Bài giảng Công pháp quốc tế 1 - Bài 2: Nguồn của luật quốc tế - Hà Thanh Hòa

NGHỊ QUYẾT CỦA TỔ CHỨC QUỐC TẾ LIÊN CHÍNH PHỦ Nghị quyết của Tổ chức quốc tế liên chính phủ bao gồm hai loại, nghị quyết có tính quy phạm và nghị quyết có tính khuyến nghị. • Nghị quyết có tính quy phạm: là các nghị quyết quy định về nguyền, nghĩa vụ, tổ chức, hoạt động của tổ chức quốc tế, của các thành viên của tổ chức đó. Các Nghị quyết này có hiệu lực bắt buộc đối với tổ chức quốc tế cũng như các thành viên tham gia tổ chức quốc tế. Do đó, những Nghị quyết này là nguồn của Luật Quốc tế, cụ thể là nguồn cơ bản của Luật Tổ chức quốc tế. Vì thế, khi nói đến Nghị quyết của Tổ chức quốc tế với tính chất là nguồn bổ trợ sẽ không gồm Nghị quyết có tính quy phạm này mà chỉ bao gồm Nghị quyết có tính khuyến nghị. • Nghị quyết có tính khuyến nghị: là các văn kiện quốc tế, trong đó chứa đựng những định hướng, chủ trương, biện pháp giải quyết từng vấn đề nhất định mang tính thời sự của đời sống quốc tế, hoặc tuyên bố về các nguyên tắc giải quyết những vấn đề nào đó trong quan hệ quốc tế. Những Nghị quyết này chỉ mang tính chất khuyến nghị và không có giá trị pháp lí ràng buộc các chủ thể của Luật Quốc tế phải tuân theo MỐI QUAN HỆ QUA LẠI GIỮA CÁC LOẠI NGUỒN • Mối quan hệ giữa Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế:  Tập quán quốc tế là cơ sở để hình thành Điều ước quốc tế và ngược lại;  Tập quán quốc tế và Điều ước quốc tế có vị trí độc lập với nhau trong hệ thống nguồn của Luật Quốc tế;  Tập quán quốc tế có thể bị thay đổi, hủy bỏ bằng con đường Điều ước quốc tế và cá biệt, cũng có trường hợp, Điều ước quốc tế bị thay đổi hay hủy bỏ bằng con đường Tập quán quốc tế • Mối quan hệ giữa nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ:  Nguồn bổ trợ là cơ sở để hình thành nên nguồn cơ bản của Luật Quốc tế;  Nguồn bổ trợ là phương tiện chứng minh sự tồn tại của nguồn cơ bản;  Nguồn bổ trợ góp phần giải thích, làm sáng tỏ nội dung của nguồn cơ bản;  Nguồn bổ trợ bổ sung những nội dung mà Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế chưa điều chỉnh;  Nguồn bổ trợ được áp dụng khi thiếu vắng nguồn cơ bản

pdf39 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Công pháp quốc tế 1 - Bài 2: Nguồn của luật quốc tế - Hà Thanh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015104226 GIỚI THIỆU MÔN HỌC CÔNG PHÁP QUỐC TẾ I Giảng viên: ThS. Hà Thanh Hòa 1 v1.0015104226 BÀI 2 NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ Giảng viên: ThS. Hà Thanh Hòa 2 v1.0015104226 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực của Điều ước quốc tế. • Phân tích được định nghĩa và các con đường hình thành Tập quán quốc tế. • Trình bày được các loại nguồn bổ trợ của Luật Quốc tế. • Phân tích được mối quan hệ giữa Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế. • Phân tích được mối quan hệ giữa nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ của Luật Quốc tế. 3 • Trình bày được định nghĩa và cách phân loại nguồn của Luật Quốc tế. • Phân tích được định nghĩa và đặc điểm của Điều ước quốc tế. • Trình bày được các bước kí kết Điều ước quốc tế. v1.0015104226 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ • Lí luận Nhà nước và Pháp luật; • Lịch sử Nhà nước và Pháp luật; • Luật Hiến pháp; • Luật Hành chính; • Luật Hình sự; • Luật Dân sự. 4 v1.0015104226 HƯỚNG DẪN HỌC 5 • Đọc chương I, chương IV trong giáo trình Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2014. • Đọc các văn