KẾT LUẬN
Nhóm vạt bao có tỷ lệ lành thương thứ phát
cao hơn nhóm vạt tam giác. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,05). Bệnh nhân của cả hai
nhóm vạt đều có sưng nhiều vào ngày thứ hai
sau phẫu thuật, tuy nhiên vạt tam giác có sưng
hơn vạt bao, sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05). Bệnh nhân của cả hai nhóm
vạt đều có độ há miệng nằm trong giới hạn bình
thường. Đặc biệt ở nhóm vạt tam giác, độ há
miệng ngày thứ hai sau phẫu thuật là nhỏ nhất
so với trước và ngày thứ bảy sau phẫu thuật
(p<0,017). Hai nhóm vạt có tỷ lệ đau trái chiều
nhau. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức
độ đau giữa hai loại vạt chủ yếu ở mức độ đau
ít, vạt tam giác có tỷ lệ đau nhiều hơn. Nhóm
răng nằm ngang và ngầm loại B, mức độ sưng ở
vạt tam giác cao hơn so với vạt bao (sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ đau ít và tỷ
lệ có đau ở nhóm răng ngầm loại B và nằm
ngang, từ chiều của ngày thứ nhất đến sáng
ngày thứ hai sau phẫu thuật. Có sự giới hạn há
miệng ở nhóm răng lệch gần và ngầm loại C ở cả
hai nhóm vạt.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của vạt bao và vạt tam giác đối với phẫu thuật răng khôn hàm dưới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 201
ẢNH HƯỞNG CỦA VẠT BAO VÀ VẠT TAM GIÁC
ĐỐI VỚI PHẪU THUẬT RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI
Phan Văn Hữu*, Lê Đức Lánh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Ảnh hưởng của vạt bao và tam giác đến sự lành thương, tình trạng viêm xương ổ, sưng, đau,
khít hàm sau phẫu thuật.
Đối tượng và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng với thiết kế nửa miệng. 30 bệnh nhân khỏe mạnh được
phẫu thuật lần lượt hai răng khôn hàm dưới (cùng độ lệch và ngầm như nhau) với vạt bao và vạt tam giác.
Kết quả và kết luận: Vạt bao có tỷ lệ lành thương thứ phát cao hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). Hai nhóm vạt có tỷ lệ đau trái chiều nhau. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ đau ít và tỷ lệ có
đau giữa hai loại vạt. Vạt tam giác có tỷ lệ đau nhiều hơn, chủ yếu ở nhóm răng ngầm loại B và nhóm răng nằm
ngang, vào chiều ngày 1 và sáng ngày 2 sau phẫu thuật (p<0,05). Mức độ sưng, khít hàm sau phẫu thuật giữa
hai nhóm vạt khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Ngày thứ 02 sau phẫu thuật, nhóm vạt tam giác có
độ há miệng nhỏ hơn trước và ngày thứ 07 sau phẫu thuật, có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Từ khóa: Vạt bao và vạt tam giác, phẫu thuật răng khôn hàm dưới.
ABSTRACT
ENVELOPE AND TRIANGLE FLAPS IN THIRD MOLAR SURGERY
Phan Van Huu, Le Duc Lanh* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 201 - 207
Objectives: The aim of this study was to investigate the influence of flap design on postoperative wound
healing, alveolar osteitis, swelling, pain and trismus.
Materials and method: A clinical trial with split mouth design. 30 healthy patients were subjected to
surgical extraction of both impacted mandibular third molars, located in a similar clinical and radiographic
position. Two kinds of flaps are used: envelope and triangle flaps.
Results and conclusion: Envelope flap group had higher ratio of primary wound healing (p<0.05). There
was statistically significant difference between two of flaps in postoperative pain with triangle flap having higher
ratio of pain from the first afternoon to the second morning after surgery. There were no statistical difference
between these two flaps in postoperative swelling and trismus.
