Ảnh hưởng của hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong việc hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng thương mại điện tử
Thứ ba, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên
quan đến an ninh mạng nhằm đảm bảo hạ tầng
công nghệ thông tin ngày càng hoàn thiện góp
phần quản lý tốt hơn việc xâm phạm thông tin cá
nhân của người tiêu dùng.
Việc hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin
có lẽ là một trong những mấu chốt để đảm bảo
cho hệ thống mua bán thông qua phương tiện
điện tử được bảo đảm an toàn. Pháp luật Việt
Nam cũng đã có các quy định liên quan đến
việc bán hàng qua mạng15 tuy nhiên để nó thực
sự thiết thực cho người dân thì hệ thống pháp
luật về an ninh mạng cần phải được quan tâm
hơn. Cơ quan ban hành pháp luật cần chú trọng
trong việc thiết lập các quy định liên quan đến
việc xây dựng cơ sở dữ liệu, vấn đề xây dựng
các phần mềm nhằm bảo mật thông tin cá nhân
của khách hàng; đồng thời học tập kinh nghiệm
kinh doanh bằng hình thức thương mại điện tử
của các nước trên thế giới. Ví dụ gần nhất đó là
Trung Quốc, láng giềng của Việt Nam nơi mà
hệ thống mua bán bằng Internet rất phát triển.
Tuy nhiên, người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm
khi sử dụng dịch vụ, bởi vì số tiền trả cho món
hàng mà khách hàng mua chưa được chuyển
ngay đến cho người bán mà phải thông qua bên
trung gian giữ tiền của khách hàng cho đến khi
khách hàng không có bất kỳ khiếu nại gì liên
quan đến hàng hoá. Tiền mua hàng được
chuyển khoản cho người bán khi người tiêu
dùng xác nhận mặt hàng không có khuyết tật và
không có bất kỳ khiếu nại nào liên quan đến sản
phẩm trong vòng bảy ngày
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong việc hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng thương mại điện tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá 4/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
63
ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ
XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP) TRONG VIỆC HOÀN THIỆN
KHUNG PHÁP LÝ VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
TRONG HỢP ĐỒNG THUONG MẠI ĐIỆN TỬ
Đặng Thị Vũ Hường1
Tóm tắt: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử là vấn đề đã cũ
nhưng các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng vẫn còn diễn ra phổ biến với nhiều diễn biến
tinh vi và phức tạp. Do đó, việc xây dựng, ứng dụng và hoàn thiện thế thống pháp luật về thương
mại điện tử là một trong những đòi hỏi cấp thiết của Việt Nam hiện nay nhằm mang lại môi trường
pháp lý an toàn, lành mạnh trong đời sống sinh hoạt cũng như tiết kiệm về thời gian, chi phí cho
người tiêu dùng. Hiệp định CPTPP có rất nhiều điều khoản về thương mại điện tử đã được quy định
chặt chẽ và tiến bộ. Do vậy việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật về thương mại điện tử
dưới góc độ Hiệp định CPTPP sẽ góp phần bảo vệ tốt quyền lợi người tiêu dùng trong và ngoài nước
đồng thời giúp pháp luật Việt Nam có bước hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với thế giới.
Từ khoá: Hoàn thiện, quyền lợi người tiêu dùng, thương mại điện tử, CPTPP
Nhận bài:10/05/2018; Hoàn thành biên tập: 13/06/2018; Duyệt đăng: 24/07/2018
Abstract: Protecting consumers’ interests in e-commerce is not a new issue, but violations of
consumer rights are still common with many sophisticated and complex evolutions. Therefore, the
codification, application and perfection of the legal system on e-commerce is one of the urgent
requirements of Vietnam today to bring a safe and healthy environment in the living as well as saving
cost for consumers. In CPTPP’s Agreement, there are many provisions on e-commerce that are
strictly regulated and progressive. Therefore, the study on the completion of the legal system on e-
commerce under the perspective of the TPP Agreement will help to protect the rights of consumers
inside and outside Vietnam’s legal and help Vietnam integrate more successfully to the world.
