Một số đặc điểm chung
Dân số nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là những người già có tuổi trung bình là 72,8 ±
10,1, thay đổi từ 49 – 92 cũng tương đương với tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu của
Brochard (71 ± 9)(1) nhưng hơi cao hơn nghiên cứu của Martin (64 ± 17)(8) có lẽ do trong
nghiên cứu của Martin tác giả sử dụng thở máy không xâm lấn trên những bệnh nhân có
suy hô hấp cấp nên còn có những nguyên nhân khác không phải là COPD chẳng hạn như
bệnh lý thần kinh cơ. Tỉ lệ nam /nữ = 2,1/1 trong nghiên cứu của chúng tôi khác với nghiên
cứu của Martin(8) ở Mỹ (tỉ lệ nam/nữ = 1:1) có lẽ do ở Việt Nam phụ nữ ít hút thuốc lá hơn so
với phụ nữ ở Mỹ nên ít bị COPD hơn.
Về tình trạng hút thuốc lá thì có 40,9 % bệnh nhân hoàn toàn không hút thuốc lá cho
thấy còn có những yếu tố ngoài thuốc lá có khả năng gây COPD như ô nhiễm môi trường
và tình trạng hút thuốc lá thụ động. Trong số những người hút thuốc lá, chỉ số pack-year
trung bình là 41 ± 24, (thay đổi từ 6 – 90) cho thấy việc hút thuốc lá nhiều vẫn là nguyên
nhân hàng đầu của COPD.
Đặc điểm lâm sàng
Có 53,6 % bệnh nhân có sốt khi vào viện và 65,4 % bệnh nhân có ho đàm đục, 68,2 %
bệnh nhân có tăng số lượng đàm, điều này phù hợp với y văn(5) cho thấy nhiễm trùng hô
hấp vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây đợt cấp COPD.
Tình trạng rối loạn tri giác và thở co kéo trước và sau khi tiến hành NIV trong dân số
nghiên cứu cải thiện rõ rệt và rất có ý nghĩa thống kê (p = 0,001). Tác giả Brochard(1) sử dụng
điểm số về tri giác cũng cho thấy sau khi thở NIV cũng cải thiện có ý nghĩa thống kê (p =
0,02). Tương tự như vậy, các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân như mạch, huyết áp và nhịp
thở cũng giảm hẳn sau thực hiện NIV và sự khác biệt này cũng có ý nghĩa thống kê (p <
0,05). Hai nghiên cứu của Brochard và Celikel(1,2) chia bệnh nhân làm hai nhóm, một nhóm
được điều trị nội khoa thông thường, một nhóm được thêm thở NIV với điều trị nội khoa.
Cả hai nghiên cứu này đều cho thấy nhóm NIV có nhịp thở giảm sau 1 giờ điều trị nhiều
hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm điều trị nội khoa thông thường.
Số bệnh nhân đặt phải đặt nội khí quản (NKQ) và chuyển ICU trong vòng 3 ngày chỉ có
1bệnh nhân (3,7%) là khá thấp. Các nghiên cứu khác cũng thực hiện ở khoa Hô Hấp cho kết
quả hơi cao hơn một chút như nghiên cứu của Kramer(4) có tỉ lệ đặt NKQ là 9% ở nhóm điều
trị NIV so với 67% ở nhóm điều trị kinh điển (p = 0,017), và nghiên cứu của Celikel(2) cũng
cho kết quả tương tự [7% so với 40% (p < 0.05)]. Hai nghiên cứu trong môi trường ICU củaHội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 103
Brochard và Martin (1,95) có tỉ lệ đặt NKQ ở nhóm thở NIV theo thứ tự là 26% và 28% so
với 74% và 59% ở nhóm điều trị kinh điển bằng thuốc (với p < 0.001 và p = 0.002). Tỉ lệ bệnh
nhân phải đặt NKQ ở nhóm thở NIV trong hai nghiên cứu này khá cao có lẽ đây là những
bệnh nhân nằm ở ICU nên có bệnh nặng hơn và do đó tỉ lệ phải đặt NKQ cao hơn.
Ngoài ra, có những nghiên cứu cũng cho thấy thở NIV làm giảm thời gian nằm viện
đáng kể(1,2), và giảm tỉ lệ tử vong(1).
