Thực trạng công tác giáo dục thể chất tại trường Trung học Cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm thành phố Đà Nẵng

Qua nghiên cứu thực trạng chương trình môn học GDTC cho HS trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm TPĐN cho thấy: - Nội dung học tập của từng kỳ rất nhiều (từ 8 - 9 nội dung/năm học); thời gian học tập tập trung chủ yếu vào nội dung học thực hành (77,2 - 80%); Thời gian kiểm tra cũng chiếm tỷ lệ cao (14-15 tiết/năm học, chiếm 18,9 - 20,27%) và nội dung kiểm tra đã được chú ý bao gồm cả bài kiểm tra và tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; Nội dung được phân phối thời gian ít nhất là học tập lý thuyết (2 tiết/ năm học, chiếm 2,7%). - Chương trình môn Thể dục hiện nay cũng chưa thực sự phù hợp, với số tiết khá ít, việc đánh giá lại dựa trên tiêu chuẩn RLTT cũng do Bộ GD&ĐT ban hành, nhưng nội dung thì lại chưa có sự liên quan, gắn kết nhiều đến các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn RLTT. Đây sẽ là là những khó khăn lớn cho công tác GDTC, nhưng để khắc phục phải có sự thay đổi của Bộ GD&ĐT. - Chất lượng, số lượng CSVC phục vụ tập luyện GDTC cho HS trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm TPĐN còn thiếu cả về số lượng và chất lượng so với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học và tập luyện GDTC của nhà trường.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng công tác giáo dục thể chất tại trường Trung học Cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm thành phố Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 6/2019 58 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục thể chất (GDTC) là một mặt giáo dục toàn diện cho HS, sinh viên (SV), là phương tiện hiệu quả để phát triển hài hòa cân đối hình thể, nâng cao năng lực thể chất và tố chất thể lực của HS, SV, đây cũng là một lĩnh vực sư phạm chuyên biệt có tác động tích cực đối với việc rèn luyện và bồi dưỡng phẩm chất chính trị tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ trong việc hình thành nhân cách cho người HS, SV. Trong những năm gần đây, việc đổi mới hình thức tổ chức, quản lý, đổi mới phương pháp dạy và học các môn học nói chung và môn học GDTC nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường về yếu tố CSVC, nguồn nhân lực... và một số điều kiện khách quan khác, hiệu quả của các giờ học chính khóa đối với môn học GDTC nói chung vẫn còn nhiều hạn chế. Với công tác hiện nay tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, TPĐN, chúng tôi nhận thấy công tác GDTC cho HS còn nhiều hạn chế như về phương Thực trạng công tác giáo dục thể chất tại trường trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm thành phố Đà Nẵng ThS. Đặng Duy Đồng; ThS. Nguyễn Ngọc Hải Q TÓM TẮT: Bài viết đã đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất (CSVC), chương trình môn học, nguồn lực giáo viên và thể chất của học sinh (HS) trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố Đà Nẵng (TPĐN). Kết quả nghiên cứu cho thấy còn nhiều bất cập và hạn chế về nguồn lực, CSVC và đặc biệt chương trình chưa đáp ứng được yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGD&ĐT). Từ khóa: giáo dục thể chất; Trường trung học cơ sở; Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm; thành phố Đà Nẵng. ABSTRACT: The article reviews the current status of facilities, curriculum, teacher resources and physical educational activities at Nguyen Binh Khiem Secondary School, Da Nang City. The research