Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn cho thấy sự
ảnh hưởng của một số đặc điểm của người lao động
và đặc điểm công việc đến thu nhập của người lao
động. Cụ thể là, người lao động đã lập gia đình được
tìm thấy có thu nhập cao hơn người chưa lập gia
đình, nam lao động có thu nhập cao hơn nữ. Ngoài
ra, người lao động càng có nhiều kinh nghiệm làm
việc thì thu thập càng tốt hơn. Trong khi đó, người
lao động có độ tuổi càng cao được tìm thấy có thu
nhập càng giảm.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số hàm ý chính
sách nhằm cải thiện tình trạng việc làm không phù
hợp, từ đó giúp cải thiện thu nhập của người lao
động được đề xuất như sau:
- Cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa những
đơn vị sử dụng lao động và các đơn vị đào tạo trong
việc thiết kế chương trình đào tạo thông qua các
hình thức hội thảo lấy ý kiến người sử dụng lao động
thường niên, nhận thực tập sinh, đào tạo chính quy
dài hạn theo hợp đồng đặt hàng có quy định nội
dung, hợp tác trao đổi và tiếp nhận chuyên gia, cố
vấn. Điều này sẽ đảm bảo người tốt nghiệp sẽ có
chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng và thái độ phù
hợp với yêu cầu công việc của người sử dụng lao
động, từ đó giúp người lao động không phải đầu tư
thời gian, công sức và tiền bạc để đầu tư cho việc
học quá nhiều dẫn đến đến tình trạng vượt chuẩn về
bằng cấp.
- Cần có sự công bố thông tin rõ ràng hơn nữa
liên quan đến nhu cầu của thị trường lao động nhằm
định hướng cho người học trong việc chọn ngành
học phù hợp hơn. Khi người lao động được làm việc
theo đúng chuyên môn của mình có thể giúp tăng
năng suất công việc, từ đó có thể giúp người lao
động có thể nâng cao được thu thập của mình.
- Cần có sự hỗ trợ từ phía doanh nghiệp trong
hoạch định nguồn nhân lực và thiết kế chương trình
huấn luyện những kỹ năng mới kịp thời cho nhân
viên. Việc luôn được cập nhật những kiến thức và kỹ
năng đáp ứng cho nhu cầu công việc đối với người
lao động là thật sự cần thiết để người lao động có thể
thực hiện công việc tốt hơn, giúp họ tăng năng suất
và thông qua đó có thể giúp người lao động cải thiện
thu nhập.
12 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của sự không phù hợp bằng cấp, kỹ năng và ngành nghề đến thu nhập người lao động trong các doanh nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 142/2020 thương mại
khoa học
1
2
11
24
33
45
52
62
MỤC LỤC
KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
1. Cao Hoàng Long - Phân tích biến động năng suất lao động ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam
giai đoạn 2010 - 2018. Mã số: 142.1MEco.11
A Study on Productivity Changes in Vietnam’s Food Industry in the Period 2010- 2018
2. Nguyễn Hoàng Chung - Đánh giá khả năng phân tích chính sách và dự báo của mô hình KEYNES
mới: Phương pháp tiếp cận SVAR VÀ BVAR-DSGE. Mã số: 142.1MEIS.11
Assessment on Policy Analysis and Forecast of New KEYNES Model: Approaches of SVAR
and BVAR-DSGE
QUẢN TRỊ KINH DOANH
3. Phạm Hồng Chương, Nguyễn Hải Sơn và Phạm Thị Huyền - Ảnh hưởng của sự trải nghiệm tới
sự hài lòng và hành vi mua lại của khách hàng: Nghiên cứu trong lĩnh vực nhà hàng. Mã số:
142.2BAdm.21
Customer’ experiences affecting satisfaction level and repurchase behavior: Empirical evi-
dences in F&B sector
4. Nguyễn Quỳnh Trang - Nghiên cứu tác động của chất lượng thông tin kế toán đến quá trình ra
quyết định của doanh nghiệp Việt Nam. Mã số: 1422.BAcc.21
A Study on the Effects of Accounting Information on the Decision Making in Vietnamese
Enterprises
5. Nguyễn Thị Khánh Chi - Các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai E-CRM thành công tại hãng Hàng
không quốc gia Việt Nam. Mã số: 142.2BMkt.22
The Factors Affecting Successful E-CRM Implementation at Vietnam Airlines
6. Mai Thanh Lan và Đỗ Vũ Phương Anh - Các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu nhà tuyển dụng
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Hà Nội. Mã số: 142.2BMkt.21
Factors affecting employer’s brand of small and medium enterprises in Ha Noi city
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
7. Ngô Mỹ Trân và Lương Thị Thanh Trang - Ảnh hưởng của sự không phù hợp bằng cấp, kỹ năng
và ngành nghề đến thu nhập người lao động trong các doanh nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu
Long. Mã số: 142.3OMIs.31
The Impacts of Unmatched Qualifications, Skills, and Employment on Laborer’s Income in
Enterprises in Mekong Delta
ISSN 1859-3666
1
?1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, số lượng các trường đại học được phép
thành lập gia tăng rất nhanh ở nước ta hiện nay.
Trong khi giới chuyên môn còn đang thảo luận với
nhiều ý kiến trái chiều về “thị trường giáo dục” thì
đào tạo đại học ở Việt Nam đã và đang tồn tại như
một thị trường cạnh tranh quyết liệt, tuy chưa hẳn là
một thị trường cạnh tranh tự do và bình đẳng. Nhiều
người cho rằng tình trạng tuyển sinh khó khăn là hậu
quả của việc mở trường tràn lan. Có câu hỏi liệu
rằng hơn 400 trường đại học, cao đẳng cho 90 triệu
dân Việt Nam là nhiều hay là ít? So với Trung Quốc
có hơn 4.000 trường đại học, cao đẳng trên 1,3 tỉ
dân, so với Singapore có khoảng 68 trường đại học,
cao đẳng trên 3 triệu dân; so với Hoa Kỳ có 4.495
trường đại học, cao đẳng trên 314 triệu dân... thì số
trường mà Việt Nam đang có không phải là nhiều.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO (2017), việc
chuyển tiếp từ trường học đến việc làm của thanh
niên Việt Nam từ 15-29 tuổi còn tồn tại sự không
phù hợp so với yêu cầu công việc và việc làm của
nhiều thanh niên chưa phù hợp với chuyên ngành
đào tạo. Cụ thể là, có 26% lao động trẻ có trình độ
học vấn cao hơn yêu cầu công việc đang làm. Mặt
khác, có tới 23,5% lao động trẻ làm công việc có đòi
hỏi cao về kỹ thuật nhưng không đáp ứng được.
Sự không phù hợp bằng cấp, kỹ năng và ngành
nghề của người lao động so với yêu cầu của công
việc là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều quốc gia.
