The economy is growing, the income of consumers is high so their requirements for quality
of goods and services are also higher. To satisfy customer needs we need to know how they
satisfied our products, what factors affect customer satisfaction. The study focused on the
impact of mixed marketing components on the satisfaction of visitors to Can Tho city.
Marketing components used consist of: Product, Price, Place, Promotion, People, Processes
and Physical evidence. Results showed that all marketing components affect to the
satisfaction of visitors, in which Physical evidence, price and tourism products have the most
influence to the satisfaction of tourists, and then is Place, Process, Promotion and People
16 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của các thành phần marketing hỗn hợp đến sự hài lòng của du khách đếnTP. Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
200
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN MARKETING HỖN HỢP
ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐẾN TP. CẦN THƠ
Nguyễn Huỳnh Phước Thiện, Nguyễn Năng Phúc,
Huỳnh Thị Kiều Thu, Phòng Thị Huỳnh Mai và Hồ Đức Hùng
Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tây Đô
(Email: nhpthien@tdu.edu.vn)
Ngày nhận: 11/12/2018
Ngày phản biện: 28/12/2018
Ngày duyệt đăng: 25/01/2019
TÓM TẮT
Kinh tế phát triển, thu nhập của người tiêu dùng tăng cao do đó yêu cầu của họ về chất lượng
hàng hóa dịch vụ cũng cao, nhất là trong lĩnh vực du lịch. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm
đánh giá ảnh hưởng của các thành phần marketing hỗn hợp đến sự hài lòng của du khách
đến Thành phố Cần Thơ (TPCT). Các thành phần marketing được sử dụng bao gồm: Sản
phẩm, Giá cả, Phân phối, Chiêu thị, Con người, Quy trình và Cơ sở vật chất. Kết quả nghiên
cứu cho thấy các thành phần Marketing đều có ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách,
trong đó cơ sở vật chất, giá cả và sản phẩm du lịch có ảnh nhiều nhất, tiếp đến là phân phối,
quy trình phục vụ, xúc tiến và con người.
Từ khoá: Du khách, sự hài lòng, thành phần Marketing hỗn hợp, Thành phố Cần Thơ.
Trích dẫn: Nguyễn Huỳnh Phước Thiện, Nguyễn Năng Phúc, Huỳnh Thị Kiều Thu, Phòng
Thị Huỳnh Mai và Hồ Đức Hùng, 2019. Ảnh hưởng của các thành phần marketing
hỗn hợp đến sự hài lòng của du khách đến thành phố Cần Thơ. Tạp chí Nghiên cứu
khoa học và Phát triển kinh tế, Trường Đại học Tây Đô. Số Chuyên đề: 200-215.
*PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc - Giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tây Đô
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
201
1. GIỚI THIỆU
Theo Robert Lanquar and Robert
Hollier (1992) thì “Marketing du lịch là
một loạt phương pháp và kỹ thuật được
hỗ trợ bằng một tinh thần đặc biệt và
nhằm thỏa mãn các nhu cầu không nói ra
của khách hàng, có thể là mục đích tiêu
khiển hoặc những mục đích khác bao
gồm công việc gia đình, công tác và họp
hành”. Marketing du lịch là một hoạt
động cực kỳ quan trọng đối với mọi
doanh nghiệp, mọi địa phương, mọi quốc
gia nhằm giới thiệu và thu hút khách đến
với mình. Để thu hút được du khách thì
sự hài lòng về sản phẩm dịch vụ được
cung cấp là rất quan trọng. Sự hài lòng
của khách hàng đối với một sản phẩm/
dịch vụ là nền móng, là điều kiện cần
trong một chiến lược giữ chân khách
hàng và xây dựng hệ thống khách hàng
trung thành, tăng khả năng quay lại lần
sau. Vì vậy, việc gia tăng số lượng khách
hàng trung thành là một minh chứng rõ
nét cho việc tạo ra sự hài lòng của khách
hàng ở những trải nghiệm trước đó. Theo
số liệu báo cáo từ Sở Văn hóa – Thể thao
– Du lịch TPCT, năm 2017 tổng lượt
khách du lịch đến Cần Thơ đạt 2.184.385
lượt, tăng 26,56% so với năm 2016 trong
đó khách nội địa chiếm trên 80%. Mặc dù
vậy, theo thống kê của Tổng cục du lịch
lượng du khách quốc tế đến TPCT chiếm
chưa tới 2% trong tổng lượt khách quốc
tế đến Việt Nam bên cạnh đó nhiều đánh
giá trong lĩnh vực du lịch, lữ hành cho
thấy du lịch Cần Thơ còn rất nhiều hạn
