về việc giải quyết vụ
án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ
thẩm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
này (Khoản 3 Điều 147 BLTTDS năm
2015). Tương tự, khoản 7 Điều 26 Nghị
quyết số 326 quy định:“Các bên đương
sự thỏa thuận được với nhau về việc giải
quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến
hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải
chịu 50% mức án phí, kể cả đối với các vụ
án không có giá ngạch”. Như vậy, cụm từ
“họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm”
hay “phải chịu 50% mức án phí, kể cả đối
với các vụ án không có giá ngạch” cần được
hiểu là “tất cả các bên đương sự, bao gồm
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan (nếu có)” khi tham gia
vào quá trình thương lượng, hòa giải tranh
chấp trong vụ án chứ không phải chỉ là một
bên đương sự có nghĩa vụ nào đó. Bởi lẽ, khi
hòa giải, các đương sự có quyền tự thương
lượng, thỏa thuận với nhau để giải quyết vụ
án, Tòa án chỉ làm nhiệm vụ trung gian và
Tòa án chỉ ra quyết định để công sự thỏa
thuận của đương sự mà không đưa ra bất kỳ
quyết định mang tính bắt buộc nào (kể cả
quyết định đương sự nào phải chịu án phí).
Điều này thể hiện sự bình đẳng về quyền và
nghĩa vụ của các đương sự khi tham gia tố
tụng. Vụ án có hòa giải thành hay không là
do các đương sự tự thỏa thuận. Chỉ khi nào
yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp
nhận (tức là trong trường hợp Tòa án giải
quyết vụ án tại phiên tòa và bằng một bản
án) thì bị đơn mới phải chịu toàn bộ án phí.
Do đó, nguyên đơn phải chịu 25% án phí
như bị đơn.
Tương tự như vậy, trường hợp bị đơn
chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Qua hòa
giải, bị đơn đồng ý chịu toàn bộ án phí
nhưng bị đơn thuộc trường hợp được miễn
án phí thì bị đơn phải chịu 25% án phí dân
sự theo quy định. Đây là phần án phí bị đơn
chịu thay cho nguyên đơn. Bởi vì, theo quy
định của khoản 5 Điều 147 BLTTDS năm
2015, “Trong vụ án có đương sự được miễn
án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải
nộp án phí sơ thẩm mà mình phải chịu theo
quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều
này”. Đồng thời, khoản 7 Điều 26 Nghị
quyết số 326 quy định: “Trường hợp các
đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ
án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp
Số 12 (412) - T6/202050
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
mà bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần
số tiền án phí phải nộp thuộc trường hợp
được miễn nộp tiền án phí thì Tòa án chỉ
xem xét miễn án phí đối với phần mà người
thuộc trường hợp được miễn phải chịu theo
quy định, của Nghị quyết này. Phần án phí,
lệ phí Tòa án mà người đó nhận nộp thay
người khác thì không được miễn nộp”. Thực
tiễn có trường hợp bị đơn đồng ý chịu toàn
bộ án phí, tuy nhiên, do bị đơn thuộc trường
hợp được miễn án phí nên Tòa án đã miễn
toàn bộ án phí cho đương sự trong vụ án là
thực hiện chưa đúng quy định của pháp luật,
làm thất thoát ngân sách nhà nước.
2.5. Vướng mắc trường hợp đương sự
thuộc trường hợp được miễn, giảm án phí
nhưng đương sự không làm đơn yêu cầu
miễn, giảm án phí thì có được Tòa án xét
miễn giảm án phí không
Theo quy định của Điều 14 Nghị quyết
số 326, người thuộc trường hợp được miễn,
giảm án phí phải làm đơn yêu cầu miễn,
giảm án phí để Tòa án xem xét. Tuy nhiên,
vấn đề đặt ra là, trường hợp đương sự thuộc
trường hợp được miễn, giảm án phí nhưng
đương sự không làm đơn yêu cầu miễn,
giảm án phí thì có được Tòa án xét miễn
giảm án phí không. Thực tế xét xử của Tòa
án hiện nay cho thấy có hai cách giải quyết
vấn đề này.
Cách thứ nhất, mặc dù đương sự không
có đơn xin miễn án phí nhưng thuộc trường
hợp được miễn thì Thẩm phán được phân
công giải quyết vụ án hoặc Hội đồng xét xử
xét miễn, giảm án phí cho đương sự, không
áp dụng pháp luật một cách quá máy móc và
cứng nhắc.
Cách thứ hai, nếu đương sự không có
đơn xin miễn, giảm án phí thì Thẩm phán
được phân công giải quyết vụ án hoặc Hội
đồng xét xử không xét miễn án phí cho họ.
Chúng tôi cho rằng, quy định đương sự
phải làm đơn xin miễn, giảm án phí là một
quy định mới của Nghị quyết số 326 so với
các quy định trước đây về án phí, lệ phí Tòa
án. Vì vậy, Thẩm phán được phân công giải
quyết vụ án, Hội đồng xét xử và đương sự cần
phải tuân thủ và chấp hành đúng quy định này
nhằm đảm bảo sự thống nhất trong áp dụng
pháp luật và hạn chế sự tùy tiện trong áp dụng
pháp luật. Để việc miễn, giảm án phí được
thực hiện đúng quy định của pháp luật đòi hỏi
Thẩm phán khi được phân công giải quyết vụ
án phải giải thích cho tất cả đương sự biết về
các trường hợp được miễn, giảm án phí cũng
như là hướng dẫn thủ tục họ phải làm để xin
miễn, giảm án phí trước khi tiến hành tổ chức
phiên họp hòa giải hoặc trước khi quyết định
đưa vụ án ra xét xử.