Key word: Envelope and triangle flaps, surgical extraction of impacted mandibular third molars.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới là loại
phẫu thuật miệng phổ biến. Ngày nay, với kỹ
thuật tiên tiến, kết hợp với trang thiết bị hiện
đại, các tai biến nghiêm trọng sau phẫu thuật
hiếm khi xảy ra. Do đó, vấn đề đang được quan
tâm hiện nay là sự lành thương, tình trạng viêm
xương ổ và mức độ sưng, đau, khít hàm xảy ra
như thế nào sau phẫu thuật.
Đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến các
phương pháp phẫu thuật khác nhau, nhằm cải
thiện tốt hơn tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân
sau can thiệp. Gần đây, một số nhà nghiên cứu
có khuynh hướng đi sâu đánh giá ảnh hưởng
cũng như ưu khuyết điểm của các loại vạt được
sử dụng trong phẫu thuật.
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về phẫu
thuật nhổ răng khôn hàm dưới, nhưng chưa có
* Bệnh viện RHM TW Tp. HCM, **: Khoa RHM – Đại học Y Dược Tp. HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Phan Văn Hữu ĐT: 0918299644; Email: nhakhoatanhai@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 202
nghiên cứu nào phân tích về đặc điểm và lợi ích
của mỗi loại vạt trong phẫu thuật. Vì thế, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu “ảnh hưởng của vạt
bao và vạt tam giác đối với phẫu thuật răng
khôn hàm dưới” với các mục tiêu:
1. Đánh giá ảnh hưởng của vạt bao và tam
giác đến thời gian phẫu thuật, sự lành thương và
tình trạng viêm xương ổ sau phẫu thuật.
2. Đánh giá ảnh hưởng của vạt bao và
tam giác đến mức độ sưng, đau, khít hàm
sau phẫu thuật.
3. Đánh giá ảnh hưởng của vạt bao và
tam giác đến mức độ sưng, đau, khít hàm
theo loại lệch và ngầm của răng khôn dưới
sau phẫu thuật.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu
Gồm 30 bệnh nhân có sức khỏe tốt, có chỉ
định và nhu cầu phẫu thuật cả 2 răng 38 và 48.
Răng 38 và 48 cùng mọc lệch, ngầm như nhau
(được đánh giá qua phim toàn cảnh và khám
lâm sàng). Tình trạng vệ sinh răng miệng tốt.Tự
nguyện tham gia nghiên cứu.
Thiết kế nghiên cứu
Thử nghiệm lâm sang theo phương pháp
mù đơn với thiết kế nửa miệng.
Mô tả phương pháp
Trước phẫu thuật
Cung cấp thông tin cho bệnh nhân, bao gồm:
mục tiêu nghiên cứu, số lần hẹn, các biến chứng
có thể gặp sau phẫu thuật. Phát và thu lại phiếu
đồng ý tham gia nghiên cứu. Khám, xét nghiệm
cận lâm sàng, chụp Panorex và làm bệnh án theo
từng quy định.
Trong phẫu thuật
Bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều được
phẫu thuật vào buổi sáng, do cùng phẫu thuật
viên và ê kíp phụ mổ thực hiện. Quy trình phẫu
thuật áp dụng trong nghiên cứu được thực hiện
theo quy trình của bộ môn Phẫu thuật miệng,
khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Thành
Phố Hồ Chí Minh.
Cách chọn loại vạt trong phẫu thuật
Vạt được chọn một cách ngẫu nhiên theo
thiết kế nửa miệng, trong lần phẫu thuật đầu
tiên. Bệnh nhân được phẫu thuật răng bên đối
diện với loại vạt còn lại, cách lần phẫu thuật
trước bốn tuần.
- Kỹ thuật tạo vạt bao: từ đường chéo ngoài
đến góc ngoài xa của răng số 8. Tiếp theo, đường
rạch chạy dọc theo đường viền nướu ngoài R8
và dừng lại ở gai nướu R6,7. Vạt được khâu kín
với ba mũi khâu rời bằng chỉ silk 3.0.