results showed that there were still many shortcomings and limitations for human resources (such as: teachers, official..), facilities and especially the curriculum programmes have not reached to the requirements which have been set by the Ministry of Education and Training. Keywords: physical Education; Secondary school; Nguyen Binh Khiem Secondary school; Da Nang City. (Ảnh minh họa) KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 6/2019 59THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC Bảng 1. Khung phân phối chương trình GDTC cho HS khối 6 trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm TPĐN Phân phối (tiết) TT Nội dung Thời lượng (tiết) Lý thuyết Thực hành Kiểm tra 1 Chương 1. Lý thuyết 2 2 0 0 2 Chương 2. Đội hình đội ngũ 6 0 6 1 3 Chương 3. Chạy nhanh 10 0 10 0 4 Chương 4. Bài thể dục PTC 6 0 5 1 5 Chương 5. Bật nhảy 13 0 12 1 6 Chương 6. Đá cầu 6 0 5 1 7 Chương 7. Chạy bền 6 0 5 1 8 Chương 8. Môn thể thao tự chọn 12 0 11 1 9 Ôn tập, kiểm tra học kỳ (I và II), kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể) 12 0 4 8 Tổng 74 2 58 14 Bảng 2. Khung phân phối chương trình GDTC cho HS khối 7 trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm TPĐN Phân phối (tiết) TT Nội dung Thời lượng (tiết) Lý thuyết Thực hành Kiểm tra 1 Chương 1.Ý nghĩa của việc phòng tránh chấn thương khi hoạt động TDTT 2 2 0 0 2 Chương 2. Đội hình đội ngũ 6 0 6 1 3 Chương 3. Chạy nhanh 10 0 10 0 4 Chương 4. Bài thể dục (Với cờ) 6 0 5 1 5 Chương 5. Bật nhảy 13 0 12 1 6 Chương 6. Đá cầu 6 0 5 1 7 Chương 7. Chạy bền 6 0 5 1 8 Chương 8. Môn thể thao tự chọn 12 0 11 1 9 Ôn tập, kiểm tra học kỳ (I và II), kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể) 12 0 4 8 Tổng 74 2 58 14 pháp, trang thiết bị dạy và học môn Thể dục chưa tốt, thể lực chung của các em HS chưa đáp ứng được với yêu cầu về khối lượng học tập của các em tại Nhà trường; môn học Thể dục chưa được các em HS, phụ huynh và ngay cả nhà trường xem xét đúng mức Xuất phát từ những lý do trên việc nghiên cứu: “Thực trạng công tác GDTC trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm TPĐN” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC cho HS, trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, TPĐN phù hợp với điều kiện thực tiễn Nhà trường, góp phần vào mục tiêu giáo dục con người mới phát triển toàn diện. Để giải quyết mục đích nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: phân tích và tổng hợp tài liệu, phỏng vấn tọa đàm, kiểm tra sư phạm, thực nghiệm và toán học thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1.Thực trạng chương trình môn học GDTC tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, TPĐN Chương trình môn học GDTC tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, TPĐN được áp dụng theo phân phối chương trình chuẩn của BGD&ĐT áp dụng từ năm học 2008 - 2009. Phân phối chương trình cho khối 6, 7, 8 và 9 được trình bày từ bảng 1 đến bảng 3. Kết quả bảng 1 cho thấy: Nội dung chương trình GDTC cho HS khối 06 tập trung chủ yếu vào phần thực hành với 58/74 tiết học. Thời lượng kiểm tra đánh giá cho cả 2 học kỳ là 14 tiết trong đó bao gồm cả thời gian tổ chức kiểm tra học kỳ và kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể (RLTT) cho HS. Riêng thời gian học tập lý thuyết chỉ có 02 tiết trong 1 năm học. Như vậy, để giúp HS nhận thức tốt hơn về tầm quan trọng của GDTC với phát triển cơ thể, các GV cần giảng biện thêm phần lý thuyết trong mỗi giờ học. Kết quả