Đề tài Bước đầu về đánh giá hiệu quả kinh tế của việc khai thác các công trình thuỷ nông trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ- Tỉnh Phú Thọ

_ Cần phải nâng cao trình độ của những cán bộ trực tiếp vận hành công trình bằng cách cho đi học chuyên tu hoặc tại chức về ngành liên quan. _ Tích cực tuyên truyền về tác dụng của việc khai thác các công trình thuỷ nông để cho mọi người dân có ý thức hơn trong việc bảo vệ các công trình. _ Tích cực tìm kiếm và đưa các giống mới cũng như các tiến bộ KHKT vão sản xuất nông nghiệp của huyện.

doc66 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu về đánh giá hiệu quả kinh tế của việc khai thác các công trình thuỷ nông trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ- Tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trên địa bàn huyện ThanhThuỷ, để xem xem các công trình đã đầy đủ về số lượng và chất lượng cho việc phục vụ sản xuất nông nghiệp và các mục tiêu khác của huyện hay chưa. 4.1.1 Các công trình đầu mối của huyện. Các công trình đầu mối có nhiệm vụ đưa nước vào các cấp kênh để cung cấp cho khu vực tưới. Do đó, các công trình đầu mối phải đảm bảo yêu cầu là có thể lấy nước được bất cứ khi nào để đưa vào khu tưới theo kế hoạch tưới cho các loại cây trồng đã xác định và hoạt động của các công trình không làm ảnh hưởng tới môi trường xung quanh; không làm thay đổi nhiều các yếu tố thuỷ văn dẫn tới ảnh hưởng tới điều kiện lấy nước cũng như các hoạt động lợi dụng nguồn nước của khu vực. Qua tìm hiểu thực tế các công trình đầu mối của huyện ThanhThuỷ chúng tôi thấy toàn huyện có số trạm bơm được biểu hiện cụ thể qua biểu 5. Năm 2001, toàn huyện có 21 trạm bơm. Trong đó: trạm bơm điện là 19, trạm bơm dầu là 2 trạm (tổng số 21 trạm bơm thì có 16 trạm bơm chuyên tưới, 2 trạm bơm tưới tiêu kết hợp, 3 trạm bơm chuyên tiêu) và 2 đập tự chảy ở 2 xã Sơn Thuỷ và Phượng Mao. Biểu 5: Thực trạng các công trình đầu mối của huyện Thanh Thuỷ năm 2001. Diễn giải ĐVT Số lượng * Tổng số trạm bơm Trạm 21 _ Tổng số trạm bơm điện Trạm 19 _ Tổng số trạm bơm dầu Trạm 2 1- Trạm bơm chuyên tưới Trạm 16 a- Trạm bơm điện Trạm 14 _ Số máy bơm. Máy 14 _ Công suất. M3/h 15.400 b- Trạm bơm dầu. Trạm 2 _ Số máy bơm. Máy 3 _ Công suất. M3/h 3000 2- Trạm bơm tưới tiêu kết hợp. Trạm 2 _ Số máy bơm. Máy 3 _ Công suất. M3/h 3.600 3- Trạm bơm chuyên tiêu. Trạm 3 _ Số máy bơm. Máy 3 _ Công suất. M3/h 3.600 * Đập tự chảy Cái 2 _ Công suất. M3/h 2000 Nguồn số liệu: Phòng NN & PTNT huyện Thanh Thuỷ. Hầu hết các công trình đầu mối của huyện đều được xây dựng vào cuối năm 70 và vừa được sự đầu tư nâng cấp cải tạo, làm mới dã làm cho các công trình phục vụ xản suất nông nghiệp của huyện ngày càng tốt hơn. Với số lượng trạm bơm của huyện như vậy cơ bản đã đáp ứng được cho tình hình tưới tiêu của huyện, góp phần nâng cao sản lượng; nâng cao năng suất cây trồng và hiệu quả khai thác. Nhưng để khai thác có hiệu quả kinh tế hơn nữa theo quy hoạch thì huyện phải xây dựng thêm 4 trạm bơm điện ( 2 trạm thay thế cho 2 trạm bơm dầu) thuộc các xã Trung Nghĩa, Tu Vũ, Yến Mao và Hoàng Xá để chủ động tưới tiêu cho các diện tích chưa được tưới tiêu của huyện ở các xã đó. Các công trình đầu mối của huyện trong những năm qua hoạt động tương đối tốt đã tạo điều kiện cho huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. 4.1.2 Hệ thống kênh mương. Trong hệ thống thuỷ nông kênh mương đóng vai trò rất quan trọng để dẫn nước đến khu vực tưới. Đối với đồng ruộng và sản xuất nông nghiệp thì kênh mương được ví như mạch máu của đồng ruộng cung cấp nước cho cây trồng. Thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và nghị quyết 06/NQ - TU của ban thường vụ tỉnh uỷ tỉnh Phú Thọ về việc phát triển sản suất của tỉnh từ năm 1997 đến năm 2000, huyện ThanhThuỷ đã tiến hành thực hiện KCH - KC, từ đầu mối đến mặt ruộng trên tất cả 15 xã trong huyện. Toàn bộ quá trình KCH - KM của huyện được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn I: Thực hiện tại 10 xã, thời gian từ năm 1998 đến năm 2000. Giai đoạn II: Thực hiện ở 5 xã còn lại, thời gian từ năm 2001 đến năm 2003. Kết quả của quá trình KCH - KM của huyện tính đến cuối năm 2001 được thể hiện cụ thể ở biểu 6. Tổng chiêu dài kênh mương của huyện Thanh Thuỷ là 223.398 m, trong đó: kênh tưới là 198.833 m, kênh tiêu là 8.800 m và kênh tưới tiêu là 20.760 m. Tỷ lệ KCH- KM của huyện là 73,59%, trong đó kênh tưới là 74,09%; kênh tưới tiêu là 100% và kênh tiêu chưa được KCH. Và cụ thể từng cấp kênh ta thấy: đối với kênh tưới thì kênh cấp I dài 57.515 m; tỷ lệ kiên cố là 84,18%, kênh cấp II dài 57.310 m; tỷlệ kiên cố là 70,26% và kênh cấp III & nội đồng dài 84.008 m; tỷ lệ kiên cố là 69,79%.Từ kết quả KCH- KM của huyện những năm qua chất lượng kênh mương của huyện là rất tốt, là cơ sở, điều kiện dể nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thuỷ nông trên địa bàn huyện. Kênh mương được KCH đãlàm giảm thời gian dẫn nước, giảm hao phí nước, tiết kiệm điện năng, phục tưới tiêu đúng lịch và đúng kế hoạch sản xuất. Biểu 6: Thực trạng kênh mương huyện Thanh Thuỷ đến năm 2001. Stt Diễn giải ĐVT Kênh tưới Kênh tiêu Kênh tưới tiêu Tổng 1- Kênh cấp I - Chiều dài M 57.515 - 3.000 60.515 Trong đó: + KKC M 48.420 - 3.000 51.420 + Kênh đất M 9.095 - - 9.095 - Tỷ lệ KCH % 84,185 - 100,00 84,97 - Diện tích chiếm dụng M2 118.105 - 4.500 122.605 2- Kênh cấp II - Chiều dài M 57.310 8.800 5.030 71.140 Trong đó: + KKC M 40.270 - 5.030 45.300 + Kênh đất M 17.040 8.800 - 25,840 -Tỷ lệ KCH % 70,26 - 100,00 63,68 - Diện tích chiếm dụng M2 99.444 132.000 6.036 237.480 3- Kênh cấp III & NĐ - Chiều dài M 84.008 - 12.730 96.738 Trong đó: + KKC M 58.633 - 12.730 71.363 + Kênh đất M 25.357 - - 25.375 -Tỷ lệ KCH % 69,79 - 100,00 73,77 - Diện tích chiếm dụng M2 73.242 - 7.638 80.880 S - Tổng chiều dài các loại kênh M 198.833 8.800 20.760 228.393 - Tỷ lệ KCH % 84,09 - 100,00 73,59 - Diện tích chiếm dụng M2 290.791 132.000 18.174 440.965 Nguồn số liệu: Phòng NN & PTNT huyện Thanh Thuỷ Với kết quả này huyện đã cơ bản hoàn thành giai đoạn I của quá trình KCH- KM, đó chính là động lực và tiền đề để huyện tiếp tục triển khai và hoàn thành giai đoạn II ở năm xã còn lại trong những năm tới. Hệ thống kênh mương hoàn chỉnh kết hợp với các công trình đầu mối vận hành tốt sẽ góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung và mục tiêu phát triển nông nghiệp huyện nói riêng giai đoạn 2000 - 2005 và 2000 - 2010. Bên cạnh đó cũng là cơ sở để huyện thực