Key words: Perfection, Consumers rights, E-commerce, CPTPP
Date of receipt: 10/05/2018; Date of revision: 13/06/2018; Date of approval: 24/07/2018
Người tiêu dùng (NTD) tại Việt Nam hiện nay
đang đứng ở vị thế của người yếu thế khi mà
quyền lợi của họ ngày càng bị xâm phạm nhưng
lại không biết cách tự bảo vệ mình. Đồng hành
với sự phát triển của nền thương mại điện tử tại
Việt Nam thì tình trạng mất cắp thông tin cá nhân,
lợi dụng sự cả tin của NTD để quảng bá, lừa đảo
chiếm đoạt tài sản diễn ra rất phổ biến. Để hạn
chế được vấn nạn vi phạm quyền lợi người tiêu
dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT)
Việt Nam cần có hệ thống pháp luật hoàn thiện và
đầy đủ liên quan đến lĩnh vực này. Vấn đề này
càng trở nên cấp thiết hơn khi Việt Nam đang
từng bước tham gia vào Hiệp định CPTPP. Ngoài
ra, tình trạng mất cắp thông tin cá nhân, hàng hoá
mua bán theo phương thức giao dịch điện tử
không đảm bảo đúng chất lượng như quảng cáo
vẫn luôn là mối lo của NTD. Chính vì thế vào
ngày 1/7/2016, Luật an toàn thông tin (ATTT) đã
có hiệu lực thi hành đi vào đời sống thực tiễn và
thể hiện tốt vai trò của nó. Bởi lẽ thời gian qua,
mất ATTT trên mạng diễn ra phổ biến vì chúng ta
thiếu hành lang pháp lý quy định cụ thể về ATTT,
thiếu chế tài để xử phạt các hành vi vi phạm trên
mạng. Nếu luật mới đi vào cuộc sống thì những
đối tượng vi phạm về ATTT sẽ bị xử lý, tùy mức
1 Thạc sỹ, Giảng viên, Khoa Luật Kinh tế Trường Đại học Luật - Đại học Huế
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
64
độ nặng nhẹ, thậm chí xử lý về mặt hình sự.
Không những thế, trong lĩnh vực thương mại điện
tử hiện nay có những tranh chấp mà chủ thể ở
nhiều quốc gia khác nhau thì việc thoả thuận giải
quyết thông qua hệ thống điện tử xuyên quốc gia
là một trong những giải pháp hữu hiệu. Bài viết
chủ yếu tập trung vào phân tích những quy định
tại hiệp định CPTPP về thương mại điện tử và ảnh
hưởng của nó đối với việc hoàn thiện khung pháp
lý về bảo vệ quyền lợi của NTD khi thực hiện giao
dịch thông qua hợp đồng thương mại điện tử;
đồng thời đề xuất một số giải pháp bảo vệ tốt hơn
quyền lợi NTD khi thực hiện các giao dịch thông
qua phương tiện điện tử.
1. Tình trạng xâm phạm quyền lợi người
tiêu dùng Việt Nam trong lĩnh vực thương mại
điện tử hiện nay
Thực tế cho thấy, hệ thống pháp luật bảo vệ
quyền lợi NTD Việt Nam đã có những quy định
đối với hoạt động mua bán, giao dịch hàng hoá
thông qua dịch vụ thương mại điện tử. Đây là xu
hướng phát triển tất yếu trong tương lai gần. Cho
nên, khi xây dựng hệ thống pháp luật về vấn đề
này, các nhà hoạch định pháp luật đã dành một vị
trí tương xứng cho nó. Cụ thể: trước đây, vấn đề
này được quy định tại Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng 1999 ban hành ngày 27 tháng 4
năm 1999 và Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày
16 tháng 1 năm 2008 về xử phạt hành chính trong
lĩnh vực thương mại. Theo nghị định số
06/2008/NĐ-CP tại Điều 52 về TMĐT đã quy
định chi tiết mức xử phạt với các hành vi trong
giao dịch TMĐT liên quan đến việc sử dụng hệ
thống thương mại điện tử cho mục đích giả mạo
các tổ chức cá nhân khác để thiết lập giao dịch,
hoặc huỷ bỏ các chứng từ điện tử, phá huỷ hệ
thống TMĐT của các tổ chức, cá nhân khác...