Các nhà kinh tế và xã hội xem hiện tượng không phù
hợp này là vấn đề nghiêm trọng cần được quan tâm
vì những ảnh hưởng về mặt chi phí kinh tế - xã hội
lâu dài của hiện tượng này ở cấp độ cá nhân người
lao động, cấp độ doanh nghiệp và cả cấp độ quốc
gia. Đã có một số nghiên cứu thực nghiệm ghi nhận
những bằng chứng về sự ảnh hưởng của việc làm
không phù hợp bằng cấp, kỹ năng và ngành nghề
đến thu nhập của người lao động ở một số quốc gia,
chẳng hạn như ở Mỹ (Robst, 2008), ở Hà Lan (Allen
và Van der Velden, 2001), ở Úc (Fleming và Kler,
2014), ở Tây Ban Nha (Alba-Ramirez, 1993), ở
Pakistan (Farooq, 2011), ở Trung Quốc (Zhu,
2014) Những nghiên cứu này đã tìm thấy sự ảnh
hưởng tiêu cực của việc học trái ngành, không phù
Số 142/202062
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học
ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ KHÔNG PHÙ HỢP BẰNG CẤP,
KỸ NĂNG VÀ NGÀNH NGHỀ ĐẾN THU NHẬP NGƯỜI
LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Ngô Mỹ Trân
Trường Đại học Cần Thơ
Email: nmtran@ctu.edu.vn
Lương Thị Thanh Trang
Trường Đại học Cần Thơ
Email: thanhtrang2602@gmail.com
Ngày nhận: 18/02/2020 Ngày nhận lại: 27/03/2020 Ngày duyệt đăng: 10/04/2020
N
ghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích sự ảnh hưởng của việc làm không phù hợp đến thu
nhập của người lao động trong các doanh nghiệp ở Vùng Đồng bằng sông Cửu Long dựa trên số
liệu khảo sát 1.300 người lao động. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự ảnh hưởng tiêu cực của việc làm
không phù hợp đến thu nhập của người lao động. Cụ thể là, người lao động có bằng cấp dưới chuẩn so với
yêu cầu công việc được tìm thấy có thu nhập thấp hơn những người có bằng cấp đúng chuẩn. Ngoài ra, có
bằng chứng thống kê cho thấy người lao động có kỹ năng vượt chuẩn có thu nhập thấp hơn so với người
đáp ứng đúng kỹ năng công việc đòi hỏi. Bên cạnh đó, bằng chứng thống kê còn cho thấy người lao động
làm những công việc ít có liên quan đến chuyên ngành được đào tạo có thu nhập thấp hơn người làm đúng
với chuyên ngành đã học.
Từ khóa: Đồng bằng sông Cửu Long, thu nhập, không phù hợp, bằng cấp, kỹ năng, ngành nghề.
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 502.02-2018.302
hợp bằng cấp và kỹ năng đến thu nhập của người lao
động. Vậy làm thế nào để có thể cải thiện việc làm
không phù hợp và việc làm không phù hợp có ảnh
hưởng đến thu nhập trong công việc của người lao
động là câu hỏi cần được quan tâm nghiên cứu.
Dù trước đây đã có khá nhiều nghiên cứu về vấn
đề này ở nước ngoài, tuy nhiên ở Việt Nam nói
chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, vấn
đề này là một khía cạnh chưa được nghiên cứu kỹ.
Chính vì thế nếu chủ đề này được nghiên cứu sẽ có
đóng góp quan trọng về mặt học thuật trong lĩnh vực
nghiên cứu về sự ảnh hưởng của sự không phù hợp
bằng cấp, kỹ năng và ngành nghề đến thu nhập của
người lao động ở một bối cảnh nghiên cứu mới như
Việt Nam. Ngoài ra, kết quả của chủ đề nghiên cứu
này sẽ là cơ sở khoa học quan trọng để đề xuất
những hàm ý chính sách cho các nhà quản lý ở các
cơ quan ban ngành có liên quan như Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở
Giáo dục và Đào tạo của các tỉnh/thành, Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành, các
trường đại học, cao đẳng, nhằm hạn chế việc làm
trái ngành, không phù hợp bằng cấp và kỹ năng của
người lao động cũng như giúp cải thiện thu nhập của
người lao động.
2. Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
2.1. Các khái niệm có liên quan
Theo Mavromaras và Sloane (2015), thuật ngữ
bằng cấp vượt chuẩn (Overeducation) lần đầu tiên
ghi nhận trong lĩnh vực Kinh tế lao động trong
quyển sách có tựa đề ”The Overeducated American”
của Freeman (1976). Kể từ đó, lĩnh vực nghiên cứu
về sự phù hợp được nhiều nhà nghiên cứu trên thế
giới quan tâm, trong đó tập trung ở 3 khía cạnh.
Một trong các khía cạnh được quan tâm nhiều
nhất là sự không phù hợp về bằng cấp (Educational
mismatch), còn được gọi là sự không phù hợp dọc
(vertical mismatch). Sự không phù hợp về bằng cấp
là trường hợp ghép cặp không hoàn hảo giữa bằng
cấp đạt được của một người lao động với yêu cầu
bằng cấp của công việc (Sellami và cộng sự, 2018)
hay trường hợp thiếu sự tương đồng giữa mức trình
độ đạt được và trình độ được yêu cầu cho một công
việc nào đó (Senarath và Patabendige, 2014).
Bên cạnh đó, một khía cạnh khác cũng được
nhiều sự quan tâm là sự không phù hợp ngành nghề
(Field of study mismatch), còn được gọi là sự không
phù hợp ngang (Horizontal mismatch). Sự không
phù hợp ngành nghề không những được các nhà
kinh tế học quan tâm mà còn thu hút sự chú ý nghiên
cứu của các nhà xã hội học. Sự không phù hợp
ngành nghề được định nghĩa là sự không phù hợp
giữa ngành học của một cá nhân đã học với ngành
học được yêu cầu để thực hiện thật tốt một công việc
(Sellami và cộng sự, 2018) hay là trường hợp khi
một người làm một công việc không liên quan đến
lĩnh vực đã học (Robst, 2007).
Khía cạnh cuối cùng của sự không phù hợp được
quan tâm nghiên cứu là sự không phù hợp kỹ năng
(skill mismatch). Sự không phù hợp kỹ năng được
định nghĩa là trường hợp khi một người làm một
công việc mà kỹ năng đạt được không phù hợp với
kỹ năng yêu cầu bởi công việc (Allen và Van der
Velden, 2001).
Theo Sellami và cộng sự (2018), một sự phù hợp
về bằng cấp chính thức (formal education) không
đảm bảo đủ điều kiện để có được bộ kỹ năng ứng
dụng trong công việc. Một người tốt nghiệp với kiến
thức và kỹ năng đạt chuẩn đầu ra của ngành học có
thể gặp phải trường hợp kỹ năng dưới chuẩn khi bắt
đầu công việc nếu một phần kỹ năng yêu cầu để thực
hiện công việc phải tích lũy từ việc học không chính
thức ngoài giảng đường, chẳng hạn như kinh
nghiệm hay kỹ năng tích lũy trong quá trình tập
huấn trên công việc.
2.2. Các lý thuyết nền có liên quan
Để giải thích cho hiện tượng làm việc không phù
hợp bằng cấp và kỹ năng, đặc biệt là trường hợp
bằng cấp vượt chuẩn, nhiều lý thuyết đã được phát
triển. Đầu tiên có thể kể đến là lý thuyết vốn con
người (Human capital theory). Becker (1964) cho
rằng các cá nhân sẽ đầu tư vào học tập để gia tăng
năng suất biên của họ và vì vậy họ sẽ nhận được
mức lương cao hơn trên thị trường lao động. Theo lý
thuyết này, hiện tượng bằng cấp vượt chuẩn chỉ là
tạm thời và có thể được tự điều chỉnh trong dài hạn.
