Qua nghiên cứu đặc điểm điều trị insulin
ở 139 BN ĐTĐ týp 2 cao tuổi điều trị ngoại trú,
chúng tôi có những nhận xét sau:
- Tỷ lệ BN sử dụng insulin điều trị ngoại trú
chiếm 53,1%.
- 85,3% BN kiểm soát glucose máu ở mức
chấp nhận được, trong đó nhóm tuân thủ
điều trị (89,2%) cao hơn nhóm không tuân thủ
điều trị (66,7%), p < 0,05; OR = 5,34.
- Hạ đường máu là biến chứng hay gặp,
chiếm 64,7%. Trong đó hạ đường máu mức
độ nhẹ là phổ biến (93,3%)
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm điều trị insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 cao tuổi điều trị ngoại trú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015
113
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU TRỊ INSULIN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO
ĐƢỜNG TÝP 2 CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
Nguyễn Trung Anh*; Vũ Thị Thanh Huyền*; Vũ Xuân Nghĩa**
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá việc điều trị insulin ở bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 cao tuổi.
Ðối t-ợng và phương pháp: mô tả cắt ngang trên BN ĐTĐ týp 2 ≥ 60 tuổi, được chẩn đoán ĐTĐ
theo tiêu chuẩn ADA (2012) nhằm tìm hiểu một số đặc điểm điều trị insulin BN ĐTĐ týp 2 cao tuổi
điều trị ngoại trú. Kết quả: trong 262 đối tượng nghiên cứu, 139 BN (53,1%) sử dụng insulin cao
hơn nhóm không sử dụng insulin (123 BN = 46,9%). Thời gian sử dụng insulin trung bình 4,2 ±
4,0 năm. Tỷ lệ BN sử dụng insulin từ 1 - 5 năm cao nhất (50,4%). Tỷ lệ các loại insulin dùng
như sau: 23,4% insulin tác dụng nhanh; 0,6% insulin tác dụng tương đối nhanh; 1,3% insulin
tác dụng trung bình; 35,1% insulin tác dụng kéo dài và 39,6% insulin tác dụng hỗn hợp. Tỷ lệ
kiểm soát đường máu ở mức tốt và chấp nhận được của nhóm tuân thủ điều trị (89,2%) cao
hơn của nhóm không tuân thủ điều trị (60,7%) (p < 0,05). Hạ đường máu là biến chứng thường
gặp nhất khi điều trị insulin (64,7%), đa số ở mức độ nhẹ (93,3%), không có trường hợp hạ
đường máu mức độ nặng. Kết luận: sử dụng insulin ngoại trú chiếm tỷ lệ cao ở BN ĐTĐ cao
tuổi. Do đó, cần nâng cao hiểu biết của người bệnh về vấn đề tuân thủ điều trị và phòng tránh
các tác dụng không mong muốn, giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh ĐTĐ.
* Từ khóa: Đái tháo đường týp 2; Insulin; Người cao tuổi.
Insulin Therapy in Outpatients Elderly Type 2 Diabetes
Summary
Objective: To determine the characteristics of insulin therapy in elderly patients with type 2
diabetes. Subjects and methods: A cross-sectional descriptive study was performed in elderly type 2
diabetic patients, diagnosed diabetes according to ADA (2012) criteria in order to understand some
characteristics of insulin treatment in outpatient elderly type 2 diabetic patients. Results: Of the 262
study participants, there were 139 patients (53.1%) using compared with 123 patients (46.9%)
without insulin treatment. Average duration of insulin therapy was 4.2 ± 4.0 years. The highest
proportion of patients using insulin from 1 - 5 years accounted for 50.4%. The rate of different class
of insulin was used as follow: 23.4% rapid-acting insulin; 0.6% regular insulin; 1.3% intermediate-
acting insulin; 35.1% long-acting insulin and 39.6% pre-mixed insulin. The rate of good and
acceptable glycemic management in adherence group was 89.2% higher than those in non-
adherence group (60.7%) (p < 0.05). Hypoglycemia is the most common complication of insulin
treatment (64.7%), majority was mild hypoglycemia (93.3%), no cases with severe hypoglycemia.