Ngoài ra, tại Nghị định số 63/2007/NĐ-CP ban
hành ngày 10 tháng 4 năm 2007 về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực CNTT cũng đã
đưa ra cách thức xử phạt đối với các hành vi vi
phạm trong việc thu thập xử lý, trao đổi thông tin
số, vi phạm cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ ứng
dụng và phát triển công nghệ thông tin... Hay là
việc quảng cáo sử dụng thư điện tử và tin nhắn,
doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định tại Nghị
định số 90/2008/NĐ–CP ban hành ngày
13/8/2008 về chống thư rác và tuỳ vào mức độ vi
phạm mà có thể bị xử phạt hành chính với mức
cao nhất là 80 triệu đồng. Vấn đề về bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực TMĐT đã thực
sự được luật hoá tại Luật Bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng (BVQLNTD) năm 2010. Lần đầu tiên
có quy định về bảo vệ thông tin của NTD một
cách cụ thể, theo đó: NTD được đảm bảo an toàn
bí mật thông tin của mình khi tham gia giao dịch,
sử dụng hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp cơ
quan có thẩm quyền yêu cầu... và các quy định
khác liên quan đến việc thu thập sử dụng thông
tin cá nhân của NTD2. Tuy nhiên, vẫn tồn tại rất
nhiều hạn chế đối với việc bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trong lĩnh vực TMĐT ảnh hưởng không
nhỏ đến quyền lợi NTD như việc chưa có các quy
định pháp lý nghiêm khắc khi các nhà kinh doanh
sử dụng các trang mạng quảng cáo gian dối sai sự
thật, các tin nhắn lừa đảo, việc nâng giá của các
dịch vụ viễn thông...
Các tin nhắn rác theo dạng: “Chúc mừng bạn
đã trúng thưởng... để xem chi tiết soạn tin... gửi
đến số...” hay “Bạn vừa nhận được tiền khuyến
mại vào tài khoản trả trước, để kích hoạt tài
khoản khuyến mại soạn tin... gửi đến...” đang tồn
tại rất phổ biến. Tuy nhiên điều đáng nói là đa số
những tin nhắn trên không đúng sự thật và rất
nhiều khách hàng đã cả tin làm theo hướng dẫn.
Từ đó, dẫn đến thiệt hại về vật chất và rất khó
khăn để có thể khởi kiện những đối tượng lừa đảo
bởi số tiền bị thiệt hại thông thường là rất ít; bên
cạnh đó, hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu
dùng còn biểu hiện ở việc vi phạm về thông tin cá
nhân người tiêu dùng. Do đặc thù của phương
thức giao dịch thương mại điện tử là các giao dịch
từ xa, không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa các bên
như trong thương mại truyền thống nên đối với
TMĐT thì thông tin của bên mua là rất quan trọng
và bắt buộc phải cung cấp cho bên bán để đảm
bảo giao dịch dẫn đến việc ảnh hưởng quyền lợi
NTD3. Ngoài ra, trong quý I/2017, Cục quản lý
2 Xem: Điều 6 của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010
Soá 4/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
65
cạnh tranh Bộ Công Thương đã tiếp nhận hơn 600
trường hợp khiếu nại của người tiêu dùng ở nhiều
lĩnh vực, đặc biệt là buôn bán thương mại điện tử
thông qua điện thoại, Internet4 – phương thức
đang bùng nổ ở Việt Nam với nhiều cách thức
buôn bán khác nhau. Theo quy định tại Điều 6
Luật BVQLNTD thì khi thu thập, chuyển giao
thông tin của người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân
phải thông báo rõ ràng, công khai mục đích của
việc thu thập, sử dụng thông tin và phải được
người tiêu dùng đồng ý5 Ngoài ra, tại Điều 6
Luật BVQLNTD cũng quy định khi thông tin của
người tiêu dùng bị tiết lộ cho các cá nhân, doanh
nghiệp để nhắn tin gọi điện quảng cáo nhưng chưa
được sự đồng ý từ phía NTD là vi phạm pháp luật.