chế so với lợi thế, tiềm năng hiện có và
tốc độ phát triển du lịch hiện nay. Do đó
việc nghiên cứu các yếu tố marketing ảnh
hưởng đến sự hài lòng của du khách nhằm
tìm ra những giải pháp nâng cao sự hài
lòng của du khách là việc làm cần thiết và
là mục tiêu của nghiên cứu này cho sự
phát triển du lịch tại TPCT.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Qua phân tích cơ sở lý luận và lược
khảo các nghiên cứu có liên quan về các
thành phần Marketing hỗn hợp tác động
đến sự hài lòng và ý định quay lại của du
khách; Về giải pháp Marketing Mix cho
các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
quốc tế (Trịnh Thanh Thủy, 2009;
Nguyễn Thị Dung, 2015); phân tích mối
quan hệ giữa ba biến số quan trọng là:
Marketing hỗn hợp, sự hài lòng và lòng
trung thành của du khách với ngành du
lịch tác của (Ayed and Majed, 2012;
Nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu
như sau:
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
202
Hình 1. Mô hình nghiên cứu
(Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện, 2018)
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
20.0 và phần mềm Excel 2010. Sử dụng
phương pháp thống kê mô tả; công cụ
7P’s Marketing dịch vụ; Kiểm định
thang đo (Cronbach’s Alpha); Phân tích
nhân tố khám phá (EFA) và phân tích
hồi quy nhị phân.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm du khách đến thành
phố Cần Thơ
3.1.1. Khách nội địa
Khách nội địa có giới tính nam chiếm
57,29% và giới tính nữ là 42,71% trên
tổng số du khách. Kết quả khảo sát cho
thấy nhóm tuổi từ 24 đến 40 tuổi chiếm tỷ
trọng lớn nhất so với các nhóm tuổi còn
lại, chiếm 54,77% (218 lượt khách) trên
tổng du khách. Thực tế, những đối tượng
thuộc nhóm tuổi từ 24 đến 40 tuổi đa số
là những người đã có công việc và thu
nhập khá ổn định, hàng ngày phải làm
việc tất bật nên họ rất cần thời gian thư
giãn, giải trí. Vì vậy, mục đích du lịch của
những đối tượng này chủ yếu là tham
quan, tham gia các hoạt động giải trí.
Nhóm tuổi dưới 18 và từ 18 đến 23 thuộc
nhóm học sinh – sinh viên chiếm 19,85%
(79 lượt khách) trên tổng du khách, ở độ
tuổi này, du khách thường rất năng động,
ưa thích các trò chơi dân gian cũng như
các món đặc sản địa phương. Kế đó là
nhóm tuổi từ 41 đến 60 tuổi chiếm
17,59% (70 lượt khách) và nhóm trên 60
tuổi chỉ chiếm 7,79%. Nhóm tuổi trên 60
chiểm tỷ trọng ít nhất có thể là vì vấn đề
sức khỏe và ở lứa tuổi này thì họ thường
ít muốn đi xa.
Sản phẩm du lịch
Giá cả
Phân phối
Xúc tiến du lịch
Con người
Quy trình phục vụ
Điều kiện vật chất
Sự hài
lòng
của du
khách
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
203
Bảng 1. Bảng thống kê độ tuổi và giới tính của du khách
Đơn vị tính: Lượt khách
Độ tuổi
Khách nội địa Khách quốc tế
Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng
Dưới 18 17 7 24 4 6 10
Từ 18 đến 23 37 18 55 8 6 14
Từ 24 đến 40 131 87 218 17 23 40
Từ 41 đến 60 27 43 70 8 16 24
Trên 60 16 15 31 9 3 12
Tổng 228 170 398 46 54 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả, 2018)
Theo kết quả khảo sát, khách quốc tế
có giới tính nam chiếm tỷ trọng 46% và
giới tính nữ chiếm 54%. Về độ tuổi, nhóm
từ 24 đến 40 tuổi cũng chiếm tỷ trọng cao
nhất là 40% (40 lượt khách). Tiếp theo là
nhóm từ 41 đến 60 tuổi chiếm 24% (24
lượt khách), nhóm dưới 18 đến 23 tuổi
chiếm 24% (24 lượt khách) và cuối cùng
là nhóm trên 60 tuổi chiếm 12% (12 lượt
khách). Có thể thấy, riêng nhóm dưới 18
tuổi là chiếm tỷ trọng thấp nhất là 10%,
nguyên nhân có thể là do ở độ tuổi này
du khách còn là học sinh nên thu nhập
không được cao và còn vướng phải việc
học nên rất khó có thời gian cũng như
điều kiện để xuất ngoại. Thường thì nhóm
đối tượng này có xu hướng đi du lịch vào
dịp nghỉ hè và đi cùng gia đình. Còn đối
với độ tuổi trên 60, chỉ chiếm tỷ trọng
12%, nhóm đối tượng này là nhóm cao
tuổi, sức khỏe có thể không đáp ứng cho
việc đi máy bay hay xe đường dài trong
thời gian lâu, vì vậy nhóm này cũng rất ít
đi du lịch và thường đi cùng người thân
của họ và nhóm tuổi.