bảng 2 cho thấy: Nội dung chương trình GDTC cho HS khối 07 tập trung chủ yếu vào phần thực hành với 58/74 tiết học. Thời lượng kiểm tra đánh giá cho cả 2 học kỳ là 14 tiết trong đó bao gồm cả thời gian tổ chức kiểm tra học kỳ và kiểm tra tiêu chuẩn RLTT cho HS. Riêng thời gian học tập lý thuyết chỉ có 02 tiết trong 1 năm học. Kết quả bảng 3 cho thấy: nội dung chương trình GDTC cho HS khối 8 cũng tập chung chủ yếu vào phần thực hành với 57/74 tiết học. Thời lượng kiểm tra đánh giá cho cả 2 học kỳ là 15 tiết trong đó bao gồm cả thời gian tổ chức kiểm tra học kỳ và kiểm tra tiêu chuẩn RLTT cho HS. Riêng thời gian học tập lý thuyết chỉ có 02 tiết trong 1 năm học. Với 9 nội dung học tập phân phối trong 74 tiết (cả học và kiểm tra), thời gian dành cho học tập thực hành bắt buộc phải nhiều. Kết quả bảng 4 cho thấy: nội dung chương trình GDTC cho HS khối 9 cũng tập chung chủ yếu vào phần thực hành với 57/74 tiết học. Thời lượng kiểm tra đánh giá cho cả 2 học kỳ là 15 tiết trong đó bao gồm cả thời gian tổ chức kiểm tra học kỳ và kiểm tra tiêu chuẩn RLTT cho HS. Riêng thời gian học tập lý thuyết chỉ có 02 tiết trong một năm học. Với mục tiêu quan trọng là cho các em biết cách tự tập thì nội dung lý thuyết cần phải được bổ sung thêm. KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 6/2019 60 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC Bảng 3. Khung phân phối chương trình GDTC cho HS khối 8 trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm TPĐN Phân phối (tiết) TT Nội dung Thời lượng (tiết) Lý thuyết Thực hành Kiểm tra 1 Chương 1. Lý thuyết chung 2 2 0 0 2 Chương 2 . Đội hình đội ngũ 2 0 2 0 3 Chương 3. Bài thể dục phát triển chung 7 0 6 1 4 Chương 4. Kỹ thuật chạy cự ly ngắn 10 0 9 1 5 Chương 5. Nhảy cao 8 0 7 1 6 Chương 6. Đá cầu 7 0 6 1 7 Chương 7. Nhảy xa 8 0 7 1 8 Chương 8. Chạy bền 6 0 5 1 9 Chương 9. Môn thể thao tự chọn 12 0 11 1 10 Ôn tập, kiểm tra học kỳ (I và II), kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể) 12 0 4 8 Tổng 74 2 57 15 Bảng 4. Khung phân phối chương trình GDTC cho HS khối 9 trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm TPĐN Phân phối (tiết) TT Nội dung Thời lượng (tiết) Lý thuyết Thực hành Kiểm tra 1 Chương 1. Lý thuyết chung 2 2 0 0 2 Chương 2. Thể dục phát triển chung 8 0 7 1 3 Chương 3. Chạy cự li ngắn 10 0 9 1 4 Chương 4. Nhảy xa kiểu ngồi 8 0 7 1 5 Chương 5. Nhảy cao 9 0 8 1 6 Chương 6. Đá cầu 7 0 6 1 7 Chương 7. Chạy bền 6 0 6 1 8 Chương 8. Môn Thể thao tự chọn 12 0 11 1 9 Ôn tập, kiểm tra học kì (I và II), kiểm tra tiêu chuẩn RLTT 12 0 4 8 Tổng 74 2 57 15 2.2. Thực trạng CSVC phục vụ công tác GDTC cho HS trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm TPĐN Để đánh giá thực trạng CSVC phục vụ công tác GDTC cho HS trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm TPĐN, đề tài tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng CSVC tại trường trung học cơ sở TPĐN, về số lượng và chất lượng dụng cụ, sân bãi tập luyện thể dục thể thao của nhà trường. Kết quả được trình bày ở bảng 5: Kết quả bảng 5 cho thấy: CSVC phục vụ cho việc giảng dạy và học tập mặc dù đã được nhà trường quan tâm đầu tư và nâng cấp một số công trình như: Về số lượng sân tập: theo quy định của Bộ GD&ĐT tất cả các trường đều phải có sân tập đảm bảo từ 3,5m2 - 4m2/l HS, con số này ở Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm TPĐN là chưa đảm bảo. Thực tế, nhà trường chỉ có 01 sân tập tổng hợp dùng tập luyện các môn điền kinh, thể dục và