Conclusion: Majority of outpatient elderly diabetic patients used insulin, hence, awareness of therapeutic
effects and treatment compliance should be improved in order to enhance effective treatment.
* Key words: Type 2 diabetes; Insulin; Elderly.
* Bệnh viện Lão khoa Trung ương
** Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Trung Anh (trunganhvlk@gmail.com)
Ngày nhận bài: 28/02/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 14/03/2015
Ngày bài báo được đăng: 07/04/2015
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015
114
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là một vấn đề sức khỏe có
ảnh hưởng lớn đến hơn 150 triệu người lớn
hay 5,4% dân số trên toàn thế giới; con số
này sẽ tăng gấp đôi trong 25 năm tới [1]. Việt
Nam nằm trong số các quốc gia có số người
mắc bệnh ĐTĐ tăng nhanh, theo số liệu của
Hội Người Giáo dục bệnh ĐTĐ Việt Nam, tỷ lệ
mắc ĐTĐ là 2,7% vào năm 2002 đã tăng gấp
đôi vào năm 2008 (5,7%) [1, 2]. Nhiều nghiên
cứu về bệnh ĐTĐ trên thế giới cho thấy tỷ lệ
mắc ĐTĐ gia tăng theo tuổi. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ
mắc ĐTĐ ở độ tuổi > 65 là 26,9% cao gấp
hai lần độ tuổi 45 - 64 (13,7%) [2]. Tại Việt
Nam, Trần Đức Thọ và CS công bố năm 2002
tại Hà Nội, tỷ lệ ĐTĐ > 15 tuổi là 4%, trong đó
tỷ lệ này ở người > 65 tuổi tăng lên 5,7% [1].
Nhiều nghiên cứu cho thấy kiểm soát
đường máu chặt chẽ làm giảm nguy cơ và
mức độ nặng của biến chứng ĐTĐ như đột
quỵ, mù lòa, bệnh thận ĐTĐ, bệnh lý tim
mạch, nhiễm trùng, thậm chí rối loạn chức
năng nhận thức ở người cao tuổi [1, 2]. Trong
điều trị ĐTĐ, bên cạnh các biện pháp không
dùng thuốc như điều chỉnh chế độ ăn và hoạt
động thể lực, đa số BN đều cần sử dụng
thuốc điều trị ĐTĐ trong đó có insulin. Tỷ lệ
sử dụng insulin gia tăng theo thời gian mắc
ĐTĐ, đặc biệt ở đối tượng người cao tuổi [3,
4]. Cùng với vai trò kiểm soát đường máu của
insulin, trong quá trình điều trị có thể gặp một
số biến chứng như hạ đường máu, tăng cân,
dị ứng, phản ứng tại chỗ tiêm. Các biến
chứng nói chung thấp và sẽ xử trí tốt nếu BN
được trang bị kiến thức về vấn đề này [4, 5].
Tuy nhiên, những biến chứng này làm cho BN
ĐTĐ nói chung và BN ĐTĐ cao tuổi nói riêng
e ngại khi điều trị insulin. Mặc dù sử dụng
insulin đóng vai trò quan trọng cải thiện điều
trị ĐTĐ, đặc biệt ở người cao tuổi, nhưng vấn
đề này còn ít được nghiên cứu tại Việt Nam.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu:
Đánh giá việc điều trị insulin ở BN ĐTĐ týp 2
cao tuổi điều trị ngoại trú.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
BN ĐTĐ đến khám và điều trị ngoại trú tại
Bệnh viện Lão khoa Trung ương từ tháng 02 -
2013 đến 05 - 2013.
* Tiêu chuẩn chọn BN: ≥ 60 tuổi, được
chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Hội Đái tháo
đường Hoa Kỳ (ADA) (2012) [5].