3.1.2. Đặc điểm du khách phân khu
vực sống của du khách
Thành thị
Nông thôn
Hình 2. Khu vực sống của khách nội địa
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả, 2018)
26,6%
73,4%
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
204
Kết quả khảo sát cho thấy tỷ trọng
khách nội địa cư trú ở thành thị chiếm đến
73,4% và khách nông thôn chỉ chiếm
26,6%. Tương tự như khách nội địa, tỷ
trọng khách quốc tế sống ở khu vực thành
thị cũng cao hơn khách sống ở nông thôn
cụ thể khách thành thị chiếm 71% và
khách nông thôn chiếm 29%.
Thành thị
Nông thôn
Hình 3. Khu vực sống của khách quốc tế
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả, 2018)
3.1.3. Thu nhập bình quân hàng
tháng
Khách nội địa có thu nhập từ 6 triệu trở
lên chiếm tỷ trọng gần 55%. Từ những
con số trên có thể thấy du khách đến đây
đa số là những người có thu nhập khá nên
khả năng chi trả và sự đòi hỏi về chất
lượng sản phẩm, dịch vụ cũng cao hơn
những đối tượng khác. Còn đối với nhóm
có thu nhập thấp hơn từ dưới 1,5 triệu đến
3 triệu đa phần là sinh viên – học sinh nên
nhóm này thường ưu tiên cho giá cả, họ
thường lựa chọn những sản phẩm, dịch
vụ có giá rẻ, phù hợp với túi tiền. Thực
tế, thu nhập cao sẽ kéo theo nhu cầu ăn
uống, dịch vụ nghỉ dưỡng cao hơn, vì vậy
thành phố cần đầu tư những địa điểm mua
sắm, cơ sở lưu trú có chất lượng cao để có
thể phục vụ tốt nhất cho nhóm du khách
này, thu hút và giữ chân họ ở lại lâu hơn,
góp phần gia tăng doanh thu cho ngành du
lịch TPCT.
Đối với khách du lịch quốc tế nhóm du
khách có thu nhập bình quân hàng tháng
từ 4.000 USD trở lên chiếm tỷ trọng 72%.
Như vậy, thu nhập của khách quốc tế đều
là thu nhập cao, chỉ có một phần nhỏ có
thu nhập thấp từ dưới 500 USD đến 3.000
USD, có thể nhóm này chủ yếu là học sinh
– sinh viên hoặc những người về hưu, còn
đa phần vẫn là công nhân viên chức. Như
đã nói, người có thu nhập càng cao thì nhu
cầu về chất lượng dịch vụ cũng phải cao,
tương xứng với số tiền họ chi trả.
3.1.4. Nghề nghiệp
Du khách là công nhân viên chức thì
chiếm tỷ lệ cao nhất với 43,5% ở khách
nội địa và 34% ở khách quốc tế. Nhóm du
khách này phần lớn là đi du lịch kết hợp
với việc công tác hay tham dự các hội
nghị triển lãm. Vì vậy, để thu hút nhóm
đối tượng này, thành phố cần đẩy mạnh
phát triển loại hình du lịch MICE. Bên
cạnh đó, công nhân viên chức là những
29%
71%
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
205
người luôn bận rộn với công việc, dễ bị
căng thẳng mệt mỏi nên họ cũng rất ưa
thích các loại hình du lịch sinh thái vì có
thể thoải mái, thư giãn cùng thiên nhiên.
Tương tự, du khách có nghề nghiệp
liên quan đến buôn bán, kinh doanh nằm
ở vị trí thứ hai, với 31,9% ở khách nội địa
và 29% ở khách quốc tế. Buôn bán kinh
doanh là công việc tự do, tự quyết định về
thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Tuy
nhiên, công việc này ít có ngày nghỉ,
thường chỉ nghỉ vào ngày lễ, Tết nên
những người làm nghề này thường du lịch
vào các dịp lễ và họ có xu hướng đi cùng
gia đình.
Riêng đối tượng là học sinh – sinh viên,
đứng vị trí thứ 3 với khách nội địa chiếm
19,8% và khách quốc tế chiếm 24%.
Nhóm này đều là giới trẻ nên có phần
năng động, thích tìm tòi, khám phá, yêu
thích các trò chơi dân gian, đôi lúc còn
hứng thú với các công trình, di tích lịch
sử và làng nghề. Nhìn chung, những du
khách này rất thích hợp với loại hình du
lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Cuối
cùng, với đối tượng là nội trợ và hưu trí
chiếm tỷ số rất thấp, với tỷ trọng khách
nội địa và khách quốc tế lần lượt là 4,8%
và 13%.