Trước trình trạng đó, chính các cơ quan chức năng
cũng chưa đưa ra được biện pháp mạnh nhằm
ngăn chặn nó. Giải pháp hiện nay của các cơ quan
chức năng chỉ là đưa ra các khuyến cáo, tuyên
truyền người tiêu dùng cảnh giác đối với những
tin nhắn, chương trình quảng cáo không đáng tin
cậy và đưa ra các số điện thoại, đường dây nóng
nhằm giúp người tiêu dùng bị xâm phạm về quyền
lợi có thể “cầu cứu” các cơ quan chức năng khi
cần thiết6.Tuy nhiên, những giải pháp như vậy chỉ
có thể giải quyết được phần ngọn của vấn đề chứ
chưa giải quyết được triệt để phần gốc; phải tìm ra
giải pháp thực sự để ngăn chặn hiện trạng trên xảy
ra chứ không phải chỉ là biện pháp để khắc phục
hậu quả sau khi nó đã xảy ra như chúng ta vẫn
đang làm hiện nay. Đặc biệt là trong giai đoạn
Hiệp định CPTPP đã được ký kết và thông qua
bởi 11 nước thành viên thì vấn đề hoàn thiện hệ
thống pháp lý nhằm tạo sân chơi cho các nước
tham gia Hiệp định là rất cần thiết. Thông qua đó
tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư
trong hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam;
tạo hành lang pháp lý bảo vệ tốt hơn quyền lợi
người tiêu dùng trong nước cũng như người tiêu
dùng nước ngoài khi thực hiện các giao dịch
thông qua hợp đồng TMĐT.
2. Ảnh hưởng của Hiệp định đối tác toàn
diện và tiến bộ (CPTPP) đối với việc thúc đẩy
quá trình hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực hợp
đồng thương mại điện tử tại Việt Nam
Một trong những nội dung quan trọng là
“thương mại điện tử” được quy định tại chương 14
từ Điều 14.1 đến Điều 14.18 của Hiệp định CPTPP.