- Kỹ thuật tạo vạt tam giác: đường rạch đầu
tiên cũng tương tự như vạt bao. Đường rạch tiếp
theo là một đường cong nhẹ, xuống dưới đường
tiếp nối niêm mạc nướu khoảng 2-3mm và kết
thúc ở vị trí tương đương mặt gần R7. Vạt được
khâu kín với ba mũi khâu rời bằng chỉ silk 3.0.
Hình 1: Vạt tam giác
Hình 2: Vạt bao
Sau phẫu thuật
Bệnh nhân nhận giấy dặn dò sau phẫu
thuật. Cấp toa thuốc năm ngày gồm:
Amoxicilline 500mg, ngày uống 3 lần, mỗi lần
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 203
1 viên; Diclofenac 25mg, ngày uống 3 lần mỗi
lần 1 viên.
Thu thập số liệu nghiên cứu
Loại lệch và ngầm của răng khôn
Lệch gần, lệch ngang và lệch loại khác.
Ngầm loại A, loại B, loại C (thu thập trước phẫu
thuật, thông qua phim toàn cảnh và đánh giá
trực tiếp trên lâm sàng).
Độ há miệng tối đa (mm)
Khoảng cách giữa bờ cắn răng cửa giữa
hàm trên và răng cửa giữa hàm dưới, được xác
định bằng thước điện tử, đo trước phẫu thuật
(T0), ngày thứ hai (T2), ngày thứ bảy (T7) sau
phẫu thuật.
Độ lồi má dưới (mm)
Khoảng cách từ khóe miệng đến chân dái tai,
từ góc mắt ngoài đến góc hàm dưới, được xác
định bằng thước dây mềm vào trước phẫu thuật
(L0) và ngày thứ hai sau phẫu thuật (L2).
Mức độ sưng sau pt (mm)
Là hiệu số của độ lồi má dưới sau và trước
phẫu thuật.
Thời gian phẫu thuật (phút)
Từ lúc rạch vạt cho đến khi khâu mũi khâu
cuối cùng.
Mức độ chấn thương trong phẫu thuật
Được xác định thông qua độ sâu và độ dài
rãnh xương mặt ngoài R8 khi khoan xương
trong quá trình phẫu thuật, gồm cấp độ 1 (chấn
thương ít), cấp độ 2 (trung bình), cấp độ 3 (chấn
thương nhiều).
Mức độ đau sau phẫu thuật
Do bệnh nhân tự đánh giá bằng cách sử
dụng thang đánh giá cường độ đau theo mô tả.
Thang này gồm có 6 mức độ đau:
Không đau Hơi đau Đau nhẹ Đau vừa Đau nhiều Đau dữ dội
Được đánh giá vào lúc: 6 giờ sau phẫu thuật
(T01), sáng và chiều ngày thứ nhất (T1s, T1c),
ngày thứ hai (T2s, T2c), ngày thứ ba (T3s, T3c)
và sáng ngày thứ tư (T4s) sau phẫu thuật.
Viêm xương ổ răng sau phẫu thuật
Được ghi nhận vào ngày thứ hai và thứ ba
sau phẫu thuật, gồm có hai mức độ: có viêm
xương ổ, không có viêm xương ổ.
Sự lành thương
Có hai mức độ lành thương nguyên phát và
lành thương thứ phát.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Phân bố tỷ lệ của răng khôn hàm dưới theo
loại vạt.
Răng Loại vạt Tổng số răng n(%) Vạt bao n(%) Vạt tam giác n(%)
R38
R48
13 (43,3%)
17 (56,7%)
17 (56,7 %)
13 (43,3%)
30 (100%)
30 (100%)
Bảng 2: Phân bố mẫu nghiên cứu theo loại lệch,
ngầm của răng khôn dưới n(%).
