Phan Bội Châu là người có vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ông được coi như chiêc cầu nối giữa truyền thông và hiện đại. Trong tác phẩm Nhân sinh Triết học, về nền học vấn của phương Đông, trên cơ sở những giá trị dân tộc, Phan Bội Châu đã biết cách tiếp nhận những giá trị hiện đại của triết học phương Tây,
10 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1852 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng triết học phương Tây trong quan niệm của Phan Bội Châu về con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ảnh hưởng triết học
phương Tây trong quan
niệm của Phan Bội Châu về
con người
Phần 2
Phan Bội Châu là người có vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ
XX. Ông được coi như chiêc cầu nối giữa truyền thông và hiện đại. Trong tác phẩm
Nhân sinh Triết học, về nền học vấn của phương Đông, trên cơ sở những giá trị dân
tộc, Phan Bội Châu đã biết cách tiếp nhận những giá trị hiện đại của triết học
phương Tây, đặc biệt là vấn đề phương pháp để làm mới quan niệm về con người.
Trong tác phẩm này, nghiên cứu về con người của ông được sử dụng qua các khái
niệm nhân thể, nhân tính, nhân dục, nhân cách, nhân sự. Qua đó, ông khẳng định
những giá trị truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, đồng thời, kêu gọi nhân dân
biết cách giữ lấy giá trị truyền thông cũng như tiếp nhận những giá trị mới phù hợp
của thời đại để đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người.
Triết học Tây phương, ông Aristote có nói: "Loài người khi mới
bắt đầu sinh ra là một thứ động vật mà có xã hội" (Nhân loại sinh lai
thị xã hội động vật). Nhà triết học Áo là ông William Jerulen cũng nói:
"Người là một giống sinh vật có xã hội, một loài động vật hay quần
cư". Ông lại nói thêm rằng: "Loài người ở trong vũ trụ, tất phải nhận
xã hội hoàn cảnh làm cái kho tàng rất trọng yếu, bởi vì những giống
mà cung cấp tinh thần, sinh hoạt, chỉ đạo nội dung cho loài người, tất
thảy ở nơi xã hội"(4).
Dựa trên cơ sở lý luận phương Đông khi tiếp biến tư tưởng
phương Tây để trả lời vấn đề bản chất "người là giống gì", Phan Bội
Châu đã tiến gần sát quan điểm hiện đại về con người: "Chúng ta
dám quyết định rằng: Người là một giống động vật mà có xã hội"(5).
Con người có nguồn gốc từ tự nhiên nhưng khi đã trở thành
người rồi thì có đặc trưng đặc biệt khi so sánh với tự nhiên, vạn vật. ở
điểm này, Phan Bội Châu có sự phát triển hơn những nhà tư tưởng
Việt Nam đương thời, khi ông đưa vào khoa học phương Tây để phân
tích mối quan hệ giữa con người với trời đất, vạn vật. Nắm chắc cơ sở
lý luận Nho - Phật - Lão, Phan Bội Châu đã tiếp biến tư tưởng tiến hóa
xã hội của phương Tây về tương tác qua lại giữa người và tự nhiên trải
qua nhiều thời kỳ phản ánh ba trình độ lý trí của con người: Giai đoạn
1 - Bắt chước, phụ thuộc vào tự nhiên hoàn toàn; Giai đoạn 2 - Dần
dần tách ra khỏi tự nhiên thể hiện ở trình độ nhận thức và năng lực
cải tạo vạn vật; Giai đoạn 3 - Đạt đến sự khống chế, chinh phục, tự
chủ, cải tạo tự nhiên do lý trí ngày một mạnh.
