Ảnh hưởng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ngãi

4. Kết luận Trong giai đoạn hiện nay đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Ngãi. FDI đã trở thành nguồn ngoại lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Chính vì vậy, giai đoạn tới Quảng Ngãi cần tập trung đẩy mạnh hoàn thiện các cơ chế, chính sách, cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn v.v. để khẳng định mình là điểm đến thật sự hấp dẫn, thu hút nhiều doanh nghiệp FDI đến khảo sát, tìm hiểu đầu tư trên địa bàn tỉnh.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ngãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đ.T.C.Nhung, N.T.T.Dung,... / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 04(41) (2020) 147-156 147 Ảnh hưởng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ngãi Contribution of foreign dirfct investment in economic and social development in Quang Ngai province Đào Thị Cẩm Nhunga, Ngô Thị Thùy Dungb, Nguyễn Thị Minh Hạnhc* Đao Thi Cam Nhunga, Ngo Thi Thuy Dung b, Nguyen Thi Minh Hanhc aKhoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, Thừa Thiên Huế, Việt Nam bKhoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Phạm Văn Đồng, Quảng Ngãi, Việt Nam c Khoa Xây dựng Đảng, Trường Chính trị Đà Nẵng, Đà Nẵng, Việt Nam (Ngày nhận bài: 13/4/2020, ngày phản biện xong: 19/5/2020, ngày chấp nhận đăng: 28/8/2020) Tóm tắt Với việc phát huy những lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đồng thời không ngừng hoàn thiện các cơ chế, chính sách, cải cách hành chính v.v. Quảng Ngãi đang dần khẳng định là điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều doanh nghiệp (DN) trong nước và nước ngoài đến khảo sát, tìm hiểu đầu tư. Dựa trên các số liệu đã được công bố bởi Cục Thống kê; Ủy ban nhân dân (UBND), Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi, nghiên cứu nhằm phân tích vai trò và ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn từ năm 2013 -2017. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thời gian tới. Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); doanh nghiệp; Quảng Ngãi. Abstract By promoting the advantages of geographical location, natural conditions as well as improving mechanisms, policies, administrative reforms, etc, Quang Ngai is gradually affirming itself as an acttractive destination which attracts many domestic and foreign enterprises to do survey and investment. Based on the published statistics of General statistic office; People’s committee, Department of Planning and Investment of Quang Ngai Province, this study investigated with the aim of analyzing the roles and impacts of Foreign Direct Investment (FDI) on economic growth and economic restructuring of Quang Ngai from 2013 – 2017. On that basis, the authors have proposed some solutions to enhance the attraction of Foreign Direct Investment in Quang Ngai in the near future. Keywords: Foreign direct investment (FDI); enterprise; Quang Ngai. 1. Đặt vấn đề Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem như là một nguồn ngoại lực quan trọng để phát triển Kinh tế - xã hội (KT-XH), góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động. Xác định tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư, tỉnh Quảng Ngãi đã tập trung đẩy mạnh việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách, cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 04(41) (2020) 147-156 *Corresponding Author: nguyenminhhanh1111@gmail.com Đ.T.C.Nhung, N.T.T.Dung,... / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 04(41) (2020) 147-156 148 trên địa bàn tỉnh để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.Với hướng đi đó, Quảng Ngãi đang dần khẳng định mình là điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến khảo sát, tìm hiểu đầu tư. Bài viết này phân tích những đóng góp của FDI đến sự phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013-2017, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở địa phương giai đoạn tới. 