Loại
vạt
Loại ngầm Loại lệch
Loạ
i A
Loại
B
Loại
C
Tổng
vạt
Gần Ngang Khác Tổng
vạt
Vạt
bao
3
(10)
25
(83,4)
2
(6,6)
30
(100)
6 (20)
23
(76,6)
1 (3,4)
30
(100)
Vạt
tam
giác
3
(10)
25
(83,4)
2
(6,6)
30
(100)
6 (20) 23
(76,6)
1 (3,4)
30
(100)
Tổng
răng
6
(10)
25
(83,4)
2
(6,6)
30
(100)
6 (20) 23
(76,6)
1 (3,4) 60
(100)
Bảng 3: Sự lành thương, tình trạng viêm xương ổ và
thời gian phẫu thuật.
Viêm xươngổ Sự lành thương Thời gian
phẫu thuật
(tb±đlc)
Có
viêm
Không
viêm
Nguyên
phát
Thứ
phát
Vạt bao 3
(9,9%)
27
(90,1%)
18 (60%) 12
(40%)
12,60
4,74
Vạt tam
giác
0% 30
(100%)
27 (90%) 3 (10%) 11,93
4,88
P 0,49 0,015
Bảng 4: So sánh độ sưng của hai nhóm vạt.
Loại vạt Độ sưng mặt sau phẫu thuật
(tb±đlc)
Vạt bao
Vạt tam giác
p
9,4±0,52
10,2±0,45
0,57
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 204
Bảng 5: So sánh mức độ đau của hai nhóm vạt (n%).
Thời
gian loại vạt N
Mức độ đau p
Không
đau đau ít
đau
vừa
đau
nhiều
T1c
vạt bao 30 9(30) 17(56,7)4(13,3) 0(0)
0,035vạt tam
giác 30 1(3,3) 24(80,0)4(13,3) 1(3,3)
T2s
vạt bao 30 11(36,7) 15(50,0)4(13,3) 0(0)
0,003vạt tam
giác 30 1(3,3) 24(80,0)3(10,0) 0(0)
Bảng 6: So sánh tỷ lệ có đau của hai nhóm vạt (n%).
Thời
gian loại vạt N
Mức độ đau p
Không đau đau
T1c
vạt bao 30 9(30) 21 (70,0)
0,012*
vạt tam giác 30 1(3,3) 29 (96,7)
T2s
vạt bao 30 11(36,7) 19 (63,3
0,002*
vạt tam giác 30 1(3,3) 29 (96,7)
Biểu đồ 1: Diễn tiến đau sau phẫu thuật ở nhóm vạt
bao và tam giác.
Bảng 7: Độ há miệng của bệnh nhân trước và sau
phẫu thuật (mm).
Loại vạt Độ há miệng (TB ĐLC) P 1
T0 T2 T7 p
Vạt bao 52,50 6,03 43,73 9,26 49,679,26 0,057
Vạt tam
giác
52,20 6,39 43,3710,2 51,037,49 <0,001
(p* 20 tt < 0,017) (p
*
72 tt < 0,017)
P 2
0,82 0,88 0,52
Bảng 8. Ảnh hưởng của vạt đến độ sưng má dưới theo loại lệch, ngầm của răng khôn dưới.
Loại vạt Loại ngầm Loại lệch
Loại A Loại B Loại C p Gần ngang khác p
Vạt bao
Vạt tam giác
P
8,7±5,0
8,7±1,2
1
9,7±5,3
10,5±4,8
0,54
8,0±9,5
8±15,7
1
0,89
0,24
8,8±4,8
9,8±3,7
0,87
9,6±5,6
10,4±4,9
0,65
8,0
8,0
-
0,91
0,87
Bảng 9. Ảnh hưởng của vạt đến tỷ lệ đau theo loại lệch, ngầm của răng khôn hàm dưới.