hiện tốt mục tiêu quốc gia là vùng chậm lũ. Hệ thống kênh mương hoàn chỉnh, vững chắc góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc khai thác các công trình thuỷ nông, nhưng để công trình càng bền vững và phát huy hết năng lực thiết kế đòi hỏi trong thời gian tới cần phải khai thác sử dụng và quản lý các công trình một cách khoa học để tăng tuổi thọ công trình và phục vụ tốt mục tiêu tỉnh, huyện và xã đã đề ra. 4.1.3 Thực trạng nguồn vốn đầu tư cho thuỷ nông của huyện. Thực hiện chủ trương KCH - KM của Đảng và Nhà nước và Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Thuỷ đã tiến hành KCH - KM và nâng cấp; làm mới các công trình đầu mối trên toàn huyện. Nguồn vốn để thực hiện KCH-KM và cải tạo; làm mới các công trình đầu mối được ngân sách Nhà nước và tỉnh cấp cùng với sự đóng góp của người dân, điều này cho thấy sự gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân và nhân dân với Đảng với Nhà nước. Nguồn vốn được đưa vào sử dụng trên địa bàn huyện tính đến cuối năm 2001 để KCH-KM và cải tạo; làm mới công trình đầu mối hết 37.637,413 triệu đồng, trong đó: 6 tỷ đồng dùng cho việc cải tạo 2 hồ Phượng Mao và hồ Suối Rồng, 300 triệu đồng cải tạo và xây dựng mới 1 trạm bơm điện ở xã Trung Thịnh. Trong 3 năm, toàn huyện thực hiện KCH-KM 31.337,413 triệu đồng, ngân sách tỉnh cấp 26.612,6236 triệu đồng và nhân dân đóng góp 4.004,7894 triệu đồng; bình quân giá trị 1 km dài kênh mương đã KCH hết 186,44 triệu đồng bao gồm cả các công trình trên kênh. Quả tìm hiểu thực tế địa phương chúng tôi thấy phần vốn do nhân dân đóng góp là đóng góp theo diện tích. Tuỳ từng xã mà nức đóng góp là khác nhau như Đồng Luận 18.000 đông/sào/vụ, Trung Nghĩa là 15.000 đồng/sào/vụ, Trung Thịnh là 10.000 đồng/sào/vụ,... Với nguồn vốn tỉnh cấp và nhân dân đóng góp kênh mương của huyện được KCH theo mặt cắt hình chữ nhật, thành trong và đáy chát vữa và bố trí 5 m có trụ để giữ vững kênh. Tuỳ theo đặc điểm của từng xã, từng kênh mương, theo yêu cầu của đồng ruộng, lưu lượng nước chảy trên kênh, công suất máy bơm mà kích thước kênh được thiết kế phù hợp nên giá trị mỗi mét kênh mương ở mỗi địa phương là khác nhau, được thể hiện cụ thể ở phụ lục 1. Nhìn chung quá trình KCH-KM và cải tạo; làm mới các công trình thuỷ nông của huyện trong giai đoạn I là khá tốt, với nguồn vốn tương đối lớn nhưng hợp với lòng dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ, ngoài số tiền đóng góp nhân dân còn thường xuyên giám sát; thăm quan công trình. Nừu có gì không đúng, không phù hợp với đặc điểm của vùng họ phản ánh ngay với tổ giám sát sở tại để có những điều chỉnh cho thích hợp, tăng tính bền vững cho công trình. Mặt khác, huyện Thanh Thuỷ được xác định là vùng chậm lũ quốc gia nên hệ thống thuỷ lợi - thuỷ nông được ưu tiên hàng đầu. Do vậy, mà nguồn vốn cho nâng cấp; xây mới hệ thống thuỷ nông trên địa bàn huyện thực hiện một cách thuận lợi. Tuy nhiên trong quá trình huy động nguồn vốn góp của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn ở một số xã, do quy định đóng góp theo đầu sào trên diện tích đất canh tác nên khi đưa ra dân bàn rất khó khăn. Họ sợ xây xong mương của nhóm này lại không xây tiếp con mương của nhóm khác. Vì vậy, họ không hoặc còn e ngại trong việc đóng góp do đó vẫn còn một số hộ chưa đóng góp tiền để xây dựng và làm mới các công trình thuỷ nông. Từ quá trình KCH - KM giai đoạn I của huyện đã rút ra được bài học kinh nghiệm cho các cấp lãnh đạo khi tiến hành KCH tiếp kênh mương của 5 xã còn lại cần phải có những điều chỉnh cho phù hợp từ những hạn chế của giai đoạn I và tích cực tuyên truyền cho nhân dân thấy được những lợi ích; tác dụng của hệ thống thuỷ nông mang lại để họ chủ động tham gia.Thanh Thuỷ với mục tiêu đến năm 2003, toàn huyện cứng hoá xong toàn bộ hệ thống kênh mương từ đó góp phần phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn của huyện trong những năm tới. 4.1.4 Hệ thống cống qua đê và các công trình trên kênh của huyện. Qua điều tra thực tế, toàn huyện có 20 cống qua đê, các cống đều có cánh đóng mở rất thuận tiện. Sau khi các cống được cải tạo, làm mới trong những năm qua đã đóng góp tích cực trong việc tiêu nước, thoát úng cho đồng ruộng của cả huyện. Hệ thống trên kênh của các xã được KCH-KM hoạt động rất tốt đã phục vụ đắc lực cho cuộc sống và sản xuất của nhân dân vùng hưởng lợi. Còn hệ thống cầu cống trên kênh của 5 xã chưa được KCH đã xuống cấp trầm trọng và còn thiếu nhiều ,nhưng sẽ được hoàn thành trong giai đoạn II của quá trình KCH-KM của huyện. 4.2 Thực trạng khai thác công trình thuỷ nông trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ. 4.2.1 Tình hình tưới tiêu phục vụ sản suất của các công trình đầu mối. Sau khi chương trình KCH-KM giai đoạn I và chương trình cải tạo nâng cấp; làm mới các công trình đầu mối được hoàn thành thì các công trình đầu mối đã phục vụ tưới tiêu của huyện ngày càng được nâng cao. Qua biểu 8 ta thấy, các công trình đầu mối của những xã được KCH-KM và chưa được KCH-KM diện tích được tưới tiêu là khác nhau. Đối với các xã được KCH-KM thì trên 90% diện tích là được tưới. Còn các xã chưa được KCH-KM thì diện tích được tưới so với diện tích cần tưới chỉ đạt 50 - 60% diện tích. Diện tích cần tưới của các xã được KCH không được tưới 100% diện tích là do đặc điểm tự nhiên của huyện là một huyện miền núi nên các xã đều có diện tích gieo trồng trên đồi với các loại cây trồng như sắn, lạc, khoai lang,.. Cũng từ biểu 8 ta thấy, diện tích cần tưới tiêu của huyện là 3.378,54 ha nhưng trong khi đó diện tích được tưới thực tế là 2.630,48 ha và diện tích được tiêu thực tế bởi các công trình đầu mối là 906,39 ha, Còn lại phần lớn diện tích của huyện là tự tiêu từ 70-80%, do địa hình huyện dốc từ tây sang đông và dốc ra sông Đà nên nước tự thoát. Biểu 8: Thực trạng khai thác các công trình đầu mối phục vụ tưới tiêu trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ. Trạm bơm, đập tự chảy. Số máy, đập. Công suất (m3/h) Diện tích tưới tiêu (ha) Diện tích tưới thực tế (ha) Diện tích tiêu thực tế (ha) GTCL (%) A- Trạm bơm. 1- Xuân Lộc 3 3.600 246,00 240,00 - 90,00 2- Thạch Đồng 2 2.000 110,00 107,00 - 80,00 3- Đào Xá 2 2.000 227,00 223,00 227,00 90,00 4- Tân Phương 1 1.200 110,39 105,39 110,39 90,00 5- La Phù 3 3.600 191,00 187,00 191,00 95,00 6- Bảo Yên 2 2.400 290,00 174,00 - 90,00 7- Đoan Hạ 3 3.600 149,40 67,98 - 90,00 8- Hoàng Xá 2 2.400 378,00 - 378,00 80,00 9- Đồng Luận 1 1.200 260,00 256,00 - 86,00 10- Trung Thịnh 