Nếu nguồn cung lao động với trình độ cao tăng
nhiều hơn so với nhu cầu thì sẽ dẫn đến sự sụt giảm
về tiền lương (Iriondo và Pérez-Amaral, 2016). Lúc
này, những người chủ thuê lao động sẽ có khuynh
hướng chọn những lao động có trình độ cao với tiền
lương thấp để thay thế cho những lao động trình độ
thấp hơn. Khi mức thu nhập nhận được từ việc đầu
tư thêm cho giáo dục giảm xuống, người lao động sẽ
có khuynh hướng đầu tư ít đi cho giáo dục. Điều này
dẫn đến sự gia tăng tiền lương trở lại. Với cơ chế
điều chỉnh tiền lương linh hoạt và sự thay đổi của
đầu tư giáo dục, việc bằng cấp vượt chuẩn chỉ là
hiện tượng tạm thời. Trong dài hạn, tiền lương điều
chỉnh là tín hiệu hướng dẫn để người lao động đầu
tư cho giáo dục một cách hợp lý hơn.
Ngược lại, lý thuyết sự cạnh tranh công việc (job
competition theory) lại giả định tiền lương là một cơ
chế cứng nhắc, do vậy không cung cấp thông tin
63
?
Số 142/2020
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học
?hướng dẫn hoặc động cơ nào cho việc điều chỉnh
việc đầu tư cho giáo dục. Lý thuyết này cho rằng đặc
điểm công việc sẽ quyết định thu nhập và bằng cấp
của người lao động, năng suất của họ không có liên
quan gì đến thu nhập (Thurow, 1975). Theo lý
thuyết này, những người có bằng cấp cao hơn sẽ
được các nhà tuyển dụng ưu tiên lựa chọn bởi vì họ
tin rằng có thể tiết kiệm được chi phí đào tạo cho
công việc đối với những người lao động này. Do đó,
người lao động sẽ đầu tư cho việc nâng cao bằng cấp
để nhận được sự ưu tiên này. Và khi nguồn cung lao
động có trình độ cao quá dư thừa hay khi có suy
thoái kinh tế xảy ra, nhà tuyển dụng sẽ nâng cao tiêu
chuẩn tuyển dụng. Điều này buộc những người lao
động có trình độ phải chấp nhận làm những công
việc đòi hỏi bằng cấp thấp hơn. Và như vậy, những
người lao động có bằng cấp phù hợp cho công việc
sẽ trở nên dư thừa và buộc phải tìm những công việc
khác đòi hỏi trình độ thấp hơn hoặc phải trở nên thất
nghiệp (Heijike và cộng sự, 2003).
Một lý thuyết khác cũng đáng được quan tâm
trong nghiên cứu này là lý thuyết phân công công
việc (assignment theory). Về cơ bản, lý thuyết cũng
có giả định trình độ có thể nâng cao năng suất, giống
như lý thuyết vốn con người. Tuy nhiên, lý thuyết
này còn giả định rằng năng suất được quyết định bởi
độ phức tạp của công việc (Sattinger, 1993). Việc
phân công công việc cho người lao động sẽ được
thực hiện theo tiến trình từ trên xuống. Theo đó,
những người lao động trình độ cao nhất sẽ đảm nhận
những công việc phức tạp nhất và những người lao
động trình độ thấp sẽ được phân công những công
việc đơn giản. Và sự không phù hợp trong công việc
sẽ xảy ra khi không có sự gặp nhau trong phân phối
giữa bên cầu và bên cung, đặc biệt là trong trường
hợp cấu trúc công việc không thích ứng với những
thay đổi trong nguồn cung lao động có trình độ
(Farooq, 2011). Điều này có thể dẫn đến tình trạng
những người có bằng cấp hay kỹ năng càng cao
không nhận được sự bù đắp tương xứng với những
gì họ đã đầu tư.
Ngoài ra, lý thuyết sự di chuyển nghề nghiệp
(occupational mobility theory) cũng được sử dụng.
Lý thuyết này cho rằng người lao động có thể chọn
một công việc có yêu cầu trình độ thấp hơn (thay vì
chọn những công việc phù hợp với trình độ họ đang
có) để có cơ hội cao hơn trong việc thăng tiến
(Farooq, 2011, Sicheman và Galor, 1990). Do vậy,
việc bằng cấp vượt chuẩn có thể là kết quả của một
quyết định cố ý của người lao động, để tích lũy thêm
kinh nghiệm làm việc cũng như để được đào tạo
huấn luyện thực tiễn nhiều hơn.
Trong khi đó, lý thuyết báo hiệu (signal theory)
thì cho rằng bằng cấp của người lao động là một dấu
hiệu quan trọng về năng suất tiềm năng của người
lao động và vì vậy những người có trình độ cao
thường tiếp cận được những công việc được trả
lương tốt hơn. Với sự hiện diện của sự bất đối xứng
thông tin, người sử dụng lao động rất khó đánh giá
năng suất thực sự của người lao động nên họ phải
dựa vào những chứng nhận bằng cấp được công
nhận rộng rãi trên thị trường lao động. Do đó, người
lao động sẽ có động cơ đầu tư thêm cho học tập để
có bằng cấp cao hơn nhằm cung cấp thêm những
dấu hiệu về năng lực tiềm năng của họ. Thông qua
đó, họ có thể có cơ hội tìm được việc làm lương cao
hơn. Vì vậy, việc bằng cấp vượt chuẩn sẽ xảy ra theo
quan điểm của xã hội, không phải trên gốc độ cá
nhân. Đặc biệt, hiện tượng này càng trầm trọng
trong trường hợp chính phủ đầu tư quá nhiều cho
giáo dục (Psacharopoulos, 1994, Spence, 1973).
2.3. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
2.3.1. Sự không phù hợp bằng cấp và thu nhập
Lý thuyết vốn con người (Human capital theory)
cho rằng các cá nhân sẽ đầu tư vào học tập để gia
tăng năng suất biên của họ và vì vậy họ sẽ nhận
được mức lương cao hơn trên thị trường lao động
(Becker, 1964). Theo lý thuyết này, hiện tượng bằng
cấp vượt chuẩn chỉ là tạm thời và có thể được tự
điều chỉnh trong dài hạn. Chevalier (2003) đã chỉ ra
rằng bằng cấp vượt chuẩn làm giảm thu nhập của
người lao động do có mức phạt tiền lương. Mức tác
động của việc vượt chuẩn về bằng cấp so với yêu
cầu công việc làm giảm tiền lương của người lao
động sau khi ra trường là 18% và công việc hiện tại
là 30%. Bên cạnh đó, Skott (2006) cũng đã cho thấy
rằng tồn tại sự ảnh hưởng của bằng cấp vượt chuẩn
trong mô hình tiền lương. Tác giả này khẳng định
nếu không có sự vượt chuẩn về bằng cấp thì không
có sự thay đổi về tiền lương. Ngoài ra, lý thuyết sự
cạnh tranh công việc cho rằng đặc điểm công việc sẽ
quyết định thu nhập và bằng cấp của người lao động
cũng như năng suất của họ không có liên quan gì
đến thu nhập (Thurow, 1975).Theo lý thuyết này,
những người có bằng cấp cao hơn sẽ được các nhà
tuyển dụng ưu tiên lựa chọn bởi vì họ tin rằng có thể
tiết kiệm được chi phí đào tạo cho công việc đối với
những người lao động này. Do đó, người lao động sẽ
đầu tư cho việc nâng cao bằng cấp để nhận được sự
ưu tiên này. Romero và cộng sự (2017) dựa trên lý
thuyết sự cạnh tranh công việc đã tìm thấy sự khác
biệt về thu nhập đối với cùng vị trí công việc, người
lao động có trình độ vượt chuẩn sẽ có thu nhập thấp
hơn người có trình độ phù hợp. Như vậy, những
Số 142/202064
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học
bằng chứng cho thấy sự không phù hợp bằng cấp có
tác động ngược chiều với tiền lương, mức độ không
phù hợp càng tăng thì thu nhập sẽ càng giảm, nghĩa
là khi người lao động có bằng cấp vượt chuẩn hoặc
dưới chuẩn sẽ có thu nhập thấp hơn người lao động
có bằng cấp phù hợp. Trên cơ sở đó, trong nghiên
cứu này, các giả thuyết cũng được kỳ vọng là:
H1a: Người lao động có bằng cấp vượt chuẩn sẽ
có thu nhập thấp hơn người lao động có bằng cấp
phù hợp.