bóng đá; 02 sân cầu lông ngoài trời; 02 sân đá cầu; đường chạy 60 m... Con số này so với toàn bộ HS nhà trường và phục vụ cả hoạt động TDTT nội khóa và ngoại khóa thì còn ít, với số lượng HS trong toàn trường hiện nay luôn ổn định trên dưới 2500 HS thì số lượng sân bãi, dụng cụ phục vụ hoạt động tập luyện ngoại khoá trong trường là không đáp ứng được nhu cầu. 2.3. Thực trạng đội ngũ GV làm công tác GDTC cho HS trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm TPĐN Muốn nâng cao hiệu quả công tác GDTC thì cần phải quan tâm tới thực trạng đội ngũ GV thể dục. Kết quả điều tra vấn đề này được trình bày trong bảng 6. Kết quả bảng 6 cho thấy: trong giai đoạn mở rộng đào tạo hiện nay, số lượng HS nhà trường có xu hướng tăng hàng năm thì số lượng GV giảng dạy môn thể dục là 4 người. Chính điều này dẫn tới tỷ lệ HS/GV ngày càng quá cao, số lượng GV về cơ bản chưa đảm bảo về số lượng (hiện nay là 1 GV/378 HS). - Về trình độ chuyên môn của đội ngũ GV cho thấy, hầu hết cho đến nay 100% đều đã tốt nghiệp Đại học hệ chính quy chuyên ngành GDTC được đào tạo tại các trường đại học TDTT, số GV này chủ yếu có thâm niên giảng dạy dưới 10 năm (02/04 người chiếm 50%), trên 10 năm có 02/04 người (chiếm 50%). - Về tuổi đời của đội ngũ cán bộ, GV cho thấy, đa số cán bộ, GV thể dục của nhà trường đều còn trẻ. số lượng GV trong độ tuổi từ trên 30 tuổi đến 50 tuổi có 02/04 người (chiếm tỷ lệ 50%) và một GV trẻ dưới 30 tuổi (chiếm tỷ lệ 25 %). Đây là một tiềm năng đóng góp to lớn cho việc thực hiện các nhiệm vụ GDTC trong nhà trường, giảng dạy, tổ chức tập luyện và huấn luyện cho HS, chỉ đạo phong trào, tổ chức và trọng tài các giải thể thao của SV trong trường và làm công tác nghiên cứu khoa học. 2.4. Thực trạng mức độ nhận thức về vị trí, vai trò của công tác GDTC tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, TPĐN Để tìm hiểu mức độ nhận thức về vị trí, vai trò của công tác GDTC với HS trường THCS Nguyễn Bỉnh KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 6/2019 61THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC Bảng 5. Thực trạng CSVC phục vụ hoạt động GDTC cho HS trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm TPĐN (2016) TT CSVC, sân bãi tập luyện Số lượng Chất lượng 1 Sân chơi tổng hợp được tráng xi măng: Thể dục, bóng bàn, bóng chuyền, đá cầu 01 Các dụng cụ tập luyện đã cũ 2 Sân chơi đất: Hố nhảy cao, nhảy xa, đường chạy 60m, 01 Sân đất, dụng cụ tập luyện đã cũ, một số đã rỉ sét 3 Các dụng cụ tập luyện: Bộ bàn đạp, trang cát, dây đích, bộ tranh kỹ thuật nhảy xa, nhảy cao 01 Đã cũ, một số đã rỉ sét Bảng 6. Thực trạng đội ngũ GV làm công tác GDTC tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, TPĐN (2016) Thâm niên công tác Trình độ chuyên môn Tuổi đời Tổng số GV Số GV nữ Tỷ lệ GV/hs Trên 10 năm Dưới 10 năm Sau đại học Đại học Cao đẳng Trên 50 30 đến 50 Dưới 30 Số lượng 4 2 1/378 2 2 0 4 0 1 2 1 Tỷ lệ % 100 50.0 0.26 50.0 50.0 0.0 100 0.0 25.0 50.0 25.0 Khiêm TPĐN, đề tài tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi với các đối tượng: 03 cán bộ quản lý, 89 GV (trong đó có 4 GV hiện đang làm công tác giảng dạy GDTC và 85 GV hiện đang giảng dạy các môn học khác) và 1515 HS hiện đang học tập tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 7. Kết quả bảng 7 cho thấy: - Đối với cán bộ quản lý đã phần nào nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác GDTC trong Nhà trường. Đa số cán bộ quản lý đều cho rằng công tác GDTC là rất cần thiết và cần thiết. Có