Trong nghiên cứu của chúng tôi khi xem xét
chất lượng sức khỏe cuộc sống có chịu sự chi
phối của các vấn đề như giới tính, tuổi, nghề
nhiệp, nơi ở, văn hóa, BMI, nhóm máu, thiếu
máu, bảo hiểm y tế, viêm gan, nước tiểu tồn dư,
huyết áp. Chúng tôi nhận thấy cũng không có sự
tương quan với SF-36, MCS, PCR (p>0,05). Có lẽ
đây là do số lượng bệnh nhân của chúng tôi
không đủ lớn để cho thấy sự khác biệt nhỏ trong
quần thể.
Tóm lại có sự tương quan đồng biến của SF-
36, MCS, PCR với các vấn đề của bệnh thận như:
ảnh hưởng của bệnh thận, gánh nặng của bệnh
thận, nhận thức, chức năng tình dục, giấc ngủ,
hỗ trợ của xã hội. Như vậy khi một bệnh nhân
được điều trị tốt triệu chứng, có nhận thức tốt,
giấc ngủ đủ, đời sống tình dục lành mạnh, hỗ trợ
xã hội lý tưởng thì bệnh nhân có thể sẽ có chất
lượng cuộc sống tốt hơn. Đối với tương tác xã
hội chúng tôi nhận thấy chỉ có mối tương quan
với sức khỏe tinh thần mà không có tương quan
với sức khỏe thể chất. Hay nói cách khác sức
khỏe tinh thần tốt thì bệnh nhân sẽ có tương tác
với xã hội tốt nhất.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 41 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của một số yếu tố đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối chưa điều trị thận thay thế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
412
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN CHẤT LƯỢNG
CUỘC SỐNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN GIAI ĐOẠN CUỐI
CHƯA ĐIỀU TRỊ THẬN THAY THẾ
Vương Tuyết Mai*, Hoàng Nam Phong**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu tiến hành nhằm mục tiêu tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố đến chất lượng cuộc
sống ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối chưa điều trị thận thay thế.
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu thực hiện ở các bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh thận giai đoạn
cuối, chưa được điều trị thay thế thận trước đó, điều trị nội trú tại khoa Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai
trong thời gian từ tháng 01-10/2013.
Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 148 bệnh nhân, nam là 58,8% và nữ là 41,2%. Tuổi trung bình của các đối
tượng nghiên cứu là 43,3±15,3 (16-78 tuổi), ở thành phố là 52% và nông thôn 48%, trình độ học vấn cấp 2
(31,7%) và cấp 3 (42,6%). Số lượng bệnh nhân thuộc diện nghèo 45,2% tương đương với số bệnh nhân thuộc
diện đủ sống (54,1%). Bệnh nhân có bảo hiểm y tế là 87,2%. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự liên quan
về điểm số SF-36 với giới tính, tuổi, trình độ học vấn, bảo hiểm y tế Hầu hết các vấn đề của bệnh thận đều
tương quan với sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần p<0,05.
Kết luận: Phân tích của chúng tôi nhận thấy các triệu chứng của bệnh thận ở bệnh nhân có tương quan với
sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần với p<0,05.
Từ khoá: Chất lượng cuộc sống, bệnh thận giai đoạn cuối.
ABSTRACT
INFLUENCES OF SEVERAL FACTORS ON THE QUALITY OF LIFE IN PATIENTS
WITH END STAGE RENAL DISEASE BEFORE RENAL REPLACEMENT THERAPY
Vương Tuyet Mai, Hoang Nam Phong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 412 - 418
Objectives: The aim of this study was to investigate the influences of several factors on the quality of life in
patients with end stage renal disease before renal replacement therapy.
Methods: A prospective study conducted in end-stage renal disease patients, who were treated at the
Nephro-urology Department, Bach Mai Hospital, and Hanoi, Vietnam from January to October 2013.
Results: The study included 148 patients, male were 58.8 % and female were 41.2 %, the mean age of
patients was 43.3 ± 15.3 (16-78 years old). Patients lived in urban and rural areas (52% and 48%, respectively).