3.1.5. Trình độ học vấn
Trình độ đại học chiếm phần lớn du
khách đến du lịch tại TPCT với khách nội
địa chiếm 55,8% và khách quốc tế chiếm
54%. Tiếp đến là trình độ trung cấp, cao
đẳng có tỷ trọng là 23,1% ờ khách nội địa
và 20% ở khách quốc tế. Trình độ sau đại
học đứng vị trí thứ 3 ở cả khách nội địa và
quốc tế với tỷ trọng lần lượt là 13,5% và
14%. Đối với các nhóm trình độ còn lại
thì khách nội địa chiếm 7,6% và khách
quốc tế là 12%. Trong thực tế, những
người có trình độ càng cao thì áp lực công
việc càng lớn, khiến cho họ dễ lâm vào
tình trạng căng thẳng nên họ cần những
khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn nên
đa phần họ lựa chọn đi du lịch cùng gia
đình, bạn bè. Vì vậy, khách du lịch đến
với Cần Thơ đa phần là những đối tượng
có trình độ học vấn cao.
3.2. Ảnh hưởng của các thành phần
marketing hỗn hợp đến sự hài long của
du khách đến TP. Cần Thơ
3.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang
đo (Cronbach’s Alpha)
Qua quá trình kiểm định độ tin cậy của
thang đo đánh giá tác động của Marketing
hỗn hợp đến sự hài lòng của du khách với
7 thành phần và 39 biến quan sát kết quả
thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Biến quan sát Hệ số tương
quan – biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại
biến
Sản phẩm du lịch (SP): Cronbach’s Alpha = 0,783
SP1 0,496 0,759
SP2 0,516 0,757
SP3 0,435 0,766
SP4 0,548 0,755
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
206
SP5 0,453 0,764
SP6 0,487 0,760
SP7 0,434 0,767
SP8 0,417 0,770
SP9 0,428 0,768
SP10 0,361 0,776
Giá (G): Cronbach’s Alpha = 0,821
G11 0,741 0,760
G12 0,496 0,811
G13 0,713 0,767
G14 0,478 0,820
G15 0,676 0,775
G16 0,479 0,819
Phân phối (PP): Cronbach’s Alpha = 0,764
PP17 0,648 0,662
PP18 0,483 0,747
PP19 0,619 0,676
PP20 0,511 0,738
Xúc tiến du lịch (XT): Cronbach’s Alpha = 0,905
XT21 0,669 0,903
XT22 0,840 0,867
XT23 0,799 0,876
XT24 0,770 0,882
XT25 0,734 0,890
Con người (CN): Cronbach’s Alpha = 0,921
CN26 0,842 0,893
CN27 0,710 0,918
CN28 0,743 0,914
CN29 0,889 0,884
CN30 0,799 0,902
Quy trình cung cấp dịch vụ (QT): Cronbach’s Alpha = 0,829
QT31 0,719 0,756
QT32 0,682 0,774
QT33 0,633 0,795
QT34 0,597 0,813
Điều kiện vật chất (VC): Cronbach’s Alpha = 0,852
VC35 0,562 0,849
VC36 0,728 0,804
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
207
VC37 0,717 0,807
VC38 0,701 0,811
VC39 0,617 0,833
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả, 2018)
Các thành phần của thang đo
Marketing hỗn hợp đều có hệ số
Cronbach’s Alpha được chấp nhận về mặt
tin cậy (Cronbach’s Alpha > 0,6) và hệ số
tương quan biến thành phần so với biến
tổng đều lớn hơn 0,3 (đạt yêu cầu). Như
vậy có thể kết luận rằng thang đo phù hợp
sử dụng cho phân tích tiếp theo.
