Đánh giá hiệu quả nạo va trong điều trị ngưng thở lúc ngủ và ngáy ở trẻ em

Nhóm tuổi thường gặp từ 3 - 6 tuổi, nhóm tuổi nhà trẻ mẫu giáo chiếm tỉ lệ cao nhất 57,4%. Nhóm tuổi 6-10 tuổi chiếm tỷ lệ 38,3%. Nhóm tuổi > 10 tuổi chiếm tỷ lệ 4,3%. Tỷ lệ trẻ béo phì 34%, trẻ cân nặng bình thường 68%, trẻ suy dinh dưỡng 0%. Triệu chứng tắc nghẽn mũi: nghẹt mũi kéo dài chiếm tỷ lệ 85.1%, chảy mũi xanh tái phát thường xuyên chiếm tỷ lệ 91,5%, nói giọng mũi kín chiếm tỷ lệ 59,6%, thở bằng miệng kéo dài chiếm tỷ lệ 74,4%. Tỷ lệ VA quá phát nội soi: Độ 1 chiếm tỷ lệ 0%, độ 2 chiếm tỷ lệ 4,3%, độ 3 chiếm tỷ lệ 57,4%, độ 4 chiếm tỷ lệ 38,3%. Tỷ lệ trẻ ngủ ngáy 85,1%, ngưng thở lúc ngủ chiếm tỷ lệ 21,3%, buồn ngủ ban ngày quá mức chiếm tỷ lệ 12,8%, đái dầm chiếm tỷ lệ 55,3%, rối loạn tăng động chiếm tỷ lệ 76,6%, giảm tập trung chú ý chiếm tỷ lệ 70,2%. Sau khi nạo VA trẻ ngủ giảm ngáy chiếm tỷ lệ 88%, trẻ ngủ yên giấc không có cơn ngưng thở khi ngủ. Sau khi nạo VA triệu chứng mũi cải thiện rõ rệt, trẻ giảm nghẹt mũi chiếm tỷ lệ 81%, giảm chảy mũi tái phát chiếm tỷ lệ 87%. Sau khi nạo VA 83% trẻ rối loạn thở khi ngủ ảnh hưởng nhẹ hoặc không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Chất lượng cuộc sống trẻ RLTKN cải thiện rõ rệt sau khi nạo VA.

pdf5 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả nạo va trong điều trị ngưng thở lúc ngủ và ngáy ở trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 45 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NẠO VA TRONG ĐIỀU TRỊ NGƯNG THỞ LÚC NGỦ VÀ NGÁY Ở TRẺ EM Nguyễn Anh Tuấn*, Lâm Huyền Trân** TÓM TẮT Mục đích nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả nạo VA trong điều trị ngưng thở lúc ngủ và ngáy ở trẻ em, và các đặc điểm rối loạn thở khi ngủ ở trẻ em. Phương pháp nghiên cứu: 47 trẻ có chỉ định nạo VA do rối loạn thở lúc ngủ được phẫu thuật tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM từ tháng 09/2011 đến tháng 03/2012. Kết quả: Tỷ lệ trẻ béo phì 34%, trẻ cân nặng bình thường 66% và không có trẻ bị suy dinh dưỡng. Tỷ lệ đặc điểm của trẻ rối loạn thở khi ngủ: ngủ ngáy chiếm tỷ lệ 85,1%, ngưng thở lúc ngủ chiếm tỷ lệ 21,3%, buồn ngủ ban ngày quá mức chiếm tỷ lệ 12,8%, đái dầm chiếm tỷ lệ 55,3%, rối loạn tăng động chiếm tỷ lệ 76,6%, giảm tập trung chú ý chiếm tỷ lệ 70,2%. Trong đó tỷ lệ VA quá phát qua nội soi độ 3 chiếm tỷ lệ cao nhất 57,4%, độ 4 chiếm tỷ lệ 38,3%, độ 2 chiếm tỷ lệ 4,3%. Kết luận: Sau khi nạo VA trẻ ngủ hết ngáy chiếm tỷ lệ 88%, trẻ ngủ yên giấc và không có cơn ngưng thở khi ngủ. Sau khi nạo VA 83% trẻ có rối loạn thở ảnh hưởng nhẹ hoặc không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Từ khóa: VA, ngưng thở lúc ngủ và ngủ ngáy, rối loạn thở khi ngủ. ABSTRACT EFFECTIVE EVALUATION OF ADENOIDECTOMY FOR THE TREATMENT SLEEP APNEA AND SNORING IN THE CHILDREN Nguyen Anh Tuan, Lam Huyen Tran * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 45 - 49 Objective: Effective assessment of adenoidectomy for the treatment of sleep apnea and snoring in children, and the characteristics of sleep breathing disorders in children. Materials and Methods: 47 