Giải pháp khắc phục những bệnh do ảnh
hưởng môi trường nước gây ra cho học sinh:
+ Thay nước hồ bơi thường xuyên (3 lần/
tuần). Giữ gìn vệ sinh hồ bơi trước khi bắt đầu
buổi học và sau khi kết thúc buổi học.
+ Sử dụng các loại hóa chất an toàn, đúng
liều lượng qui định cho hồ bơi. Sau khi sử dụng
hóa chất xử lý nước phải đảm bảo thời gian tối
thiểu từ 12 giờ rồi mới sử dụng hồ bơi.
+ Để tránh các bệnh về da, sau mỗi lần bơi
lội, cần nhắc nhở học sinh phải tắm rửa sạch sẽ
bằng nước từ vòi sen để tẩy sạch hết những chất
hữu cơ sinh vật đã bám dính vào cơ thể và dùng
khăn cá nhân thật sạch lau khô cơ thể trước khi
mặc quần áo.
+ Để phòng bệnh đau mắt thì khi đi bơi nên
đeo kính bơi bảo vệ và sau khi bơi cần nhỏ mắt
bằng nước muối sinh lý Nacl 9,0%.
+ Để phòng bệnh tai mũi họng thì nên trang
bị kính bơi và dụng cụ nhét tai tránh để nước
vào. Sau khi bơi cần vệ sinh sạch sẽ tai, mũi và
họng bằng nước muối sinh lí.
+ Cần tuyên truyền cho học sinh, phụ huynh
học sinh cũng như người dân trong vùng giữ gìn
vệ sinh môi trường nước, tránh việc vứt bừa bãi
các vỏ chai thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật
ra sông, ra kênh rạch.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Anh hưởng ô nhiễm môi trường nước trong dạy học bơi cho học sinh Trung học Cơ sở huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
171
Sè §ÆC BIÖT / 2020
AÛNH HÖÔÛNG OÂ NHIEÃM MOÂI TRÖÔØNG NÖÔÙC TRONG DAÏY HOÏC BÔI
CHO HOÏC SINH TRUNG HOÏC CÔ SÔÛ HUYEÄN THOAÏI SÔN TÆNH AN GIANG
Tóm tắt:
Bài viết phân tích 03 mô hình dạy học bơi tại các trường THCS huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
(Mô hình dạy học trên hệ thống hồ bơi được xây dựng đúng tiêu chuẩn; Mô hình dạy học trên hồ
bơi tự chế và mô hình hồ bơi tự nhiên – cải tạo kênh, rạch), trên cơ sở đó, phân tích các ảnh hưởng
của ô nhiễm môi trường nước tới sức khỏe học sinh THPT như dị ứng nước hồ bơi, bệnh đau mắt
đỏ, bệnh ngoài da, bệnh viêm mũi, tai Qua đó khẳng định, ảnh hưởng lớn nhất là từ nguồn nước
sông tự nhiên. Trên cơ sở đó, đề xuất được 06 giải pháp khắc phục những bệnh do ảnh hưởng
môi trường nước gây ra cho học sinh.
Từ khóa: Bơi lội, ô nhiễm nước, sức khỏe, học sinh, giải pháp.
Influence of water pollution in teaching swimming for secondary students
in Thoai Son district, An Giang province
Summary:
The article analyzes 03 swimming teaching models at secondary Schools Thoai Son District, An
Giang Province. The teaching model uses the swimming pool systems, which are standard
swimming pool, homemade swimming pool and natural - rehabilitation swimming pool. On that
basis, the topic has analyzed the effects of water pollution on the health of high school students
such as swimming pool water allergy, red eye disease, skin disease, rhinitis It can be stated that
the biggest influence is from natural living water. On that basis, 06 solutions are proposed to
overcome diseases impacting on students, which are caused by the water environment.
Keywords: Swimming, water pollution, health, students, solutions.
*ThS, Trường Đại học An Giang
**ThS, Trường THCS Tây Phú, Thoại Sơn, An Giang
Ngô Tú Trinh*
Lê Văn Cường**
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong ở trẻ em và trẻ vị thành niên tại Việt Nam.
Trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2010-2015
có khoảng 2.800 trẻ em bị tử vong do đuối nước.