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 152 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng thông khí không xâm lấn trong điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 97
ÁP DỤNG THÔNG KHÍ KHÔNG XÂM LẤN TRONG ĐIỀU TRỊ
ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Dương Anh Phượng*, Hoàng Thị Hương*, Lê Thành Phúc*, Đồng Nữ Kim Hoàng*,
Lý Thị Kim Loan*, Nguyễn Ngọc Thụy*
TÓM TẮT
Cơ sở thực hiện nghiên cứu: Ở những bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,
thông khí không xâm lấn có thể được sử dụng để cố gắng cải thiện bệnh cảnh lâm sàng, tình trạng toan hô hấp và
tránh được việc đặt nội khí quản và các biến chứng liên quan đến thông khí xâm lấn.
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả của thông khí không xâm lấn trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Phương pháp: chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu tiền cứu, so sánh trước và sau can thiệp, sử dụng
thông khí không xâm lấn nhờ máy thở hai mức áp lực dương (BiPAP) qua mặt nạ ở những bệnh nhân bị bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính nhập khoa hô hấp bệnh viện Nhân Dân Gia Định trong thời gian 6 tháng.
Kết quả: tổng cộng có 28 bệnh nhân bị đợt cấp COPD nhập khoa hô hấp được chọn vào nghiên cứu. Việc sử
dụng thông khí không xâm lấn làm giảm có ý nghĩa mạch và nhịp thở cũng như cải thiện đáng kể sự tỉnh táo và
khí máu động mạch (giảm pH và PaCO2) vào thời điểm 1 giờ và 4 – 6 giờ sau khi bắt đầu sử dụng thông khí
không xâm lấn so với tình trạng ban đầu. Chỉ có 1 bệnh nhân (3,7%) cần đặt nội khí quản và chuyển ICU.
Kết luận: ở bệnh nhân bị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã được chọn lựa, thông khí không xâm lấn
bằng máy thở BiPAP làm cải thiện tình trạng lâm sàng và tình trạng toan hô hấp cấp qua đó làm giảm nhu cầu
đặt nội khí quản và tránh được những biến chứng do nằm ICU lâu ngày và có lẽ làm giảm tỉ lệ tử vong trong
bệnh viện.
Từ khóa: Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thở máy không xâm lấn.
ABSTRACT
APPLICATION OF NON INVASIVE VENTILATION IN THE TREATMENT
OF ACUTE EXACERBATION OF COPD
Duong Anh Phuong, Hoang Thi Huong, Le Thanh Phuc, Dong Nu Kim Hoang, Ly Thi Kim Loan,
Nguyen Ngoc Thuy.* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 - 2009: 97 - 102
Background: In patients with acute exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease (AECOPD),
noninvasive ventilation (NIV) may be used in an attempt to improve clinical features, respiratory acidosis and
avoid endotracheal intubation and complications associated with invasive ventilation.
Objectives: evaluation of efficacy of NIV in AECOPD.
Method: We conducted a prospective, comparing pre and post – intervention study using NIV delivered by
BiPAP ventilator through a face mask in patients with COPD admitted to respiratory department of Nhan Dan
Gia Dinh hospital over a 6-month period.
Results: A total of 28 patients with AECOPD admitted to the respiratory department were recruited. The
use of noninvasive ventilation significantly reduced pulse and respiratory rate as well as significantly improved
alertness and ABG (reduction of pH and PaCO2) at 1h and 4 – 6h after start of using NIV compare to baseline
* Khoa Hô Hấp Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định
Địa chỉ liên lạc: ThS. BS Nguyễn Ngọc Thuỵ ĐT: 0903.036.569 Email: nguyenngocthuy1967@yahoo.com
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 98
status. Only 1 patient (3.7%) needed to intubate and transfered to ICU.
Conclusion: In selected patients with AECOPD, NIV by BiPAP ventilator improves clinical status and
acute respiratory acidosis by which reduces the need for endotracheal intubation and avoids the complications due
to the ICU long-term stay and perhaps reduces the in-hospital mortality rate.
Key words: COPD, BiPAP, Non-invasive ventilation,
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh lý có thể phòng ngừa và điều trị được kèm một
số biểu hiện ngoài phổi góp phần làm bệnh nặng thêm ở một số bệnh nhân. Tại phổi, bệnh có đặc điểm
là có tình trạng giới hạn lưu lượng khí không hồi phục hoàn toàn. Tình trạng giới hạn lưu lượng khí
thường tiến triển và kết hợp với đáp ứng viêm bất thường của phổi với những chất khí có hại mà quan
trọng nhất là khói thuốc lá(3).