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN mất máu cấp hay
mạn, thiếu sắt, xuất huyết tiêu hoá, nhiễm sắc
tố sắt, tan huyết, một số bệnh huyết sắc tố
ảnh hưởng tới kết quả HbA1c.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả.
- Công thức chọn cỡ mẫu:
n = Z2(1 – α/2)
Trong đó: n: cỡ mẫu nghiên cứu, Z: hệ số
tin cậy, p: tần suất xuất hiện hiện tượng,
nghiên cứu, ℰ: khoảng sai lệch. Chọn α =
0,05; ℰ = 0,2 và p = 0,278 là tỷ lệ sử dụng
insulin theo nghiên cứu của Trung tâm các
bệnh phổ biến CDC (2008) [6], áp dụng vào
công thức ta có n xấp xỉ 250 người. Số BN
trong nghiên cứu của chúng tôi 262 người.
p * (1 - p)
(p * )2
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015
115
* Nội dung nghiên cứu:
BN được tìm hiểu thông tin theo mẫu bệnh
án thống nhất gồm:
- Thông tin chung: họ tên, tuổi, giới, chỉ số
nhân trắc học (BMI), thời gian mắc ĐTĐ và
các bệnh phối hợp với bệnh ĐTĐ.
- Thông tin về tình hình điều trị: phác đồ
điều trị của BN, phác đồ sử dụng insulin: các
loại insulin, kết hợp insulin và thuốc viên hạ
đường máu, số mũi tiêm insulin trong một
ngày.
- Thông tin về vấn đề sử dụng insulin theo
giới, tuổi, thời gian mắc bệnh, thời gian sử
dụng insulin.
- Sự tuân thủ điều trị insulin (tuân thủ đúng
số mũi tiêm trong một ngày theo chỉ định) theo
giới, tuổi.
- Các biến chứng khi điều trị insulin: hạ
đường máu, tăng cân, dị ứng, phản ứng tại
chỗ tiêm. Triệu chứng lâm sàng hạ đường
máu:
+ Mức độ nhẹ: vã mồ hôi, run tay chân và
đói.
+ Mức độ trung bình: đau đầu, thay đổi
hành vi, dễ bị kích thích, giảm khả năng chú ý,
ngủ gà.
+ Mức độ nặng: hôn mê, mất cảm giác hay
những cơn co giật.
Đánh giá hiệu quả kiểm soát glucose máu:
mức không và chấp nhận được ≤ 10 mmol/l
(cho người cao tuổi)
* Xử lý số liệu: bộ câu hỏi được nhập bằng
phần mềm Epi Data 3.1 và xử lý số liệu bằng
phần mềm Stata 10. Sử dụng các thuật toán:
tính tỷ lệ phần trăm, tính giá trị trung bình. Sử
dụng test χ2 để phân tích mối liên quan giữa
các biến. Tính tỷ suất chênh (OR), 95%CI. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung.
Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng
nghiên cứu.
BiÕn sè nghiªn cøu n %
Tuổi
60 - 69 131 50,0
70 - 79 104 39,7
≥ 80 27 10,3
Giới
Nam 101 38,5
Nữ 161 61,5
Thời gian
mắc ĐTĐ
< 1 năm 8 3,0
1 - 5 năm 61 23,3
5 - 10 năm 72 27,5
≥ 10 năm 121 46,2
Sử dụng
insulin
Có 139 53,1
Không 123 46,9
Trong 262 BN ĐTĐ điều trị ngoại trú, 161 nữ
và 101 nam, tỷ lệ nam/nữ là 0,63, tuổi trung
bình 70,1 ± 6,7 tuổi. Nhóm tuổi 60 - 69 gồm 131
BN (50%), nhóm tuổi ≥ 80 gồm 27 BN có tỷ lệ
thấp nhất (10,3%). Tỷ lệ mắc ĐTĐ > 10 năm
chiếm tỷ lệ cao nhất (46,2%) (121 người). Nhóm
sử dụng insulin gồm 139 BN (53,1%) cao hơn
nhóm không sử dụng insulin (123 BN = 46,9%).
