Ảnh hưởng của kẹo cao su chứa xylitol lên các đặc điểm nước bọt của trẻ 8-9 tuổi có tình trạng sâu răng cao

Tác động của kẹo cao su chứa xylitol đối với lượng Streptococcus mutans Ở nhóm chứng, lượng vi khuẩn tăng theo thời gian, khác biệt có ý nghĩa tại thời điểm 9 tháng so với ban đầu. Ở nhóm nhai kẹo cao su chứa xylitol, dù trẻ thuộc nhóm sâu răng cao nhưng lượng vi khuẩn không bị tăng lên sau 9 tháng. So sánh hai nhóm nhai và không nhai kẹo cao su chứa xylitol Chưa xác định được ảnh hưởng của kẹo cao su chứa xylitol lên độ nhớt và lưu lượng của nước bọt. Việc nhai kẹo cao su chứa xylitol làm cho pH nước bọt không kích thích thay đổi theo chiều hướng có lợi cho sâu răng nhưng chưa ảnh hưởng lên pH nước bọt có kích thích. Chưa xác định được ảnh hưởng của việc nhai kẹo cao su chứa xylitol lên khả năng đệm của nước bọt. Vào lúc bắt đầu nghiên cứu, không có sự khác biệt hàm lượng S.mutans giữa hai nhóm. Sau 9 tháng thử nghiệm, có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm chứng và nhóm thử nghiệm với nhóm trẻ không nhai kẹo chứa xylitol có lượngS.mutanscao hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm trẻ không nhai kẹo.

pdf9 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của kẹo cao su chứa xylitol lên các đặc điểm nước bọt của trẻ 8-9 tuổi có tình trạng sâu răng cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 271 ẢNH HƯỞNG CỦA KẸO CAO SU CHỨA XYLITOL LÊN CÁC ĐẶC ĐIỂM NƯỚC BỌT CỦA TRẺ 8-9 TUỔI CÓ TÌNH TRẠNG SÂU RĂNG CAO Trần Thị Minh Thảo*, Ngô Thị Quỳnh Lan* TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác động của kẹo cao su chứa xylitol lên đặc điểm nước bọt (lưu lượng, độ nhớt, pH, khả năng đệm của nước bọt); hàm lượng Streptococcus mutans trong nước bọt kích thích của trẻ 8-9 tuổi có tình trạng sâu răng cao sống trong vùng không fluor hóa nước máy. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng mù đơn có nhóm chứng. Mẫu thuận tiện gồm: Nhóm thử nghiệm (nhai kẹo cao su có chứa xylitol): 153 học sinh cho nhóm thử nghiệm (nhai kẹo cao su Xylitol); 147 học sinh cho nhóm chứng (không nhai kẹo), cả hai nhóm đều có tình trạng sâu răng cao (SMTR + smt-r ≥ 3) là những học sinh của trường tiểu học Nguyễn Văn Trân, huyện Bình Chánh, TP HCM (địa phương không có fluor hoá nước máy). Các biến nghiên cứu gồm: Độ nhớt nước bọt: Đánh giá bằng bằng test kéo sợi; Lưu lượng nước bọt, pH nước bọt, Khả năng đệm của nước bọt: Sử dụng bộ thử nghiệm Saliva-Check BUFFER; Hàm lượng S.mutans trong nước bọt: Sử dụng bộ Saliva-Check Mutans. Các dữ liệu được thu thập trước thử nghiệm và sau 1 và 9 tháng. Nhóm thử nghiệm: nhai kẹo cao su chứa xylitol mỗi ngày 4 lần (lúc truy bài đầu giờ, sau giờ ra chơi buổi sáng, sau giờ ra chơi buổi chiều, buổi tối trước khi đi ngủ), mỗi lần nhai 2 viên trong ít nhất 5 phút. Không đánh răng sau khi nhai kẹo tối thiểu 1 tiếng đồng hồ. Kết quả: (1) Tác động của kẹo cao su chứa xylitol lên các tính chất của nước bọt: Độ nhớt nước bọt loãng dần (độ nhớt giảm)và lưu lượng nước bọt tăng dần ở cả hai nhóm sau 1 tháng và 9 tháng thử nghiệm. pH nước bọt không kích thích ở nhóm thử nghiệm tăng sau 9 tháng, nhóm chứng là không thay đổi. pH có kích thích tăng ở cả hai nhóm. Khả năng đệm: không thay đổi ở cả hai nhóm. (2) Tác động của kẹo cao su chứa xylitol đối với lượng Streptococcus mutans: Nhóm chứng: lượng vi khuẩn tăng theo thời gian, khác biệt có ý nghĩa tại thời điểm 9 tháng so với ban đầu; Nhóm nhai kẹo cao su chứa xylitol: dù trẻ thuộc nhóm sâu răng cao nhưng lượng vi khuẩn không bị tăng lên sau 9 tháng. (3)So sánh hai nhóm nhai và không nhai kẹo cao su chứa xylitol: chưa xác định được ảnh hưởng