bản pháp luật có liên quan. • Liên hệ bài học với các kiến thức thực tiễn. v1.0015104226 CẤU TRÚC NỘI DUNG 6 Điều ước quốc tế2.2 Khái niệm nguồn của Luật Quốc tế2.1 Tập quán quốc tế2.3 Các nguồn bổ trợ của Luật Quốc tế2.4 Mối quan hệ qua lại giữa các loại nguồn2.5 v1.0015104226 2.1. KHÁI NIỆM NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ 7 2.1.1. Định nghĩa 2.1.2. Cơ sở xác định 2.1.3. Phân loại v1.0015104226 2.1.1. ĐỊNH NGHĨA 8 Nguồn của Luật Quốc tế Là hình thức biểu hiện sự tồn tại hoặc chứa đựng các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế do các quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc tế thỏa thuận xây dựng nên. v1.0015104226 2.1.2. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH 9 Cơ sở pháp lí Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án công lí quốc tế 1945 Điều ước quốc tế Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế Nguyên tắc pháp luật chung Tập quán quốc tế Học thuyết của Luật gia nổi tiếng về Luật Quốc tế Cơ sở thực tiễn Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ Hành vi pháp lí đơn phương của quốc gia v1.0015104226 2.1.3. PHÂN LOẠI 10 Nguồn bổ trợ Nguyên tắc pháp luật chung. Hành vi pháp lí đơn phương của quốc gia. Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế. Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ. Học thuyết của Luật gia nổi tiếng. Nguồn cơ bản Điều ước quốc tế Tập quán quốc tế v1.0015104226 2.2. ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ 11 2.2.1. Khái niệm 2.2.2. Kí kết Điều ước quốc tế 2.2.3. Hiệu lực của Điều ước quốc tế 2.2.4. Thực hiện Điều ước quốc tế v1.0015104226 2.2.1. KHÁI NIỆM a. Định nghĩa 12 Điều ước quốc tế Thỏa thuận quốc tế được kí kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc tế và được Luật Quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hay trong hai hoặc nhiều văn kiện có liên quan với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó. v1.0015104226 2.2.1. KHÁI NIỆM (tiếp theo) 13 b. Đặc điểm Bao gồm: chủ thể, nội dung, hình thức của Điều ước quốc tế và luật điều chỉnh Chủ thể của Điều ước quốc tế Chủ thể của Luật Quốc tế Quốc gia Chủ thể đặc biệt Dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết Tổ chức quốc tế liên chính phủ • Nội dung của Điều ước quốc tế: là những nguyên tắc, quy phạm pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ pháp lí cho các bên kí kết, có giá trị pháp lí ràng buộc đối với các bên. Những nguyên tắc, quy phạm này phải được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên, xuất phát từ nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế là bình đẳng và tự nguyện. v1.0015104226 2.2.1. KHÁI NIỆM (tiếp theo) 14 Hình thức Thể hiện Tên gọi Kết cấu Ngôn ngữ  Văn bản  Thỏa thuận quân tử  Công ước  Hiến chương  Nghị định thư  Lời nói đầu  Nội dung chính  Phần cuối cùng  Phụ lục  Điều ước song phương: ngôn ngữ của 2 quốc gia  Điều ước đa phương: Một trong sáu ngôn ngữ chính trong hoạt động của Liên hiệp quốc v1.0015104226 2.2.1. KHÁI NIỆM (tiếp theo) 15 • Luật điều chỉnh:  Công ước Viên 1969:  Quốc gia – quốc gia;  85 điều khoản, 1 phụ lục;  Hiệu lực ngày 27/01/1980.  