COPD là nguyên nhân gây tử vong thứ tư trên toàn cầu, tần suất và tử vong sẽ còn gia tăng trong
nhiều thập kỷ tới.
Ở những giai đoạn nặng của COPD (giai đoạn III và IV), do chức năng phổi xấu dần, bệnh nhân sẽ
thường bị những đợt bệnh nặng lên và chúng ta thường gọi là đợt cấp COPD. Đó là tình trạng bệnh
nhân xấu đi kéo dài, vượt quá những thay đổi bình thường hàng ngày, có khởi phát cấp tính và cần
thiết phải thay đổi thuốc men hàng ngày ở những bệnh nhân COPD(5).
Đợt cấp COPD là nguyên nhân quan trọng của tử vong và bệnh tật của bệnh nhân COPD. Trung
bình trong một năm, một bệnh nhân COPD có 1- 4 đợt kịch phát và cơn kịch phát cấp tính của COPD
chiếm khoảng 25 % trường hợp đến khám tại phòng cấp cứu vì khó thở. COPD càng nặng càng dễ bị
đợt cấp và thường cần thông khí cơ học(6).
Thông khí xâm lấn (thở máy có đặt nội khí quản) có nhiều biến chứng trong đó quan trọng nhất là
viêm phổi có liên quan đến thở máy (VAP: Ventilator-assited Pneumonia), kéo dài thời gian điều trị,
tăng tỉ lệ tử vong. Thông khí không xâm lấn (NIV: Non-invasive Ventilation) được áp dụng cho các
trường hợp đợt cấp COPD nặng có suy hô hấp hay toan máu nhưng chưa có chỉ định đặt nội khí quản
(NKQ).Y văn thế giới đã chứng minh NIV cải thiện tình trạng toan hô hấp, giảm khó thở và giảm thời
gian nằm viện (Bằng chứng A) 0. NIV giảm tỉ lệ thở máy xâm lấn nên sẽ làm giảm các biến chứng liên
quan thở máy và do đó sẽ giảm tỉ lệ tử vong.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này tại khoa Hô Hấp Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định nhằm đánh
giá hiệu quả của NIV trên những bệnh nhân bị đợt cấp COPD nặng, có suy hô hấp nhưng chưa đến
mức phải thở máy xâm lấn.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Vai trò của thông khí không xâm lấn trong đợt cấp COPD.
Mục tiêu cụ thể
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân trước và sau thông khí không xâm lấn.
Đánh giá hiệu quả của việc thông khí không xâm lấn trên lâm sàng (LS) và cận lâm sàng (CLS).
Tỉ lệ phải đặt NKQ trong dân số nghiên cứu.
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 99
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân nhập khoa Nội Hô Hấp từ đầu tháng 02/2009 đến cuối tháng 07/2009
với chẩn đoán đợt cấp COPD và có chỉ định NIV.
Phương pháp nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả bệnh nhân (nhập khoa Nội Hô hấp với chẩn đoán đợt cấp COPD có khó thở
trung bình – nặng, nhịp thở > 25 lần/phút đều được thực hiện khí máu động mạch. Nếu kết
quả KMĐM của bệnh nhân có pH 45 mmHg thì sẽ chọn bệnh nhân
này vào nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Ngưng hô hấp.
- Tình trạng nội khoa không ổn định (ví dụ có tụt huyết áp, có kèm nhồi máu cơ tim
cấp hoặc tai biến mạch máu não mới xuất hiện).
- Không thể bảo vệ đường thở (mất phản xạ ho, nuốt).
- Tăng tiết đàm quá mức.
- Rối loạn tri giác, kích động
- Bệnh nhân không hợp tác.
- Chấn thương mặt hoặc bỏng hay có bất thường ảnh hưởng đến việc giữ kín mặt nạ.
Các bước tiến hành
Thu thập số liệu về các triệu chứng LS và các xét nghiệm CLS trước khi tiến hành NIV.
Tiến hành thở NIV (BiPAP) qua mặt nạ mặt mũi với các thông số cài đặt như sau:
Chế ñộ: ST
IPAP: 10 – 20 cmH2O
EPAP: 5 – 12,5 cmH2O
F: 16 lần/phút
FiO2: mức thấp nhất để duy trì SaO2 > 90%
Ngưng thở BiPAP khi lâm sàng cải thiện và bệnh nhân hết toan hô hấp cấp.