children indicated the adenoidectomy by sleep disorder breathing, underwent surgery in ENT Hospital in Ho Chi Minh City from 09/2011 to 03/2012. Results: Prevalence of obesity 34%, 66% normal weight children and 0% children with malnutrition. In which the rate characteristic of sleep breathing disorders: snoring rate of 85.1% and sleep apnea rate of 21.3%, excessive daytime sleepiness rate of 12.8%, bedwetting rate of 55.3%, hyperactivity disorder rate of 76.6%, reduced attention rate of 70.2%. In which the ratio VA hypertrophy so endoscopic found that level 3 the highest proportion of 57.4%, level 4 rate of 38.3%, level 2 rate of 4.3%. Conclusion: After adenoidectomy, the children reduce snoring sleep rate of 88%, no sleep apnea. After adenoidectomy 83% of children with mild sleep breathing disorders affect or not affect the quality of life. Key words: Végétation Adénoide, sleep apnea and snoring, sleep breathing disorders. * Phòng Khám Đa khoa Quốc tế TP. Cà Mau ** Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Anh Tuấn ĐT: 0903988422 Email: nganhtuan74ent@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 46 ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn thở khi ngủ ở trẻ em bao gồm ngủ ngáy và ngưng thở lúc ngủ. Trong dân số tỉ lệ trẻ em ngủ ngáy 3% - 12%, trong khi hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn chiếm tỉ lệ khoảng 1% - 4%(1,5,6). Nguyên nhân phổ biến nhất của ngủ ngáy và ngưng thở lúc ngủ ở trẻ em thường là VA và amiđan quá phát(7,8,9). Hậu quả của ngưng thở khi ngủ không được điều trị bao gồm: không tăng trưởng bình thường, đái dầm, rối loạn sự tập trung chú ý, các vấn đề về hành vi, kết quả học tập ở trường kém và biến chứng tim mạch(2,4). ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu 47 trẻ em có chỉ định nạo VA do rối loạn thở khi ngủ tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP Hồ Chí Minh, trong thời gian từ 09/ 2011 đến 03/ 2012. Tuổi trung bình 5,46 ± 2,23, tuổi nhỏ nhất 3 và tuổi lớn nhất 13. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang. Trẻ có chỉ định nạo VA do rối loạn thở khi ngủ được hỏi bệnh sử, khám lâm sàng, nội soi mũi xoang để đánh giá mức độ quá phát của VA. Trẻ nạo VA qua nội soi bằng hệ thống cắt hút XPS. Thời gian đánh giá trước và sau nạo VA 3 tháng. Phương pháp đánh giá dựa vào lâm sàng, nội soi, thang điểm, biểu đồ. Tiêu chí đánh giá dựa vào bảng câu hỏi giấc ngủ trẻ em, chất lượng cuộc sống của trẻ có rối loạn thở khi ngủ, biểu đồ đánh giá tổng thể sự phát triển qua chỉ số cân nặng kết hợp chiều cao trẻ. Đánh giá rối loạn thở khi ngủ: Bằng bảng câu hỏi giấc ngủ trẻ em gồm 22 câu hỏi do cha mẹ tự đánh giá. Nếu > 8 câu trả lời “có”, trẻ có rối loạn thở khi ngủ. Đánh giá chất lượng cuộc sống trẻ rối loạn thở khi ngủ sau nạo VA: Bằng thang điểm đánh giá chất lượng cuộc sống OSA -18 < 60 điểm: Không hoặc ảnh hưởng rất ít đến chất lượng cuộc sống. 60  < 80 điểm: Ảnh hưởng vừa đến chất lượng cuộc sống.  80 điểm: Ảnh hưởng nặng đến chất lượng cuộc sống. Đánh giá tổng thể sự phát triển qua chỉ số cân nặng kết hợp chiều cao của trẻ: Dùng biểu đồ của trẻ em Châu Á, đánh giá trẻ cân nặng bình thường hay béo phì hoặc suy dinh dưỡng. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả như sau: Đặc điểm lâm sàng trước khi nạo VA Nhóm tuổi Nhóm tuổi < 6 chiếm tỷ lệ cao nhất: 57.4%, nhóm tuổi 6 - 10 chiếm 38.2%, nhóm > 10 chiếm 4.3%. Lý do nhập viện Trong mẫu NC của chúng tôi: Triệu chứng nổi bật là nghẹt mũi chiếm tỷ lệ cao nhất (85,1%), chảy mũi tái phát thường xuyên (91,5%). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 47 Triệu chứng cơ năng Các đặc điểm khác trong NC của chúng tôi liên quan đến tình trạng tắc nghẽn mũi kéo dài: thở miệng (63,8%), nói giọng mũi kín (59,6%), ngủ ngáy (85,1%), ngưng thở khi ngủ (21,3%). Đó là các đặc điểm liên quan đến mức độ tắc nghẽn của VA. Tỷ lệ VA quá phát qua nội soi Trong NC chúng tôi mức độ VA quá phát qua nội soi tỷ lệ cao nhất là độ 3 (57,4%), độ 4 (38,3%), độ 2 (4,3%), độ 1 (0%). Mối liên quan giữa tỷ lệ quá phát của VA qua nội soi với triệu chứng lâm sàng Tỷ lệ (%) VA quá phát qua nội soi Đặc điểm Độ 2 Độ 3 Độ 4 p Nghẹt mũi kéo dài 0 22 (81,5) 18 (100) <0,001 Chảy mũi tái phát thường xuyên 0 26 (96,3) 17 (94,4) <0,001 Nói giọng mũi kín 0 13 (48,1) 15 (83,3) <0,001 Có thở bằng miệng kéo dài 0 14 (51,9) 16 (88,9) 0,006 Tỷ lệ (%) VA quá phát qua nội soi Ngủ ngáy 0 22 (81,5) 18 (100) <0,001 Cơn ngừng thở trong khi ngủ 0 2 (7,4) 8 (44,4) 0,009 Đái dầm 0 10 (37,0) 16 (889) 0,001 Sự tương quan giữa tỷ lệ quá phát VA qua nội soi với các đặc điểm lâm sàng: Chảy mũi tái phát thường xuyên, nói giọng mũi kín, thở bằng miệng kéo dài, ngủ ngáy, cơn ngừng thở trong khi ngủ, đái dầm có ý nghĩa thống kê. Các đặc điểm lâm sàng này nói lên sự tắc nghẽn mũi và tương quan với mức độ quá phát VA qua nội soi. Đặc điểm rối loạn thở khi ngu của trẻ có chỉ định nạo VA Đái dầm, buồn ngủ ban ngày quá mức Mẫu NC chúng tôi trẻ có đái dầm chiếm tỷ lệ (52,2%) cao hơn so tác giả LeeJ. Brooks và cs (n =150) tỷ lệ đái dầm (46%). Điều này do rối loạn thở khi ngủ có sự cố gắng cơ hô hấp, ngưng thở gây tăng áp lực bàng quang làm trẻ tiểu không kiểm soát và do hóc môn lợi niệu gây ra(3,10,11). Rối loạn tăng động giảm tập trung Trong NC của chúng tôi: Không chú ý lắng nghe chiếm tỷ lệ 70,2%, dễ phân tâm bởi tác Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 48 động bên ngoài chiếm tỷ lệ 70,2%, Chân tay không để yên chiếm tỷ lệ 76,6%, hoạt động thường xuyên chiếm tỷ lệ 76,6%, Ngắt lời hoặc xen vào trò chơi của bé khác chiếm tỷ lệ 48,9%, Kém tư duy khó khăn giải bài tập hoặc kết quả học tập kém chiếm tỷ lệ 27,7%. Đánh giá hiệu quả của nạo VA So sánh các triệu chứng mũi trước khi nạo VA và sau nạo VA Sau khi nạo VA triệu chứng mũi cải thiện rõ rệt, trẻ hết nghẹt mũi chiếm tỷ lệ 81%, hết chảy mũi tái phát chiếm tỷ lệ 87%, trẻ hết ngủ ngáy chiếm tỷ lệ 91%, trẻ ngủ yên giấc. So sánh chất lượng cuộc sống trẻ rối loạn thở khi ngủ trước và sau nạo VA Trong mẫu NC của chúng tôi chất lượng cuộc sống thay đổi rõ rệt sau khi nạo VA so với trước khi nạo VA. Cụ thể trước khi nạo VA trẻ rối loạn thở khi ngủ ảnh hưởng nặng đến chất lượng cuộc sống chiếm tỷ lệ 78%, sau khi nạo VA 83% trẻ rối loạn