H1b: Người lao động có bằng cấp dưới chuẩn sẽ
có thu nhập thấp hơn người lao động có bằng cấp
phù hợp.
2.3.2. Sự không phù hợp kỹ năng và thu nhập
Về cơ bản, lý thuyết phân công công việc có giả
định rằng trình độ có thể nâng cao năng suất, giống
như lý thuyết vốn con người. Tuy nhiên, lý thuyết
này còn giả định rằng năng suất được quyết định bởi
độ phức tạp của công việc đòi hỏi người lao động
phải có kỹ năng phù hợp (Sattinger, 1993). Việc
phân công công việc cho người lao động sẽ được
thực hiện theo tiến trình từ trên xuống. Chính vì vậy,
những người lao động trình độ cao nhất sẽ đảm nhận
những công việc phức tạp nhất và những người lao
động trình độ thấp sẽ được phân công những công
việc đơn giản. Sự phân công công việc theo kỹ năng
dẫn đến sự thay đổi về tiền lương. Kracke và cộng
sự (2018) dựa theo lý thuyết phân công công việc đã
kết luận rằng kỹ năng không phù hợp với công việc
sẽ làm giảm tiền lương. Những nghiên cứu trước
đây cho thấy người lao động có kỹ năng vượt chuẩn
sẽ có mức giảm thu nhập từ 12%-22%, tuy nhiên ở
người lao động có kỹ năng dưới chuẩn thì mức giảm
thu nhập là 9%. Bên cạnh đó, Romero và cộng sự
(2017) cũng tìm thấy sự khác biệt giữa những người
làm việc có cùng vị trí, người có kỹ năng vượt chuẩn
sẽ có tiền lương thấp hơn người có kỹ năng phù hợp.
Do đó, các giả thuyết tiếp theo được đặt ra là:
H2a: Người lao động có kỹ năng vượt chuẩn sẽ
có thu nhập thấp hơn người lao động có kỹ năng
phù hợp.
H2b: Người lao động có kỹ năng dưới chuẩn sẽ
có thu nhập thấp hơn người lao động có kỹ năng
phù hợp.
2.3.3. Sự không phù hợp ngành nghề và thu nhập
Lý thuyết vốn con người cho rằng các cá nhân sẽ
đầu tư vào học tập để gia tăng năng suất biên của họ
(Becker, 1964). Do đó, việc chọn học ngành không
phù hợp với công việc có thể có ảnh hưởng tiêu cực
đến thu nhập của người lao động. Robst và
VanGilder (2016) cũng đã tìm thấy rằng những
người tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế học làm
những việc không liên quan đến chuyên ngành đã
học nhưng nhận được mức lương cao hơn những
người tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh. Việc
làm trái ngành ảnh hưởng đến tiền lương ít hơn ở
những người tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế học
với những người tốt nghiệp chuyên ngành quản trị
kinh doanh do đặc điểm công việc. Bên cạnh đó, lý
thuyết phân công công việc giả định rằng năng suất
được quyết định bởi độ phức tạp của công việc
(Sattinger, 1993). Vì thế, người lao động làm việc
trái ngành sẽ không đáp ứng đủ yêu cầu về bằng cấp
cũng như kỹ năng để thực hiện công việc. Điều này
làm ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động.
Zhu (2014) đã chỉ ra rằng mức thu nhập của sinh
viên sau tốt nghiệp phụ thuộc vào ngành học. Do đó,
ngành học của người lao động phù hợp với yêu cầu
của công việc sẽ làm tăng năng suất, tăng thu nhập
của người lao động và ngược lại. Trên cơ sở đó, các
giả thuyết tiếp theo được đề xuất như sau:
H3a: Người lao động làm việc không phù hợp
ngành nghề có thu nhập thấp hơn người lao động
làm việc phù hợp ngành nghề
H3b: Người lao động làm việc có liên quan chút
ít ngành nghề có thu nhập thấp hơn người lao động
làm việc phù hợp ngành nghề
Trên cơ sở giả thuyết nghiên cứu đã đề xuất, mô
hình nghiên cứu được trình bày trong hình 1 với
biến phụ thuộc là thu nhập của người lao động, biến
độc lập là sự không phù hợp bằng cấp, sự không
phù hợp kỹ năng và sự không phù hợp ngành nghề.
Mỗi biến độc lập này được đo lường dưới dạng 3
trạng thái (sẽ được mã hóa dưới dạng 3 nhóm biến
giả - dummy variable). Sự không phù hợp bằng cấp
có ba trạng thái là bằng cấp vượt chuẩn, bằng cấp
dưới chuẩn và bằng cấp đúng chuẩn (nhóm biến
tham khảo) so với yêu cầu công việc. Trong đó,
người lao động có trạng thái bằng cấp vượt chuẩn
và dưới chuẩn được xem là có sự không phù hợp
bằng cấp. Sự không phù hợp kỹ năng cũng có 3
trạng thái là kỹ năng vượt chuẩn, kỹ năng dưới
chuẩn và kỹ năng đúng chuẩn (nhóm biến tham
khảo) so với yêu cầu công việc. Tương tự, người
lao động gặp phải một trong hai trường hợp kỹ năng
vượt chuẩn và kỹ năng dưới chuẩn được xem là có
sự không phù hợp về kỹ năng. Cuối cùng, sự không
phù hợp ngành nghề là trường hợp người lao động
chấp nhận làm những công việc không liên quan
ngành học đã được đào tạo hoặc chỉ có liên quan
chút ít. Người lao động có công việc đúng với
chuyên ngành được đào tạo được xem là có việc
làm đúng ngành (nhóm biến tham khảo). Ngoài ra,
mô hình nghiên cứu còn có thêm một số biến kiểm
65
?
Số 142/2020
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học
?soát gồm tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân và kinh
nghiệm làm việc.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Cách tiếp cận đo lường sự không phù hợp
Để đo lường sự không phù hợp bằng cấp và kỹ
năng, nghiên cứu sử dụng phương pháp tự đánh giá
của người lao động (worker self-assessment):
+ Để đo lường việc làm trái ngành nghề, nghiên
cứu này tiếp cận phương pháp đo lường của Robst
(2007). Theo đó, người lao động sẽ được hỏi “Theo
sự đánh giá của anh/chị, công việc của anh/chị đang
làm có liên quan đến ngành học của bậc học cao nhất
của anh/chị đến mức độ nào”. Người lao động có thể
trả lời theo một trong ba lựa chọn là “Liên quan mật
thiết”, “Liên quan chút ít” và “Hoàn toàn không liên
quan”. Sự không phù hợp được ghi nhận khi đáp viên
chọn một trong hai câu trả lời cuối cùng.