của kẹo cao su chứa xylitol lên độ nhớt và lưu lượng của nước bọt; Việc nhai kẹo cao su chứa xylitol làm cho pH nước bọt không kích thích thay đổi theo chiều hướng có lợi cho sâu răng nhưng chưa ảnh hưởng lên pH nước bọt có kích thích. Hàm lượng S.mutans: vào lúc bắt đầu nghiên cứu, không có sự khác biệt hàm lượng S.mutans giữa hai nhóm. Sau 9 tháng thử nghiệm, có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm chứng và nhóm thử nghiệm: nhóm trẻ không nhai kẹo chứa xylitol có lượng S.mutans cao hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm trẻ không nhai kẹo. Kết luận: Việc nhai kẹo cao su chứa Xylitol có một số tác động lên tính chất nước bọt theo chiều hướng có lợi cho phòng ngừa sâu răng. Từ khóa: kẹo cao su chứa xylitol, lưu lượng, độ nhớt, pH, khả năng đệm của nước bọt. * Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM Tác giả liên lạc: PGS Ngô Thị Quỳnh Lan, ĐT: 0903125864, Email: ngothiquynhlan@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 272 ABSTRACT EFFECT OF XYLITOL CHEWING GUM ON THE SALIVARY CHARACTERISTICS AMONG 8-9 YEARS-OLD CHILDREN WITH HIGH CARIES PREVALENCE Tran Thi Minh Thao, Ngo Thi Quynh Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 271 - 279 Objective: The aim of this study was to evaluate the effect of xylitol chewing gum on the salivary parameters (flow, viscosity, pH, buffering capacity) and the amount of Streptococcus mutans in stimulated saliva among 8-9 years-old children with high caries prevalence living in a non-fluoridated area. Materials and method: The study design was clinical single-blind experiment with control group. Convenient sampling consisted of: 153 schoolchildren in the experiment group (chewing xylitol gum) and 147 schoolchildren in the control group (no chewing gum). All subjects were student at primary school Nguyen Van Tran, Binh Chanh, HoChiMinh city (non-fluoridated area) with high caries prevalence (DMFT + dmft ≥ 3). Variables included: salivary viscosity (evaluated by stringy test); flow, pH, buffering capacity (evaluated with Saliva-Check BUFFER); salivary load of S.mutans (evaluated with Saliva-Check Mutans). Baseline data was collected as well as 1 and 9 months after experiment. Subjects in experiment group were requested to chew 2 xylitol gums during at least 5 minutes 4 times/day (before class time, after morning break, after afternoon break, before bedtime). They were not allowed to brush their teeth at least 1 hour after chewing gum. Results: (1) Effects of xylitol gum on salivary parameters: decreased viscosity with increased flow in both groups 1 and 9 months after experiment. pH of non-stimulated saliva increased after 9 months, with no change in control group. pH of stimulated saliva increased in both groups. No modification of buffering capacity was observed in both groups. (2) Effect of xylitol gum on Streptococcus mutans load: control group: bacterial load increased with time, with a significant difference between the load 9 months after experiment and baseline data; experiment group: the bacterial load did not increase after 9 months despite the initial high caries prevalence. (3)Comparing the 2 groups: the effect of xylitol gum on salivary viscosity and flow was not determined; chewing xylitol made the pH of stimulated saliva change to enhance the benefit for dental caries prevention. S.mutans load: there was no significant difference between 2 groups at the beginning. After 9 months, there was a significant difference between 2 groups: children chewing xylitol gum had significantly less S.mutans compared to control group. Conclusion: Xylitol chewing gum had positive effect on salivary characteristics towards caries prevention. Key words: Xylitol chewing gum, flow, viscosity, pH, buffering capacity. MỞ ĐẦU Sâu răng là một bệnh phổ biến, việc dự phòng sâu răng đem lại nhiều lợi ích cho cá nhân và xã hội. Ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều vùng chưa được hưởng lợi từ những chương trình dự phòng sâu răng. Việc fluor hóa nước máy tuy có làm giảm tỉ lệ phần trăm và mức độ trầm trọng của sâu răng nhưng vẫn chưa đủ để bảo vệ tối đa cho trẻ em. Vì vậy, cần có những chiến lược dự phòng khác mà mọi người có thể chủ động áp dụng mà không phụ thuộc vào các chính sách của xã hội. Một phương pháp dự phòng sâu răng dựa vào những tính chất đặc biệt của một loại đường thay thế - xylitol đang được nghiên cứu trên thế giới hơn 40 năm qua. Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu ảnh hưởng của xylitol đối với người Việt Nam. Do đó việc nghiên cứu ảnh hưởng của việc nhai kẹo cao su chứa xylitol đối với sâu răng nói chung và yếu tố nước bọt nói riêng để hiểu rõ hơn tác động của xylitol trong môi trường miệng đồng thời góp phần xây dựng chiến lược dự phòng sâu răng cho cộng đồng là cần thiết. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 273 Mục tiêu tổng quát Đánh giá tác động của kẹo cao su chứa xylitol lên đặc điểm nước bọt của trẻ 8-9 tuổi có tình trạng sâu răng cao sốngtrong vùng không fluor hóa nước máy. Mục tiêu chuyên biệt Đánh giá tác động của kẹo cao su chứa xylitol lên các tính chất của nước bọt (lưu lượng, độ nhớt, pH, khả năng đệm của nước bọt) của trẻ 8-9 tuổi có tình trạng sâu răng cao sống trong vùng không fluor hóa nước máy. Đánh giá tác động của kẹo cao su chứa xylitol lên hàm lượng Streptococcus mutans trong nước bọt (có kích thích) của trẻ 8-9 tuổi có tình trạng sâu răng cao sống trong vùng không fluor hóa nước máy. So sánh đặc điểm nước bọt giữa nhóm nhai và không nhai kẹo cao su chứa xylitol. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Thử nghiệm lâm sàng mù đơn có nhóm chứng. Đối tượng nghiên cứu Trẻ 8-9 tuổi có tình trạng sâu răng cao (SMTR + smt-r ≥ 3) đang học tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trân, huyện Bình Chánh, Tp.HCM (là địa phương không có fluor hoá nước máy). Tiêu chí đưa vào Trẻ 8-9 tuổi (lớp 3 và lớp 4 của năm học 2011- 2012), thường trú tại huyện Bình Chánh, từ 5 năm trở lên, có tình trạng sâu răng cao (SMT-R + smt-r ≥), có giấy đồng ý cho tham gia nghiên cứu của phụ huynh, chịu hợp tác tham gia bằng cách tuân thủ đúng các quy trình mà nghiên cứu yêu cầu. Tiêu chí loại ra Trẻ có tiền sử dị ứng với polyols, sử dụng kháng sinh toàn thân hoặc CHX kéo dài liên tục trên 1 tháng, sử dụng fluor tại chỗ (verni, gel, ngoại trừ kem đánh răng có chứa fluor) trong thời gian thử nghiệm; trẻ đang điều trị chỉnh nha; trẻ không tuân thủ quá trình nhai kẹo, không tham gia đầy đủ các đợt khám. Kỹ thuật chọn mẫu Mẫu thuận tiện. Tiến trình chọn mẫu Đánh giá sàng lọc sâu răng dựa trên phiếu khám sâu răng theo tiêu chí WHO (1997) cho học sinh 8-9 tuổi. Chọn ra những học sinh đáp ứng tiêu chí chọn mẫu. Mã hóa số thứ tự cho 300 học sinh. Chọn ngẫu nhiên các đối tượng vào 2 nhóm nghiên cứu theo lớp bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên để phân thành nhóm thử nghiệm và nhóm chứng, đảm bảo số lượng hai nhóm là ngang nhau, có đồng thời 2 lứa tuổi và thuận tiện cho công việc kiểm soát thử nghiệm. Mẫu nghiên cứu gồm: 153 học sinh cho nhóm thử nghiệm (gồm 7 lớp học), 147 học sinh cho nhóm chứng (gồm 6 lớp học). Phương tiện nghiên cứu Vật liệu thử nghiệm là kẹo cao su chứa xylitol của Công ty Lotte Việt Nam. Mỗi viên kẹo cao su có trọng lượng 1,45g chứa 41,1% xylitol (0,56g). Các biến nghiên cứu Độ nhớt nước bọt Đánh giá bằng bằng test kéo sợi. Lưu lượng nước bọt, pH nước bọt, Khả năng đệm của nước bọt Sử dụng bộ thử nghiệm Saliva-Check BUFFER (Hình 1, Hình 2). Hình 1: Bộ GC Saliva-Check BUFFER. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 274 Hình 2: Bảng so màu đánh giá độ pH của nước bọt. Hàm lượng S.mutans trong nước bọt Sử dụng bộ Saliva-Check Mutans. Các bước tiến hành thử nghiệm Bước 1 Thu thập các dữ liệu nền về độ nhớt nước bọt, lưu lượng nước bọt có kích thích, pH nước bọt có và không có kích thích, khả năng đệm của nước bọt, hàm lượng S.mutans trong nước bọt. Bước 2 Tiến hành thử nghiệm: - Nhóm thử nghiệm: Nhai kẹo cao su chứa xylitol mỗi ngày 4 lần (lúc truy bài đầu giờ, sau giờ ra chơi buổi sáng, sau giờ ra chơi buổi chiều, buổi tối trước khi đi ngủ), mỗi lần nhai 2 viên trong ít nhất 5 phút. Không đánh răng sau khi nhai kẹo tối thiểu 1 tiếng đồng hồ. - Nhóm chứng: Không nhai kẹo cao su. - Cả hai nhóm: Đều được hướng dẫn VSRM, cung cấp kem đánh răng và bàn chải để sử dụng tại nhà ngoài việc chải răng tại trường theo chương trình bán trú của trẻ. Kem đánh răng và bàn chải mới được phát định kỳ sau mỗi 3 tháng. Bước 3 Đánh giá lại các tham số và chỉ sổ giống như bước 1 sau 1 và 9 tháng. Kiểm soát sai lệch thông tin Kiểm soát nhai kẹo. Các học sinh không thuộc đối tượng nghiên cứu nhưng chung lớp với các học sinh thuộc nhóm thử nghiệm (nhai kẹo cao su) vẫn được phát kẹo để tránh tình trạng trẻ thuộc nhóm thử nghiệm chia phần kẹo của mình cho bạn. Một số biện pháp đảm bảo các trẻ trong nhóm thử nghiệm nhai đủ lượng kẹo là kẹo cao su chỉ được phát đủ dùng cho 1 ngày, đến thứ 6 sẽ được phát cho 2 ngày thứ 7 và chủ nhật. Trẻ sẽ đánh dấu vào phiếu theo dõi nhai kẹo tại lớp và tại nhà, nộp lại phiếu này sau mỗi tháng. Ở trường, giáo viên giám sát việc nhai kẹo của trẻ, ở nhà phụ huynh sẽ giám sát. Trong hè trẻ sẽ được phát đủ số kẹo để nhai, được yêu cầu đính các bã kẹo đã nhai lên tờ giấy theo dõi và sẽ nộp lại vào đầu năm học. Loại khỏi nhóm nghiên cứu các trẻ không nhai kẹo như yêu cầu. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 18.0. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu tại các thời điểm nghiên cứu T0 (Ban ñầu) T1 (Sau 1 tháng) T9 (Sau 9 tháng) Thất thoát n(%) Nhóm thử nghiệm 153 153 145 8 Nhóm chứng 147 143 142 5 Tổng 300 296 287 13 (4,34) Bảng 2: Phân bố mẫu nghiên cứu theo giới tính. n (%) Tổng N (%) Nam Nữ Nhóm thử nghiệm 76 (52,4) 69 (47,6) 145 (100) Nhóm chứng 76 (53,5) 66 (46,5) 142 (100) Kiểm định χ2, p=0,851. Đây là một mẫu khá lớn khi so với các nghiên cứu tương tự. Các cá thể trong mẫu được chọn có đặc điểm chung tương tự nhau (lứa tuổi, nơi sinh sống, học tập, thói quen vệ sinh răng miệng, ăn uống và mức sống) và không khác biệt về đặc điểm nước bọt vào thời điểm ban đầu. Điều này giúp tăng tính thuần nhất của mẫu. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 275 Sự thay đổi độ nhớt và lưu lượng nước bọt giữa hai nhóm nghiên cứu sau 1 tháng và 9 tháng thử nghiệm Bảng 3: Sự thay đổi độ nhớt của nước bọt ở hai nhóm nghiên cứu sau 1 tháng và 9 tháng thử nghiệm n (%) p (†) T0 T1 T9 Nhóm thử nghiệm (n=145) Thấp 88 (60,7) 124 (85,5) 131 (90,3) T0/T1<0,001 Trung bình&Cao 57 (39,3) 21 (14,5) 14 (9,7) T0/T9<0,001 Nhóm chứng (n=142) Thấp 96 (67,6) 138 (97,2) 135 (95,1) T0/T1<0,001 Trung bình&Cao 46 (32,4) 4 (2,8) 7 (4,9) T0/T9<0,001 p (#) 0,222 <0,001 0,124 (#) Kiểm định chính xác Fisher, (†) Kiểm định McNemar. Bảng 4: So sánh trung bình lưu lượng nước bọt có kích thích giữa hai nhóm nghiên cứu sau 1 tháng và 9 