Patients graduated from secondary school diploma (31.7%) and high school diploma (42.6%). Patients with low
income were 45.2% and patients with enough income for living were 54.1%. Patients with health insurance were
87.2%. There was the association of kidney disease symptoms and the quality of life in patients with end stage
renal disease (p<0.05) and no association of SF - 36 scores with gender, age, education level, health insurance
However, most of the problems of kidney diseases were correlated with the quality of life of end stage renal disease
patients with p<0.05.
Conclusions: There was the association of kidney disease symptoms and the quality of life in patients with
end stage renal disease (p<0.05).
* Bộ môn Nội tổng hợp, Đại học Y Hà Nội ** Bộ môn điều dưỡng, Đại học Thăng Long
Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS Vương Tuyết Mai ĐT: 0915518775 Email: vuongtuyetmai@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
413
Keywords: Quality of life, End Stage Renal Disease.
MỞ ĐẦU
Chất lượng cuộc sống là một khái niệm rộng
và liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như tình
trạng kinh tế, chỗ ở, việc làm, tôn giáo, chính
sách trợ cấp xã hội, tình trạng sức khỏe Khi
xem xét tình trạng chất lượng cuộc sống trong
lĩnh vực y học, khuynh hướng chung là giới hạn
những ghi nhận về chất lượng cuộc sống về mặt
thể chất, tinh thần và xã hội. Các nghiên cứu y
học tách riêng khái niệm chất lượng cuộc sống
liên quan đến sức khỏe, bởi vì sẽ không thể bao
quát hết các vấn đề của định nghĩa chất lượng
cuộc sống vào những nghiên cứu của sức khỏe(8).
Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống sẽ có nhiều
ý nghĩa hơn khi gắn sức khỏe với bệnh tật. Thuật
ngữ “chất lượng cuộc sống liên quan đến sức
khỏe” (health related quality of life) ra đời nhằm
đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan đến sức
khỏe bao gồm nhiều lĩnh vực liên quan đến
những đánh giá khách quan cũng như chủ quan
về những tình trạng sức khỏe do bệnh tật, chấn
thương hay một chế độ điều trị Chất lượng
cuộc sống liên quan đến sức khỏe đề cập đến
nhiều lĩnh vực của cuộc sống có ảnh hưởng hoặc
bị ảnh hưởng đến sức khỏe, chính vì vậy, chất
lượng cuộc sống là một tiêu chí quan trọng của
chăm sóc sức khỏe và phương pháp điều trị của
nhiều bệnh mạn tính. Ngày nay, đánh giá chất
lượng cuộc sống trở thành cần thiết như một
biện pháp đánh giá hiệu quả điều trị ở nhiều loại
bệnh mạn tính khác nhau trong đó có bệnh thận
giai đoạn cuối(5,3). Ở bệnh nhân bệnh thận giai
đoạn cuối, chất lượng cuộc sống không chỉ cung
cấp các thông tin quan trọng về cuộc sống hàng
ngày mà còn cho biết các nhận thức về tình trạng
chức năng. Điểm số chất lượng cuộc sống ở
những bệnh nhân bệnh thận mạn đã được
chứng minh thấp hơn so với dân số chung và
chất lượng cuộc sống giảm ở bệnh nhân bệnh
thận mạn có mức lọc cầu thận thấp(10).