thở khi ngủ ảnh hưởng nhẹ hoặc không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Chất lượng cuộc sống trẻ rối loạn thở khi ngủ cải thiện rõ rệt sau khi nạo VA. KẾT LUẬN Nhóm tuổi thường gặp từ 3 - 6 tuổi, nhóm tuổi nhà trẻ mẫu giáo chiếm tỉ lệ cao nhất 57,4%. Nhóm tuổi 6-10 tuổi chiếm tỷ lệ 38,3%. Nhóm tuổi > 10 tuổi chiếm tỷ lệ 4,3%. Tỷ lệ trẻ béo phì 34%, trẻ cân nặng bình thường 68%, trẻ suy dinh dưỡng 0%. Triệu chứng tắc nghẽn mũi: nghẹt mũi kéo dài chiếm tỷ lệ 85.1%, chảy mũi xanh tái phát thường xuyên chiếm tỷ lệ 91,5%, nói giọng mũi kín chiếm tỷ lệ 59,6%, thở bằng miệng kéo dài chiếm tỷ lệ 74,4%. Tỷ lệ VA quá phát nội soi: Độ 1 chiếm tỷ lệ 0%, độ 2 chiếm tỷ lệ 4,3%, độ 3 chiếm tỷ lệ 57,4%, độ 4 chiếm tỷ lệ 38,3%. Tỷ lệ trẻ ngủ ngáy 85,1%, ngưng thở lúc ngủ chiếm tỷ lệ 21,3%, buồn ngủ ban ngày quá mức chiếm tỷ lệ 12,8%, đái dầm chiếm tỷ lệ 55,3%, rối loạn tăng động chiếm tỷ lệ 76,6%, giảm tập trung chú ý chiếm tỷ lệ 70,2%. Sau khi nạo VA trẻ ngủ giảm ngáy chiếm tỷ lệ 88%, trẻ ngủ yên giấc không có cơn ngưng thở khi ngủ. Sau khi nạo VA triệu chứng mũi cải thiện rõ rệt, trẻ giảm nghẹt mũi chiếm tỷ lệ 81%, giảm chảy mũi tái phát chiếm tỷ lệ 87%. Sau khi nạo VA 83% trẻ rối loạn thở khi ngủ ảnh hưởng nhẹ hoặc không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Chất lượng cuộc sống trẻ RLTKN cải thiện rõ rệt sau khi nạo VA. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chervin RD. (2000), “Sleepiness, Fatigue, Tiredness, and Lack of Energy in Obstructive Sleep Apnea”, Chest, 118, pp. 372 – 379. 2. Gottlieb DJ, Vezina RM, et al, “Symptoms of Sleep-Disordered Breathing in 5-Year-Old Children Are Associated With Sleepiness and Problem Behaviors”, The Journal of Pediatrics. 2003; 112:4 870-877 3. Lee JB, Topol HI (2003), “Enuresis in children with sleep apnea”, The Journal of Pediatrics, Volume 142, Issue 5, Pages 515-518. 4. Mareus CL (2001), “Sleep-disorded in the children”, Am J Respir Crit Care Med, Vol 164.pp 16-30, Internet address: www. atsjournals.org. 5. Nguyễn Đình Bảng (1998), “Amiđan và VA”, Bài giảng Tai Mũi Họng, tr. 32 – 50. 6. Nguyễn Hữu Khôi (2006), “Viêm họng AMIĐAN và VA”, NXB Y học TP.HCM. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 49 7. Quách Ngọc Minh (2008), “So sánh đánh giá kết quả nạo VA dưới nội soi với phương pháp nạo VA kinh điển”, Luận án chuyên khoa 2, ĐHYD TPHCM. 8. Rudnick EF, et al (2007), “Prevalence and ethnicity of sleep- disordered breathing and obesity in children”, Volume 137, Issue 6, Pages 878–882. 9. Trần Anh Tuấn (2010), “Sử dụng kỹ thuật Coblation trong phẫu thuật cắt amiđan và nạo VA”, Luận án tiến sĩ Y học, ĐHYD TPHCM. 10. Võ Tấn (1986), “Viêm họng mạn tính khu trú: Viêm VA và nạo VA”, Tai Mũi Họng thực hành, Tập 1, tr. 236 – 245 11. Weissbach A, Leiberman A, Tarasiuk A, Goldbart A, Tal A (2006), “Adenotonsilectomy improves enuresis in children with obstructive sleep apnea syndrome”, International Journal of Pediatric Otorhinolaryngology Volume 70, Issue 8, Pages 1351- 1356.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_nao_va_trong_dieu_tri_ngung_tho_luc_ngu_va.pdf