3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá
(EFA)
Kiểm định giả thuyết:
H0: Các biến không có tương quan với
nhau trong tổng thể
H1: Có tương quan giữa các biến trong
tổng thể
Bảng 3. Kết quả kiểm định hệ số KMO
Hệ số KMO 0,811
Kiểm định Bartlett
Giá trị Chi bình phương xấp xỉ 9.860,149
Df 741
Sig. 0,000
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả, 2018)
Hệ số KMO = 0,811 > 0,8 (Tốt) và giá
trị Sig.= 0,00 < 0,05, bác bỏ giả thuyết
H0, vậy các biến có tương quan với nhau
trong tổng thể, phân tích nhân tố thích
hợp. Bên cạnh đó, ở bảng 4.18 có tổng
phương sai trích là 63,063% (lớn hơn
50%, đạt yêu cầu) giải thích được
63,063% sự biến thiên của dữ liệu và có
8 Eigenvalues khởi tạo lớn hơn 1 nên có
8 nhóm nhân tố được tạo thành ở Bảng 3.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
208
Bảng 4. Kết quả kiểm định tổng phương sai trích
Tổng phương sai trích
Nhân
tố
Eigenvalues khởi tạo Tổng bình phương hệ
số tải đã trích xuất
Tổng bình phương hệ
số tải đã xoay
Tổng Phần
trăm
của
phương
sai
Phần
trăm tích
lũy
Tổng Phần
trăm
của
phương
sai
Phần
trăm
tích lũy
Tổng Phần
trăm của
phương
sai
Phần
trăm
tích lũy
1 5,765 14,781 14,781 5,765 14,781 14,781 3,874 9,932 9,932
2 4,020 10,308 25,089 4,020 10,308 25,089 3,676 9,424 19,357
3 3,846 9,862 34,951 3,846 9,862 34,951 3,377 8,660 28,017
4 3,310 8,486 43,437 3,310 8,486 43,437 3,361 8,618 36,635
5 2,526 6,477 49,915 2,526 6,477 49,915 2,911 7,464 44,099
6 2,151 5,516 55,431 2,151 5,516 55,431 2,655 6,808 50,907
7 1,725 4,422 59,853 1,725 4,422 59,853 2,409 6,177 57,084
8 1,252 3,210 63,063 1,252 3,210 63,063 2,332 5,979 63,063
39 0,063 0,161 100,000
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả, 2018)
Từ kết quả phân tích ở Bảng 4 sau đây,
với hệ số Factor loading > 0,5 có thể thấy
8 nhóm nhân tố được rút ra là:
Nhân tố 1: Con người (CN) gồm
CN26, CN27, CN28, CN29 và CN30.
Nhân tố 2: Xúc tiến du lịch (XT) gồm
XT21, XT22, XT23, XT24 và XT25.
Nhân tố 3: Điều kiện vật chất (VC)
gồm VC35, VC36, VC37, VC38 và VC39
Nhân tố 4: Giá (G) gồm G11, G12,
G13, G14, G15 và G16.
Nhân tố 5: Loại hình du lịch đặc
trưng của địa phương (LHDLĐT) gồm
SP1, SP2, SP3, SP4 và SP5.
Nhân tố 6: Quy trình cung cấp dịch
vụ (QT) gồm QT31, QT3, QT33 và
QT34.
Nhân tố 7: Phân phối (PP) gồm PP17,
PP18, PP19 và PP20.
Nhân tố 8: Sản phẩm du lịch (SPDL)
gồm SP6, SP7, SP8, SP9 và SP10.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
209
Bảng 5. Kết quả phân nhóm nhân tố
Biến quan
sát
Nhóm nhân tố
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 6 Nhóm 7 Nhóm 8
SP1 0,719
SP2 0,687
SP3 0,733
SP4 0,778
SP5 0,710
SP6 0,602
SP7 0,501
SP8 0,605
SP9 0,655
SP10 0,737
G11 0,865
G12 0,607
G13 0,840
G14 0,624
G15 0,819
G16 0,595
PP17 0,828
PP18 0,692
PP19 0,786
PP20 0,717
XT21 0,768
XT22 0,902
XT23 0,860
XT24 0,841
XT25 0,817
CN26 0,912
CN27 0,822
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
210
CN28 0,814
CN29 0,941
CN30 0,855
QT31 0,843
QT32 0,784
QT33 0,734
QT34 0,755
VC35 0,567
VC36 0,771
VC37 0,798
VC38 0,808
VC39 0,752
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả, 2018)
3.2.3. Phân tích hồi quy nhị phân
(Binary Logistic)
Để phân tích ảnh hưởng của các thành
phần marketing hỗn hợp đến sự hài lòng
của du khách đến TPCT, tác giả đã thiết
lập mô hình hồi quy với phương trình giả
định sau:
log(
P(Y=1)
P(Y=0)
=B0+B1CN+B2XT+B3VC+
B4G+B5LHDLĐT+B6QT+B7PP+B8SPD
L
Trong đó : Y là sự hài lòng của du
khách; CN là nhân tố 1 (Con người); XT
là nhân tố 2 (Xúc tiến du lịch); VC là nhân
tố 3 (Điều kiện vật chất); G là nhân tố 4
(Giá); LHDLĐT là nhân tố 5 (Loại hình
du lịch đặc trưng của địa phương); QT là
nhân tố 6 (Quy trình cung cấp dịch vụ);
PP là nhân tố 7 (Phân phối); SPDL là
nhân tố 8 (sản phẩm du lịch).
Đặt giả thuyết H0: B1 = B2 = B3 = B4
= B5 = B6 = B7 = B8 = 0
Kiểm định tổng thể các giả thuyết
Bảng 6. Kết quả kiểm định t – kiểm định giả thuyết
Chi bình phương Độ tự do của mô hình (Df) Sig.