Ngày nay, mô hình bệnh tật đã có nhiều
thay đổi, những bệnh liên quan nhiều đến lối
sống và chế độ ăn như đái tháo đường, tăng
huyết áp, gout gia tăng nên dẫn đến hậu quả
là bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD-End Stage
Renal Disease) ngày càng gia tăng. Tính đến
năm 2012 trên thế giới có trên 3.010.000 người
bệnh thận giai đoạn cuối cần điều trị bằng các
phương pháp thay thế thận như lọc máu,
thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận(1). Tỷ lệ
bệnh nhân ESRD gia tăng gần 7% mỗi năm
trong đó có khoảng 2.358.000 người điều trị
bằng phương pháp thẩm phân (lọc máu và lọc
màng bụng)(1). Trong những nghiên cứu về
chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân bệnh thận
giai đoạn cuối, một trong những vấn đề quan
trọng là tìm ra những yếu tố có thể ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân bệnh
thận mạn tính như giới tính, tuổi, các vấn đề
về bệnh thận vì vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu nhằm mục tiêu tìm hiểu ảnh
hưởng của một số yếu tố đến chất lượng cuộc
sống ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối
chưa điều trị thận thay thế.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiến cứu thực hiện ở các bệnh
nhân được chẩn đoán xác định bệnh thận giai
đoạn cuối, chưa được điều trị thận thay thế trước
đó, điều trị nội trú tại khoa Thận- Tiết niệu, Bệnh
viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 01/2013
đến tháng 10/2013.
Phân loại bệnh thận mạn theo 5 giai đoạn
dựa vào mức lọc cầu thận ước tính theo công
thức tính có điều chỉnh trong bệnh lý thận (the
modification of diet in renal disease-MDRD)(7,6).
Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân bệnh thận giai đoạn cuối theo bảng câu hỏi
KDQOL-SF (Kidney desease quality of life -
Short Form) 1.3.
Điểm số chất lượng cuộc sống của SF-36
(Medical Outcomes Study Short Form 36-
Item). SF-36 gồm 36 câu hỏi để đo lường 8 lĩnh
vực sức khỏe.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
414
Sức khỏe liên quan đến hoạt động thể chất:
Physical Functioning (1.PF).
Hạn chế do vai trò của thể chất: Role-
physical (2.RP).
Sức khỏe liên quan đến cảm nhận đau đớn:
Bodily Pain (3.BP).
Tự đánh giá sức khỏe tổng quát: General
Health (4.GH).
Sức khỏe liên quan đến cảm nhận cuộc sống:
Vitality (5.VT).
Sức khỏe liên quan đến hoạt động xã hội:
Social Functioning (6.SF)
Hạn chế do vai trò của tinh thần: Role-
Emotional (7.RE).
Sức khỏe tâm thần tổng quát: Mental Health
(8.MH).
Điểm sức khỏe thể chất (Physical Health) là
trung bình cộng của 5 lĩnh vực 1.PF, 2.RP, 3.BP,
4.GH, 5.VT.
Điểm sức khỏe tinh thần (Mental Health) là
trung bình cộng của 5 lĩnh vực 4.GH, 5.VT, 6.SF,
7.RE, 8. MH.
Tổng số điểm SF-36 (Total SF – 36 Score) là
trung bình cộng của 2 điểm sức khỏe thể chất và
sức khỏe tinh thần.
Các thông tin thu thập theo các thông số
nghiên cứu thống nhất. Các số liệu được mã hóa
và xử lý bằng chương trình SPSS 17.0.
Đạo đức nghiên cứu: Các xét nghiệm máu
và xét nghiệm nước tiểu sử dụng trong nghiên
cứu cũng là những xét nghiệm thường qui
trong thực hành lâm sàng để chẩn đoán ở
bệnh nhân bệnh thận mạn nhằm phục vụ chẩn
đoán, điều trị và tiên lượng cho bệnh nhân.
Các bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều được
giải thích về mục đích nghiên cứu và bệnh
nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu. Việc
bệnh nhân tham gia hay không tham gia
nghiên cứu không ảnh hưởng đến quá trình
điều trị của bệnh nhân trong bệnh viện.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu được thực hiện ở 148 bệnh nhân
bao gồm 58,8% là nam và 41,2% là nữ. Tuổi
trung bình là 43,3 ±15,3 tuổi nhỏ nhất là 16 tuổi,
lớn nhất là 78 tuổi.