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu chủ yếu sử dụng các số liệu thứ cấp đã được công bố trong các báo cáo tổng kết cuối năm của UBND tỉnh Quảng Ngãi, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Số lượng và quy mô dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài “Nằm trong định hướng chung của cả nước, phương châm thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh là đa phương hoá, đa dạng các quan hệ hợp tác. Trong năm 2017, nhờ tạo được những đột phá trong thu hút vốn FDI, nên Quảng Ngãi đã thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 48 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.419.469.759 USD. Trong số các dự án đầu tư vào tỉnh Quảng Ngãi, dự án có quy mô vốn thấp nhất là dự án đầu tư của Công ty TNHH Aden Services miền Trung với số vốn đăng ký là 150.000 USD, đóng tại khu kinh tế Dung Quất. Dự án có quy mô vốn lớn nhất là dự án đầu tư của Công ty TNHH Công nghiệp nặng Doosan Việt Nam, với số vốn đăng ký là 315.000.000 USD, đóng tại KKT Dung Quốc” [1]. Với những dự án FDI thu hút trong thời gian qua, phần lớn các dự án đi vào hoạt động đảm bảo hiệu quả về quy mô, chất lượng dự án. Đối với số dự án được cấp phép trong năm 2017 đang triển khai thực hiện xây dựng và đi vào hoạt động trong năm 2018. Nhìn chung những dự án này có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị, quy mô từng dự án đã được nâng cao, đặc biệt đã giải quyết được một lực lượng lớn lao động nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng mang tính bền vững lâu dài và từ đó thúc đẩy sự chuyển dịch CCKT theo hướng ổn định và bền vững, diện mạo đô thị ngày càng được phát triển rõ nét với tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, khoa học công nghệ được áp dụng tương đối hiện đại nên phần nào đã cải thiện về công tác môi trường. 3.2. Những tác động của FDI đối với phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ngãi 3.2.1.Những đóng góp cuả FDI trong phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ngãi 3.2.1.1. Đóng góp của khu vực FDI vào tổng vốn đầu tư xã hội Trong những năm qua, nhờ những chính sách thu hút đầu tư của tỉnh mà tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đã không ngừng tăng cao. Góp một phần không nhỏ trong việc tăng tổng vốn đầu tư xã hội đó chính là nguồn vốn FDI. Bảng 1. Vốn đầu tư phát triển và vốn FDI giai đoạn 2013 - 2017 [2] Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2016 2017 Vốn đầu tư toàn xã hội Tỷ đồng 11.750 14.677 15.561 16.670 21.600 Vốn FDI Tỷ đồng 1.269 1.723 1.413 1.555 1.368 Đóng góp của FDI vào tổng vốn đầu tư xã hội % 10,8 11,74 9,08 9,33 6,33 Trong giai đoạn 2013 - 2017, vốn FDI đóng góp cho tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội dao động trong khoảng 9-12%. Đây là một trong những nguồn vốn bổ sung để phát triển tỉnh Quảng Ngãi KT-XH. Đ.T.C.Nhung, N.T.T.Dung,... / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 04(41) (2020) 147-156 149 Biểu đồ 1. Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2013 - 2017 [2] Thông qua bảng thống kê ta thấy rằng, tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào vốn đầu tư phát triển của tỉnh không ổn định trong giai đoạn gần đây và có xu hướng hơi giảm tỷ trọng. Nguyên nhân là do tình hình thu hút đầu tư FDI trong những năm gần đây đang gặp nhiều khó khăn bởi vì sự cạnh tranh khốc liệt trong quá trình thu hút đầu tư của các nước trong khu vực. Ngoài ra, vấn đề phát triển bền vững đang là môt vấn đề hết sức bức thiết, chính vì thế tỉnh đang rà soát rất kỹ các dự án có ý định đầu tư vào Quảng Ngãi. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, công tác thu hút đầu tư của tỉnh không chỉ chú trọng đến thu hút vốn FDI mà còn đẩy mạnh thu hút những nhà đầu tư trong tỉnh và các tỉnh bạn. Trong 2 năm trở lại đây, các nhà đầu tư, các tập đoàn lớn từ các đô thị lớn trong nước đã đến tỉnh tìm hiểu, khảo sát nghiên cứu và đã thực hiện đăng ký một số dự án lớn tại tỉnh Quảng Ngãi tiêu biểu như: Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam - Vinamilk, Công ty CP Thành phố Giáo dục Quốc tế, Tập đoàn Vingroup - Công ty CP, Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên, Hợp tác xã Đầu tư Xây dựng - Thương mại và Dịch vụ Thanh Nhật Thu Lộ, Công ty Cổ phần Thủy điện Huy Măng,... đều này đã giúp làm tăng tỷ trọng vốn đầu tư trong nước đóng góp vào tổng nguồn vốn đầu tư của tỉnh. 3.2.1.2. Đóng góp của FDI vào tăng trưởng kinh tế Trong thời gian qua, nguồn vốn FDI đã đóng góp một phần không nhỏ trong quá trình tăng trưởng KT-XH của tỉnh. Đây là một trong những nhân tố giúp Quảng Ngãi ngày càng có tốc độ phát triển nhanh. Trong giai đoạn từ năm 2013-2017, ta có thể thấy sự đóng góp ngày càng tăng của nguồn vốn FDI vào tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (Gross Regional Domestic Product - GRDP). Mức đóng góp vào GRDP qua các năm như sau: Bảng 2. Đóng góp của FDI vào GRDP của tỉnh Quảng Ngãi theo giá hiện hành giai đoạn 2013-2017[2] Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Đóng góp vào GRDP (tỷ đồng) 736 1.169 1.201 1.394 1.893 Tốc độ tăng so với năm trước (%) - 159 103 116 136 Tỷ lệ đóng góp (%) 1,349 1,973 2,019 2,233 2,887 Đ.T.C.Nhung, N.T.T.Dung,... / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 04(41) (2020) 147-156 150 Ta có thể thấy rằng tỷ lệ đóng góp của FDI vào GRDP có xu hướng tăng qua các năm. Nếu năm 2013 chỉ chiếm tỷ lệ 1,349% thì đến năm 2017 đã tăng lên 2,887%. Biểu đồ 2. Tỷ lệ đóng góp của FDI vào GRDP của tỉnh Quảng Ngãi theo giá hiện hành giai đoạn 2013 - 2017 [1] Các dự án FDI là nguồn vốn bổ sung góp phần đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, các dự án FDI còn góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, với những sản phẩm chất lượng cao, có sức cạnh tranh... Sản phẩm của các DN có vốn FDI được tiếp thị ở thị trường quốc tế một cách khá thuận lợi, góp phần đáng kể vào việc giới thiệu sản phẩm, hàng hoá được sản xuất tại Việt Nam trên thị trường thế giới, tạo điều kiện cho hàng hóa của Việt Nam thâm nhập thị trường, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu chung của ngành. 3.2.1.3. Chuyển dịch CCKT Theo kết quả thống kê, khu vực công nghiệp - xây dựng vẫn là khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất trong GRDP toàn tỉnh, tiếp theo đó là khu vực dịch vụ.CCKT ngành ở tỉnh mặc dù có nhiều sự biến động nhưng vẫn đang chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ vẫn có xu hướng tăng, còn ngành nông nghiệp đang có xu hướng giảm tỷ trọng đóng góp trong GRDP. Một trong số những yếu tố góp phần làm chuyển dịch CCKT ngành này đó chính là sự đóng góp của nguồn vốn FDI. Nguồn vốn FDI cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành ở tỉnh Quảng Ngãi theo đúng định hướng đề ra. Với mục tiêu đưa Quảng Ngãi trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, vốn FDI đã giúp đẩy nhanh quá trình này. Nhờ sự thay đổi tích cực này đã góp phần phát triển KT-XH ở thành phố Quảng Ngãi và các huyện lân cận, nó cũng góp phần cải thiện điều kiện hạ tầng yếu kém, lạc hậu ở nhiều địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo. Đ.T.C.Nhung, N.T.T.Dung,... / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 