1 1.200 91,30 90,03 - 100,00 11- Tu Vũ 2 2.000 119,35 77,58 - 62,00 12- Trung Nghĩa 1 1.000 120,00 120,00 - 65,00 B- Đập tự chảy. 1- Hồ Phượng Mao 1 1.000 392,10 288,23 - 100,00 2- Hố Suối Rồng 1 1.000 694,00 684,00 - 100,00 Tổng 27.600 3.378,54 2.620,21 906,39 Nguồn số liệu: Phòng NN & PTNT huyện Thanh Thuỷ. Các công trình đầu mối của huyện sau khi sau khi được cải tạo, sửa chữa và nâng cấp đã phục hồi trên 80% giá trị ban đầu đã phát huy hết tác dụng. Duy chỉ có 2 xã Trung Nghĩa và Tu Vũ có 2 trạm bơm dầu giá trị còn lại là từ 60-65% nên dã làm tăng chi phí trong quá trình khai thác như chi phí sửa chữa, vận hành,...từ đó làm ảnh hưởng tới sản suất, mặc dù kênh mương đã được KCH. Để công trình đầu mối của huyện ngày càng hoạt động tốt hơn thì trong thời gian tới huyện cần phải nhanh chóng hoàn thành KCH-KM trên toàn huyện và phải đầu tư xây mới 2 trạm bơm điện, đồng thời thay thế 2 trạm bơm dầu đang xuống cấp. Bên cạnh đó, huyện cần phải có kế hoạch chỉ đạo cho các xã thường xuyên duy tu, bảo dưỡng các công trình để tăng khả năng khai thác và tăng tuổi thọ công trình. Huyện Thanh Thuỷ có 2 đập tự chảy từ hai hồ lớn là hồ Phượng Mao và hồ Suối Rồng. Hồ Phượng Mao phục vụ tưới tiêu cho xã Phượng Mao, xã Yến Mao và một phần diện tích của xã Trung Nghĩa. Hồ Phượng Mao ngoài việc cung cấp nước cho cây trồng còn được tận dụng làm thuỷ lợi nhỏ phục vụ đời sống sinh hoạt của một số hộ dân thuộc xã Phượng Mao và Yến Mao. Hồ Suối Rồng nằm thuộc xã Sơn Thuỷ với diện tích 5 ha, phục vụ tưới tiêu cho 694 ha đất canh tác thuộc 2 xã Sơn Thuỷ và xã Hoàng Xá. Bên cạnh đó, hồ Suối Rồng đóng góp tích cực vào việc nuôi trồng thuỷ sản của 2 xã, và vai trò của hồ Suối Rồng cũng như hiệu quả khai thác của hệ thống hồ Suối Rồng còn sẽ được tăng lên khi mà dự án thuỷ sản của huyện được thực hiện vào năm 2003 và Sơn Thuỷ, với Hoàng Xá được xác định là vùng trọng điểm của dự án. Tóm lại, để tất cả hệ thống các công trình thuỷ nông đạt hiệu quả cao nhất trong khai thác và sử dụng thì các cấp chủ quản và những người hưởng lợi từ công trình cần phải kết hợp chặt chẽ với nhau để bảo vệ, bảo dưỡng công trình làm cho công trình hoạt động ngày càng tốt hơn, cung cấp nước và thoát nước đúng lịch; đúng kế hoạch, góp phần nâng cao sản lượng; nâng cao năng suất cây trồng, ...và nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thuỷ nông. 4.2.2 Tình hình tưới tiêu của huyện Thanh Thuỷ qua 3 năm. Huyện Thanh Thuỷ là một huyện thuần nông nên việc tưới tiêu phục vụ sản suất nông nghiệp của huyện được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tình hình tưới tiêu của huyện Thanh Thuỷ được thể hiện cụ thể qua biểu 9. Năm 1999, diện tích gieo trồng của huyện là 6.516,3 ha thì trong đó chỉ có 40% diện tích gieo trồng được tưới tiêu chủ động và 60% diện tích là tưới tiêu chủ động một phần và phải tạo nguồn. Đến năm 2000 và năm 2001, khi hệ thống thuỷ nông của 10 xã trong giai đoạn I quá trình KCH-KM và nâng cấp cải tạo; làm mới các công trình đầu mối được hoàn thành được đưa vào sử dụng phục vụ tưới tiêu cho sản suất nông nghiệp của huyện. Các xã vùng dự án có điều kiện đưa những giống mới và chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã làm cho diện tích gieo trồng của huyện tăng lên 7.232,4 ha (năm2000), 7.359,5 ha (năm2001), với tốc độ tăng bình quân 6,27%/năm. Khi các công trình thuỷ nông của huyện được đưa vào khai thác và sử dụng đã làm cho diện tích chủ động tưới tiêu của huyện ngày càng tăng,với tốc độ tăng 44,96%/năm. Năm 2000,diện tích tưới tiêu chủ động là 5.315,65 ha tăng so với năm 1999 khi các công trình chưa được được hoàn thiện và sử dụng là 203,94%. Diện tích gieo trồng tưới tiêu chủ động một phần và phải tạo nguồn ngày càng giảm. Các diện tích này tập trung chủ yếu ở các xã có hệ thống kênh mương chưa được KCH xong hoặc chưa được KCH. Cũng qua biểu 9 ta thấy, diện tích tiêu chủ động đang được tăng lên với tốc độ tăng bình quân 18,76%/năm. Diện tích gieo trồng bị ngập úng ngày càng giảm, những nơi úng quá thì được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản và diện tích bị úng giảm bình quân 50,74%/năm, và diện tích này còn giảm khi mà hệ thống thuỷ nông trên toàn huyện được hoàn chỉnh. Huyện Thanh Thuỷ là một huyện miền núi nên có những lợi thế của một huyện miền núi, với địa hình dốc từ tây sang đông. Do đó, mà huyện hàng năm tiết kiệm được một khoản chi phí lớn trong việc tiêu thoát úng, với diện tích tự tiêu luôn luôn trên 70% diện tích gieo trồng. Và diện tích tự tiêu này sẽ còn tăng khi mà kênh mương của 5 xã còn lại được hoàn thành vào năm 2003. Từ những phân tích trên cùng với điều tra thực tế và thông qua các số liệu báo cáo so sánh; tổng kết về công tác thuỷ lợi - thuỷ nông của huyện Thanh Thuỷ trước và sau khi khai thác các công trình mới và cũ. Chúng tôi nhận thấy tình hình khai thác và sử dụng các công trình thuỷ nông của huyện là khá tốt, đã phục vụ tích cực cho sản xuất nông nghiệp của huyện, nâng cao đời sống của người dân “ chân lấm tay bùn” và nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thuỷ nông trên địa bàn huyện. Nhưng để hệ thống thuỷ nông của huyện phát huy hết tác dụng và nâng cao hiệu quả kinh tế hơn nữa trong việc khai thác các công trình thuỷ nông thì huyện cần phải nhanh chóng hoàn thành giai đoạn II quá trình KCH - KM và tích cực tìm kiếm, nghiên cứu ra các giống cây ngắn ngày cho năng suất; sản lượng cao, phù hợp với đồng ruộng của huyện. Có như vậy thì hiệu quả kinh tế mà các công trình thuỷ nông mang lại cho huyện, xã và các hộ trong việc sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác ngày càng tăng. 4.3 Đánh giá chung về hiện trạng và quá trình khai thác các công trình thuỷ nông trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ. Trong những năm qua được sự đầu tư của Nhà nước, của tỉnh bằng ngân sách và bằng các nguồn vốn vay, huyện Thanh Thuỷ đã thực hiện KCH-KM trên 10 xã của giai đoạn I quá trình KCH -KM và nâng cấp; xây dựng các công trình đầu mối của huyện. Vì vậy, mà hệ thống thuỷ nông của huyện còn rất mới (trừ 5 xã chưa KCH-KM), đây chính là lợi thế để nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc khai thác các công trình thuỷ nông trên địa bàn huyện. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & PTNT, tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở kế hoạch & đầu tư tỉnh Phú Thọ mà các công trình thuỷ nông của huyện Thanh Thuỷ được xúc tiến xây dựng với nguồn vốn lớn trong thời gian ngắn. Vì các công trình thuỷlợi-thuỷ nông của huyện một mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế của huyện, mặt khác nó là một trong những cơ sở hạ tầng cần thiết phục vụ cho mục tiêu là điểm chậm lũ quốc gia. Các công trình mới được xây dựng và được khai thác; vận hành một cách khoa học nên đã nâng cao được hiệu quả kinh tế trong việc khai thác các công trình thuỷ nông của huyện. Bên cạnh những thành công mà huyện bước đầu đạt được thì huyện vẫn còn những tồn tại, khó khăn trong quá trình khai thác; quản lý và sử dụng các công trình thuỷ nông cần phải khắc phục trong những năm tiếp theo. Đó là: _ Nguồn vốn vẫn còn nợ đọng trong dân khi đóng góp để KCH-KM. _ Trình độ của người quản lý các công trình thuỷ nông còn hạn chế. _ Hầu hết các công trình đều được các xã quản lý nên sẽ gặp khó khăn trong việc duy tu và sửa chữa lớn các công trình. _ Còn một bộ phận các xã chưa được KCH-KM. _ Cây trồng vật nuôi của huyện chưa được phong phú và đa dạng. 4.4 Hiệu quả kinh tế trong việc khai thác các công trình thuỷ nông trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ. 4.4.1 Tác dụng thứ nhất: Tiết kiệm đất đai. Đất đai đối với sản xuất nông nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nó vừa là tư liệu sản xuất; vừa là đối tượng sản xuất. Nhu cầu về đất ngày càng tăng nhưng diện tích đất đai lại hạn hẹp. Vì vậy, tiết kiệm được đất đai có ý nghĩa rất to lớn. Theo số liệu báo cáo của các xã, số liệu tổng kết giai đoạn I quá trình KCH - KM và cải tạo; nâng cấp làm mới các công trình thuỷ nông của huyện Thanh Thuỷ trong thời gian qua và sau khi công trình được đưa vào khai thác sử dụng thì diện tích đất mà huyện tiết kiệm được là 325.736,7 m2. Diện tích đất tiết kiệm này được chuyển sang diện tích sử dụng khác như mở rộng đường giao thông nội đồng, mở rộng diện tích đất canh tác. Các xã sau khi thực hiện KCH-KM đã tiết kiệm được diện tích đất chiếm dụng là trên 60%. Tính bình quân cho toàn huyện thì diện tích đất tiết kiệm được là 65,14% diện tích kênh mương trước khi KCH. Diện tích đất tiết kiệm được là do sau khi KCH thì 1 m kênh mương chiếm dụng diện tích là: _ Kênh cấp I là từ 1,5-2 m2. _ Kênh cấp II là từ 1-1,5 m2. _ Kênh cấp III là từ 0,5-1 m2. Còn 1 m kênh mương khi chưa KCH thì chiếm diện tích là: _ Kênh cấp I là từ 5-7 m2. _ Kênh cấp II là từ 3-5 m2. _ Kênh cấp III là từ 1,5-2 m2. Biểu 10: Diện tích đất đai tiết kiệm được. STT Tên xã Chiều dài KM (Km) Diện tích đất trước khi KCH (m2) Diện tích đất sau khi KCH (m2) Diện tích đất tiết kiệm được M2 % 1 2 3 4 5 = 4- 3 6 =(5/3)*100 1 La Phù 9,645 29.447,5 10.389,0 19.058,5 64,72 2 Đào Xá 20,760 49.486,0 18.174,0 31.011,0 63,05 3 Trung Nghĩa 24,800 70.475,0 24.090,0. 46.385,0 65,82 4 Trung Thịnh 6,808 28.687,0 9.049,8 19.637,2 68,45 5 Thạch Đồng 14,600 44.000,0 15.300,0 28.700,0 65,23 6 Hoàng Xá 17,630 63.530,0 20.877,0 42.653,0 67,14 7 Sơn Thuỷ 14,970 48.655,0 16.602,0 32.053,0 65,89 8 Tân Phương 7,460 24.940,0 8.376,0 16.564,0 66,42 9 Xuân Lộc 15,350 48.025,0 16.710,0 31.315,0 65,21 10 Đồng Luận 35,400 93.100,0 34.740,0 58.360,0 62,69 Tổng 167,423 500.044,5 174.307,8 325.736,7 65,14 Nguồn số liệu: Phòng NN & PTNT huyện Thanh Thuỷ. Một mét kênh mương chiếm diện tích lớn hay nhỏ còn phụ thuộc công suất của các công trình đầu mối, lưu lượng nước trên kênh và nhu cầu nước của khu vực cần tưới tiêu. Qua điều tra thực tế và phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân đều cho thấy rằng khi hệ thống thuỷ lợi - thuỷ nông được đưa vào khai thác sử dụng thì giao thông nội đồng thuận tiện hơn rất nhiều, tiết kiệm được thời gian vận chuyển sản phẩm khi thu hoạch, bởi những công trình thuỷ nông được sửa chữa; làm mới nên họ có thể đưa xe thồ vào tận nơi để thồ; để chở còn trước kia phải thồ gánh từ đường lớn vào. Diện tích đất tiêt kiệm được nếu đưa vào trồng lúa, năng suất tính theo mức bình quân của huyện thì mỗi vụ số thóc thu được là 141,04 tấn ( hay 32,97 * 4,33 tấn / ha/ vụ ).Trừ các khoản đầu tư cho sản xuất thì lãi khoảng 131 triệu đồng/vụ. Nếu hệ thống kênh mương của 5 xã còn lại của huyện được KCH hết thì thì thu nhập bình quân của huyện còn được tăng lên hơn nữa. Vì vậy, để khai thác và sử dụng hệ thống thuỷ nông có hiệu quả kinh tế cao hơn nữa thì đòi hỏi huyện, các xã và các hộ phải sử dụng đầy đủ, hợp lý diện tích đất hiện có và diện tích đất tiết kiệm được. Cũng trên diện tích đất tiết kiệm được là nơi để trồng các loại cây xanh góp phần làm đẹp cảnh quan, môi sinh môi trường nông thôn và cũng có thể cho thuê, đấu thầu để tạo nguồn vốn cho việc tu bổ bảo dưỡng các công trình hàng năm. 4.4.2 Tác dụng thứ hai: Nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng của huyện. Thực hiện nhiệm vụ chính trị của đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Thanh Thuỷ nhiệm kỳ 2000-2005 là phấn đấu đến năm 2005 sản lượng quy thóc của huyện đạt 28.220 tấn (cây có hạt: 26.880 tấn). Bình quân lương thực đầu người là 370 kg ( lúa và ngô là 353,7 kg/người/năm ). Để đạt được mục tiêu đó của đại hội trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Thuỷ đã tận dụng hết tiềm năng của huyện và tranh thủ sự giúp của các bộ ban ngành từ trung ương đến địa phương.Trong điều kiện thuận lợi đó, huyện Thanh Thuỷ đã hoàn thành việc nâng cấp; làm mới hệ thống thuỷ nông giai đoạn I trên phạm vi toàn huyện, góp phần phục vụ đắac lực sản xuất nông nghiệp của huyện. Thông qua biểu 11 ta thấy, kết quả sản xuất một số cây trồng chính của huyện trong 3năm (1999-2001) là khá tốt. Khi các công trình thuỷ nông của huyện được đưa vào khai thác sử dụng đã góp phần làm tăng diện tích gieo trồng từ 6.513,3 ha ( Năm 1999, khi mà các công trình thuỷ nông chưa được đưa vào khai thác sử dụng ) lên 7.359,5 ha ( Năm 2001, khi mà các công trình thuỷ nông đã được đưa vào khai thác sử dụng). Nước tưới được cung cấp đầy đủ, thường xuyên đã làm diện tích cây lúa tăng khá nhanh từ 3.386 ha năm 1999 lên 4.329 ha năm 2001. Đặc biệt diện tích lúa chiêm xuân bình quân tăng 17,95%/năm. Nước tưới đầy đủ tạo điều kiện cho huyện đưa các giống lúa mới vào sản xuất như: Nhị ưu 838, Nhị ưu 63, Bồi tạp sơn thanh,... có năng suất, chất lượng cao. Do đó, năng suất lúa bình quân và sản lượng lúa của huyện không ngừng tăng lên. Năm 2001, năng suất lúa bình quân là 43,3 tạ/ha/vụ; tốc độ tăng bình quân năng suất là 16,18%/năm.Sản lượng lúa đạt 18.876,22 tấn năm 2001 tăng so với năm 2000 là 111,72%; tốc độ tăng bình quân trong 3 năm (1999-2001) là 31,44%/năm. Ngoài