Bảng 1. Phân bố các đối tượng nghiên cứu theo tuổi
Nhóm tuổi Số BN (n=148) Tỷ lệ %
< 20 5 3,4
20 - 29 34 23,0
30 - 39 31 20,9
40 - 49 23 15,5
50 - 59 31 20,9
>60 24 16,2
Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu phân bố
đều trong các nhóm tuổi. Đa số bệnh nhân
trong độ tuổi lao động. Bệnh nhân nhóm trên
60 tuổi chỉ chiếm 16,2% trong tổng số bệnh
nhân nghiên cứu.
Bảng 2. Phân bố nơi ở, trình độ học vấn, nghề nghiệp,
kinh tế gia đình và tình trạng bảo hiểm xã hội của các
đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm Số BN (n = 148) Tỷ lệ %
Nơi ở Thành phố 77 52,0
Nông thôn 71 48,0
Học vấn Không học 2 1,4
Cấp 1 9 6,1
Cấp 2 47 31,7
Cấp 3 63 42,6
Đại học 27 18,2
Nghề
nghiệp
Nông dân 61 41,2
Buôn bán 11 7,4
Văn phòng 22 15
Công nhân 12 8,1
Hưu 23 15,5
Tự do 19 12,8
Kinh tế
gia đình
Xóa đói giảm nghèo 5 3,4
Thiếu thốn 62 41,8
Đủ sống 80 54,1
Khá giả 1 0,7
Giầu có 0 0
Bảo hiểm
y tế
Không 19 12,8
Có 129 87,2
Nhận xét: Bệnh nhân ở thành phố và nông
thôn tương đương nhau (52% và 48%). Đa số
bệnh nhân có trình độ học vấn cấp 2 (31,7%) và
cấp 3 (42,6%). Số lượng bệnh nhân thuộc diện
nghèo 45,2% (thiếu thốn + xóa đói giảm nghèo)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
415
tương đương với số bệnh nhân thuộc diện đủ
sống (54,1%). Hầu hết bệnh nhân có bảo hiểm y
tế khi nhập viện (87,2%).
Bảng 3: Mối liên quan của điểm số SF-36, sức khỏe tinh thần (Mental component summary – MCS), sức khỏe
thể chất (Physical component summary –PCR) và các yếu tố như giới tính, tuổi, học vấn, bảo hiểm y tế, nơi ở,
kinh tế gia đình
Điểm SF-36 Sức khỏe tinh thần Sức khỏe thể chất
Điểm P Điểm P Điểm p
Giới tính
Nam 36,7±7,2
0,53
39,2±9,2
0,7
34,3±8,4
0,45
Nữ 37,5±6,6 39,6±9,0 35,3±8
Tuổi
< 20 35,3±8,3
0,63
35,5±15,4
0,86
35,1±7,9
0,3
20 - 29 37,2±4,8 39,4±5,9 34,9±7,1
30 - 39 38,7±6,0 40,7±10,7 36,8±6,8
40 - 49 35,6±5,9 39,8±8,1 31,4±6,4
50 - 59 37,2±8,4 38,9±9,8 35,4±10
>60 36,2±9,1 38,4±9,6 34,1±10
Học vấn
Không học 36,9±7,5
0,43
38,2±14
0,27
35,5±1,1
0,94
Cấp 1 39,5±6,9 43,6±6,1 35,4±10,3
Cấp 2 36,7±6,6 38,9±9,7 34,4±7,5
Cấp 3 36,2±7,4 38,1±8,4 34,3±8,8
Đại học 38,8±6,3 41,7±9,8 35,9±7,6
BHYT
Có 36,8±6,6
0,34
39±9
0,25
34,6±8
0,74
Không 38,5±9 41,6±9,8 35,3±9,7
Nơi ở
Thành thị 37,2±7,3
0,82
39,5±9,4
0,88
34,9±8,6
0,81
Nông thôn 36,9±6,6 39,2±8,9 34,6±7,9
Kinh tế gia đình Thiếu thốn 37±8
0,8
39,4±9,5
0,67
34,6±9,2
0,99
Xóa đói giảm nghèo 36,4±6,3 38,3±8,6 34,5±7,3
Đủ sống 37,6±7,4 40,2±9,5 34,9±8,9
Khá giả 36,9±0 40,1±0 33,7±0
Giầu có 0 0 0
Nhận xét: Chúng tôi nhận thấy không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm số SF-36,
MCS, PCR của nam và nữ, ở các nhóm tuổi, ở
người có trình độ học vấn khác nhau, ở người có
bảo hiểm y tế và không có, ở người thành thị và
nông thôn, và ngay cả các thành phần kinh tế
khác nhau với p>0,05.