Trong đó nhóm tuổi chiếm tỷ lệ tử vong cao từ
5-14 tuổi. Năm 2016 có hơn 1.800 em tử vong
vì đuối nước và trong 6 tháng đầu năm 2017 có
795 em tử vong vì đuối nước. Tỷ lệ tử vong do
đuối nước ở trẻ em chiếm hơn 50% các trường
hợp tử vong do tai nạn thương tích. Tử vong do
đuối nước ở Việt Nam cao nhất trong khu vực,
cao gấp 8 lần các nước phát triển. Hiện nay môn
bơi lội được đưa vào giảng dạy tại các trường
THCS trong huyện Thoại Sơn nhằm góp phần
giảm thiểu nguy cơ đuối nước cho học sinh. Tuy
nhiên sau khi học bơi có một số học sinh xuất
hiện triệu chứng ngứa khắp người, bị đau mắt
đỏ, bị một số bệnh về da,..Nguyên nhân chủ yếu
xuất phát từ nguồn nước bên trong hồ bơi bị ô
nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của các em. Do
đó việc nghiên cứu những tác hại của ô nhiễm
môi trường nước trong môn bơi lội và tìm ra giải
pháp giảm thiểu tác hại này là thật sự cần thiết.
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
1. Mô hình dạy học bơi tại các trường
trung học cơ sở trong huyện Thoại Sơn,
tỉnh An Giang
Huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang là một
trong 11 huyện thị của tỉnh An Giang, nằm về
phía đông nam tứ giác Long Xuyên. Huyện có
14 xã, 3 thị trấn (Núi Sập, Óc Eo và Phú Hòa)
với 76 ấp. Đây là một trong những vùng trồng
lúa lớn của tỉnh An Giang, đại đa số dân cư là
BµI B¸O KHOA HäC
172
nông dân. Với hệ thống kênh rạch, sông ngòi
chằng chịt nên việc dạy bơi cho học sinh được
tổ chức hằng năm, việc phổ cập bơi cũng được
các xã phối hợp với các trường tổ chức vào thời
gian nghỉ hè. Tuy nhiên do địa phương là vùng
nông nghiệp nên cơ sở vật chất còn thiếu thốn,
những trường vùng sâu không có hồ bơi nên
việc dạy bơi gặp rất nhiều khó khăn. Từ đó các
trường đề ra các giải pháp khác nhau để dạy bơi
cho học sinh như: xây dựng các hồ bơi tự chế
bằng vật dụng tại địa phương, thuê các hồ bơi
lắp ghép. Nhìn chung trong địa phương có 3 mô
hình hồ bơi phổ biến:
Mô hình 1: Hệ thống hồ bơi được xây dựng
hoàn chỉnh theo đúng hồ bơi tiêu chuẩn có hệ
thống lọc và xử lý nước. Trong huyện có 3 hồ
bơi tập trung ở 3 thị trấn Núi Sập, Óc Eo và Phú
Hòa. Các trường học nằm trên địa bàn các thị
trấn tiến hành dạy bơi cho học sinh ở các hồ bơi
này. Ưu điểm của các hồ bơi này là độ an toàn
cao, kích thước đúng tiêu chuẩn thi đấu, hệ
thống nước trong và sạch sẽ do được xử lý hằng
ngày. Tuy nhiên chi phí xây dựng và duy trì hồ
bơi cao nên đa số các trường trong vùng không
thể thực hiện được
Mô hình 2: Hệ thống hồ bơi tự chế: đây là các
hồ bơi được các trường tự xây dựng bằng các tấm
bạt, tre nứa để phục vụ công tác dạy bơi hằng
năm. Ưu điểm của các hồ bơi này là chi phí đầu
tư rẻ, có thể thay đổi vị trí đặt hồ bơi hằng năm
phù hợp với khuôn viên trường học, dễ thi công
và thời gian thi công nhanh nên các trường có thể
thực hiện được. Tuy nhiên tuổi thọ của các hồ này
thấp, phải thay mới sau 2 đến 3 năm sử dụng,
không có hệ thống lọc nên nước đục hơn và độ
an toàn không cao bằng mô hình 1.
Hình 1. Mô hình hồ bơi tự chế
Mô hình 3: Dùng lưới và cọc tre bao quanh
một đoạn kênh tạo thành hồ bơi tự nhiên từ kênh
rạch. Ưu điểm của mô hình này là chi phí thấp
nhất, linh động. Tuy nhiên độ an toàn là thấp
nhất, phải tốn một lượng lớn nhân sự trong việc
phổ cập bơi cho học sinh. Một thầy chỉ kèm
được 2-3 học sinh.