Kết quả này khác với nghiên cứu A1chieve
(2012) [10] chỉ có 32,8% BN sử dụng insulin và
67,8% BN không sử dụng insulin. Sự khác biệt
trên là do nghiên cứu A1chieve thực hiện trên
quần thể BN có người không điều trị thuốc, mặc
dù có bệnh ĐTĐ, còn mẫu nghiên cứu của
chúng tôi tại phòng khám ĐTĐ ngoại trú gồm
những BN đã phải sử dụng thuốc viên hay kết
hợp cùng insulin [10]. Tuổi có liên quan tới tỷ lệ
sử dụng insulin, nghiên cứu này cho thấy nhóm
tuổi 70 - 79 có tỷ lệ sử dụng insulin cao hơn ở
nhóm 60 - 69 tuæi (p < 0,05). Sự khác biệt giữa
nhóm > 80 tuổi và nhóm 60 - 69 tuæi không có ý
nghĩa thống kê.
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015
116
2. Đặc điểm về điều trị insulin.
* Đặc điểm về thời gian sử dụng insulin
trong điều trị:
Biểu đồ 1: Tỷ lệ sử dụng insulin theo
thời gian.
Tỷ lệ BN không sử dụng insulin chiếm
46,9% trong tổng số 262 BN. Trong số 139
BN điều trị insulin, thời gian sử dụng insulin
trung bình 4,2 ± 4,0 năm. Tỷ lệ BN sử dụng
insulin từ 1 - 5 năm cao nhất (70 người =
50,4%), tỷ lệ sử dụng insulin > 10 năm thấp
nhất (6 người = 4,3%). Tỷ lệ sử dụng insulin <
1 năm và 5 - 10 năm là 30,2% (42 người) và
15,1% (21 người). Kết quả này tương tự với
nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Hương và CS:
tỷ lệ BN không sử dụng insulin là 49% [1] và
của Nguyễn Thị Loan và CS (2012): 33% BN
điều trị insulin < 1 năm, 43% điều trị trong thời
gian từ 1 - 5 năm và 24% BN sử dụng insulin
> 5 năm [2].
* Đặc điểm sử dụng các loại insulin trong
điều trị:
Biểu đồ 2: Tỷ lệ các loại insulin trong
điều trị.
Tỷ lệ các loại insulin được dùng như sau:
23,4% insulin tác dụng nhanh; 0,6% insulin
tác dụng tương đối nhanh; 1,3% insulin tác
dụng trung bình; 35,1% insulin tác dụng kéo
dài và 39,6% insulin tác dụng hỗn hợp. Kết
quả này khác với nghiên cứu A1chieve:
5,9% sử dụng insulin tác dụng nhanh, 3,2%
sử dụng insulin khác (insulin tác dụng tương
đối nhanh và trung bình); 23,3% sử dụng
insulin tác dụng kéo dài và 67,6% sử dụng
insulin tác dụng hỗn hợp [10]. Tỷ lệ sử dụng
phác đồ 2 mũi tiêm/ngày được sử dụng
nhiều nhất (48,9%), sau đó là phác đồ sử
dụng 1 mũi insulin/ngày, phác đồ sử dụng 3
và 4 mũi được sử dụng ít nhất với tổng
tỷ lệ 10%. Kết quả này có điểm không tương
đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan
(2012) [2]: tỷ lệ sử dụng phác đồ 1 mũi thấp
nhất (6%), phác đồ sử dụng 3 và 4 mũi cao
hơn chiếm 32%, sử dụng nhiều nhất
vẫn là 2 mũi tiêm/ngày (62%). Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với
khuyến nghị của các tổ chức y học trên thế
giới, nên sử dụng insulin tác dụng hỗn hợp
và chậm để điều trị và hạn chế insulin tác
dụng tương đối nhanh và trung bình. Sự
khác biệt còn do BN trong nghiên cứu của
chúng tôi điều trị ngoại trú trong Chương
trình kiểm soát ĐTĐ của Bệnh viện Lão Khoa
Trung ương, được lĩnh thuốc theo bảo hiểm
y tế nên nguồn cung cấp thuốc phụ thuộc
vào bảo hiểm y tế, trong đó nguồn cung cấp
insulin hỗn hợp nhiều nhất [3].
