Ảnh hưởng của mối quan hệ gia đình, họ hàng tới giao tiếp của người cao tuổi sống trong các trung tâm dưỡng lão

Kết quả khảo sát cho thấy: NCT sống trong các TTDL đánh giá mối quan hệ của họ với gia đình, họ hàng là ở mức thấp. Trong đó, mối quan hệ với các con, cháu có ĐTB cao nhất, tiếp đến là mối quan hệ với vợ/chồng, tiếp theo là mối quan hệ với anh, chị, em và cuối cùng là mối quan hệ với bà con, họ hàng. Có ít NCT thường xuyên về thăm gia đình, họ hàng. Có hơn một nửa số NCT được hỏi đều cho rằng họ không bao giờ về thăm gia đình, họ hàng. Điều này có ảnh hưởng lớn đến tâm lí, quá trình giao tiếp của NCT sống trong các TTDL. Bên cạnh đó, sự quan tâm của gia đình, họ hàng thể hiện nhiều nhất ở nhu cầu vật chất (như đóng tiền cho trung tâm, hỗ trợ tài chính, đồ ăn, quần áo, ). Tuy nhiên, việc quan tâm đến đời sống tinh thần cho NCT sống tại TTDL cũng gặp những khó khăn nhất định

pdf3 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của mối quan hệ gia đình, họ hàng tới giao tiếp của người cao tuổi sống trong các trung tâm dưỡng lão, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 12-14 12 ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH, HỌ HÀNG TỚI GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI CAO TUỔI SỐNG TRONG CÁC TRUNG TÂM DƯỠNG LÃO Vũ Thúy Ngọc - Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Ngày nhận bài: 21/11/2017; ngày sửa chữa: 25/11/2017; ngày duyệt đăng: 07/12/2017. Abstract: The results of the survey of the elderly living in nursing homes show that elderly people living in aged care centers have underestimated their relationships with their families and relatives. The majority of elderly respondents said that they never visited home. Families and relatives seldom visited them at the nursing home. That affected directly the communication of the elderly. The effects of family and relative relationships on communication of the elderly people living in nursing homes were mentioned detailedly in this article. Keywords: Communication, family, elderly, nursing center. 1. Mở đầu Gia đình không chỉ là “tổ ấm yêu thương”, là “cái nôi” che chở, nuôi dưỡng con người về mặt sinh học, mà còn là nền tảng tinh thần, là điểm tựa vững chắc cho mỗi cá nhân trong cuộc sống. Đối với những người cao tuổi (NCT) thì mối quan hệ gắn kết với các thành viên trong gia đình có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của NCT. Tình cảm gia đình, sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc, kính trọng của các thành viên trong gia đình sẽ giúp NCT bớt đi cảm giác cô đơn, buồn chán, mang lại niềm vui trong cuộc sống. Với những NCT sống ở các trung tâm dưỡng lão (TTDL), mối quan hệ với gia đình lại có những nét đặc thù, riêng biệt do sự thay đổi căn bản của môi trường sống. Cuộc sống của NCT ở TTDL bị tách biệt khỏi gia đình, người thân, quê hương, họ hàng. Vì vậy, mối quan hệ của họ với gia đình, họ hàng có những đặc điểm riêng, khác biệt với những NCT đang sống tại gia đình. Việc tìm hiểu về mối quan hệ với gia đình, họ hàng của NCT sống trong TTDL là cần thiết, để từ đó đề xuất một số biện pháp tâm lí nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho NCT. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Mục tiêu, phương pháp nghiên cứu. Để tìm hiểu sự ảnh hưởng của mối quan hệ gia đình, họ hàng tới giao tiếp của NCT sống trong TTDL, chúng tôi tiến hành khảo sát 127 NCT sống tại các TTDL tại Hà Nội: Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Nhân Ái, TTDL Diên Hồng và Trung tâm bảo trợ Xã hội 3 vào tháng 8-10/2017 bằng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, quan sát và thống kê toán học, sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để xử lí số liệu. Thang đo gồm 5 mức độ, với mức điểm trung bình (ĐTB) từ 1 đến 5 điểm. Khoảng cách giữa các mức độ của thang đo là: (5 - 1)/5 = 0,8 điểm. Cụ thể 5 mức độ của thang đo như sau: Mức rất thấp: 1 < ĐTB < 1,8; Mức thấp: 1,8 < ĐTB < 2,6; Mức trung bình: 2,6 < ĐTB < 3,4; Mức khá: 3,4 < ĐTB < 4,2; Mức cao: 4,2 < ĐTB ≤ 5. 