ra, nước tưới chủ động cũng đã làm năng suất, sản lượng tăng lên khá nhanh, năng suất tăng bình quân 13,41%/năm và sản lượng tăng bình quân 14,3%/năm. Khi diện tích các loại cây trồng tăng lên đã làm tăng hệ số quay vòng đất của huyện từ 1,73 lần ( Năm 1999, khi chưa khai thác các công trình thuỷ nông) lên 2,03 lần ( Năm 2001, khi các công trình thuỷ nông được đưa vào khai thác sử dụng). Thuỷ lợi - thuỷ nông tốt đã góp phầnlàm tăng năng suất, sản lượng, diện tích của các loại cây trồng từ đó làm tổng sản lượng quy thóc của huyện ngày càng tăng từ 16.683 tấn (năm 1999) lên 26.261,91 tấn (năm 2001), vượt kế hoạch năm 2001 của huyện là 2.151,91 tấn, tốc độ tăng bình quân là 25,46%/năm. Để có những thành tựu như trong thời gian qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Thuỷ đã cố gắng không ngừng cộng với sự phục vụ đắc lực của hệ thống các công trình thuỷ nông đã làm cho diện tích, năng suất,sản lượng của các loại cây trồng trên địa bàn huyện được nâng lên. Muốn thực hiện thắng lợi mục tiêu của đại hội Đảng bộ huyện và vượt kế hoạch đại hội thì huyện Thanh Thuỷ vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra để làm trong thời gian tới. Đó là: nhanh chóng hoàn thành giai đoạn II quá trình KCH-KM và tích cực nghiên cứu và tìm kiếm các giống cây mới có năng suất, sản lượng cao và thời thu hoạch gian ngắn để đưa vào sản xuất, góp phần nâng cao đời sống của người nông dân đồng thời nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thuỷ nông của huyện. 4.4.3 Tác dụng thứ ba: Làm tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện. Sau khi các công trình thuỷ nông của huyện được đưa vào khai thác sử dụng đã làm cho năng suất, sản lượng các loại cây trồng tăng lên và giá cả thị trường có lợi cho sản xuất một số loại cây trồng nên đã làm cho giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Thanh Thuỷ có những biến đổi sâu sắc, được thể hiện cụ thể tại biểu 12. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân 8,03%/năm. Giá trị ngành trồng trọt chiếm 63,16% năm 2001 (giá trị: 67.908,54 triệu đồng). Qua biểu 12 ta thấy, giá trị sản xuất cây lúa chiếm tỷ lệ khá cao trong ngành trồng trọt từ 40-60% mỗi năm, điều này cho thấy hiệu quả của việc khai thác các công trình thuỷ nông đem lại, nhưng cũng cho thấy cơ cấu cây trồng của huyện vẫn còn hạn chế chưa được đa dạng và phong phú. Trong ngành trồng trọt giá trị sản xuất của cây ăn quả và các loại cây khác đang có xu hướng giảm xuống đó là bị ảnh hưởng của thời tiết và giá cả thị trường tác động tiêu cực đến quá trình tiêu thụ sản phẩm các loại cây này. Mặt khác cho thấy, việc phát triển kinh tế vườn-ao- chuồng và mô hình kinh tế vườn đồi của huyện trong những năm qua chưa được đầu tư thích đáng. Dịch vụ cho trồng trọt của huyện luôn duy trì ở mức 4-5% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Trực tiếp là phòng Nông nghiệp & PTNT cùng với trạm Khuyến nông đã chuyển giao kỹ thuật, cung cấp phân bón, giống cho các hộ nông dân với giá ưu đãi. Bằng nguồn ngân sách tỉnh, huyện đã trợ giá đầu vào cho các hộ nông dân, điều này đã khuyến khích nhân dân hăng hái sản xuất và đóng góp vào sự phát triển nông nghiệp của huyện. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên đã làm cho GTSX/ 1 ha đất canh tác, đất nông nghiệp và thu nhập của các hộ nông nghiệp tăng lên với tốc độ tăng bình quân trên 7% mỗi năm. Từ những kết quả đạt được trong sản xuất nông nghiệp của huyện Thanh Thuỷ cho thấy, việc khai thác hệ thống các công trình thuỷ nông đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho huyện. Vì vậy, để hiệu quả khai thác công trình ngày càng cao hơn nữa thì huyện cần phải giải quyết tốt khâu tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nông dân và có nhiều chính sách khuyến khích các hộ nông dân phát triển sản xuất đồng thời tạo điều kiện cho thương mại - dịch vụ huyện phát triển. 4.4.4 Tác dụng thư tư: Thúc đẩy kinh tế cơ sở phát triển. 4.4.4.1 Một số chỉ tiêu trước và sau khi khai thác các công trình thuỷ nông tại các xã điều tra. Quá trình cải tạo, nâng câp và làm mới hệ thống các công trình thuỷ nông giai đoạn của huyện Thanh Thuỷ đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng. Tất cả các công trình sau khi được đầu tư xây dựng xong đã bàn giao cho UBND xã và HTX xã của các xã tự quản lý và sử dụng. Vì vậy để xác định được hiệu quả kinh tế của việc khai thác các công trình thuỷ nông, chúng tôi tiến hành nghiên cứu; tìm hiểu cụ thể tại 3 xã điển hình của huyện Thanh Thuỷ trong khai thác và sử dụng các công trình thuỷ nông. Đó là: xã Đồng Luận, xã Xuân Lộc và xã Trung Nghĩa. Tại 3 xã điều tra chúng tôi nhận thấy rằng: khi các công trình thuỷ nông được đưa vào khai thác sử dụng thì tình hình tưới tiêu của các xã đều có những thay đổi so với trước khi khai thác hệ thống các công trình thuỷ nông ( năm 1999). Thông qua biểu 13 ta thấy: hao phí nước tưới/ha/năm của 3 xã sau khi khai thác hệ thống các công trình thuỷ nông đều giảm. Đồng Luận tiết kiệm được 796,54 m3/ha/năm, Xuân Lộc là 2.099,95 m3/ha/ năm và Trung Nghĩa tiết kiệm được 2.052,95 m3/ha/năm. Đây là thành quả mà hệ thống kênh mương của các xã khi được KCH mang lại bởi lượng rò rỉ, thẩm lậu được hạn chế tới mức thấp nhất và đặc biệt hiện tượng sạt lở.vỡ kênh mương gây hao phí nước lớn không còn xảy ra như trước khi khai thác. Tình trạng rò rỉ không còn, các công trình vận hành, hoạt động tốt và thời gian dẫn nước giảm làm cho hao phí điện năng trên 1ha tưới trong một năm giảm xuống. Cụ thể: Đồng Luận giảm 19 số/ha, Xuân Lộc giảm 91số/ha. Riêng Trung Nghĩa được hồ Phượng Mao tưới tiêu cho phần lớn diện tích nên không tiêu tốn điện năng, nhưng trạm bơm dầu của xã tiết kiệm được 50.000 đồng/ha. Và điều quan trọng đối với các xã là tỷ lệ tưới tiêu chủ động của mỗi xã đều tăng lên. Trước khi khai thác hệ thống các công trình thuỷ nông (năm 1999) tỷ lệ tưới tiêu chủ động của 3 xã là rất thấp 45-50%, hao phí nước và điện năng lớn, nhưng sau khi hệ thống các công trình thuỷ nông được đưa vào khai thác sử dụng thì tỷ lệ tưới chủ động là trên 80% diện tích và hao phí nước tưới; điện năng giảm. Tỷ lệ diện tích được tiêu cũng tăng lên trên 90% diện tích gieo trồng. Các công trình khai thác vận hành tốt nên đã giảm rất được rất nhiều hao phí so với trước khi khai thác.Vì vậy thuỷ lợi phí của các xã giảm từ 4-5 kg/sào và từ đó làm giảm bớt chi phí cho các hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp. Thuỷ lợi - thuỷ nông tốt góp phần tăng diện tích gieo trồng, tăng hệ số quay vòng đất của các xã. Vì vậy khi khai thác hệ thống các công trình thuỷ nông mang lại là rất lớn. Do đó cần phải có kế hoạch bảo dưỡng các công trình thường xuyên để các công trình phục vụ tưới tiêu ngày càng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tăng tuổi thọ cho các công trình. 