2.6. Vướng mắc về xét miễn án phí đối
với đương sự đang sinh sống tại thôn, ấp,
khóm, phum, sóc (gọi chung là thôn) đặc
biệt khó khăn mà không phải là xã có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Theo quy định của Điều 12 Nghị quyết
số 326, một trong những trường hợp được
miễn nộp tiền án phí là “đồng bào dân tộc
thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn”.
Hiện nay, Danh sách xã đặc biệt khó
khăn được quy định tại Quyết định số
900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt danh sách thôn đặc
biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu
vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai
đoạn 2017 – 2020.
Danh sách thôn đặc biệt khó khăn hiện
nay theo Quyết định 582/QĐ-TTg ngày
28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã
khu vực iii, khu vực ii, khu vực i thuộc vùng
dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-
2020 và Quyết định số 103/QĐ-TTg ngày
22/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt bổ sung, điều chỉnh và đổi tên danh
sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III,
khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc
thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 – 2020.
51Số 12 (412) - T6/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
5. Kết luận
Trước hết, chúng tôi cho rằng, khung
phân tích năng lực chính sách đã được giới
thiệu ở trên có ưu điểm ở tính bao quát, có
hệ thống; thừa nhận sự tham gia, tác động
của các chủ thể khác ngoài nhà nước trong
chu trình chính sách; phân tích các cấp độ,
bình diện khác nhau, và nhấn mạnh sự liên
hệ giữa các cấp độ, bình diện đó. Vì vậy, có
thể vận dụng khung phân tích này để xem
xét, đánh giá năng lực chính sách của một
quốc gia, chính phủ, cơ quan, tổ chức, hay
cá nhân những người tham gia vào chu trình
chính sách. Tuy nhiên, tùy vào bối cảnh cụ
thể, cần đánh giá mức độ, phạm vi tác động
của từng yếu tố năng lực, ở từng cấp độ một
cách phù hợp, linh hoạt. Có thể đối với chủ
thể A trong bối cảnh nhất định, cần chú ý
hơn đến năng lực phân tích, nhưng đối với
chủ thể B trong một bối cảnh khác cần đặt
trọng tâm vào năng lực vận hành, hay năng
lực chính trị; và ngược lại. Điều này đặc biệt
quan trọng đối với việc phân tích, đánh giá
năng lực chính sách của Quốc hội, ĐBQH –
những thiết chế đặc thù, lại ở Việt Nam với
những đặc điểm riêng về thể chế, văn hóa
chính trị - pháp lý.
Về năng lực pháp lý, chúng tôi cho rằng,
không nên coi năng lực pháp lý như một
thành tố hữu cơ thuộc năng lực chính sách
nói chung. Bởi lẽ, dù có mối liên hệ chặt chẽ,
giao thoa nhau, chính sách và pháp luật vẫn
là hai lĩnh vực khác biệt nhau, với những đặc
điểm, yếu tố khác nhau. Mặt khác, khi xem
xét năng lực chính sách, vẫn cần phải gắn
với việc phân tích năng lực pháp lý, sự tác
động tương hỗ qua lại giữa hai khái niệm
này. Bên cạnh đó, có thể xem xét lại để bổ
sung những nội dung cụ thể khác hoặc điều
chỉnh một số nội dung trong khung năng lực
pháp lý nêu trên cho phù hợp hơn n
Tuy nhiên, trong trường hợp đương sự
là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở thôn
đặc biệt khó khăn nhưng thôn này không
thuộc xã đặc biệt khó khăn thì có được miễn
án phí không. Trường hợp này cũng được
hiểu theo hai cách khác nhau.
Cách hiểu thứ nhất, Điều 12 Nghị quyết
số 326 đã quy định rõ đồng bào dân tộc thiểu
số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn thì mới được miễn án phí nên
Tòa án sẽ không miễn án phí cho đương sự
là đồng bào dân tộc thiểu số đang ở thôn đặc
biệt khó khăn nếu thôn này không thuộc xã
đặc biệt khó khăn.
Cách hiểu thứ hai, trong trường hợp này
cần phải linh hoạt và hiểu thoáng hơn để xét
miễn án phí cho đương sự. Bởi vì, đương sự ở
xã đặc biệt khó khăn suy cho cùng cũng phải
là ở thôn trong xã đó. Do đó, tính chất đặc biệt
của thôn đặc biệt khó khăn cũng tương tự như
các thôn trong xã đặc biệt khó khăn.
Kết luận: Án phí dân sự là một phần
trong quyết định của Tòa án khi giải quyết
các vụ án dân sự. Án phí dân sự không chỉ
liên quan đến quyền và nghĩa vụ của dân sự
mà còn liên quan đến khoản thu nộp ngân
sách nhà nước. Điều này đòi hỏi, Tòa án phải
vận dụng đúng quy định của pháp luật để ra
quyết định về án phí đúng và chính xác nhất.
Mặc khác, những bất cập, vướng mắc trên là
những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn
hiện nay. Do đó, để tạo sự thống nhất trong
nhận thức và vận dụng pháp luật trong thực
tiễn, chúng tôi cho rằng, TANCTC cần sớm
ban hành văn bản hướng dẫn để tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc cho Tòa án các cấp n
KHUNG PHÂN TÍCH... (Tiếp theo trang 42)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- an_phi_dan_su_va_vuong_mac_trong_thuc_tien.pdf