Trong các mô hình trên thì mô hình 2 được
nhiều trường lựa chọn do kinh phí đầu tư thấp
và an toàn. Xây dựng một hồ bơi tự chế giúp
việc dạy bơi cho học sinh tại trường dễ dàng
hơn, học sinh không phải tốn chi phí và đi xa để
học bơi.
2. Ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng
đến sức khỏe học sinh trung học cơ sở
Ô nhiễm môi trường nước là hiện tượng mà
ở đó các sông, hồ, biển, nguồn nước ngầm bị
nhiễm các chất độc hại có trong thuốc bảo vệ
173
Sè §ÆC BIÖT / 2020
thực vật, chất thải công nghiệp, chất thải sinh
hoạt,... gây hậu quả lớn đến cuộc sống của con
người và các sinh vật tự nhiên. Hiến chương
Châu Âu đã có định nghĩa về ô nhiễm nước như
sau: Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi nói
chung do con người tác động đến chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn và có thể gây nguy hiểm
cho con người, cho động vật, cho ngành công
nông nghiệp.
Trong quá trình học tập môn bơi lội tại trường,
các em học sinh thường xuyên phải tiếp xúc với
môi trường nước. Hồ bơi (nhất là hồ bơi ngoài
trời) được coi là nơi dễ bị ô nhiễm nhất. Những
hồ dạng này thường xuyên tiếp xúc với môi
trường bên ngoài, dễ bị nhiễm khuẩn bởi bụi bẩn,
các loại vi trùng, tảo bào tử trong nước mưa, chất
thải chăn nuôi... Ngoài ra, nguồn thải ô nhiễm ra
bể bơi còn bao gồm các vi sinh vật, lượng dầu bài
tiết trên cơ thể người đi bơi như mồ hôi, mỹ
phẩm, kem chống nắng, nước tiểu, nước bọt...Do
vậy, nếu nguồn nước không đảm bảo sẽ ảnh
hưởng đến sức khỏe của học sinh. Một số bệnh
học sinh thường mắc phải khi học bơi:
+ Dị ứng nước hồ bơi là hiện tượng da bị mề
đay, mẩn ngứa khi đi bơi. Nguyên nhân chính gây
nên hiện tượng dị ứng nước hồ bơi là do chứa
nhiều vi sinh vật, vi trùng, da người bơi dị ứng
với một số thành phần trong nước hồ, nước tương
tác với một chất trên bề mặt da hoặc trong da,
hàm lượng Clo và chất tẩy rửa vượt ngưỡng cho
phép. Biểu hiện dị ứng nước hồ bơi thường sẽ
được thể hiện ngay trên bề mặt da hoặc có thể
cảm nhận qua xúc giác, thị giác của người bệnh.
Một số triệu chứng thường gặp như: Da nổi mẩn
đỏ, da nổi mề đay, ngứa ngáy, phát ban trên da
diễn ra nhanh và dày đặc. Ngoài ra còn có một số
trường hợp có biểu hiện khác, không biểu hiện ra
bên ngoài mà là diễn ra bên trong cơ thể.
+ Bệnh đau mắt đỏ: Là căn bệnh gặp phổ
biến nhất khi bơi lội, nhất là khi hồ bơi quá tải,
tình trạng xử lý nước hồ bơi không đạt vệ sinh.
Biểu hiện của bệnh là xuất hiện mắt đỏ, ra gỉ
nhiều, ngứa, chảy nước mắt... Nguyên nhân gây
ra bệnh một phần xuất phát từ việc nhiễm khuẩn
trong nước hồ bơi, phần còn lại là lây chéo từ
những người đã mắc sẵn các bệnh lý về mắt
trước đó. Nhiều bể bơi lạm dụng hóa chất còn
làm cho người bơi dễ mắc chứng khác về mắt
như: khô mắt, đỏ mắt.
+ Bệnh ngoài da: Khi bơi lội, thân thể dễ va
chạm và bị xây xước nhẹ. Đây là điều kiện rất
tốt để các virut, nấm mốc, bệnh ngoài da... xâm
nhập và tấn công cơ thể. Phổ biến nhất là bị u
mềm với triệu chứng là những nốt gồ nổi trên
da, đỉnh của những nốt này có vết lõm xuống và
lan dần ra như mụn cóc. Bệnh nhân thường xuất
hiện các triệu chứng ngứa, viêm loét tại các vị
trí thương tổn. Chất sát khuẩn trong nước gây
viêm da tiếp xúc dị ứng với triệu chứng là da
khô và bong tróc.