+ Việc xác định sự không phù hợp bằng cấp với
ba trạng thái dưới chuẩn, đúng chuẩn và vượt chuẩn
dựa trên thông tin có được từ việc hỏi người lao động
về trình độ học vấn/bằng cấp của họ và trình độ/bằng
cấp cần thiết để thực hiện công việc họ đang đảm
nhận. Theo đó, người lao động được xem là có bằng
cấp vượt chuẩn (overeducated workers) khi trình
độ/bằng cấp đòi hỏi để thực hiện công việc thấp hơn
trình độ/bằng cấp mà họ đạt được. Ngược lại, người
lao động được xem là có bằng cấp dưới chuẩn
(undereducated workers) khi trình độ/bằng cấp đòi
hỏi để thực hiện công việc cao hơn trình độ/bằng cấp
mà họ có được. Nếu người lao động có trình độ/bằng
cấp tương ứng với yêu cầu về trình độ/bằng cấp để
thực hiện công việc thì được xem là bằng cấp/trình
độ phù hợp. Theo Alba-Ramirez (1993), cách đo
lường này có ưu điểm là trong thị trường lao động có
nguồn cung lao động trình độ cao tăng nhiều thì vẫn
có thể đo lường được tình trạng bằng cấp vượt chuẩn
bởi vì vẫn có khả năng có người lao động đang làm
những công việc mà yêu cầu về trình độ/bằng cấp
thấp hơn trình độ/bằng cấp mà họ đang sở hữu. Điều
này là phù hợp trong bối cảnh nghiên cứu ở Việt
Nam khi việc đào tạo sau đại học ở nước ta
ngày càng mở rộng.
+ Để đo lường việc không phù hợp kỹ
năng, nghiên cứu tiếp cận theo cách đo
lường của Farooq (2011). Người lao động
sẽ được hỏi về công việc hiện tại của họ với
hai câu hỏi là (i) Anh/chị có cảm thấy rằng
kỹ năng chung mà anh/chị tích lũy được có
cung cấp cho các anh/chị đầy đủ kỹ năng để
thực hiện công việc hiện tại hay không? Và
ii) Anh/chị có cảm thấy rằng kỹ năng chung
mà anh/chị có được có cho phép các
anh/chị thực hiện một công việc phức tạp
hơn công việc hiện tại hay không? Nếu
người lao động trả lời “Có” cho cả hai câu hỏi thì
được xem như là có kỹ năng vượt chuẩn so với yêu
cầu công việc (over-skilled). Nếu họ trả lời “Có” ở
câu hỏi thứ nhất và “Không” ở câu trả lời thứ hai thì
được xem như là có kỹ năng phù hợp với công việc
(adequate-skilled). Trong khi đó, nếu người lao
động trả lời “Không” đối với câu hỏi thứ nhất thì sẽ
được xem như có kỹ năng thiếu chuẩn so với yêu
cầu công việc (under-skilled) bất kể câu trả lời ở câu
hỏi thứ hai như thế nào.
3.2. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương
pháp điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp qua điện
thoại hoặc email người lao động ở 13 tỉnh/thành ở
vùng Đồng bằng sông Cửu Long (bao gồm Long
An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Cần
Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An
Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp) với phương pháp
chọn mẫu phi ngẫu nhiên kiểu thuận tiện, có phân
tầng theo tỷ lệ người lao động từ 15 tuổi trở lên được
công bố bởi Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2017
cho 13 tỉnh/thành khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long. Tác giả chọn phương pháp chọn mẫu phi ngẫu
nhiên do có sự khó khăn trong việc xác định được
khung mẫu, là danh sách những người lao động
trong độ tuổi lao động có việc làm ở mỗi tỉnh.
Với tổng thể gồm 10.596.500 người lao động
trong độ tuổi từ 15 trở lên của khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long năm 2017 và sai số cho phép 1%,
theo Israel (1992), cỡ mẫu tối thiểu phải có khoảng
9.990 người lao động. Số người lao động cần khảo
sát ở từng tỉnh/thành được tính theo tỷ lệ người lao
động ở từng/thành so với tổng thể của khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long. Đối tượng khảo sát là những
người trong độ tuổi từ 18-55 tuổi đang có việc làm
ở các cơ quan nhà nước và trong các doanh nghiệp.
Số 142/202066
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
!"#$%&
'()%*(%+
%,-./
0""/0
Nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích
hồi quy, cần có ít nhất 10 quan sát cho mỗi biến độc
lập. Do vậy, cỡ mẫu dự kiến của đề tài đảm bảo cỡ
mẫu tối thiểu cần cho phân tích hồi quy.
Tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn chuyên gia về sự
phù hợp của các biến số đưa vào mô hình nghiên
cứu và điều chỉnh bản câu hỏi cho phù hợp với bối
cảnh nghiên cứu. Sau đó, tác giả sẽ tiến hành phỏng
vấn thử 5% số lượng cỡ mẫu khảo sát để tiến hành
điều chỉnh bản câu hỏi cho rõ ràng và dễ hiểu đối
với người lao động lần cuối trước khi thực hiện điều
tra chính thức.
Khi thực hiện phỏng vấn chính thức, tổng số
phiếu thu thu về được 1.350 bản hỏi. Sau khi loại
những bản hỏi thiếu thông tin quan trọng để xây
dựng các biến cần có trong mô hình nghiên cứu, số
phiếu còn lại là 1.300 phiếu.
3.3. Phương pháp phân tích số liệu
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích
số liệu như sau:
- Sử dụng bảng phân phối tần số và một số chỉ
tiêu trong thống kê mô tả như số trung bình (Mean),
số trung vị (Median), độ lệch chuẩn (Standard devi-
ation), số lớn nhất (Max), số nhỏ nhất (Min) để mô
tả mẫu nghiên cứu và phân tích tình hình làm việc
trái ngành và không phù hợp bằng cấp, kỹ năng của
người lao động ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để ước
lượng tác động của việc làm không phù hợp bằng
cấp, kỹ năng của người lao động đến thu nhập trong
công việc của người lao động. Phương trình ước
lượng để đo lường tác động của việc làm trái ngành
và không phù hợp bằng cấp, kỹ năng của người lao
động đến thu nhập được khái quát như sau:
Trong đó:
- Ln(wage) là logarithm tự nhiên của biến tiền
lương. Mô hình (*) sẽ được ước lượng hai lần để
đo lường tác động của việc làm trái ngành và
không phù hợp bằng cấp, kỹ năng của người lao
động đối với thu nhập mức thu nhập hiện tại và thu
thập tiết kiệm.
- MMi đại diện cho biến đo lường sự không phù
hợp ngành nghề/bằng cấp/kỹ năng (i=1,2,3). Mỗi
loại không phù hợp sẽ được đo lường bằng 3 trạng
thái bao gồm vượt chuẩn, dưới chuẩn và phù hợp
với yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, sự không phù
hợp ngành nghề được đo lường bằng ba mức độ
gồm không liên quan, liên quan mật thiết và liên
quan chút ít. Diễn giải việc đo lường các biến được
trình bày ở bảng 1 bên dưới.
- Dj đại diện cho biến kiểm soát thứ j (j=1,...,4),
bao gồm các đặc điểm nhân khẩu học của người lao
động và các đặc điểm liên quan đến công việc như
tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân và kinh nghiệm
làm việc.