Thời gian sau phẫu
thuật Loại vạt
Đau theo loại ngầm (n%) Đau theo loại lệch ( n%)
Loại A
(n=3)
Loại B
(n=25)
Loại C
(n=2)
Gần
(n=6)
Ngang
(n=23)
Khác
(n=1)
Chiều ngày 01 Vạt bao 3(100) 17(68,0) 1(50) 5(83,3) 15(65,2) 1(50)
Sáng ngày 02 Vạt tam giác p 3(100) 25(100) 1(50) 6(100) 22(95,7) 1(50)
- 0,001 - 1,00 0,02 -
% Đau
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 205
Biểu đồ 2: Diễn tiến đau sau phẫu thuật ở nhóm răng
nằm ngang của hai loại vạt.
Biểu đồ 3: Diễn tiến đau sau phẫu thuật ở nhóm răng
ngầm loại B của hai loại vạt.
Bảng 10. Ảnh hưởng của vạt đến độ há miệng theo loại lệch, ngầm răng khôn dưới.
Thời gian
sau phẫu
thuật
Loại vạt Độ há miệng theo loại ngầm (tb ±đlc) Độ há miệng theo loại lệch (tb ±đlc)
Loại A Loại B Loại C Gần Ngang Khác
Ngày thứ 02
Vạt bao
Vạt tam giác
P
42,17±12,77
44,83±11,3
0,30
43,72±4,19
44,32±10,54
0,83
35±7,07
34±7,07
0,90
37±11,77
35,33±12,24
0,82
45,65±8,04
45,61±8,98
0,97
40
40
-
Ngày thứ 07
Vạt bao
Vạt tam giác
P
53,67±7,09
54,33±8,02
0,92
50,12±8,55
50,8±7,74
0,77
38±11,01
49±4,24
0,38
42,17±12,77
44,83±11,3
0,71
51,78±6,88
52,87±5,45
0,56
46
46
-
BÀN LUẬN
Ảnh hưởng của vạt đến thời gian phẫu
thuật, sự lành thương và tình trạng viêm
xương ổ
Theo Lê Đức Lánh và cộng sự (2007) thời
gian phẫu thuật phụ thuộc chủ yếu vào độ khó
của răng, thời gian lật vạt, sự hợp tác của bệnh
nhân và kinh nghiệm của phẫu thuật viên.
Trong nghiên cứu này, thời gian phẫu thuật của
hai nhóm vạt tương đương nhau. Như vậy, quá
trình tạo và lật vạt của vạt bao và vạt tam giác là
như nhau, không có loại vạt nào gây khó khăn
hay cản trở nhiều hơn trong quá trình phẫu
thuật cũng như khi khâu đóng vạt.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự
lành thương giữa hai nhóm vạt. Nhóm vạt bao
có sự lành thương thứ phát cao hơn so với nhóm
vạt tam giác (40% so với 10%). Kết quả này của
chúng tôi là tương đồng với kết quả của Jakse và
cộng sự (2005)(9). Tác giả này cho rằng thiết kế
vạt có ảnh hưởng quan trọng đến sự lành
thương sau phẫu thuật. Hiện tượng tạo khe hở ở
mặt xa R7, được xem như là một yếu tố không
thuận lợi. Điều đó đưa đến quá trình lành
thương thứ phát, đặc biệt cao ở nhóm vạt bao.
Theo y văn, vạt bao thường bị căng sau khi khâu
đóng ở mặt xa R7. Tại đây vạt càng bị căng hơn
do ảnh hưởng của khối sưng cùng với sự
chuyển động của cơ nhai, dễ dàng làm đứt chỉ
hay rách mép vết thương, tạo nên sự lành
thương thứ phát sau phẫu thuật. Đây có thể là
yếu tố thuận lợi gây mất biểu mô bám dính ở
mặt xa của răng này, kéo dài thời gian khó chịu
sau phẫu thuật do sự tăng nhạy cảm ở bề mặt
chân R7. Tình trạng viêm xương ổ và áp xe mô
mềm cũng có thể xảy ra. Đáng lưu ý là tình
trạng viêm ổ răng chỉ xuất hiện ở nhóm vạt bao
với tỷ lệ là 9,9%. Mặc dầu sự khác biệt không có
ý nghĩa thống kê, nhưng chúng tôi nhận thấy
các ca viêm xương ổ đều nằm trong các trường
hợp lành thương thứ phát.