Công ước Viên 1986:  Tổ chức quốc tế - quốc gia; Tổ chức quốc tế - Tổ chức quốc tế;  86 điều khoản, 1 phụ lục;  Chưa có hiệu lực. v1.0015104226 2.2.1. KHÁI NIỆM (tiếp theo) 16 c. Phân loại Căn cứ vào số lượng các bên tham gia kí kết Điều ước quốc tế đa phương Điều ước quốc tế song phương Điều ước quốc tế khu vực Điều ước quốc tế toàn cầu Căn cứ vào lĩnh vực điều chỉnh Điều ước quốc tế về chính trị Điều ước quốc tế về các lĩnh vực hợp tác Điều ước quốc tế về quyền con người Điều ước quốc tế về kinh tế v1.0015104226 2.2.1. KHÁI NIỆM (tiếp theo) 17 Căn cứ loại chủ thể tham gia điều ước Điều ước quốc tế được kí kết giữa các quốc gia Điều ước quốc tế được kí kết giữa quốc gia, tổ chức quốc tế, chủ thể đặc biệt Điều ước quốc tế được kí kết giữa tổ chức quốc tế - tổ chức quốc tế Điều ước quốc tế được kí kết giữa quốc gia – tổ chức quốc tế v1.0015104226 2.2.2. KÍ KẾT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ 18 a.Thẩm quyền kí kết Điều ước quốc tế Chủ thể Luật Quốc tế Người đại điện Có thẩm quyền đương nhiên Có thẩm quyền theo ủy quyền Nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trưởng đoàn đại diện ngoại giao Đại diện cho quốc gia tại tổ chức quốc tế hoặc hội nghị quốc tế v1.0015104226 2.2.2. KÍ KẾT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ (tiếp theo) 19 b. Quá trình kí kết Điều ước quốc tế Giai đoạn 1 Giai đoạn 1 Hình thành văn bản dự thảo Điều ước quốc tế Giai đoạn 2 Quốc gia thực hiện các hành vi ràng buộc với Điều ước quốc tế Đàm phán Soạn thảo Thông qua Văn bản dự thảo v1.0015104226 2.2.2. KÍ KẾT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ (tiếp theo) 20 Giai đoạn 2 Kí  Kí tắt  kí ad referendum  Kí đầy đủ Phê chuẩn/phê duyệt  Xác nhận sự ràng buộc với Điều ước quốc tế;  Do Điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia quy định;  Thẩm quyền do pháp luật quốc gia quy định. Gia nhập  Chủ thể không tham gia đàm phán;  Điều ước quốc tế hết thời hạn mở ra để kí;  Chỉ đặt ra với Điều ước quốc tế đa phương. v1.0015104226 2.2.3. HIỆU LỰC CỦA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ 21 Hiệu lực về thời gian Thời điểm phát sinh hiệu lực Thời điểm có hiệu lực  Điều ước quốc tế không yêu cầu phê chuẩn, phê duyệt.  Điều ước quốc tế có yêu cầu phê chuẩn, phê duyệt.  Điều ước quốc tế có thời hạn.  Điều ước quốc tế vô thời hạn. • Điều kiện có hiệu lực:  Điều ước quốc tế phải được kí kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng giữa các bên;  Nội dung của Điều ước quốc tế phải phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế;  Điều ước quốc tế phải được kí kết phù hợp với quy định của pháp luật các bên về thẩm quyền kí kết. • Hiệu lực về thời gian, không gian của Điều ước quốc tế: Hiệu lực về không gian: Điều ước quốc tế có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. v1.0015104226 2.2.3. HIỆU LỰC CỦA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ (tiếp theo) 22 • Hiệu lực của Điều ước quốc tế với quốc gia thứ 3:  Điều ước quốc tế phát sinh quyền và nghĩa vụ cho quốc gia thứ 3 nếu quốc gia đó đồng ý;  Điều ước quốc tế tạo ra hoàn cảnh khách quan;  Điều ước quốc tế có điều khoản tối huệ quốc;  Điều ước quốc tế được quốc gia không phải là thành viên viện dẫn với tính chất tập quán quốc tế • Các yếu tố ảnh hưởng đến Điều ước quốc tế: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực của Điều ước quốc tế Yếu tố chủ quan Yếu tố khách quan v1.0015104226 2.2.3. HIỆU LỰC CỦA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ (tiếp theo) 23 Yếu tố khách quan Đối tượng của Điều ước quốc tế bị hủy bỏ hoặc không tồn tại. Sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh (Rebus Sic Stantibus). Xuất hiện quy phạm Jus Cogens mới có nội dung mâu thuẫn. Yếu tố chủ quan Thời hạn có hiệu lực của Điều ước quốc tế đã hết. Các bên thỏa thuận. Một bên vi phạm nghiêm trọng Điều ước quốc tế. Bãi bỏ Điều ước quốc tế. Bảo lưu Điều ước quốc tế. Các bên kí kết Điều ước quốc tế mới về cùng vấn đề. v1.0015104226 2.2.3. HIỆU LỰC CỦA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ (tiếp theo) 24 Bảo lưu Điều ước quốc tế: • Một tuyên bố đơn phương, bất kể cách viết hoặc tên gọi như thế nào của một quốc gia đưa ra khi kí, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước đó, nhằm qua đó mà loại bỏ hoặc sửa đổi tác dụng pháp lí của một số quy định của Điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó. • Điều 19 Công ước Viên 1969 đã đưa ra những trường hợp quốc gia không được phép bảo lưu:  Điều ước quốc tế cấm bảo lưu;  Điều ước quốc tế chỉ cho phép bảo lưu những điều khoản nhất định;  Bảo lưu không phù hợp với đối tượng và mục đích của Điều ước quốc tế; Bên cạnh đó, không được bảo lưu Điều ước quốc tế song phương. v1.0015104226 2.2.3. HIỆU LỰC CỦA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ (tiếp theo) 25 • Hệ quả pháp lí:  Những điều khoản không bị bảo lưu vẫn có hiệu lực bình thường và các bên phải tuân thủ đầy đủ những điều khoản này.  Đối với những điều khoản bị bảo lưu:  Giữa quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia chấp thuận bảo lưu: Điều khoản bảo lưu sẽ thay đổi theo nội dung tuyên bố bảo lưu đã nêu.  Giữa quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu: Tùy thuộc vào sự bày tỏ của bên phản đối bảo lưu, hai bên có thể duy trì quan hệ điều ước nhưng điều khoản bị bảo lưu không được áp dụng; hoặc hai bên sẽ chấm dứt quan hệ điều ước nếu bên phản đối bày tỏ rõ ý định này.  Giữa các quốc gia thành viên khác: Bảo lưu không làm thay đổi các quy định của Điều ước đối với các bên khác tham gia điều ước trong quan hệ của họ với nhau. v1.0015104226 2.2.4. THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ • Trật tự áp dụng Điều ước quốc tế:  Điều ước quốc tế chung – Điều ước quốc tế riêng  Điều ước quốc tế riêng.  Hiến chương Liên hiệp quốc – Điều ước quốc tế khác  Điều 103 Hiến chương Liên hiệp quốc.  Điều ước quốc tế được kí kết trước – Điều ước quốc tế được kí kết sau:  Tất cả quốc gia tham gia Điều ước quốc tế trước đều tham gia Điều ước quốc tế sau  Điều ước quốc tế sau;  Một số quốc gia tham gia Điều ước quốc tế trước tham gia Điều ước quốc tế sau. • Thực hiện Điều ước quốc tế trong phạm vi lãnh thổ quốc gia: 26 Thực hiện Điều ước quốc tế Áp dụng trực tiếp Chuyển hóa Điều ước quốc tế vào pháp luật quốc gia Ban hành văn bản pháp luật mới Sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật hiện hành v1.0015104226 2.3. TẬP QUÁN QUỐC TẾ 27 2.3.1. Khái niệm 2.3.2. Các con đường hình thành v1.0015104226 2.3.1. KHÁI NIỆM • Định nghĩa: Tập quán quốc tế là hình thức pháp lí chứa đựng quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể Luật Quốc tế thừa nhận là luật. 28 Các yếu tố cấu thành Tập quán quốc tế Yếu tố vật chất: Các quy tắc xử sự được hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được áp dụng lặp lại nhiều lần. Yếu tố tinh thần: Quy tắc xử sự được các chủ thể Luật Quốc tế thừa nhận là quy phạm có giá trị pháp lí bắt buộc v1.0015104226 2.3.2. CÁC CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH 29 Con đường hình thành Tập quán quốc tế Từ thực tiễn quan hệ giữa các chủ thể Luật Quốc tế. Từ thực tiễn thực hiện Điều ước quốc tế. Từ thực tiễn thực hiện Nghị quyết của Tổ chức quốc tế liên chính phủ. Từ học thuyết của các Luật gia nổi tiếng