Ảnh hưởng của điều trị chỉnh hình răng mặt cố định lên lượng mutans streptococci trong nước bọt

Tất cả 33 đối tượng đều được hướng dẫn phương pháp vệ sinh răng miệng dành cho người điều trị CHRMCĐ, duy trì đánh răng bằng kem đánh răng có fluoride, không được thực hiện các biện pháp can thiệp chuyên khoa như bôi các loại vecni có fluoride, cạo vôi răng, hoặc sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian nghiên cứu. Bởi vậy, những thay đổi của lượng MS được cho là sự thay đổi của môi trường miệng khi điều trị CHRMCĐ. Kết quả của nghiên cứu này cũng giống như kết quả của nhiều nghiên cứu khác trên thế giới, nhận thấy có sự tăng lượng MS trong nước bọt sau khi mang khí cụ CHRMCĐ có ý nghĩa thống kê(3,9,11,15,17) . Nghiên cứu của chúng tôi và của tác giả Topaloglu-Ak A. (2011)(16) cùng thực hiện trên mẫu nước bọt không kích thích, và đếm khúm trên môi trường chọn lọc MSB. Kết quả của tác giả Topaloglu-Ak nhận thấy có sự tăng lượng MS trong nước bọt sau 6 tháng mang khí cụ CHRMCĐ có ý nghĩa thống kê, tương tự với kết quả của nghiên cứu này. Tuy nhiên, kết quả trong nghiên cứu này không nhất quán với kết quả của một số nghiên cứu khác(7,10,14). Các tác giả thấy không có sự thay đổi lượng MS trong nước bọt có ý nghĩa thống kê trước và sau khi gắn khí cụ CHRMCĐ nhiều tháng. Điều này có thể do các tác giả sử dụng phương pháp đánh giá là bộ thử nhanh mutans streptococci, như Dentocult® SM strip(7,14) không phản ánh được những thay đổi nhỏ của lượng vi khuẩn, hoặc tác giả thực hiện nghiên cứu trên đối tượng có số lượng mắc cài trong miệng ít (10) Một điểm đáng lưu ý trong nghiên cứu này là sự thay đổi lượng MS không tăng theo thời gian. Lượng MS trong nước bọt tại tuần thứ 12 tuy vẫn cao hơn trước khi mang khí cụ CHRMCĐ, nhưng thấp hơn lượng MS đếm được tại thời điểm tuần thứ 6 sau khi mang khí cụ CHRMCĐ. Trong nghiên cứu này, sự thay đổi lượng MS khá giống với kết quả nghiên cứu của Ristic và cs (2007)(12), Peros K. và cs (2011)(11), Zabokova BE. và cs (2012)(17). Tuy đánh giá sự thay đổi lượng MS trên các mẫu khác nhau nhưng các nghiên cứu cùng thể hiện rằng sự thay đổi lượng MS trong môi trường miệng diễn ra không phải tăng dần theo thời gian, mà tăng có đỉnh cao nhất. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, cùng với Peros K. (2011)(11), Zabokova (2012)(17), Ristic (2007)(12) gợi ý về thời gian thích hợp để áp dụng các biện pháp kiểm soát lượng vi khuẩn sinh sâu răng MS trong môi trường miệng một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 34 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của điều trị chỉnh hình răng mặt cố định lên lượng mutans streptococci trong nước bọt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 202 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU TRỊ CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT CỐ ĐỊNH LÊN LƯỢNG MUTANS STREPTOCOCCI TRONG NƯỚC BỌT Trần Lê Châu Loan*, Đống Khắc Thẩm** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nghiên cứu này được thực hiện để góp phần đánh giá thay đổi trong môi trường miệng ở những bệnh nhân điều trị chỉnh hình răng mặt cố định. Mục tiêu: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc mang khí cụ chỉnh hình răng mặt cố định (CHRMCĐ) lên lượng mutans streptococci (MS) trong nước bọt. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu gồm 33 bệnh nhân, tuổi từ 12 tới 40, có tình trạng vệ sinh răng miệng tốt và răng không chen chúc tới chen chúc trung bình, mang khí cụ chỉnh hình răng mặt cố định. Lượng MS trong mẫu nước bọt không kích thích được đánh giá vào 3 giai đoạn: trước điều trị, sau 6 và 12 tuần mang khí cụ CHRMCĐ bằng phương pháp nuôi cấy kỵ khí trên môi trường chọn lọc MSB (Mitis Salivarius Agar Bacitracin). Kết quả: Sau 12 tuần mang khí cụ CHRMCĐ, lượng MS trong nước bọt tăng có ý nghĩa thống kê và có đỉnh tại tuần thứ 6 sau khi mang khí cụ. Kết luận: Mang khí cụ chỉnh hình răng mặt cố định làm tăng có ý nghĩa lượng mutans streptococci trong nước bọt đặc biệt trong khoảng 6 tuần đầu tiên. Từ khóa: mutans streptococci (MS), nước bọt, chỉnh hình răng mặt cố định (CHRMCĐ). ABSTRACT THE EFFECT OF ORTHODONTIC TREATMENT BY FIXED APPLIANCES ON SALIVARY MUTANS STREPTOCOCCI Tran Le Chau Loan, Dong Khac Tham * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 202 - 207 Objectives: The aim of this study was to evaluate the effect of fixed orthodontic appliances on salivary mutans streptococci (MS). Material and Methods: The study was conducted on 33 patients aging between 12 – 40 years old who wore fixed orthodontic appliances and have good oral hygiene and none to average crowding status. Unstimulated saliva from each patient was collected at baseline and at the 6th and 12th weeks. Samples were cultivated on Mitis Salivarius Agar Bacitracin (MSB) for microorganism detection. Results: Mutans streptococci counts increased significantly 12 weeks after the insertion of fixed orthodontic appliances in the oral cavity and the major peak was at week 6 of fixed orthodontic therapy. Conclusion: Orthodontic treatment causes intensive intraoral growth of mutans streptococci, especially in the period of the first 6 weeks. Key words: mutans streptococci (MS), saliva, fixed orthodontic appliances. * Lớp Cao học khóa 2012-2014- Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. HCM ** Bộ môn CHRM-Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: ThS. Trần Lê Châu Loan ĐT: 01662705376 Email: chautranleloan@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 203 MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, cụm từ “Chỉnh hình răng mặt cố định” (CHRMCĐ) đang dần trở nên quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật chỉnh hình răng mặt cũng như ngành vật liệu nha khoa, bệnh nhân sau khi điều trị có một hàm răng thẩm mỹ, chức năng là điều hoàn toàn có thể đạt được. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, bệnh nhân phải đối mặt với nhiều nguy cơ tới mô răng và mô nha chu của họ. Ví dụ như bệnh viêm nướu, sự xuất hiện của các sang thương đốm trắng, hay thậm chí tổn thương sâu răng. Kết quả là bệnh nhân không đạt được mong muốn ban đầu. Do đó, tìm hiểu những thay đổi môi trường miệng ở bệnh nhân điều trị CHRMCĐ rất cần thiết và có ý nghĩa. Tuy nhiên, việc theo dõi những thay đổi trong môi trường miệng và đánh giá nguy cơ sâu răng của bệnh nhân vẫn còn nhiều khó khăn, cả về phương pháp thực hiện lẫn cơ sở lý luận, bởi vì đặc điểm các thành phần trong môi trường miệng của từng người rất khác nhau, và khoang miệng là một hệ sinh thái vô cùng phong phú với rất nhiều loại vi khuẩn tương tác qua lại(13). Nhưng nhìn chung, trong hệ sinh thái phong phú đó của các vi khuẩn miệng, các tác giả đều nhận thấy mutans streptococci (MS), là một nhóm vi khuẩn sinh acid, đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành sâu răng. Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh mối liên quan giữa lượng MS và tình trạng sâu răng(1,13). Hiện nay các nghiên cứu về sự liên quan, tương tác giữa khí cụ CHRMCĐ và sự thay đổi lượng MS trong nước bọt vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược. Với mục đích làm rõ hơn ảnh hưởng của khí cụ CHRMCĐ lên sự thay đổi, nếu có, của vi sinh vật miệng, cụ thể là lượng mutans streptococci trong nước bọt, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá sự thay đổi của lượng mutans streptococci trong nước bọt của bệnh nhân trước và sau 6, 12 tuần điều trị CHRMCĐ. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP: Đây là nghiên cứu trước – sau trên một nhóm. 33 bệnh nhân điều trị CHRMCĐ tại khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, từ 9/2013 tới 6/2014 được chọn với kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện. Tiêu chuẩn chọn mẫu: Các đối tượng được chọn vào phải thỏa tất cả các yêu cầu sau: có sức khỏe bình thường, tuổi từ 12 tới 40, sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, có tình trạng vệ sinh răng miệng tốt. Đánh gía theo chỉ số OHI-S, điểm số tổng cộng: 0-1,2. Và có tình trạng chen chúc răng từ không tới trung bình (0- 6 mm). Bệnh nhân không còn răng sâu chưa trám trước khi gắn khí cụ CHRMCĐ. Tất cả đều được gắn cùng loại, cùng số lượng mắc cài, cùng loại dây cung, cùng loại khâu và loại xi măng gắn khâu. Tiêu chuẩn loại trừ: Loại trừ bệnh nhân bị bất kỳ bệnh hệ thống, bệnh mãn tính đang phải dùng thuốc kéo dài, hoặc bị các bệnh lý vùng miệng kèm theo, ví dụ như: abcess, lỗ dò, viêm mô tế bào, viêm nha chu... Bệnh nhân sử dụng kháng sinh hay nước súc miệng trong vòng 15 ngày trước khi lấy mẫu nước bọt. Bệnh nhân thất bại trong việc mang khí cụ CHRMCĐ trong vòng 18 tháng vừa qua, phải tháo khí cụ. Bệnh nhân điều trị viêm nướu, viêm nha chu trong thời gian nghiên cứu. Quy trình thực hiện - Khám và chọn đối tượng. - Thu thập mẫu nước bọt trước điều trị. Bệnh nhân được hướng dẫn đánh răng và không ăn, uống tối thiểu 2 giờ trước khi lấy mẫu. - Thu thập mẫu nước bọt không kích thích toàn phần: Bệnh nhân ngồi thẳng, thoải mái. Bệnh nhân nuốt tất cả nước bọt hiện có trong Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 204 miệng và không nuốt nước bọt trong vòng 10 phút tiếp theo. Bệnh nhân nhổ tất cả nước bọt có trong miệng vào ly thủy tinh đã hấp vô trùng. Chuyển mẫu nước bọt vào phòng xét nghiệm vi sinh trong vòng 2 giờ. Kỹ thuật viên vi sinh thực hiện cấy MS từ mẫu nước bọt đã thu thập. Ủ thạch trong môi trường yếm khí ở 37ºC, đọc kết quả sau 7 ngày. - Hướng dẫn kỹ thuật vệ sinh răng miệng dành cho người mang khí cụ CHRMCĐ. - Thu thập mẫu nước bọt lần thứ 2: sau 6 tuần gắn khí cụ CHRMCĐ và thực hiện tương tự lần 1. Các mẫu nước bọt của mỗi bệnh nhân được thu thập vào cùng một khoảng thời gian ở 3 lần thu thập mẫu. - Thu thập mẫu nước bọt lần thứ 3: sau 12 tuần gắn khí cụ CHRMCĐ và thực hiện tương tự lần 1. Xử lý số liệu Phần mềm IBM® SPSS Base 16.0. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN: Đặc điểm mẫu nghiên cứu: Bảng 1: Đặc điểm giới tính, tuổi, mức độ chen chúc của mẫu nghiên cứu (n= 33) Các yếu tố dân số Tần số (tỷ lệ %) Giới tính Nam 9 (27,3) Nữ 24 (72,7) Nhóm tuổi Từ 12 đến 19 tuổi 9 (27,3) Từ 20 đến 40 tuổi 24 (72,7) Mức độ chen chúc 0 – 3 mm 17 (51,5) 4 – 6 mm 16 (48,5) Những đối tượng có răng sâu chưa điều trị, ý thức giữ vệ sinh răng miệng trung bình, kém hay răng chen chúc nhiều bị loại ra khỏi nghiên cứu nhằm hạn chế các yếu tố có thể gây nhiễu, phóng đại kết quả nghiên cứu về lượng vi khuẩn gây sâu răng MS. Mẫu nghiên cứu ban đầu gồm 37 bệnh nhân. Sau thời gian thu thập mẫu, đối tượng nghiên cứu còn 33 người đủ điều kiện chọn mẫu, tham gia cả 3 lần lấy mẫu. Đặc điểm về mẫu nghiên cứu được thể hiện trong bảng 1. Tỷ lệ nữ gấp 2,5 lần so với nam (Bảng 1) có thể được giải thích một phần là do nữ giới quan tâm đến sức khỏe và có nhu cầu về thẩm mỹ hơn nam giới. Trong nghiên cứu này, nhóm tuổi từ 19 đến 40 cao gấp 2,5 lần so với nhóm tuổi từ 12 tới 18 (Bảng 1). Tuổi trung bình của các đối tượng trong nghiên cứu này là 22 tuổi, giống với nghiên cứu của Jung WS. và cs (2014)5(5) thực hiện nghiên cứu trên các đối tượng có tuổi trung bình là 23. Độ tuổi trung bình của các đối tượng trong nghiên cứu này cao hơn so với độ tuổi trung bình của các đối tượng trong nhiều nghiên cứu khác(2,3,7,11,14). Phần lớn các tác giả khác thường chọn nghiên cứu đối tượng ở độ tuổi vị thành niên, khoảng 15 tuổi(2,3,7,11). Điều này có thể do nhu cầu điều trị CHRMCĐ ở mỗi quốc gia thì khác nhau, tùy theo mức độ phát triển kinh tế - xã hội. Những quốc gia có mức độ phát triển kinh tế - xã hội càng cao, thì người dân dành sự quan tâm đến vấn đề CHRM nhiều hơn và sớm hơn. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, mẫu nước bọt không kích thích được chọn thu thập, tương tự nghiên cứu của Topaloglu-Ak A. và cs (2011)(16), Jung WS. và cs (2014)(5). Nước bọt không kích thích là nước bọt tồn tại phần lớn thời gian trong môi trường miệng, khoảng 20 tiếng mỗi ngày, gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường miệng. Trong khi đó, nước bọt kích thích chỉ được tiết ra khi có kích thích nhai hay kích thích vị giác và xuất hiện trong miệng khoảng 2 tới 3 tiếng mỗi ngày(4). Trong nghiên cứu này, môi trường MSB được chọn để nuôi cấy vi khuẩn MS vì chúng cho kết quả chính xác, cũng như đánh giá được các thay đổi nhỏ về lượng MS trong môi trường miệng. Mặc dù các loại bộ thử nhanh mức độ MS dễ thực hiện, tiết kiệm nhưng không được chọn vì chúng cho kết quả tính bán định lượng, không đánh giá chính xác về Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 205 sự thay đổi của lượng MS có thể là nhỏ trong môi trường miệng. Lượng mutans streptococci trong nước bọt trước và sau khi mang khí cụ CHRMCĐ 6, 12 tuần: Kết quả lượng MS trong nước bọt của các đối tượng trong nghiên cứu được thể hiện trong bảng 2. Kết quả này khá cao so với y văn thế giới(1,15). Tuy nhiên, ngưỡng 105 CFU/ml MS trong nước bọt có thể được xem là cao đối với người có ít răng và không có phục hình, còn những đối tượng có tỷ lệ sâu mất trám cao hoặc có nhiều phục hình trong miệng thì 106 CFU/ml vẫn có thể xem là bình thường(6). Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng lượng MS cao hay thấp không quan trọng bằng tỷ lệ giữa lượng MS so với tổng lượng vi khuẩn(13,15). Ngoài ra, sự khác nhau giữa thành phần, tỷ lệ S.mutans và S.sorbrinus trong nhóm mutans streptococci cũng đóng vai trò đối với việc xác định nguy cơ sâu răng(13,15). Giá trị lượng MS trong nước bọt có độ nhạy để đánh giá nguy cơ sâu răng nằm trong khoảng 44% tới 71%, và thấp hơn độ đặc hiệu là 56% tới 100%(6). Điều này có nghĩa là lượng MS trong nước bọt dùng để đánh giá những đối tượng sẽ không hoặc ít có nguy cơ bị sâu răng trong tương lai (độ đặc hiệu cao) thì chính xác hơn là xác định những đối tượng có nguy cơ sâu răng cao trong tương lai (độ nhạy không cao)(6,13). Từ những luận chứng vừa nêu ở trên, ta thấy rằng tuy kết quả lượng MS trong nghiên cứu này cao, nhưng điều đó chưa thể nói lên rằng nhóm đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi có nguy cơ sâu răng cao. Bảng 2: Sự thay đổi lượng mutans streptococci trong nước bọt trước và sau khi mang khí cụ CHRMCĐ 6, 12 tuần (n=33) Lượng mutans streptococci (×10 5 CFU/ml) Trung bình (Độ lệch chuẩn) Trung vị (Khoảng tứ phân vị) Giá trị p Trước khi mang khí cụ (MS0) 38,94 (25,11) 35 (18-55) Sau khi mang khí cụ 6 tuần (MS1) 85,42 (51,21) 75 (45-103) <0,001* Sau khi mang khí cụ 12 tuần (MS2) 67,12 (40,45) 62 (43-80) <0,001* 0,03 # p: Kiểm định phi tham số Wilcoxon *: Khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh giá trị tại tuần thứ 6, 12 với giá trị trước điều trị (p<0,05) #: Khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh giá trị tại tuần thứ 12 với giá trị tại tuần thứ 6 (p<0,05) Kết quả đánh giá lượng MS của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Võ Thị Thảo Nguyên (2014)(18). Nghiên cứu của Thảo Nguyên ghi nhận lượng MS trong nước bọt trên 40 bệnh nhân mang khí cụ CHRMCĐ nằm trong khoảng 39-61 ×105 CFU/ml. Điều này có thể do nghiên cứu của chúng tôi và Thảo Nguyên cùng thực hiện lấy mẫu nước bọt không kích thích trên đối tượng là những người trẻ điều trị CHRMCĐ tại Thành phố Hồ Chí Minh và cùng sử dụng phương pháp đếm khúm MS trên môi trường MSB. Cần thêm nhiều nghiên cứu về đặc điểm lượng MS, đặc biệt là ở người Việt Nam để xác định đặc điểm về lượng MS trong môi trường miệng nói riêng hay đặc điểm hệ vi khuẩn trong môi trường miệng nói chung, giúp đánh giá và so sánh nguy cơ sâu răng của bệnh nhân người Việt điều trị CHRMCĐ tại Việt Nam. Và bởi vì sâu răng là một bệnh có đa yếu tố bệnh căn, việc phân loại nguy cơ sâu răng nên đánh giá thêm nhiều yếu tố như: tiền sử bệnh sâu răng, chế độ ăn uống, ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng, các tính chất của nước bọt, và các yếu tố xã hội khác... Sau 6 tuần đầu tiên tính từ lúc bắt đầu mang khí cụ CHRMCĐ, lượng MS trong nước bọt tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Sau 12 tuần đầu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 206 tiên tính từ lúc bắt đầu mang khí cụ CHRMCĐ, lượng MS trong nước bọt tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Giai đoạn tuần thứ 6 tới tuần thứ 12 sau khi mang khí cụ CHRMCĐ, lượng MS trong nước bọt giảm có ý nghĩa thống kê (p<0,05) (Bảng 2). Sự thay đổi lượng MS trong nước bọt sau 12 tuần điều trị CHRMCĐ Biểu đồ 1: Sự thay đổi lượng MS sau 12 tuần mang khí cụ CHRMCĐ. Tất cả 33 đối tượng đều được hướng dẫn phương pháp vệ sinh răng miệng dành cho người điều trị CHRMCĐ, duy trì đánh răng bằng kem đánh răng có fluoride, không được thực hiện các biện pháp can thiệp chuyên khoa như bôi các loại vecni có fluoride, cạo vôi răng, hoặc sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian nghiên cứu. Bởi vậy, những thay đổi của lượng MS được cho là sự thay đổi của môi trường miệng khi điều trị CHRMCĐ. Kết quả của nghiên cứu này cũng giống như kết quả của nhiều nghiên cứu khác trên thế giới, nhận thấy có sự tăng lượng MS trong nước bọt sau khi mang khí cụ CHRMCĐ có ý nghĩa thống kê(3,9,11,15,17) . Nghiên cứu của chúng tôi và của tác giả Topaloglu-Ak A. (2011)(16) cùng thực hiện trên mẫu nước bọt không kích thích, và đếm khúm trên môi trường chọn lọc MSB. Kết quả của tác giả Topaloglu-Ak nhận thấy có sự tăng lượng MS trong nước bọt sau 6 tháng mang khí cụ CHRMCĐ có ý nghĩa thống kê, tương tự với kết quả của nghiên cứu này. Tuy nhiên, kết quả trong nghiên cứu này không nhất quán với kết quả của một số nghiên cứu khác(7,10,14). Các tác giả thấy không có sự thay đổi lượng MS trong nước bọt có ý nghĩa thống kê trước và sau khi gắn khí cụ CHRMCĐ nhiều tháng. Điều này có thể do các tác giả sử dụng phương pháp đánh giá là bộ thử nhanh mutans streptococci, như Dentocult® SM strip(7,14) không phản ánh được những thay đổi nhỏ của lượng vi khuẩn, hoặc tác giả thực hiện nghiên cứu trên đối tượng có số lượng mắc cài trong miệng ít (10) Một điểm đáng lưu ý trong nghiên cứu này là sự thay đổi lượng MS không tăng theo thời gian. Lượng MS trong nước bọt tại tuần thứ 12 tuy vẫn cao hơn trước khi mang khí cụ CHRMCĐ, nhưng thấp hơn lượng MS đếm được tại thời điểm tuần thứ 6 sau khi mang khí cụ CHRMCĐ. Trong nghiên cứu này, sự thay đổi lượng MS khá giống với kết quả nghiên cứu của Ristic và cs (2007)(12), Peros K. và cs (2011)(11), Zabokova BE. và cs (2012)(17). Tuy đánh giá sự thay đổi lượng MS trên các mẫu khác nhau nhưng các nghiên cứu cùng thể hiện rằng sự thay đổi lượng MS trong môi trường miệng diễn ra không phải tăng dần theo thời gian, mà tăng có đỉnh cao nhất. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, cùng với Peros K. (2011)(11), Zabokova (2012)(17), Ristic (2007)(12) gợi ý về thời gian thích hợp để áp dụng các biện pháp kiểm soát lượng vi khuẩn sinh sâu răng MS trong môi trường miệng một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất Nhìn chung, rất khó để có một sự so sánh giữa kết quả của nghiên cứu này với các nghiên cứu khác mà tất cả đều đóng góp vào công trình nghiên cứu chung, nhằm đưa đến những cái nhìn tổng quát về sự thay đổi lượng mutans streptococci trong môi trường miệng ở bệnh nhân mang khí cụ CHRMCĐ. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 207 KẾT LUẬN Mang khí cụ CHRMCĐ gây tăng có ý nghĩa thống kê lượng mutans streptococci trong nước bọt, đặc biệt là trong 6 tuần đầu tiên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Babaahmady KG., Challacombe SJ., Marsh PD. (1998), Ecologial study of Streptococcus mutans, Streptococcus sobrinus and Lactobacillus spp. at subsites from approximal dental plaque from children, Caries Res., 32(1): 51-59. 