4.4.4.2 Khả năng phục vụ của các công trình được nâng cao. Hệ thống thuỷ nông được khai thác đã làm cho diện tích gieo trồng của các xã qua 3 năm tăng lên, Đồng Luận tăng bình quân 2,62%/năm; Xuân Lộc tăng bình quân 5,6%/năm và Trung Nghĩa tăng bình quân 6,28%/năm. Qua biểu 14 chúng ta thấy, diện tích gieo trồng mỗi vụ của 3 xã đều tăng so với trước khi khai thác năm 1999. Năm 2000, các công trình cũng đã được đưa vào sử dụng nhưng đến năm 2001 thì hoạt động của hệ thống mới thực sự được ổn định. Diện tích tưới chủ động ở mỗi xã đều được tăng lên, diện tích tưới chủ động một phần và phải tạo nguồn giảm xuống. Cụ thể xã Xuân Lộc vụ mùa năm 2000 diện tích tưới chủ động tăng 31,9 ha so với năm 1999 và tốc tăng bình quân 3 năm là 8,33%/năm; diện tích chủ động một phần giảm bình quân 48,45%/năm; diện tích phải tạo nguồn giảm 69,8%/năm. Xã Trung Nghĩa, diện tích tưới chủ động năm 2001 so với năm 1999 (khi chưa khai thác ) tăng 260,34 ha; diện tích tưới chủ động một phần giảm 128,73 ha; diện tích phải tạo nguồn giảm 73,81 ha. Diện tích tưới chủ động một phần và phải tạo nguồn của các xã còn nhiều, trong khi hệ thống thuỷ nông của mỗi xã đã cơ bản hoàn chỉnh là do đặc điểm địa hình của mỗi xã mà hệ thống thuỷ nông không thể tới tận nơi để chủ động tưới được. Các xã đều có diện tích trồng sắn ở đồi thấp và các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác ở ven đồi nên diện tích này không được tưới chủ động, mà hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả tưới hơn nữa trong những năm tới mỗi xã cần ít nhất 3 máy bơm lưu động để tưới tiêu cho những vùng mà hệ thống thuỷ nông không thể tới được. 4.4.4.3 Kết quả sản xuất một số loại cây trồng chính tại các hộ điều tra. Năng suất và sản lượng cây trồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, chế độ luân canh cây trồng,lượng phân bón,...Chủ động tưới tiêu cũng sẽ làm tăng năng suất, sản lượng và diện tích cây trồng.Vì vậy, chúng tôi tiến hành điều tra 60 hộ trên 3 xã về tình hình sản xuất nông nghiệp của hộ từ trước và sau khi khai thác hệ thống các công trình thuỷ nông. Khi được hỏi tác dụng của việc khai thác các công trình thuỷ nông là làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng thì có trên 90% chủ hộ đồng ý, còn lại một số hộ trả lời họ không nắm rõ sự thay đổi năng suất; sản lượng cây trồng. Để tìm hiểu cụ thể diện tích, năng suất và sản lượng cây trồng trước và sau khi khai thác hệ thống các công trình thuỷ nông. Chúng tôi đã tiến hành điều tra và được thể hiện cụ thể ở biểu 15. Sau khi các công trình thuỷ nông được đưa vào khai thác thì điều kiện cung cấp nước và tiêu thoát nước tốt đã góp phần làm thay đổi cơ cấu cây trồng. Từ đó diện tích, năng suất và sản lượng cây trồng đươc tăng lên. Qua tổng hợp, tính toán số liệu điều tra để so sánh thực tế trước khi khai thác hệ thống các công trình thuỷ nông (năm 1999) và sau khi khai thác hệ thống các công trình thuỷ nông (năm 2001) chúng tôi nhận tháy: + Diện tích, năng suất và sản lượng lúa sau khi khai thác so với trước khi khai thác hệ thống thuỷ nông đều cao hơn, diện tích tăng 20 - 40 sào; năng suất tăng 50 - 60 kg/sào và sản lượng tăng 50 - 100 tạ. + Đối với cây ngô tuy có xã diện tích giảm nhưng năng suất và sản lượng đều tăng, năng suất tăng 60-140 kg/sào; sản lượng tăng từ 100- 200 tạ. Tưới tiêu ổn định là điều kiện cho các hộ đưa các giống lúa mới như: Tạp Giao; CR 203; Nhị Ưu 63; Nhị Ưu 838; Bồi tạp sơn thanh, các giống ngô mới năng suất cao như: DK 888; VN 10; B 999;...và các giống cây khác vào sản xuất. Đồng thời diện tích hoang hoá, lầy thụt và trồng các loại cây khác không cho năng suất cao dã được chuyển sang trồng lúa, ngô và các loại cây trồng khác có năng suất cao hơn. Vì vậy, mà diện tích trồng lúa, ngô ngày càng được mở rộng. Tóm lại: khai thác hệ thống thuỷ lợi - thuỷ nông tốt đã góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, tiết kiệm đất, tiết kiệm nước,... từ đó tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc khai thác hệ thống các công trình thuỷ nông mang lại. 4.4.4.4 Hiệu quả kinh tế của việc sản xuất một số loại cây trồng chính của các hộ điều tra. Công trình thuỷ nông được đưa vào khai thác sử dụng làm cơ sở cho các hộ nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chế độ luân canh cây trồng và đưa các giống mới vào sản xuất đã làm cho kinh tế của hộ có những biến đổi sâu sắc. Để đảm bảo tính chặt chẽ; chính xác và thống nhất của đề tài, chúng tôi sử dụng bảng tính công lao động của huyện để xác định công lao động bình quân đối với cây lúa từ khi làm đất đến khi có được sản phẩm hết 6,5 công/sào (giá thuê một công lao động nông nghiệp ở địa phương là 8000 đồng/công); cây ngô là 4 công/sào và các yếu tố đầu vào; đầu ra khác là theo giá thị trường năm 2001 tại địa phương, Qua biểu 16 ta thấy, giá trị sản xuất của một số loại cây trồng chính của các hộ điều tra trước và sau khi khai thác hệ thống các công trình thuỷ nông có những thay đổi đáng mừng. Cụ thể tại xã Đồng Luận giá trị sản xuất của các hộ điều tra tăng 67,58 triệu đồng, xã Xuân Lộc tăng 45,76 triệu đồng, xã Trung Nghĩa tăng 86,36 triệu đồng so với trước khi khai thác hệ thống các công trình thuỷ nông. Chi phí sản xuất trên một sào giảm, chủ yếu là giảm do thuỷ lợi phí. Lợi nhuận trên một sào gieo trồng tăng lên từ 138.000 đồng/sào đến 210.000 đồng/sào. Tác dụng của khai thác hệ thống các công trình thuỷ nông đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho việc sản xuất các loại cây trồng của hộ. Với một đồng chi phí bỏ ra hộ có thể thu về từ 3-4,5 đồng giá trị sản phẩm, tăng so với trước khi khai thác hệ thống các công trình thuỷ nông từ 1-2 đồng giá trị sản phẩm. Và để có một đơn vị sản phẩm thì lượng chi phí bỏ ra ngày càng giảm như xã Đồng Luận trước khi hệ thống công trình thuỷ nông được đưa vào khai thác sử dụng cần 0,53 đồng chi phí để có một đơn vị sản phẩm, thì sau khi khai thác hệ thống các công trình thuỷ nông chỉ cần 0,31 đồng chi phí để có một đơn vị sản phẩm, giảm 0,12 đồng chi phí. Và các xã khác cũng như vậy. Vì vậy, việc khai thác hệ thống các công trình thuỷ nông đã góp phần làm tăng năng suất; sản lượng; giá trị sản xuất; giá trị gia tăng; thu nhập và giảm chi phí sản xuất trên diện tích gieo trồng. Ngoài ra, khai thác hệ thống các công trình thuỷ nông còn làm tăng hiệu quả đầu tư trên diện tích gieo trồng, nâng cao đời sống của người dân và góp phần xoá đói giảm nghèo, 4.