Theo đó các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân
và người tiêu dùng trực tuyến đã được quy định cụ
thể. Tại Điều 14.1 Hiệp định này đã đưa ra điều
khoản giải thích rõ về thông tin cá nhân. Theo đó,
“thông tin cá nhân” là bất kỳ thông tin nào, bao
gồm cả dữ liệu về cá nhân đã được xác định hoặc
có thể xác định về đặc điểm cá nhân. Đồng thời
đưa ra khái niệm về “các tin nhắn thương mại điện
tử không mong muốn” – đây là loại vi phạm khá
phổ biến đối với người tiêu dùng Việt Nam hiện
nay và tồn tại dưới tên gọi là “tin nhắn rác”. Theo
quy định của pháp luật Việt Nam chưa có văn bản
nào điều chỉnh như thế nào được xem là tin nhắn
rác. Tuy nhiên, tại Điều 4 Luật CNTT năm 2006
đã quy định về “thư rác”, theo đó: “Thư rác là thư
điện tử, tin nhắn được gửi đến người nhận mà
người nhận đó không mong muốn hoặc không có
trách nhiệm phải tiếp nhận theo quy định của pháp
luật”7. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì
thư điện tử hay tin nhắn đều được gọi dưới một
thuật ngữ chung là thư rác. Và dường như khái
niệm này cũng có sự tương đồng với quy định tại
Hiệp định về tin nhắn thương mại điện tử không
mong muốn. Đó là một tin nhắn điện tử được
marketing đến một địa chỉ điện tử thông qua một
nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet theo phạm vi
quy định của luật hoặc quy định của các bên mà
không có sự đồng ý rõ ràng của người nhận. Có thể
thấy Hiệp định CPTPP đã dành sự quan tâm lớn
3 Xem: “Thương mại điện tử” - TS. Ao Thu Hoài - PGS. TS. Nguyễn Viết Khôi tr.7-9
4 Xem: Quyền lợi người tiêu dùng: có luật nhưng khó đòi!
5 Xem: tại Điều 6, Điều 8, Điều 10 – Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010
6Xem: Tạp chí an toàn thông tin “quy định pháp lý ngăn chặn thư rác” ngày 11/9/2014 09:12:01
45f5-bec5-3357ade2d737
7 Xem: Điều 4 Luật Công nghệ thông tin năm 2006
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
66
cho việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các
nước thành viên trong đó có Việt Nam. Chính các
quy định như trên tại Hiệp định CPTPP đòi hỏi hệ
thống pháp luật Việt Nam cũng phải có những điều
chỉnh phù hợp với xu hướng chung của các nước
tham gia vào Hiệp định này. Nhu cầu cấp thiết này
cũng đã được quy định cụ thể tại Hiệp định CPTPP.
Theo Điều 14.5 về Khung pháp lý trong nước đối
với các giao dịch điện tử thì Hiệp định cũng quy
định rõ: mỗi bên phải duy trì khung pháp lý kiểm
soát các giao dịch điện tử sao cho phù hợp với các
nguyên tắc của Luật mẫu về thương mại điện tử
năm 1996 của UNCITRAL8, các nguyên tắc đó bao
gồm: (1) Tương đương thuộc tính; (2) Tự do thoả
thuận hợp đồng; (3) Tôn trọng việc sử dụng tự
nguyện phương thức truyền thông điện tử; (4) Giá
trị pháp lý của hợp đồng và tính ưu việt của những
quy định về giá trị pháp lý của hình thức hợp đồng;
(5) Áp dụng về mặt hình thức hơn là quan tâm đến
nội dung, (6) Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng phải đi trước9; hoặc Công ước Liên hiệp quốc
về sử dụng truyền thông điện tử trong hợp đồng
quốc tế ký kết tại NewYork vào ngày 23 tháng 11
năm 200510 theo đó tại Điều 8 Công ước này đã xác
định nguyên tắc được quy định tại Điều 11 của
Luật Mẫu UNCITRAL vê ̀Thương mại điện tử rằng
các hợp đồng không bị phủ nhận hiệu lực và tính có
thể được thi hành chỉ vì chúng xuất phát từ sự trao
đổi chứng từ điện. Đồng thời tại Điều 14.5 của
Hiệp định CPTPP cũng quy định về việc tránh đặt
ra những trách nhiệm pháp lý không cần thiết đối
với các giao dịch điện tử; tạo điều kiện thuận lợi
cho các cá nhân quan tâm tham gia vào việc xây
dựng khung pháp lý của mình đối với các hoạt
động giao dịch điện tử.
Bên cạnh đó, nhằm mục đích bảo vệ người
tiêu dùng liên quan đến việc bảo mật thông tin cá
nhân, các nước CPTPP thống nhất thông qua và
duy trì các điều luật bảo vệ người tiêu dùng liên
quan đến các biện pháp bảo vệ tính riêng tư và các
biện pháp bảo vệ người tiêu dùng khác có thể
được áp dụng vào thị trường của các nước
CPTPP11. Các nước thành viên CPTPP cũng phải
đưa ra các biện pháp nhằm chấm dứt tin nhắn rác.
Đồng thời, CPTPP khuyến khích sự hợp tác về
chính sách liên quan đến bảo mật thông tin cá
nhân, bảo vệ người tiêu dùng trên mạng, các nguy
cơ và năng lực đối phó với tội phạm mạng. Theo
đó Hiệp định cũng quy định rõ về vấn đề bảo vệ
thông tin cá nhân đối với những người khai thác
hoạt động thương mại điện tử. Chính nỗ lực của
các bên trong việc đóng góp nhằm bảo vệ thông
tin cá nhân của khách hàng sẽ củng cố niềm tin
cho khách hàng, thúc đẩy hoạt động thương mại
điện tử ngày càng phát triển hơn. Chính yêu cầu
này bắt buộc các nước CPTPP phải xây dựng
khung pháp lý về việc bảo vệ thông tin cá nhân
một cách rõ ràng và hiệu quả nhất12. Có như vậy
mới giúp cho các bên trong giao dịch bằng TMĐT
an tâm sử dụng dịch vụ.