Có thể nói, lập ý của Phan Bội Châu luôn tuân theo một trình tự
lôgíc nội tại. Đó là bám chắc vào cơ sở lý luận Tam giáo phương Đông
đặt trên nền tảng tinh thần dân tộc để lọc bỏ các yếu tố bất lợi cho
nhu cầu phát triển dân tộc, tái cấu trúc các yếu tố được chọn lọc lại
với sự tham gia của các yếu tố tư tưởng triết học phương Tây mà ông
chọn lựa, giải thích phù hợp với yêu cầu thực tiễn cấp bách cứu nước,
cứu dân. Vì vậy, khi kế thừa các yếu tố Nho - Phật - Lão - Thiên Chúa
giáo để lý giải nguồn gốc tự nhiên của con người, Phan Bội Châu đã
vượt qua truyền thống khi chủ định hạ thấp vai trò của Trời - Phật -
Thánh - Thần - Thượng đế nhằm đề cao con người, đề cao vai trò chủ
động, tích cực của con người: "Người đã là một giống thiêng liêng hơn
vạn vật, mà lại là một bầu tôn trưởng ở trong vạn vật... Sau khi đã so
được tinh xác thời biết rằng người ta có một bộ óc khôn, có một món
năng lực mà những vật khác không có. Người cao hơn vạn vật đến
gấp nghìn gấp vạn... bảo rằng người chính là một nhà đại cường
quyền ở trong vạn vật cũng đúng lắm"(6). Ông cho rằng, người là tinh
hoa của trời đất, vạn vật, có thể thay đổi được số mệnh, điều lý được
mệnh trời: "Người chính là sức chắp nối chỗ thiếu cho trời nữa kia"(7).
Tiếp biến tư tưởng, triết học phương Tây để bổ sung, làm rõ
quan điểm của mình, Phan Bội Châu nhấn mạnh: "Lý ấy chẳng những
học thuyết Đông phương nhiều nhà chủ trương, mà học thuyết Tây
phương càng chủ trương mạnh lắm. Những sách Tây phương” dùng
chữ "Thiên nhiên" với chữ "Thượng đế” đại biểu cho trời đất, chúng ta
nhận rõ thời biết được họ cũng bảo người ta phải so với trời đất. Triết
học Tây thuộc về phái tiến bộ (Progrès) có ông Descarte, ông Bacon,
ông Fichte, họ nói: sức làm của người có thể chiến thắng được thiên
nhiên đến vô hạn lượng, và trí thức của người ta đối với thiên nhiên,
quyền lực của người ta thống trị được thiên nhiên, là vì giống người ta
có khoa học. Theo như lý tưởng của các nhà Tây triết thời loài người
đã ở vào giữa thế giới, tất nhiên phải lập một cảnh giới nhân vị để đối
lập với cảnh giới thiên nhiên. Họ nghĩ rằng người với thiên nhiên,
nguyên lai đôi bên đối lập với nhau, người có thể lấy trí thức mà chiến
thắng thiên nhiên"(8).
Phan Bội Châu đã kế tục truyền thống Nho - Phật - Lão khi nhấn
mạnh, đề cao yếu tố tinh thần, tư tưởng con người và tổng hợp, nâng
cao lên nhờ tiếp nhận triết học Khai sáng, duy lý phương Tây, nhất là
tiến hóa luận xã hội của Xpenxơ. Không chỉ nhấn mạnh, đề cao đặc
điểm có khối óc, có trí khôn của con người so với động vật, ông còn
cho rằng, con người có thể vươn cao để làm đứa con "khóa táo sung
lư", bổ khuyết cho trời đất. Như thế, ảnh hưởng của triết học Khai
sáng, duy lý đã được ông tiếp biến phù hợp với yêu cầu xã hội. Theo
ông, lý trí, trí tuệ không chỉ đem lại sức mạnh vạn năng để con người
khống chế, chinh phục trời đất, phục vụ cho lợi ích của mình, mà hơn
thế, nó còn mang lại sức sống, sức cạnh tranh cho từng dân tộc, từng
chủng tộc. Vì thế, trong lịch sử đã diễn ra sự cạnh tranh về sức sống
giữa các dân tộc. Chiến thắng vinh dự sẽ thuộc về dân tộc nào, chủng
tộc nào có sức cạnh tranh cao, trí não linh hoạt. Ông tố cáo mạnh mẽ
rằng, chính sách cai trị, nô dịch theo lối ngu dân của thực dân 'Pháp
đã làm tổn hại đến toàn bộ nhân tính tốt đẹp của người Việt. Dân tộc
Việt Nam muốn không bị tuyệt nòi, tuyệt chủng phải có ý thức tự vệ,
tự trọng, tự tôn, phải học tập “luật tự vệ" của tự nhiên - "con chim
cùng thì nó mổ, con thú cùng thì nó cắn", phải đoàn kết vùng lên
giành lại quyền sống; phải tự lựa chọn con đường tồn tại, phát triển
chứ không thể trông cậy ở bên ngoài, ở Trời, Phật, Thần, Thánh,
Thượng đế... và không được khiếp nhược trước cường quyền.