về Luật Quốc tế. Từ thực tiễn thực hiện phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế. v1.0015104226 2.3.2. CÁC CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH (tiếp theo) 30 Từ thực tiễn quan hệ giữa các chủ thể Luật Quốc tế Quy tắc xử sự: Do một hoặc một số quốc gia đưa ra và các quốc gia khác cùng thực hiện. Tập quán: Được hầu hết các chủ thể Luật Quốc tế thực hiện và thừa nhận giá trị pháp lí. Tiền tệ: Thực hiện liên tục về thời gian và nhất quán về hành vi. Cách thức xử sự Tập quán Ghi nhận trong Nghị quyết Các quốc gia đồng tình thực hiện • Từ thực tiễn thực hiện Nghị quyết của Tổ chức quốc tế liên chính phủ. v1.0015104226 2.3.2. CÁC CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH (tiếp theo) 31 • Từ học thuyết của các Luật gia nổi tiếng về Luật Quốc tế • Từ thực tiễn thực hiện phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế • Từ thực tiễn thực hiện Điều ước quốc tế Quy tắc xử sự Tập quán Ghi nhận trong Điều ước quốc tế Các quốc gia đồng tình thực hiện Quy tắc xử sự Tập quán Quan điểm của các Luật gia Các quốc gia đồng tình thực hiện Quy tắc xử sự Tập quán Quan điểm của các Luật gia Các quốc gia đồng tình thực hiện v1.0015104226 2.4. CÁC NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ 32 2.4.1. Các nguyên tắc pháp luật chung 2.4.5. Nghị quyết của Tổ chức quốc tế liên chính phủ 2.4.2. Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế 2.4.4. Hành vi pháp lí đơn phương 2.4.3. Học thuyết của các Luật gia nổi tiếng v1.0015104226 2.4.1. CÁC NGUYÊN TẮC PHÁP LUẬT CHUNG • Các nguyên tắc chung của pháp luật là các nguyên tắc pháp luật tồn tại trong hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới, được hầu hết các quốc gia thừa nhận. Những nguyên tắc này thường mang tính chất tố tụng như nguyên tắc luật riêng thay thế luật chung, luật sau thay thế luật trước, không ai có thể trở thành thẩm phán trong vụ việc của chính mình • Các nguyên tắc pháp luật chung thường được các cơ quan tài phán áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp để bù đắp những “khoảng trống” của Luật Quốc tế khi không có các quy phạm điều ước hoặc quy phạm tập quán tương ứng và thường được áp dụng chỉ sau Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế. 33 v1.0015104226 2.4.2. PHÁN QUYẾT CỦA CƠ QUAN TÀI PHÁN QUỐC TẾ • Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế là những bản án, quyết định giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể của Luật Quốc tế. • Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành và thực thi Luật Quốc tế:  Trong một số trường hợp, phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế là cơ sở để hình thành nên quy phạm pháp luật quốc tế mới;  Làm sáng tỏ nội dung của các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế, tạo cơ sở để các chủ thể có những hiểu biết và áp dụng đúng đắn Luật Quốc tế;  Tác động tích cực đến cách ứng xử của các chủ thể Luật Quốc tế. 34 v1.0015104226 2.4.3. HỌC THUYẾT CỦA CÁC LUẬT GIA NỔI TIẾNG • Học thuyết về Luật Quốc tế là những tư tưởng, những quan điểm thể hiện trong các công trình nghiên cứu, tác phẩm và kết luận của các luật gia về những vấn đề lí luận cơ bản của Luật Quốc tế. • Trong nhiều trường hợp, các học thuyết này đã đưa ra những lí giải về điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đề làm sáng tỏ nội dung của những qui phạm này, giúp cho việc áp dụng một cách đúng đắn những quy phạm pháp luật quốc tế vào những trường hợp cụ thể. Học thuyết