2.2. Kết quả nghiên cứu như sau: 2.2.1. Đánh giá của NCT sống trong các TTDL về mối quan hệ của họ với gia đình, họ hàng. Kết quả khảo sát về đánh giá của NCT sống trong các TTDL về mối quan hệ với gia đình, họ hàng được phản ánh qua biểu đồ 1: Biểu đồ 1. Đánh giá chung của NCT sống trong các TTDL về mối quan hệ với gia đình, họ hàng Kết quả nghiên cứu cho thấy, ĐTB của toàn thang đo là 2,19. Với mức điểm này, mối quan hệ với gia đình và họ hàng của NCT sống trong TTDL ở mức thấp. Sở dĩ có kết quả như vậy là do hoàn cảnh sống của họ tách biệt với gia đình, họ hàng, người thân nên mối quan hệ với gia đình, họ hàng không được khăng khít, gắn bó như trước. Sống ở đây, NCT không được tiếp xúc, trò chuyện thường xuyên với người thân nên khiến các cụ có phần bị ức chế về mặt tinh thần, có cảm giác tủi thân, bị bỏ rơi. Mặc dù, các cụ rất nhớ nhà, nhớ con, nhớ cháu, nhớ anh chị em, bà con họ hàng và muốn về thăm nhà hay gọi điện thoại trò chuyện, hỏi thăm nhưng không có đủ điều kiện để thực hiện. Điều đó 2.13 2.58 2.09 1.96 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 Vợ/chồng Con, cháu Anh, chị, em Bà con, họ hàng Mối quan hệ với gia đình, họ hàng của NCT VJE Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 12-14 13 khiến NCT sống trong TTDL đánh giá thấp về mối quan hệ giữa họ với gia đình và họ hàng. Trong các mối quan hệ với gia đình và họ hàng, mối quan hệ với các con, cháu có ĐTB cao nhất, với 2,58 điểm. Xếp thứ hai là mối quan hệ với vợ/chồng có ĐTB là 2,13. Xếp thứ ba là mối quan hệ với anh, chị, em có ĐTB là 2,09 và xếp cuối cùng là mối quan hệ với bà con, họ hàng có ĐTB là 1,96. Tìm hiểu mức độ về thăm gia đình, họ hàng của NCT, khi được hỏi “Ông/bà có thường xuyên về thăm gia đình không?”, kết quả thu được như sau (xem bảng 1): Bảng 1. Mức độ về thăm gia đình của NCT sống trong trung tâm STT Mức độ về thăm gia đình Số lượng Tỉ lệ % Thứ bậc 1 Rất thường xuyên (hàng ngày) 2 1,57 5 2 Thường xuyên (mỗi tuần một lần) 9 7,08 4 3 Thỉnh thoảng (mỗi tháng một lần) 21 16,53 3 4 Hiếm khi (vài tháng một lần) 29 22,83 2 5 Không bao giờ 66 51,99 1 Tổng số 127 100 Bảng 1 cho thấy: Chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ NCT được hỏi cho rằng, mình thường xuyên về thăm gia đình, họ hàng (9/127 người; chiếm 7,08%), trong đó chỉ có 2 người (chiếm 1,57%) cho rằng, mình rất thường xuyên về thăm gia đình, họ hàng. Có hơn một nửa số NCT không bao giờ về thăm gia đình, họ hàng (66/127 người, chiếm 51,99%), biểu hiện này chiếm vị trí cao nhất. Có 21/127 NCT (chiếm 16,53%) là thỉnh thoảng về thăm gia đình, họ hàng, còn lại 22,83% NCT hiếm khi về thăm gia đình, họ hàng. Trước thực trạng này, chúng tôi đã tìm hiểu lí do và thu được kết quả như sau: - Đối với NCT thường xuyên về thăm gia đình, họ hàng thường là những người sống bán trú tại trung tâm. Buổi sáng con cháu đưa vào trung tâm, chiều đón về gia đình, cuối tuần ở lại gia đình. Bà Đỗ Thị C (73 tuổi) sống bán trú tại trung tâm cho biết: “Ở nhà buồn lắm, ông nhà tôi mới mất được 3 tháng, con cháu thì đi làm, đi học tối mới về. Buổi sáng con tôi đưa vào, chiều đón về. Vào đây nói chuyện với mọi người một lúc thì đến giờ ăn cơm trưa. Ăn xong ngủ một giấc, dậy trò chuyện với mọi người, rồi tắm giặt xong là đến giờ con tôi