04(41) (2020) 147-156 151 Biểu đồ 3. Chuyển dịch CCKT của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013 - 2017[2] Bên cạnh đó, việc hình thành các khu công nghiệp mới và thu hút FDI vào các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản, hải sản và thực phẩm đã góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCKT ở nông thôn của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa. Việc hình thành các KCN mới không chỉ tạo điều kiện thu hút lực lượng lao động ở nông thôn mà còn góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. 3.2.1.4. Đóng góp vào ngân sách nhà nước của doanh nghiệp FDI Giai đoạn từ năm 2013 - 2016, tình hình nộp ngân sách nhà nước của các DN FDI có xu hướng tăng. Tuy nhiên đến năm 2017 thì giảm xuống. Một số lý do dẫn đến tình trạng giảm nguồn thu ngân sách trong năm 2017 là do trong giai đoạn này tỉnh đã thu hồi một số dự án có nguồn vốn lớn do DN này vi phạm quy định đầu tư, bên cạnh đó trong số 48 dự án FDI có 3 dự án đang tạm dừng hoạt động. Bảng 3. Tình hình nộp ngân sách của các DN FDI ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013 - 2017 [2] Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Thu ngân sách trên địa bản tỉnh (tỷ đồng) 30.477 26.458 27.830 18.012 14.224 Thu từ DN FDI (tỷ đồng) 153 207 540 555 260 Tỷ lệ (%) 0,50 0,78 1,94 3,08 1,83 Thông qua bảng này chúng ta thấy rằng, thu ngân sách nhà nước từ DN FDI ở Quảng Ngãi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (dao động từ 0,5 - 3,1%) và tốc độ tăng cũng không ổn định. Nguyên nhân là do các DN FDI ở Quảng Ngãi phần lớn là DN có quy mô nhỏ, còn lại là các DN mới đi vào hoạt động hoặc là đang trong quá trình xây dựng. 3.2.1.5. Tác động của FDI đối với cán cân thanh toán quốc tế Các số liệu thống kê cho thấy, khu vực các DN FDI giữ vai trò ngày càng quan trọng trong xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Quảng Ngãi. Với tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu khu vực FDI so với kim ngạch xuất khẩu của tỉnh dao động trong khoảng từ 30 - 65%. Trong giai đoạn 2013 - 2017 tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI không ổn định, tuy nhiên trong những năm gần đây đang có xu hướng tăng trở lại. Tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của khu vực các DN FDI trong tổng trị giá xuất khẩu cả tỉnh đã có sự tăng trưởng khả quan, từ mức 35,78% năm 2016 lên hơn 43,67% trong năm 2017 với kim ngạch xuất khẩu đạt 440,00 tỷ đồng. Bảng 4. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI ở tỉnh Quảng Ngãigiai đoạn 2013 – 2017 [2] Đ.T.C.Nhung, N.T.T.Dung,... / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 04(41) (2020) 147-156 152 Năm Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (Tỷ đồng) Kim ngạch xuất khẩu của DN FDI (Tỷ đồng) Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu khu vực FDI so với Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (%) 2013 508,78 280,81 55,19 2014 588,84 385,78 65,60 2015 393,12 124,14 31,57 2016 365,35 130,72 35,78 2017 440,00 192,13 43,67 3.2.1.6. Đóng góp vào giải quyết việc làm cho lao động địa phương Đến nay, các dự án FDI đã thu hút nhiều lao động trực tiếp, chưa kể số lượng lớn các lao động thời vụ cũng như lao động khác trong khu vực công nghiệp chế biến, nông nghiệp, dịch vụ. Thông qua bảng 5 ta thấy số lượng lao động làm việc ở khu vực có vốn FDI đang có xu hướng gia tăng một cách rõ rệt. Năm 2013, số lao động làm việc trong khu vực có vốn FDI là 1.216 người chiếm 0,17% tổng số lao động toàn tỉnh. Đến năm 2016, số lao động làm việc trong khu vực này tăng lên gần gấp 4 lần với số lượng người làm việc là 4.129 chiếm 0,55% tổng số lao động của