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong việc khai thác hệ thống các công trình thuỷ nông huyện Thanh Thuỷ. 4.4.5.1 Chính sách đầu tư. Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng chịu tác động 2 chiều của chính sách, chính sách đúng sẽ khai thác và phát huy hết mọi tiềm năng, đặc biệt là vốn cho thuỷ lợi-thuỷ nông và vốn hỗ trợ cho các hộ nông dân sản xuất. Trong quá trình khai thác sử dụng vận hành các công trình thuỷ nông cần phải có một nguồn vốn để thường xuyên tu bổ, sửa chữa và bảo dưỡng các công trình làm cho hiệu quả khai thác và khả năng phục vụ của các công trình ngày càng cao. Ngược lại, chính sách đầu tư không đảm bảo và thoả đáng sẽ hạn chế đến khả năng khai thác của các công trình, từ đó dẫn tới làm giảm hiệu quả kinh tế mà các công trình này mang lại. Vì vậy, chính sách đầu tư cũng là một trong những nhân tố làm giảm hiệu quả kinh tế của việc khai thác hệ thống các công trình thuỷ nông. Ngoài ra, còn các chính sách khác cũng gây ảnh hưởng tới hiệu quả khai thác như: chính sách về thị trường, chính sách thuế, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn,.... 4.4.5.2 Yếu tố kỹ thuật. Kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác và sử dụng các công trình. Các công trình được khai thác và sử dụng đúng kỹ thuật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Nếu sử dụng và khai thác không đúng kỹ thuật sẽ làm hạn chế khả năng cung cấp nước, hao phí nước lớn, từ đó làm chochi phí khai thác tăng lên và đồng nghĩa với nó là hiệu quả kinh tế trong việc khai thác các công trình này cũng giảm xuống. Việc thiết kế, xây dựng hệ thống thuỷ nông cần phải theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Nhưng qua một số công trình trên địa ban huyện chung tôi thấy kỹ thuật của một số công trình chưa bảo đảm, kênh mương còn nhỏ hơn thiết kế, thậm chí một số công trình do ý thức của người xây dựng đã bòn rút từ công trình như: sử dụng gạch non; bớt lượng xi măng trong vữa; bớt săt thép trong kết cấu bê tông. Chính những hành động này đã làm ảnh hưởng tới kỹ thuật và độ bền vững của công trình, làm cho hiệu quả khai thác công trình sụt giảm. 4.4.5.3 Các yếu tố khác. * Trình độ quản lý và khai thác sử dụng. Trình độ quản lý và khai thác sử dụng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình khai thác. Nếu có trình độ chuyên môn thì việc quản lý và khai thác không những làm cho công trình phát huy hết tác dụng mà còn nâng cao được hiệu quả kinh tế trong khai thác, còn ngược lại sẽ làm hạn chế khả năng khai thác và hiệu quả khai thác. Các công trình thuỷ nông huyện Thanh Thuỷ đều giao cho các xã quản lý. Hầu hết các thành viên trong ban quản lý khai thác và sử dụng các công trình đều không có trình độ chuyên môn mà chỉ dựa trên kinh nghiệm. Điều này đã làm ảnh hưởng tới quá trình khai thác và nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc khai thác hệ thống các công trình thuỷ nông của huyện. * Phong tục tập quán sản xuất, trình độ thâm canh và điều kiện thời tiết khí hậu. Huyện Thanh Thuỷ là một huyện thuần nông; trình độ dân trí và trình độ thâm canh thấp; điều kiện khí hậu nắng mưa không đều đã hạn chế việc tăng hiệu quả kinh tế trong việc khai thác hệ thống các công trình thuỷ nông của huyện. Trình độ dân trí, trình độ thâm canh thấp đã hạn chế việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, gây ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh tế khai thác các công trình thuỷ nông. * Thời tiết khí hậu: Gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả khai thác các công trình thuỷ nông. Nếu thời tiết thuận lợi thì việc chống úng, chống hạn rất là rất thuận lợi. Còn nếu thời tiết không thuận lợi thì sẽ gây khó khăn cho việc khai thác và sử dụng các công trình thuỷ nông trong việc tiêu thoát nước và từ đó gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và các mục tiêu khác của huyện. 4.5 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao của việc khai thác các công trình thuỷ nông. 4.5.1 Giải pháp về vốn và các chính sách. _ Chính sách về vốn: Vốn có ý nghĩa quyết định đến đâu tư, xây dựng, nấg cấp các công trình thuỷ nông. Do đó, Nhà nước phải có chính sách về vốn thật linh hoạt và mềm dẻo để huy động được sự tham gia của nhiều thành phần. Chỉ thị số 12 của Bộ Nông nghiệp & PTNT đã quy định về nguồn vốn được huy động như sau: + Trích 45% thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp để lại địa phương xây dựng và phát triển nông thôn. + Trích 5- 10% thuỷ lợi phí thu được trong năm. + Trích một phần kinh phí sự nghiệp khuyến nông. Ngoài ra còn huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân để xây dựng hệ thống các công trình thuỷ nông bằng công trái Nhà nước hoặc đượcngân sách nhà nước hỗ trợ ở mức thấp hay cho vay với lãi suất thấp. _ Ngoài chính sách về vốn Nhà nước cần có những chính sách cụ thể và ổn định về đầu tư và phát triển nông thôn, chính sách về giá nông sản, chính sách về thuế nông nghiệp, chính sách hỗ trợ đầu vào,... 4.5.2 Giải pháp về kỹ thuật. Quá trình khai thác và sử dụng các công trình cần phải đúng kỹ thuật, việc thiết kế và xây dựng hệ thống phải thích hợp. _ Các công trình đầu mối phải đảm bảo sẵn sàng cung cấp nước và tiêu thoát nước đúng lịch; đúng kế hoạch và không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. _ Hệ thống kênh mương phải đảm bảo: + Tưới hết những diện tích cần tưới. + Chống thẩm lậu, giảm tổn thất nước dọc kênh. + Chiếm ít diện tích đất canh tác. Trong quá trình khai thác và sử dụng cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát để phát hiện hỏng hóc kịp thời và có biện pháp xử lý thích hợp. Trong những năm tới, huyện cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống kênh mương của huyện để thiêt thực phục vụ mục tiêu sản xuất nông nghiệp của huyện và đòi hỏi phải luôn đảm bảo các yếu tố về kỹ thuật. 