Đồng thời tiếp tục điều trị nội khoa tích cực đợt cấp COPD theo hướng dẫn của GOLD
2008.
Theo dõi và thu thập số liệu về các triệu chứng LS và các xét nghiệm CLS sau khi tiến
hành NIV được 1 giờ và sau 4 - 6 giờ.
Các số liệu sẽ được nhập vào máy, làm sạch dựa vào phần mềm Excel và đem phân tích
dựa trên phần mềm Stata 10.0.
KẾT QUẢ
Sau 6 tháng thực hiện nghiên cứu chúng tôi đã có được 28 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn
tham gia nghiên cứu và có số liệu được thu thập tương đối đầy đủ. Những bệnh nhân này
có các đặc điểm như sau:
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 100
Tuổi và giới
Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu trên 28 bệnh nhân tuổi từ 49 – 92 (trung bình
72,8±10,1), trong đó có 19 bệnh nhân nam (67,9%) và 9 bệnh nhân nữ (32,1%), tỉ lệ nam / nữ =
2,1/1.
Tiền căn COPD và lao phổi
Trong số các đối tượng nghiên cứu này có 21 trường hợp (75%) có tiền căn COPD và 7
trường hợp (25%) không có tiền căn này. Tương tự về vấn đề lao phổi chúng tôi cũng đã ghi
nhận có 14 bệnh nhân (50%) không có tiền căn lao phổi, 12 bệnh nhân (42,86%) có lao phổi
cũ và 2 bệnh nhân (7,14%) đang điều trị lao phổi.
Đặc điểm hút thuốc lá
Trong tổng số 28 bệnh nhân chúng tôi chỉ khai thác được tiền căn hút thuốc lá chính xác
ở 22 bệnh nhân và trong số 22 bệnh nhân này thì có 9 bệnh nhân (40,9%) hoàn toàn không
hút thuốc lá, còn lại 13 bệnh nhân (59,1%) có chỉ số pack-year là 41,1 ± 24 (6 – 90).
Đặc điểm lâm sàng
Trong 28 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu có 15 bệnh nhân (53,6%) có sốt và 13 bệnh
nhân (46,4%) không sốt.
Về triệu chứng ho thì trong tổng số 26 bệnh nhân được khai thác về triệu chứng này có
17 bệnh nhân (65,4%) ho đàm đục, 6 bệnh nhân (23,1%) ho đàm trong, 2 bệnh nhân (7,7%)
không ho và 1 bệnh nhân (3,8%) ho khan.
Trong 22 bệnh nhân được khai thác về số lượng đàm thì 15 bệnh nhân (68,2%) có số
lượng đàm tăng và 7 bệnh nhân (31,8%) có số lượng đàm không thay đổi.
Bảng 1: Những đặc điểm lâm sàng
Trước NIV
Sau khi bắt
ñầu NIV 1
giờ
Sau khi bắt
ñầu NIV 4- 6
giờ Đặc diểm LS
N Tỉ Lệ (%) N
Tỉ Lệ
(%) N
Tỉ Lệ
(%)
Có 14 51,9 5 18,5 2 7,4 Rối loạn
tri giác Không 13 48,2 22 81,5 25 92,6
Có 10 37 8 30,8 4 21,1 Rales rít
Không 17 63 18 69,3 15 79
Có 27 100 17 65,4 10 43,5 Thở co
kéo Không 0 0 9 34,6 13 56,5
So sánh tri giác trước và sau khi tiến hành NIV 1 giờ và sau 4 – 6 giờ: tri giác cải thiện rõ
và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,01 và p = 0,001). Tuy nhiên sự khác biệt về tri giác
giữa sau NIV 1 giờ và sau 4 – 6 giờ không có ý nghĩa thống kê (p = 0,21).
Tương tự như tri giác, tình trạng thở co kéo trước và sau khi thực hiện NIV 1 giờ và sau
4 – 6 giờ cải thiện rõ và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,001) nhưng sự khác biệt giữa
sau NIV 1 giờ và sau 4 – 6 giờ lại không có ý nghĩa thống kê (p = 0,124).