tháng thử nghiệm TB ± ðLC p (π) T0 T1 T9 T0/T1 T0/T9 Nhóm thử nghiệm (n=145) 5,41 ± 2,60 5,92 ± 2,64 6,34 ± 2,76 0,006 <0,001 Nhóm chứng (n=142) 5,25 ± 2,61 6,45 ± 2,83 6,36 ± 2,52 <0,001 <0,001 p (α) 0,603 0,102 0,946 (α) Kiểm định t cho hai mẫu độc lập. (π) Phân tích Anova có lặp (kết hợp phương pháp Bonferroni). Như vậy, xét về khía cạnh dự phòng sâu răng thì độ nhớt và lưu lượng nước bọt đã thay đổi theo xu hướng có lợi không chỉ ở nhóm thực nghiệm mà cả ở nhóm chứng. Theo Dawes(3), việc nhai kẹo cao su (bất kể chất tạo ngọt thuộc loại nào) đều có tác dụng làm tăng tiết nước bọt, dẫn đến thay đổi độ nhớt của nước bọt. Aguirre- Zero (1993)(1), Tanzer (1995)(13), Machiulskiene (2001)(6), Ribelles (2010)(12) cho rằng lưu lượng nước bọt tăng sau khi nhai kẹo cao su là do động tác nhai chứ không phải chất làm ngọt. Tuy nhiên, Masalin (1992)(8), Peng (2004)(11) cho thấy việc sử dụng xylitol làm tăng lưu lượng của nước bọt, ông còn nhấn mạnh tác động của chất làm ngọt-xylitol lên sự tăng lưu lượng này. Trong nghiên cứu này, việc nhai kẹo cao su có chứa xylitol đã không làm thay đổi lưu lượng nước bọt của trẻ trong nhóm thử nghiệm so với nhóm chứng, mặc dù sự gia tăng lưu lượng nước bọt được tìm thấy ở cả 2 nhóm nghiên cứu. Kết quả này không tương đồng với một số nghiên cứu liên quan đến nhai kẹo cao su chứa xylitol và sự tăng lưu lượng nước bọt(3,8). Điều này có thể là do thời điểm lấy nước bọt là đầu giờ học và sau giờ ra chơi buổi sáng, lúc này học sinh đã nhai kẹo cao su lần thứ nhất và thứ hai trước đó một thời gian, nước bọt đã được tiết ra nhiều trong quá trình nhai. Khi lấy mẫu, lượng nước bọt không tiết ra được nhiều ngay lập tức dẫn đến lưu lượng ở nhóm thử nghiệm hơi thấp hơn nhóm chứng. Ở các nghiên cứu trên, có thể vì nước bọt được thu thập ngay sau khi nhai kẹo cao su nên các tác giả đã ghi nhận được sự tăng lưu lượng nước bọt. Sự thay đổi pH nước bọt giữa hai nhóm nghiên cứu sau 1 tháng và 9 tháng thử nghiệm pH nước bọt không kích thích Bảng 6: So sánh trung bình pH nước bọt không kích thích giữa hai nhóm nghiên cứu sau 1 tháng và 9 tháng thử nghiệm (TB ± ðLC) p (π) T0 T1 T9 T0/T1 T0/T9 Nhóm thử nghiệm (n=145) 7,15 ± 0,53 7,22 ± 0,47 7,29 ± 0,71 0,138 0,034 Nhóm chứng (n=142) 7,20 ± 0,44 7,05 ± 0,53 7,20 ± 0,74 0,001 1,000 p (α) 0,375 0,005 0,318 (α) Kiểm định t cho hai mẫu độc lập. (π) Phân tích Anova có lặp (kết hợp phương pháp Bonferroni). Bảng 7: So sánh phân bố tỉ lệ phần trăm học sinh ở hai nhóm nghiên cứu theo đặc điểm của pH nước bọt không kích thích sau 1 tháng và 9 tháng thử nghiệm n (%) p (†) T0 T1 T9 Nhóm thử nghiệm (n=145) Thấp + Trung bình 27 (18,6) 20 (13,8) 23 (15,9) T0/T1=0,310 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 276 n (%) p (†) T0 T1 T9 Cao 118 (81,4) 125 (86,2) 122 (84,1) T0/T9=0,596 Nhóm chứng (n=142) Thấp + Trung bình 20 (14,1) 34 (23,9) 30 (21,1) T0/T1=0,022 Cao 122 (85,9) 108 (76,1) 112 (78,9) T0/T9=0,123 p 0,048(β) 0,028(#) 0,484(β) (β) Kiểm định χ2, (#) Kiểm định chính xác Fisher, (†) Kiểm định McNemar. Bảng 8: So sánh chênh lệch pH nước bọt không kích thích giữa hai nhóm nghiên cứu sau 1 tháng và 9 tháng so với ban đầu (TB ± ðLC) T1-T0 T9-T0 Nhóm thử nghiệm 0,07 ± 0,55 0,14 ± 0,77 Nhóm chứng -0,15 ± 0,51 0,00 ± 0,66 p (γ) 0,001 0,117 (γ) Kiểm định Mann-Whitney. Sự thay đổi pH ở nhóm thử nghiệm tiến triển theo chiều hướng có lợi cho việc dự phòng sâu răng và nhóm chứng thì không có hiện tượng này. Kết quả ở bảng 7 đến bảng 9 cho thấy việc nhai kẹo cao su chứa xylitol có ảnh hưởng lên sự gia tăng pH nước bọt. Tuy nhiên, do pH ban đầu ở cả hai nhóm nghiên cứu đã ở mức tốt, được xem là có tính bảo vệ đối với sâu răng, do đó việc thay đổi trị số này trong một khoảng hẹp (nhỏ hơn 1 đơn vị) chưa có ý nghĩa đối với việc dự phòng sâu răng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Dawes và cs (2004)(3). pH nước bọt có kích thích Bảng 9: So sánh trung bình pH nước bọt có kích thích giữa hai nhóm nghiên cứu sau 1 tháng và 9 tháng thử nghiệm TB ± ðLC p (π) T0 T1 T9 T0/T1 T0/T9 Nhóm thử nghiệm (n=145) 7,58 ± 0,23 7,69 ± 0,14 7,88 ± 0,34 <0,00 1 <0,00 1 Nhóm chứng (n=142) 7,59 ± 0,22 7,62 ± 0,27 7,83 ± 0,66 0,126 <0,00 1 p (α) 0,885 0,009 0,405 (α) Kiểm định t cho hai mẫu độc lập. (π) Phân tích Anova có lặp (kết hợp phương pháp Bonferroni). Trong nghiên cứu này chưa chứng minh được sự thay đổi của pH có kích thích là do đáp ứng tích cực sau khi sử dụng kẹo cao su chứa xylitol bởi vì sự tăng pH nước bọt có kích thích quan sát thấy trên cả hai nhóm. Nhận định như trên cũng phù hợp với nghiên cứu của Ribelles (2010)(12). Tác giả này nhận thấy sự khác biệt pH giữa nhóm nhai kẹo cao su chứa xylitol và nhóm nhai paraffin là rất ít. Tác giả kết luận rằng sự tăng pH là kết quả của động tác nhai, không liên quan đến sự hiện diện của xylitol trong kẹo cao su Việc nhai kẹo kẹo cao su chứa xylitol giúp tăng tiết nước bọt(11) nên được cho là làm tăng pH nước bọt thông qua việc tăng lưu lượng nước bọt. Tuy nhiên, theo Ramon và Montserrat (2000) Grillaud (2005) sự gia tăng pH sau khi nhai kẹo cao su sử dụng chất làm ngọt thay thế đường, ví dụ đường rượu, phụ thuộc vào loại chất làm ngọt, trong đó xylitol làm tăng pH nhiều nhất(12). Hoàng Tử Hùng và Ngô Thị Quỳnh Lan (2007)(5) đã nhận thấy việc nhai kẹo cao su chứa xylitol giúp duy trì pH nước bọt tốt hơn (pH nước bọt kích thích giảm ít hơn và tăng trở lại như ban đầu nhanh hơn sau khi súc miệng với dung dịch đường sucrose) so với nhóm không nhai hoặc nhai kẹo cao su không chứa xylitol. Như vậy, trong nghiên cứu này, việc nhai kẹo cao su chứa xylitol làm thay đổi pH nước bọt không kích thích theo chiều hướng có lợi cho sâu răng nhưng không ảnh hưởng đến pH nước bọt có kích thích. Sự thay đổi khả năng đệm giữa hai nhóm nghiên cứu sau 1 tháng và 9 tháng thử nghiệm Bảng 10: So sánh trung bình khả năng đệm giữa hai nhóm nghiên cứu sau 1 tháng và sau 9 tháng thử nghiệm TB ± ðLC p (π ) T0 T1 T9 T0/T1 T0/T9 Nhóm thử nghiệm (n=145) 7,83 ± 2,26 7,84 ± 2,32 7,86 ± 2,22 0,977 0,918 Nhóm chứng (n=142) 7,94 ± 2,32 8,22 ± 2,51 8,23 ± 2,29 0,210 0,218 p (α) 0,706 0,187 0,174 (α) Kiểm định t cho hai mẫu độc lập. (π) Phân tích Anova có lặp (kết hợp phương pháp Bonferroni). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 277 Trong nghiên cứu này, mặc dù đối tượng nghiên cứu là trẻ có sâu răng cao nhưng khả năng đệm thể hiện có lợi đối với việc dự phòng sâu răng và gần như không thay đổi theo tiến trình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chưa chứng tỏ được ảnh hưởng của việc nhai kẹo cao su chứa xylitol lên khả năng đệm của nước bọt. Kết quả này khác với nghiên cứu của Ribelles (2010)(12), khả năng đệm ở nhóm nhai kẹo cao su chứa xylitol và nhóm nhai paraffin cao hơn nhóm chứng. Như ta đã biết, có mối liên hệ mật thiết giữa lưu lượng nước bọt, pH và khả năng đệm. Trong nghiên cứu này, lưu lượng và pH đều có sự thay đổi, nhất là ở thời điểm sau 1 tháng, nhưng sự thay đổi này không quá nhiều do đó chưa đủ để làm thay đổi khả năng đệm (vốn đã ở mức cao). Thêm vào đó, khả năng đệm của nước bọt là một thông số tương đối ổn định, ít thay đổi theo thời gian trên cùng một người do đó sự thay đổi khả năng đệm không xảy ra trong nghiên cứu này. Sự thay đổi hàm lượng S.mutans giữa hai nhóm nghiên cứu sau 1 tháng và 9 