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015
117
Bảng 2: Liên quan giữa kết quả kiểm soát
glucose máu với tình trạng tuân thủ điều trị
insulin.
MỨC ĐỘ
TUÂN THỦ
ĐIỀU TRỊ
INSULIN
TỐT, CHẤP
NHẬN ĐƯỢC
≤ 10 mmol/l
n (%)
KÉM > 10
mmol/l
n (%)
OR, p
Tuân thủ
điều trị
(n = 116)
99 (89,2)
12
(10,8)
OR = 5,34
p < 0,05
Không tuân
thủ điều trị
(n = 23)
17 (60,7)
11
(39,3)
Tỷ lệ kiểm soát đường máu kém của BN
không tuân thủ điều trị cao (39,3%) trong tổng
số người không tuân thủ điều trị. Tỷ lệ kiểm
soát đường máu ở mức tốt và chấp nhận
được của nhóm tuân thủ điều trị (89,2%) cao
hơn của nhóm không tuân thủ điều trị
(60,7%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <
0,05). Kết quả này tốt hơn so với nghiên cứu
của Phạm Thị Hồng Hoa (2010) trên 245 BN
điều trị ngoại trú với mức kiểm soát tốt và
chấp nhận được 54,3%, kém 45,7%. Khi so
sánh kết quả kiểm soát đường máu giữa 2
nhóm sử dụng insulin và không sử dụng
insulin thấy nhóm sử dụng insulin có đường
máu trung bình cao hơn nhóm không sử dụng
insulin với p < 0,0001.
3. Biến chứng khi sử dụng insulin trong
điều trị.
Bảng 3: So sánh tỷ lệ biến chứng do sử
dụng insulin với nhóm uống thuốc.
BIẾN CHỨNG
INSULIN THUỐC
p
n % n %
Dị ứng 2 1,4 11 4,2 0,026
Tăng cân 25 18,0 3 1,1 0,054
Hạ đường
máu
90 64,7 81 30,9 0,823
Phản ứng tại 0 0 - - -
chỗ tiêm
Từ kết quả nghiên cứu thấy hạ đường máu
là biến chứng thường gặp nhất của insulin
(64,7%), sau đó tới tăng cân (18,0%), dị
ứng (1,4%), không thấy xuất hiện tình trạng
phản ứng tại chỗ tiêm của insulin. Tỷ lệ dị ứng
của thuốc (4,2%) cao hơn của insulin (1,4%),
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <
0,05). Tỷ lệ biến chứng tăng cân và hạ đường
máu của insulin (18,0% và 64,7%) cao hơn
của thuốc (1,1% và 30,9%), sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả
này cho thấy bệnh viện đã thực hiện tốt quá
trình tư vấn về cách tiêm và vị trí tiêm insulin
nên không thấy xuất hiện trường hợp phản
ứng tại chỗ tiêm. Bên cạnh đó BN vẫn cần
được kiểm soát tốt về chế độ tiêm cũng như
thái độ sinh hoạt nhằm tránh hạ đường máu
sau tiêm [3].
Bảng 4: Tỷ lệ BN theo mức độ hạ đường
máu ở nhóm BN sử dụng insulin và thuốc.