+ Bệnh viêm mũi, tai: Do bị nước lọt vào tai,
nhất là nguồn nước ô nhiễm chứa nhiều vi
khuẩn gây các bệnh viêm tai, mũi.
Ngoài ra, môi trường bể bơi cũng là nơi lây
truyền các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh tay
chân miệng, bệnh tiêu chảy,...
Để đánh giá ảnh hưởng của môi trường nước
lên sức khỏe học sinh trong môn Bơi lội, nhóm
tác giả tiến hành thống kê tỉ lệ học sinh bị mắc
các bệnh nói trên khi học bơi theo mô hình 2
trong năm học 2018-2019 tại huyện Thoại Sơn.
Từ đó tìm giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của
ô nhiễm môi trường nước đến môn học này ở
địa phương.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
Nhóm tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của môi
trường nước đến sức khỏe học sinh sau khi học
môn bơi lội theo mô hình thứ 2 năm học 2018-
2019. Tổng thời lượng của chương trình dạy bơi
là 12 buổi, mỗi buổi học 2 tiết (bao gồm cả thời
gian khởi động, dạy lý thuyết và thực hành).
Trong mô hình hồ bơi thứ 2, nhóm tác giả thử
nghiệm với 3 loại nguồn nước: Nguồn nước
được bơm trực tiếp từ sông và để lắng động 24
giờ, nguồn nước máy bơm trực tiếp, nguồn nước
máy qua xử lý Chlorine, PH và diệt rêu tảo.
Đánh giá cảm quan:
+ Nguồn nước sông tự nhiên: Nước đục, có
lắng cặn đất qua đêm. Chi phí thấp.
+ Nguồn nước máy trực tiếp: Nước trong,
không có cặn đất. Chi phí cao hơn nước sông.
Xuất hiện rong rêu sau vài ngày sử dụng.
+ Nguồn nước máy qua xử lý: Nước trong,
không có cặn đất. Chi phí cao nhất trong nhóm
này. Không xuất hiện rêu xanh sau thời gian
BµI B¸O KHOA HäC
174
sử dụng.
Thống kê số lượng học sinh mắc một số
bệnh do nguồn nước sau khi học bơi:
Thống kê trên số lượng 200 học sinh học
môn bơi.
Từ kết quả khảo sát có thể nhận thấy tỉ lệ học
sinh mắc bệnh khi bơi trong môi trường nước
sông cao hơn các nguồn nước khác. Nguyên
nhân do trong nước sông có chứa nhiều vi sinh
vật, vi khuẩn, bùn, đất cặn, các kim loại nặng.
Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra
phổ biến trong các hoạt động sản xuất nông
nghiệp, trong đó việc sử dụng hóa chất bảo vệ
thực vật, chất kích thích sinh trường, phân bón
tràn lan trong canh tác nông nghiệp, phế phụ
phẩm nông nghiệp không được xử lý triệt để đã
đẫn đến ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm môi
trường đất, nước, không khí. Quá trình phát triển
chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản làm phát thải
lượng lớn chất thải rắn, bùn thải, nước thải có
chứa kháng sinh, dư lượng chất kích thích sinh
trưởng, mầm bệnh. Do đó nguồn nước sông hiện
nay đang ngày càng ô nhiễm, chất lượng nước
đang giảm theo thời gian. Chính vì lý do đó khi
các em tập bơi trong nguồn nước sông dễ mắc
các bệnh về da, dị ứng,..Do vậy, các gia đình ở
nông thôn thường có thói quen cho con em mình
tập bơi ở sông, tắm sông thì cần lưu ý đến các
bệnh trên và có biện pháp phòng tránh cho con
em mình.