+ Tuổi: Nghiên cứu của Iriondo và Pérez-Amaral
(2015) cho thấy mức lương của người lao động dưới
35 tuổi phần lớn phụ thuộc vào trình độ học vấn đạt
được (theo lý thuyết vốn con người) còn mức lương
của người trên 35 tuổi phụ thuộc chính vào mức
trình độ mà công việc đòi hỏi (lý thuyết cạnh tranh
công việc). Chevalier (2003) đã tìm thấy rằng người
lao động lớn tuổi có kinh nghiệm làm việc lâu năm
sẽ có thu nhập cao hơn và có khả năng có bằng cấp
vượt chuẩn hơn so với người lao động trẻ tuổi.
+ Giới tính: Một số nghiên cứu trước đây đã tìm
thấy bằng chứng rằng xác suất của sự không phù
hợp khác nhau theo giới tính. Cụ thể, nghiên cứu
của Nordin và cộng sự (2010) kết luận rằng có sự
trừng phạt về thu nhập đối với sự vượt chuẩn về
bằng cấp ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, thu
nhập của nam giới có thể giảm theo kinh nghiệm
làm việc. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Iriondo và
Pérez-Amaral (2015) đã cho thấy mức phạt về tiền
lương trong trường hợp của nam giới cao hơn nữ
giới. Sự trừng phạt tiền lương đối với sự không phù
hợp diễn ra ở cả hai giới. Tuy nhiên trong trường
hợp kỹ năng của người lao động tốt hơn nhiều so với
yêu cầu công việc thì ảnh hưởng tiền lương chỉ diễn
ra ở nam giới.
+ Tình trạng hôn nhân: Nghiên cứu của Nordin
và cộng sự (2010) cho thấy tình trạng hôn nhân của
người lao động có ảnh hưởng đến thu nhập. Người
lao động đã kết hôn được tìm thấy có xu hướng có
thu nhập cao hơn người lao động còn độc thân.
+ Kinh nghiệm làm việc: Allen và Van der
Velden (2001) đã thực hiện nghiên cứu về sự ảnh
hưởng của sự không phù hợp bằng cấp và kỹ năng
đối với tiền lương trong công việc và quá trình tìm
kiếm việc làm với số liệu khảo sát 2.460 người tốt
nghiệp đại học và đào tạo nghề tại Hà Lan. Nghiên
cứu này tìm thấy rằng số năm làm việc hay kinh
nghiệm của người lao động có ảnh hưởng đến thu
nhập. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Korpi và Tahlin
(2008) cũng cho thấy số năm kinh nghiệm càng
nhiều thì thu nhập sẽ càng tăng.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu
- Tình hình việc làm không phù hợp bằng cấp, kỹ
năng và ngành nghề ở Đồng bằng sông Cửu Long
Kết quả thống kê ở bảng 2 cho thấy tỷ lệ người
lao động có bằng cấp dưới chuẩn và kỹ năng dưới
67
?
Số 142/2020
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học
?chuẩn so với yêu cầu công việc ở Đồng bằng sông
Cửu Long không quá phổ biến, lần lượt là 6,54% và
4,31% trong tổng mẫu
nghiên cứu. Trong khi
đó, tỷ lệ người có bằng
cấp vượt chuẩn khá cao,
khoảng 30% mẫu nghiên
cứu. Đặc biệt, người lao
động có kỹ năng vượt
chuẩn theo đánh giá của
chính người lao động
hơn 75%. Xét về việc
làm trái ngành, trong
mẫu nghiên cứu, tỷ lệ
người lao động đang làm
việc trái ngành hơn
55%. Cụ thể, tỷ lệ người
lao động đang làm công
việc không có liên quan
đến ngành nghề đã học
chiếm hơn 28%, trong
khi đó, người làm công
việc có liên quan chút ít
đến ngành học của họ
chiếm khoảng 27%.
Điều này phản ảnh phần
nào thực tế ở Việt
Nam là số người lao
động ở Việt Nam
làm việc trái ngành
khá phổ biến.
- Một số đặc
điểm của người lao
động trong mẫu
nghiên cứu
Trong mẫu
nghiên cứu, tỷ lệ lao
động nữ và nam
tương đối đồng đều
(Hình 2). Trong khi
đó, tỷ lệ người có
gia đình gần 57%.
Độ tuổi trung bình
của người lao động
trong mẫu nghiên
cứu là khoảng 30
tuổi với kinh
nghiệm làm việc
trung bình khoảng 6
năm (Bảng 3).
Ngoài ra, kết quả
thống kê ở bảng 3
còn cho thấy thu nhập trung bình của người lao động
ở 13 tỉnh/thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Số 142/202068
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học
Bảng 1: Diễn giải các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu
!"
#$%
&
$'(
!
)* +
,
-./,0
123400
567./,+
380
0
5 9:
;?./
,=
23@=90
5
)* +
;AB
-.)AB0
12340C;5D7.)AB+
380
9C;5 9 :
; ?.)A B =
23@=9C;5
)* +
>
-.E
F
3G
0H09H9C
0I59:
;<D7.EJ
3K
I9
0H09H9C
0I5
=>?.)*34
0H09H9C
0I5
!"#$
L MB&
N
OBC MB
P1
-.MDQ.MR
N*
-. S$6Q.T
$
%#&'
)&
>=&
)&>=&
1;U
$V*=&&
N MB
Bảng 2: Tình hình làm việc không phù hợp bằng cấp, kỹ năng và ngành nghề
ở Đồng bằng sông Cửu Long
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ mẫu nghiên cứu gồm 1.300 người lao động ở
ĐBSCL (2020)
! " #
$%& #'( #(((
) *+#(( *((
,-. #*
,-. ! "/ *'//
,-.$%& '/ /'"
) *+#(( *((
01$
2 3451 67238 #/* "
01$
2 349 672!&:& ;38 #" "/(
01$
2 349 6724<&&;& ;38 // #
) *+#(( *((
là 8,15 triệu đồng/tháng. Người có thu nhập cao nhất
là 40 triệu đồng/tháng, trong khi đó, người có thu
nhập thấp nhất là 2,5 triệu đồng/tháng. Sau khi trừ
đi sinh hoạt phí, người lao động trong khu vực tiết
kiệm được trung bình khoảng 3 triệu đồng/tháng.
Người lao động tiết kiệm được nhiều nhất là 40 triệu
đồng/tháng, trong khi đó cũng có trường hợp người
lao động không tiết kiệm được gì từ khoản thu nhập
hiện tại của mình.
4.2. Kết quả phân tích sự ảnh hưởng của việc
làm không phù hợp đến thu nhập người lao động
Kết quả phân tích hồi quy ở bảng 4 cho thấy sự
ảnh hưởng của việc không phù hợp bằng cấp đối với
thu nhập người lao động. Cụ thể là, có bằng chứng
thống kê cho thấy người lao động có bằng cấp dưới
chuẩn có thu nhập thấp hơn người lao động có trình
độ đúng chuẩn so với yêu cầu công việc khoảng
1,72 triệu đồng/tháng. Sự tác động tiêu cực được
khẳng định khi sử dụng thu nhập tiết kiệm thay vì
thu nhập hiện tại. Như vậy, kết quả thống kê ủng hộ
giả thuyết H1b rằng người lao động có bằng cấp
dưới chuẩn sẽ có thu nhập thấp hơn người lao động
có bằng cấp phù hợp. Kết quả nghiên cứu này đồng
thuận với nghiên cứu của Iriondo và Pérez-Amaral
(2016) rằng mức lương của những người lao động
có trình độ dưới chuẩn thấp hơn so với những người
có trình độ tương ứng với yêu cầu công việc. Trong
khi đó, chưa có bằng chứng thống kê về sự ảnh
hưởng của trường hợp bằng cấp vượt chuẩn so với
yêu cầu công việc đến thu nhập của người lao động
trong nghiên cứu này.