Bước 1
Step 155,932 8 0,000
Block 155,932 8 0,000
Model 155,932 8 0,000
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả, 2018)
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
211
Giá trị Sig. = 0,00 < 0,05, bác bỏ giả
thuyết H0, mô hình có sự tác động của các
biến độc lập, có ý nghĩa về mặt thống kê.
Kiểm định độ phù hợp của mô hình
Bảng 7. Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình
Bước -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square
1 198,38
1a
0,269 0,528
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả, 2018)
Giá trị -2LL = 198,381 (không quá
cao), mô hình phù hợp, các biến trong mô
hình giải thích được 52,8% sự tác động,
47,2% còn lại thuộc về các nhân tố khác
tác động đến sự hài lòng nhưng không
được đưa vào mô hình.
Qua bảng sau đây có thể thấy trong 34
trường hợp được dự đoán không hài lòng
về hoạt động Marketing của du lịch TPCT
thì mô hình đã dự đoán đúng 25 trường
hợp với tỷ lệ đúng là 43,9%. Còn với 464
trường hợp thực tế thì mô hình đã dự đoán
sai 32 trường hợp với tỷ lệ đoán đúng là
98%. Tính chung lại, tỷ lệ đoán đúng của
toàn bộ mô hình là 91,8%.
Bảng 8. Kết quả dự đoán của mô hình
Quan sát
Dự đoán
Cảm nhận Mức độ chính xác của
kết quả dự báo
Hài
lòng
Không
hài lòng
Cảm nhận
Hài long 432 9 98,0
Không hài long 32 25 43,9
Tỷ lệ dự báo chính xác chung của mô hình 91,8
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả, 2018)
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
212
Kiểm định mức ý nghĩa của các hệ số
Bảng 9. Kết quả kiểm định Watld tương ứng với các biến độc lập
Variables in the Equation
Hệ số B S.E.2 Kiểm định
Wald
Df Sig. Exp(B)
LHDLĐT 0,599 0,297 4,077 1 0,043 1,821
SPDL 1,186 0,331 12,804 1 0,000 3,273
G 1,132 0,364 9,684 1 0,002 3,102
PP 0,871 0,259 11,336 1 0,001 2,390
Bước 1a XT 0,550 0,229 5,790 1 0,016 1,733
CN 0,455 0,200 5,206 1 0,023 1,577
QT 0,811 0,356 5,192 1 0,023 2,250
VC 1,486 0,383 15,022 1 0,000 4,418
Hằng số -29,626 3,714 63,636 1 0,000 0,000
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả, 2018)
Ở Bảng 9, kết quả giá trị Sig. của tất cả
các biến, kể cả giá trị Sig. của hệ số B0
(tức Constant) đều nhỏ hơn 0,05 kết luận
các biến: LHDLĐT, SPDL, G, PP, XT,
CN, QT, VC đều có ý nghĩa trong mô
hình. Bên cạnh đó, giá trị hệ số B của từng
biến độc lập đều lớn hơn 0, nên các biến
tác động thuận chiều với biến phụ thuộc.
Mối tương quan này được thể hiện qua
phương trình hồi quy:
log(
P(Y=1)
P(Y=0)
= -29,626 + 0,455CN +
0,55XT + 1,486VC + 1,132G +
0,599*LHDLĐT + 0,811*QT +
0,871*PP + 1,186*SPDL
Từ phương trình trên, có thể thấy được
sự tác động của từng biến độc lập như sau:
Biến VC (Điều kiện vật chất)
Đối với biến VC có hệ số là 1,486 có
nghĩa là nếu biến này tăng lên 1 đơn vị với
điều kiện giá trị các biến khác trong
phương trình không đổi thì log của tỷ lệ
xác suất hài lòng và không hài lòng đối
với hoạt động Marketing của du lịch
thành phố Cần Thơ tăng lên 1,486 lần.
Đây là yếu tố quan trọng nhất. Tại Cần
Thơ, các yếu tố về hệ thống kết cấu hạ
tầng, hệ thống nhà hàng, khách sạn, trung
tâm thương mại ở thành phố đã và đang
ngày một phát triển hơn đáp ứng nhu cầu
cho người dân thành phố và các du khách
đến du lịch tại TPCT. Tuy nhiên, điều
kiện an ninh, trật tự xã hội và vấn đề vệ
sinh môi trường vẫn chưa đảm bảo, còn
thiếu các cơ sở vui chơi, giải trí cho nên
để nâng cao hài lòng của khách du lịch,
địa phương cần có hướng khắc phục
những hạn chế này.
Biến SPDL (Sản phẩm du lịch)
Tương tự, biến SPDL có hệ số là 1,186,
là biến quan trọng thứ hai. Có thể thấy,
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
213
hiện nay du lịch Cần Thơ đang có những
hạn chế về tính đặc trưng của sản phẩm
khi ẩm thực, đặc sản địa phương không có
gì khác biệt so với các tỉnh thuộc ĐBSCL,
các hoạt động vui chơi, giải trí thì đơn
điệu, có phần giống nhau giữa các khu du
lịch trong cùng thành phố và cả các tỉnh
lân cận. Điều này làm giảm đi phần nào
sự hài lòng của du khách, gây nên sự
nhàm chán và giảm xác suất quay lại Cần
Thơ vào các lần du lịch tiếp theo của du
khách. Chính vì vậy, địa phương cần có
những giải pháp phù hợp để làm tăng tính
đặc trưng của sản phẩm du lịch, góp phần
nâng cao sự hài lòng của khách du lịch.
Biến G (Giá)
Tương tự, biến G có hệ số là 1,132 nếu
biến này tăng 1 đơn vị thì log của tỷ lệ xác
suất hài lòng và không hài lòng đối với
hoạt động marketing của du lịch thành
phố Cần Thơ tăng lên 1,132 lần. Hiện nay,
vấn đề giá cả vẫn đang gặp nhiều bất cập
khi các công ty lữ hành, khu du lịch không
niêm yết giá cho từng danh mục dịch vụ
khiến du khách cảm thấy chưa hài lòng.
Vấn đề thường gặp đó là giá tour trọn gói
không thấp hơn giá từng dịch vụ, đôi khi
còn có sự phát sinh thêm nhiều chi phí
khác. Chính sự bất hợp lý trong giá cả có
thể khiến du khách không muốn đăng ký
tour của công ty đó nữa. Điều này có thể
là cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh nếu
không có sự minh bạch trong giá cả, vì
vậy các cơ quan ban ngành cần có sự can
thiệp để có mức giá phù hợp hơn nhằm
đáp ứng nhu cầu, nâng cao hài lòng của
khách hàng.
Biến QT (Quy trình cung cấp dịch
vụ)
Đối với biến QT có hệ số là 0,811 có
nghĩa là nếu biến này tăng lên 1 đơn vị thì
log của tỷ lệ xác suất hài lòng và không
hài lòng đối với hoạt động marketing của
du lịch thành phố Cần Thơ tăng lên 0,811
lần. Để nâng cao chất lượng của quy trình,
thành phố cần tích cực thúc đẩy phát triển
hơn mô hình phân phối trực tiếp cũng như
hình thức phân phối qua mạng để rút ngắn
thời gian, thủ tục nhanh gọn hơn, nâng
cao hài lòng du khách.
Biến PP (Phân phối)
Đối với biến PP có hệ số là 0,871, hệ
thống kênh phân phối của du lịch Cần
Thơ hiện nay phổ biến hơn cả là phân
phối gián tiếp. Hình thức phân phối này
cũng có hạn chế đó là trung chuyển
khách, khi khách phải chuyển qua nhiều
trung gian sẽ gây cảm giác khó chịu, tốn
thời gian cũng như mang lại sự mệt mỏi,
khi đó chuyến đi chơi sẽ không còn thú
vị như mong đợi. Ngoài hình thức phân
phối gián tiếp thì thành phố còn có hình
thức phân phối trực tiếp, phân phối qua
mạng Các hình thức này tiết kiệm
nhiều thời gian cho du khách hơn vì du
khách có thể chủ động đặt tour qua các
website của các công ty lữ hành tại Cần
Thơ, nhân viên tư vấn nhiệt tình, thông tin
điểm đến cập nhật rõ ràng, chi tiết khiến
du khách rất hài lòng. Tuy nhiên, hình
thức phân phối qua mạng và phân phối
trực tiếp lại chưa được phổ biến như phân
phối gián tiếp. Vì vậy, nếu thành phố tăng
cường phát triển hai hình thức phân phối
này thì du khách sẽ dễ cảm thấy hài lòng
hơn với ngành du lịch TPCT.
Biến XT (Xúc tiến du lịch)
Tương tự, biến XT có hệ số là 0,55 biến
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
214
này tăng lên 1 đơn vị thì log của tỷ lệ xác
suất hài lòng và không hài lòng đối với
hoạt động Marketing của du lịch thành
phố Cần Thơ tăng lên 0,55 lần. Tính đến
nay, thành phố đã có nhiều hoạt động xúc
tiến mang lại hiệu quả cao giúp thu hút
nhiều hơn du khách đến với Cần Thơ.
Nếu trong thời gian tới, TPCT tiếp tục
phát huy thêm nhiều kế hoạch xúc tiến
hơn nữa thì sẽ ngày càng có nhiều du
khách biết đến Cần Thơ và hài lòng với
các dịch vụ du lịch ở đây.