về Luật Quốc tế có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng thực tế đến việc hình thành nhận thức của con người về Luật Quốc tế, qua đó tác động đến quan điểm của các quốc gia về các vấn đề pháp lí quốc tế. 35 v1.0015104226 2.4.4. HÀNH VI PHÁP LÍ ĐƠN PHƯƠNG CỦA QUỐC GIA • Hành vi pháp lí đơn phương là sự độc lập thể hiện ý chỉ của một chủ thể Luật Quốc tế. Một hành vi được coi là hành vi pháp lí đơn phương của quốc gia nếu đồng thời thỏa mãn 3 yếu tố sau:  Hành vi đó phải do những người hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đại diện của quốc gia đưa ra;  Hành vi đó phải hướng đến các chủ thể cụ thể của Luật Quốc tế;  Hành vi đó phải làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định cho quốc gia đó. • Hành vi pháp lí đơn phương có một số dạng: công nhận, cam kết, phản đối...  Căn cứ xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể Luật Quốc tế trong một số trường hợp cụ thể. 36 v1.0015104226 2.4.5. NGHỊ QUYẾT CỦA TỔ CHỨC QUỐC TẾ LIÊN CHÍNH PHỦ Nghị quyết của Tổ chức quốc tế liên chính phủ bao gồm hai loại, nghị quyết có tính quy phạm và nghị quyết có tính khuyến nghị. • Nghị quyết có tính quy phạm: là các nghị quyết quy định về nguyền, nghĩa vụ, tổ chức, hoạt động của tổ chức quốc tế, của các thành viên của tổ chức đó. Các Nghị quyết này có hiệu lực bắt buộc đối với tổ chức quốc tế cũng như các thành viên tham gia tổ chức quốc tế. Do đó, những Nghị quyết này là nguồn của Luật Quốc tế, cụ thể là nguồn cơ bản của Luật Tổ chức quốc tế. Vì thế, khi nói đến Nghị quyết của Tổ chức quốc tế với tính chất là nguồn bổ trợ sẽ không gồm Nghị quyết có tính quy phạm này mà chỉ bao gồm Nghị quyết có tính khuyến nghị. • Nghị quyết có tính khuyến nghị: là các văn kiện quốc tế, trong đó chứa đựng những định hướng, chủ trương, biện pháp giải quyết từng vấn đề nhất định mang tính thời sự của đời sống quốc tế, hoặc tuyên bố về các nguyên tắc giải quyết những vấn đề nào đó trong quan hệ quốc tế. Những Nghị quyết này chỉ mang tính chất khuyến nghị và không có giá trị pháp lí ràng buộc các chủ thể của Luật Quốc tế phải tuân theo. 37 v1.0015104226 2.5. MỐI QUAN HỆ QUA LẠI GIỮA CÁC LOẠI NGUỒN • Mối quan hệ giữa Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế:  Tập quán quốc tế là cơ sở để hình thành Điều ước quốc tế và ngược lại;  Tập quán quốc tế và Điều ước quốc tế có vị trí độc lập với nhau trong hệ thống nguồn của Luật Quốc tế;  Tập quán quốc tế có thể bị thay đổi, hủy bỏ bằng con đường Điều ước quốc tế và cá biệt, cũng có trường hợp, Điều ước quốc tế bị thay đổi hay hủy bỏ bằng con đường Tập quán quốc tế • Mối quan hệ giữa nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ:  Nguồn bổ trợ là cơ sở để hình thành nên nguồn cơ bản của Luật Quốc tế;  Nguồn bổ trợ là phương tiện chứng minh sự tồn tại của nguồn cơ bản;  Nguồn bổ trợ góp phần giải thích, làm sáng tỏ nội dung của nguồn cơ bản;  Nguồn bổ trợ bổ sung những nội dung mà Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế chưa điều chỉnh;  Nguồn bổ trợ được áp dụng khi thiếu vắng nguồn cơ bản. 38 v1.0015104226 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI 39 Trong bài này, chúng ta đã tìm hiểu một số nội dung sau: • Khái niệm nguồn của Luật quốc tế; • Điều ước quốc tế; • Tập quán quốc tế; • Các loại nguồn bổ trợ của Luật quốc tế; • Mối quan hệ giữa các loại nguồn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_cong_phap_quoc_te_1_bai_2_nguon_cua_luat_quoc_te_h.pdf
Tài liệu liên quan