Bảng 4: Mối tương quan giữa các vấn đề của bệnh thận và sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần
Vấn đề của bệnh nhân thận Sức khỏe tinh thần r(p) Sức khỏe thể chất r(p)
Triệu chứng 0,44 (<0,001) 0,55 (<0,001)
Ảnh hưởng của bệnh thận 0,316 (<0,001) 0,47 (<0,001)
Gánh nặng của bệnh thận 0,324 (<0,001) 0,46 (<0,001)
Tình trạng công việc -0,1 (0,225) -0,04 (0,62)
Nhận thức 0,545 (<0,001) 0,41 (<0,001)
Tương tác xã hội 0,255 (0,002) 0,02 (0,81)
Chức năng tình dục 0,3 (<0,001) 0,34 (<0,001)
Giấc ngủ 0,366 (<0,001) 0,46 (<0,001)
Hỗ trợ xã hội 0,168 (0,041) 0,3 (<0,001)
Hỗ trợ của nhân viên lọc máu -0,308 (<0,001) -0,17 (0,02)
Sự hài lòng của bệnh nhân 0,042 (0,615) -0,07 (0,36)
Nhận xét: Hầu hết các vấn đề của bệnh thận
đều tương quan với sức khỏe thể chất và sức
khỏe tinh thần với p<0,05. Chỉ có tình trạng công
việc, sự hài lòng của bệnh nhân không tương
quan với sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
416
với p>0,05. Tương tác xã hội không tương quan
với sức khỏe thể chất với p=0,8.
BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành khảo sát
những triệu chứng hay gặp, có thể ảnh hưởng
đối với chất lượng cuộc sống ở những bệnh nhân
bị bệnh thận mạn tính như đau cơ, đau ngực,
chuột rút, ngứa, khô da, khó thở, ngất, chóng
mặt, ăn không ngon, mệt mỏi, kiệt sức, tê chân
tay Với mỗi câu trả lời, nếu các triệu chứng
càng ít ảnh hưởng đến bệnh nhân thì điểm đánh
giá được ghi nhận càng cao. Ngược lại, nếu
những vấn đề trên càng có ảnh hưởng nhiều đến
bệnh nhân thì điểm càng thấp. Điều đó có nghĩa
là nếu một triệu chứng bệnh ít ảnh hưởng đến
bệnh nhân thì số điểm triệu chứng ảnh hưởng
cho bệnh nhân được ghi nhận cao, điểm số của
mỗi triệu chứng ảnh hưởng đến mỗi bệnh nhân
đó có tương quan đồng biến tới điểm số chung
về sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất nên
điểm số chung càng cao. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy điểm số của mỗi triệu chứng
nêu trên của bệnh thận có mối tương quan đồng
biến với sức khỏe tinh thần (với r=0,44; p<0,001),
sức khỏe thể chất nói riêng (r=0,55;p<0,001), và
điểm SF-36 nói chung (r=0,61; p<0,001).
Đối với bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính
nhiều yếu tố cũng có thể ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trong quá trình
điều trị bệnh nhân thường phải thực hiện chế độ
ăn nghiêm ngặt theo từng giai đoạn bệnh, một số
chế độ ăn của từng giai đoạn bệnh có thể bệnh
nhân cần hạn chế muối, hạn chế nước, giảm
đạm Chế độ sinh hoạt của bệnh nhân ở từng
giai đoạn bệnh cũng có thể phải điều chỉnh, ví
dụ như không tham gia các hoạt động thể lực
nặng, hạn chế tham gia một số hoạt động thể
thao, hạn chế làm việc nhà... Bệnh nhân cũng có
thể có những lo lắng liên quan đến chi phí điều
trị bệnh, ảnh hưởng của tình trạng bệnh đến
công việc, thu nhập, ảnh hưởng của ngoại hình
biến đổi do tác dụng phụ của thuốc, đời sống
tình dục cũng có những ảnh hưởng nhất định,
đặc biệt có những giai đoạn bệnh nhân phụ
thuộc nhiều vào chăm sóc y tế. Tất cả các vấn đề
này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày
của mỗi bệnh nhân khác nhau, có bệnh nhân bị
ảnh hưởng nhiều, có bệnh nhân bị ảnh hưởng ít.