Khi gia nhập CPTPP đồng nghĩa với việc các
thành viên CPTPP phải cam kết bảo đảm rằng các
công ty và người tiêu dùng có thể tiếp cận và
chuyển dữ liệu, với các mục tiêu chính sách công
hợp pháp, chẳng hạn như quyền riêng tư, nhằm
đảm bảo tự do lưu chuyển thông tin và dữ liệu
toàn cầu, dẫn dắt nền kinh tế Internet và kỹ thuật
số. Các nước tham gia vào Hiệp định một khi đã
trở thành thành viên CPTPP cũng đồng ý không
yêu cầu các công ty trong thị trường các nước
8 Nhằm tạo khung pháp lý cho phát triển thương mại điện tử, năm 1996, tại phiên họp thứ 29 của Đại hội đồng Liên
hiệp quốc (12.1996) Uỷ ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) đã soạn thảo một luật mẫu
về thương mại điện tử, hình thành những quy định mẫu về thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu nhằm
bảo vệ về mặt pháp lý cho những tổ chức, cá nhân mong muốn tham gia thương mại điện tử
9 Xem Điều 11 Chương 8 Luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL năm 1996
10 Công ước của Liên hợp quốc về sử dụng chứng từ điện tự trong hợp đồng quốc tế (Công ước 2005 - CUECIC)
được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua tại phiên họp lần thứ 38 tổ chức ngày 23 tháng 11 năm 2005 tại New
York.
11 Bộ công thương Việt Nam, Cục quản lý cạnh tranh “Bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch thương mại điện
tử” ngày 23/7/2015
mai-dien-tu.aspx
12 xem: Điều 14.8 Hiệp định TPP về Bảo vệ thông tin cá nhân
Soá 4/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
67
tham gia Hiệp định CPTPP thiết lập các trung tâm
dữ liệu để lưu trữ dữ liệu như là một điều kiện để
được hoạt động tại một thị trường CPTPP và thêm
vào đó, mã nguồn của phần mềm không được yêu
cầu lưu chuyển hoặc tiếp cận. Chương này
nghiêm cấm việc áp dụng thuế quan đối với các
sản phẩm kỹ thuật số và ngăn chặn các thành viên
CPTPP tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản
xuất hoặc nhà cung cấp dịch vụ trong nước đối
với các sản phẩm kỹ thuật số này thông qua các
biện pháp như thuế phân biệt đối xử hoặc sự ngăn
cấm một cách rõ ràng13. Chính những quy định
như vậy cũng nhằm góp phần tạo môi trường
thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp phát
triển, thúc đẩy việc nâng cao quyền lợi người tiêu
dùng. Bên cạnh đó, để bảo vệ người tiêu dùng,
các thành viên CPTPP đồng ý thông qua và duy trì
các luật bảo vệ người tiêu dùng liên quan đến các
hoạt động thương mại gian lận và lừa bịp trực
tuyến và đảm bảo rằng sự riêng tư và sự bảo vệ
người tiêu dùng khác sẽ có hiệu lực tại các thị
trường CPTPP. Các thành viên cũng được yêu cầu
phải có các biện pháp để chấm dứt các tin nhắn
thương mại điện tử được gửi đi không do yêu cầu.
3. Giải pháp hoàn hệ thống pháp luật và
nâng cao hiệu quả áp dụng liên quan đến vấn
đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt
Nam trong hợp đồng thương mại điện tử dưới
tác động của Hiệp định đối tác toàn diện và
tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
Các giải pháp được đưa ra với mục đích tạo môi
trường cho ngành thương mại điện tử ngày càng phổ
biến và phát triển hơn tại Việt Nam, tăng lợi nhuận
cho các nhà kinh doanh cũng như đảm bảo cơ sở
pháp lý vững chắc cho người tiêu dùng khi tham gia
sử dụng dịch vụ. Chỉ có như vậy mới giúp cho nền
kinh tế Việt Nam cạnh tranh được với các nền kinh
tế nước ngoài nhất là các nước tham gia CPTPP. Để
làm được điều này đòi hỏi hệ thống pháp luật Việt
Nam cần có những thay đổi theo hướng:
Thứ nhất, cần hoàn thiện pháp luật theo
hướng cụ thể hóa các mức xử lý hành vi vi phạm
đối với vấn đề xâm phạm thông tin người tiêu
dùng nhằm ngăn chặn và răn đe đối với các cá
nhân, tổ chức có hành vi vi phạm.