Phan Bội Châu đã tiến gần triết học mácxít khi nhận định, con
người khi thực hành khác con vật là nhờ tư tưởng, càng tư tưởng càng
văn minh, càng văn minh nhờ có thực hành, nhờ thực hành càng tư
tưởng(9). Với lý luận đó và với thực tiễn ViệtNam, ông rút ra bài học:
Trong cuộc đấu tranh giành lại quyền sống, người Việt Namnếu cứ giữ
như cũ thì sớm hay muộn sẽ thất bại. Một khi biết thay đổi, dám cạnh
tranh, biết học lấy cái hay của người ngoài để tăng sức đề kháng, sức
cạnh tranh, thì chắc chắn chiến thắng sẽ thuộc về người Việt Nam,
dân tộc Việt Nam, bởi “người Việt Nam nhờ được chính khí của ly hỏa
sẵn thông minh, dể dạy"(10).
Như đã nói ở trên, nhìn toàn thể, đóng góp nổi bật của Phan Bội
Châu trong Nhân sinh triết học là bước đầu đã sử dụng phương pháp
hệ thống - cấu trúc và cấu trúc - chức năng để trình bày vấn đề con
người. Vì thế, trong phần thứ hai của tác phẩm, ông đi vào phân tích
các yếu tố tạo nên chỉnh thể con người và phần thứ ba bàn về chức
năng của con người. Cách trình bày đó làm cho nội dung của khái
niệm con người phong phú hơn so với quan niệm con người trong triết
học phương Đông truyền thống. Sau đây chúng tôi sẽ đi vào các luận
chứng cụ thể:
Mục thứ nhất, ông sử dụng khái niệm "Nhân thể" (Coprs
Humain) để chỉ cấu tạo của cơ thể con người, một khía cạnh quan
trọng mà triết học phương Đông trước đây đã chú ý, song trình bày
dưới dạng những tri thức tổng hợp, Phan Bội Châu xem xét vấn đề
này dưới góc độ của tư duy phân tích phương Tây. Ông viết: "Nhân
thể nghĩa là thân thể của loài người, nhất thiết các cơ quan ở trong
thân thể người ta mà thuộc phần xác, thảy đều gọi là nhân thể.
Theo học thuyết ông Bá Lạp Đồ thời toàn vũ trụ chia làm hai thế
giới: một là thế giới cảm giác, hai là thế giới lý trí. Hai thế giới ấy gọi
bằng Đại vũ trụ. Riêng về phần Nhân loại cũng có hai thế giới: một là
thế giới linh hồn, hai là thế giới nhục thể. Hai thế giới ấy gọi bằng Tiểu
vũ trụ. Nhưng vì linh hồn tất phải gửi vào xác thịt. Khi loài người chưa
đến chết thời xác thịt chính là “thành", là "phủ" của linh hồn. Vậy nên
mục trước phải giải về phần xác thịt, còn phần linh hồn sẽ giải sau.
Toàn bộ xác thịt phải chia làm hai phần: ngũ quan hình hiện ra ở
bên ngoài, gọi bằng ngoại thể; ngũ tạng lục phủ giấu kỹ ở bên trong
gọi bằng nội thể"(11).
Mặc dù đến khi đó, hạn chế của Phan Bội Châu về kiến thức khoa
học cơ bản, về cấu tạo cơ thể con người là không thể tránh khỏi, song
ở đây, ông đã cố gắng vươn lên tiếp cận các hiểu biết về cấu tạo y
sinh học cơ thể người của khoa học thời Cận đại để làm căn cứ luận
giải.