Ảnh hưởng của vạt đến độ sưng, đau, khít
hàm sau phẫu thuật
Sưng, đau, khít hàm là các biến chứng hay
gặp sau phẫu thuật răng khôn. Nguyên nhân
chính là do chấn thương trong phẫu thuật khi
tạo vạt, khoan cắt xương để tiếp cận được với
% Đau % Đau
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 206
răng cần phẫu thuật. Thiết kế nửa miệng trong
nghiên cứu đã giúp đồng nhất được một số yếu
tố như yếu tố cơ địa, loại lệch, ngầm của răng
khôn, nhờ vậy hạn chế gây nhiễu. Ngoài ra tất
cả các răng được phẫu thuật đều có mức độ
chấn thương loại 2, có thể không đề cập đến yếu
tố này. Do đó các kết quả có được tập trung vào
ảnh hưởng của từng loại vạt đến mức độ sưng,
đau, khít hàm sau phẫu thuật.
Ảnh hưởng của vạt lên mức độ sưng sau
phẫu thuật
Theo Kirk và cộng sự (2007), mức độ sưng
thường đạt cực đại 48 giờ sau phẫu thuật và
giảm dần sau đó. Trong nghiên cứu này, mặc
dầu độ sưng của hai nhóm vạt khác nhau không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05), nhưng cả hai nhóm
vạt đều có sưng vào ngày thứ hai sau phẫu
thuật, khác biệt so với trước phẫu thuật có ý
nghĩa thống kê (p<0,001).
Về mối liên quan giữa sưng với loại lệch và
ngầm của răng khôn, nhận thấy mức độ sưng
sau phẫu thuật ở hai loại vạt là bằng nhau đối
với nhóm răng lệch loại khác (8 mm), ngầm loại
A (8,7 mm), loại C (8 mm). Tuy nhiên, đối với
nhóm răng lệch gần, lệch ngang và ngầm loại B
thì độ sưng mặt ở nhóm vạt tam giác nhiều hơn
vạt bao, mặc dầu sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê.
Ảnh hưởng của vạt lên đau sau phẫu thuật
Y văn có ghi nhận nhiều phương pháp đánh
giá đau sau phẫu thuật. Theo Kucer và cộng sự
(2005), hai phương pháp đánh giá đau VAS và
đánh giá đau theo mô tả đang được sử dụng
rộng rãi hiện nay và có giá trị như nhau trong
nghiên cứu (sự khác biệt không có ý nghĩa thống
kê). Ở đây chúng tôi chọn thang đánh giá đau
theo mô tả với 6 mức độ đau khác nhau (có hình
ảnh minh họa kèm theo), giúp cho bệnh nhân tự
đánh giá mức độ đau của bản thân được chính
xác và khách quan hơn. Trong nghiên cứu này,
mức độ đau nhiều và đau vừa ở hai nhóm vạt
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Việc
thiết kế vạt là có ảnh hưởng đến mức độ đau ít
từ chiều ngày thứ nhất cho đến sáng ngày thứ
hai sau phẫu thuật. Nhóm vạt tam giác sẽ có tỷ
lệ ở mức độ đau ít nhiều hơn vạt bao. Sự khác
biệt này xảy ra chủ yếu ở nhóm răng phẫu thuật
tương đối khó (khả năng cắt xương nhiều), cụ
thể là nhóm răng lệch ngang, và ngầm loại B trở
lên. Hai nhóm vạt có quá trình giảm đau trái
chiều nhau, nhóm vạt bao có tỷ lệ đau giảm
nhanh ở giai đoạn đầu sau phẫu thuật (chiều
ngày phẫu thuật đến sáng ngày thứ hai sau
phẫu thuật), sau đó thì giảm rất chậm ở giai
đoạn muộn sau phẫu thuật (chiều ngày thứ hai
đến sáng ngày thư tư sau phẫu thuật); trong khi
nhóm vạt tam giác có quá trình giảm đau ngược
lại. Chúng tôi nhận thấy, có mối liên quan giữa
quá trình giảm đau ở giai đoạn muộn với sự
lành thương của hai loại vạt. Ở vạt bao, hiện
tượng bung chỉ ở mặt xa R7 thường xảy ra vào
những ngày đầu sau phẫu thuật, dẫn đến sự
lành thương thứ phát. Có thể điều này chính là
nguyên nhân làm cho quá trình giảm đau chậm
đi ở nhóm vạt bao.