Sự thay đổi về rales rít ở phổi trước và sau NIV không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 101
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng trước và sau NIV
ĐẶC ĐIỂM LS Trước NIV Sau khi bắt
ñầu NIV
1 giờ
Sau khi bắt
ñầu NIV 4- 6
giờ
Mạch (lần/phút) 118,9 ± 21,2
(88 – 173)
106,4 ± 13,8
(80 – 132)
97,1 ± 13,2
(74 – 125)
Huyết áp tâm
thu (mmHg)
131,5 ± 29,4
(80 – 180)
118,1 ± 23,7
(75 – 180)
117,3 ± 18,6
(90 – 160)
Huyết áp tâm
trương (mmHg)
78,1 ± 14,7
(50 – 110)
71,7 ± 12
(50 – 90)
71,8 ± 10,1
(60 – 90)
Nhịp thở
(lần/phút)
27,5 ± 4,3
(22 – 36)
20,7 ± 2,7
(16 – 26)
20 ± 2
(16 – 24)
SpO2 (%) 88,9 ± 6,6
(72 – 97)
91,4 ± 5,4
(69 – 97)
93,3 ± 2,7
(90 – 99)
Oxy (lít/phút) 4,7 ± 3,3
(0 – 15)
3,8 ± 3
(0 – 15)
4,1 ± 2,7
(1 – 10)
Qua bảng trên ta nhận thấy sau khi thực hiện NIV, mạch của bệnh nhân chậm dần và sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p = 0,001).
Đồng thời ta cũng nhận thấy huyết áp tâm thu và tâm trương của bệnh nhân giảm dần
sau khi NIV và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) dù cho sự khác biệt giữa sau NIV 1
giờ và sau 4 – 6 giờ không có ý nghĩa thống kê (p = 0,33 và p = 0,67).
Một đặc điểm LS rất quan trọng khác là nhịp thở: nhịp thở chậm dần sau NIV và sự
khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) nhưng sự khác biệt giữa sau thở NIV 1 giờ và sau
4 – 6 giờ lại không có ý nghĩa thống kê (p = 0,1).
Sự khác biệt về SpO2 trước và sau tiến hành NIV hoàn toàn không có ý nghĩa (p > 0,05).
Đặc điểm cận lâm sàng
Số lượng bạch cầu máu là 10706 ± 3852 (4300 – 21700 BC/mm3).
Trong số 27 bệnh nhân (96,4%) được cấy đàm có 20 trường hợp (71,4%) có kết quả âm
tính và 7 trường hợp (25%) có kết quả dương tính với các vi khuẩn Burkhoderia caparia,
Enterobacter cloacae, Haemophilus influenzae, Klebsiella / ESBL (+), Klebsiella pneumoniae và
Pseudomonas aeruginosa.
Bảng 3: Đặc điểm cận lâm sàng khí máu động mạch
ĐẶC ĐIỂM
CLS
Trước NIV Sau khi bắt
ñầu NIV 1
giờ
Sau khi bắt
ñầu NIV 4- 6
giờ
pH 7,26 ± 0,06 7,34 ± 0,06 7,37 ± 0,05
PaCO2 (mmHg) 76,9 ± 16,3 60 ± 12,2 56,4 ± 10,6
HCO-3 (mmHg) 33,6 ± 6,0 32 ± 5,8 31,7 ± 6,1
FiO2 (%) 44 ± 26,2 36,8 ± 18,4 37,9 ± 16,9
Hai yếu tố CLS quan trọng trong đợt cấp COPD là pH và PaCO2 trước và sau thực hiện
NIV cũng như giữa sau NIV 1 giờ và sau 4 – 6 giờ đều cải thiện rất rõ rệt và sự khác biệt rất
có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Điều trị nội khoa
Tất cả 28 bệnh nhân trong nghiên cứu đều được điều trị nội khoa tích cực theo hướng
dẫn của GOLD 2008:
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 102
Bảng 4: Điều trị nội khoa
Điều trỊ nội khoa n Tỉ lệ (%)
Kích thích beta2 27 96,4
Corticosteroides 25 89,3
Kháng sinh 24 85,7
Diaphylline /Theostat 14 50
Thất bại với NIV: đặt nội khí quản (NKQ) hoặc chuyển ICU trong vòng 3 ngày): Trong
tổng số 27 bệnh nhân chỉ có 1bệnh nhân (3,7%) cần đặt NKQ / chuyển ICU.
Biến chứng NIV thường nhẹ: đa số là bầm vùng mặt và sống mũi, chướng bụng.