đón. Tối về ăn, ngủ tại gia đình, Tôi thấy như vậy vui và hợp lí, vì vừa có nhiều bạn để trò chuyện, lại vừa được gần con, cháu”. Một số NCT khác thì sống trong trung tâm từ thứ hai đến thứ sáu, cuối tuần con cháu đến đón về nhà. Một số NCT khác còn khỏe mạnh; nhà ở gần trung tâm, đi lại thuận lợi; con cháu thường xuyên đến đón về thăm gia đình. Ông Lê Văn H (69 tuổi) cho biết: “Nhà tôi cách đây có 2km, cuối tuần con, cháu tôi vào đón về nhà, thứ hai lại vào. Nếu con, cháu bận không đưa, đón được thì tôi đi xe bus, tôi còn khỏe tự đi được, nhưng mà chúng nó hiếm khi để cho tôi tự đi một mình lắm vì không yên tâm”. - Đối với NCT ít hoặc không bao giờ về thăm gia đình thì có rất nhiều lí do như: Con cháu không đến đón; trung tâm không cho về; không có tiền; sức khỏe yếu, đi lại khó khăn, Trong những lí do trên, đáng chú ý là lí do con, cháu không đến đón. Qua phỏng vấn sâu, chúng tôi được biết, đối với nhiều NCT thì con cháu ít khi cho họ về thăm gia đình, họ hàng bởi đa số các cụ đều rất yếu, không tự đi lại được, phải có sự hỗ trợ của các nhân viên điều dưỡng hoặc dùng xe lăn, Bên cạnh đó, họ còn mắc một số bệnh mãn tính phải điều trị và bị nhiều bệnh cùng một lúc. Do vậy, họ không có đủ điều kiện để về thăm gia đình. Hơn nữa, nhiều NCT cho rằng, đi lại nhiều sẽ gây phiền hà cho con cháu (mặc dù họ rất muốn về thăm gia đình). Cụ bà Trương Thị H (77 tuổi - TTDL Diên Hồng) cho biết “Tôi nhớ nhà, muốn về lắm nhưng mỗi lần đi lại tốn tiền taxi, phải có người đỡ lên tầng 2, phiền lắm. Nên từ hồi vào đây, 9 tháng rồi tôi chưa về nhà”, hay “Tôi cũng thích về nhà, nhưng mỗi lần về con cháu lại vất vả, chúng nó đi làm cả tuần, cuối tuần mình về lại làm phiền chúng, dù nhớ nhà nhưng ở đây cũng thoải mái, không phiền đến con, cháu” (Bà Trần Thị L, 82 tuổi - Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Nhân Ái). Bên cạnh việc tìm hiểu mức độ về thăm gia đình, họ hàng của NCT sống trong các TTDL, chúng tôi còn đi sâu tìm hiểu gia đình, họ hàng đến thăm NCT ở các mức độ. Khi đưa ra câu hỏi “Trong gia đình, họ hàng, ai là người hay đến thăm ông/bà nhất?”, kết quả thu được ở bảng 2: Bảng 2. Mức độ vào thăm NCT của gia đình, họ hàng STT Mức độ vào thăm ĐTB Thứ bậc 1 Vợ/chồng 2,71 2 2 Các con, cháu 2,93 1 3 Anh, chị, em 2,33 3 4 Bà con, họ hàng 2,15 4 ĐTB chung 2,53 Bảng 2 cho thấy, ĐTB của toàn thang đo là 2,53. Mức điểm này cho thấy: mức độ gia đình, họ hàng đến thăm NCT sống ở trung tâm ở mức thấp. Qua phỏng vấn sâu một số nhân viên điều dưỡng, phục vụ của trung tâm, chúng tôi được biết một số NCT sau khi được gia đình đưa vào TTDL thì rất ít đến thăm nom. Con, cháu dường VJE Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 12-14 14 như phó mặc cho trung tâm, ít quan tâm đến bố, mẹ, ông, bà của mình. Chị Hồ Thị M (32 tuổi, điều dưỡng viên của TTDL Diên Hồng) cho biết: “Ở trung tâm có một số cụ 5-6 tháng chẳng thấy gia đình, con cháu, họ hàng đến thăm, các cụ buồn lắm”. Cụ bà Nguyễn Thị D (75 tuổi - Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Nhân Ái) cho biết: “Con cháu tôi thỉnh thoảng mới vào thăm, nó bảo tôi cứ yên tâm ở đây, chúng nó còn phải đi làm, kiếm tiền để lo cho tôi. Nó không bỏ mặc tôi đâu, vẫn quan tâm nhưng mà bận không vào được”. Trong gia đình, họ hàng của NCT thì con, cháu là người thường xuyên đến thăm nom các cụ nhất (ĐTB = 2,93, xếp thứ 1). Tiếp theo, xếp thứ 2 là vợ/chồng của các cụ (ĐTB = 2,71). Xếp thứ 3 là anh, chị, em của NCT sống trong các TTDL (ĐTB = 2,33). Cuối cùng, xếp thứ 4 với ĐTB là 2,15 là bà con, họ hàng của họ. 2.2.2. Sự quan tâm của gia đình, họ hàng tới NCT sống trong các TTDL. Để làm rõ hơn mối quan hệ của gia đình, họ hàng với NCT sống trong các TTDL, chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ quan tâm của gia đình, họ hàng với NCT, kết quả được thể hiện ở bảng 3: Bảng 3. Biểu hiện sự quan tâm của gia đình, họ hàng với NCT STT Biểu hiện của sự quan tâm ĐTB Thứ bậc 1 Quan tâm đến các nhu cầu vật chất (đóng tiền cho trung tâm, hỗ trợ tài chính, đồ ăn, quần áo,) 3,26 1 2 Quan tâm đến các nhu cầu tinh thần (mua sách báo, điện thoại, ipad, máy tính, ti vi, gọi điện thoại hỏi thăm,) 2,75 5 3 Đến chơi và hỏi thăm sức khỏe hàng tuần 3,14 2 4 Đưa các cháu đến thăm 2,83 4 5 Gọi điện cho các cán bộ phục vụ để hỏi thăm tình hình của ông/bà hàng tuần 3,09 3 ĐTB chung 2,94 Với ĐTB là 2,94 cho thấy, mức độ quan tâm của gia đình, họ hàng đối với NCT ở mức trung bình. Sự quan tâm của gia đình, họ hàng thể hiện nhiều nhất ở việc quan tâm đến các nhu cầu vật chất (đóng tiền cho trung tâm, hỗ trợ tài chính, đồ ăn, quần áo,) với ĐTB = 3,26, tiếp đến là đến chơi và hỏi thăm sức khỏe hàng tuần với ĐTB là 3,14. Như vậy, việc quan tâm đến đời sống vật chất cho NCT sống trong TTDL của gia đình, họ hàng là rất cần thiết. Bởi vì, hầu hết NCT không có đủ tài chính để trả chi trả phí sinh hoạt tại đây. Với những cụ không có lương hưu sẽ nhờ vào số tiền tiết kiệm trước đây, nhờ sự giúp đỡ của gia đình, họ hàng. Về đời sống tinh thần, theo quy định của TTDL thì NCT được phép dùng đài nhưng phải dùng tai nghe để không ảnh hưởng đến người khác. Bên cạnh đó, hầu hết các cụ đều tuổi cao, do nghe không rõ, mắt mờ nên ít cụ sử dụng được điện thoại, hoặc không biết sử dụng điện thoại, ít đọc sách báo. Hình thức giải trí của các cụ chủ yếu là xem ti vi, mỗi phòng đều có ti vi để phục vụ nhu cầu giải trí. Như vậy, có thể thấy, các phương tiện để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của NCT sống trong các TTDL còn chưa được đáp ứng đầy đủ, điều đó có ảnh hưởng lớn đến việc giao tiếp của họ. 3. Kết luận Kết quả khảo sát cho thấy: NCT sống trong các TTDL đánh giá mối quan hệ của họ với gia đình, họ hàng là ở mức thấp. Trong đó, mối quan hệ với các con, cháu có ĐTB cao nhất, tiếp đến là mối quan hệ với vợ/chồng, tiếp theo là mối quan hệ với anh, chị, em và cuối cùng là mối quan hệ với bà con, họ hàng. Có ít NCT thường xuyên về thăm gia đình, họ hàng. Có hơn một nửa số NCT được hỏi đều cho rằng họ không bao giờ về thăm gia đình, họ hàng. Điều này có ảnh hưởng lớn đến tâm lí, quá trình giao tiếp của NCT sống trong các TTDL. Bên cạnh đó, sự quan tâm của gia đình, họ hàng thể hiện nhiều nhất ở nhu cầu vật chất (như đóng tiền cho trung tâm, hỗ trợ tài chính, đồ ăn, quần áo,). Tuy nhiên, việc quan tâm đến đời sống tinh thần cho NCT sống tại TTDL cũng gặp những khó khăn nhất định. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Quốc Anh (2007). Người cao tuổi Việt Nam. NXB Hồng Đức. [2] Phạm Khắc Chương (2006). Văn hóa ứng xử trong gia đình. NXB Thanh niên. [3] Nguyễn Xuân Cường - Lê Trung Sơn (2004). Thực trạng người cao tuổi và các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi ở Hà Tây. Tạp chí Dân số và Phát triển, số 3. [4] Đặng Vũ Cảnh Linh (2009). Người cao tuổi và các mô hình chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam. NXB Dân trí. [5] Alan Walker - Catherine Hagan Hennessy (2004). Growing older - Quality of life in old age. Open University Press. [6] Bowling A (1998). Models of quality of life in older age. Aging Well, Open University Press. [7] Robert C.A. (2000). Social forces and aging - An introduction to social gerontology. Ninth edition, Warsworth.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_cua_moi_quan_he_gia_dinh_ho_hang_toi_giao_tiep_cua.pdf