Thực tế cho thấy Luật BVQLNTD chỉ có duy
nhất Điều 6 đề cập đến vấn đề bảo vệ thông tin
NTD nhưng lại mang tính chung chung; chưa có
các điều khoản cụ thể liên quan đến việc để lộ bí
mật, thông tin cá nhân của người khác hay là việc
lừa đảo người tiêu dùng thì xử lý như thế nào. Các
văn bản pháp luật có liên quan chỉ đưa ra việc nếu
người tiêu dùng bị xâm phạm về quyền lợi thì có
thể thông qua Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng ở từng địa điểm cụ thể để đàm phán, hoà giải
và giải quyết hậu quả. Nhưng với những hành vi
xâm phạm có giá trị nhỏ, hoặc là ảnh hưởng về
mặt tinh thần của người tiêu dùng như những tin
nhắn rác thì chưa có giải pháp phòng ngừa và
ngăn chặn triệt để. Ngoài ra, tại Nghị định
124/2015/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung một số
điều của Nghị định 185/2013/NĐ-CP ban hành
ngày 15 tháng 11 năm 2013 về xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất,
buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng đã quy định mức phạt cho cá
nhân có hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu
dùng nói chung. Do đó, cần có các quy định mang
tính trừng phạt và răn đe để tránh sự vi phạm nêu
trên. Ví dụ: quy định mức xử lý hành chính cụ thể
đối với những cá nhân, tổ chức sử dụng thông tin
cá nhân của khác hàng để quảng cáo, lừa đảo mà
chưa được NTD cho phép thì sẽ bị phạt mức phạt
tiền nhất định. Mức phạt cần căn cứ theo mức độ
thiệt hại sau đó phạt lên gấp hai hoặc ba lần, chứ
không phải theo quy định hiện nay là tổ chức vi
phạm thì phạt gấp đôi so với cá nhân. Như vậy sẽ
mang tính răn đe cao hơn đối với các hành vi vi
phạm, sẽ thực tế hơn14; đối với những tin nhắn rác
có thể phạt theo hướng bồi thường về mặt tinh
13 Xem: trang trung tâm xúc tiến thương mại đầu tư thành phố Hồ Chí Minh “Tác động của hiệp định TPP đến ngành
thương mại điện tử”
n_tich_tpp/tpp_nganh_thuong_mai_dt/view
14 Xem thêm tại Nghị định 124/NĐ-CP/2015 ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
68
thần cho NTD; mặt khác, những tổ chức, cá nhân
có hành vi xâm phạm quyền lợi NTD với mức độ
lặp lại thường xuyên có thể tính đến giải pháp truy
cứu trách nhiệm hình sự...
Thứ hai, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam về bảo vệ quyền lợi NTD cần có các quy
định phù hợp với những quy định tại Hiệp định
CPTPP.
Vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam về bảo vệ quyền lợi NTD trong giao dịch
thương mại điện tử cũng cần phù hợp với những
quy định của Hiệp định CPTPP. Cụ thể: cần bổ
sung định nghĩa về “ bảo vệ thông tin cá nhân”,
“tin nhắn rác”. Hiện nay tại Luật An toàn thông
tin mạng năm 2015 có hiệu lực vào ngày 01 tháng
7 năm 2016 chỉ mới đưa ra khái niệm vệ thông
tin cá nhân. Không những thế việc xây dựng được
khung pháp lý hoàn chỉnh cho các hoạt động giao
dịch điện tử ở Việt Nam, đưa ra các giải pháp bảo
vệ khách hàng qua mạng nhằm tránh việc các tổ
chức cá nhân khác lợi dụng mạng Internet để xâm
phạm quyền lợi khác hàng...
Pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề này
cần xây dựng được hệ thống các điều luật về bảo
vệ thông tin khách hàng chứ không phải chỉ là
các quy định chung chung như hiện nay, ví dụ:
mỗi doanh nghiệp kinh doanh khi tiến hành thu
thập thông tin khách hàng đều phải thiết lập bản
cam kết về việc bảo vệ thông tin khách hàng;
hoặc là vấn đề xây dựng lộ trình cắt giảm những
“tin nhắn rác” từ phía các doanh nghiệp quảng
cáo, việc tiếp tay của các nhà mạng và tiến tới
loại bỏ hoàn toàn những tin nhắn kiểu tương tự...
Thứ ba, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên
quan đến an ninh mạng nhằm đảm bảo hạ tầng
công nghệ thông tin ngày càng hoàn thiện góp
phần quản lý tốt hơn việc xâm phạm thông tin cá
nhân của người tiêu dùng.
Việc hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin
có lẽ là một trong những mấu chốt để đảm bảo
cho hệ thống mua bán thông qua phương tiện
điện tử được bảo đảm an toàn. Pháp luật Việt
Nam cũng đã có các quy định liên quan đến
việc bán hàng qua mạng15 tuy nhiên để nó thực
sự thiết thực cho người dân thì hệ thống pháp
luật về an ninh mạng cần phải được quan tâm
hơn. Cơ quan ban hành pháp luật cần chú trọng
trong việc thiết lập các quy định liên quan đến
việc xây dựng cơ sở dữ liệu, vấn đề xây dựng
các phần mềm nhằm bảo mật thông tin cá nhân
của khách hàng; đồng thời học tập kinh nghiệm
kinh doanh bằng hình thức thương mại điện tử
của các nước trên thế giới. Ví dụ gần nhất đó là
Trung Quốc, láng giềng của Việt Nam nơi mà
hệ thống mua bán bằng Internet rất phát triển.
Tuy nhiên, người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm
khi sử dụng dịch vụ, bởi vì số tiền trả cho món
hàng mà khách hàng mua chưa được chuyển
ngay đến cho người bán mà phải thông qua bên
trung gian giữ tiền của khách hàng cho đến khi
khách hàng không có bất kỳ khiếu nại gì liên
quan đến hàng hoá. Tiền mua hàng được
chuyển khoản cho người bán khi người tiêu
dùng xác nhận mặt hàng không có khuyết tật và
không có bất kỳ khiếu nại nào liên quan đến sản
phẩm trong vòng bảy ngày16.
Đồng thời, hệ thống pháp luật về an toàn công
nghệ thông tin của Việt Nam cũng cần đưa ra
những chế tài nghiêm khắc xử lý vi phạm hành
chính. Bên cạnh đó, các vi phạm trên nếu tiếp diễn
có thể bị truy cứu hình sự đối với các cá nhân,
người đứng đầu của pháp nhân, tổ chức cố tình lợi
dụng hệ thống thông tin, thông điệp dữ liệu để
chiếm đoạt thông tin của người tiêu dùng một cách
bất hợp pháp. Không thể phủ nhận rằng đang có
một hệ thống “chợ đen” hoạt động bất hợp pháp
với mục đích mua bán thông tin cá nhân của khách
hàng. Mục đích của việc mua bán đa phần là giúp
cho các nhà kinh doanh tiến hành các hoạt động
quảng cáo sản phẩm dịch vụ kinh doanh thậm chí
là cơ hội cho những mưu đồ bất chính ví dụ như:
theo dõi thời gian cá nhân đó không có ở nhà để
thực hiện các hành vi xấu...Vì vậy đã đến lúc pháp
luật hình sự cần có quy định cụ thể về việc xử phạt
đối với hành vi vi phạm thông tin cá nhân người
tiêu dùng một cách có hệ thống trong quá trình sử
dụng các phương thức giao dịch qua mạng...
(Tiếp theo trang 74)
15 Xem thêm tại Tìm hiểu các quy định pháp luật về bán hàng qua mạng Internet - Trần Thị Minh, 2015
16 Xem thêm điều 25 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Trung Quốc năm 1993 sửa đổi bổ sung năm 2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_hiep_dinh_doi_tac_toan_dien_va_tien_bo_xuyen_t.pdf