BÀN LUẬN
Một số đặc điểm chung
Dân số nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là những người già có tuổi trung bình là 72,8 ±
10,1, thay đổi từ 49 – 92 cũng tương đương với tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu của
Brochard (71 ± 9)(1) nhưng hơi cao hơn nghiên cứu của Martin (64 ± 17)(8) có lẽ do trong
nghiên cứu của Martin tác giả sử dụng thở máy không xâm lấn trên những bệnh nhân có
suy hô hấp cấp nên còn có những nguyên nhân khác không phải là COPD chẳng hạn như
bệnh lý thần kinh cơ. Tỉ lệ nam /nữ = 2,1/1 trong nghiên cứu của chúng tôi khác với nghiên
cứu của Martin(8) ở Mỹ (tỉ lệ nam/nữ = 1:1) có lẽ do ở Việt Nam phụ nữ ít hút thuốc lá hơn so
với phụ nữ ở Mỹ nên ít bị COPD hơn.
Về tình trạng hút thuốc lá thì có 40,9 % bệnh nhân hoàn toàn không hút thuốc lá cho
thấy còn có những yếu tố ngoài thuốc lá có khả năng gây COPD như ô nhiễm môi trường
và tình trạng hút thuốc lá thụ động. Trong số những người hút thuốc lá, chỉ số pack-year
trung bình là 41 ± 24, (thay đổi từ 6 – 90) cho thấy việc hút thuốc lá nhiều vẫn là nguyên
nhân hàng đầu của COPD.
Đặc điểm lâm sàng
Có 53,6 % bệnh nhân có sốt khi vào viện và 65,4 % bệnh nhân có ho đàm đục, 68,2 %
bệnh nhân có tăng số lượng đàm, điều này phù hợp với y văn(5) cho thấy nhiễm trùng hô
hấp vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây đợt cấp COPD.
Tình trạng rối loạn tri giác và thở co kéo trước và sau khi tiến hành NIV trong dân số
nghiên cứu cải thiện rõ rệt và rất có ý nghĩa thống kê (p = 0,001). Tác giả Brochard(1) sử dụng
điểm số về tri giác cũng cho thấy sau khi thở NIV cũng cải thiện có ý nghĩa thống kê (p =
0,02). Tương tự như vậy, các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân như mạch, huyết áp và nhịp
thở cũng giảm hẳn sau thực hiện NIV và sự khác biệt này cũng có ý nghĩa thống kê (p <
0,05). Hai nghiên cứu của Brochard và Celikel(1,2) chia bệnh nhân làm hai nhóm, một nhóm
được điều trị nội khoa thông thường, một nhóm được thêm thở NIV với điều trị nội khoa.
Cả hai nghiên cứu này đều cho thấy nhóm NIV có nhịp thở giảm sau 1 giờ điều trị nhiều
hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm điều trị nội khoa thông thường.
Số bệnh nhân đặt phải đặt nội khí quản (NKQ) và chuyển ICU trong vòng 3 ngày chỉ có
1bệnh nhân (3,7%) là khá thấp. Các nghiên cứu khác cũng thực hiện ở khoa Hô Hấp cho kết
quả hơi cao hơn một chút như nghiên cứu của Kramer(4) có tỉ lệ đặt NKQ là 9% ở nhóm điều
trị NIV so với 67% ở nhóm điều trị kinh điển (p = 0,017), và nghiên cứu của Celikel(2) cũng
cho kết quả tương tự [7% so với 40% (p < 0.05)]. Hai nghiên cứu trong môi trường ICU của
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 103
Brochard và Martin (1,95) có tỉ lệ đặt NKQ ở nhóm thở NIV theo thứ tự là 26% và 28% so
với 74% và 59% ở nhóm điều trị kinh điển bằng thuốc (với p < 0.001 và p = 0.002). Tỉ lệ bệnh
nhân phải đặt NKQ ở nhóm thở NIV trong hai nghiên cứu này khá cao có lẽ đây là những
bệnh nhân nằm ở ICU nên có bệnh nặng hơn và do đó tỉ lệ phải đặt NKQ cao hơn.
Ngoài ra, có những nghiên cứu cũng cho thấy thở NIV làm giảm thời gian nằm viện
đáng kể(1,2), và giảm tỉ lệ tử vong(1).