TRIỆU CHỨNG HẠ
ĐƯỜNG MÁU
TRÊN LÂM SÀNG
INSULIN THUỐC
n
%
n
%
Mức độ nhẹ 84 93,3 80 98,8
Mức độ vừa 6 6,7 1 1,2
Mức độ nặng 0 0 0 0
Tổng 90 100 81 100
Biến chứng hạ đường máu ở BN sử dụng
insulin trong điều trị ở mức độ nhẹ là chủ yếu
(93,3%), không có trường hợp hạ đường máu
mức độ nặng. Sự khác biệt giữa các mức độ
hạ đường máu (mức độ nhẹ và mức độ vừa)
của nhóm sử dụng insulin có ý nghĩa thống
kê (p < 0,0001). Với biến chứng hạ
đường máu, không có trường hợp nào dẫn tới
hôn mê, 93,3% trường hợp hạ đường máu ở
mức độ nhẹ, chỉ có 6,7% ở mức độ cao hơn.
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015
118
Tại Bệnh viện Lão khoa trung -¬ng, nơi
thường xuyên tổ chức các đợt tư vấn giáo dục
về kiến thức quản lý ĐTĐ ngoại trú và đặc biệt
kiến thức về hạ đường máu, xử trí khi điều trị
nên BN đã biết cách nhận biết và xử trí cơn
hạ đường máu nhanh nhất khi xuất hiện
những triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ,
điều này đã kiểm soát được biến chứng hạ
đường máu ở BN sử dụng insulin trong điều
trị [3]. Tuy nhiên, chỉ có 31,1% BN có thử
đường máu ngay khi xuất hiện các triệu
chứng hạ đường máu trên lâm sàng, còn lại
68,9% BN không thử đường máu nên khó
đánh giá chính xác tỷ lệ BN bị hạ đường máu
thật sự do tiêm insulin.
Bảng 5: Tỷ lệ hạ đường máu theo loại
insulin.
LOẠI INSULIN
SỐ LẦN SỬ DỤNG
HẠ ĐƯỜNG MÁU
n %
Insulin tác dụng
nhanh
36 27 75
Insulin tác dụng
tương đối nhanh
1 1 100
Insulin tác dụng
trung bình
2 2 100
Insulin tác dụng
kéo dài
54 25 46,3
Insulin hỗn hợp 61 35 57,4
Tổng 154 90 -
Insulin có tác dụng nhanh gây hạ đường
máu nhiều (75%) những lần sử dụng. Insulin
có tác dụng kéo dài có số lần gây hạ đường máu
ít nhất 46,3%. Insulin hỗn hợp có tỷ lệ gây hạ
đường máu 57,4%. Mặc dù tỷ lệ hạ đường
máu của nhóm insulin tác dụng tương đối
nhanh và tác dụng trung bình là 100%, nhưng
do tần suất sử dụng 2 loại insulin này khá
thấp (1/139 và 2/139) nên khó có thể đánh
giá chính xác khả năng gây hạ đường máu
của chúng. Tần suất xuất hiện hạ đường
máu cao nhất là insulin tác dụng nhanh (75%
trên tổng số người sử dụng insulin tác dụng
nhanh), sau đó tới insulin hỗn hợp (57,4%) và
insulin tác dụng kéo dài (46,3%). Điều này
hoàn toàn phù hợp với dược động học của
từng loại insulin [6, 7].
Bảng 6: Tỷ lệ tăng cân theo phác đồ tiêm
insulin.
PHÁC ĐỒ TIÊM
(mũi tiờm/ngày)
TĂNG CÂN
Có Không
n % n %
1 5 8,8 52 91,2
2 15 22,1 53 77,9
3 3 42,9 4 57,1
4 2 28,6 5 71,4
Tổng 25 18,0 114 82,0
Số cân nặng tăng trung bình 3,6 ± 1,8 kg. Tỷ
lệ tăng cân do tiêm 3 mũi insulin/ngày cao
nhất (42,9%). Thấp nhất là phác đồ 1 mũi
tiêm/ngày. Khả năng tăng cân của BN sử
dụng phác đồ 3 mũi tiêm cao hơn BN sử dụng
1 mũi tiêm (p < 0,05). Khả năng tăng cân của
nhóm sử dụng 2 và 3 mũi tiêm cao hơn nhóm
sử dụng 1 mũi tiêm, sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05). Tuy nhiên, chỉ so
sánh nhóm sử dụng 3 mũi với nhóm sử dụng
4 mũi tiêm thì sự khác biệt lại không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05). Tỷ lệ tăng cân do
tiêm 3 mũi insulin cao nhất và sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê với nhóm sử dụng 1 mũi
tiêm, nhưng không có ý nghĩa thống kê với
nhóm sử dụng 4 mũi tiêm. Tuy nhiên, tỷ lệ BN
được sử dụng phác đồ 3 và 4 mũi tiêm còn ít
(14/139). Tỷ lệ tăng cân của BN trong nghiên
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015
119
cứu phần nào phản ánh ưu và nhược điểm
của từng loại phác đồ điều trị [6, 10].