Xét về khía cạnh không phù hợp ngành nghề,
người lao động đang làm các công việc không có
liên quan nhiều đến ngành học được tìm thấy có thu
thập thấp hơn khoảng 1,12 triệu đồng/tháng so với
những người làm công việc có liên quan đến mật
thiết đến ngành nghề. Điều này có thể được giải
thích bởi Zhu (2014) rằng ngành học của người lao
động phù hợp với yêu cầu của công việc sẽ làm tăng
năng suất, từ đó có thể giúp tăng thu nhập của người
lao động và ngược lại sự không phù hợp về ngành
nghề có thể dẫn đến thu nhập của người lao động
thấp hơn. Kết quả này ủng hộ giả thuyết H3b rằng
người lao động làm việc không phù hợp ngành nghề
có thu nhập thấp hơn người lao động làm việc phù
hợp ngành nghề. Ngoài ra, hệ số ước lượng đối với
biến công việc không liên quan ngành học trong
bảng 4 cũng có giá trị âm, điều này cho thấy rằng
thu thập của người lao động làm công việc không
liên quan ngành học thấp hơn thu nhập người làm
việc đúng chuyên môn đã được đào tạo. Tuy nhiên,
hệ số ước lượng của biến số này không có ý nghĩa
thống kê.
Liên quan đến trường hợp việc làm không phù
hợp kỹ năng, bằng chứng thống kê cho thấy người
lao động có kỹ năng vượt chuẩn so với yêu cầu công
69
?
Số 142/2020
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học
Hình 2: Giới tính và tình trạng hôn nhân của người lao động
Bảng 3: Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ mẫu nghiên cứu gồm 1.300 người lao động ở ĐBSCL (2020)
!"# $%&& '()*% +)(% $* ,(
-#.# !"# $'/+ ,)*% ,)+% & %+
01
2 34 $%&& *)$, %)*+ '), 5&
01
6# 34 $'+* ')(* ')*( & '/
?việc có thu nhập hàng tháng thấp hơn người lao
động có kỹ năng phù hợp với yêu cầu công việc
khoảng 0,76 triệu đồng. Kết quả này tương đồng với
kết quả nghiên cứu của Kracke và cộng sự (2018) và
Romero và cộng sự (2017). Bằng chứng thống kê
này ủng hộ giả thuyết H2a đã được đặt ra rằng người
lao động có kỹ năng vượt chuẩn sẽ có thu nhập thấp
hơn người lao động có kỹ năng phù hợp. Kết quả
này ủng hộ lý thuyết phân công công việc rằng kỹ
năng không phù hợp với công việc sẽ làm giảm tiền
lương. Trong khi đó, chưa có bằng chứng thống kê
cho thấy sự ảnh hưởng của kỹ năng dưới chuẩn đến
thu nhập của người lao động.
Bên cạnh đó, kết quả phân tích trong bảng 4 cho
thấy một số bằng chứng thống kê về mối quan hệ
của một số đặc điểm cá nhân của người lao động và
thu thập của người lao động. Cụ thể là, nam lao
động trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
được tìm thấy có thu nhập cao hơn nữ khoảng 1,38
triệu đồng/tháng. Điều này cho thấy có sự bất bình
đẳng trong thu nhập theo giới tính trong khu vực
này. Bên cạnh đó, người lao động đã lập gia đình
được tìm thấy có thu nhập cao hơn người chưa có
gia đình khoảng 0,52 triệu đồng/tháng. Kết quả
nghiên cứu này đồng thuận với kết quả được tìm
thấy trong nghiên cứu của Nordin và cộng sự
(2010). Thêm vào đó, người có kinh nghiệm làm
việc lâu năm hơn
cũng được tìm thấy
có thu thập cao hơn,
cụ thể là người lao
động có thêm một
năm kinh nghiệm
làm việc thì thu thập
có thể tăng lên 0,12
triệu đồng/tháng.
Bằng chứng thống
kê này khẳng định
kết quả nghiên cứu
của Korpi và Tahlin
(2008) rằng số năm
kinh nghiệm càng
nhiều thì thu nhập
của người lao động
sẽ càng tăng. Trong
khi đó, kết quả
nghiên cứu còn cho
thấy người lao động
có tuổi càng lớn thì
thu nhập càng giảm.
Khi thu nhập tiết
kiệm hàng tháng
được sử dụng thay
vì thu nhập hiện tại
làm biến phụ thuộc
trong mô hình ước
lượng, kết quả ước
lượng không có sự
khác biệt nhiều giữa
hai trường hợp.
Điều này cho thấy
kết quả phân tích khá ổn định.
Số 142/202070
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học
Bảng 4: Kết quả phân tích sự ảnh hưởng của việc làm không phù hợp
đến thu nhập người lao động
Ghi chú: ***, ** và * đại diện cho mức ý nghĩa lần lượt là 1%, 5% và 10%; Nhóm
tham khảo là nữ, người lao động chưa có gia đình, người lao động có bằng cấp đúng
chuẩn, kỹ năng đúng chuẩn và ngành học liên quan mật thiết đến ngành học
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ mẫu nghiên cứu gồm 1.300 người lao động ở
ĐBSCL (2020)
!"
# $%
# %%
!" %
$ #
&'
()*+,-.'+
/0*,1 % $
%
&'
()*+,-2+
/0*34)5,1
% #
67
$
8*-
%
9:2
*); $
#
(-+,-
( %
# $%
%# $
5. Kết luận
Nghiên cứu này phân tích sự ảnh hưởng của sự
không phù hợp bằng cấp, kỹ năng và ngành nghề
đến thu thập của người lao động khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long. Nghiên cứu được thực hiện dựa
trên số liệu khảo sát 1.300 người lao động làm việc
ở các tỉnh/thành trong khu vực. Kết quả nghiên cứu
cho thấy rằng, xét trên phương diện cá nhân, sự
không phù hợp bằng cấp, kỹ năng và ngành nghề có
tác động tiêu cực đến thu nhập của người lao động.