Ở mục thứ hai, ông sử dụng phương pháp phân tích để thấy được
một yếu tố quan trọng trong đời sống con người, đó là Nhân tính
(Caractères Human). Trong vấn đề này, ông đã đưa ra một quan niệm
vừa mang tính truyền thống, vừa đổi mới truyền thống. Phan Bội
Châu khái quát từ Nho - Phật - Lão các giá trị tư tưởng còn phù hợp
với thời đại, đặc biệt nhấn mạnh mặt đạo đức, tính thiện, nhân, ái,
yêu thương con người là giá trị chung tất đẹp của triết học nhân sinh
Đông phương. Bên cạnh đó, ông còn tiếp nhận tư tưởng triết học
phương Tây qua các nhà triết học như Xôcrát, Platôn, Traximacớt,
Cácliơ... ông tổng hợp và phân biệt hai quan niệm nhân tính trong
triết học phương Tây: duy vật luận và duy tâm luận. Bàn về tính
người, ông vượt qua người trước khi nhìn thấy mặt thống nhất xuyên
suốt trong các triết thuyết Đông - Tây là chủ trương con người phải
hướng theo nhân đạo, bằng con đường học tập, tu dưỡng, rèn luyện,
đấu tranh để không ngừng cải lương hoàn thiện mình.
Ở mục thứ ba, không câu chấp nệ cổ và cũng không giáo điều,
sùng bái tư tưởng bên ngoài, kế thừa có chọn lọc các tinh hoa của
triết học phương Đông, ông đưa ra một nội dung tổng hợp mới về vấn
đề Nhân dục (Desir Humain) của con người nhờ tiếp biến triết học
phương Tây. Sử dụng phương pháp phân tích, ông phân biệt hai loại
nhân dục trong triết học phương Đông và phương Tây: Nhân dục hẹp
hòi, ích kỷ, xấu xa cần loại bỏ và nhân dục rộng lớn, vì nhân loại, tốt
đẹp, chân chính cần được phát triển, phát huy. "Nhân dục có tốt có
xấu, có rộng có hẹp" và do vậy, không thể máy móc theo chủ trương
cấm dục, diệt dục, tiết dục, quả dục như trong quá khứ đã làm(12).
Phan Bội Châu cho rằng, nhà cầm quyền phải để cho người dân Việt
được sống, chính sách cai trị của chính phủ làm cho người Việt không
còn đường sống, đường nhân dục. Với nhân dân, ông kêu gọi mọi
người phải luôn tự bồi bổ nhiệt huyết ái quốc, ái chủng, ái nhân, sẵn
sàng hy sinh tất cả cho dân tộc, đất nước, và cần phải dẹp bỏ những
lợi ích cá nhân nhỏ mọn để hướng tới lý tưởng cao cả vì dân, vì nước.
Điều này cho thấy, Phan Bội Châu đã nhận ra ý nghĩa thúc đẩy tiến bộ
xã hội của nhân dục vọng cao đẹp, vì nghĩa cả dân tộc, nhân loại ở
những người lao động, những anh hùng xả thân vì nghĩa.
Ở mục thứ tư, Phan Bội Châu còn đưa thêm một nội dung mới
trong quan niệm về con người, đó là quan niệm về Nhân cách
(Personnalité): " … ý nghĩa hai chữ "nhân cách" cũng gồm có ba
nghĩa: một là phẩm cách của con người vẫn cao trồi hơn vạn vật; hai
là tư cách của con người mà cũng là một người có tư cách. Giải thích
cho kỹ thời là một người kia chiếu theo pháp luật của nghĩa vụ, quyền
lợi, được tự chủ độc lập. Ba là cách thức làm cho nên một con
người"(13).
Theo ông, ở nghĩa thứ nhất, nhân cách là những phẩm cách cao
quý khiến con người khác vạn vật, do tạo hóa ban tặng và là cái vốn
có ở người Việt Nam. Trong đó, những phẩm chất hàng đầu - Nhân,
Nghĩa, phải trái, yêu nước, yêu người là truyền thống của người Việt.