Với cách tính điểm trong nghiên cứu, bệnh nhân
nào ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nêu trên thì
điểm số càng cao, điểm số của mỗi yếu tố ảnh
hưởng sẽ liên quan đến điểm số của sức khỏe
tinh thần (MCR) và sức khỏe thể chất (PCR)
cũng như điểm số tổng thể của bệnh nhân bệnh
thận mạn. Chúng tôi nhận thấy có sự tương
quan đồng biến của các yếu tố ảnh hưởng của
bệnh thận với SF-36 (r=0,48; p<0,001), MCR
(r=0,316; p<0,001), PCR (r=0,47; p<0,001). Điều
này cho thấy khi bệnh nhân bị ảnh hưởng nhiều
bởi bệnh thận thì sức khỏe của cả thể chất và tinh
thần của bệnh nhân đều suy giảm.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân thậm
chí cảm nhận mình như là một gánh nặng cho
gia đình, thất vọng, mất rất nhiều thời gian
cho việc điều trị bệnh và họ cho rằng bệnh
thận ảnh hưởng rất lớn với cuộc sống của họ.
Khi bệnh nhân cho rằng tất cả các điều trên là
đúng thì gánh nặng bệnh thận ảnh hưởng rất
nhiều lên cuộc sống của bệnh nhân, điểm số
cho mục này rất thấp, điều đó làm cho điểm số
về sức khỏe tinh thần cũng như thể chất của
bệnh nhân cũng thấp. Chúng tôi nhận thấy
chúng tương quan đồng biến của yếu tố này
với SF-36 (r=0,48; p<0,001), MCR (r=0,324;
p<0,001), PCR (r= 0,46; p=<0,001).
Chúng tôi nhận thấy không có mối tương
quan nào giữa tình trạng công việc và MCR (r=-
0,1; p=0,225); PCR (r=-0,04; p= 0,62), SF- 36 (r=-
0,09; p=0,279). Điều này có nghĩa là với bệnh
nhân của chúng tôi việc có kiếm được tiền hay
không kiếm được tiền trong thời gian này chưa
có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống
của họ. Điều này có thể do những bệnh nhân của
chúng tôi hầu hết không phát hiện được tiền sử
bệnh, bệnh nhân thấy mệt và khi đến nhập viện
hầu hết đã ở tình trạng bệnh thận giai đoạn cuối.
Do vậy, với thời gian ngắn vào viện, bệnh nhân
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
417
được sự quan tâm đặc biệt của gia đình và gánh
nặng kinh tế có thể chưa có ảnh hưởng nhiều
đến quá trình điều trị bệnh của bệnh nhân và vì
thế bệnh nhân không có câu trả lời cho thấy có
sự ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu chúng
tôi nhận thấy chức năng nhận thức của bệnh
nhân tương quan đồng biến với SF-36 (r=0,59;
p<0,001); MCR (r=0,545; p<0,001); PCR (r= 0,41;
p=<0,001). Điều này có nghĩa là bệnh nhân có
khả năng đáp ứng nhanh với lời nói và hành
động, khả năng tập trung tốt, không bị lẫn lộn
do đó bệnh nhân thường có điểm số về sức khỏe
khá tốt.