tháng thử nghiệm Bảng 11: So sánh phân bố tỉ lệ phần trăm học sinh ở hai nhóm nghiên cứu theo hàm lượng S.mutans sau 1 tháng và 9 tháng thử nghiệm n (%) p (†) T0 T1 T9 Nhóm thử nghiệm (n=145) ≥105 CFU/ml 33 (22,8) 49 (33,8) 38 (26,2) T0/T1=0,027 <105 CFU/ml 112 (77,2) 96 (66,2) 107 (73,8) T0/T9=0,583 Nhóm chứng (n=142) ≥105 CFU/ml 33 (23,3) 36 (25,4) 80 (56,3) T0/T1=0,760 <105 CFU/ml 109 (76,8) 106 (74,6) 62 (43,7) T0/T9<0,001 p (#) 0,923 0,117 <0,001 (#) Kiểm định chính xác Fisher, (†) Kiểm định McNemar. Bảng 12: So sánh sự thay đổi hàm lượng S.mutans giữa hai nhóm nghiên cứu sau 1 tháng so với ban đầu Tỉ lệ % hàm lượng S.mutans thay ñổi sau 1 tháng, n (%) Không ñổi Tăng Giảm Nhóm thử nghiệm 99 (68,3) 31 (21,4) 15 (10,3) Nhóm chứng 99 (69,7) 23 (16,2) 20 (14,1) Kiểm định χ2, p=0,393. Bảng 13: So sánh sự thay đổi hàm lượng S.mutans giữa hai nhóm nghiên cứu sau 9 tháng so với ban đầu Tỉ lệ % hàm lượng S.mutans thay ñổi sau 9 tháng, n (%) Không ñổi Tăng Giảm Nhóm thử nghiệm 92 (63,4) 29 (20) 24 (16,6) Nhóm chứng 67 (47,2) 61 (43) 14 (9,9) Kiểm định χ2, p < 0,001. Lượng vi khuẩn tăng theo thời gian ở cả hai nhóm nghiên cứu, nhưng sự thay đổi rõ nét nhất được nhận thấy sau 9 tháng thử nghiệm. Ở thời điểm 9 tháng, lượng vi khuẩn ở nhóm thử nghiệm quay về tương tự mức ban đầu trong khi nhóm chứng lại tăng rất rõ rệt. Cụ thể là ở nhóm chứng tăng 43% trong khi nhóm thử nghiệm chỉ tăng 20%. Sự khác biệt này rất có ý nghĩa. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc nhai kẹo cao su có xylitol đã có ảnh hưởng rõ rệt lên hàm lượng S.mutans ở trẻ nhai kẹo so với trẻ không nhai kẹo. Kết quả này là phù hợp với một số nghiên cứu tương tự. Tuy nhiên, đa số tác giả nhận thấy sự giảm S.mutans trong nước bọt ghi nhận được sau 1 đến 3 tháng thì trong nghiên cứu này ghi nhận ở thời điểm 9 tháng. Bảng 14: Một số nghiên cứu ảnh hưởng của việc nhai kẹo cao su chứa xylitol lên lượng S.mutans trong mảng bám và nước bọt. Tác giả Liều lượng xylitol sử dụng S.mutans trong NB % g/ngày Thaweboon (2004) 55 5,76 Không ảnh hưởng 100 11,88 Giảm sau 3 tháng Milgrom (2006)(9) 6,44-10,32 Giảm sau 6 tháng Holgerson (2007)(4) 100 6,18 Giảm sau 4 tuần Campus (2009)(2) 11,6 Giảm sau 3, 6 tháng Bahador (2012) 70 6,6 Giảm sau 3 tuần Minh Thảo (2012) 41,1 4,76 Hạn chế sự phát triển sau 9 tháng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 278 Milgrom (2006)(9), Makinen (1995)(7) nhận thấy hiệu quả dự phòng sâu răng của xylitol phụ thuộc vào liều lượng và tần suất sử dụng. Hàm lượng xylitol sử dụng có ảnh hưởng đến sự giảm lượng vi khuẩn trong nước bọt hay trong mảng bám. Khi so sánh với các tác giả ở trên chúng tôi nhận thấy lượng xylitol sử dụng trong nghiên cứu này là 41,1% (4,76g/ngày) nhỏ hơn các tác giả khác về tỉ lệ % xylitol trong viên kẹo cũng như tổng lượng xylitol tiêu thụ trong một ngày. Như vậy, hầu hết các nghiên cứu trên đều dùng xylitol với hàm lượng cao do đó hiệu quả làm giảm lượng S.mutans trong nghiên cứu này diễn ra chậm hơn cũng có thể là vì hàm lượng xylitol sử dụng hơi thấp hơn các nghiên cứu khác. Hầu hết các nghiên cứu trong y văn đề nghị liều xylitol cần thiết để đạt được kết quả dự phòng sâu răng là 4-10g/ ngày, chia làm 3-7 lần(2,4,7,10). Liều lượng cho trẻ em được AAPD khuyến cáo là khoảng 3-8g/ngày chia làm nhiều lần. Căn cứ vào điều đó, nghiên cứu cho trẻ nhai 8 viên kẹo cao su trong một ngày, chia làm 4 lần với tổng lượng xylitol tiêu thụ là 4,76g/ngày. Như vậy, liều lượng xylitol sử dụng trong nghiên cứu này là đủ để có hiệu quả dự phòng sâu răng. KẾT LUẬN Tác động của kẹo cao su chứa xylitol lên các tính chất của nước bọt Về độ nhớt và lưu lượng