đến 35,29% GV cho rằng GDTC chỉ ở mức độ quan trọng bình thường. Đây là cũng cho thấy những ảnh hưởng bất lợi nhất định đến sự phát triển GDTC trong Nhà trường. - Về lực lượng GV được điều tra, ngoài 04/04 GV thể dục (chiếm 100%) đã nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác GDTC trong Nhà trường. Đối với GV giảng dạy các môn học khác, có 64.71% cho rằng công tác GDTC là cần thiết và rất cần thiết, tuy không có GV cho rằng GDTC là không cần thiết, nhưng còn tới 35.29% cho rằng công tác GDTC trong Nhà trường chỉ ở mức độ là bình thường, với quan điểm về tầm quan trọng và vai trò của công tác GDTC trong Nhà trường như vậy nên sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển phong trào TDTT của Nhà trường. KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 6/2019 62 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC Bảng 8. Thực trạng về phong trào tập luyện TDTT ngoại khóa của HS trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm năm học 2015 - 2016 Đối tượng (n = 1515) Khối 6 (n = 436) Khối 7 (n = 420) Khối 8 (n = 350) Khối 9 (n = 309) Lich tập Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 0 buổi/ 1 tuần 140 32.11 120 28.57 115 32.85 100 32.36 1 buổi/ 1 tuần 152 34.86 158 37.61 100 28.57 70 22.65 2 buổi/ 1 tuần 86 19.72 80 19.04 80 22.85 83 26.86 3 buổi/ 1 tuần 58 13.30 62 14.76 55 15.71 56 18.12 Bảng 9. Kết quả môn học Thể dục của HS trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm TPĐN năm học 2015 - 2016 (n = 1515 HS) Đối tượng (n = 1515) Khối 6 (n = 436) Khối 7 (n = 420) Khối 8 (n = 350) Khối 9 (n = 309) Xếp loại theo TC RLTT Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Tốt 156 35.77 159 37.85 110 31.42 102 33.01 Đạt 199 45.64 200 47.61 176 50.28 148 47.89 Không đạt 81 18.57 61 14.52 64 18.28 59 19.09 Bảng 7. Kết quả xác định mức độ nhận thức về vị trí, vai trò của công tác GDTC tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm TPĐN GV Đối tượng Mức độ Cán bộ quản lý (n = 03) Các môn học khác (n = 85) Thể dục (n = 4) HS (n = 1515) Rất cần thiết (%) 1 33.34% 15 17.65% 4 100% 110 7.26% Cần thiết (%) 2 66.66% 40 47.06% 0 0.00% 351 23.16% Bình thường (%) 0 0.00% 30 35.29% 0 0.00% 355 23.43% Không cần thiết (%) 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 700 46.20% 2.5. Thực trạng các hoạt động thể thao ngoại khóa của HS trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm TPĐN Ngoài chương trình môn học thể dục theo quy định của BGD&ĐT, thì tập luyện ngoại khóa là một hình thức hữu hiệu để nâng cao thể chất của HS. Để tìm hiểu sâu thêm về tình hình tự tập luyện của HS trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, đề tài tiến hành khảo sát trên 1515 HS các khối 6,7, 8, 9 tại Nhà trường về số buổi tập ngoại khóa theo hình thức tự tập luyện, theo nhóm (không kể các buổi tập chính khóa), kết quả được trình bày như ở bảng 8. Qua bảng 8 cho thấy: số HS tham gia tập luyện thường xuyên rất ít, tỷ lệ tập luyện từ 2-3 buổi/ 1 tuần chiếm từ 13.30% đến 26.86 %, như vậy tỷ lệ tập 1 buổi/ 1 tuần và không tập buổi nào chiếm đa số; nguyên nhân là do CSVC, thiết bị tập luyện ở trường chưa đầy đủ và chưa đưa các môn thể thao các em yêu thích vào tập luyện thương xuyên, các em chưa có được nhận thức đầy đủ về lợi ích và tác dụng của TDTT, chưa có nhiều thời gian và thiếu sân bãi tập luyện. Đây là vấn đề bức xúc của trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, TPĐN. Thực trạng này không những ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của HS mà quan trọng hơn là làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng GDTC trong trường học. 2.6. Thực trạng kết quả GDTC của HS trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, TPĐN Đề tài đã tiến hành đánh giá về năng lực thể chất HS dựa trên kết quả môn học thể dục và đối chiếu theo tiêu chuẩn RLTT trong chương trình GDTC do Bộ GD&ĐT ban hành. Kết quả như trình bày tại bảng 9. Qua khảo sát cho thấy: Tỷ lệ các HS có kết quả kiểm tra theo tiêu chuẩn RLTT xếp loại đạt trở lên chiếm tỷ lệ cao; nhưng thực chất đa số các em vẫn đạt được là nhờ việc các em chỉ tập trung tập luyện các nội dung kiểm tra để có được thành tích tối thiểu cần đạt; bên cạnh đó các em không đạt cũng chiếm tỷ lệ từ 14,52% đến 19,09%, đây là con số còn khá cao, cần phải được xem xét nghiêm túc để khắc phục. 3. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu thực trạng chương trình môn học GDTC cho HS trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm TPĐN cho thấy: - Nội dung học tập của từng kỳ rất nhiều (từ 8 - 9 nội dung/năm học); thời gian học tập tập trung chủ yếu vào nội dung học thực hành (77,2 - 80%); Thời gian kiểm tra cũng chiếm tỷ lệ cao (14-15 tiết/năm học, chiếm 18,9 - 20,27%) và nội dung kiểm tra đã được chú ý bao gồm cả bài kiểm tra và tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; Nội dung được phân phối thời gian ít nhất là học tập lý thuyết (2 tiết/ năm học, chiếm 2,7%). - Chương trình môn Thể dục hiện nay cũng chưa thực sự phù hợp, với số tiết khá ít, việc đánh giá lại dựa trên tiêu chuẩn RLTT cũng do Bộ GD&ĐT ban hành, nhưng nội dung thì lại chưa có sự liên quan, gắn kết nhiều đến các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn RLTT. Đây sẽ là là những khó khăn lớn cho công tác GDTC, nhưng để khắc phục phải có sự thay đổi của Bộ GD&ĐT. - Chất lượng, số lượng CSVC phục vụ tập luyện GDTC cho HS trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm TPĐN còn thiếu cả về số lượng và chất lượng so với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học và tập luyện GDTC của nhà trường. KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 6/2019 63THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Hải (2017), “Nghiên cứu lựa chọn biện pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC cho HS trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm TPĐN”, Luận văn thạc sỹ giáo dục học, Trường ĐHTDTT Đà Nẵng. 2. Lê Văn Lẫm, Phạm Xuân Thành (2004), Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 3. Nguyễn Xuân Sinh (1999) - “Phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT”; Nxb TDTT - Hà Nội, tr.5-371. 4. Đồng Văn Triệu, Lê Anh Thơ (2000), Lý luận và phương pháp GDTC trong trường học, Nxb TDTT. 5. Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng Hải,Phùng Thị Hoà, Vũ Bích Huệ (1998), Nghiên cứu đánh giá thực trạng GDTC và phát triển TDTT trong nhà trường các cấp", tuyển tập khoa học GDTC trong nhà trường các cấp", Nxb TDTT. Nguồn bài báo: luận văn thạc sỹ giáo dục học: “Nghiên cứu lựa chọn biện pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC cho HS trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm TPĐN”đã bảo vệ thành công năm 2017. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 21/9/2019; ngày phản biện đánh giá: 12/11/2019; ngày chấp nhận đăng: 20/12/2019)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_cong_tac_giao_duc_the_chat_tai_truong_trung_hoc_c.pdf
Tài liệu liên quan