Việc tương tác với môi trường xung quanh
chúng tôi nhận thấy tương quan đồng biến với
sức khỏe tinh thần (r=0,255; p=0,002), nhưng
không tương quan với sức khỏe thể chất (r=0,02;
p=0,81). Điều này có nghĩa là bệnh nhân hoàn
toàn tương tác tốt với môi trường xung quanh
không lệ thuộc vào sức khỏe thể chất mà chỉ phụ
thuộc và sức khỏe tinh thần. Chức năng tình dục
có tương quan với sức khỏe tinh thần (r=0,3;
p<0,001), sức khỏe thể chất (r=0,34; p<0,001), và
SF-36 (r=0,39; p<0,001). Bệnh nhân ngủ tốt cũng
cho thấy MCR, PCR, SF-36 cao với r (p) lần lượt
là 0,366 (<0,001); 0,46 (<0,001); 0,51(<0,001). Có sự
tương quan đồng biến giữa sự hỗ trợ của xã hội
với MCR (r=0,168; p=0,041); PCR (r= 0,3; p<0,001
); SF-36 (r=0,29; p<0,001). Sự quan tâm hỗ trợ của
xã hội càng lớn thì bệnh nhân có chất lượng cuộc
sống càng tốt.
Nghiên cứu của Chin HJ và cộng sự thực
hiện ở Hàn Quốc với 1000 đối tượng tham gia
nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên, trong đó 944
đối tượng có thể hoàn thành được bộ câu hỏi.
Ngoại trừ sự nhận thức về sức khỏe nói chung,
các điểm số ở nhiều mục của câu hỏi cho thấy
khá rõ sự khác biệt trong 5 nhóm đối tượng
nghiên cứu phân loại theo mức lọc cầu thận. Kết
quả của Chin HJ cho thấy rõ điểm số giảm đáng
kể ở nhóm bệnh nhân khi có mức lọc cầu thận
giảm xuống dưới 45ml/phút/1,73m2 so với các
nhóm khác, phân tích sau khi hiệu chỉnh cho
thấy rõ sức khỏe thể chất của nhóm này là thấp
nhất so với các nhóm khác, mức lọc cầu thận
được coi là yếu tố dự báo độc lập cho sức khỏe
thể chất ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu(2).
Nghiên cứu của Kusek JW và cộng sự thực
hiện ở 1094 đối tượng nghiên cứu cho thấy điểm
số của sức khỏe thế chất và sức khỏe tâm thần
của bệnh nhân bệnh thận mạn thấp hơn so với
quần thể người khỏe mạnh nói chung. Trong
phân tích đa biến, tình trạng việc làm, trình độ
học vấn, mức thu nhập, chỉ số khối cơ thể, điều
kiện chăm sóc y tế, đời sống tình dục là những
yếu tố dự báo độc lập quan trọng của sức khỏe
thể chất của các bệnh nhân nghiên cứu(6).
Nghiên cứu của Chow FYF thực hiện ở
10.525 người tham gia khi phân loại đối tượng
nghiên cứu theo các nhóm dựa vào chức năng
thận cho thấy rõ nhóm có mức lọc cầu thận
<60ml/phút/1,73m2 có sự khác biệt rõ rệt, chất
lượng cuộc sống giảm rõ rệt ở nhóm có mức lọc
cầu thận thấp(4). Nghiên cứu của Perlman RL và
cộng sự thực hiện ở 634 bệnh nhân cũng cho
thấy rõ nhóm có mức lọc cầu thận giảm thì có
chất lượng cuộc sống thấp hơn nhóm có mức lọc
cầu thận bình thường(9).
Trong nghiên cứu của chúng tôi khi xem xét
chất lượng sức khỏe cuộc sống có chịu sự chi
phối của các vấn đề như giới tính, tuổi, nghề
nhiệp, nơi ở, văn hóa, BMI, nhóm máu, thiếu
máu, bảo hiểm y tế, viêm gan, nước tiểu tồn dư,
huyết áp. Chúng tôi nhận thấy cũng không có sự
tương quan với SF-36, MCS, PCR (p>0,05). Có lẽ
đây là do số lượng bệnh nhân của chúng tôi
không đủ lớn để cho thấy sự khác biệt nhỏ trong
quần thể.