Thế nhưng, nay người Việt bị mất chủ quyền, thực dân Pháp mang
danh khai hóa văn minh nhưng kỳ thực đem một đại tai họa cho nòi
giống Việt, khiến họ mất hết cả nhân cách theo nghĩa thứ hai. Họ mất
độc lập tự chủ, bị pháp luật hà khắc của thực dân kìm trói, bị tước
mất quyền con người tối thiểu. Sử dụng tư tưởng Tự do - Bình đẳng -
Bác ái của triết học Khai sáng, ông lên án ách thống trị của thực dân
Pháp đã đi ngược lại quyền năng tạo hóa ban cho tất cả mọi người. Ở
nghĩa thứ ba của nhân cách, ông khuyến khích, động viên nhân dân
hãy tin ở phẩm cách trời phú của mình, ở năng lực cải tạo hoàn cảnh,
khuyên họ hãy học ý chí tự vệ của động vật, sức cạnh tranh của tự
nhiên để tự bồi đắp đủ sức giành lại nghĩa thứ hai; thứ ba của nhân
cách, khiến cho người Việt mình xứng đáng với tư cách một con
người. Đây chính là điểm đặc sắc trong quan niệm của Phan Bội Châu
về con người, về nhân cách.
Kế thừa quan niệm phương Đông, tiếp thu tư tưởng triết học
phương Tây, Phan Bội Châu giải thích kỹ mặt quan hệ của con người,
đó là mục thứ năm: Nhân sự. Nhưng, khác với quan điểm truyền
thống, ông sử dụng phương pháp phân tích để lý giải ba phương diện
quan hệ của con người là: Quan hệ với tự nhiên, quan hệ của con
người đối với nhau trong xã hội và quan hệ của con người đối với
chính bản thân mình. Cách mở rộng nội hàm khái niệm con người như
vậy đã đưa ông đến rất gần với cách hiểu hiện đại của chủ nghĩa Mác
- Lê nin. Tuy nhiên, là một người được đào luyện từ nền học vấn cũ,
ông chưa thể vươn tới lối diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ theo
lôgíc khách quan hiện đại. Do vẫn còn vương vấn cái nhìn đạo lý và
thiên về việc biện minh, làm sáng nghĩa của kinh điển Nho - Phật -
Lão để chúng có thể thích ứng với thời đại, nên ông chưa dứt khoát
nhìn nhận sự trái thời của chúng. Khi nâng cấp các giá trị của Nho -
Phật - Lão về vấn đề con người, tư tưởng của ông, về căn bản, vẫn
dừng ở lập trường có tính chất dân chủ tư sản cận đại, tuy đôi lúc ông
đã tiến sát đến quan niệm mácxít.
Qua đây, chúng ta thấy rằng, mặc dù trong điều kiện khó khăn
và không thể tránh khỏi những hạn chế lịch sử, Phan Bội Châu đã
thực hiện đúng tinh thần "tự cường bất tức” không ngừng chọn lựa,
tiếp nhận những tư tưởng triết học phương Tây Cận đại (qua Tân thư,
Tân văn và qua sách báo quốc ngữ, sách tiếng Pháp) để làm giàu
thêm quan niệm truyền thống về con người, làm cho nội hàm khái
niệm con người so với trước được mở rộng. Đứng vững trên lập trường
dân tộc để chọn lựa trong cội nguồn phương Đông và phương Tây
những yếu tố phù hợp phục vụ cho nhu cầu giải phóng dân tộc, Phan
Bội Châu đã làm nhiệm vụ chuyển hóa, tiếp nối từ truyền thống đến
hiện đại. Những tư tưởng của ông trong Nhân sinh Triết học góp phần
làm sáng tỏ những vấn đề, như nguồn gốc, bản chất, chức năng, cấu
trúc của con người, góp vào căn cứ lý luận cơ bản để xây dựng con
đường giải phóng dân tộc, giải phóng con người, là sự đồng thuận
cùng chiều với cách mạng. Trong sự nghiệp đổi mới ngày nay, chúng
ta có thể rút ra những bài học quý báu từ tư tưởng của ông về con
người qua tác phẩm này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_triet_hoc_phuong_tay_trong_quan_niem_cua_phan_boi_chau_ve_con_nguo1_5593.pdf