tỉnh. Bảng 5. Số lao động đang làm việc trong khu vực FDIở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013 - 2017 [2] Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng số lao động (Người) 730.661 741.081 742.174 751.368 756.796 Khu vực có vốn FDI (Người) 1.216 2.136 2.491 4.129 6.284 Tỷ lệ (%) 0,17 0,29 0,34 0,55 0,83 0.17 % 0.29 % 0.34 % 0.55 % 0.83 % 2013 2014 2015 2016 2017 Biểu đồ 4. Tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực FDI giai đoạn 2013 - 2017 [2] Qua biểu đồ 4 ta có thể thấy, tỷ lệ lao động tạo ra của khu vực FDI đang có xu hướng tăng qua từng năm. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho lao động ở Quảng Ngãi, theo dự báo trong những năm tới số lượng lao động làm trong khu vực này sẽ có xu hướng gia tăng vì có một số dự án FDI đang chuẩn bị đi vào hoạt động. Đ.T.C.Nhung, N.T.T.Dung,... / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 04(41) (2020) 147-156 153 Năm 2013 có 1.216 người làm việc trong khu vực này chiếm tỷ lệ 0,17%, đến năm 2017 đã tăng hơn gấp 5 lần với số lượng là 6.284 người chiếm tỷ lệ 0,83%. Doanh nghiệp FDI có sức hút lao động nhất là các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp như: “Công ty TNHH Công nghiệp nặng Doosan Việt Nam (Doosan Vina) là một điển hình cho sự thành công trong thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh thời gian qua. Sau một thời gian dài hoạt động tại KKT Dung Quất, đến nay Doosan Vina đã thu hút hơn 2.500 lao động, trong đó có khoảng 80% lao động người Quảng Ngãi. Sản phẩm của công ty này sản xuất đã được xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới, nhờ đó Quảng Ngãi đã có được một vị trí nhất định trong nhận thức của một số quốc gia mà sản phẩm của Doosan được sử dụng. Ngoài việc giải quyết việc làm và đào tạo lao động, Doosan Vina đã đóng góp quan trọng vào nguồn thu cho tỉnh từ việc xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nặng. Ngoài ra, cò một số DN FDI như công ty TNHH King Maker III Footwear, nhà máy sản xuất sợi Xingdadong), công ty Điện tử Foster, công ty giày Rieker, nhà máy sản xuất linh kiện điện tử Sumida... đã đầu tư vào các KCN Quảng Ngãi và tạo nhiều cơ hội việc làm cho lao động của tỉnh” [4]. Quảng Ngãi xây dựng định hướng trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại; vì vậy trong những năm qua cùng với việc thu hút nguồn vốn FDI đã giúp tỉnh nhanh chóng chuyển dịch CCKT theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập cho dân cư các địa phương, cải thiện đời sống KT-XH của tỉnh, cải thiện cơ sở hạ tầng, góp phần xóa đói giảm nghèo. 3.2.2. Một số hạn chế trong quá trình thu hút FDI ở tỉnh Quảng Ngãi Bên cạnh những thành tựu trên, qua quá trình nghiên cứu thực trạng thu hút FDI ở tỉnh Quảng Ngãi, tác giả nhận thấy còn có một số điểm hạn chế bất cập như: - Thứ nhất, FDI đầu tư vào các lĩnh vực không đồng đều. Về CCKT năm 2017, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 19%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 52,6%; khu vực dịch vụ chiếm 28,4%. Ngành đóng góp tỷ trọng vào GRDP lớn nhất của tỉnh đó là ngành công nghiệp - xây dựng. Nhưng khi phát triển thiên về lĩnh vực công nghiệp này sẽ dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp tại các nhà máy và các KCN, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của người lao động và nhân dân sinh sống xung quanh các KCN. Trong khi đó, nếu so với các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thì vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ hầu như không có. Thế mạnh và tiềm năng của các lĩnh vực này ở tỉnh Quảng Ngãi rất lớn. Chính vì thế, trong những năm tới, tỉnh cần tăng cường công tác truyền thông chính sách ưu đãi đầu tư, mời gọi các