Ảnh hưởng lên độ khít hàm sau phẫu thuật
Khít hàm (hay há miệng hạn chế) là một
biến chứng thường gặp trong phẫu thuật răng
khôn. Trong nghiên cứu này, nếu xét theo tiêu
chuẩn há miệng > 40mm là không hạn chế thì độ
há miệng sau phẫu thuật của hai nhóm vạt đều
trong giới hạn bình thường. Cả hai nhóm vạt
đều có độ há miệng trở lại gần bình thường vào
ngày thứ bảy sau phẫu thuật. So sánh về độ há
miệng trước và sau phẫu thuật giữa hai nhóm
vạt, nhận thấy sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê, nghĩa là vạt bao và vạt tam giác không
có ảnh hưởng lên độ há miệng sau phẫu thuật.
Kết luận này tương đồng với kết luận của Kirk
và cộng sự. Riêng ở nhóm vạt tam giác, độ há
miệng ngày thứ hai sau phẫu thuật có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê so với độ há miệng
trước và ngày thứ bảy sau phẫu thuật, nghĩa là
độ há miệng ngày thứ hai sau phẫu thuật là có
nhỏ hơn.
Sự khác biệt về độ há miệng không có ý
nghĩa thống kê ở các nhóm răng trên cùng một
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 207
loại vạt, và cùng nhóm răng giữa hai loại vạt
khác nhau. Nghĩa là loại lệch, ngầm của răng
khôn dưới không có ảnh hưởng đến độ há
miệng sau phẫu thuật. Tuy nhiên, vào ngày thứ
hai sau phẫu thuật, có sự giới hạn há miệng ở
nhóm răng lệch gần và ngầm loại C (độ há
miệng < 40 mm).
KẾT LUẬN
Nhóm vạt bao có tỷ lệ lành thương thứ phát
cao hơn nhóm vạt tam giác. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,05). Bệnh nhân của cả hai
nhóm vạt đều có sưng nhiều vào ngày thứ hai
sau phẫu thuật, tuy nhiên vạt tam giác có sưng
hơn vạt bao, sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05). Bệnh nhân của cả hai nhóm
vạt đều có độ há miệng nằm trong giới hạn bình
thường. Đặc biệt ở nhóm vạt tam giác, độ há
miệng ngày thứ hai sau phẫu thuật là nhỏ nhất
so với trước và ngày thứ bảy sau phẫu thuật
(p<0,017). Hai nhóm vạt có tỷ lệ đau trái chiều
nhau. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức
độ đau giữa hai loại vạt chủ yếu ở mức độ đau
ít, vạt tam giác có tỷ lệ đau nhiều hơn. Nhóm
răng nằm ngang và ngầm loại B, mức độ sưng ở
vạt tam giác cao hơn so với vạt bao (sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ đau ít và tỷ
lệ có đau ở nhóm răng ngầm loại B và nằm
ngang, từ chiều của ngày thứ nhất đến sáng
ngày thứ hai sau phẫu thuật. Có sự giới hạn há
miệng ở nhóm răng lệch gần và ngầm loại C ở cả
hai nhóm vạt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Benetello V., Sakamoto F.C. (2007). “The selective and non
selective cyclooxygenase inhibitors valdecoxib and piroxicam
induce the same postoperative anagesia and control of
trismus and swelling after lower third molar removal”.