4.5.3 Giải pháp về quản lý và vận hành sử dụng các công trình thuỷ nông. Hầu hết các công trình thuỷ nông của huyện đều do UBND, HTX-DVNN các xã quản lý sử dụng trực tiếp, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện chỉ quản lý gián tiếp. Vì vậy để các công trình mang lại hiệu quả kinh tế cao cần phải có cơ chế quản lý chặt chẽ. Các công trình đầu mối và kênh cấp I-II thì chịu sự quản lý của xã, huyện. Còn kênh cấp III & nội đồng thì giao cho các hộ dùng nước quản lý. Để hiệu quả khai thác ngày càng cao trong các xã nên thành lập các nhóm hộ dùng nước. Các nhóm này thành lập trên cơ sở: các hộ tham gia trong từng nhóm có ruộng liền kề với nhau và cùng chịu ảnh hưởng tưới của một số con kênh liền kề. Trong mỗi nhóm bầu ra một nhóm trưởng để chịu trách nhiệm duy trì hoạt động của nhóm và trực tiếp nhận sự chỉ đạo của cấp trên. Trong quá trình quản lý và khai thác hệ thống các công trình thuỷ nông thì đòi hỏi người quản lý và khai thác ngoài kinh nghiệm cần phải có trình độ chuyên môn về thuỷ lợi - thuỷ nông. Ngoài các giải pháp trên hàng năm các xã cần phải có tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm để hiệu quả khai thác hệ thống các công trình thuỷ nông ngày càng cao. Phần V Kết luận - kiến nghị 5.1 Kết luận Việt Nam đang tiến bước vào thế kỷ 21, với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản là một nước công nghiệp. Kinh nghiệm CNH-HĐH của nhiều nước đi trước cho thấy muốn sự nghiệp CNH-HĐH đất nước thành công thì phải dựa vào chính mình, dựa trên những tiềm lực và lợi thế sẵn có của mình đồng thời biết tranh thủ được sự giúp đỡ của bạn bè trên thế giới. Đối với Việt Nam truyền thống dân tộc hắn liền với cây lúa nước. Cây lúa nước đã đi vào tâm trí, đã ngấm vào máu; vào thịt con người Việt Nam. Vì vậy lợi thế đó là đâu? Chính là đây, sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta từ hàng nghìn năm. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế nước ta ngày càng được khẳng định, với đóng góp gần 30% GDP. Nền nông nghiệp nước ta không những đã đáp được ứng mục tiêu chiến lược quốc gia mà còn thực hiện được nhiệm vụ quốc tế cao cả. Vì vậy để nông nghiệp ngày càng phát triển vững chắc, Đảng và Nhà nước ta hủ trương “ Chuyển đổi nhanh cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh phù hợp với từng tiềm năng và lợi thế về khí hậu, đất đai và lao động của từng vùng, từng địa phương. Tập trung ứng dụng tốt các tiến bộ KHCN vào sản xuất; nhất là ứng dụng công nghệ sinh học gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ; hình thành sự liên kết công-nông nghiệp - dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn. Tích cực khai hoang mở rộng diện tích canh tác ở những nơi đất còn hoang hoá; bạc màu; giảm nhẹ thiên tai đến sản xuất”[10]. Và để thực hiện được thắng lợi chủ trương của Đảng và Nhà nước thì thuỷ lợi - thuỷ nông chính là biện pháp hàng đầu để kích cho và tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển. Được sự chỉ đạo của Đảng bộ - UBND tỉnh, huyện Thanh Thuỷ đã thực hiện nâng cấp làm mới hệ thống thuỷ nông trên toàn huyện. Sau khi giai đoạn I (1998-2000) quá trình KCH-KM trên 10 xã và nâng cấp; làm mới các công trình đầu mối trên toàn huyện được hoàn thành đã đưa vào sử dụng, góp phần thúc đẩy nông nghiệp huyện phát triển. Với tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 26.261,91 tấn, lương thực bình quân đầu người trên năm đạt 351,02 kg, giá trị sản xuất nông nghiệp huyện đạt 107.525,32 triệu đồng (năm 2001). Các công trình thuỷ nông được đưa vào khai thác sử dụng đã tiết được 32,57 ha đất nông nghiệp, góp phần giảm lượng nước tiêu hao; điện năng; thời gian dẫn nước và thuỷ lợi phí. Đồng thời việc khai thác hệ thống các công trình thuỷ nông của huyện làm cho giá trị sản xuất trên diện tích gieo trồng ngày càng tăng đạt 21,3 triệu đồng/ha năm 2001 so với 18,53 triệu đồng/ha năm 1999 (khi mà hệ thống các công trình thuỷ nông chưa được đưa vào khai thác sử dụng). Hiệu quả đầu tư ngày càng cao; với 1 đồng đầu tư thì thu về được 3-4 đồng và chi phí để có một sản ngày càng giảm. Việc khai thác hệ thống các công trình thuỷ nông đã góp phần phát triển kinh tế của huyện, nâng cao đời sống của nhân dân và góp phần xoá đói giảm nghèo. Nhưng bên cạnh đó trong quá trình khai thác hệ thống các công trình thuỷ nông vẫn còn nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong việc khai thác các công trình này đó là: _ Trình độ của ban quản lý và của tổ chức dịch vụ thuỷ nông còn chưa đạt yêu cầu, trình độ của công nhân trông coi; bảo vệ và vận hành máy móc còn yếu, tinh thần trách nhiệm phục vụ còn hạn chế. _ Chưa phát huy tốt vai trò của nông dân trong tất cả các khâu từ khảo sát, thiết kế đến khai thác sử dụng; bảo dưỡng công trình. _ Các công trình đều do các xã quản lý trực tiếp nên sẽ gặp khó khăn về nguồn vốn để bảo dưỡng và sửa chữa khi bị hỏng hóc. Từ thực trạng khai thác hệ thống các công trình thuỷ nông, để việc khai thác của huyện ngày càng đạt hiệu quả kinh tế, chúng tôi đề ra một số giải pháp chủ yếu sau: _ Giải pháp về vốn và chính sách. _ Giải pháp về kỹ thuật. _ Cải tiến công tác tổ chức khai thác, quản lý và sử dụng các công trình thuỷ nông. _ Nhanh chóng hoàn thành hệ thống kênh còn lại trên địa bàn 5 xã còn lại của huyện. 5.2 Kiến nghị Để việc khai thác hệ thống các công trình thuỷ nông của huyện Thanh Thuỷ nói riêng và toàn bộ hệ thống thuỷ nông trên cả nước nói chung đạt hiệu quả kinh tế cao, chúng tôi xin kiến nghị một số nội dung sau: * Đối với Nhà nước: Cần có nhiều chính sách hơn nữa đầu tư thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tăng thêm nguồn vốn đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đặc biệt là hệ thống thuỷ nông. * Kiến nghị với các cấp ngành. Để giá trị của sản xuất nông nghiệp ngày càng cao, các cấp;các ngành cần phải có nhiều chính sách để tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển như: thị trường, công nghệ chế biến.Ngoài ra, đưa KHKT vào khai thác sử dụng các công trình thuỷ nông. * Đối với huyện: _ Cần phải tạo dựng nguồn vốn cần thiết để duy tu bảo dưỡng các công trình thuỷ nông của huyện khi vượt quá khả năng của xã ( ngoài phần trích từ thu thuỷ lợi phí). _ Thường xuyên giám sát, kiểm tra từ khi khảo sát thiết kế đến khi khai thác sử dụng các công trình. _ Cần phải nâng cao trình độ của những cán bộ trực tiếp vận hành công trình bằng cách cho đi học chuyên tu hoặc tại chức về ngành liên quan. _ Tích cực tuyên truyền về tác dụng của việc khai thác các công trình thuỷ nông để cho mọi người dân có ý thức hơn trong việc bảo vệ các công trình. _ Tích cực tìm kiếm và đưa các giống mới cũng như các tiến bộ KHKT vão sản xuất nông nghiệp của huyện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0022.doc
Tài liệu liên quan