Đặc điểm cận lâm sàng
Số lượng bạch cầu trong nghiên cứu của chúng tôi trung bình là 10706 ± 3852/mm3 cho
thấy có khả năng có nhiễm trùng trong đợt cấp COPD. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 25% bệnh
nhân cấy đàm dương tính đa số là các vi khuẩn Gram (-) như Burkhoderia capacia,
Enterobacter cloacae, Haemophilus influenzae, Klebsiella/ ESBL(+), Klebsiella pneumoniae và
Pseudomonas aeruginosa. Điều này gợi ý khâu lấy đàm trong nghiên cứu của chúng tôi có lẽ
chưa được tốt.
Trước khi thở NIV, các bệnh nhân có pH máu động mạch trung bình là 7,26 ± 0,06 và
paCO2 trung bình là 76 ± 16 mmHg. Sau khi thở NIV, cả hai yếu tố đều thay đổi giảm đi có ý
nghĩa thống theo chiều hướng thuận lợi cho bệnh nhân (p < 0,001). Hầu hết các nghiên cứu
khác cũng cho kết quả tương tự(2,3,6), nghiên cứu của Celikel(2) so sánh nhóm thở NIV với
nhóm điều trị nội khoa cũng cho thấy sự cải thiện pH và paCO2 có ý nghĩa. Hướng dẫn của
GOLD 2008 cũng chỉ rõ lợi ích của thở NIV là cải thiện tình trạng toan hô hấp, giảm khó thở
và giảm thời gian nằm viện (Bằng chứng A). NIV giảm tỉ lệ thở máy xâm lấn nên sẽ làm
giảm các biến chứng liên quan thở máy và do đó sẽ giảm tỉ lệ tử vong(3).
KẾT LUẬN
Qua bước đầu áp dụng thông khí không xâm lấn trong điều trị đợt cấp COPD, nhóm
nghiên cứu chúng tôi nhận thấy tình trạng lâm sàng như mạch, huyết áp, nhịp thở cũng
như tình trạng toan hô hấp cấp cải thiện rõ rệt sau 1 giờ và sau 4 – 6 giờ thực hiện thông khí
không xâm lấn, đồng thời tỉ lệ thất bại (đặt NKQ / chuyển ICU) trong dân số nghiên cứu
thấp (3,7%) và các biến chứng của thở NIV thường nhẹ và không đáng kể.
Việc áp dụng thông khí không xâm lấn dễ dàng thực hiện tại khoa phòng, giảm tải cho
khoa Hồi Sức Tích Cực Chống Độc, tránh được các biến chứng nguy hiểm của đặt NKQ và
thở máy xâm lấn. Máy thở BiPAP nhỏ gọn, giá thành vừa phải và việc chăm sóc, theo dõi
cũng không quá phức tạp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brochard L, Mancebo J, Wysocki M, et al. Noninvasive ventilation for acute exacerbations of chronic obstructive
pulmonary disease. N Engl J Med 1995; 333:817-822.
2. Çelikel T. Comparison of Noninvasive Positive Pressure Ventilation With Standard Medical Therapy in Hypercapnic
Acute Respiratory Failure. Chest 1998;114;1636-1642.
3. Global Strategy for the Diagnosis, Management, and Prevention of Chronic Obstructive Pulmonary Disease (updated
2008).www.goldcopd.com
4. Kramer N, Meyer TJ, Meharg J, Cece RD, and Hill NS. Randomized, prospective trial of noninvasive positive pressure
ventilation in acute respiratory failure. Am. J. Respir. Crit. Care Med. 1995. 151:1799-1806.
5. Rodriguez-Roisin R. Toward a Consensus Definition for COPD Exacerbations. Chest 2000;117;398S-401S
6. Siafakas NM, Bouros D. Management of acute exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease. In: Postma DS,
Siafakas NM, eds. Management of chronic obstructive pulmonary disease. Sheffield: ERS Monograph; 1998:264-77.
7. Thomas J M., Hill Nicholas S. Noninvasive Positive Pressure Ventilation To Treat Respiratory Failure. Ann Intern Med.
1994;120: 760-770.
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 104
8. Thomas JM. A Randomized, Prospective Evaluation of Noninvasive Ventilation for Acute Respiratory Failure. Am J
Respir Crit Care Med 2000 Vol 161. pp 807–813.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ap_dung_thong_khi_khong_xam_lan_trong_dieu_tri_dot_cap_benh.pdf