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đặc điểm điều trị insulin
ở 139 BN ĐTĐ týp 2 cao tuổi điều trị ngoại trú,
chúng tôi có những nhận xét sau:
- Tỷ lệ BN sử dụng insulin điều trị ngoại trú
chiếm 53,1%.
- 85,3% BN kiểm soát glucose máu ở mức
chấp nhận được, trong đó nhóm tuân thủ
điều trị (89,2%) cao hơn nhóm không tuân thủ
điều trị (66,7%), p < 0,05; OR = 5,34.
- Hạ đường máu là biến chứng hay gặp,
chiếm 64,7%. Trong đó hạ đường máu mức
độ nhẹ là phổ biến (93,3%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thị Thanh Hương, Vũ Thị Thanh Huyền.
Nghiên cứu các rào cản khi bắt đầu sử dụng insulin
ở BN cao tuổi, §T§ týp 2. Tạp chí Nghiên cứu Y
học. 2013, Phụ trương số 5, tr.67-72.
2. Nguyễn Thị Loan. Đánh giá kỹ thuật tiêm
insulin tại nhà của BN ĐTĐ týp 2 vào điều trị tại
Bệnh viện Bạch Mai. Khóa luận Tốt nghiệp Cử
nhân Y khoa. Trường §ại học Y Hà Nội. 2012, tr.25-
28.
3. Vũ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Trung Anh. Các
yếu tố liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực
hành theo dõi điều trị ngoại trú §T§ ở người cao
tuổi. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2013, Phụ trương
số 5, tr.140-145.
4. Tạ Văn Bình. Dich tễ học bệnh ĐTĐ, các yếu
tố nguy cơ và vấn đề liên quan đến quản lý bệnh
ĐTĐ tại khu vực nội thành 4 thành phố lớn.
Nhà xuất bản Y học. 2003.
5. Centers for Disease Control and
Prevention. National diabetes fact sheet:
national estimates and general information on
diabetes and prediabetes in the United States,
2011. Atlanta, GA: U.S. Department of Health and
Human Services, Centers for Disease Control
and Prevention. 2011.
6. Marwan Hamaty. Insulin treatment for type 2
diabetes: when to start, which to use. Cleveland
Clinic Journal of Medicine. 2011, Vol 78, No 5.
7. Kyung Soo Kim and colleagues.
Management of type 2 diabetes mellitus in order
adults. Diabetes & Metabolism. 2012, 36, pp.336-
344.
8. Standards of Medical Care in
Diabetes. Diabetes Care. 2012, Vol 35, Supplement
1, S21.
9. Centers for Disease Control and
Prevention (CDC). National Center for Health
Statistics, Division of Health Interview Statistics, data
from the National Health Interview Survey. CDC's
Division of Diabetes Translation, National Center for
Chronic Disease Prevention and Health Promotion.
2012.
10. Siddharth Shah A, Alexey Zilov, Rachid
Malek et al. Improvements in quality of life
associated with insulin analogue therapies in
people with type 2 diabetes: Results from the
A1chieve observational study. Diabetes Research and
Clinical Practice. 2011, 94, pp.364-370.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_dieu_tri_insulin_o_benh_nhan_dai_thao_duong_typ_2_c.pdf