Cụ thể, bằng chứng thống kê trong nghiên cứu này
cho thấy người lao động có bằng cấp dưới chuẩn so
với yêu cầu công việc có thu nhập thấp hơn những
người có bằng cấp đúng chuẩn với yêu cầu công
việc khoảng 1,72 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó,
người lao động có kỹ năng vượt chuẩn cũng được
tìm thấy có thu nhập thấp hơn so với người đáp ứng
đúng kỹ năng công việc đòi hỏi. Ngoài ra, bằng
chứng thống kê còn cho thấy người lao động làm
những công việc ít có liên quan đến chuyên ngành
được đào tạo có thu nhập thấp hơn người làm đúng
với chuyên ngành đã học. Những kết quả này tương
đồng với một số các nghiên cứu trước đây trên thị
trường lao động ở các quốc gia khác. Điều này cho
thấy sự cần thiết của việc cải thiện tình trạng việc
làm không phù hợp trong khu vực, từ đó có thể giúp
nâng cao thu nhập cho người lao động.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn cho thấy sự
ảnh hưởng của một số đặc điểm của người lao động
và đặc điểm công việc đến thu nhập của người lao
động. Cụ thể là, người lao động đã lập gia đình được
tìm thấy có thu nhập cao hơn người chưa lập gia
đình, nam lao động có thu nhập cao hơn nữ. Ngoài
ra, người lao động càng có nhiều kinh nghiệm làm
việc thì thu thập càng tốt hơn. Trong khi đó, người
lao động có độ tuổi càng cao được tìm thấy có thu
nhập càng giảm.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số hàm ý chính
sách nhằm cải thiện tình trạng việc làm không phù
hợp, từ đó giúp cải thiện thu nhập của người lao
động được đề xuất như sau:
- Cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa những
đơn vị sử dụng lao động và các đơn vị đào tạo trong
việc thiết kế chương trình đào tạo thông qua các
hình thức hội thảo lấy ý kiến người sử dụng lao động
thường niên, nhận thực tập sinh, đào tạo chính quy
dài hạn theo hợp đồng đặt hàng có quy định nội
dung, hợp tác trao đổi và tiếp nhận chuyên gia, cố
vấn... Điều này sẽ đảm bảo người tốt nghiệp sẽ có
chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng và thái độ phù
hợp với yêu cầu công việc của người sử dụng lao
động, từ đó giúp người lao động không phải đầu tư
thời gian, công sức và tiền bạc để đầu tư cho việc
học quá nhiều dẫn đến đến tình trạng vượt chuẩn về
bằng cấp.
- Cần có sự công bố thông tin rõ ràng hơn nữa
liên quan đến nhu cầu của thị trường lao động nhằm
định hướng cho người học trong việc chọn ngành
học phù hợp hơn. Khi người lao động được làm việc
theo đúng chuyên môn của mình có thể giúp tăng
năng suất công việc, từ đó có thể giúp người lao
động có thể nâng cao được thu thập của mình.
- Cần có sự hỗ trợ từ phía doanh nghiệp trong
hoạch định nguồn nhân lực và thiết kế chương trình
huấn luyện những kỹ năng mới kịp thời cho nhân
viên. Việc luôn được cập nhật những kiến thức và kỹ
năng đáp ứng cho nhu cầu công việc đối với người
lao động là thật sự cần thiết để người lao động có thể
thực hiện công việc tốt hơn, giúp họ tăng năng suất
và thông qua đó có thể giúp người lao động cải thiện
thu nhập.u
Tài liệu tham khảo:
1. Alba-Ramirez, A. (1993), Mismatch in the
Spanish labor market: Overeducation, Journal of
Human Resources, 259-78.
2. Allen, J. and Van der Velden, R. (2001),
Educational mismatches versus skill mismatches:
Effects on wages, job satisfaction, and on-the-job
search, Oxford Economic Papers, 53(3), 434-52.
3. Becker, G. (1964), Human Capital. A
Theoretical and Empirical Analysis with Special
Reference to Education, New York: Columbia
University Press for the Nber.
4. Chevalier, A. (2003), Measuring over-educa-
tion, Economica, 70(279), 509-31.
5. Farooq, S. (2011), The Utilisation of
Education and Skills: Incidence and Determinants
among Pakistan Graduates, The Pakistan
Development Review, 219-44.
6. Fleming, C. M. and Kler, P. (2014), Female
overeducation, job satisfaction and the impact of
children at home in Australia, Economic Analysis
and Policy, 44(2), 143-55.
71
?
Số 142/2020
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học
7. Freeman, R. (1976), The Overeducated
American, New York: Academic Press.
8. Heijke, H.; Meng, C. and Ris, C. (2003),
Fitting to the job: the role of generic and vocational
competencies in adjustment and performance,
Labour economics, 10(2), 215-29.
9. Israel, G. D. (1992), Determining sample size,
Florida Cooperative Extension Service. University
of Florida.
10. Iriondo, I. and Pérez-Amaral, T. (2016), The
effect of educational mismatch on wages in Europe,
Journal of Policy Modeling, 38(2), 304-23.
11. Korpi, T., and Tåhlin, M. (2009),
Educational mismatch, wages, and wage growth:
Overeducation in Sweden, 1974-2000. Labour
Economics, 16, 183-193.
12. Kracke, N.; Reichelt, M. and Vicari, B.
(2018), Wage losses due to overqualification: The
role of formal degrees and occupational skills,
Social Indicators Research, 139(3), 1085-108.
13. Mavromaras, K. and Sloane, P. J. (2015),
Mismatch on the Labor Market, International
Enclyclopedia of the Social and Behavioral
Sciences, 15 (2nd edition), 595-601.
14. Nordin, M.; Persson, I. and Rooth, D.-O.
(2010), Education-occupation mismatch: Is there an
income penalty? Economics of Education Review,
29(6), 1047-59.
15. Psacharopoulos, G. (1994), Returns to
investment in education: A global update. World
development, 22(9), 1325-43.
16. Robst, J. (2007), Education and job
match: The relatedness of college major and
work. Economics of Education Review, 26(4),
397-407.
17. Robst, J. (2008), Overeducation and college
major: Expanding the definition of mismatch
between schooling and jobs. The Manchester
School, 76(4), 349-68.
18. Robst và VanGilder, J. (2016), Salary and
Job Satisfaction among Economics and Business
Gradates: The Effect of Match between Degree
Field and Job. International Review of Economics
Education, 21, 30-40.
19. Romero et al. (2017), Wage effects of cogni-
tive skills and educational mismatch in Europe.
Journal of Policy Modeling, 39(5), 909-27.
20. Sattinger, M. (1993), Assignment models of
the distribution of earnings. Journal of Economic
Literature, 31(2), 831-80.
21. Sellami, S.; Verhaest, D. and Van Trier, W.
(2018), How to Measure Field of Study Mismatch?
A Comparative Analysis of the Different Methods.
LABOUR, 32(4), 141-73.
22. Senarath, S. and Patabendige, S. (2014), Job-
education mismatch among the graduates: A Sri
Lankan Perspective. Ruhuna Journal of
Management and Finance, 1(2), 1-16.
23. Sicherman, N. and Galor, O. (1990), A theory
of career mobility. Journal of Political Economy,
98(1), 169-92.
24. Skott, P. (2006), Wage Inequality and
Overeducation in a Model with Efficiency Wages.
The Canadian Journal of Economics/Revue canadi-
ence d’Economique, Vol. 39, No. 1, 94-123.
25. Spence, M. (1973), Job market signaling.
The Quarterly Journal of Economics, 83(3), 355-74.
26. Thurow, L. C. (1975), Generating inequality.
New York: Basic Books. Inc. Publishers.
27. Zhu, R. (2014), The impact of major–job
mismatch on college graduates' early career earn-
ings: Evidence from China. Education Economics,
22(5), 511-28.
Summary
The study was conducted to analyze the impact
of eduction mismatch, skill mismatch and field of
study mismatch on the income of workers working
in enterprises in the Mekong River Delta using the
survey data of 1,300 employees. Research results
showed that there was a negative effect of these mis-
matches on the income of workers. Under-educated
employees compared to the job requirements were
found to have lower incomes than those with the
adequate qualifications. In addition, there was statis-
tical evidence that over-skilled workers had lower
incomes than those who had adequate skills required
by the jobs. In addition, statistical evidence also
showed that workers who did jobs less relevant to
their trained majors had lower incomes than those
working with right majors.
Số 142/202072
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_su_khong_phu_hop_bang_cap_ky_nang_va_nganh_ngh.pdf