Brazilian Journal of Medical and Biological Research. 40. pp.
1133-1140.
2. Cerqueira P.R.F., Vasconcelos B.C.D., Bessa-Nogueira R.V.
(1997). “Comparation study on the effect of a tube drain in
impacted lower third molar surgery”. J Oral Maxillofac Surg.
26. pp. 187-90.
3. Glenn K. D., Darryl C.T. (2007). “Influence of two different
flap designs on incidence of pain, swelling, trismus, and
alveolar osteitis in the week following third molar sugrery”.
Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Oral Endol. 104.
pp. e1-e6.
4. Farman AG (2004). “Tooth eruption and dental impaction”.
Panoramic imaging news. 2. pp. 1-9.
5. Fragiskos D (2007). “Surgical extraction of impacted teeth”.
Oral Surgery springer. pp. 122 -140.
6. Hattab F.N., Abu Alhaija E.S.J. (1999). “Radiographic
evaluation of mandibular third molar eruption space”. Oral
Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod. 88. pp. 285-
291.
7. Hugoson A., Kugelberg C. (1988). “The prevalence of third
molar impactions in a Swedish population: an
Epidemiological study”. Community Dent. Health. 5. pp. 121-
38.
8. Inci K., Suleyman B. (2007). “Review of flap design influence
on the health of the periodontium after mandibular third
molar surgery”. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol
Oral Endol. 104. pp. 18-23.
9. Jakse N. and et al. (2002). “Primary wound healing after lower
third molar surgery. Evaluation of two different flaps
design”. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod.
93. pp. 7-12.
10. Jose M.S.B, Sergio H.B. (2008). “Flap epositioning versus
conventional suturing in third molar surgery”. Med Oral
Pathol Oral Cirbucal. 13(2). pp. 138-142.
11. Kim T.W., Artun J., Behbehani F., Artese F. (1993).
“Prevalence of Third Molar Impaction in Orthodontic
Patients Treated with non-extraction and with extraction of 4
Premolars”. Oral Surg Oral Med Oral Pathol. 76. pp. 688-693.
12. Larry J (1998). “Principles of management of impacted
Teeth”. Oral and Maxillofacial Surgery. 9. pp. 215-248.
13. Mico-Llorens JM (2006). “Effect of methylprednisolone in
controlling complications after impacted lower third molar
surgical extraction”. Eur J Clin Pharmacol. 62. pp. 693-698.
14. Mesgarzadeh A.H., Goshaderu A. (2008). “Evaluating Facial
Cryotherapy for postoperative sequelae of third molar
surgery”. Medwell Journal. 3. pp. 154-160.
15. Maria M., Suarez-Cunqueiro (2007). “Marginal flap versus
paramarginal flap in impacted third molar surgery”. Oral
Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Oral Endol. 95. pp.
403-408.
16. Odusanya S.A., Abayomi I.O. (1991). “Third molar eruption
among rural Nigerians”. Oral Surg Oral Med Oral Pathol. 71.
pp. 151-154.
17. Pasqualini D. and et al. (2005). “Primary and secondary
closure of the surgical wound after removal of impacted
mandibular third molars: a comparative study”. Int J Oral
Maxillofac Surg. 34. pp. 52-57.
18. Quek S.L., Tay C.K., Tay K.H., Toh S.L. and et al. (2003).
“Pattern of third molar impaction in a Singapore Chinese
population: A Retrospective radiographic survey”. Int. J.Oral
Maxillofac. Surg. 32. pp. 548-552.
19. Zvonko K (2003). “The objective measurement of pain in
orofacial surgery”. Acta stomatologica. 19. pp. 41.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_vat_bao_va_vat_tam_giac_doi_voi_phau_thuat_ran.pdf