2. Bonetti GA., Parenti SI., Garulli G. (2013), Effect of fixed orthodontic appliances treatment: Aetiology and prevention, Progress in Orthodontics, 14:13. 3. Chang HS., Walsh LJ., Freer TJ. (1999), The effect of orthodontic treatment on salivary flow, pH, buffer capacity, and levels of mutans streptococci and lactobacilli, Aust J Orthod, 15: 229-234. 4. Fenoll-Palomares C., Munoz-Montagud JV., (2004), Unstimulated salivary flow rate, pH and buffer capacity of saliva in healthy volunteers, Revesp esp enferm dig (Madrid), 96(11): 773-783. 5. Jung WS., Kim H., (2014), Quantitative analysis of changes in salivary mutans streptococci after orthodontic treatment, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 145: 603-612, 6. Krasse B. et al (1998), Biological factors as indicators of future caries, Int Dent J, 38(4): 219-225. 7. Lara-Carrill E., Montiel-Bastida NM., (2010), Effect of orthodontic treatment on saliva, plaque and the levels of Streptococcus mutans and Lactobacillus, Med Oral Patol Cir Bucal, 15(6): e924-933. 8. Lara-Carrill E., Montiel-Bastida NM., (2012), Factors correlated with developing caries during orthodontic treatment: Changes in saliva and behavioral risk, Joural of Dental Sciences, 7: 218e223. 9. Maret D., Sixou CM., (2014), Effect of fixed orthodontic appliances on salivary microbial parameters at 6 months: a controlled observational study, J Appl Oral Sci, 22(1): 38-43. 10. Pandis N., Papaioannou W., (2010), Salivary Streptococcus mutans levels in patients with conventional and self-ligating brackets, European Journal of Orthodontics, 32: 94-99. 11. Peros K., Mestrovic S., (2011), Salivary microbial and nonmicrobial parameters in children with fixed orthodontic appliances, Angle Orthod., 81: 901-906. 12. Ristic M., Vlahovic SM., (2007), Clinical and microbiological effects of fixed orthodontic appliances on periodontal tissues in adolescents, Orthod Craniofac Res., 10: 187-195. 13. Samaranayake L. et al (2006), Essential Microbiology for Dentistry. Churchill Livingstone. 3rd ed. 14. Sanpei S., Endo T., (2010), Caries Risk Factors in children under treatment with sectional brackets, Angle Orthod, 80: 509- 514. 15. Thenisch NL., Bachmann LM., (2006), Are mutans streptococci detected in Preschool children a reliable predictive factor for dental caries risk? A system revie, Caries Res, 40: 366-374. 16. Topaloglu-Ak A., Ertugrul F., (2011), Effect of Orthodontic appliances on oral microbiota- 6 month follow-up, J Clin Pediatr Dent, 35(4): 4433-4436. 17. Zabokova BE., Sotirovska IA., (2012), The effect of orthodontic treatment on pH, buffer capactity, and levels of Streptococcus mutans and Lactobacillus, Stomatoloski vjecnik 2/2012: 93-97. 18. Võ thị Thảo Nguyên (2014), Hiệu quả của nước súc miệng chứa tinh dầu trên lượng vi khuẩn Streptococcus mutans ở bệnh nhân mang khí cụ chỉnh hình răng mặt cố định. Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ Răng Hàm Mặt, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Ngày nhận bài báo: 24/01/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/02/2015 Người phản biện: TS Phạm Anh Vũ Thụy Ngày bài báo được đăng: 10/04/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_cua_dieu_tri_chinh_hinh_rang_mat_co_dinh_len_luong.pdf
Tài liệu liên quan