Biến CN (Con người)
Tương tự biến CN có hệ số là 0,455
Yếu tố con người là thành phần quan
trọng trong Marketing du lịch, hiện tại
ngành du lịch thành phố Cần Thơ đang
thiếu đội ngũ nghiệp vụ đã qua đào tạo
chuyên môn và năng lực quản lý chưa đủ,
trình độ ngoại ngữ và tin học còn nhiều
hạn chế đã phần nào làm ảnh hưởng đến
sự phát triển ngành.
Biến LHDLĐT (Loại hình du lịch
đặc trưng của địa phương)
Biến LHDLĐT có hệ số là 0,599. Liên
hệ thực tế, khi một địa phương có các loại
hình du lịch đặc trưng thì nó sẽ mang lại
cảm giác riêng biệt cho du khách và các
loại hình du lịch đặc trưng càng đa dạng
thì du khách sẽ có nhiều lựa chọn hơn cho
chuyến đi của họ.
4. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng yếu
tố về cơ sở vật chất có ảnh hưởng lớn nhất
đến sự hài lòng của du khách đến thành
phố Cần Thơ, thứ hai là yếu tố giá có ảnh
hưởng khá lớn, yếu tố về sản phẩm du lịch
có ảnh hưởng đứng thứ 3, tiếp theo lần
lượt là các yếu tố phân phối, quy trình
phục vụ, loại hình du lịch đặc trưng của
địa phương, xúc tiến và con người. Kết
quả này phù hợp với đánh giá của du
khách về hoạt động marketing du lịch tại
TPCT là du khách đánh giá cao các yếu tố
về giá cả, sản phẩm du lịch. Yếu tố không
được đánh giá cao như cơ sở vật chất, con
người, hoạt động xúc tiến.
Để làm tăng sự hài lòng của du khách,
ngành du lịch TPCT cần quan tâm nhiều
hơn đến các yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự
hài lòng du khách như cơ sở vật chất, giá
cả, phát triển sản phẩm du lịch
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ayed Al Muala and Majed Al
Qurneh, 2012. Assessing the relationship
between Marketing Mix and loyalty
through tourist’s satisfaction in Jordan
curative tourism. Vol.4. American
Academic and Scholarly Research
Journal.
2. Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Hoàng
Trọng, 2008, Phân tích dữ liệu nghiên
cứu đối với SPSS, NXB Thống Kê
3. Mohammad Amzad Hossain
Sarker, Wang Aimin and Sumayya
Begum, 2012. Investigating the impact
of Marketing Mix elements on tourist’s
statisfaction: An Empirical Study on
East Lake. Vol.4. European Journal of
Business and Management.
4. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh,
Lê Thông, Phạm Xuân Hậu và Nguyễn
Kim Hồng, 1999. Địa lý du lịch. Nhà
xuất bản TP. HCM.
5. Nguyễn Thị Dung, 2015.
Marketing du lịch sinh thái gắn với di
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
215
tích lịch sử tại địa bản thành phố Cần
Thơ. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ.
Trường Đại học Cần Thơ.
6. Nguyễn Thượng Thái, 2007. Giáo
trình Marketing căn bản. Nhà xuất bản
Bưu điện.
7. Philip Kotler, 1998. Marketing căn
bản. Nhà xuất bản thống kê.
8. Shahram Gilaninia, Marjan Sadat
Ojahgzadeh Mohammadi, 2015.
Examination of Marketing Mix (7P) on
tourist development (case study:
Tourism industry in Guilan province).
Vol.5. Universal Journal of Manegement
and Social Sciences.
9. Trần Ngọc Nam và Trần Huy
Khang, 2005. Sách hướng dẫn du lịch
Việt Nam: Marketing du lịch. Nhà xuất
bản TP. HCM.
10. Trịnh Thanh Thủy, 2009. Giải
pháp Marketing Mix cho các doanh
nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà
Nội. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học
kinh tế Hà Nội
EFFECTS OF MARKETING MIX COMPONENTS ON VISITORS’
SATISFACTION TO CAN THO CITY
Nguyen Huynh Phuoc Thien, Nguyen Nang Phuc,
Huynh Thi Kieu Thu, Phong Thi Huynh Mai, and Ho Duc Hung
Faculty of Business Administration, Tay Do University
(Email: nhpthien@tdu.edu.vn)
ABSTRACT
The economy is growing, the income of consumers is high so their requirements for quality
of goods and services are also higher. To satisfy customer needs we need to know how they
satisfied our products, what factors affect customer satisfaction. The study focused on the
impact of mixed marketing components on the satisfaction of visitors to Can Tho city.
Marketing components used consist of: Product, Price, Place, Promotion, People, Processes
and Physical evidence. Results showed that all marketing components affect to the
satisfaction of visitors, in which Physical evidence, price and tourism products have the most
influence to the satisfaction of tourists, and then is Place, Process, Promotion and People
Keywords: Can Tho city, marketing mix components, satisfaction, visitors.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_cac_thanh_phan_marketing_hon_hop_den_su_hai_lo.pdf