Đối với nguồn nước máy đã được các nhà máy
nước xử lý lọc cặn và xử lý Chlorine nên chất
lượng nước tốt hơn, trong hơn và không có cặn
bùn đất, tuy nhiên chính những thuốc tẩy này
Bảng 1. Số liệu thống kê tỷ lệ mắc bệnh khi học bơi
Nguồn nước
Tỉ lệ học sinh mắc bệnh
Dị ứng
(%)
Bệnh về da
(%)
Bệnh đau mắt đỏ
(%)
Bệnh tai mũi họng
(%)
Nước sông tự nhiên 15.00 25.00 5.00 2.00
Nước máy trực tiếp 10.00 12.00 2.00 1.00
Nước máy qua xử lý 10.00 8.00 0.00 1.00
Biểu đồ 1. Tỉ lệ học sinh mắc các bệnh khi học môn bơi
Dị ứng Bệnh da Đau mắt Tai mũi họng
Nước sông
Nước máy
Nước máy xử lý
175
Sè §ÆC BIÖT / 2020
cũng có thể gây dị ứng cho học sinh. Vì vậy
nguồn nước máy cần phải để qua 12 tiếng trước
khi cho học sinh học bơi. Tuy nhiên sau vài ngày
thì rong rêu và tảo làm chất lượng nước giảm, độ
PH cũng thay đổi dễ gây bệnh cho học sinh.
Chính vì thế cần xử lý nước sau mỗi buổi tập bơi
để đảm bảo được điều kiện chất lượng nước tốt
nhất, tiêu diệt các vi sinh vật có hại sản sinh trong
quá trình trữ nước trong hồ bơi nhiều ngày.
Giải pháp khắc phục những bệnh do ảnh
hưởng môi trường nước gây ra cho học sinh:
+ Thay nước hồ bơi thường xuyên (3 lần/
tuần). Giữ gìn vệ sinh hồ bơi trước khi bắt đầu
buổi học và sau khi kết thúc buổi học.
+ Sử dụng các loại hóa chất an toàn, đúng
liều lượng qui định cho hồ bơi. Sau khi sử dụng
hóa chất xử lý nước phải đảm bảo thời gian tối
thiểu từ 12 giờ rồi mới sử dụng hồ bơi.
+ Để tránh các bệnh về da, sau mỗi lần bơi
lội, cần nhắc nhở học sinh phải tắm rửa sạch sẽ
bằng nước từ vòi sen để tẩy sạch hết những chất
hữu cơ sinh vật đã bám dính vào cơ thể và dùng
khăn cá nhân thật sạch lau khô cơ thể trước khi
mặc quần áo.
+ Để phòng bệnh đau mắt thì khi đi bơi nên
đeo kính bơi bảo vệ và sau khi bơi cần nhỏ mắt
bằng nước muối sinh lý Nacl 9,0%.
+ Để phòng bệnh tai mũi họng thì nên trang
bị kính bơi và dụng cụ nhét tai tránh để nước
vào. Sau khi bơi cần vệ sinh sạch sẽ tai, mũi và
họng bằng nước muối sinh lí.
+ Cần tuyên truyền cho học sinh, phụ huynh
học sinh cũng như người dân trong vùng giữ gìn
vệ sinh môi trường nước, tránh việc vứt bừa bãi
các vỏ chai thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật
ra sông, ra kênh rạch.
KEÁT LUAÄN
1. Bơi lội là một môn thể thao được chú trọng
giảng dạy tại các trường trung học cơ sở trong
huyện Thoại Sơn góp phần hạn chế tối đa việc
đuối nước cho học sinh.
2. Nghiên cứu đã cho thấy, với mô hình 2, hồ
bơi được cấp nước sông tự nhiên dễ gây ra các
bệnh cho học sinh trong quá trình học bơi như
bệnh dị ứng, bệnh da, bệnh đau mắt, bệnh tai
mũi họng...
3. Để hạn chế tối đa tác hại của ô nhiễm đối
với môn học, đề tài bước đầu đã đề xuất 06 giải
pháp khắc phục những bệnh do môi trường
nước chưa đảm bảo gây nên.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛ0
1. Đinh Văn Châu (2017), Ô nhiễm môi
trường ở Việt Nam, Hà Nội, Nxb Xây Dựng.
2. Nguyễn Thị Thìn (2007), Môi trường ô
nhiễm và hậu quả, Hà Nội, Nxb Khoa học và
Kĩ thuật.
(Bài nộp ngày 1/10/2020, phản biện ngày
29/10/2020, duyệt in ngày 4/12/2020
Chịu trách nhiệm chính: Ngô Tú Trinh
Email: ntutrinh@agu.edu.vn)
Để giảm
thiểu tác động
không tốt của
môi trường
nước tới học
sinh khi học
môn bơi, xây
dựng các bể bơi
đạt chuẩn là vấn
đề cần thiết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_o_nhiem_moi_truong_nuoc_trong_day_hoc_boi_cho_hoc.pdf