nước bọt, nước bọt loãng dần (độ nhớt giảm) và có lưu lượng tăng dần ở cả hai nhóm sau 1 tháng và 9 tháng thử nghiệm. pH không kích thích ở nhóm thử nghiệm tăng sau 9 tháng, nhóm chứng là không thay đổi. pH có kích thích tăng ở cả hai nhóm. Khả năng đệm không thay đổi ở cả hai nhóm. Tác động của kẹo cao su chứa xylitol đối với lượng Streptococcus mutans Ở nhóm chứng, lượng vi khuẩn tăng theo thời gian, khác biệt có ý nghĩa tại thời điểm 9 tháng so với ban đầu. Ở nhóm nhai kẹo cao su chứa xylitol, dù trẻ thuộc nhóm sâu răng cao nhưng lượng vi khuẩn không bị tăng lên sau 9 tháng. So sánh hai nhóm nhai và không nhai kẹo cao su chứa xylitol Chưa xác định được ảnh hưởng của kẹo cao su chứa xylitol lên độ nhớt và lưu lượng của nước bọt. Việc nhai kẹo cao su chứa xylitol làm cho pH nước bọt không kích thích thay đổi theo chiều hướng có lợi cho sâu răng nhưng chưa ảnh hưởng lên pH nước bọt có kích thích. Chưa xác định được ảnh hưởng của việc nhai kẹo cao su chứa xylitol lên khả năng đệm của nước bọt. Vào lúc bắt đầu nghiên cứu, không có sự khác biệt hàm lượng S.mutans giữa hai nhóm. Sau 9 tháng thử nghiệm, có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm chứng và nhóm thử nghiệm với nhóm trẻ không nhai kẹo chứa xylitol có lượngS.mutanscao hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm trẻ không nhai kẹo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aguirre-Zero O, Zero DT, Proskin HM (1993). Effect of chewing xylitol chewing gum on salivary flow rate and the axitogenic potential of dental plaque. Caries Res, 27(1): 55-59. 2. Campus G, Cagetti MG (2009). Six months of daily high-dose xylitol in high-risk schoolchildren: a randomized clinical trial on plaque pH and salivary mutans streptococci. Caries Res, 43(6): 455-461. 3. Dawes C, Kubieniec K (2004). The effects of prolonged gum chewing on salivary flow rate and composition. Arch Oral Biol, 49(8): 665-669. 4. Holgerson PL, Sjöström I (2007). Dental plaque formation and salivary mutans streptococci in schoolchildren after use of xylitol-containing chewing gum. Int J Paediatr Dent, 17(2): 79- 85. 5. Hoàng Tử Hùng, Ngô Thị Quỳnh Lan (2007). Sự thay đổi pH mảng bám, pH nước bọt và chỉ số mảng bám khi sử dụng kẹo gum Lotte có chứa xylitol. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt. 6. Machiulskiene V, Nyvad B, Baelum V (2001). Caries Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 279 preventive effect of sugar-substituted chewing gum. Community Dent Oral Epidemiol, 29(4): 278-288. 7. Mäkinen KK, Bennett CA (1995). Xylitol chewing gum and caries rates: a 40-month cohort study. J Dent Res, 74: 1904- 1913. 8. Masalin K (1992). Caries-risk-reducing effects of xylitol- containing chewing gum and tablets in confectionery workers in Finland. Community Dent Health, 9(1): 3-10. 9. Milgrom P, Ly KA (2006). Mutans streptococci dose response to Xylitol chewing gum. J Dent Res, 85(2): 177-181. 10. Peldyak J, Makinen KK (2002). Xylitol for caries prevention. J Dent Hyg, 76: 276-285. 11. Peng B, Petersen PE (2004). Can school-based oral health education and a sugar-free chewing gum program improve oral health? Results from a two-year study in PR China. Acta Odontol Scand, 62(6): 328-332. 12. Ribelles LM, Guinot JF (2010). Effects of xylitol chewing gum on salivary flow rate, pH, buffering capacity and presence of Streptococcus mutans in saliva. Eur J Paediatr Dent, 11(1): 9- 14. 13. Tanzer JM (1995). Xylitol chewing gum and dental caries. Int Dent J, 45(1): 65-76.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_cua_keo_cao_su_chua_xylitol_len_cac_dac_diem_nuoc.pdf
Tài liệu liên quan