Tóm lại có sự tương quan đồng biến của SF-
36, MCS, PCR với các vấn đề của bệnh thận như:
ảnh hưởng của bệnh thận, gánh nặng của bệnh
thận, nhận thức, chức năng tình dục, giấc ngủ,
hỗ trợ của xã hội. Như vậy khi một bệnh nhân
được điều trị tốt triệu chứng, có nhận thức tốt,
giấc ngủ đủ, đời sống tình dục lành mạnh, hỗ trợ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
418
xã hội lý tưởng thì bệnh nhân có thể sẽ có chất
lượng cuộc sống tốt hơn. Đối với tương tác xã
hội chúng tôi nhận thấy chỉ có mối tương quan
với sức khỏe tinh thần mà không có tương quan
với sức khỏe thể chất. Hay nói cách khác sức
khỏe tinh thần tốt thì bệnh nhân sẽ có tương tác
với xã hội tốt nhất.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên 148
bệnh nhân cho thấy không có sự liên quan về
điểm số SF-36 với giới tính, tuổi, trình độ học
vấn, bảo hiểm y tế, nơi ở như thành thị và nông
thôn, và các thành phần kinh tế khác nhau
(p>0,05). Hầu hết các vấn đề của bệnh thận đều
tương quan với sức khỏe thể chất và sức khỏe
tinh thần p<0,05.
Lời cảm ơn: Chúng tôi xin cảm ơn chân thành ban chủ
nhiệm, các bác sỹ và điều dưỡng khoa Thận-Tiết niệu, bệnh
viện Bạch Mai đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong
quá trình nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bailie GR, Uhlig K, Levey AS (2005), "Clinical practice
guidelines in nephrology: evaluation, classification, and
stratification of chronic kidney disease", Pharmacotherapy.
25(4): pp 491-502.
2. Chin HJ, Song YR, Lee JJ et al. (2008), "Moderately decreased
renal function negatively affects the health-related quality of
life among the elderly Korean population: a population-based
study", Nephrol Dial Transplant. 23(9): 2810-7.
3. Chin HJ, Song YR, Lee JJ et al. (2008), "Moderately decreased
renal function negatively affects the health-related quality of
life among the elderly Korean population: a population-based
study", Nephrol Dial Transplant. 23(9): 2810-7.
4. Chow FYF, Briganti EM, Kerr PG et al. (2003), Health-related
quality of life in Australian adults with renal insufficiency: a
population-based study. Am J Kidney Dis. 41: 596–604.
5. Kalantar-Zadeh K, Kopple JD, Block G et al. (2001),
"Association among SF36 quality of life measures and
nutrition, hospitalization, and mortality in hemodialysis", J
Am Soc Nephrol. 12(12): 2797-806.
6. Kusek JW, Greene P, Wang SR et al. (2002), "Cross-sectional
study of health-related quality of life in African Americans
with chronic renal insufficiency: the African American Study
of Kidney Disease and Hypertension Trial", Am J Kidney Dis.
39(3): 513-24.
7. Levey AS, Eckardt KU, Tsukamoto Y et al. (2005), "Definition
and classification of chronic kidney disease: a position
statement from Kidney Disease: Improving Global Outcomes
(KDIGO)", Kidney Int. 67(6): 2089-100.
8. Oleson M. (1990), "Subjectively perceived quality of life",
Image J Nurs Sch. 22(3): 187-90.
9. Perlman RL, Finkelstein FO, Liu L et al. (2005), Quality of life
in chronic kidney disease (CKD): a cross-sectional analysis in
the renal research institute-CKD study. Am J Kidney Disease.
45: 658–666.
10. Tsai YC, Hung CC, Hwang SJ et al. (2010), "Quality of life
predicts risks of end-stage renal disease and mortality in
patients with chronic kidney disease", Nephrol Dial Transplant.
25(5): 1621-6.
Ngày nhận bài báo 31/05/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/06/2015
Ngày bài báo được đăng: 05/08/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_mot_so_yeu_to_den_chat_luong_cuoc_song_o_benh.pdf