DN nước ngoài đầu tư vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao và du lịch đúngvới tiềm năng vốn có. - Thứ hai, khu vực FDI làm tăng kim ngạch nhập khẩu của tỉnh Khu vực FDI đã giúp tỉnh tăng kim ngạch xuất khẩu trong những năm gần đây, nhưng đồng thời nó cũng làm tăng kim ngạch nhập khẩu. Khu vực FDI đã tạo nên giá trị xuất khẩu lớn trong tổng giá trị xuất khẩu của cả tỉnh. Tuy nhiên điều này cũng cho thấy, xuất khẩu của tỉnh hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào khu vực FDI. Theo các số liệu thống kê, khu vực FDI luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm qua là nhờ tỉnh có các chính sách thu hút và khuyến khích DN FDI hướng về xuất khẩu. Mặt khác, các DN FDI cũng rất nhanh nắm bắt cơ hội khai thác thị trường có cam kết giảm, miễn thuế đối với hàng hóa Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do (FTA). Nhưng nếu Đ.T.C.Nhung, N.T.T.Dung,... / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 04(41) (2020) 147-156 154 xét kỹ, các DN FDI của tỉnh chủ yếu là gia công sản phẩm, sản xuất những linh kiện máy móc nhỏ... Chính vì vậy, nhiều DN FDI cũng góp phần vào việc tăng nhập siêu, do cơ chế gia công còn lớn, tỷ lệ sử dụng hàng nội địa đối với một số ngành còn thấp, chủ yếu vẫn nhập một số nguyên liệu từ nước ngoài. - Thứ ba, các dự án FDI phân bổ không đồng đều trên địa bàn của tỉnh. Các dự án FDI chỉ tập trung ở một số KKT, KCN nên những vùng kinh tế chậm phát triển, vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng kém phát triển của tỉnh hầu như ít thu hút được FDI, tạo ra sự chênh lệch kinh tế giữa các huyện, thành phố trong tỉnh ngày càng rõ rệt. - Thứ tư, FDI làm xuất hiện tình trạng chênh lệch thu nhập giữa những người lao động trong tỉnh. Sự chênh lệch này xuất hiện trong mỗi DN FDI và giữa DN FDI với DN trong nước. Trong DN FDI, thu nhập của người lao động sự chênh lệch rất cao giữa người quản lý và người lao động trực tiếp. Với cùng một công việc như nhau nhưng thu nhập của người làm việc trong các DN FDI khi nào cũng cao hơn so với các DN trong nước điều này tạo ra sự phân biệt về thu nhập, đời sống giữa các tầng lớp trong xã hội. Chính sự chênh lệch này đã làm xuất hiện hiện tượng "chảy máu chất xám". - Thứ năm, một số dự án chậm tiến độ và đầu tư không hiệu quả dẫn ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển tỉnh. Các dự án chậm tiến độ và có khả năng không thể tiếp tục đầu tư sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến công tác dự báo của tỉnh, điều này làm một số định hướng của tỉnh đề ra không đạt được. Ngoài ra khi thu hồi những dự án đầu tư này cũng gặp nhiều khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng và ảnh hưởng đến quy hoạch tổng thể của khu vực này. 3.3. Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Quảng Ngãi 3.3.1. Bổ sung, điều chỉnh chính sách thu hút FDI của tỉnh và cải cách thủ tục hành chính. Quảng Ngãi có nhiều yếu tố không thuận lợi trong thu hút đầu tư so với các tỉnh thành khác trong nước, do vậy cần phải tạo được sự khác biệt để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách trên cơ sở pháp luật quy định và điều kiện, tiềm năng, lợi thế của tỉnh Quảng Ngãi để có chính sách sát với thực tiễn. Tích cực cải cách thủ tục hành chính và đưa ra các giải pháp thực hiện hữu hiệu về chống tham nhũng, sách nhiễu, phiền hà, nâng cao tính minh bạch, công khai và hiệu quả của thủ tục hành chính, cần đơn giản hóa các thủ tục về thuế trong việc kê khai và đóng thuế. Tỉnh cần có những chính sách khuyến khích các DN FDI đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ nhất là những dự án có hàm lượng công nghệ cao. Đối với những dự án có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến hiện đại, tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế của tỉnh thì cần tạo mọi điều kiện về thủ tục để những dự án này nhanh chóng được thực hiện đầu tư. Cần tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các cuộc đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư, thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa liên thông, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý. 3.3.2. Đánh giá định kỳ hiệu quả của từng dự án và hiệu quả của FDI đối với phát triển KT- XH để có chương trình điều chỉnh kịp thời Để phát huy vai trò tích cực của FDI đối với phát triển KT-XH, các cơ quan đang quản lý các dự án đầu tư cần thường xuyên đánh giá hiệu quả của các dự án. Rà soát lại các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép đầu tư về tiến độ triển khai dự án. Đ.T.C.Nhung, N.T.T.Dung,... / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 04(41) (2020) 147-156 155 Theo số liệu thống kê hiện nay có nhiều dự án chậm tiến độ và có một số dự án bất khả thi. Chính vì thế, Sở Kế hoạch và Đầu tư cần tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan phối hợp tháo gỡ, hỗ trợ thúc đẩy sớm đưa các dự án chậm tiến độ nói riêng và tất cả các dự án đã được cấp chủ trương đầu tư nói chung sớm đi vào xây dựng và hoạt động sản xuất kinh doanh. Công tác này phải được tiến hành định kỳ hàng quý trong năm nhằm tìm ra những vướng mắc và kịp thời giải quyết. Bên cạnh đó, cần kiên quyết thu hồi các dự án FDI chưa triển khai, kém hiệu quả. Ban hành quy trình, hệ thống đánh giá chuẩn về quy trình đánh giá hoạt động của các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Nhất là về quy định về công tác bảo vệ môi trường. Đối với những dự án có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cần đưa ra yêu cầu buộc chủ đầu tư phải xây dựng hệ thống xử lý trước khi đi vào hoạt động sản xuất, nếu vi phạm thì phải yêu cầu các DN này dừng đầu tư 3.3.3. Phối hợp giữa chính quyền địa phương với các nhà đầu tư trong việc xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng KT-XH Từ kinh nghiệm thu hút đầu tư ở các nước trên thế giới cho thấy: nơi nào có kết cấu hạ tầng tốt và đồng bộ thì nơi đó sẽ có lợi thế trong thu hút đầu tư. Chính vì thế trong thời gian tới Quảng Ngãi cần phải đầu tư và hoàn thiện kết cấu hạ tầng của tỉnh để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Xây dựng một số tuyến đường có ý nghĩa quyết định đối với thu hút FDI phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh. Việc xây dựng mới, cải tạo, mở rộng và nâng cấp các tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh sẽ đảm bảo sự kết nối không gian kinh tế giữa các vùng trong tỉnh, các KCN, KKT, tạo sức hấp dẫn trong việc thu hút đầu tư. Khuyến khích các nhà đầu tư theo hình thức BOT và BT đầu tư làm hạ tầng giao thông. Cần có chính sách đầu tư và thu hút đầu tư trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông (cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không) để đáp ứng được những yêu cầu của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đầu tư xây dựng các kết cấu hạ tầng khác như: hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng KKT và KCN, hệ thống cảng biển, hạ tầng cấp thoát nước, cải thiện các dịch vụ khác để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư đầu tư sản xuất kinh doanh. 3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn của tỉnh để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH. Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải gắn với hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Phát huy vai trò của các tổ chức, DN và toàn xã hội trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Cần đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cả về quy mô, chất lượng và cơ cấu. Nâng cao trình độ tay nghề và kỹ năng nhằm cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành đang có xu thế thu hút FDI công nghệ cao như cơ khí chế tạo, điện tử, công nghệ thông tin, vật liệu mới, công nghệ sinh học, may mặc, giầy da, chế biến nông sản, thực phẩm. Khuyến khích các DN công nghiệp tổ chức đào tạo nhân lực bằng liên kết với các trường cao đẳng, đại học để đội ngũ lao động mới sau khi ra trường đáp ứng được yêu cầu của công việc. Trong thời gian đến, tỉnh cần xây dựng mạng lưới dạy nghề phù hợp, củng cố và nâng cấp các cơ sở giáo dục đại học và dạy nghề trên toàn tỉnh để nâng cao chất lượng đào tạo của các trường dạy nghề. Từ đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn của tỉnh. 3.3.5. Tích cực quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ các dự án FDI trong quá trình đầu tư Sự hấp dẫn của môi trường đầu tư ngoài các yếu tố, chính sách về ưu đãi còn có các yếu tố Đ.T.C.Nhung, N.T.T.Dung,... / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 04(41) (2020) 147-156 156 cộng hưởng khác. Trong đó, vấn đề hỗ trợ sau đầu tư cần đặc biệt quan tâm thỏa đáng. Cần có chính sách hỗ trợ, có các kênh thông tin về đầu tư được cập nhật và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong và sau quá trình triển khai dự án cũng như đưa dự án đi vào hoạt động. Cần có sự hỗ trợ đối với các dự án đầu tư mới đi vào hoạt động. Bởi vì đây là khoảng thời gian khó khăn của các DN khi bắt đầu đầu tư vào một địa bàn mới, nên rất cần sự quan tâm hỗ trợ. Công tác hỗ trợ bao gồm những vấn đề sau: thủ tục hành chính, những chính sách ưu đãi đầu tư, tuyển dụng phiên dịch, tuyển dụng lao động, hỗ trợ tiếp cận các tổ chức tín dụng, tư vấn pháp luật, tư vấn văn hóa,... Hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án trong các KCN, KKT. Đặc biệt là hỗ trợ các dự án lớn, có tính chất lan tỏa nhằm tạo điều kiện cho các dự án này nhanh chóng hoàn thành và đi vào hoạt động. Sau khi cấp phép đầu tư, tỉnh cần tiếp tục hỗ trợ các DN về giao đất, thông báo đơn giá thuê đất, ký hợp đồng giao lại đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng... Tỉnh cần có biện pháp phù hợp để tạo điều kiện để các DN thuận lợi trong việc tiếp cận với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Thường xuyên tổ chức các hoạt động kết nối DN với ngân hàng nhằm hỗ trợ DN kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong vấn đề tài chính. 4. Kết luận Trong giai đoạn hiện nay đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Ngãi. FDI đã trở thành nguồn ngoại lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Chính vì vậy, giai đoạn tới Quảng Ngãi cần tập trung đẩy mạnh hoàn thiện các cơ chế, chính sách, cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn v.v... để khẳng định mình là điểm đến thật sự hấp dẫn, thu hút nhiều doanh nghiệp FDI đến khảo sát, tìm hiểu đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tài liệu tham khảo [1] Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ngãi (2018), Báo cáo về tình hình thực hiện đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2007 - 2017. [2] Cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi: 2013, 2014, 2015, 2016, 2017 [3] Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Nghị quyết 02/2016/NQ-HĐND - Quy định ưu đãi, hỗ trợ và thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Ngãi. [3] Tài liệu Hội thảo cấp Tỉnh (2018), Phát huy vai trò của Doanh nghiệp đối với sự phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ngãi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_cua_von_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_den_phat_trien.pdf
Tài liệu liên quan